Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ thuộc Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1 3

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU. 3

1. Quan niệm về hiệu quả kinh doanh. 3

1.1. Quan niệm chung. 3

1.2. Quan niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu 5

1.2.1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 5

1.2.2. Quan niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu 6

2. Những chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu 6

2.1. Lợi nhuận và doanh lợi của hoạt động xuất nhập khẩu 7

2.1.1. Tổng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 7

2.1.2. Doanh lợi của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 8

2.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản và vốn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu 9

2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói chung 9

2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 9

2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 10

2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán 11

Tổng tài sản 11

2.2.5. Các chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn 12

2.3. Hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp kinh doanh XNK. 13

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu 15

3.1. Các nhân tố khách quan 15

3.2. Các nhân tố chủ quan 18

4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu 20

5. Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh 22

5.1. Tăng cường quản trị chiến lược kinh doanh 22

5.2. Lựa chọn quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả 22

5.3. Phát triển trình độ và tạo động lực cho đội ngũ lao động 23

5.4. Công tác quản trị 23

5.5. Phát triển công nghệ kỹ thuật 24

5.6. Tăng cường và mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội 24

PHẦN 2 26

doc70 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ thuộc Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và nhiệm vụ cuả Trung tâm là cung cấp vật tư, thiết bị thuỷ phục vụ cho các đơn vị có nhu cầu. Trước hết là các đơn vị đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền thuộc Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam , sau là các đơn vị ngoài ngành có nhu cầu như thuộc nghành thuỷ sản và các đơn vị Hải quân 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy ( Thể hiện ở sơ đồ 1 ) Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ có cơ cấu tổ chức quan hệ trực tuyến trong phạm vi nội bộ và quan hệ tham mưu với các bộ phận khác của Công ty mẹ. Trung tâm cũng chịu sự quản lý của Công ty mẹ thông qua ban lãnh đạo công ty tuy nhiên do Trung tâm có hình thức kinh doanh là hoạch toán nội bộ tự trang trải chi phí hoạt động của mình do đó Công ty mẹ chỉ có nhiệm vụ giám sát và tạo điều kiện cho Trung tâm còn hầu hết các quyết định của Trung tâm đều do ban lãnh đạo Trung tâm trực tiếp đưa ra và chịu trách nhiệm trước các quyết định đó. Có thể thấy Trung tâm có một cơ cấu tổ chức quan hệ trực tuyến – chức năng rất phù hợp cho loại hình kinh doanh với quy mô doanh nghiệp nhỏ và hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Cơ cấu này giúp cho ban lãnh đạo Trung tâm XNK thiết bị thuỷ có các quyết định kịp thời, nhanh chóng trong kinh doanh tạo lợi thế cho tận dụng các cơ hội kinh doanh và lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Ban lãnh đạo công ty Chi nhánh Miền Trung Phòng khảo sát thiết kế Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức