Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty xuất nhập khẩu may Anh Vũ

Tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh đang là vấn đề mang tính cấp bách, có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.

 Trong nền kinh tế thị trường, Công ty xuất nhập khẩu may Anh Vũ cùng tồn tại và cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp khác. Do đó đòi hỏi Công ty phải tích cực chủ động phấn đấu nâng cao hơn nữa hiệu qủa của công tác tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn làm cho đồng vốn không ngừng nhân lên, duy trì và phát triển năng lực sản xuất, đồng thời nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Trong năm qua, Công ty đã có nhiều cố gắng tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất có hiệu quả. Tuy nhiên hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu qủa tổ chức sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói riêng vẫn chưa thực sự linh hoạt. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh Công ty cần xem xét một số giải pháp mà em đã tình bày ở trên.

 Trong thời gian thực tập tại Công ty may Anh Vũ, được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn, Ban lãnh đạo Công ty, các cô, chú, anh, chị phòng Tài chính - Kế toán của công ty cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, kết hợp lý luận đã học với tình hình thực tế của Công ty em đã mạnh dạn đề ra một số biện pháp chủ yếu để Công ty tham khảo nhằm góp phần đẩy mạnh việc tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty.

 

doc64 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty xuất nhập khẩu may Anh Vũ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất kinh doanh và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, làm cho vốn kinh doanh không ngừng lớn mạnh, trên cơ sở các nhân tố nêu trên các doanh nghiệp cần có những phương hướng biện pháp cơ bản sau: Thứ nhất: Xác định chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Thứ hai: Lựa chọn hình thức thu hút vốn tích cực, tổ chức khai thác triệt để nguồn vốn bên trong doanh nghiệp vừa đáp ứng kịp thời vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, vừa giảm được khoản chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Hạn chế tối đa vốn ở hình thái tài sản không sử dụng, vật tư, hàng hoá kém phẩm chất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà doanh nghiệp vẫn phải đi vay để duy trì sản xuất với lãi suất cao và chịu tác động của chủ nợ, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Thứ ba: Tổ chức tốt quá trình sản xuất và đẩy nhanh công tác tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp cần phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất không ngừng nâng cao năng suất lao động nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hạ, tiết kiệm được nguyên vật liệu, khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị hiện có. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm... TĂng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, hạn chế đến mức thấp nhất sản phẩm tồn kho, tăng nhanh vòng quay vốn. Thứ tư: Làm tốt công tác thanh toán công nợ, chủ động phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. Doanh nghiệp cần chủ động trong công tác thanh toán tiền hàng, hạn chế các khoản tiền bán chịu hay không thu được tiền, dẫn đến tình trạng vốn bị chiếm dụng, mặc dù trong khi đó ở doanh nghiệp nhu cầu vốn cho tái sản xuất đang phát sinh làm