Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU

Lời nói đầu

Chương 1:Một số vấn đề chung về hoạt động xuất khẩu

1.1 Xuất khẩu và sự cần thiết phải đấy mạnh xuất khẩu

1.2 Các hình thức xuất khẩu

1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp

1.2.2 Xuất khẩu uỷ thác

1.2.3 Xuất khẩu tại chỗ

1.2.4 Buôn bán đối lưu

1.2.5 Tạm nhập tái xuất

1.3 Yếu tố sản xuất

1.4 Thị trường xuất khẩu

1.5 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam

Chương 2 : Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU

2.1 Một số nét chính về thị trường dệt may EU

2.1.1 Quy mô thị trường

2.1.2 Tập quán và thị hiếu người tiêu dùng

2.1.3 Kênh phân phối

2.1.4 Chính sách thương mại

2.2 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU

2.2.1 Tiềm năng phát triển của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường EU

2.2.2 Kim nghạch xuất khẩu và cơ cấu hàng dệt may Việt Nam trên thị trường EU

2.2.3 Phương thức thâm nhập vào thị trường EU

2.2.4 Một số thị trường trong khối EU

2.3 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường EU

2.3.1 Những kết quả đạt được

2.3.2 Những ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trường EU

 

doc60 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1078 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bán hàng dệt may sửa đổi, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU tăng nhanh, năm 1993 đạt 259 triệu USD, năm 1997 đạt 410 triệu USD và cao nhất 2000 lên tới 609 triệu USD, nhưng do những khó khăn cạnh tranh trong tình hình mới con số này đã giảm xuống 559 triệu USD năm 2001 và năm 2002 là 540 triệu USD (theo số liệu thống kê của Vinatex). Thị trường EU chiếm tỷ trọng 46.7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 1995, năm 1998 con số này là 48.1%. Còn theo số liệu thống kê của EU, năm 1996 đạt 405,8 triệu USD, năm 1997 đạt 466,1 triệu USD, năm 1998 lên đến 578,7 triệu USD. + Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng chủ lực của dệt may sang EU năm2004 Bảng 2.1. Tổng hợp tình hình XK hàng dệt may sang EU năm 2004 STT Chủng loại Đơn vị tính Hạn ngạch Số lượng Tỷ lệ % so với HN Kim ngạch USD Giá bình quân I. Các chủng loại hàng xuất khẩu cần có thông báo giao hạn ngạch 1 Cat. 4 Chiếc 28,047,913 18,175,461 64.80% 34,135,754.27 1.88 USD/Chiếc 2 Cat. 6 Chiếc 11,737,760 8,723,628 74.32% 51,952,459.70 5.96 USD/Chiếc 3 Cat. 14 Chiếc 708,100 582,346 82.24% 2,919,289.71 5.01 USD/Chiếc 4 Cat. 41 Tấn 1,690.51 1,398.87 82.75% 2,011,887.74 1,438.22 USD/Tấn II. Các chủng loại có áp dụng HN nhưng thực hiện cấp E/L tự động 1 Cat. 5 Chiếc 10,300,450 7,557,570 73.37% 42,747,648.03 5.66 USD/Chiếc 2 Cat. 7 Chiếc 8,634,890 3,829,325 44.35% 11,416,850.97 2.98 USD/Chiếc 3 Cat. 8 Chiếc 27,567,581 12,340,675 44.77% 66,611,559.44 5.40 USD/Chiếc 4 Cat. 9 Tấn 1,137.77 655.53 57.62% 3,428,905.56 5,230.76 USD/Tấn 5 Cat. 10 Đôi 2,583,974 1,838,396 71.15% 3,036,753.33 1.65 USD/Đôi 6 Cat. 12 Đôi 4,189,134 206,312 4.92% 78,974.19 0.38 USD/Đôi 7 Cat. 13 Chiếc 16,337,660 10,534,382 64.48% 10,346,921.27 0.98 USD/Chiếc 8 Cat. 15 Chiếc 1,399,729 931,721 66.56% 13,211,217.38 14.18 USD/Chiếc 9 Cat. 18 Tấn 2,136.86 499.95 23.40% 3,245,975.50 6,492.59 USD/Tấn 10 Cat. 20 Tấn 307.41 201.69 65.61% 2,847,397.31 14,117.86 USD/Tấn 11 Cat. 21 