Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cung hàng hoá cho TTCK VN hiện nay

Hiện nay REE là cổ đông nắm giữ 10% vốn điều lệ của NHTM Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Trong năm qua, công ty đã thực hiện thầu hệ thống điện lạnh của nhiều công trình lớn như ga T1- Sân bay Nội Bài, hệ thống siêu thị Maxi Mart. Tuy nhiên công trình lớn nhất mà công ty đang thực hiện là dự án khu công nghệ thông tin Sài gòn E-Town do công ty làm chủ đầu tư với tổng số vốn là 265 tỷ đồng .

Về mặt quản lý, REE vẫn được coi là một trong số ít các công ty ở Việt Nam có hệ thống quản lý tiên tiến và REE đang phấn đấu trở thành tập đoàn kinh doanh đa ngành. Đó là những ưu điểm giúp cho cổ phiếu REE đã có lúc tăng lên gấp 6 lần so với giá ban đầu, trung bình giá của REE tăng từ 2,5- 3 lần. Điều này chứng tỏ cổ phiếu REE được các nhà đầu tư đánh giá cao.

 

doc93 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cung hàng hoá cho TTCK VN hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ty niêm yết CK và cả cơ quan quản lý nhà nước có môi trường thực tế để cọ xát, tập dượt và làm quen dần với hoạt động có thể nói là ở trình độ cao nhất của nền kinh tê thị trường. Tuy nhiên cũng trong gần hai năm qua, TTCK đã bộc lộ những vấn đề mang tính chất đặc thù cần giải pháp mà đặc biệt như số công ty niêm yết CK còn ít, khan hiếm hàng hoá, mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường. Vấn đề trên cần phải có giải pháp khắc phục, tuy nhiên đó lại là vấn đề về mặt thời gian. Trên cơ sở mục đích của đề tài, tôi đặc biệt quan tâm tới những loại CK đáp ứng được các điều kiện quan điểm theo Nghị định số 48/1998/NĐ-CP được đưa ra niêm yết và gia dịch tại TTGDCK thành phố HCM. Trên thực tế các loại CK đã được đưa vào giao dịch là TPCP , trái phiếu của NHĐT và cổ phiếu của một số doanh nghiệp. 2.3.1 Tình hình phát hành Trái phỉếu chính phủ (TPCP). Theo nhận định thì TPCP được coi là nguồn hàng hoá chủ đạo có vai trò quan trọng cho TTCK VN hoạt động, vì theo chủ thể phát hành là Chính phủ thì việc đưa TPCP vào trong giao dịch nhằm đa dạng hoá nguồn hàng cho TTCK và qua đó chủ động điều tiết tác động vào TTCK A/ Quá trình đưa trái phiếu chính phủ vào TTCK. Trái phiếu chính phủ đã có lịch sử khá lâu dài và có độ an toàn cao, ở Việt nam TPCP lần đầu được phát hành vào những năm 1946 gọi là công trái. Tiếp đó là những năm 1948, 1950, TPCP lại được phát hành nhiều đợt nhằm huy động nguồn tài chính trong dân để phục vụ cho cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ của dân tộc ta. Sau một thời gian dài kể từ khi công trái không được chú trọng như là một công cụ của chính sách tài chính quốc gia (1983) thì thời gian những năm 1983-1988 công trái vẫn được phát hành nhưng đối với người dân việc mua công trái thì đó chỉ là nghĩa vụ với Nhà nước . Những năm 1991- 1999, TPCP vẫn được phát hành ra công chúng nhằm huy động các nguồn vốn để đối ứng để đầu tư, xây dựng phát triển đất nước nhưng nguồn vốn hoạt động được còn chiếm tỷ lệ rất thấp . Đến ngày 13/ 01/2000 ,chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2000/NĐ-CP về quy chế phát hành TPCP thay thế Nghị định số 72/NĐ-CP ngày26/04/1994 với mục đích đưa ra cơ sở pháp lý chuẩn hoá cho việc phát hành Trái phiếu chính phủ, để TPCP có thể niêm yết và giao dịch trên TTCK và là nguồn hàng chủ đạo của thị trường. Tại