Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của kế hoạch Marketing trong doanh nghiệp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 2

I. MARKETING VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 2

1. Khái niệm marketing 2

2. Các quan điểm marketing 3

3. Vai trò, chức năng của marketing trong doanh nghiệp 3

3.1 Vai trò của marketing 3

3.2 Chức năng của Marketing 4

II. KẾ HOẠCH MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP 5

1. Khái niệm kế hoạch marketing 5

2. Vị trí của kế hoạch marketing trong doanh nghiệp 6

3. Nội dung của kế hoạch marketing 6

4. Lập kế hoạch marketing theo nguyên tắc 4P 9

II. QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP 11

CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM- LẤY VÍ DỤ LÀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) 13

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 13

II. KẾ HOẠCH MARKETING THEO PHƯƠNG PHÁP 4P CỦA VINAMILK 14

1. Về sản phẩm 14

2. Về giá (Price) 16

3. Phân phối (Place) 16

4. Xúc tiễn hỗn hợp 17

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY 19

1. Hiện đại hóa các công cụ marketing 19

2. Đào tạo đội ngũ nhân viên marketing chuyên nghiệp. 20

3. Tìm hiểu rõ thị trường và khách hàng của bạn 21

KẾT LUẬN 22

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3590 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của kế hoạch Marketing trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có mối liên hệ thống nhất với các chức năng khác. Marketing vừa chi phối vừa bị chi phối bởi các chức năng khác. Nói một cách khác, khi xác định chiến lược marketing, đề ra các mục tiêu chiến lược thì công ty buộc phải cân nhắc đến các khả năng khác của mình như tài chính, công nghệ kỹ thuật, trình độ tay nghề nhân viên có đáp ứng được yêu cầu không. Nếu như tất cả hoặc thậm chí một mặt nào đó không thể đáp ứng được thì dù chức năng hoạt động marketing có phát hiện ra một tập hợp khách hàng hấp dẫn nào đó thì nó cũng trở nên vô nghĩa. Trong doanh nghiệp, chức năng của marketing được thể hiện ở một số điểm chủ yếu sau: Nghiên cứu thị trường, phân tích tiềm năng nhu cầu tiêu dùng, và dự đoán triển vọng. Tăng cường khả năng thích nghi của các xí nghiệp trong điều kiện thị trường biến động thường xuyên. Thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng của quần chúng. Tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh. II. KẾ HOẠCH MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm kế hoạch marketing Kế hoạch marketing là một tài liệu bằng văn bản xuất phát từ sự phân tích môi trường và thị trường, trong đó người ta đề ra các chiến lược lớn cùng với những mục tiêu trung hạn và ngắn hạn cho cả công ty, hoặc cho một nhóm sản phẩm cụ thể, sau đó người ta xác định các phương tiện cụ thể để thực hiện những mục tiêu trên, và những hành động cần thực hiện, đồng thời tính toán những khoản thu nhập và chi phí giúp cho việc thiết lập kế hoạch ngân sách cho phép thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Như vậy chúng ta có thể xem kế hoạch marketing là một chương trình hành động trong đó kèm theo: Một bản phân tích chi tiết về các khả năng của thị trường và của doanh nghiệp Một phần diễn giải về những giả thiết phát triển, các khả năng lựa chọn, những lựa chọn chiến lược và lý do lựa chọn Các mục tiêu thương mại trên cơ sở các số liệ báo