hành chính Chi nhánh Thành phố HCM Chi nhánh Hải Phòng Trung tâm XNK thiết bị thuỷ GĐ Trung tâm Chú thích Quan hệ trực tuyến Quan hệ tham mưu PGĐ Trung tâm Bộ phận nhân sự Bộ phận kinh doanh Bộ phận kế toán Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấutổ chức bộ máy Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ - Ban lãnh đạo Trung tâm gồm Giám đốc và Phó giám đốc Trung tâm. + Giám đốc Trung tâm : Phụ trách chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của Trung tâm, đồng thời xem xét tới sự phù hợp với mục đích và nhiệm vụ của toàn công ty. + Phó giám đốc Trung tâm : phụ trách tham mưu cho Giám đốc trong các hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm và trực tiếp điều hành khi Giám đốc vắng mặt. Các bộ phận chức năng của Trung tâm + Bộ phận kinh doanh : trực tiếp tổ chức kinh doanh các mặt hàng của Trung tâm và tiêu thụ hàng hoá + Bộ phận kế toán : quản lý vốn, giám sát hoạt động kinnh doanh qua tổ chức công tác thống kê hoạch toán chính xác, kịp thời, đầy đủ, xác định lỗ lãi kinh doanh, tổ chức vay vốn, thanh toán với ngân sách nhà nước, ngân hàng, khách hàng và nhân viên Trung tâm, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của ban lãnh đạo Trung tâm + Bộ phận nhân sự : có chức năng quản lý lao động của Trung tâm về số lượng, chất lượng, tổ chức các hoạt động phục vụ cán bộ nhân viên cũng như tiếp khách tới làm việc với Trung tâm Các hoạt động của Trung tâm đều nhằm mục tiêu và chiến lược của Trung tâm đồng thời gắn bó với chiến lược và mục tiêu chung của toàn Công ty mẹ. Khi ra các quyết định cho hoạt động kinh doanh của Trung tâm đều có sự thu thập, tham khảo các thông tin từ các bộ phận khác của Công ty mẹ như phòng tổ chức, phòng hành chính kế toán, phòng kế hoạch kinh doanh, phòng khảo sát thiết kế. Trung tâm còn có quan hệ hỗ trợ với các chi nhánh của Công ty mẹ tại các địa phương cũng hoạch toán nội bộ và tự trang trải chi phí như Trung tâm. Điều dễ nhận thấy là Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ có bộ máy rất gọn nhẹ đó là do bản thân Trung tâm là đơn vị mới thành lập chưa được 2 năm và quan điểm quản trị của Ban lãnh đạo Trung tâm là tinh giảm bộ máy tới mức tối thiểu nhưng hiệu quả công việc phải tối đa để mang lại lợi nhuận cao nhất. Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ có số nhân viên cán bộ là 12 người hơn 85% là trình độ đại học và trên đại học. Các nhân viên có điểm mạnh là trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao, trẻ, năng động, thích ứng nhanh nhậy với sự biến động của thị trường. Các cán bộ nòng cốt và Ban lãnh đạo của Trung tâm đều có kinh nghiệm do hoạt động tại Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại từ trước khi Trung tâm ra đời và rất quen thuộc với lĩnh vực kinh doanh mặt hàng thiết bị thuỷ. Trong quan hệ đồng nghiệp, cấp trên và cấp dưới tại Trung tâm rất khăng khít, đoàn kết, tạo nên phong cách làm việc riêng của Trung tâm cũng như bản sắc riêng của Trung tâm. Đây được coi là điểm mạnh của Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ mà không phải công ty nào cũng có. 1.3. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu Khi nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ trong quá trình hoạt động của Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại nhận thấy rằng ngay từ đầu chức năng và nhiệm vụ chính mà công ty thực hiện là thực hiện cho các đơn vị trong và ngoài Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ. Để có thể phục vụ tốt hơn và phù hợp với sự phát triển của Công ty cũng như các thay đổi thị trường, Trung tâm được thành lập vào đầu năm 2000 với nhiệm vụ là hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại – cung ứng vật tư thiết bị thuỷ phục vụ cho các dự án đóng mới và sửa chữa tàu thuyền cho các đơn vị có nhu cầu. Trung tâm thực hiện hoạt động kinh doanh của mình trong thị trường công nghiệp đóng vai trò là nhà phân phối trung gian công nghiệp cung ứng các sản phẩm công nghiệp tới các đơn vị có nhu cầu để tiếp tục sản xuất ra các sản phẩm khác. Do đó lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Trung tâm là nhập khẩu các sản phẩm trung gian cung cấp cho các khách hàng công nghiệp, các tổ chức mua hàng hoá phục vụ cho quá trình sản xuất của mình là đóng mới và sửa chữa tàu thuyền. Khách hàng có tính chất tập trung ở các khu công nghiệp lớn ( Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng,) thuộc các lĩnh vực có liên quan đến giao thông đường thuỷ, có mối quan hệ phụ thuộc với Trung tâm khá nhiều. Chẳng hạn như : Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng Nhà máy đóng tàu Sông Cấm Nhà máy đóng tàu Bến Kiền Nhà máy đóng tàu 76 Nhà máy đóng tàu Tam Bạc Nhà máy đóng tàu Bến Thuỷ Công ty Hồng Hà thuộc Tổng cục hậu cần Công ty cơ khí Công nghiệp và phá vỡ tàu cũ Ngoài ra còn một số nhà máy ngoài ngành như các nhà máy thuộc bộ Thuỷ sản, Hải quân 1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ thuộc Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam tuy mới đi vào hoạt động từ đầu năm 2000 nhưng cũng đã được những kết quả kinh doanh thông qua việc cung cấp các thiết bị vật tư phục vụ cho các đơn vị thuộc Tổng công ty và cả các đơn vị ngoài ngành cho các dự án cụ thể sau : - Dự án đóng tàu 6.500 tấn cho VOSKO - Dự án đóng tàu 1000 tấn và tàu 450 tấn cho Hải Quân - Tàu Cảnh sát biển - Tàu dầu 3.500 tấn - Tàu V59 cho Tổng Cuc Hải Quan - Tàu đánh cá cho đơn vị Thuỷ sản - U nổi 8.500 tấn - Tàu hút bùn - Tàu chở hàng Nghi Sơn - Tàu nghiên cứu biển Đánh giá tình hình kinh doanh của Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ trước tiên ta xem xét trong cả hệ thống kinh doanh của Công ty mẹ. Ta có bảng số liệu dưới đây cho biết kết quả kinh doanh của Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại trong ba năm gần đây đồng thời cho biết sự đóng góp của Trung tâm từ khi ra đời là năm 2000. Bảng 1 :Bảng số liệu phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty Đơn vị tính 1000 đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Doanh thu toàn Công ty 18.890.000 19.082.000 20.500.500 Doanh thu Tư vấn xây dựng 2.833.500 2.671.480 3.278.450 Doanh thu kinh doanh 16.056.500 16.410.520 17.222.050 Doanh thu của Trung tâm 11.052.000 14.150.000 Lãi thuần 36.200 42.620 53.450 Nộp ngân sách 502.761 558.450 662.550 Thu nhập bình quân 820 900 1100 Nguồn số liệu : Báo cáo kết quả kinh doanh năm 1999, 2000,2001 Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy ngay Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển. Điều này thể hiện từ bảng số liệu là Doanh thu toàn Công ty, Lãi thuần của Công ty, Nộp ngân sách Nhà nước, Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên đều tăng qua ba năm. Cũng từ bảng số liệu trên chúng ta thấy Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ từ khi ra đời năm 2000 cũng hoạt động kinh doanh phát triển và đóng góp phần doanh thu chủ yếu cho Công ty. Năm 2000 doanh