Nghị định số 01/2000/NĐ-CP/ thì Bộ tài chính- chủ thể phát hành đã đưa ra ba loại TPCP cụ thể là tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc và trái phiếu đầu tư nhằm huy động vốn công trình và quỹ hỗ trợ phát triển . Mỗi Trái phiếu chính phủ có mệnh giá phát hành vì thanh toán bằng đồng Việt nam được thống nhất tối thiểu là 100.000 VND hoặc bội số của 100.000 VND. Trái phiếu Chính phủ được phát hành thông qua các đại lý là các tổ chức trung gian phát hành theo phương thức đấu thầu tại Ngân hàng nhà nước VN và đặc biệt Nghị định số 01/2000/NĐ-CP bổ sung phương thức thứ 4 là bảo lãnh phát hành theo phương thức đấu thầu qua TTGDCK nhằm mục đích tạo lập hàng hoá cho TTCK VN B/ Thực tế giao dịch Trái phiếu Chính phủ (TPCP) trong thời gian qua. Kể từ khi khung pháp lý về phát hành được hoàn chỉnh cho đến nay , TPCP được phát hành thông qua hai phương thức chính là đấu thầu và bảo lãnh phát hành: tiến tới việc thu hẹp và chấm dứt việc bán lẻ qua hệ thống kho bạc nhà nước. Ngoài lý do để đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu của Chính phủ TPCP còn được phát hành liên tục nhằm mục đích tạo hàng hoá cho TTCK . Cụ thể là tính đến hết tháng 3/2002 tại TTGD thành phố HCM có loại TPCP được phát hành và niêm yết cụ thể là: CP01-0100 TPCP phát hành ngày28/07/2000 CP01-0200 TPCP phát hành ngày17/08/2000 CP1A0100 TPCP phát hành ngày 15/09/2000 theo phương thức bảo lãnh phát hành đợt 1/2000. CP1-0300 TPCP phát hành ngày 03/2001 theo phương thức đấu thầu phát hành ngày 17/07/2001 tạiTTGDCK thành phố HCM CP1 C0101 Trái phiếu Kho bạc được bán lẻ thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. CP01-0401 TPCP phát hành ngày14/08/2001. CP1A0101TP Kho bạc được phát hành ngày11/07/2001 theo phương thức phát hành đợt 1/2001. CP01- 0501 TPKB phát hành ngày 28/08/2001. CP01- 0601 TPKB phát hành ngày 18/09/2001. CPA0201 TPCP phát hành ngày21/009/2001 theo phương thức bảo lãnh phát hành đợt 2/2001 CP01-0701 TPCP phát hành ngày26/09/2001 CP01-0801 TPKB phát hành ngày 10/10/2001. CP01-0901 TPKB phát hành ngày 30/10/2001. CP01-1001 TPKB phát hành ngày 15/11/2001. CP01-1101 TPKB phát hành ngày 29/11/2001. CP01-1201 TPKB phát hành ngày 13/11/2001. CP01-0102 TPKB phát hành ngày 24/ 01/2001. CP01-02/02 TPKB phát hành ngày 08/03/2001. Khối lượng TPCP được phát hành và niêm yết là khá lớn với tổng giá trị niêm yết trên 2627,633 tỷ đồng chiếm gần 81% tổng giá trị CK niêm yết. Lượng CK được phát hành thông qua kênh TTCK là khá lớn tuy nhiên kể từ khi chính thức được niêm yết đến nay, TPCP luôn bị rơi vào tình trạng “đóng băng” giao dịch với số lượng ít không được ưu thế là “hàng hoá chủ đạo “. Thực tế trong tháng 2, tháng 3 năm 2002 thị trường vốn vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi, hầu như rất ít các nhà đầu tư qua tâm tới loại hàng hoá này. Để lý giải cho tình trạng “đóng băng” này của TPCP ta cần kể tới 4 lý do : Một là : Lãi suất loại TPCP thấp hơn so với mặt bằng lãi suất chung hiện nay không hấp dẫn các nhà đầu tư . Hai là : Phần lớn lượng TPCP đã phát hành thông qua phương thức đấu thầu đều được các NHTM và các công ty tổ chức tài chính tín dụng thu mua nắm giữ và TPCP còn gặp những khó khăn trong việc có thể bán lại trên thị trường thứ cấp . Ba là : Mức sinh lời qua thấp không kích thích các nhà đầu tư tham gia giao dịch mặc dù mức phí đã được