Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn của Ngân hàng thương mại cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước

MỤC LỤC TRANG

LỜI NÓI ĐẦU 1

 

CHƯƠNGI: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 3

I.Chức năng Ngân hàng Thương Mại (NHTM) 3

1.Quá trình ra đời của NHTM 3

2.Khái niệm về NHTM 3

3.Chức năng và hệ thống NHTM 3

3.1.Chức năng NHTM Việt Nam 4

3.2.Hệ thống NHTM 4

II.Một số hình thức huy động vốn 5

1.Tiền gửi séc 5

2.Tiền gửi phi giao dịch 6

2.1.Tiền gửi tiết kiệm 6

2.2.Tiền gửi kỳ hạn 6

3.Trái phiếu NHTM 7

III.Một số kinh nghiệm của NHTM trong và ngoài nước

trong việc huy động vốn. 7

1.Kinh nghiệm của Ngân hàng nước ngoài 8

1.1.Một số phương thức huy động vốn ở một số nước 8

1.2.Phương pháp các ngành Ngân hàng nước ngoài

khuyến khích người dân gửi tiền ký thác hoạt kỳ 8

2.Kinh nghiệm của Ngân hàng trong nước 9

2.1.Sở Giao dịch I-Ngân hàng No&PTNT 9

2.2.Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình 10

2.3.Ngân hàng Ngoại thương Việt nam-VIETCOMBANK 11

2.4.Ngân hàng Đầu tư và phát triển với việc phát hành trái phiếu 11

 

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM VN

I.Thực trạng về huy động vốn 14

1.So sánh tổng tiết kiệm nội địa của Việt Nam với các nước Đông á 14

2.Tình hình gửi tiền ở hệ thống Ngân hàng của dân chúng 15

II.Đánh giá và phân tích thực trạng 16

1.Những thành công và nguyên nhân 16

2.Những tồn tại và nguyên nhân 17

2.1.Những tồn tại 17

2.2.Những nguyên nhân 18

2.2.1.Vấn đề lãi suất 20

2.2.2.Các hình thức huy động vốn trong nhân dân chưa hoàn thiện 23

2.2.3.Chưa đồng bộ, thiếu khoa học trong việc tổ chức

các nghiệp vụ huy động tiền gửi 24

2.2.4.Nhân dân chưa tin vào Ngân hàng 25

2.2.5.Sự trượt giá của đồng tiền 25

2.2.6.Chính sách tập trung vốn từ dân 25

2.2.7.Chưa hình thành thị trường vốn, thị trường chứng khoán

có tổ chức để thực hiện huy động vốn 25

2.2.8.Thông tin đại chúng 26

 

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN

I.Các quan điểm có tính định hướng cho việc huy động

vốn của NHTM Việt Nam 26

II.Một số giải pháp huy động vốn 28

1.Giải pháp về lãi suất 28

2.Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn 30

2.1.Đa dạng hoá các hình thức tiền gửi 30

2.1.1.Nhân dân mong muốn điều gì khi đem tiền nhàn rỗi

của mình gửi vào Ngân hàng 30

2.1.2.Đa dạng hoá các hình thức tiền gửi 31

2.2.Về trái phiếu 35

2.2.1.Trái phiếu dài hạn 35

2.2.2.Mở rộng việc phát hành trái phiếu công trình 35

3.Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, mà trước hết là

hiện đại hoá hệ thống thanh toán 36

4.Làm cho mọi người dân biết và hiểu về hoạt động Ngân hàng 39

5.Mở rộng mạng lưới Ngân hàng thu hút vốn 39

6.Tạo sự thuận lợi khi rút tiền 40

7.Lập quỹ bảo hiểm tiền gửi Ngân hàng 40

8.Phát triển và hoàn thiện thị trường chứng khoán 41

III.NHỮNG KIẾN NGHỊ

1.Kiến nghị đối với Nhà nước 42

1.1.Môi trường pháp lý 42

1.2.Môi trường kinh tế vĩ mô 43

1.3.Môi trường xã hội 43

2.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 43

 

KẾT LUẬN CHUNG 46

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

 

 