thu của Trung tâm là 11 tỷ đồng trên tổng số doanh thu của toàn Công ty là 19 tỷ đồng chiếm tới gần 60%. Năm 2001 doanh thu của Trung tâm là 13 tỷ đồng trên tổng số doanh thu của toàn Công ty là 20,5 tỷ đồng chiếm tới gần 70%. Vậy tuy mới thành lập nhưng Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ đã thực hiện hoạt động kinh doanh là bảo tồn nguồn vốn kinh doanh trong tổng số vốn Nhà nước cấp cho toàn Công ty là 490 triệu đồng, nộp đủ ngân sách, tăng doanh thu cho Công ty, mang lại lãi cho Công ty và từng bước nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Điều này chứng tỏ chủ trương thành lập Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ để chuyên môn hoá lĩnh vực kinh doanh thương mại của Công ty là hoàn toàn phù hợp với nền kinh tế thị trường. Cũng từ kết quả kinh doanh trên hứa hẹn một sự khả quan về hoạt động kinh doanh của Trung tâm sẽ đạt được những kết quả kinh doanh ngày càng cao hơn nếu như Trung tâm thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách triệt để hơn nữa. Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ Đặc điểm mặt hàng thiết bị thuỷ nhập khẩu tại Việt Nam Là sản phẩm công nghiệp - Mặt hàng thiết bị thuỷ được sản xuất bởi các nhà sản xuất công nghiệp trong và ngoài nước. Tiếp đó được nhà tiêu dùng công nghiệp mua về để phục vụ cho hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm mới. Khách hàng có thể là các nhà sản xuất thiết bị gốc mua mặt hàng này về nhằm kết hợp sản xuất và sửa chữa các phương tiện vân tải đường thuỷ, mặt hàng thiết bị thuỷ sẽ là bộ phận cấu thành. Cũng có thể mặt hàng này được mua bởi các khách hàng mua về để phục vụ cho quá trình sản xuất tức là trở thành công cụ sản xuất công nghiệp tuy nhiên với mặt hàng thiết bị thuỷ thì số này chiếm phần không đáng kể trong khách hàng. - Mặt hàng thiết bị thuỷ đòi hỏi các hiểu biết về kỹ thuật phức tạp như vận hành, lắp đặt, yêu cầu có bảo dưỡng cao về độ chính xác và tính đồng bộ. Ngoài ra giá trị của mặt hàng – giá trị đơn chiếc là lớn do đó khối lượng thanh toán tiền hàng nhiều. Khi tiến hành giao dịch buôn bán chịu ảnh hưởng của mua đa phương thông qua các trung tâm mua, thời gian đàm phán kéo dài. - Mặt hàng thiết bị thuỷ chủ yếu phục vụ cho các khách hàng công nghiệp có tính chất tập trung theo khu vực địa lý. Thật vậy, các khách hàng mua mặt hàng này là các đơn vị tổ chức có chức năng về đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền tập trung tại các khu công nghiệp lớn gần cảng sông, cảng biển ở Việt Nam như Hải phòng, Tp Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Trung. Đặc điểm này cho thấy mặt hàng kinh doanh của Trung tâm có thị trường rất cụ thể và tập trung và do đó nó rất thuận lợi cho Trung tâm trong việc xác định thị trường. Do đây là mặt hàng chỉ phục vụ cho các nhà máy đóng tàu là chủ yếu do đó khách hàng của Trung tâm là những khách hàng lớn và có sức mạnh do đó cũng gây ra sức ép về giá cả và chất lượng sản phẩm. Là mặt hàng chủ yếu nhập từ nước ngoài. Các vật tư thiết bị thuỷ – mặt hàng của Trung tâm thường xuyên được khai thác từ nguồn nước ngoài, các sản phẩm này có nguồn gốc xuất xứ từ các nước như Singapo, Trung quốc, Đức, Anh, Mỹ, Nhật Điều này giúp Trung tâm đáp ứng được các của khách hàng về mức chất lượng cao mà các công ty sản xuất trong nước không thể đáp ứng được. Mặt hàng mà Trung tâm đang kinh doanh có rất nhiều loại được mua từ nước ngoài về, khách hàng mua lại để lắp đặt, thay thế cho các phương tiện