chodn phải huy dộng vốn một cách thụ động hoặc vay với chi phí lớn, mà lẽ ra không bị mất nếu thanh toán công nợ tốt. Đồng thờikhi vốn bị chiếm dụng còn rủi ro khi trở thành nợ khó đòi làm thât sthoát vốn của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp khó tránh khỏi những rủi ro xảy ra, nên để chủ động phòng ngừa, doanh nghiệp cần phải lập các quỹ dự phòng để có những nguồn vốn bù đắp kịp thời khi vốn bị thiếu hụt hoặc mua bảo hiểm tài sản... Thứ năm: Trước khi quyết định đầu tư, doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng từng nguồn tài trợ vốn đầu tư, quy trình công nghệ, tình hình cung cấp nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để đảm bảo chi phí sử dụng vốn đầu tư là thấp nhất, máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại, kết cấu TSCĐ hợp lý, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình. Nguồn nguyên liệu dồi dào, sản phẩm sản xuất ra đa dạng về mẫu mã, chủng loại sản phẩm và giá thành hạ được thị trường chấp nhận. Thứ sáu: Tăng cường phát huy vai trò của tài chính trong việc quản lý và sử dụng vốn. Thực hiện biện pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng cường công tác kiểm tra tài chính đối với việc sử dụng tiền vón trong tất cả các khâu từ dự trữ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và đầu tư mua sắm TSCĐ. Sử dụng vốn nhàn rỗi một cách linh hoạt thông qua hình thức đâu tư ra bên ngoài, cho các đơn vị khác vay, liên doanh, liên kết nhằm thu lợi tức tiền vay, hoặc cũng có thể đầu tư mở rộng sản xuất. Các doanh nghiệp cần phải xem xét, cân nhắc hình thức nào mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, hạn chế được khả năng rủi ro có thể xảy ra. Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh việc tổ chức và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Trong thực tế, do đặc điểm khác nhau giữa các doanh nghiệp trong từng ngành và trong toàn bộ nền kinh tế, do vậy mỗi doanh nghiệp mình một phương hướng biện pháp cụ thể có tính khả thi, nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chương II: Tình hình bảo toàn vốn và sử dụng vốn ở công ty xuất nhập khẩu may Anh Vũ I. Một số nét về tình hình kinh doanh của Công ty may Anh Vũ: 1. Khái lược quá trình hình thành và phát triển của công ty may Anh Vũ: Tên gọi: Công ty TNHH Anh Vũ. Trụ sở giao dịch: Tổ 7 - Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội. Giấy phép thành lập số 073240 ngày 01/10/98 do sở kế hoạch Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Ngành nghề sản xuất kinh doanh: - Xuất nhập khẩu trực tiếp tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là vật tư, máy móc, thiết bị, nguyên liệu phục vụ ngành may, hàng may mặc). - Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá. - Sản xuất gia công hàng may mặc. Vào những ngày đầu mới thành lập, trụ sở giao dịch chính của Công ty được đặt tại Xóm 1 - Giáp nhị - Thịnh Liệt - Thanh Trì - Hà Nội với tổng số cán bộ công nhân viên (cả lao động trực tiếp và gián tiếp) chỉ có trên 22 người. Sau một năm hoạt động, tổng số lao động trong công ty lên tới hơn 200 người và trụ sở cùng toàn bộ nhà xưởng được chuyển về Láng Hạ. Hiện nay, do nhu cầu mở rộng sản xuất, công ty đã tuyển dụng thêm công nhân và cán bộ quản lý, đưa tổng số lao động của công ty lên tới gần 500 người. Bắt đầu từ Quý III năm 2001, Công ty sẽ chuyển toàn bộ nhà xưởng và trụ sở giao dịch về Bàn Yên Nhân - Hưng Yên để có điều kiện mở rộng qui mô sản