cáo và phản ánh sự cam kết phấn đấu của doanh nghiệp Một kế hoạch phối hợp các phương tiện và hành động cho phép thực hiện những mục tiêu trên Các chỉ tiêu và ngân sách dành cho các hoạt động trên và là công cụ để tổng hợp, phối hợp và kiểm tra. Kế hoạch marketing thường được phân thành kế hoạch dài hạn, gọi là “kế hoạch chiến lược Marketing”. Kế hoạch này có tính chất khái quát và ít những chi tiết hơn. Nội dung của kế hoạch chiến lược này là để đảm bảo cho một mục tiêu Marketing lâu dài. Ngoài ra còn có kế hoạch marketing ngắn hạn thường lập với thời gian từ 1-3 năm và được gọi là “kế hoạch chiến thuật Marketing”. Giữa các kế hoạch marketing đó phải có sự ăn khớp giữa các chiến lược và mục tiêu trong mỗi kế hoạch Marketing với các chiến lược và kế hoạch trong kế hoạch thị trường chiến lược. 2. Vị trí của kế hoạch marketing trong doanh nghiệp Về phia trên của cấp quản lý, kế hoạch marketing phải phụ thuộc vào các chính sách chung của doanh nghiệp, mọi kế hoạch marketing phải phù họp với những định hướng chiến lược lớn mà ban lãnh đạo doanh nghiệp đã vạch ra. Ngược lại kế hoạch này cũng cho phép ưu tiên xét đến các điều kiện môi trường và thị trường. Về phía dưới cấp quản lý, kế hoạch marketing nhất thiết phải chuyển thành các chiên thuật, tức là các mệnh lệnh rõ ràng khi thực hiện. Đây chính là hoạt động quản lý hàng ngày trong marketing, giai đoạn này quyết định việc thực hiện kế hoạch marketing. Như vậy kế hoạch marketing giữ vị tí trung gian giữa các lựa chọn chính sách chung của doanh nghiệp và các chiến thuật, nhiệm vụ tác nghiệp cụ thể cần thực hiện hàng ngày 3. Nội dung của kế hoạch marketing Một bản kế hoạch marketing với một hàng hóa thông thường, có nhãn hiệu, bao gồm những phần sau: Tổng hợp các chỉ tiêu kiểm tra; Tình hình marketing hiện tại; Những nguy cơ và khả năng; Nhiệm vụ và vấn đề Tư tưởng chiến lược marketing Chương trình hành động Dự toán ngân sách Trình tự kiểm tra. Dưới đây là nội dung tóm lược từng phần của kế hoạch marketing: Tổng hợp các chỉ tiêu kiểm tra: Đây là phần đầu của bản kế hoạch marketing. Trong phần này sẽ trình bày tóm tắt những kiến nghị chủ chốt nhất mà một bản kế hoạch marketing cần phải đạ được. Mục đích của phần này là cung cấp ngay cho câc lãnh đạo các cấp tối cao của công ty nắm bắt được những phương hướng cơ bản của bản kế hoạch marketing. Ở phần cuối tổng hợp nêu mục lục của bản kế hoạch marketing. Những kiến nghị ở phần này chính là các chỉ tiêu cơ bản cần đạt được và những điềukiện khách quan và chủ quan có liên quan đến tính hiện thực của các chỉ tiêu đó. Tình hình marketing hiện tại: Nội dung phần này mô tả đặc điểm thị trường và tình hình doanh nghiệp đó. Những thông tin chủ yếu bao gồm: Quy mô thị trường Các phàn thị trường chủ yếu. Nhu cầu khách hàng. Những nét đặc thù của môi trường. Những mặt hàng chính của doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Liệt kê các đối thủ cạnh tranh. Các kênh phân phối của doanh nghiệp. Những nguy cơ và khả năng: phần này cung câp các thông tin có liên quan đến cơ may, nguy cơ marketing và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có thể phát sinh đối với hàng hóa. Như vậy để biết cơ may, nguy cơ và khả năng liên quan đến hàng hóa, các nhà quản trị marketing và lãnh đạo doanh nghiệp phải dự kiến trước những sự kiện sẽ phát sinh và ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Nhiệm