đường thuỷ thành bộ phận của sản phẩm mới. Các mặt hàng mà Trung tâm kinh doanh như : Máy bơm, máy ép Thuỷ lực, van, chân vịt, thép ( thép tấm, thép hình,) đóng vỏ tàu , máy thuỷ, cáp điện tàu thuỷ, tời điện thuỷ lực các loại, máy phát điện tàu thuỷ, máy nén khí trục vít, máy lọc nước ngọt từ nước biển, máy lạnh điều hoà tàu thuỷ, máy phân ly nước đáy tàu, thiết bị phun nước tẩy gỉ tàu Đặc điểm này yêu cầu cán bộ nhân viên của Trung tâm ngoài trình độ chuyên môn về thiết bị thuỷ còn phải có trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng khi giao dịch và ký kết các hợp đồng nhập khẩu hàng từ nước ngoài. 2.2. Thị trường tiêu thụ mặt hàng thiết bị thuỷ nhập khẩu tại Việt Nam Thị trường tiêu thụ mặt hàng thiết bị thuỷ là thị trường công nghiệp, sản phẩm có ít người mua, khách hàng mua với số lượng lớn và cụ thể. Thị trường này được các nhà chuyên môn coi là thị trường “dọc” bởi hai lý do : - Thị trường rất hẹp : khách hàng trên thị trường này chỉ giới hạn trong ngành nghề là đóng mới và sửa chữa tàu thuyền thuộc Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam và một số đơn vị thuộc bộ Thuỷ sản và Hải Quân. - Thị trường rất sâu : thể hiện là các đơn vị có nhu cầu đóng mới, sửa chữa tàu đều sử dụng mặt hàng này để phục vụ cho sản xuất của đơn vị. Do đó có thể thấy đặc điểm thị trường cũng gây ra những khó khăn và thuận lợi cho Trung tâm. Khó khăn là ở chỗ số lượng khách hàng của Trung tâm là rất ít nhưng lại có thuận lợi là số sản phẩm một khách hàng mua là rất lớn. Do đó khó khăn đối với Trung tâm là khách hàng có sức mạnh gây ra sự ép giá và yêu cầu về chất lượng và dịch vụ sau bán hàng cao. Nhưng cũng có những thuận lợi với Trung tâm là chỉ cần có thêm một khách hàng là đã có một khoản doanh thu bán hàng lớn. Vậy để có được thị trường lớn và nâng cao mức tiêu thụ sản phẩm từ đó tăng doanh thu tăng hiệu quả kinh doanh thì Trung tâm luôn luôn phải chú trọng công tác quan hệ với khách hàng. 2.2.1.Cầu về mặt hàng thiết bị thuỷ tại Việt Nam Nhu cầu về mặt hàng thiết bị thuỷ xuất phát từ việc phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu phục vụ cho hoạt động giao thông vận tải đường thuỷ và ngành đánh bắt thuỷ sản tại Việt Nam . Đặc điểm địa lý tự nhiên của Việt Nam với bờ biển dài 3260 km từ Bắc xuống Nam có tới 73 cảng biển lớn nhỏ, hệ thống sông ngòi dày đặc với 2560 con sông, mật độ trung bình từ 0,5 đến 1 km lại gặp một con sông và cứ 25 km lại gặp một cửa sông. Đây quả là một điều kiện lý tưởng cho việc phát triển giao thông vận tải thuỷ và đánh bắt thuỷ sản. Do đó nhu cầu mặt hàng thiết bị thuỷ để phục vụ cho đóng mới và sửa chữa tàu thuyền là rất lớn. Nhu cầu mặt hàng thiết bị thuỷ còn liên quan tới đặc điểm của thị trường từng khu vực. Điều này thể hiện rõ tại các trung tâm công nghiệp, đầu mối giao thông đường sông và các cảng biển thì khách hàng của mặt hàng này tập trung nhiều cả về số lượng và quy mô lô hàng. Có thể nhận xét rằng cầu về mặt hàng thiết bị thuỷ của Việt Nam có xu hướng tăng lên từ khi nước ta mở cửa nền kinh tế . Trong tương lai cầu về mặt hàng này sẽ ngày càng tăng khi mà sự giao lưu buôn bán của nước ta với các nước trên thế giới ngày càng được phát triển và chủ trương của Đảng và Chính phủ trong việc phát triển nền kinh tế biển. Vậy có đây có thể khẳng định đây là một thuận lợi to lớn cho Trung tâm trong công việc kinh doanh mặt hàng thiết bị thuỷ hiện tại cũng như trong tương lai. 2.2.2.Cung về mặt hàng thiết bị thuỷ tại Việt Nam Tham