xuất hơn nữa. 2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty: - Được chủ động kinh doanh và hạch toán kinh tế theo luật doanh nghiệp, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ qui định trong giấy phép và quyết định thành lập công ty. - Được vay vốn của các tổ chức tín dụng, kể cả kiều bào nước ngoài, nhằm phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty, tự chịu trách nhiệm trang trải công nợ theo chế độ hiện hành. - Được ký kết Hợp đồng kinh tế với các tổ chức và thành phần kinh tế khác nhau trong và ngoài nước về việc tiêu thụ mặt hàng công ty kinh doanh. Do mới được thành lập hơn 2 năm, nên Công ty còn có những khó khăn nhất định. Đó là phải cạnh tranh với hàng loạt những công ty lớn và có tuổi đời cao hơn, bề dày kinh nghiệm cũng như thị phần lớn hơn. Tuy nhiên với sự hiểu biết của mình về thị trường cộng với sự cố gắng của đội ngũ các cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, Công ty Anh Vũ đã bước đầu khẳng định mình trước một số đối thủ cạnh tranh. 3. Tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty: 3.1. Tình hình tổ chức lao động: Lao động là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh, là nhân tố đem lại sự tồn tại cho doanh nghiệp. Việc sử dụng lao động hợp lý, phân bổ phù hợp với trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn góp phanà quan trọng vào việc tăng năng suất, tăng doanh số bán ra. Từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và tăng hiệu qủa sử dụng vốn lưu động, vốn cố định nói riêng. Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức trả lương phù hợp sẽ kích thích người lao động say mê, có trách nhiệm với công việc được giao. Thấy được vai trò đó, trong thời gian qua, Công ty đã không ngừng tuyển dụng và trau dồi trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ. Sự biến động về lao động qua 2 năm 1999 - 2000 được thể hiện qua biểu sau: Biểu 01: Số liệu lao động tiền lương TT Chỉ tiêu ĐV tính Năm 99 Năm 2000 Chênh lệch I Tổng số cán bộ - CNV Người 520 570 50 1. Phân loại lao động Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp nt nt nt 490 30 535 35 45 5 2. Trình độ chuyên môn Đại học, trên ĐH Trung học Công nhân kỹ thuật Sơ cấp trở xuống nt nt nt nt nt 16 305 18 171 16 316 23 215 - 11 5 44 II. Tiền lương Tổng quỹ lương Thu nhập tiền lương BQ VNĐ VNĐ 475.785.337 679.274 571.773.279 911.919 95.987.942 232.645 3.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ở công ty Anh Vũ. Vai trò, nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban: - Giám đốc là người đại diện theo pháp luậut của công ty, chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả sản xuất kinh doanh, đại diện cho tập thể cán bộ công hân viên trong việc sở hữu vốn tự có của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Giám đốc duyệt các chứng từ thanh toán. - Các phó giám đốc thay mặt giám đốc điều hành sản xuất kinh doanh khi giám đốc đi vắng. Có một phó giám đốc phụ trách sản xuất và một phó giám đốc phụ trách kinh doanh. - Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức tuyển dụng lao động, phân công lao động, sắp xếp điều phối lao động cho các xưởng sản xuất. Ngoài ra còn phụ trách công tác hành chính trong doanh nghiệp, hình thành các chứng từ về lao động, các chế độ tiền lương, tiền thưởng. - Phòng kế hoạch tổng hợp: + Tham mưu cho giám đốc trong việc giao dịch và dự thảo các hợp đồng kinh tế trong và ngoài nước và chịu trách nhiệm về các