điềuchỉnh từ 0,5% xuống còn 0,1%. Bốn là: Tâm lý các nhà đầu tư hiện nay là họ quan tâm vào sự biến động lớn của các loại cổ phiếu trên thị trường, mục đích sinh lời trong đầu tư cao hơn đầu tư ngắn hạn chứ không phải lợi tức do trái phiếu mang lại trong dài hạn. 2.3.2 Tình hình phát hành trái phiếu công ty. Trái phiếu công ty hay còn gọi là trái phiếu doanh nghiệp(TPDN) cũng gọi là hàng hoá chính, tiềm năng của TTCK . Hiện nay bên cạnh việc phát hành cổ phiếu, các công ty cũng phát hành cả trái phiếu để đa dạng hoá các nguồn vốn huy động vốn phục vụ cho mục đích đầu tư, sản xuất kinh doanh. A/ Quá trình đưa TPDN và TTCK . ` Việc phát hành TPDN ở Việt nam hiện nay chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp lý sau: + Nghị định số 12098/NĐ-CP ngày 17/09/1994 của CP ban hành kèm theo quy chế tạm thời về việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu, DNNN ( với thông tư hướng dẫn số 91 ngày 5/11/1994 của Bộ tài chính )và Nghị định số 23/CP ngày 22/3/1994 của Chính phủ về phát hành trái phiếu quốc tế hướng dẫn việc phát hành trái phiếu huy động vốn trong nước và ngoài nước đầu tư cho SXKD. + Quyết định số 212/QĐ-NH ngày 22/09/1994 của Thống đốc NHNN ban hành thể lệ phát hành trái phiếu NHTM và hướng dẫn phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng. + Luật doanh nghiệp1999 hướng dẫn việc phát hành trái phiếu của các công ty cổ phần và các công ty trách nhiệm hữu hạn. * Tình hình phát hành theo Nghị định số 120/CP. Nhiều DNNN đang có nhu cầu huy động thêm vốn để trợ đầu tư SXKD, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp nặng như: điện, xi măng... đã có những dự án trình Chính phủ xin cấp phép được phát hành trái phiếu để huy động vốn, và đã có một số DN đã triển khai thực hiện. Cụ thể trong năm 1995 có hai DNNN Nhà máy xi măng Hoàng Thạch và Nhà máy xi măng Anh sơn ( Tổng công ty xi măng Việt nam) đã phát hành TPDN có thời hạn 3 năm lãi suất 21%/năm. Qua đợt phát hành riêng Nhà máy xi măng Hoàng Thạch đã huy động được 44,4 tỷ cho việc đầu tư vào việc mở rộng phạm vị sản xuất kinh doanh. Sau hiện tượng Tổng công ty xi măng, cũng trong năm 1995 đã xuất hiện thêm các loại TPDN của các Tổng công ty Bưu chính viễn thông, điện lực và vận tải... Nhưng sang năm 1997- 1998 tình hình phát hành TPDN trở lên nguội lạnh, có dấu hiệu lắng xuống vì các doanh nghiệp này làm ăn giảm sút, gặp nhiều khó khăn về tài chính, trong khi lãi suất của TPCP lại khá cao, gây áp lực cho các DN huy động vốn trên thị trường. Nhìn chung, một phần vì chưa đủ hành lang pháp lý lẫn cơ chế đảm bảo cho các doanh nghiệp phát hành, phần khác vì các nhà đầu tư không đủ thông tin cần thiết, chính xác về DN phát hành và họ cũng không thể bán đi TPDN đó trước khi đáo hạn nên việc tiếp tục duy trì mở rộng phát hành TPDN gặp nhiều khó khăn cản trở. Tuy nhiên cho tới những năm gần đây khi các NHTM chủ động tham gia phát hành trái phiếu cps thời hạn thường là trên một năm với lãi suất khá hấp dẫn cụ thể là trường hợp Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đã huy động được 1900 tỷ từ đợt phát hành trái phiếu ngày 17/4/1999 có thời hạn 2-5 năm, trong đó loại trái phiếu thời hạn 2 năm chiếm tới 80%, lãi suất thanh toán trước 12,5 %/năm. Mà trước đó Ngân hàng này cũng huy động được trên 1000 tỷ đồng trái phiếu thời hạn 1-5 nămlãi suất 1,163%/tháng đến 1,350%/tháng. * Tình