Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I

CHƯƠNG I: VAI TRÒ, NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 6

I- Xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuất khẩu 6

1. Khái niệm về xuất khẩu 6

2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 6

2.1. Đối với nền kinh tế thế giới 6

2.2. Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia 7

2.3. Đối với doanh nghiệp 10

 2.4.Vai trò của hoạt động xuất khẩu nông sản đối với nền kinh tế

 quốc dân 11

II. Nội dung của của hoạt động xuất khẩu hàng hoá ỏ các doanh nghiệp . 12

1. Nghiên cứu thị trường 12

1.1 Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu (bán gì?) 13

1.2. Lựa chọn thị trường xuất khẩu (bán đi đâu?) 14

1.3 lựa chọn đối tác kinh doanh (bán cho ai?) 16

1.4. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu 16

2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch xuất khẩu 16

3.Lựa chon hình thức xuất khẩu 17

3.1- Xuất khẩu trực tiếp 18

3.2- Xuất khẩu uỷ thác 18

3.3- Buôn bán đối lưu (trao đổi hàng) 19

3.4Gia công xuất khẩu (gia công quốc tế) 19

3.5.Xuất khẩu theo định thư 19

4. Tổ chức thực hiện kế hoạch xuất khẩu 20

 4.1Tạo nguồn hàng xuất khẩu 21

4.2. Đàm phán ký kết hợp đồng 22

4.3 Ký kêt hợp đồng xuất khẩu 23

4.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng 23

5. Đánh gía hiệu quả xuất khẩu 24

 5.1. Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ 24

 