mặt công tác của phòng mình. + Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch giá thành sản phẩm cho toàn công ty. - Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Tham mưu cho giám đốc trong việc giao dịch đối ngoại, tìm nguồn hàng và thị trường kinh doanh, dự thảo các hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu, các hợp đồng kinh tế thuộc phạm vi chức năng của phòng, giúp giám đốc và chịu trách nhiệm về mọi vấn đề pháp lý trong hợp đồng của công tác kinh doanh đối ngoại. - Phòng Tài chính - Kế toán: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, tham mưu tài chính cho giám đốc, quan hệ chức năng với các phòng ban chức năng khác trong lĩnh vực kế toán, tài chính, thống kê, tiền lương. Mỗi phòng ban có một chức năng, nhiệm vụ riêng biệt nhưng đều có mối quan hệ mật thiết với nhau và đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, tạo nên một chuỗi mắt xích trong guồng máy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Sơ đồ 1: Tổ chức điều hành công ty Anh Vũ Giám đốc Phó giám đốc Sản xuất Phó giám đốc Kinh doanh Phòng Kế hoạch Tổng hợp Phòng kỹ thuật Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Kinh doanh XNK Phòng Tài chính Kế toán Các xưởng sản xuất Bộ phận KCS 3.3. Đặc điểm về tổ chức sản xuất: Về quy trình sản xuất: Vải đi từ khâu cắt đến khâu may, công việc được chuyên môn hoá đến từng chi tiết may theo dây chuyền, tức là mỗi bán thành phẩm (vải sau khi cắt xong) được đưa vào dây chuyền may để may từng bộ phận tại từng bàn máy cho đến hết dây chuyền là hoàn thành sản phẩm của mỗi phân xưởng. Tiếp đó thành phẩm được chuyển qua bộ phận KCS rồi chuyển qua bộ phận ủi, cuối cùng đóng thùng nhập kho chờ chuyển giao cho bên đặt gia công. Sơ đồ 2: Sơ đồ qui trình sản xuất Cắt Đặt mẫu Trải vải Nhập vải từ kho ép keo chi tiết Đánh số Tổng hợp bán TP Tại phân xưởng may: KCS Lên chuyền may Đóng nút Nhập kho thành phẩm ủi thành phẩm Sang dấu Nhập bán thành phẩm từ phân xưởng cắt 3.4. Tổ chức công tác kế toán của công ty: Là phòng nghiệp vụ vừa có chức năng quản lý, vừa có chức năng đảm bảo, đặt dưới sự điều hành trực t iếp của giám đốc công ty. Nhiệm vụ cụ thể của phòng là: - Tham mưu cho giá đốc về công tác đảm bảo và quản lý tài chính của công ty. - Thực hiện tốt các chế độ tiền lương, thưởng, các chỉ tiêu về phúc lợi cũng như các chi phí khác cho mọi thành viên trong công ty. - Mở đầy đủ sổ sách về hệ thống kế toán và ghi chép hạch toán đúng, đủ theo chế độ hiện hành. - Quản lý chặt chẽ tiền mặt, tiền tồn khoản ở ngân hàng, đôn dốc thanh toán. - Thực hiện tốt chế độ báo cáo tài chính tháng, quý, năm, và tổng quyết toán tài chính với cơ quan Nhà nước theo chế độ. Tổ chức bộ máy kế toán: + Đứng đầu là kết toán trưởng: Người chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác kế toán của công ty, đồng thời trực tiếp theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định. + Kế toán vật tư: Mở sổ theo dõi chi tiết từng loại vật tư, nguyên vật liệu, phân loại tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến nguyên vật liệu, TSCĐ, sau đó chuyển giao đối chiếu các bảng kê đã lập với kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ và kế toán tổng hợp. + Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ tính lương thời gian và lương sản phẩm theo nguyên công tằng giai đoạn sản xuất. Ngoài ra kế toán tiền lương có nhiệm vụ theo dõi kho bán thành phảm. + Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi, bảo