hình phát hành theo Luật DN 1999. Đối với việc phát hành theo Luật DN 1999 thì cho tới nay chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể và cũng chưa có DN nào phát hành trái phiếu theo Luật này. Thực tế phản ánh việc phát hành TPDN còn rất nhiều hạn chế, mặc dù đã có những TPDN được phát hành nhưng lại không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn điều kiện quy định trong Nghị định số 48/1998/NĐ-CP để có thể đưa vào niêm yết tại TTGDCK, trừ một số trái phiếu của một số các NHTM có vốn điều lệ lớn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp có hàng hoá là các TPDN cung cấp cho TTCK VN là rất nghèo nàn. B- Thực trạng TPDN được niêm yết tại TTGDCK Tp Hồ Chí Minh: Tính đến thời điểm tháng 3 năm 2002 vẫn chỉ có hai loại trái phiếu DN được niêm yết tại TTGDCK TP Hồ Chí Minh đó là trái phiếu của NH Đầu tư và phát triển(BIDV) mang mã số BID1- 100 và BID1- 200. Là một trong những đơn vị đi đầu trong việc phát hành trái phiếu huy động vốn, kể từ năm 1995 đến nay BIDV đã thực hiện tổng cộng được 5 đợt phát hành, trong đó chỉ có hơn 3.000 tỷ đồng trái phiếu được phát hành trong đợt 1 và đợt 2 năm 2000 có đủ điều kiện niêm yết tại TTGDCK TPHCM. Khối lượng trái phiếu phát hành trong đợt 1 là 1.500 tỷ đồng, với 2 loại mệnh giá là 10 triệu VN đồng và 1000 USD và trong đợt 2 là hơn 1500 tỷ đồng với các lọai mệnh giá là 5 triệu VND, 500 USD và 1.000 USD. Cụ thể 2 loại trái phiếu được niêm yết đó là: - BID1- 100: trái phiếu vô danh kỳ hạn 5 năm, phát hành ngày 26/ 01/2000, lãi suất trả trước từng năm, đã trả trước năm đầu 6,5%/ năm, lãi suất các năm sau bằng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng bằng VND trả trước cộng 0,5%/năm và được công bố vào ngày 26/ 01 hàng năm. Trường hợp lãi suất thấp hơn được giữ nguyên như năm đầu. Mệnh giá niêm yết là 100.000 VND, số lượng CK niêm yết là 830.700 trái phiếu với tổng giá trị niêm yết là 83,07 tỷ đồng. - BID1- 200: trái phiếu vô danh kỳ hạn 5 năm phát hành đợt tháng 2 năm 2000 tại TPHN, TPHCM và tỉnh Bình Dương, phát hành ngày 26/ 06/ 2000, lãi suất trả trước từng năm, đã trả trước năm đầu 6,55%, lãi suất các năm sau bằng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng bằng VND trả trước cộng 0,5%/ năm và được công bố vào ngày 26/ 06 hàng năm. Trường hợp lãi suất thấp hơn được giữ nguyên như năm đầu. Mệnh giá niêm yết là 100.000 VND, số lượng CK niêm yết là 746.350 trái phiếu với tổng giá trị niêm yết là 74,635 tỷ đồng. Như ta đã biết, hai loại trên của BIDV có mức lãi suất hấp dẫn hơn các loại trái phiếu CP đã được niêm yết, nên ngay từ khi chính thức đưa vào giao dịch, hại loại trái phiếu này đã được thị trường chấp nhận tuy nhiên khối lượng mỗi phiên giao dịch là không lớn nhưng lại có tính đều đặn bình quân mỗi phiên giao dịch của hai loại trái phiếu khoảng 450 trái phiếu với tổng giá trị là 43,3 tỷ đồng. Theo thông tin mới nhất trên thị trường giao dịch tập trung, vào ngày 23/ 01/ 2001 đã diễn ra một giao dịch thoả thuận 50.000 trái phiếu BID1- 200 giá 95.223 đồng/ trái phiếu. Còn lại vào phiên giao dịch ngày 02/ 04/ 2002, 200 trái phiếu BID1-100 và 200 trái phiếu BID1-200 đã được giao dịch ở mức giá tương ứng là 93.100 đồng/ trái phiếu và 96.900 đồng/ trái phiếu đạt tổng giá trị giao dịch là 18.620.000 VND và 19.380.000 VND( theo nguồn tin của IBS). Nói đến đây, chúng ta phải