Chiếc 24,444,340 11,289,286 46.18% 160,051,099.89 14.18 USD/Chiếc 12 Cat. 26 Chiếc 3,134,580 679,279 21.67% 2,961,021.36 4.36 USD/Chiếc 13 Cat. 28 Chiếc 9,984,230 5,336,756 53.45% 11,474,140.39 2.15 USD/Chiếc 14 Cat. 29 Bộ 1,070,340 685,790 64.07% 4,779,504.15 6.97 USD/Bộ 15 Cat. 31 Chiếc 11,878,160 4,884,305 41.12% 16,271,356.72 3.33 USD/Chiếc 16 Cat. 35 Tấn 1,619.81 328.67 20.29% 1,014,484.97 3,086.60 USD/Tấn 17 Cat. 39 Tấn 301.77 190.42 63.10% 2,667,621.41 14,009.07 USD/Tấn 18 Cat. 68 Tấn 1,111.55 449.51 40.44% 5,879,347.31 13,079.34 USD/Tấn 19 Cat. 73 Bộ 2,782,510 696,536 25.03% 4,340,221.97 6.23 USD/Bộ 20 Cat. 76 Tấn 2,643.60 1,669.80 63.16% 17,218,757.11 10,311.89 USD/Tấn 21 Cat. 78 Tấn 2,960.18 2,030.03 68.58% 37,653,369.17 18,548.17 USD/Tấn 22 Cat. 83 Tấn 988.61 783.18 79.22% 9,645,636.65 12,316.00 USD/Tấn 23 Cat. 97 Tấn 489.27 210.38 43.00% 1,326,513.35 6,305.26 USD/Tấn 24 Cat. 118 Tấn 315.02 85.45 27.13% 2,527,566.65 29,578.27 USD/Tấn 25 Cat. 161 Tấn 720.55 27.98 3.88% 135,999.54 4,861.00 USD/Tấn III. Các chủng loại hàng không áp dụng hạn ngạch 1 Cat. 1 Tấn 287.10 614,873.05 2,141.65 USD/Tấn 2 Cat. 2 Tấn 51.02 239,594.71 4,695.65 USD/Tấn 3 Cat. 3 Tấn 183.68 470,777.99 2,563.02 USD/Tấn 4 Cat. 16 Bộ 454,238 4,020,977.99 8.85 USD/Bộ 5 Cat. 17 Chiếc 135,276 2,095,496.87 15.49 USD/Chiếc 6 Cat. 19 Chiếc 28,354 34,828.67 1.23 USD/Chiếc 7 Cat. 22 Tấn 227.10 543,569.96 2,393.51 USD/Tấn 8 Cat. 23 Tấn 39.19 96,453.24 2,461.10 USD/Tấn 9 Cat. 24 Bộ 8,427,407 5,630,011.31 0.67 USD/Bộ 10 Cat. 27 Chiếc 1,822,375 5,447,191.22 2.99 USD/Chiếc 11 Cat. 33 Tấn 12,523.05 16,301,484.38 1,301.72 USD/Tấn 12 Cat. 36 Tấn 0.15 5,740.00 38,523.49 USD/Tấn 13 Cat. 37 Tấn 8.00 30,270.52 3,785.66 USD/Tấn 14 Cat. 40 Tấn 0.62 22,949.96 36,956.46 USD/Tấn 15 Cat. 62 Tấn 0.13 1,280.00 10,039.22 USD/Tấn 16 Cat. 66 Tấn 0.00 1.00 500.00 USD/Tấn 17 Cat. 67 Tấn 0.05 2,509.20 53,501.07 USD/Tấn 18 Cat. 72 Tấn 87.70 752,613.65 8,581.43 USD/Tấn 19 Cat. 84 Tấn 49.38 13,055.02 264.41 USD/Tấn 20 Cat. 86 Tấn 0.50 10,518.75 20,982.94 USD/Tấn 21 Cat. 88 Tấn 0.12 2,077.88 18,068.52 USD/Tấn 22 Cat. 90 Tấn 65.94 112,302.82 1,703.06 USD/Tấn 23 Cat. 112 Tấn 0.02 405.62 17,635.65 USD/Tấn 24 Cat. 120 Tấn 3.39 149,962.66 44,256.36 USD/Tấn 25 Cat. 136 Tấn 0.92 13,293.29 14,480.71 USD/Tấn 26 Cat. 141 Tấn 0.09 1,546.00 16,989.01 USD/Tấn 27 Cat. 142 Tấn 0.38 5,760.00 15,000.00 USD/Tấn 28 Cat. 154 Tấn 0.04 390.00 9,750.00 USD/Tấn 29 Cat. 156 Tấn 0.05 667.58 13,351.60 USD/Tấn 30 Cat. 157 Tấn 53.90 338,016.07 6,270.90 USD/Tấn 31 Cat. 159 Tấn 134.33 4,980,559.92 37,077.43 USD/Tấn 32 Cat. 160 Tấn 0.59 21,858.83 37,070.23 USD/Tấn Tổng kim ngạch XK 567,899,273.20 (Nguồn : Thống kê Bộ thương mại – www.mot.gov.vn) + Tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam theo thị trường trong Liên minh là Đức (49.9%), Pháp (10.8%), Hà Lan (10.3%), Anh (9.4%), Bỉ (6.1%), Tây Ban Nha (5.1%). Italia (4.4%), Đan Mạch (2.0%), Thuỵ Điển (1.9%), Áo (1.5%), Phần Lan (0.6%), Ailen (0.4%), Lucxembuorg (0.3%), Hy Lạp (0.2%) và Bồ Đào Nha (0.1%). Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU qua các năm Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Kim ngạch XK Triệu USD 225 410 521 555 609 559 540 (Nguồn: Thống kê năm 2002 của Vinatex) Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu dệt may vào EU qua các năm Từ khi Hiệp định hàng dệt may được thực hiện, EU đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam, Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng lên rất nhanh, nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU lại đang gặp rất nhiều khó khăn: Thiếu bạn hàng tiêu thụ trực tiếp, không ký được hợp đồng xuất khẩu trực tiếp với các bạn hàng EU mà phải thông qua trung gian nên gần 80% hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường EU phải gia công qua nước thứ ba, hiệu quả kinh tế thấp. Phần gia công cho các nước khác (không thuộc ASEAN) xuất sang EU thì không được hưởng ưu đãi thuế quan dành cho Việt Nam. Số lượng hàng hoá EU dành cho Việt Nam còn quá thấp so với nhiều nước và khu vực: chỉ bằng 5% của Trung Quốc, 10-20% của các nước ASEAN. Số hạn ngạch bị hạn chế thành nhiều nhóm hàng so với các nước khác: Thái Lan có 20 nhóm hàng, Singapore có 8 nhóm hàng, trong kho đó Việt Nam 1993-1995 có 106 nhóm hàng, 1996-1998 có 54 nhóm, từ 1998 có 29 nhóm hàng Sản phẩm xuất khẩu chỉ tập trung vào một số sản phẩm truyền thống (hàng quen làm dễ thu lợi nhuận) như: áo jacket, áo sơmi và quần tây. Các sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, chất lượng cao thì Việt Nam chưa sản xuất được hoặc sản xuất với một tỷ lệ rất thấp. Cũng giống như mặt hàng giày dép, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU chủ yếu theo hình thức gia công (chiếm tỷ trọng gần 80%) nên hiệu quả thực tế nhỏ. Nguyên nhân là do: Ngành dệt may vẫn chưa đạp ứng được nhu cầu về nguyên vật liệu của ngành may. Sự dễ dãi và ít rủi ro của phương thức gia công nên ngành may tuy phát triển rất nhanh nhưng vẫn là một khu vực sản xuất nhiều tác phong công nghiệp và thiếu khả năng cạnh tranh. Phương thức phân bổ hạn ngạch chưa hợp lý cũng đã kìm hãm tính năng động và sáng tạo của các doanh nghiệp may. Những rào cản trong thương mại dệt may tại thị trường EU. Để đẩy mạnh xuất khẩu sang EU trong thời gian tới, ngoài nỗ lực của chính phủ tạo điều kiện cho ngành dệt may phát triển, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải cải tiến chất lượng, đa dạng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của thị trường và có thể cạnh tranh được với các sản phẩm của Trung Quốc và các nước ASEAN khác trên thị trường này khi EU huỷ bỏ chế độ hạn ngạch. Nếu những năm tới chế độ hạn ngạch bị huỷ bỏ, tuy không còn các hạn chế định lượng nhưng đồng thời Việt Nam cũng sẽ không còn được hưởng các ưu đãi về thuế quan, vì vậy đòi hỏi sản phẩm dệt may của ta phải nâng cao khả năng cạnh tranh để duy trì vị trí trên thị trường. Bên cạnh đó, EU là một thị trường đòi hỏi cao về chất lượng và mẫu mốt. Thời trang là một trong những yếu tố quyết định tiêu thụ sản phẩm trên thị trường này. Xu hướng buôn bán nội khu vực giữa các nước EU cũng là một khó khăn cho Việt Nam trong khả năng tăng cường xuất khẩu sang thị trường này. Xuất khẩu hàng dệt may sang EU vừa qua đã bớt căng thẳng hơn do EU đã tăng thêm hạn ngạch năm 2004, đồng thời tạm thời chưa áp dụng hạn ngạch đối với 10 nước thành viên. Tuy nhiên, mức tăng vào thị trường này cũng không đáng kể, do giá trị xuất khẩu vào thị trường EU-15 khoảng 600-700 triệu USD/năm, khoảng bằng 1/3 xuất khẩu vào thị trường Mỹ và thị trường 10 nước thành viên mới