vụ và những vấn đề: Trong phần này các nhà quản trị marketing trên cơ sở căn cứ vào cơ hội, thách thức và khả năng của mình để đề ra nhiệm vụ và phác họa những vấn đề phát sinh kèm theo. Nhiệm vụ phải được trình bày dưới dạng những mục tiêu định lượng mà doanh nghiệp cố gắng đạt được trong thời hạn kế hoạch. Khi đề ra nhiệm vụ, doanh nghiệp phải luôn chú ý đến cương lĩnh của mình. Những mục tiêu định lượng có thể là: Tỷ lệ % thị phần sẽ đạt được tăng lên. Tỷ lệ doanh lợi trên doanh số bán tăng lên. Tư tưởng của chiến lược marketing: phần này trình bày các quan điểm chiến lược về marketing để giải quyết các nhiệm vụ đã đặt ra. Chiến lược marketing là một hệ thống các luận điểm logic, hợp lý làm căn cứ chỉ đạo một đơn vị hay một tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ marketin của mình liên quan đến thị trường mục tiêu, hệ thống marketing mix và mức chi phí cho marketing. Như vậy trong phần này sau khi nêu ra tư tưởng chiến lược markeitng các nhf quản trị marketing phải lựa chọn thị trường mục tiêu, trình bày khái quát tư tưởng chiến lược của từng yếu tố marketing-mix. Cụ thể, hàng hóa sẽ như thế nào? Giá cả, kích thích tiêu thụ, quảng cáo, phân phối sẽ ra sao? Mỗi chiến lược marketing-mix được trình bày phải được tính toán chặt chẽ đến nguy cơ, khả năng và những vấn đề đã nêu ở phần trước. Chương trình hành động: trong phần này cần ghi rõ chương trình hành động để biến chiến lược marketing đã nêu ở phần trên thành hiện thực trên cơ sở trả lời các câu hởi sau: Sẽ làm những gì? Khi nào lamg xong? Ai sẽ làm việc đó? Việc đó sẽ tốn bao nhiêu tiền?... Dự toán ngân sách marketing: ngân sách marketing phụ thuộc vào chiến lược hoạt động maarketing của doanh nghiệp. Dự toán chi phí marketing có thể căn cứ vào chi phí marketing của những năm trước để điều chỉnh tính toán cho năm sau và ngân sách cho maarketing cũng phải phụ thuộc vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Căn cứ vào dự toán ngân sách, ban lãnh đạo cấp cao sẽ quyết định có phê chuẩn kế hoạch marketing không. Trình tự kiểm tra: phần cuối của bản kế hoạch trình bày trình tự kiểm tra tiến độ thực hiện tất cả những công việc đề ra. Thông thường các mục tiêu và kinh phí được phân bổ theo tháng hay quý, do đó tiến độ kiểm tra cũng có thể tiến hàn theo các khoảng thời gia này. 4. Lập kế hoạch marketing theo nguyên tắc 4P Một phương pháp lập kế hoạch marketing là thực hiện theo nguyên tắc 4P của công tác Marketing , đó là : Sản phẩm (Product): Sản phẩm là mặt hàng doanh nghiệp định đem bán. Doanh nghiệp phải quyết định bán hàng loại gì, chất lượng, màu sắc và kích cỡ như thế nào. Nếu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thì dịch vụ chính là sản phẩm của doanh nghiệp. Thí dụ, dịch vụ văn phòng có thể bao gồm các dịch vụ đánh máy, sổ sách kế toán và phô tô. Đối với các nhà bán lẻ và bán buôn thì sản phẩm là toàn bộ các mặt hàng cùng đặc tính, bán cho cùng một loại khách hàng và với giá cả tương đương như nhau. Một cửa hàng tạp phẩm có thể kếi cá hộp là một chủng loại hàng. Khái niệm sản phẩm còn bao hàm các đặc tính khác của hàng hoá và dịch vụ như: chất lượng hàng hoá; bao bì hàng hoá; sách hướng dẫn sử dụng kèm theo; dịch vụ được cung cấp; dịch vụ sửa chữa và các phụ tùng đi kèm. Doanh nghiệp cũng nên đưa thêm các đặc tính khác giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp hấp dẫn hơn, đặc biệt hơn. Giá cả (Price): Giá cả là số tiền mà doanh nghiệp đòi cho hàng hoá của doanh nghiệp. Nó bao gồm cả các khoản giảm giá hoặc bất cứ hình thức bán chịu nào đối với khách hàng. Để đặt giá cho hàng hoá của mình doanh nghiệp cần nắm được: các chi phí của mình; mức giá mà khách hàng sẽ chấp thuận trả cho hàng hoá của doanh nghiệp giá bán ra của các đối thủ cạnh tranh. Phân phối (Place):  hoạt động phân phối giải quyết vấn đề hàng hóa dịch vụ được đưa như thế nào đến tay người tiêu dùng. Các doanh nghiệp tổ chức và quản lý hệ thống phân phối thông qua các hệ thống kênh phân phối. Xúc tiến bán hàng-xúc tiến hỗn hợp (Promotion): Xúc tiến là việc quảng cáo, tuyên truyền và thu hút khách mua hàng của doanh nghiệp. Một số dạng chủ yếu của chiến lược xúc tiến hỗn hợp là:. Quảng cáo - là cách cung cấp thông tin cho khách hàng và làm cho họ muốn mua hàng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể đưa các thông tin quảng cáo lên báo chí, đài phát thanh. áp phích, tờ rơi, biển hiệu, bảng giá và danh thiếp là các hình thức quảng cáo khác nhau cho doanh nghiệp và hàng hoá của doanh nghiệp. Mục tiêu của quảng cáo là nhằm: tăng số lượng hàng tiêu thị trên thị trường truyền thống, mở ra thị trường mới, giới thiệu sản phẩm mới, xây dựng và củng cố uy tín của những nhãn hiệu hàng hóa và uy tín của doanh nghiệp. Tuyên truyền( quan hệ với công chúng-PR): PR được hiểu là một hệ thống các nguyên tắc và các hoạt động có liên hệ một cách hữu cơ, nhất quán nhằm tạo dựng một hình ảnh; một ấn tượng; một quan niệm, nhận định; hoặc một sự tin cậy nào đó. Hiện nay kế rất nhiều doanh nghiệp sử dụng PR như là một công cụ quan trọng trong tiếp thị và phát triển thương hiệu. Quan hệ công chúng gồm các nội dung cơ bản sau: Quan hệ báo chí và các phương tiện truyền thông Tổ chức tốt các sự kiện Đối phó với rủi ro và khắc phục các sự cố. Các hoạt động tài trợ cộng đồng Các hoạt động phi thương mại trực tiếp với khách hàng. Xúc tiến bán hàng: Là phương tiện truyền thông trong đó sử dụng nhiều phương tiện tác động trực tiếp, tạo lợi ích vật chất bổ sung cho khách hàng như phiếu mua hàng, các cuộc thi, trò vui có thưởng, quà tặng. Chúng thu hút sự chú ý và và thường xuyên cung cấp thông tin để dẫn khách hàng tới sử dụng sản phẩm. Phương thức này bao gồm tất cả những gì doanh nghiệp làm để khiến khách mua hàng khi đến cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp hoặc khi tiếp xúc với nó dưới bất kỳ hình thức nào. Doanh nghiệp có thể trưng bầy hàng thật hấp dẫn, hướng dẫn sử dụng, dùng hàng mẫu hoặc bán những nhiều sản phẩm đi kèm nhau. Tất cả đều là các phương thức xúc tiến bán hàng Bán hàng cá nhân: là sự giới thiệu bằng miệng về hàng hóa và dịch vụ của người bán thông qua cuộc đối thoại với một hay nhiều khách hàng tiềm năng nhằm mục đích bán hàng. Marketing trực tiếp: là hệ thống tương tác của marketing có sử dụng một hay nhiều phương tiện quảng cáo để tác động đến một phản ứng đáp lại của khách hàng hay một giao dịch tại bất kỳ địa điểm nào. Ngày nay, marketing trực tiếp áp dụng các phương tiện như thư tín, catalog, tờ rơi, TV, đài và các phương tiện mới như nhân viên thương mại, mangbans hàng tại chỗ và internet. Mục tiêu của marketing trực tiếp là luôn hướng tới sự hưởng ứng của khách hàng là sẽ đặt mua sản phẩm của doanh nghiệp qua điện thoại, qua thư hay sử dụng mạng máy