thừa nhận tuy rằng cả hai loại TPCP và TPDN đều là những nguồn hàng hoá chủ đạo và tiềm nằng cho TTCK, nhưng thông qua những phiên giao dịch lại phản ánh một thực tế là các loại trái phiếu được niêm yết vẫn chưa phát huy được vai trò là nguồn hàng chính cho TTCK VN và quan điểm coi trái phiếu là nguồn hàng chính chủ đạo là sai lầm, xa vời so với thực tế. 2.3.3- Tình hình phát hành cổ phiếu: Thực tế, trên TTGDCK TPHCM, thì cổ phiếu là loại CK được giao dịch thường xuyên với khối lượng lớn nhất. Cổ phiếu với đặc tính mang lại khả năng sinh lời cao, tính thanh khoản cao, nhưng bù lại cổ phiếu bản thân nó mang tiềm năng rủi ro khá lớn, chính điểm này đã hấp dẫn hầu hết giới đầu tư thích mạo hiểm. Việc thu hút được càng nhiều nhà đầu tư là mục tiêu của đại đa số các DN, bên cạnh đó theo tiêu chuẩn để phát hành cổ phiếu lại thuận tiện hơn phát hành trái phiếu DN nên việc phát hành cổ phiếu ngày càng trở nên phổ biến cho các DN cần vốn huy động từ thị trường tài chính. TTCK VN tuy là thị trường mới nhưng TTCK đòi hỏi có những DN lớn làm ăn hiệu quả có lãi, đủ điều kiện đưa cổ phiếu lên niêm yết và giao dịch tại TTGDCK. Tính tới thời điểm tháng 2 năm 2002 đã có 12 công ty cổ phần có cổ phiếu được niêm yết và giao dịch trên TTCK tập trung. Không đơn thuần là số lượng các công ty cổ phần tham gia niêm yết còn ít mà vấn đề là làm sao chúng ta có được những nguồn hàng(cổ phiếu) đưa vào “chợ” CK tập trung ngày càng nhiều về số lượng và tốt về chất lượng. A/ Chủ thể phát hành cổ phiếu: Tại Việt Nam hiện nay chỉ có các công ty cổ phần và DN Nhà nước được quyền phát hành cổ phiếu theo quy định của Luật DN năm 1999, Luật DN Nhà nước và các văn bản như: + Nghị định 28/ NĐ-CP ngày 22/ 03/1994 và Nghị định 44/NĐ-CP ngày 29/ 06/ 1998 của Chính phủ về cổ phần hoá DN Nhà nước, hướng dẫn việc phát hành cổ phiếu của DN Nhà nước. + Quyết định số 275/ QĐ- NH5 ngày 07/ 11/ 1994 của thống đốc NHNN ban hành quy chế cổ phần, cổ đông của các tổ chức tín dụng cổ phần. Theo thống kê chưa đầy đủ đến cuối tháng 9 năm 2001 cả nước đã có hơn 720 DNNN đã chuyển thành công ty cổ phần, trên 600 công ty cổ phần ra đời theo Luật DN năm 1999...sẽ là nền tảng cơ bản tạo điều kiện từng bước xây dựng vững chắc TTCK VN. Như chúng ta đều biết, các công ty có cổ phiếu niêm yết là những công ty đã đáp ứng đủ được những điều kiện khắt khe về vốn, về nhân lực về hoạt động kinh doanh...mà Nghị định số 48/1998/NĐ-CP quy định và thực tế những cổ phiếu đang niêm yết tại TTGDCK TPHCM đều là những CK mang lại khả năng sinh lời cao, mà lại có độ rủi ro tương đối thấp. Cho tới hết tháng 3/2002, đã có 13 công ty niêm yết cổ phiếu trên TTCK với tổng số vốn điều lệ khoảng 500 tỷ đồng. Nhìn chung, bản thân 13 công ty niêm yết đều hoạt động có hiệu quả, thể hiện ở doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện đáng kể, công tác quản lý điều hành được coi trọng... Một số nét giới thiệu về kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết trong năm 2001 sẽ cho chúng ta thấy rõ được chất lượng của các CK đang niêm yết tại TTCK tập trung. * Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE): Là công ty đầu tiên trên địa bàn TPHCM và là công ty thứ 2 trong cả nước hoàn thành cổ phần hoá vào tháng 11/ 1993 với số vốn điều lệ 16 tỷ VND REE là một DN đầu đàn trong lĩnh vực cơ điên lạnh, là một trong số hai công ty niêm yết đầu