quản tiền mặt ở công ty. + Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng - công nợ: Phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan tới tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ, lập bảng kê tổng hợp sau đó đối chiếu với kế toán tổng hợp. Kế toán mở các sổ chi tiết các tài khoản tiề mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ chi tiết tài khoản 111, 112, 331, 144. + Kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành, kế toán thành phẩm, tiêu thụ: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất phát sinh, tính giá thành cho từng loại sản phẩm, tình hình nhập, xuất kho thành phẩm, tình hình tiêu thụ và thanh toán công nợ đối với khách hàng. Đồng thời hàng quý có nhiệm vụ lập các báo cáo kế toán. Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy kế toán trong công ty Phòng Tài chính Kế toán Thủ quỹ Kế toán tiền lương Kế toán thanh toán Kế toán nguyên vật liệu Sơ đồ 4: Tổ chứcbộ máy kế toán tại phòng tài chính kế toán Kế toán Trưởng kiêm Trưởng phòng Khối kế toán chi tiết - Kế toán tổng hợp - Lập báo cáo kế toán Thủ quỹ - Quản lý tài sản - Chế độ TCKT - Quản lý vốn và quan hệ vay vốn 4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 2 năm 1999 - 2000. Biểu 02: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty may Anh Vũ TT Chỉ tiêu 1999 2000 Chênh lệch 2000/1999 Số tuyệt đối (+) (-) % Tổng doanh thu 3.849.188,497 5.581.834.797 + 1.732.646.300 + 45,01 Tổng chi phí 2.781.713.202 4.046.545.004 + 1.264.831.802 + 45,41 Tổng lợi nhuận 1,245.672.604 1.782.792.954 + 537.120.350 + 43,12 Nộp ngân sách 341,592.094 491.292.733 + 149.700.639 + 43,82 Thu nhập BQ 1 người 679.274 911.919 + 232.645 + 34,25 Vốn kinh doanh 3.585.530.340 3.650.803.711 + 170.945.371 + 4,91 Vốn cố định 1,945.434.375 1.862.073.511 - 83.360.864 - 4,28 Vốn lưu động 1,640.095.965 1.788.730.200 + 254.306.235 + 16,57 Nguyên giá TSCĐ 2.324.581.809 2.353.581.809 + 29.000.000 + 1,24 Qua hai năm kể từ ngày thành lập, hoạt động kinh doanh của Công ty Anh Vũ đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Cụ thể, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong hai năm 1999 - 2000 được thể hiện qua bảng 02: Qua bảng ta thấy tình hình tăng giảm cụ thể của các chỉ tiêu như sau: - Tổng doanh thu năm 2000 tăng so với năm 1999 là 1.732.646.300 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 45,01%. - Tổng lợi nhuận năm 2000 tăng so với năm 1999 là 537.120.350 đồng, ứng với tỉ lệ tăng 43,12%. - Chỉ tiêu nộp Ngân sách năm 2000 tăng so với năm 1999 là 232.645 đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 34,25%. Nhìn chung, toàn bộ tình hình hoạt động kinh doanh năm 2000 so với năm 1999 tốt hơn cùng với quy môt tăng lên của doanh nghiệp. Đây là dấu hiệu rất đáng mừng đặc biệt là đối với doanh nghiệp còn non trẻ như Công ty anh Vũ. Để đạt được điều này, Công ty đã không ngừng cải tiến bộ máy quản lý, sử dụng có hiệu quả tình độ chuyên môn của cán bộ quản lý, sử dụng có hiệu quả tình độ chuyên môn của cán bộ quản lý, khai thác tối đa và toàn diện tiềm năng mọi mặt, áp dụng các phương pháp quản lý chi phí một cách chặt chẽ. Từ đó làm giảm chi phí tăng doanh thu, tăng lợi nhuận dẫn đến tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn cố định , vốn lưu động nói riêng. Nhận xét cụ thể mối quan hệ tăng giảm giữa các chỉ tiêu chúng ta thấy, lợi nhuận tăng cùng với thu nhập của công nhân viên và khoản nộp