tính cá nhân và đặt hàng qua internet. II. QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP Tùy vào đặc điểm kinh doanh và qui mô hoạt động, mỗi doanh nghiệp có thể có một qui trình xây dựng kế hoạch marketing khác nhau. Kế hoạch marketing thường được chia làm hai cấp. Đó là kế hoạch marketing tổng thể của ở cấp điều hành (cấp cao) và kế hoạch marketing ở cấp thừa hành( đơn vị kinh doanh). Tương ứng với mỗi cấp có một quy trình lập kế hoạch marketing. Cụ thể như sau: Qui trình xây dựng Kế hoạch marketing cấp điều hành (cấp cao) . Kế hoạch marketing cấp cao được xem như là bản kế hoạch của đơn vị tham mưu, là bản kế hoạch mang tính chiến lược, được cụ thể hoá từ mục tiêu kinh doanh của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Nó nhằm xác định, xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và nhằm đảm bảo tính nhất quán, sự phối hợp hài hoà giữa các đơn vị chức năng và đơn vị kinh doanh. Bao gồm các bước: Xác định mục tiêu marketing Phân tích tình hình thị trường Phân khúc thị trường Xác định thị trường mục tiêu Chiến lược marketing định hướng Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch theo dỏi và điều chỉnh Qui trình xây dựng Kế hoạch marketing của cấp thừa hành (đơn vị kinh doanh). Kế hoạch marketing của đơn vị kinh doanh được xem như là bản kế hoạch marketing của đơn vị tác chiến. Nó được cụ thể hoá từ bảng kế hoạch của cấp chuyên nghành, hoặc cấp vùng, với một hay nhiều sản phẩm cụ thể, một thị trường cụ thể và những đối thủ cạnh tranh cụ thể. Bao gồm các bước sau: Xác định mục tiêu marketing Phân tích tình hình thị trường Phân khúc thị trường Xác định thị trường mục tiêu Chiến lược marketing Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch theo dõi và điều chỉnh Có thể thấy tuy các bước xây dựng của hai cấp, cấp cao và cấp thừa hành là giống nhau, chi tiết và qui mô của các bước trong qui trình của hai cấp nầy được triển khai với qui mô khác nhau, sử dụng những công cụ khác nhau. CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM- LẤY VÍ DỤ LÀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) được thành lập năm 1976 với tên ban đầu là Công ty sữa – cà phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục thực phẩm. Đến năm 1982 Công ty được chuyển giao về bộ công nghiệp và đổi tên thành Xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê - Bánh kẹo I. Tháng 3/1992 thì chính thức đổi tên thành Công ty sữa Việt Nam - Vinamilk. Trong 30 năm hoạt động, Công ty đã không ngừng mở rộng sản xuất đa dạng hóa sản phẩm, đổi mới công nghệ, nâng cao công tác quản lý chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam. Không chỉ đóng vai trò chủ đạo với thị trường trong nước mà các sản phẩm của Vinamilk còn cạnh tranh có hiệu quả với các nhãn hiệu sữa của nước ngoài. Đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa. Sản phẩm của Vinamilk không chỉ được tiêu dùng rộng rãi trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á…Theo kết quả bình chọn 100 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam (Do Báo Sài Gòn Tiếp thị tổ chức), Vinamilk là thương hiệu thực phẩm số 1 của Việt Nam chiếm thị phần hàng đầu, đạt tốc độ tăng trưởng 30%/năm, được người tiêu dùng tín nhiệm và liên tiếp được bình chọn là sản phẩm đứng đầu TOP TEN hàng Việt Nam chất lượng cao 8 năm liền 1997-2004. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi Vinamilk đã gia nhập thị trường chứng khoán thì cơ hội phát triển của Vinamilk được đánh giá là ngày càng lớn hơn. Để có được vị trí vững mạnh trên thị trường như trên, ngoài sự nỗ lực rất lớn của đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty trong việc nghiên cứu phát triển sản phẩm, tạo ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng còn phải kể đến vai trò rất quan trọng của hoạt động marketing trong công ty. Chính do hoạt động marketing mà Vinamilk đã nghiên cứu tìm ra thị hiếu tiêu dùng của khách hàng, giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng, quảng bá và nâng cao giá trị thương hiệu của Vinamilk năng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Để làm rõ hơn về vai trò của marketing đối với sự phát triển của Vinamilk chúng ta sẽ tìm hiểu về kế hoạch marketing của công ty theo phương pháp 4P II. KẾ HOẠCH MARKETING THEO PHƯƠNG PHÁP 4P CỦA VINAMILK 1. Về sản phẩm Hiện sản phẩm củaVinamilk đã chiếm tới 75% thị phần sữa Việt Nam với hơn 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa. Các nhóm sản phẩm chính của công ty gồm: Sữa đặc, sữa vỉ Sữa tươi, sữa chua uống, su su Sữa bột, bột dinh dưỡng Bảo quản lạnh (kem, sữa chua, phô mai, bánh flan) Giải khát (đậu nành, nước trái cây, trà, nước tinh khiết) Thực phẩm (bánh quy, chokếlate) Cà phê, bia Về chiến lược nghiên cứu sản phẩm mới:  Hiện nay, nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng phong phú, người tiêu dùng không chỉ cần có sản phẩm tốt, giầu chất dinh dưỡng là đủ, mà sản phẩm đó còn phải đáp ứng nhiều nhu cầu khác, chẳng hạn, sản phẩm không có cholesterol cho người cao huyết áp, bệnh tim mạch; Sản phẩm phải giầu can xi cho phụ nữ và những người mắc chứng loãng xương. Ngoài ra, cũng cần sản xuất sản phẩm giá rẻ cho người có thu nhập thấp, sản phẩm có bao bì khác lạ, vui mắt dành cho thiếu nhi...Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, Vinamilk đã hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu này.  Do đó hoạt động nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm và nghiên cứu phát triển sản phẩm được Công ty đặc biệt quan tâm. Chiến lược của Công ty đối với hoạt động nghiên cứu sản phẩm gồm 2 mục tiêu lớn sau: Đa dạng hóa sản phẩm, phát triển thành một tập đoàn thực phẩm mạnh của Việt Nam: Vinamilk tiếp tục chiến lược đa dạng hoá sản phẩm thông qua việc xây dựng hệ thống sản phẩm phong phú, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng khách hàng từ trẻ sơ sinh đến người lớn. Ngoài ra, Công ty xác định đa dạng hoá sản phẩm để tận dụng công nghệ thiết bị sẵn có, tận dụng hệ thống phân phối để phát triển, tiến tới trở thành một tập đoàn thực phẩm mạnh tại Việt Nam. Nhằm đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, Công ty đã mở rộng thêm hai lĩnh vực sản xuất bia và cà phê. Nhà máy bia có công suất ban đầu là 50 triệu lít/năm và sẽ tăng công suất lên đến 100 triệu lít/năm. Nhà máy chế biến cà phê có quy mô khoảng 1500 tấn cà phê hoà tan/năm và 2500 tấn cà phê rang xay/năm. Dự kiến 2 nhà máy này xây dựng trong vòng 18 tháng. Liên kết để thâm nhập vào thị trường cao cấp:  Trong chiến lược phát triển dài hạn, Vinamilk sẽ kết hợp với một số các tập đoàn thực phẩm hàng đầu thế giới để cùng nhau hợp tác đầu tư tại Việt Nam với mục tiêu thu hút nguồn vốn và chất xám cho Vinamilk nói riêng và Việt Nam nói