tiên. Tổng doanh thu năm 2001 vừa qua là 304 tỷ đồng đạt 135% so với năm 2000(231,7 tỷ đồng). Lợi nhuận ròng năm 2001 đạt 89 tỷ đồng cao hơn gần 3 lần so với năm 2000( 30,8 tỷ đồng). Công ty đạt được lợi nhuận cao như vậy chủ yếu là do hoạt động tài chính của công ty năm vừa qua đạt hiệu quả khá cao:13,7 tỷ đồng( không bao gồm lợi nhuận từ việc bán cổ phiếu quỹ) đạt 260,95% so với năm 2000( 5.25 tỷ đồng). Hiện nay REE là cổ đông nắm giữ 10% vốn điều lệ của NHTM Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Trong năm qua, công ty đã thực hiện thầu hệ thống điện lạnh của nhiều công trình lớn như ga T1- Sân bay Nội Bài, hệ thống siêu thị Maxi Mart... Tuy nhiên công trình lớn nhất mà công ty đang thực hiện là dự án khu công nghệ thông tin Sài gòn E-Town do công ty làm chủ đầu tư với tổng số vốn là 265 tỷ đồng ... Về mặt quản lý, REE vẫn được coi là một trong số ít các công ty ở Việt Nam có hệ thống quản lý tiên tiến và REE đang phấn đấu trở thành tập đoàn kinh doanh đa ngành. Đó là những ưu điểm giúp cho cổ phiếu REE đã có lúc tăng lên gấp 6 lần so với giá ban đầu, trung bình giá của REE tăng từ 2,5- 3 lần. Điều này chứng tỏ cổ phiếu REE được các nhà đầu tư đánh giá cao. * Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông (SACOM): Là một trong hai công ty có cổ phiếu được niêm yết trên sàn, SACOM chuyển thành công ty cổ phần từ tháng 3/ 1998 với số vốn điều lệ là 120 tỷ đồng. Kể từ khi tham gia niêm yết cho đến nay, SACOM đã đạt được những bước phát triển vượt bậc: chiếm 35% thị phần trên thị trường cáp Việt Nam, tổng doanh thu tăng từ 119,8 tỷ đồng năm 2000 lên 168,4 tỷ đồng năm 2001(tăng 40,56% so với năm 2000), lợi nhuận sau thuế cũng tăng từ 29,5 tỷ( năm 2000) lên 34,8 tỷ( năm 2001) (tăng 17,96% so với năm 2000). Thực tế giao dịch cho thấy, tháng 1/ 2002 cổ phiếu SAM được xếp ở vị trí đầu bảng với khối lượng giao dịch đạt 405.000 cổ phiếu trị giá 12,6 tỷ đồng. Giá của SAM trong cả giai đoạn cũng tăng trung bình khoảng từ 2- 2,5 lần so với giá tham chiếu. * Công ty cổ phần kho vận giao nhận ngoại thương (TRANSIMEX): Là công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực giao nhận vận chuyển hàng hoá XNK, được chuyển thành công ty cổ phần từ tháng 1/ 2000 theo Quyết định 989/QĐ- TTg ngày 26/ 10/ 1999 với số vốn điều lệ là 22 tỷ VND. Đặc thù của ngành dịch vụ này không đòi hỏi vốn lớn nhưng với chiến lược kinh doanh là đầu tư vào các dự án lớn về cầu cảng bến bãi để phát triển về lâu dài, TRANSIMEX đã tham gia niêm yết cổ phiếu trên TTCK vào tháng 11/2000. Sau khi niêm yết, TMS làm ăn khá hiệu quả thể hiện ở: Tổng doanh thu năm 2000 và 2001 đạt 71,65 tỷ và 68 tỷ đồng, lợi nhuân sau thuế lần lượt là 8,25 tỷ và 7 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2001 có giảm so với năm 2000 là do công ty có nhiều hoạt động đầu tư mới trong đó có việc xây dựng bến xà lan 1000 DWT giai đoạn II, nên chi phí khấu hao tăng cao. Vào thời điểm khi cạnh tranh về giá cả cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hoá XNK ngày càng trở nên gay gắt thì việc công ty duy trì được kết quả hoạt động kinh doanh ổn định đồng thời tiến hành đầu tư lớn là một thành quả đáng khích lệ, mà hơn cả cổ phiếu TMS có xu hướng biến động giá cao, thể hiện ở mức độ sinh lời cao và có triển vọng lớn. * Công ty giấy Hải Phòng (HAPACO) Hapaco được thành lập theo quyết định 1912-QĐ/UB do UBND thành phố Hải Phòng cấp ngày 28/10/1999, là sự hợp nhất của DNNN CPH: Công ty giấy Hải phòng và công ty cổ phần giấy Hải Âu (một bộ phận của công ty giấy Hải phòng được cổ phần hoá vào năm 1998 với vốn điều lệ 8,43721 tỷ đồng. Hiện nay vốn điều lệ của công ty tăng lên 10,08 tỷ đồng. Hapaco sản xuất kinh doanh và gia công các loại sản phẩm giấy tiêu dùng và xuất khẩu. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh rất cao trong những năm qua, lợi nhuận sau thuế trong các năm 2000 đạt tới 8,4 tỷ đồng và trong năm 2001 là 8 tỷ đồng. Hapaco là trong số đầu tiên trong số các công ty đang thực hiện việc tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu ra công chúng. Tổng giá trị cổ phiếu phát hành thêm là 10 tỷ đồng với mục đích thu hút vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất giấy Kraft giai đoạn 1 với công suất 18.000 tấn/ năm. Đây là bước đi mang tính chiến lược của Hapaco tận dụng lợi thế về hình ảnh và uy tín của công ty đã được xác lập trên thị trường. HAP được đánh giá là loại cổ phiếu có chất lượng cao thể hiện rõ ở biến động giá và số lượng cổ phiếu được giao dịch. * Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Long An (LAFOOCO) Lafooco là một DNNN được cổ phần hoá vào thời điểm tháng 7/1995 với tổng số vốn điều lệ là 3,5397 tỷ đồng. Lafooco hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chế biến hàng nông sản xuất khẩu (chủ yếu là hạt điều ). Sau khi được cổ phần hoá, Lafooco tiếp tục tăng nhip độ sản xuất kinh doanh và cạnh tranh có hiệu quả hơn trên thị trường trong và ngoài nước. Sau hai năm rưỡi cổ phần hoá (từ 7/1995 đến đầu năm 1998) công ty đã qua 5 lần chia cổ tức (6 tháng/lần) là 20%, 12%, 14%, 18% và 36%.thì cổ đông thu hồi đủ 100% vốn cổ phần. Trong 2 năm qua, công ty luôn đạt doanh thu ở mức ổn định trên 200 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế đạt gần 4 tỷ đồng với mức chia cổ tức 12% công ty tích luỹ được 1,5 tỷ đồng để tái đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh lĩnh vực hoạt động chính là kinh doanh chế biến hạt điều xuất khẩu, trong năm 2001 vừa qua Công ty Lafooco đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu Long An tại khu công nghiệp Bến Lức với tổng số vốn đầu tư 38,444 tỷ đồng. Điều này thể hiện sự phát huy tiềm năng thế mạnh của công ty cũng như sự tin tưởng vào triển vọng trong tương lai của các cổ đông Lafooco. Đến giữa tháng 12/2000, Lafooco mới tham gia sàn giao dịch CK và tham gia niêm yết CP trên TTCK. Đó cũng là một động cơ không nhỏ kích thích các cán bộ công nhân viên góp phần xây dựng công ty ngày càng phát triển. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả sẽ được các nhà đầu tư đánh giá cao bằng mức giá trên thị trường. * Công ty cổ phần khách sạn Sài Gòn ( SGH ). Công ty cổ phần khách sạn Sài gòn tiền thân là một DNNN thực hiện cổ phần hoá từ đầu năm 1997 với số vốn điều lệ hoạt động từ 18 tỷ. Các lĩnh vực hoạt động chính là kinh doanh phòng nghỉ, cho thuê văn phòng, kinh doanh ăn uống và vũ trường, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí. Trong năm 2001 vừa qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần khách sạn Sài gòn vẫn tiếp tục giữ ở mức ổn định, tổng doanh thu đạt 11,081 tỷ đồng tăng 5,72 % so với năm 2000, lợi nhuận sau thuế đạt 1,557 tỷ đồng giảm 8,6 % so với năm 2000. Một trong những