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2615 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn của Ngân hàng thương mại cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
suất tiền gửi thanh toán được quan tâm nhất. Xét về bản chất tiền gửi thanh toán là những khoản tiền gửi mà người ký thác nhằm mục đích bảo đảm sự an toàn và thuận tiện trong giao dịch, thanh toán chứ không phải để hưởng lãi. ở hầu hết các nước trên thế giới người ta không trả lãi cho loại tiền gửi này. ở Việt Nam, do muốn tạo thói quen thanh toán qua ngân hàng, do các loại lãi suất tiền gửi khác cũng khá cao...nên chúng ta đã trả một tỷ lệ lãi nhất định cho tiền gửi thanh toán, song cho dù có trả lãi thì định hướng cho loại tiền gửi này vẫn là: dần dần tiến tới xoá bỏ việc trả lãi. Nhìn lại lãi suất của tiền gửi của nước ta mới thấy diễn biến của nó phức tạp, không theo một quy luật nào: từ 0,1% tháng lên 0,5%; 0,7% rồi lại xuống dần trở lại 0,1% và đến cuối năm 1996 cùng với các loại lãi suất khác, nó lại tăng lên ở tất cả các ngân hàng (0,4% và có ngân hàng trả 0,5%; 0,7% tháng). Khi lãi suất tiền gửi tăng lên, không cần có thói quen thì mọi người vẫn dễ dàng chấp nhận, nhưng khi giảm xuống thì quả là người ta không dễ dàng chấp nhận. Sau khi lãi suất đã được kéo tụt trở lại 0,1% tháng, tất cả có vẻ như yên vị rồi vì mọi người đã quen (từ 1-1996 đến 10-1996), thì chiến dịch lãi suất cuối năm 1996 lại bật tung nó lên. Các ngân hàng tỏ ra có sự cạnh tranh khá quyết liiệt đối với nguồn vốn rẻ nhất này. Một sự cạnh tranh không có cầm cương, không có định hướng đã dẫn đến một kết quả thật đáng tiếc: làm mất đi một thói quen đang được nuôi dưỡng “ đã là tiền gửi thanh toán thì chỉ có lãi suất khuyến khích (thấp) thậm chí không trả lãi”. -Chênh lệch 0,35% giữa lãi suất cho vay bình quân với lãi suất tiền gửi bình quân Đây là một quy định gây ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi trên các báo, tạp chí kể cả trong ngành lẫn ngoài ngành. ý kiến ủng hộ quy định này cho rằng: chênh lệch 0,35% có tác dụng bảo vệ người gửi tiền và với mức khống chế 0,35% sẽ có tác dụng khuyến khích và các ngân hàng quan tâm hơn đến chất lượng quản lý, ngân hàng nào quản lý tốt, tiết kiệm được chi phí thì lợi nhuận cao, ngược lại ngân hàng quản lý kém, để chi phí phát sinh nhiều thì lợi nhuận thấp. Song theo chúng tôi, sử dụng thước đo chung 0,35% này cho tất cả các ngân hàng là việc làm không hợp lý và cách lý giải trên có nhiều điều chưa được kín kẽ. Thứ nhất, chênh lệch lãi suất 0,35% áp dụng chung cho tất cả các ngân hàng, có khác nào khoác cho tất cả mọi người lớn, bé, già, trẻ, mập, ốm một cái áo có cùng một cỡ số. Mỗi lĩnh vực hoạt động khác nhau thì nhu cầu chi phí khác nhau; có những loại chi phí phát sinh do đièu kiện hoàn cảnh cụ thể, chúng ta có muốn cắt giảm cũng không được.Như trong lĩnh vực nông nghiệp, chi phí hoạt động cho vay và huy động vốn có phần tốn kếm hơn các lĩnh vực khác. Bởi trong lĩnh vực nông nghiệp có nhiều đối tượng vay vốn nằm dải dác phân tán, đặc biệt là cho vay hộ nông dân, không những thế, những khoản vay phát sinh thường rất nhỏ...Các ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực này phải chấp nhận một thực tế khách quan: doanh số cho vay thì thấp mà chi phí lại rất tốn kém. Các chi phí này phát sinh một cách tự nhiên, hoàn toàn không phải do kết quả của sự quản lý yếu kém, với chi phí cao lại chống chế trong giới hạn 0,35%, chắc chắn rằng lợi nhuận sẽ thu hẹp lại và như vậy là không hợp lẽ. Ngược lại trong lĩnh vực có nhiều điều kiện thuận lợi do khách quan, các khoản cho vay phát sinh thường lớn và tập trung, và vì thế nên họ tự nhiên được hưởng mức lợi