chung, đồng thời thúc đẩy việc mở rộng thị trường của Vinamilk trong nước cũng như quốc tế. Tháng 3/2005 Vinamilk đã hợp tác liên doanh với tập đoàn Campina, một tập đoàn sữa lớn nhất Châu Âu của Hà Lan, đây là tập đoàn có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và quảng bá các sản phẩm cao cấp trên thế giới. Liên doanh này sẽ sản xuất các sản phẩm sữa và bột sữa dinh dưỡng cao cấp với những thương hiệu mới nhằm cạnh tranh với các sản phẩm cao cấp của các tập đoàn đa quốc gia đang có mặt tại thị trường Việt Nam.  Về chất lượng sản phẩm: Sữa là thực phẩm dinh dưỡng, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của kến người, vì vậy, vấn đề chất lượng sữa phải được đặt lên hàng đầu. Nhận thức được điều này, từ năm 1991 đến nay, Vinamilk đã chú trọng đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ ở tất cả các khâu: nguyên liệu, chế biến, thành phẩm, bảo quản và vận chuyển...Các thiết bị cũ, lạc hậu đã được thay thế bằng thiết bị tiên tiến, hiện đại như thiết bị sản xuất sữa UHT, sữa chua hũ, sữa bột dinh dưỡng, sữa chua uống...Trong quá trình đầu tư, Công ty luôn hướng tới tính hiện đại, tính đồng bộ, lựa chọn các nước có công nghệ và thiết bị ngành Sữa phát triển như Thụy Điển, Mỹ, Đan Mạch, Đức, Thụy Sỹ. Đặc biệt, Vinamilk kếi trọng yếu tố chuyển giao công nghệ vì đó là bí quyết của sự thành công. Từ chỗ áp dụng công nghệ thích nghi, chuyển dần sang làm chủ công nghệ và cải tiến cho phù hợp vào điều kiện trong nước. Hiện nay Vinamilk đang áp dụng “Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000” là phiên bản mới nhất trên thế giới hiện nay. Điều này đảm bảo rằng VINAMILK luôn đề cao chất lượng trong quản lý nhằm sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, sẵn sàng thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước và giữ vững vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam. 2. Về giá (Price) Vinamilk có các chính sách giá khác nhau cho các đối tượng: Đối với từng kênh bán lẻ: Công ty có hệ thống giá riêng biệt phù hợp với đặc tính kinh doanh của từng kênh nhằm đáp ứng mua hàng của người tiêu dùng một cách tốt nhất. Đối với nhà phân phối: nhà phân phối được chỉ định phân phối sản phẩm của Công ty theo chính sách giá  nhất định ra thị trường và thu lợi nhuận từ hoa hồng, sản phẩm. Với hệ thống sản phẩm phong phú với nhiều mức giá khác nhau, các sản phẩm của Vinamilk phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Mức giá các sản phẩm của Vinamilk hiện nay ngang hàng với mức của các đối thủ trong nước và có thể cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ nước ngoài. Nhìn chung, chính sách giá của Công ty khá hợp lý. Lợi thế cạnh tranh cách biệt so với những sản phẩm cùng loại chính là lợi thế tuyệt đối trong việc đáp ứng đa số các nhu cầu của người tiêu dùng ở mọi nơi, mọi giới và mọi tầng lớp  3. Phân phối (Place) Một trong những thành công của Vinamilk là tổ chức phân phối sản phẩm tới tận phường, xã luôn có sẵn ở tất cả các nơi khách hàng có nhu cầu, nhất là với mặt hàng kem, sữa đặc, sữa chua, sữa tươi thông qua mạng lưới phân phối rộng khắp. Mạng lưới phân phối: Hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty trải rộng khắp lãnh thổ Việt Nam, từ các tỉnh thành đến những quận huyện vùng sâu duyên hải, miền núi. Hệ thống phân phối của Công ty thông qua các kênh chủ yếu sau: Kênh Truyền thống: đây