Ngân sách cũng tăng lên cho thấy doanh nghiệp đã thực hiện tốt mục tiêu tăng lợi nhuận, nâng cao đời sống cán bọ công nhân viên và tăng thu cho Ngân sách Nhà nước. Nhìn chung, trong thời gian qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tương đối khả quan. Tuy nhiên đây mới chỉ là những chỉ tiêu mang tính tổng hợp, chỉ đánh giá ở mức độ khái quát chứ chưa đi sâu phân tích cụ thể tình hình sử dụng vốn của công ty neen chúng ta chưa thể có những kết luận chính xác được. II. Tình hình tổ chức quản lý, sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty may Anh Vũ. 1. Thực trạng về vốn và nguồn vố của Công ty Anh Vũ năm 2000 Tình hình vốn kinh doanh được thể hiện bằng số liệu của bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2000 (Bảng 03) và nguồn hình thành vốn của Công ty thể hiện qua bảng 04. Bảng 03: Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2000 Đơn vị: Đồng Tài sản Số đầu năm Số cuối kỳ A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 1.640.095,865 1.788.730.200 I. Vốn bằng tiền 388,073.765 510.400.000 II. Các khoản đầu tư tài chính - - III. Các khoản phải thu 630.729.500 845.250.000 IV. Hàng tồn kho 515.620.700 312.450.200 V. TSLĐ khác 105.672.000 120.630.000 B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 1.945.434.375 1.862.073.511 I. TSCĐ 1.945.434.375 1.862.073.511 Tổng tài sản 3.585.530.340 3.650.803.711 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 93.985.560 99.295.299 I. Nợ ngắn hạn 93.985.560 99.295.299 II. Nợ dài hạn - - B. Nguồn vốn chủ sở hữu 3,491.544.780 3.551.508.412 I. Nguồn vốn quỹ 1.061.290.971 1.197.926.603 II. Nguồn kinh phí 2.324.581.809 2.353.581.809 Tổng cộng nguồn vốn 3.585.530.340 3,650.803.711 Bảng 04: Nguồn hình thành vốn của Công ty Anh Vũ năm 2000 Nội dung Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng vốn kinh doanh 3.650.803.711 100 I. Theo nguồn hình thành 1. Vốn chủ sở hữu 3.551.508.412 97,3 2. Nợ phải trả Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn 99.295,299 99.295,299 - 2,7 II. Theo thời gian huy động 1. Vốn thường xuyên 3.551.508.412 97,3 Qua hai bảng số liệu ta thấy, tính đến ngày 31/12/2000, vốn sản xuất kinh doanh của Công ty là 3.650.803.711 đồng. Trong đó: VCĐ là: 1.862.073.511 đồng VLĐ là: 1.788.730.200 đồng Và được hình thành từ 2 nguồn cơ bản sau: Nguồn vốn chủ sở hữu: 3.551.508.412 đồng. Nợ phải trả: 99.295.299 đồng Để phân tích rõ thêm nguồn hình thành vốn của Công ty, ta tính toán và đánh giá một số chỉ tiêu của năm 2000: Tổng số nợ 99.295.2999 - Hệ số nợ = = = 0,027 Tổng số tài sản 3.650.803.711 Công ty không chọn phương án vay dài hạn nhằm tận dụng tối đa mọi nguồn vốn trong doanh nghiệp. Vì vậy hệ số nợ dài hạn = 0. Vốn chủ sở hữu trong kỳ - Hệ số vốn chủ sở hữu = Tổng số vốn của doanh nghiệp trong kỳ 3.551.508.412 = = 0,973 3.650.803.711 Từ kết quả tính toán trên ta có thể rút ra một số nhận xét sau: Do hệ số vốn chủ sửo hữu cao (0,973) nên hệ số nợ rất thấp: 0,027, cho thấy khả năng thanh toán nợ của Công ty khá cao, khoản nợ của Công ty lại chỉ mang tính chất tạm thời nên có thể nói tình hình tài chính tương đối lành mạnh. Chính điều này tạo thành ưu thế khi công ty cần vay vốn của các tổ chức kinh tế khác và tạo điều kiện cho công ty từng bước khẳng định thế đứng của mình trên thị trường cũng như trong cạnh tranh. Mặt khác, do nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ tọng tương đối cao trong tổng số vốn nên công ty không