nhuận cao hơn. Như vậy, nếu đặt ngang bằng về khách quan quản lý thì sự chênh lệch về lợi nhuận giữa các ngân hàng là điều khó chấp nhận. Thứ hai, tạo ra một mặt bằng cạnh tranh bất hợp lý. Chúng ta thừa nhận với nhau rằng chuyển sang cơ chế thị trường phải chấp nhận cạnh tranh, song sẽ không có một mặt hàng cạnh tranh thực sự nếu khống chế chênh lệch 0,35% cho các ngân hàng. Ngân hàng nếu có lợi thế do chi phí thấp có thể chấp nhận mức lợi nhuận ngang với các ngân hàng khác để nâng lãi suất thu hút, giảm lãi suất cho vay. Như vậy, vô tình chúng ta cũng cung cấp thêm sinh khí cho một số ngân hàng và cũng có nghĩa đẩy số ngân hàng còn lại vào tình trạng khó khăn. Thứ ba, chênh lệch 0,35% một con số không thực: Trên thực tế chúng ta không thể tính được chênh lệch thực sự giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi do sự chênh lệch về thời hạn của tiền gửi và thời hạn cho vay. Chúng ta có thể tính được một con số đúng về chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi một khi ngân hàng chỉ là trung gian chuyển nguyên vẹn một số tiền từ khách hàng gửi tiền sang khách hàng vay tiền trong cùng một khoảng thời gian. Nghĩa là nếu khách hàng nào đó cần vay một số tiền trong một thời gian nhất định, ngân hàng sẽ vay của một người khác để chuyển cho khách hàng vay đúng số tiền đó và cũng trong thời gian đó. Song hoạt động của ngân hàng đâu phải như vậy, các kỳ hạn của nguồn vốn trong hoạt động của ngân hang phần lớn là không phú hợp với kỳ hạn cho vay. Có những ngân hàng nguồn vốn hoạt động chủ yếu là nguồn vốn không kỳ hạn (60%-70% tổng nguồn vốn) thì cũng không bao giờ lại có khoản vay không kỳ hạn phát sinh, cho dù nguồn vốn là có kỳ hạn thì cho vay vẫn luôn luôn có hạn. Chức năng chuyển hoá về thời hạn là vhức năng tuyệt vời và chứa đựng nhiều rủi ro của ngân hàng . Vậy thử hỏi làm sao chúng ta có thể tính được một con số thực về chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi khi cả hai đều có cùng một điểm tựa và hầu như khác biệt nhau về thời điểm và thời gian?. Thứ tư, chênh lệch lãi suất thực tế không phản ánh đúng chất lượng hoạt động của ngân hàng. Trong thông tư 05/TT-NH1 ngày 17/8/1996 của ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hướng dẫn phương pháp xác định lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi bình quân thực tế nhằm kiểm tra việc thực hiện lãi suất hàng tháng. Trong công thức tính lãi suất hàng tháng cho thấy: -Lãi suất cho vay bình quân thực tế tháng phụ thuộc vào tổng số lãi cho vay trong tháng. -Lãi suất huy động bình quân thực tế tháng phụ thuộc vào tổng số chi trả tiền gửi trong tháng. Nhưng trên thực tế việc tính toán tiền lãi cho vay thu trong tháng và số tièn gửi trả trong tháng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: -Có loại cho vay thu lãi 3 tháng 1 lần, có loại cho vay lại thu hồi mỗi tháng một lần. -Có thể thu đủ 100% số lãi phải thu trong kỳ, song có nơi, có vùng, có thời kỳ chỉ thu được 60% hoặc 70% số lãi phaỉ thu. Có loại tiền gửi, có thời kỳ trả lãi cuối kỳ song có nhu cầu về vốn bức xúc, không muốn nâng lãi suất một cách lộ liễu, các ngân hàng có thể công bố mức lãi suất cũ thay vì trả lãi cuối kỳ thì ngân hàng trả lãi đầu kỳ. Cách thu lãi cho vay và mức thu lãi cho vay khác nhau, cách trả lãi tiền gửi khác nhau đều làm ảnh hưởng đến lãi suất cho vay bình quân thực tế và lãi suất tiền gửi bình quân thực tế và ảnh hưởng này chắc chắn tác động đến chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất tiền gửi bình quân. Thứ năm, quy định chênh lệch 0,35% không có tác dụng bảo vệ người gửi tiền: Quan tâm đến người gửi tiền là một ý tưởng tốt đẹp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Mặt