cũng chỉ đạt khoảng trên dưới 100 triệu USD/năm. Thị trường dệt may năm 2005 khi mà các nước là thành viên WTO được loại bỏ hạn ngạch là một thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 2.2.3 Phương thức thâm nhập vào thị trường EU Xuất khẩu qua trung gian là con đường mà phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng để thâm nạp thị trường EU ở thời kỳ ban đầu ,mới khai phá thị trường này .Khi đó thị trường EU còn rất mới mẻ và bỡ ngỡ đối với các doanh nghiệp Việt Nam,hơn nữa lại thiếu kinh nghiệm về thương trường nên không thiết lập được quan hệ bạn hàng trực tiếp với các đối tác EU.Do vậy mà các doanh nghiệp đã phải xuất khẩu sang EU qua các bạn hàng trung gian mà chủ yếu là ở Châu á.Hình thức này chỉ thích hợp với thời kỳ đầu khai phá thị trường EU. Xuất khẩu trực tiếp là con đường chính thâm nhập thị trường EU hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam.Hình thức này thích hợp với thời kỳ sau khai phá,từ giữa thập niên 90 đến nay.Khi quy mô xuất khẩu còn nhỏ bé và các mặt hàng còn phân tán nhưng dễ tạo ra thế bị động đối với các nhà xuất khẩu do khó nắm bắt về thông tin thị trường như thay đổi về chính sách ngoại thương,quy chế xuất khẩu …của EU có ảnh hưởng tới hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.Ngoài hình thức trên thì đầu tư trực tiếp và liên doanh là hình thức được chú ý trong thời gian tới.Liên doanh có thể dưới hình thức sử dụng giấy phép,nhãn hiệu hàng hoá.Có nghĩa là hàng hoá của mình xuất sang thị trường dưới danh nghĩa của các công ty nước ngoài nổi tiếng.Bởi vì người tiêu dùng tại đây thích và có thói quen sử dụng những nhã hiệu sản phẩm nổi tiếng chất lượng là yếu tố quyết định tiêu dùng đối với phần lớn các mặt hàng được tiêu thụ trên thị trường này chứ không phải là giá cả.Tại thời điểm này hàng hoá Việt Nam chưa có danh tiếng nên rất khó thâm nhập vào thị trường EU.Hơn nữa năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu.Do vậy mà liên doanh dưới hình thức sử dụng giấy phép,nhãn hiệu hành hoá,tên sản phẩm có thể sẽ là biện pháp tối ưu nhất để các nhà xuất khẩu Việt Nam thâm nhập vào thị trường này .Đầu tư trực tiếp chưa phải là hướng chính để thâm nhập thị trường EU hiện tại và trong tương lai gần của các nhà doanh nghiệp Việt Nam vì tiềm năng kinh tế còn hạn hẹp.Tuy nhiên hình thức này cần thiết cho giai đoạn phát triển cao hơn của nền kinh tế Việt Nam . 2.3.4 Một số thị trường trong khối EU. Thị trường chung Châu Âu gồm có 15 quốc gia nằm ở khu vực Tây và Bắc Âu,tyuy có nhiều điẻm tương đồng về kinh tế văn hoá nhưng mỗi quốc gia có đặc thù riêng về thị hiếu tiêu dùng bởi vậy mà thị trường EU có nhu cầu phong phú và đa dạng về hàng hoá.Chính vì thế mà muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU thì bây giờ chúng ta phải có định hướng phát triển thị trường xuất khẩu trong khối .Định hướng chỉ rõ từng thị trường cụ thể trong Liên Minh các doanh nghiệp nên tăng cường xuất khẩu những mặt hàng gì.Có như vậy chúng ta mới củng cố thị phần hiện có và mở rộng thêm thị trường. Thị trường Đức Đức là thị trường lớn nhất trong khối EU,với hơn 82 triệu dân (2004) .Đây là thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam trong Liên Minh,chiếm 49,9% tổng kim nghạch xuất khẩu hàng dệt may của ta sang EU.