gia vào thị trường cung ứng thiết bị thuỷ tại Việt Nam có rất nhiều đơn vị tổ chức trong và ngoài nước. Tuy nhiên cần phải thừa nhận rằng các nhà sản xuất nội địa Việt Nam còn chưa nhiều, các sản phẩm loại này sản xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu khách hàng và sản phẩm loại này còn ít. Do vậy, các khách hàng tổ chức có nhu cầu thường yêu cầu các loại máy nhập từ nước ngoài vào Việt Nam .Mặt hàng thiết bị thuỷ nhập khẩu chịu sự quy định chặt chẽ của Chính phủ về thuế quan và các quy định thủ tục nhập khẩu. Trong điều kiện kinh tế mở, nhập khẩu những hàng hoá này là cần thiết để đáp ứng cho nhu cầu của ngành công nghiệp tàu thuỷ cũng như nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế. Số lượng các nhà cung ứng các sản phẩm nhập khẩu thiết bị thuỷ để bán trên thị trường Việt Nam là rất lớn gồm : Bản thân các nhà sản xuất nước ngoài với các đại diện và chi nhánh của họ tại Việt Nam . Các công ty nhập khẩu của Việt Nam được sự cho phép của Chính phủ nhập loại hàng trên, các công ty có thể trong và ngoài Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ so với Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ. Dưới đây là tỷ lệ thị phần chiếm giữ của các nguồn cung mặt hàng thiết bị thuỷ nhập khẩu tại Việt Nam cho các đơn vị đóng tàu thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ một cách tương đối hiện nay. Bảng 2 : Thị phần các nguồn cung ứng mặt hàng thiết bị thuỷ Nguồn cung ứng mặt hàng thiết bị thuỷ nhập khẩu Thị phần Nhà sản xuất nước ngoài 16% Trong tổng công ty 60% Ngoài Tổng công ty 24% Có thể thấy Trung tâm đang khó khăn và ngày càng khó khăn hơn trong sự cạnh tranh gay gắt của rất nhiều đối thủ cả trong và ngoài nước. Bởi mặt hàng thiết bị thuỷ ngoài Trung tâm còn có các doanh nghiệp trong và ngoài Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ, các chi nhánh của các nhà sản xuất nước ngoài cung cấp. Đây thực sự là một cuộc chạy đua đầy khốc liệt giữa các nhà cung ứng để đứng vững trên thương trường. 2.3. Đặc điểm về lao động tại Trung tâm Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ luôn đặt yếu tố con người lên hàng đầu và đây cũng là điểm mạnh của Trung tâm. Toàn công ty với tổng số lao động là 50 người trong đó Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ chỉ có 12 người chiếm 24% tổng số lao động của toàn công ty. Để thấy rõ điểm mạnh về đội ngũ lao động có bảng sau : Bảng 3 : Lao động của Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ Tổng số người Trình độ ĐH trên ĐH chứng chỉ ngành nghề khác Độ tuổi trung bình Trình độ ngoại ngữ Tin học VP Anh TM ngoại ngữ khác 12 10 ( 83,3% ) 9 <31 12 10 12 Từ sơ đồ trên rút ra nhận xét rằng điểm mạnh nhất về nhân lực của Trung tâm là đội ngũ lao động có trình độ cao thể hiện ở trình độ đại học và trên đại học chiếm 83,3%, độ tuổi Trung bình của cán bộ nhân viên thấp điều này tạo ra sự năng động, linh hoạt, sáng tạo và có ý chí vươn lên, chấp nhận mạo hiểm để hoàn thành tốt công việc. Trung tâm đã kết hợp lao động trẻ với một số nhân viên lớn tuổi hơn. Đây là các nhân viên thuộc Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại trước khi Trung tâm thành lập có kinh nghiệm về lĩnh vực kinh doanh mặt hàng thiết bị thuỷ, đó là sự hiểu biết về sản phẩm, giá cả, phân phối, tìm nguồn hàng và đặc biệt sự quen biết với khách hàng của Trung tâm vốn là khách hàng truyền thống của Công ty mẹ, kinh nghiệm với các đối tác nước ngoài trong quá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu mặt hàng kinh doanh. Kết hợp được kinh nghiệm, sự nhiệt tình và trình độ chuyên môn ban lãnh đạo Trung tâm đã phát huy điểm mạnh về nhân sự để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn kịp thời. Điều này hiện tại cũng như trong tương lai góp một phần đáng kể cho hoạt động kinh doanh của Trung tâm đạt kết quả tốt hay hiệu quả kinh doanh của Trung tâm được tăng lên. 2.4. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của Trung tâm Với sơ đồ về cơ cấu tổ chức của Trung tâm được đưa ra ở phần trước, điều nhận thấy đầu tiên là sự đơn giản của bộ máy tổ chức. Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ quản lý theo kiểu trực tuyến. Sự đơn giản gọn nhẹ của bộ máy tổ chức trong thời gian đầu hoạt động là ưu thế của Trung tâm. Các nhân viên thuộc các bộ phận của Trung tâm dễ dàng nắm bắt được các mệnh lệnh của ban lãnh đaọ trong thời gian ngắn và ngược lại ban lãnh đạo có thể tiếp thu những thông tin phản hồi từ cấp dưới không khó khăn và không tốn nhiều thời gian. Vậy dòng thông tin quản lý và phản hồi trong Trung tâm có sự nhanh chóng và chính xác rất phù hợp với một tổ chức kinh doanh thương mại và quy mô chưa lớn. Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Trung tâm thông qua mức chi phí giành cho quản lý thấp. Quan sát sơ đồ của Trung tâm trong tổng thể sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại, có thể đánh giá rằng Trung tâm có sự liên hệ chặt chẽ với ban lãnh đạo của công ty mẹ và các bộ phận trực thuộc khác. Do đó những quyết định của Trung tâm không tách rời mục tiêu của Công ty và phối hợp được các bộ phận trực thuộc. Nhưng bản thân ban lãnh đạo Trung tâm cũng nhận thấy rằng với tình hình hiện nay của Trung tâm là mới thành lập, quy mô vừa thì cơ cấu tổ chức gọn nhẹ như vậy là điểm mạnh nhưng thời gian lâu hơn sự phát triển của Trung tâm lớn dần về quy mô thì cơ cấu này sẽ là không phù hợp nữa. Do vậy trong chiến lược dài hạn của Trung tâm đã có sự chuẩn bị mở rộng và hoàn thiện hơn cơ cấu tổ chức. 2.5. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của Trung tâm Theo quyết định 139/ TCT ngày 24/4/1996 của Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam , Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại được sử dụng diện tích 300m2/ 700m2 làm trụ sở văn phòng tại 120B- Hàng Trống – Hà Nội. Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ Hà Nội được quyền sử dụng một phần diện tích trên làm trụ sở văn phòng. Đây là vị trí rất thuận lợi cho việc giao dịch cũng như điều hành tới các khu vực khác. Trung tâm hiện tại được trang bị các thiết bị văn phòng phục vụ cho quá trình làm việc và giao dịch trong và ngoài nước ( fax, điện thoại, máy vi tính nối mạng,) hiện đại, đáp ứng tốt cho công tác kinh doanh. Tạo điều kiện tốt cho việc nắm bắt thông tin một cách kịp thời về tình hình kinh tế, thị trường, đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng, khách hàng và các thông tin cần thiết khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh. 2.6. Đặc điểm về vốn kinh doanh và tài sản vô hình của Trung tâm * Vốn kinh doanh Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ là bộ phận của Công ty tư vấn đầu tư và Thương mại – Doanh nghiệp nhà nước, có đầy đủ tư cách pháp nhân hoạch toán nội bộ, có tài khoản riêng và con dấu riêng. Là đơn vị Nhà nước do đó được nhà nước cấp vốn và ít nhiều có sự bảo hộ của Nhà nước. Cụ thể Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ được sử