khác bảo vệ người gửi tiền không chỉ là quân tâm đến người gửi tiền mà chính là đến sự tồn tại, suy vong của một ngân hàng. Theo cách lập luận của một số người khi ngân hàng Nhà nước khống chế chênh lệch 0,35% giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất tièn gửi bình quân thì các ngân hàng không thể hạ thấp lãi suất tiền gửi, vì hạ lãi suất tiền gửi sẽ làm cho chênh lệch thực tế cao lên. Song nếu suy xét một cách kỹ càng chúng ta sẽ thấy 1,25% cũng chỉ là lãi suất trần, chứ không phải là lãi suất bặt buộc. Nếu 1,25% chỉ là lãi suất trần thì các ngân hàng có thể huy động được nguồn vốn có chi phí thấp sẽ là điều kiện để cho ngân hàng định ra lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất trần. Hơn nữa, chỉ trong cơ chế độc quyền mới có thể định ra một mức lãi suất tuỳ thích, còn trong cơ chế cạnh tranh thì việc đưa ra một lãi suất tiền gửi thấp thì chẳng khác nào tự giết mình. Và trong thực tế cho thấy, vì cạnh tranh để thu hút nguồn vốn không kỳ hạn nên các ngân hàng đã thi nhau đẩy lãi suất tiền gửi thanh toán lên. 2.2.2.Các hình thức huy động vốn trong nhân dân chưa hoàn thiện Hiện nay chúng ta có hai hình thức huy động chính: Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. ở đây chỉ tập trung xem xét loại tiền gửi có kỳ hạn Người gửi tiền có kỳ hạn thường chú ý hơn đến lãi suất tiền gửi, họ có sự lựa chọn kỹ càng nhưng không phải lúc nào cũng chọn được hình thức gửi tiền thích hợp voứi đặc diểm thu nhập và chi tiêu của mình. -Về kỳ hạn: chúng ta chỉ có kỳ hạn ngắn 3-6-12 tháng là chủ yếu, chưa có các loại tiền gửi dài hạn từ 5-10-15 năm. -Về lãi suất: chưa thật rõ nét về sự ưu đãi lãi suất cho tiền gửi trung và dài hạn. -Chưa thật sự ưu tiên cho người gửi tiền có kỳ hạn dài: Hiện nay tiền gửi có kỳ hạn thường chỉ được lấy lại khi đáo hạn và cũng chưa có hình thức gưỉ dài hạn với lãi suất ưu đãi hơn. Một người gửi dài hạn 10 năm nhằm lấy chi tiêu thường xuyên đã không thực hiện được. Các NHTM thường không trả lãi hàng tháng. Người gửi phải gửi vào loại kỳ hạn 3 tháng để lấy lãi thường xuyên hơn và do đó giảm tính vững chắc của số dư tiền gửi. -Chưa có sự đảm bảo rõ nét cho giá trị của tiền gửi dài hạn. Người gửi tiền trung và dài hạn không thể yên tâm rằng sau 5-10 năm giá trị của tiền gửi vẫn còn được bảo toàn, nếu như chỉ nhìn vào con số về lãi suất. Thực tế mất giá đồng tiền vẫn còn và mức độ trượt giá là khó dự đoán. Đòi hỏi bên cạnh lãi suất phải có công cụ khác, một khẳng định chắc chắn hơn. 2.2.3.Chưa đồng bộ thiếu khoa học trong tổ chức các nghiệp vụ huy động tiền gửi. -Các thẻ tiết kiệm là ấn chỉ quan trọng, nếu là thẻ tiết kiệm không ghi danh thì còn có giá trị như tiền nhưng không có các yếu tố an toàn đặc biệt như tiền. Trong thực tế khi một thẻ tiết kiệm lưu hành thì tại một nơi khác, không phải là nơi phát hành không thể xác định thẻ đó là thật hay giả bởi không có ký hiệu đặc biệt như sợi phản quang... hoặc không có ký hiệu mật khác. -Thiếu thông tin lẫn nhau gây khó khăn cho người gửi tiền. Ví dụ một khách hàng A gửi tiền ở quỹ tiết kiệm số 1 và dùng thẻ tiết kiệm đó để thế chấp vay vốn tại phòng giao dịch B (cùng chi nhánh ngân hàng), thì phòng giao dịch B không có thông tin đảm bảo đó là thẻ tiết kiệm thật-còn số dư-chưa báo mất(?) phải yêu cầu khách hàng trở lại quỹ tiết kiệm số 1 chứng nhận. Mặc dù việc chứng nhận đã cũng ít ý nghĩa vì mẫu dấu và chữ ký của Quỹ tiết kiệm số 1 không được đăng ký trước. -Chưa đáp ứng nhu cầu quan trọng và phổ biến của người gửi là : gửi một nơi nhưng lại rút ở một nơi khác -Chưa tổ chức được các hoạt động thanh toán, chuyển tiền ngay từ cơ sở huy động tiền gửi. Người bắt buộc