Đức là thị trường xuất khẩu truyền thống mặt hàng may mặc của Việt Nam.Một số cat được xuất khẩu nhiều như cat4,cat8,cat13,cat21,cat5… Thị trường Pháp Pháp là thị trường lớn thứ 2 trong khối EU,với 60,4 triệu người (2004) và là thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ hai của Việt Nam trong Liên Minh.Thị trường này chiếm tỷ trọng 10,8% tổng kim nghạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU trong những năm gần đây.Người tiêu dùng Pháp rất ưa chuộng mặt hàng dệt may và các sản phẩm bằng da thuộc.Từ năm 1998 đến nay thì Pháp có nhu cầu lớn về mặt hàng này.Pháp là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam trong khối EU. Thị trường Anh Anh là một thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam trong Liên Minh,với 58,6 triệu dân(2004).Thị trường này chiếm 9,4% tổng kim nghạch xuất khẩu Việt Nam -EU trong thập kỷ qua.Hiện nay mặt hàng dệt may đang dược tiêu thụ mạnh tại Anh . Thị trường Bỉ Bỉ là thị trường lớn thứ 8 trong khối EU với 10,2 triệu người tiêu dùng và là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 5 trong Liên Minh.Thị trường này chiếm tỷ trọng 6,1% tổng kim nghạch xuất khẩu Việt Nam - EU. Mặc dù không phải là thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt may lớn nhưng với tốc độ tăng trưởng kim nghạch xuất khẩu Việt Nam - Bỉ là 42,87% năm đây thực sự là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam .Người Bỉ ngày càng có thói quen tiêu dùng hàng Việt Nam. 2.3 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường EU. 2.3.1Những kết quả đạt được Hơn 10 năm qua nghành dệt may xuất khẩu đã trở thành một nghành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân có những bước tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng bình quân 24,8%/năm .Mặt hàng dệt may đã trở thành một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế ,góp phần thúc đẩy nhanh tự do hoá thương mại.Thị trường EU là thị trường chủ yếu của nghành dệt may Việt Nam .Thị trường có số lượng dân số khá đông,nhu cầu tiêu thụ lớn và đa dạng về hàng may mặc (mức tiêu thụ vải của EU cao hàng đầu thế giới -17kg/người) .Kim nghạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU của Việt Nam tăng nhanh,năm 1993 mới chỉ đạt 259 triệu USD,năm 1997 là 410 triệu USD,cao nhất vào năm 2000 đạt 609 triệu USD .Năm 2001,2002 giảm xuống 559 và 540 triệu USD do khó khăn trong cạnh tranh mới.Tuy nhiên thì xuất khẩu dệt may sang thị trường này chiếm 34%-38%tổng kim nghạch xuất khẩu hành dệt may hàng năm của Việt Nam .Tính đến hết năm 2003 thì ngành dệt may Việt Nam đã có khoảng 187doanh nghiệp trong đó có 70 doanh nghiệp dệt và 117 doanh nghiệp may.Ngoài ra Việt Nam còn gần 800 công ty TNHH, cổ phần,doanh nghiệp tư nhân trong đó có 600 đơn vị may và 200 tổ hợp dệt .Việc EU kết nạp thêm 10 thàmh viên sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may.Dân số EU tăng 100 triệu dân,lượng quần áo tiêu thụ sẽ mạnh .Sau ngày 1/1/2005 khi EU xoá bỏ hạn nghạch cho các nước thành viên cuả WTO cả Việt Nam thì sẽ có một cuộc cạnh tranh tự do quyết liệt.Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có chiến lược phát triển đúng đắn thì mới có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong năm 2004 với những thoả thuận trong Hiệp định dệt may giữa Việt Nam và EU các doanh nghiệp năng động của Việt Nam đã bứt phá trong xuất khẩu hàng vào thị trường EU nhờ vậy mà kim nghạch xuất khẩu vào thị trường EU 1 tỷ USD.Năm 2005 khi mà Việt Nam được xoá bỏ hạn nghạch thì kim nghạch có thể tăng lên tới 1,2 tỷ USD.