nguyên nhân khiến cho lợi nhuận của công ty giảm là tình hình hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch khách sạn trong năm qua gặp nhiều khó khăn là tình hình chung của ngành du lịch và công ty cổ phần khách sạn Sài gòn cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên công ty vẫn duy trì được mức ổn định như năm trước, cho dù phải chịu ảnh hưởng chung của ngành du lịch khách sạn là do công ty được miễn giảm 50% thuế thu nhập sau khi niêm yết. Theo định hướng phát triển kinh doanh năm 2002 khách sạn dự tính đầu tư 1480 triệu đồng để thực hiện sửa chữa một số hạng mục công trình trong khách sạn như đại tu thang máy, thay mới tivi màu quá cũ... nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Với một hình ảnh đầy ấn tượng về công ty cổ phần khách sạn Sài gòn chắc chắn sẽ ngày càng làm cho cổ phiếu của SGH mới xuất hiện vào tháng 7/2001 thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm. * Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long (HALONG CAFOOCO) Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long tiền thân là công ty đồ hộp Hạ Long thuộc Tổng công ty thuỷ sản Việt Nam và được cổ phần hoá vào tháng 4/1999 với số vốn điều lệ là 27.5 tỷ đồng. Nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh và triển khai thực hiện các mục tiêu đề ra trong năm 2001, ngày 9/6/2001 công ty đã quyết định tăng vốn điều lệ lên 35 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu bổ sung, đợt phát hành này hoàn tất vào ngày 30/6/2001. Năm 2000, công ty đứng thứ ba về doanh thu (88,2 tỷ đồng) nhưng đứng đầu về sản lượng và năng lực sản xuất trong lĩnh vực sản xuất đồ hộp, công ty chiếm khoảng 47,5% thị phần trong nước và sản phẩm của công ty có khả năngcạnh tranh mạnh trên các hệ thống phân phối, tiêu thụ trong cả nước. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam là những thị trường giàu tiềm năng. Hiện nay Việt Nam đang chú trộng khuyến khích xuất khẩu, các quy định về xuất khẩu ngày càng thông thoáng và có nhiều ưu đãi hơn. Công ty cũng đang có kế hoạch nghiên cứu, đánh giá để nắm bắt, đáp ứng những nhu cầu mới. Năm 2000, giá trị xuất khẩu của công ty chỉ đạt 1,1 triệu USD nhưng trong 6 tháng đầu năm 2001 đã đạt gần 4,57 triệu USD. Thị trường nhiều tiềm năng nhất và sẽ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty trong những năm tới là thị trường Mỹ. Tính đến 30/10/2001, công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long mới lên sàn giao dịch được một thời gian ngắn, dù được đánh giá là khá hấp dẫn do công ty kinh doanh tốt nhưng khó có thể vươn tới mức giá 80.000 đến 90.000 đồng một cổ phiếu như các cổ phiếu khác vào thời điểm nóng nhất. Giá cổ phiếu CAN có khả năng đứng vững ở mức 30.000-40.000 và ít biến động vì bây giờ các nhà đầu tư đã có kinh nghiệm và thận trọng hơn khi bỏ tiền ra mua CK. * Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng (DANAPLAST CO). Là công ty cổ phần được thành lập từ ngày 22/1/1976 và được cổ phần hoá vào ngày 4/8/2000 theo Quyết định 90/2000/QĐ-TTg với số vốn điều lệ là 15,8 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất sản phẩm tiêu dùng từ chất dẻo, bao bì các loại, ống nước PVC compound cứng, bán buôn bán lẻ các sản phẩm, vật tư nguyên liệu và các chất phụ gia ngành nhựa...Tro

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT36.doc
Tài liệu liên quan