phải rút tiền mặt để thực hiện thanh toán lẫn nhau, hoặc vận chuyển tiền đến nơi khác. -áp dụng các qui định một cách máy móc, dành thuận lợi cho mình, nhường thiệt thòi cho người gửi tiền. Hiện tại một số NHTM để thuận tiện cho hạch toán thì chỉ sử dụng các thẻ tiết kiệm có kỳ hạn theo kiểu sử dụng một lần ( gửi một lần, rút một lần), làm thiệt hại cho khách hàng. Ví dụ: Ông A gửi tiền tiết kiệm 3 tháng, theo cách nhiều kỳ liên tục không rút vốn, ngày 1/1 nhằm ngày 1/4 được lấy lãi. Khi đó ông phải rút toàn bộ vốn và lãi vì lập thủ tục mới để gửi lại số tiềnvốn. Nếu do chậm trễ, ngày 15/4 mới tới được thì món gửi mới ( do rút ra gửi lại) tính từ 15/4. Còn từ 1-15/4 ông phải chịu thiệt thòi không có lãi hay hưởng lãi không kỳ hạn. -Thủ tục rườm rà không cần thiết. Theo nguyên tác người gửi tiền xuất trình giấy chứng minh nhân dân để gửi tiền, thì họ cũng chỉ làm như vậy khi rút, kể cả khi báo mất thẻ tiết kiệm. Trong thực tế khi báo mất thẻ lại yêu cầu chứng nhận của chính quyền là không cần thiết. Vả lại nếu họ báo mất vào ngày đáo hạn thì phải đợi 10 ngày sau nếu chưa có ai lợi dụng mới được rút ra cũng càng không cần thiết. Điều đó gây tâm lý không an tâm, người gửi có thể hiểu rằng tiền gửi tại ngân hàng vẫn có thể bị người khác đến rút và có thể sẽ bị mất nếu người khác lợi dụng. ở đây phải khẳng định rằng: Nếu tiền gửi có ghi danh mà quĩ tiết kiệm bị người khác lợi dụng rút ra thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm, chứ không phải là người gửi kể cả họ bị mất thẻ tiết kiệm. 2.2.4.Nhân dân chưa tin vào ngân hàng Dù nhà nước có khá nhiều nỗ lực cho hoạt động ngân hàng và ngày càng có nhiều tiện ích ngân hàng ra đời như: ngân phiếu thanh toán, chi phiếu cá nhân, thẻ tín dụng... nhưng hiện nay vẫn còn một số không ít người chưa thực sự tin vào ngân hàng, dĩ nhiên họ có lý do riêng như sợ có người biết có tiền hoặc lý do nào khác nữa. 2.2.5.Sự trượt giá của đồng tiền Đồng tiền của chúng ta dù đã ổn định nhưng vẫn còn trượt giá nhất định biểu hiện qua sự tưng lên của giá cả hàng hoá, hoặc sút giá so với đồng đô-la. Nếu làm con tính kỹ lưỡng thì sự trượt giá vẫn còn thấp hơn tiền lãi thu được, nhưng điều này còn là một nỗi ưu tư của người dân vì họ vẫn còn phần nào dè dặt và đối với một số ít người việc chuyển thành những thứ có giá trị bền vững như là: mua vàng, mua đô-la, nữ trang quí ( Hạt xoàn, kim cương) có vẻ như an toàn hơn. Tiết kiệm và tiêu dùng luôn luôn là hai yếu tố đối nghịch nhau. Một điều rất hiển nhiên là trong những năm gần đây với chính sách mở cửa và sự phát triển của cơ chế thị trường, áp lực chủ nghĩa tiêu dùng ngày càng tăng cao và điều đó có ý nghĩa là người dân sẽ giảm bớt đi tiết kiệm, trước hết cho bản thân họ và gia đình, nhưng sau cùng ảnh hưởng đến việc nhập nguồn vốn đầu tư từ nhân dân qua con đường tiết kiệm...Dĩ nhiên, chúng ta không quên một điều là sức mạnh tiêu dùng cũng là một động cơ phát triển sản xuất, nhưng sự tiêu dùng hiện nay vượt quá sự cần thiết và có những tiêu dùng chưa chắc là đã góp phần vào sự thúc đẩy sản suất trong nước phát triển, ví dụ như tiêu dùng mà chỉ nhằm vào hàng ngoại, tiêu dùng lãng phí, đua đòi... 2.2.6.Chính sách tập trung vốn từ dân -Chúng ta chưa cụ thẻ hoá chính sách này và ngược lại trong khi chúng ta có chính sách này cùng lúc lại có những biện pháp tuy đúng đắn nhưng lại khiến cho người dân có cảm giác là Nhà nước không cần đến vốn của dân. Ví dụ, việc giảm lãi suất tiết kiệm hoặc khá nhiều ngân hàng từ chối nhận tiền gửi 3 thàng mà không có những giải thích cần thiết. -Việc thu hút vốn dài hạn cũng không nhất quán, dù ngân hàng Nhà nước có nêu lên vấn đề là biện pháp thu hút vốn trung và dài