Để thực hiện được mục tiêu này cũng như hàng dệt may Việt Nam giành thắng lợi trong cạnh tranh khi hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta cần phải ngiên cứu,đánh giá khả năng cạnh tranh và đưa ra các giải pháp nhằm tăng sức cạnh tranh đối với hàng dệt may . 2.3.2 Những ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường EU 2.3.2.1 Rào cản thuế và tiêu chuẩn kỹ thuật Rào cản thuế quan EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hoá: đẩy mạnh tự do hoá thương mại (giảm dần thuế quan đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu và tiến tới xoá bỏ hạn ngạch, GSP). Hiện nay, 25 nước thành viên EU cùng áp dụng một biểu thuế quan chung đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Đối với hàng nhập khẩu vào khối, mức thuế trung bình đánh vào hàng công nghiệp chỉ là 2% trong đó có dệt may. Ngoài ra EU còn sử dụng Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP): Theo chương trình này EU chia các sản phẩm được hưởng GSP thành 4 nhóm với 4 mức thuế ưu đãi khác nhau dựa trên mức độ nhậy cảm đối với bên nhập khẩu, mức độ phát triển của nước xuất khẩu và những văn bản thoả thuận đã ký kết giữa hai bên. Bốn nhóm sản phẩm của các nước đang phát triển được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập của EU như sau: + Nhóm 1: Sản phẩm rất nhậy cảm: bao gồm phần lớn là nông sản và một số ít sản phẩm công nghiệp tiêu dùng được hưởng mức thuế GSP bằng 85% thuế suất tối huệ quốc (MFN). Đây là nhóm mặt hàng EU hạn chế nhập khẩu. + Nhóm 2: Sản phẩm nhậy cảm: chủ yếu là thực phẩm, đồ uống, hoá chất, nguyên liệu, hàng thủ công hưởng mức thuế GSP bằng 70% thuế suất tối huệ quốc (MFN). Đây là nhóm mặt hàng EU không khuyến khích nhập khẩu. + Nhóm 3: Sản phẩm bán nhậy cảm: bao gồm phần lớn thuỷ sản đông lạnh được hưởng mức thuế suất GSP bằng 35% thuế suất tối huệ quốc (MFN). Đây là nhóm mặt hàng EU khuyến khích nhập khẩu. + Nhóm 4: Sản phẩm không nhậy cảm: chủ yếu là một số loại thực phẩm, đồ uống , nguyên liệu, nông sản v.v... được hưởng mức thuế GSP bằng 0%-10% thuế suất tối huệ quốc (MFN). Đây là nhóm mặt hàng EU đặc biệt khuyến khích nhập khẩu. Hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) từ 1/7/1996 cho đến nay. Thuế đánh vào hàng dệt may của Việt Nam hiện nay là từ 6.8% đến 11.2% cho các sản phẩm có mã HS 61.01 đến 61.10 và 62.01 đến 62.06. Tiêu chuẩn kỹ thuật Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật là biện pháp phi thuế quan chính mà EU áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước ngoài liên minh, đây là hệ thống bảo hộ bằng rào cản kỹ thuật hiệu quả nhất thế giới hiện nay và hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thương mại thế giới. Hệ thống rào cản kỹ thuật: được cụ thể hoá ở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động. - Đối với tiêu chuẩn chất lượng: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU thuộc các nước đang phát triển. Thực tế cho thấy ở các nước đang phát triển Châu á và Việt Nam, hàng của những doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 9000 thâm nhập vào thị trường