lựa chọn hình thức vay dài hạn, vừa phải chịu mức độ rủi ro cao, sử dụng không chủ động, linh hoạt, đồng thời phải lập quỹ trả nợ nên hiệu quả đạt được không cao. Theo số liệu của bảng cân đối kế toán (ngày 31/12/2000) thì: Nợ ngắn hạn chiếm 100% tổng nợ phải trả, trong đó khoản phải trả cho người bán là 12.150.000 đồng, chiếm 12,24% tổng nợ phải trả. Về bình diện chung để xem xét, nếu khoản nợ càng nhỏ phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao. Tuy nhiên, trong trường hợp này, đây lại chưa phải la một lợi thế của công ty. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn bán nhanh sản phẩm của mình thì phải chấp nhận hình thức thanh toán chậm, tất nhiên số tiền nợ chỉ nằm trong một giới hạn nhất định. Trong khi đó, số vốn mà Công ty Anh Vũ chiếm dụng được của khách hàng không cao, điều đó một phần do Công ty mới được thành lập, chưa tạo được nhiều mối quan hệ lâu năm với các bạn hàng nên chưa gây được sự tin tưởng tuyệt đối, đồng thời cán bộ làm công tác thương mại cũng chưa phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình trong việc mua sắm nguyên vật liệu, tài sản cố định... Song một phần không nhỏ nữa là do tính đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mà chỉ sản xuất gia công theo đơn đặt hàng nên quá trình bán hàng ngắn hơn do không phải chào bán sản phẩm và chờ tiêu thụ. Vì thế, tiền thu về nhanh hơn, có điều kiện thanh toán cho người bán sớm hơn. Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm 97,3% trong tổng nguồn vốn, vì thế nó không chỉ tài trợ cho nhu cầu vốn cố định mà còn đáp ứng một phần cho nhu cầu vốn lưu động của Công ty. VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn - TSCĐ và ĐTDH = 3.551.508.412 - 1.862.073.511 = 1.689.434.901 Như vậy, nguồn vốn dài hạn không chỉ đâu tư đủ cho TSCĐ mà còn dư 1.689.434.901 đồng để đầu tư vào TSLĐ còn thiếu. Nó cho thấy, TSLĐ không chỉ được đầu tư đủ mà còn được đầu tư một cách vững chắc bằng nguồn dài hạn. Bên cạnh đó, một phần không nhỏ VLĐ thường xuyên cũng được tài trợ từ nguồn này càng khẳng định tính lành mạnh của tình hình tài chính của Công ty. Đánh giá một cách tổng quát thf việc tổ chức vốn thực hiện sản xuất kinh doanh của Công ty Anh Vũ là hợp lý, sáng tạo và linh hoạt. Tuy nhiên, chúgn ta chưa thể kết luận được việc sử dụng vốn đó có đảm bảo đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh hay không. Muốn vậy, phải đi vào xem xét tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty. 2. Tình hình tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty may Anh Vũ: Như đã phân tích và giới thiệu ở phần đầu của chương hoạt động sản xuất kinh doanh hàng may mặc là hoạt động chủ yếu duy nhất cuả công ty trong thời gian qua. Số liệu ở bảng 02 và 03 cho thấy: Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh là: 5.581.834.797 đồng. Lợi nhuận từ hoạt động này là: 1.535.289.793 đồng. Tổng vốn kinh doanh cho hoạt động này là: 3.650.803.711 đồng. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh như thế nào, chúgn ta không chỉ xem xét vốn kinh doanh nói chung mà chúng ta còn phải xem xét vốn cố định và vốn lưu động nói riêng, để có những phương án hữu hiệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 2.1. Tình hình tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Anh Vũ: Vốn cố định của Công ty may Anh Vũ ở thời điểm 31/12/2000 là 1.862.073.511 đồng, giảm 83.360.864 đồng so với số vốn cố định ở thời điểm 31/12/1999 (1.945.434,375 đồng), với tỷ lệ giảm 4,28%. Để đánh giá tình hình sử dụng VCĐ của Công ty ta xem kết cấu và sự tăng giảm của TSCĐ qua bảng sau: (Bảng 05) Bảng 05: Tình hình tăng giảm nguyên giá TSCĐ của công ty Anh Vũ năm 2000 Đơn vị: đồng Phân loại TSCĐ Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Đầu/ Cuối năm NG TSCĐ % NG TSCĐ % Số tuyệt đối % I. TSCĐ đang dùng 100 100 100 1. TSCĐ dùng trong SXKD 2.324.581.809 2.353.581.809 + 29.000.000 1,25 - Nhà cửa vật kiến trúc 620.000.000 26,7 620.000.000 26,3 0 0 - Máy móc thiết bị 1.334.471.458 57,4 1.363.471.458 57,9 + 29.000.000 2,17 - Phương tiện vận tải 326.453.809 14,1 326.753.809 13,9 0 - - Thiết bị, dụng cụ QL 43.356.542 1,8 43.356.542 1,9 0 - II. TSCĐ chưa cần dùng - - III. TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý - - Tổng cộng 2.324.581.809 100 2.353.581.809 100 + 29.000.000 + 1,25 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy TSCĐ cuối năm tăng hầu như không đáng kể so với đầu năm, chỉ tăng 29.000.000 đồng ứng với tỷ lệ tăng 1,25%. Điều này chứng tỏ trongnăm qua, công ty không chú trọng đầu tư mua sắm TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh mà chỉ đầu tư một lượng rất nhỏ để mua sắm thêm máy móc thiết bị. Có thể giải thích bởi hai lý do. Thứ nhất, do mới đi voà hoạt động hơn 2 năm máy móc chưa hoạt động hết công suất nên hầu hết TSCĐ mới khấu hao một lượng nhỏ. Thứ hai, vì là doanh nghiệp mới trên thị trường, chưa có bề dày kinh nghiệm và uy tín cao, chưa kí được nhiều hợp đồng lớn nên chưa phải mở rộng qui mô sản xuất, dẫn đến không có nhu cầu trang bị mới TSCĐ. Để thấy rõ tình hình sử dụng vốn cố định và kết quả đã đạt được ta cần so sánh tốc độ tăng của TSCĐ với tốc độ tăng của doanh thu thuần và lợi nhuận thuần. 5.581.834.797 - Tốc độ tăng doanh thu cuối năm = x 100 3.849.188.497 = 145,01% 1.535.289.793 - Tốc độ tăng lợi nhuận thuần cuối năm = x 100 2.324.581.809 = 143,8% 2.353.581.809 - Tốc độ tăng của TSCĐ cuối năm = x 100 2.324.581.809 = 101,25% Tốc độ tăng của TSCĐ là 101,25% nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần là 145,01% và tốc độ tăng của lợi nhuận thuần là 143,8%. Qua đó ta thấy, mặc dù không đầu tư thêm nhiều vào TSCĐ nhưng kết quả hoạt động của Công ty vẫn được nâng cao, chứng tỏ TSCĐ đã được sử dụng tương đối hợp lý và tiết kiệm. Để đánh giá cụ thể về năng lực hiện còn của TSCĐ, chúng ta cùng xem xét thông qua các chỉ tiêu giá trị còn lại của TSCĐ (bảng 6). Bảng 06: Tình hình nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ năm 2000 Đơn vị: đồng Phân loại TSCĐ Nguyên giá Số tiền đã khấu hao Giá trị còn lại Số tiền % so với nguyên giá I. TSCĐ đang dùng 1. TSCĐ dùng trong SXKD 2.353.581.809 491.508.298 1.862.073.511 79,12 - Nhà cửa vật kiến trúc 620.000.000 144.666.666 475.333.334 76,7 - Máy móc thiết bị 1.363.471.458 312.412.388 1.051.059.070 77,1 - Thiết bị dụng cụ quản lý 43.356.542 12.345.658 30.710.884 70,8 - Phương tiện vận tải 326.453.809 21.783.586 304.970.223 93,3 II. TSCĐ không cần dùng - - - III. TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý - - - Tổng cộng 2.353.581.809 491.508.298 1.862.073.511 79,12 Giá trị còn lại của TSCĐ đang dùng là 1.862.073.511 đồng = 79,12% nguyên giá, chứng tỏ TSCĐ của Công ty mới được khấu hao 20,88% nguyên giá. - Nhà cửa kiến trúc giá trị còn lại là 475.333.335 đồng, hệ số hao mòn 23,3%. - T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0147.doc
Tài liệu liên quan