hạn nhưng nếu nhiều ngân hàng không chấp nhận gửi dài hạn thì dù có đề ra bao nhiêu biện pháp cũng vô dụng. 2.2.7.Chưa hình thành thị trường vốn, thị trường chứng khoán có tổ chức để thực hiện huy động vốn Khi nghiên cứu thực trạng huy động vốn của nhân dân ta trong những năm gần đây, chúng ta đều thấy mặc dù các hình thức huy động vốn ngày càng phong phú, đa dạng, song kết quả huy động vốn chưa cao, chưa phản ánh hết tiềm năng vốn trong nền kinh tế, hiệu quả lượng vốn không cao, gây thất thoát lãng phí lớn, tỷ lệ vốn vay trung và dài hạn rất thấp kể cả vay trong và ngoài nước. Đi tìm một nguyên nhân cho hiện tượng này ta đều thấy có một nguyên nhân quan trọng là: chưa hình thành thị trường vốn, thị trường chứng khoán có tổ chức để thực hiện huy động vốn 2.2.8.Thông tin đại chúng Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng thấy tràn ngập quảng cáo về hàng tiêu dùng, còn về ngân hàng cũng chỉ là ngân hàng tư và cũng chỉ làm tiếp thị khi họ cần huy động vôns hoặc để đủ vốn theo qui định hoặc cần làm một áp phe hay đầu tư gì mà thôi. Còn các chính sách về thu huý vốn từ dân, những tiện ích ngân hàng, lợi ích của đất nước khi người dân góp tiền tiết kiệm vào ngân hàng và nhiều thứ nữa để người dân có thể tham gia đóng góp đồng tiền của họ hầu như không có gì cả, thỉnh thoảng chỉ thấy trên báo chí đăng là kho bạc Nhà nước cần huy động vốn...vài hôm thì thôi, rồi có người biết tin hơi muộn khi đến kho bạc Nhà nước thì được trả lời đã hết hạn là phải ôm tiền về... Chương III: Một số giải pháp huy động vốn I.Các quan điểm về việc huy động vốn của NHTM Việt Nam Để có thể huy động vốn qua Ngân hàng có kết quả, cần nhận thức đúng đắn, sâu sắc các quan điểm có tính định hướng trong việc huy động vốn trong các tổ chức kinh tế, trong dân cư nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triến kinh tế và đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước từ nay đến năm 2000. 1.Từ nay đến năm 2000, theo cơ quan hoạch định chính sách, chúng ta cần từ 42-45 tỷ USD (khoảng 500.000 tỷ VNĐ) là cái giá phải trả cho bài toán tăng trưởng kinh tế cần phải đạt được. Trong tổng số vốn nói trên, chừng một nửa được tìm kiếm ở nước ngoài, số còn lại (khoảng 250.000 tỷ VNĐ) phải huy động trong nước với quan điểm nhất quán là: vốn nước ngoài dù chiếm bao nhiêu cũng ở vị trí quan trọng; vốn trong nước bao giờ cũng giữ vai trò chủ yếu, quyết định. Vốn bao gồm nhiều dạng: lao động, đất đai, trí tuệ, tài nguyên, vật tư kỹ thuật, kim loại quý, tiền...tiền vẫn là hình thái vốn tiêu biểu, to lớn, năng động, có hiệu suất sử dụng cao nhất. 2.Huy động vốn trong nước qua hệ thống Ngân hàng, tức NHTM và các tổ chức tín dụng, là kênh quan trọng nhưng không phải là kênh duy nhất. Quan niệm rõ hơn, kênh tập trung vốn ngân sách nào tài chính vừa to lớn, vững chắc, ổn định; kênh thu hút vốn qua ngân hàng vừa là linh hoạt, không giới hạn tái sinh...là 2 kênh hợp lại giữ vai trò “động mạch chủ” điều tiết, cung ứng, tái tạo “máu” thường xuyên cho nhu cầu đối với toàn bộ nền kinh tế sinh tồn và tăng trưởng. 3.Nguồn vốn tín dụng ngân hàng là tiền: đi vay để cho vay. Ngân hàng mang danh là cơ quan tiền tệ nhưng tự nó không có tiền. Gọi đúng tên, nó là tổ chức trung gian tài chính, thuê tiền người này để cho người khác thuê lại. Còn có chữ tín đúng nghĩa đối ứng cả đôi bên và sự ràng rịt nghiêm ngặt chữ tín đó bởi một loạt nguyên tắc, chế độ tín dụng mới hy vọng có quan hệ tín dụng chân chính; tín dụng mới đạt cả chất và lượng đồng đều cho cả hai phía người đi vay và kẻ cho vay. Sự lợi dụng lẫn nhau dưới chiêu bài “tín dụng” mập mờ, bất hợp pháp, sớm muộn tất yếu cũng kéo nhau chôn vùi tất cả. Trong kinh tế thị trường, phạm trù tín dụng không khép kín trong nghĩa hẹp trong tổ chức ngân hàng, nó là mối quan hệ kinh tế chằng chịt, phức tạp bởi tín hiệu thị trường thường xuyên tác động vào ngân hàng. 4.Huy động vốn phải gắn chặt với yêu cầu sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. Vì nếu không sẽ gây áp lực lạm phát và cũng không thẻ huy động tiếp được.Ngân hàng huy động vốn không chỉ dừng lại ở mục đích là góp phần kiềm chế lạm phát, củng cố giá trị đồng tiền, mà ý nghĩa quan trọng của nó còn ở chỗ đưa vốn vào sử dụng có hiệu quả. Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả chính là một cách tạo vốn và phát triển vốn một cách vững chắc nhất. Do đó, cùng với chiến lược huy động vốn cần có chiến lược sử dụng vốn đúng đắn cho thời gian trước mắt và lâu dài một cách có hiệu quả, tiét kiệm. Trong hoạt động tín dụng cần bố trí vốn đầu tư vào những công trình trọng điểm, thi công nhanh sớm đưa vào sử dụng, những dự án sản xuất kinh doanh có tính khả thi, thiết thực và hiệu quả để thu hồi vốn đúng hạn, hạn chế nợ quá hạn, rủi ro làm thất thoát vốn. 5.Kết hợp hài hoà lợi ích của người gửi tiền và Ngân hàng: Trong nền kinh tế với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, lợi ích của người gửi tiền vẫn chưa được chú ý đúng mức; thậm chí khi lạm phát, đồng tiền mất giá vẫn không được đền bù thiệt hại một cách thoả đáng. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, lợi ích kinh tế là vấn đề cả hai bên cùng quan tâm. Quan hệ giữa người gửi tiền và ngân hàng thực chất là quan hệ giữa bên bán và bên mua, hai bên cùng thực hiện mục đích kinh doanh tiền tệ. Do đó lãi suất tiền gửi phải được căn cứ vào cung- cầu trên thị trường để xác định một cách thoả đáng, phù hợp với chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Nếu lãi suất thấp hơn chỉ số trượt giá thì không huy động được vốn. Ngược lại, nếu nâng lãi suất lên rất cao để thu hút vốn thay vì nâng cao chất lượng phục vụ, thiết lập sự tín nhiệm của khách hàng trên nhiều mặt, hoàn toàn không phải là một biện pháp tối ưu trong công tác huy động vốn. II.Một số giải pháp huy động vốn 1.Giải pháp về lãi suất: Lãi suất là công cụ quan trọng để ngân hàng huy động nguồn vốn hiện có trong các tầng lớp dân cư, Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác... Kinh nghiệm của các nước thành công trong sự phát triển kinh tế, mà trước hết là huy động vốn bằng công cụ lãi suất, đã cho thấy: chính sách lãi suất chỉ phát huy được hiệu lực của nó đối với việc huy động vốn trong điều kiện tiền tệ ổn định, giá cả ít biến động hay nói cách khác là lạm phát ở mức vừa phải và không biến động thất thường. Ngân hàng đã sử dụng thành công chính sách lãi suất (lãi suất danh nghĩa cao hơn chỉ số lạm phát) để chống lạm phát vào nnăm 1989, bên cạnh đó đã thu hút một số vốn đáng kể vào ngân hàng. Tuy nhiên lãi suất đầu vào quá cao đã làm cho ngân hàng không thể cho vay hoặc cho vay rất khó vì các ngành sản xuất thường không chịu đựng nổi. Việc sử dụng chính sách để chống lạm phát trong việc thực thi chính sách tiền tệ, chỉ là giải pháp tình thế, nhưng về lâu dài chính sách lãi suất phải góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế. Do đó cần thiết phải sử dụng một chính sách lãi suất hợp lý để vừa đẩy mạnh thu hút ngày càng nhiều các nguồn vốn trong xã hội, vừa kích thích các đơn vị tổ chức kinh tế sử dụng vốn có hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh. Để cho công cụ lãi suất phát huy được vai trò tác dụng của mình trong cơ chế thị trường, chính sách lãi suất cần được tiếp tục xử lý theo hướng sau: -Chỉ đạo lãi suất theo nguyên tắc kinh tế thị trường và mối quan hệ cung - cầu về vốn. Lãi suất