EU dễ dàng hơn nhiều so với hàng hoá của các doanh nghiệp không có giấy chứng nhận này. Tổ Chức Quốc Tế Tiêu Chuẩn Hoá(International Organization for Standardisation – ISO) phát triển và một cách tổng quát chấp nhận sêri ISO 9000 nhằm cung cấp một cơ sở cho quản lý và đảm bảo chất lượng. Các nhà sản xuất xem chứng nhận ISO 9001, ISO 9002 như là một tài sản quan trọng và như 1 điểm bắt đầu để cạnh tranh trong thị trường EU. Chứng nhận ISO sẽ tạo một niềm tin mạnh mẽ của đối tác. Giấy chứng nhận ISO chỉ có giá trị trong 3 năm, do vậy để tiếp tục duy trì ISO, các đợt kiểm toán nội bộ (1-2 lần/năm) và kiểm toán từ bên ngoài (2 lần trong năm) cần được thực hiện. Điều này có nghĩa là công ty cấn phải có 1 người quản lý chịu trách nhiệm cho chính sách về quản lý chất lượng. + Đối với tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm: Các công ty chế biến thực phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ. Về phương diện này, việc áp dụng hệ thống HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) là rất quan trọng và gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các xí nghiệp chế biến thủy hải sản của các nước đang phát triển muốn xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU. HACCP (the Hazard Analysis Critical Control Point system) được áp dụng cho ngành công nghiệp thực phẩm. Chỉ thị về vệ sinh thực phẩm (93/43/EC) có hiệu lực từ tháng 1/1996 xác định rằng “các công ty thực phẩm sẽ xác định từng khía cạnh của các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và bảo đảm rằng các biện pháp an toàn có thể có sẽ được thiết kế, áp dụng, thực hiện và kiểm tra lại trên cơ sở của hệ thống HACCP. + Đối với tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng: Ký mã hiệu trở nên quan trọng số 1 trong việc lưu thông hàng hoá trên thị trường EU. Các sản phẩm có liên quan tới sức khoẻ của người tiêu dùng phải có ký mã hiệu theo qui định của EU. Ví dụ, ký mã hiệu CE bắt buộc đối với đồ chơi, thiết bị điện áp thấp, thiết bị y tế, nguyên vật liệu xây dựng,v.v... . Mục đích của nhãn CE là đặt ra yêu cầu chung đối với các nhà sản xuất nhằm chỉ đưa ra những sản phẩm an toàn tại thị trường EU. Nhãn CE được coi là một giấy thông hành của nhà sản xuất lưu thông nhiều sản phẩm công nghiệp như máy móc thiết bị, các thiết bị điện có hiệu điện thế thấp, đồ chơi, các thiết bị an toàn cá nhân, các thiết bị y tế… trên thị trường EU. Tuy nhiên nhãn CE không áp dụng cho tất cả các hàng hoá công nghiệp. Nhãn CE không chỉ là ràng buộc duy nhất đối với sản phẩm. Nhãn CE không áp dụng cho các sản phẩm trang trí nội thất, quấn áo và các sản phẩm da. Nhãn CE chỉ ra rằng sản phẩm tuân thủ các yêu cầu về luật định và có thể được áp dụng về an toàn, sức khoẻ, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng. Cần phải chú ý rằng, nhãn CE không đảm bảo về chất lượng sản phẩm. + Đối với tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: Thị trường EU yêu cầu hàng hoá có liên quan đến môi trường phải dán nhãn theo qui định (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và có chứng chỉ được quốc tế công nhận. Ví dụ, tiêu chuẩn GAP (Good agricultural Practice) và các nhãn hiệu sinh thái (Ecolabels) đang ngày càng được phổ biến, chứng tỏ các cấp độ khác nhau về môi trường tốt. Ngoài ra, các công ty ngày