là kênh phân phối chủ lực, hiện đang phân phối hơn 90% sản lượng của Công ty. Kênh Truyền thống được thực hiện thông qua các nhà phân phối đến các điểm bán lẻ trên cả nước. Hiện nay Công ty có 220 Nhà phân phối với hơn 90.000 điểm bán lẻ có mặt trên khắp 64/64 tỉnh thành trong cả nước. Kênh Hiện đại: thông qua các siêu thị, trường học, bệnh viện, khối văn phòng, xí nghiệp, khối phục vụ …  Hệ thống các cửa hàng Giới thiệu sản phẩm của Công ty: đến nay Công ty đã phát triển được 16 Cửa hàng Giới thiệu Sản phẩm tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Đà Nẵng,… Hiện nay cùng với xu hướng phát triển của các loại hình dịch vụ, Vinamilk còn có hình thức đặt hàng qua mạng và qua điện thoại, nhân viên của công ty sẽ giao hàng tận nhà cho khách hàng. Với hệ thống mạng lưới phân phối rộng khắp ,Vinamilk đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu cho người tiêu dùng. Ngoài thị trường trong nước, Công ty đã xuất khẩu sản phẩm đến một số nước trên thế giới trong nhiều năm qua. Hiện nay Công ty có các nhà phân phối chính thức trên thị trường quốc tế tại Mỹ, Châu Âu, Úc và Thái Lan và đang trong giai đoạn thiết lập hệ thống phân phối chính thức các sản phẩm của Công ty ở thị trường Campuchia và một số nước lân cận trong khu vực. 4. Xúc tiễn hỗn hợp Hoạt động quảng cáo, tiếp thị:  Hoạt động marketing mạnh mẽ thông qua các chương trình quảng cáo truyền hình, tham gia hội chợ Hàng Việt Nam Chất lượng cao, tổ chức sự kiện và thực hiện tài trợ chính cho các cúp bóng đá thiếu niên nhi đồng hàng năm, tài trợ chương trình giải trí trên truyền hình v.v Qua đó hình ảnh và thương hiệu của Vinamilk được biết đến rộng rãi và trở thành thương hiệu được ưa thích trên thị trường. Trong năm qua Vinamilk lọt vào top 10 công ty có chi phí quảng cáo lớn nhất Việt Nam.Vinamilk đã tung ra chiến dịch quảng cáo với thông điệp rất rõ là Vinamilk muốn vươn lên tầm quốc tế. Điều này chứng tỏ Vinamilk sẵn sàng đầu tư để đưa vị thế của công ty lên một tầm cao mới. Quan hệ cộng đồng (PR): Ở nước ta, những năm gần đây, đã có một số doanh nghiệp sử dụng PR như là một công cụ quan trọng trong tiếp thị và phát triển thương hiệu, Vinamilk cũng là một trong số đó. Trong thời gian qua công ty đã tham gia nhiều hoạt động cộng đồng điển hình như: Tài trợ 750 triệu đồng cho quỹ học bổng “Vinamilk ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam”. Trao hàng ngàn suất học bổng cho học sinh giỏi các trường trên cả nước. Thực hiện nhiều chương trình tư vấn dinh dưỡng miễn phí cho khách hàng, thực hiện các chuyên đề giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho bà mẹ mang thai và trẻ em trên truyền hình. Khám sức khoẻ cho học sinh ở nhiều tỉnh thành. Cấp phát sữa miễn phí cho các em suy dinh dưỡng độ 2. Ủng hộ 500 triệu đồng cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Phụng dưỡng 18 Mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng nhà tình nghĩa tình thương trị giá 1,1 tỷ đồng. Tặng Mặt trận tổ quốc TP HCM 120 triệu đồng xây dựng 20 căn nhà tình thương. Đầu tư 2 tỷ đồng mỗi năm cho chương trình “Phòng chống suy dinh dưỡng quốc gia”… Qua các hoạt động cộng đồng trên, danh tiếng và thương hiệu của Vinamilk càng được nâng cao. Marketing trực tiếp: hiện tại Vi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNội dung của kế hoạch marketing trong doanh nghiệp.doc
Tài liệu liên quan