đầu ra quyết định lãi suất đầu vào, căn cứ vào lãi suất sử dụng vốn để quyết định lãi suất huy động vốn, đảm bảo NHTM kinh doanh có lãi ( lãi suất dương). -Lãi suất danh nghĩa phải bằng lãi suất thực cộng với tỷ lệ lạm phát dự kiến ( lãi suất dương), nghĩa là phải theo dõi lãi suất trên thị trường vốn và tỷ lệ trượt giá để điều chỉnh kịp thời và linh hoạt. -Lãi suất huy động danh nghĩa phải cao hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến (dương) để khuyến khích tiết kiệm, tránh tích luỹ vàng và ngoại tệ. -Lãi suất cho vay trụng bình, khoản chênh lệch chính là “ lãi gộp” của ngân hàng để bù đắp chi phí, thuế, chi phí dự trữ bắt buộc, đề phòng rủi ro và có lãi. Do đó người vay buộc phải sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả. -Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn phải cao hơn lãi suất loại tiền gửi không có kỳ hạn. -Lãi suất ngắn hạn phải thấp hơn lãi suất dài hạn. -Cần thực hiện lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay đồng đều, bình đẳng giữa các tổ chức, thành phần, ngành kinh tế. Một số kiến nghị trong vấn đề xử lý lãi suất nhằm đẩy mạnh việc thu hút các nguồn nhàn rỗi trong xã hội: -Hiện nay, các Ngân hàng thương mại thực hiện việc huy động và cho vay vốn giới hạn theo lãi suất cho vay trần tối đa và chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân là 0,35% do Ngân hàng NHà nước Việt Nam quy định. Việc quy định như vậy đã làm cho một số NHTM hoạt động khó khăn, chi phí lớn sẽ không đẩy mạnh việc huy động vốn. Do đó trong điều kiện hiện nay kiến nghị cho phép NHTM thực hiện mức chênh lệch có lãi suất phân biệt giữa các Ngân hàng theo nguyên tắc: Ngân hàng hoạt động có khó khăn, địa bàn hoạt động rộng, chi phí hoạt động lớn thì cho phép mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân lớn hơn mức quy định hiện nay. Khi Ngân hàng đi vào hạt động tốt hơn, kiến nghị bỏ mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân. Về lâu dài khi thị trường phát triển mạnh sẽ tự do hoá lãi suất huy động và cho vay. -Thông thường ở các nước, các loại tiền gửi Ngân hàng dùng để thanh toán , nhất là loại gửi không kỳ hạn đều không được Ngân hàng trả lãi và Ngân hàng cũng không yêu cầu khách hàng trả lệ phí dịch vụ các khoản thanh toán này. Cùng với việc đẩy mạnh pját triển kinh tế hàng hoá, việc cải tiến nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ Ngân hàng, tạo điều kiện cho mọi người dân có đủ năng lực pháp lý thuộc mọi thành phần kinh tế được mở tài khoản và thanh toán qua Ngân hàng, chính đó là điều kiện để mở rộng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào Ngân hàng. Thực tế ở nước ta hiện nay phần lớn dân chúng chưa quen với các dịch vụ và thanh toán qua Ngân hàng, mặt khác công tác thanh toán qua Ngân hàng hiện nay đang từng bước được hiện đại hoá và chưa thực sự hấp dẫn lôi cuốn khách hàng. Cho nên trước mắt vẫn giữ ở mức lãi suất như hiện nay để khuyến khích dân chúng gửi tiền vào Ngân hnàg đồng thời tạo lập thói quen sử dụng các dịch vụ Ngân hàng trong hoạt động giao dịch, mua bán và thanh toán. Trong các năm tới khi dịch vụ Ngân hàng phát triển, công tác thanh toán qua Ngân hàng được hiện đạI hoá, Ngân hàng sẽ không trả lãi đối với tài khoản tiền gửi không kỳ hạn nhưng đồng thời Ngân hàng làm dịch vụ không thu tiền trên các tài khoản này. -Đối với lãi suất tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của dân cư hiện nay còn chênh lệch, không những thể hiện sự không bình đẵng giữa các tổ chức kinh tế và dân cư, không phù hợp cới yêu cầu của kinh tế thị trường, mà còn chưa động viên khuyến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc72628.DOC
Tài liệu liên quan