càng được yêu cầu phải tuân thủ hệ thống quản lý môi trường (các tiêu chuẩn ISO14000) và các bộ luật mang tính xã hội về đạo đức. Tiêu chuẩn The social Accountability 8000 sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong những năm tới. + Đối với tiêu chuẩn về lao động: Uỷ Ban Châu Âu (EC) đình chỉ hoạt động của các xí nghiệp sản xuất nội địa ngay khi phát hiện ra những xí nghiệp này sử dụng lao động cưỡng bức và cấm nhập khẩu những hàng hóa mà quá trình sản xuất sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cưỡng bức nào như được xác định trong các Hiệp ước Geneva ngày 25/9/1926 và 7/9/1956 và các Hiệp ước Lao động Quốc tế số 29 và 105 (Theo “Những điều cần biết về thị trường EU”, trang 42). Ví dụ, các hình thức lao động cưỡng bức như: lao động tù nhân, lao động trẻ em,v.v... . Các yêu cầu kỹ thuật đối với hàng dệt may Việt Nam khi xuất vào EU Về tiêu chuẩn: không có một chuẩn thống nhất cho hàng may mặc tại EU. Mỗi quốc gia thành viên có những yêu cầu riêng về chất lượng tuỳ theo loại vải, sợi, kích cỡ và màu sắc. Nhãn và đóng gói: bao bì đóng gói phải đủ vững chắc để giữ cho hàng hoá có thể chống đỡ lại những thay đổi khi vận chuyển, xử lý. Ngoài ra các sản phẩm cũng được yêu cầu chống lại sự thay đổi của thời tiết, thay đổi nhiệt độ và xử lý không cẩn thận và chống mất mát. Với lý do môi trường trong 1 vài trường hợp các loại bao bì bằng PVC không được các chính phủ cho phép, các nhà xuất khẩu tại Việt Nam cần phải thảo luận với khách hàng của mình và cần phải dự đoán trước các chi phí đóng gói đặc biệt trong chi phí bán của họ nếu có yêu cầu. Nhìn chung có 2 loại nội dung trên nhãn của sản phẩm: Các yêu cầu bắt buộc như xuất xứ, tỉ lệ sợi, khả năng dễ cháy. Các yêu cầu không bắt buộc :hướng dẫn giặt tẩy, nhẵn, kích cỡ. Các vấn đề về môi trường Nhãn sinh thái Nhãn sinh thái EU – The EU ecolabel; Milieukeur: các yêu cầu tập trung trong sản xuất sợi; OKO-Tex: Tập trung nhiều vào sản phẩm cuối cùng, nhiều tại Đức; SKAL: Tập trung nhiều vào quá trình sản xuất, áp dụng nhiều tại Hà Lan và Đức; Nhãn SG: Nhằm hạn chế một số chất độc hại như: formaldehyde, pentachloropenol (PCP), chlorified phenols (non-PCP),thuốc trừ sâu, cadmium,thuỷ ngân, nickel, chromium Các điều kiện về lao động ( các vấn đề cần quan tâm là) Thanh toán lương hợp lý; Tự do tổ chức và thoả ước tập thể; Không buộc làm việc ngoài giờ; Không phân biệt đối xử; Không có lao động trẻ em; Đảm bảo các điều kiện an toàn và sức khoẻ tại nơi làm việc. Các tiêu chuẩn về môi trường ISO 14000 trong in và nhuộm: 1 vài hướng dẫn là nhuộm với tỉ lệ sợi/nước cao, tránh nhuộm cho 1 lô nhỏ, kiểm tra khả năng thay đổi màu của những lô sau. Các chất nhuộm màu hữu cơ hoặc các chất độc hại, có thể bị hạn chế. Thuế và quota Thuế từ 6.8% đến 11.2% cho các sản phẩm có mã HS 61.01 đến 61.10 và 62.01 đến 62.06. Quota được ấn định trên cơ sở từng quốc gia. 2.3.2.2`Cạnh tranh từ phía Trung Quốc (đối thủ lớn nhất trong ngành) Trước ngày 1/1/2005, theo thoả thuận toàn cầu MFA đạt được ở hội nghị WTO năm 1995, các nước đang phát triển được hưởng phần hạn ngạch do các nước phát triển cấp cho và điều này đã nuôi sống nhiều ngành dệt may đang còn non trẻ phát triển trong đó có Việt Nam và cũng l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0419.doc
Tài liệu liên quan