dụng vốn kinh doanh trong phạm vi vốn của toàn công ty là : Vốn nhà nước cấp : 490.000.000 đồng Vốn bổ sung : 650.000.000 đồng Tuy có lợi thế kể trên, nhưng có thể nhận thấy rằng vốn nhà nước cấp là nhỏ, đặc biệt với mặt hàng thiết bị thuỷ có giá trị đơn chiếc rất lớn thì để phục vụ cho quá trình kinh doanh Trung tâm cần rất nhiều vốn. Trung tâm đã giải quyết vấn đề huy động vốn bằng cách là vay ngân hàng, với số vốn vay ngân hàng hàng tháng từ 3 đến 6 tỷ đồng. Vay ngân hàng luôn gay ra một thực tế là chịu lãi xuất ngân hàng do đó Trung tâm luôn phải tiến hành phân tích và cân nhắc số tiền vay với vòng quay vốn có tính đến lãi trả ngân hàng và thời gian chiếm dụng vốn của khách hàng đối với Trung tâm. * Tài sản vô hình Đây là một trong những điểm mạnh của Trung tâm trước các đối thủ cạnh tranh. Với thị trường tư liệu sản xuất các khách hàng của Trung tâm đa phần là các tổ chức mà sự quen biết, tin tưởng là yếu tố quan trọng trong quan hệ mua – bán, Trung tâm dù mới đi vào hoạt động nhưng đã tạo được uy tín với khách hàng. Sở dĩ có được sự tin tưởng như vậy là do Trung tâm đã kế thừa được uy tín trong lĩnh vực kinh doanh thương mại của Công ty tư vấn đầu tư và Thương mại cũng như thể hiện được khả năng của Trung tâm trong thời gian qua. Ngoài ra tài sản vô hình của Trung tâm còn được thể hiện đó là : Doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam nên so với các đối thủ cạnh tranh ngoài Tổng công ty thì Trung tâm có ưu thế hơn trong việc giành các hợp đồng cung cấp thiết bị cho các dự án thuộc Tổng công ty. Mặt khác Trung tâm có sự quan hệ tốt với các đơn vị đóng tàu thuộc Tổng công ty đó là mối quan hệ hỗ trợ giữa các thành viên để cùng phát triển. Trung tâm có cơ hội để tiếp xúc với các nguồn thông tin mang tính vĩ mô rất chính xác hơn các đối thủ ngoài Tổng công ty. 3. Phân tích hiệu quả kinh doanh của Trung tâm thông qua các chỉ tiêu 3.1. Các chỉ tiêu chung đánh giá hiệu quả kinh doanh Để đánh giá tổng quát hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Trung tâm, sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp chủ yếu như: (1) Hiệu quả kinh doanh XNK (2) Lợi nhuận kinh doanh xuất nhập khẩu (3) Doanh lợi theo chi phí (Dcf) (4) Doanh lợi theo doanh thu (D) (5) Doanh lợi theo vốn (DV) : Có rất nhiều tỷ suất lợi nhuận theo vốn khác nhau tuỳ theo vốn được sử dụng chủ yếu để tính, ở doanh nghiệp XNK vốn được sử dụng chủ yếu là vốn lưu động vậy ta dùng vốn lưu động để tính cho chỉ tiêu doanh lợi theo vốn kinh doanh. Căn cứ vào số liệu của công ty từ năm 2000 -2001 ta tính được bảng sau: Bảng 4: Tổng hợp các chỉ tiêu chung đánh giá hiệu quả kinh doanh của Trung tâm TT Chỉ tiêu ĐVT 2000 2001 So sánh 2001/2000 Số tuyệt đối Tỷ trọng ( %) 1 Doanh thu Tr.đ 11.052 14.150 3.098 28,03 2 Tổng chi phí Tr.đ 11.021,400 14.108,600 3087,200 28,010 3 Lợi nhuận Tr.đ 30,600 41,400 10,800 35,290 4 Vốn lưu động bình quân năm Tr.đ 6.638,500 7.050,400 411,900 6,205 5 Hiệu quả KD XNK 1,00278 1,00293 0,00015 0,015 6 Doanh lợi theo chi phí(Dcf) % 0,278 0.293 0,015 5,396 7 Doanh lợi theo doanh thu (D) % 0,277 0,292 0,015 5,415 8 Doanh lợi theo vốn (Dv) % 0,461 0,587 0,126 27,332 Nguồn số liệu : Báo cáo kết quả kinh doanh Trung tâm XNK thiết bị thuỷ. Qua bảng 5 cho thấy hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Trung tâm năm 2000 và 2001 đạt thấp. Năm 2000 đầu tư 1000đ chi phí chỉ tạo ra được 1002,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT1577.doc
Tài liệu liên quan