doc76 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
51.000 44.418.000 109% 2.084.271.142 Nguồn: Báo cáo 20 năm phát triển của GENERALEXIM Kim ngạch xuất khẩu uỷ thác lên 18 triệu USD tăng gấp 45 lần so với năm 1982 (là 400.000 USD). Công ty đã có một đội ngũ cán bộ có năng lực và hoạt động thực tế cao hơn thời kỳ đầu. Giai đoạn này Công ty tập trung xây dựng tiếp một số vấn đề được xem là trọng điểm, là nhân tố thắng lợi trong hoạt động của Công ty, đó là: - Vấn đề phương thức kinh doanh, quan hệ hữu cơ giữa Công ty với các cơ sở. Kể cả mối quan hệ với thị trường nước ngoài. - Vấn đề xây dựng quỹ hàng hoá, cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình kinh doanh. - Cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên. b- Từ 1990 đến 1992: Tình hình kinh kế trong nước và quốc tế có những biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế trong đó có lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá bị tác động mạnh mẽ. Đây là giai đoạn cơ chế thị trường dần dần rõ nét. Vấn đề cạnh tranh xảy ra dữ dội, các khách hàng cũ của Công ty trong nước không còn như trước nữa, hầu hết các đơn vị Tỉnh đã trực tiếp xuất nhập khẩu. Chính vì vậy mà thị trường xuất khẩu và nhập khẩu bị thu hẹp, mất thị trường các nước XHCN, khu vực thị trường TBCN bắt đầu bị các đơn vị khác cạnh tranh. Các mặt hàng xuất khẩu uỷ thác lớn của Công ty không còn nhiều, tình trạng thiếu vốn và chiếm dụng vốn lẫn nhau trong tổ chức kinh doanh khá phổ biến... Tóm lại, giai đoạn này Công ty hoạt động trong tình hình chung diễn biến phức tạp, nên việc giữ vững được và phát triển thoát khỏi vòng bế tắc là một nỗ lực rất lớn. Bảng4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty năm 1990 - 1992 Năm Kim ngạch XNK(USD) Hoàn thành % kế hoạch Đóng góp ngân sách VND Kế hoạch Thực hiện 1990 38.858.000 40.655.000 102 6.751.825.946 1991 37.000.000 37.000.000 100 6.526.543.703 1992 39.806.000 41.000.000 103 7.784.665.440 Nguồn: Báo cáo 20 năm phát triển của GENERALEXIM c- Từ 1993 đến 1997: Vượt qua giai đoạn trên, Công ty bắt đầu mở rộng đối tượng kinh doanh ra các đơn vị nhỏ lẻ như Quận, Huyện, kể cả các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, chuyển dần từ XNK uỷ thác sang tự doanh; Triển khai kinh doanh gia công xuất nhập khẩu; khai thác việc nhập hàng phi mậu dịch phục vụ cho đối tượng người Việt Nam công tác, lao động, học tập ở nước ngoài được hưởng chế độ miễn thuế; xây dựng kho chưa hàng xuất nhập khẩu... Nhờ hàng loạt biện pháp kịp thời, đúng lúc có hiệu quả nên Công ty vẫn đứng vững và tiếp tục phát triển. Bảng 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty năm 1993-1997 Năm Kim ngạch XNK(USD) Hoàn thành % kế hoạch Đóng góp ngân sách VND Kế hoạch Thực hiện 1993 41.109.000 47.177.000 144 41.897.000.000 1994 47.700.000 49.222.000 103 40.645.000.000 1995 50.098.000 56.611.000 113 39.839.000.000 1996 55.092.000 63.560.000 115 42.970.000.000 1997 57.999.000 78.433.000 135 49.240.000.000 Nguồn: Báo cáo 20 năm phát triển của GENERALEXIM Giai đoạn III (1998-2002) Trong giai đoạn này Công ty tiếp tục ổn định và phát triển sản xuất - kinh doanh trong điều kiện Nhà nước thưc hiện chính sách mở cửa hội nhập khu vực và quốc tế, tự do quyền xuất nhập khẩu trực tiếp cho mọi doanh nghiệp, xoá bỏ quản lý mặt hàng xuất nhập khẩu ; Thị trường trong và ngoài nước bị thu hẹp do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu á và khu vực. Tuy nhiên Công ty đả xác định được đúng hướng trong sản xuất kinh doanh , vận dụng linh hoạt vận dụng linh hoạt phương thức kinh doanh. Nhạy bén trong tìm kiếm thị trường , tìm ra những mặt hàng mà thị trường đang có nhu cầu và phù hợp với khả năng kinh doanh của Công ty Bảng 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty năm 1998-2002 Năm Kim ngạch XNK (USD) Hoàn thành % kế hoạch Đóng góp vào ngân sách( triệuVND) Kế hoạch Thực hiện 1998 60.184.000 62.448.642 104 48.100 1999 56.490.000 58.650.000 105 58.440 2000 52.459.000 53.800.000 103 62.490 2001 56.800.000 58.534.000 103 65.700 2002 54.268.000 57.865.000 106 57.680 Nguồn: Báo cáo 20 năm phát triển của GENERALEXIM * Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động của công ty. Giám đốc trực tiếp phụ trách phòng kế toán tài vụ, Phòng tổ chức cán bộ - Phòng Kế toán, tài vụ: Hoạch toán kế toán, đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh trong từng kế hoạch (tháng, quí, năm). Đảm bảo toàn bộ vốn phục vụ cho các hoạt động của Phòng, ban trong Công ty, điều tiết vốn nhằm mục tiêu kinh doanh có hiệu quả nhất, vốn quay vòng nhanh. Quyết toán với cơ quan cấp trên và các cơ quan hữu quan, tổ chức tài chính, ngân hàng hàng năm. - Phòng Tổ chức: Nắm toàn bộ nhân lực Công ty, tham mưu cho Giám đốc về sắp xếp nhân lực. Quy hoạch, đào tạo, điều hành, bổ sung theo yêu cầu kinh doanh. Các công việc khác như: bảo vệ chính trị nội bộ, thanh tra lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội... Ban giám đốc ngoài giám đốc còn có ba Phó Giám đốc là những người cố vấn cho giám đốc. Mỗi Phó giám đốc phụ trách một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về lĩnh vực công tác được giao. *Phó Giám đốc I - Phòng Tổng hợp: Đưa ra các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, nắm toàn bộ tình hình của Công ty về kinh doanh xuất nhập khẩu báo cáo cho Giám đốc. Làm công tác thị trường Maketing, giao dịch thương vụ với khách hàng nước ngoài, thông tin giáo dục, tuyên truyền. - Các phòng nghiệp vụ + Phòng nghiệp vụ 1, 5, 6, 7 : Kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp. + Phòng nghiệp vụ 2 : Chuyên nhập khẩu. + Phòng nghiệp vụ 3 : Chuyên gia công hàng xuất khẩu. + Phòng nghiệp vụ 4 : Chuyên lắp ráp xe máy. - Các liên doanh: + Công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển Đệ nhất tại 53 Quang Trung-Hà Nội. + Liên doanh chế biến gỗ tại Đà nẵng. - Cửa hàng:Cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại 28 Trần Hưng Đạo và 46 Ngô Quyền - Hà Nội. * Phó giám đốc II - Chi nhánh tại Hải Phòng - Chi nhánh tại Đà Nẵng - Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh * Phó giám đốc III - Hệ thống các cơ sở sản xuất: + Xí nghiệp may ở Hải Phòng. + Xưởng lắp ráp xe máy ở Tương mai - Hà nội. + Xưởng sản xuất và chế biến gỗ tại Cầu Diễn-Từ Liêm - Hà Nội. - Phòng Hành chính: Phục vụ nhu cầu văn phòng phẩm của Công ty, bảo đảm công tác lễ tân, bảo quản, quản lý tài sản của Công ty và của cán bộ công nhân viên trong giờ làm việc, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên. - Phòng kho vận: Quản lý kho và phương tiện cho thuê, chuyên chở đảm bảo kho hàng và xuất, nhập kho chính xác. Công ty đã có một bộ máy tổ chức khá hoàn chỉnh, có tương đối đầy đủ các phòng, ban. Tuy nhiên phân công chuyên môn hoá chưa được quán triệt, nhất là các phòng nghiệp vụ 1, 5, 6, 7 đều kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp dẫn đến cùng một mặt hàng, cùng một thị trường mà các phòng đều tham gia thực hiện, không có một sự chỉ đạo thống nhất dẫn tới hiệu quả không cao. Công ty chưa có một bộ phận chuyên sâu nghiên cứu thị trường mà nó được nhập trong phòng Tổng hợp. Trên thực tế Công ty chưa tổ chức được đội ngũ có trình độ thu nhập thông tin, xử lý và đưa ra các quyết định cho từng thời kỳ, các phòng nghiệp vụ tự đi tìm thị trường. 4. Điều kiện vật chất kỹ thuật của công ty 4.1. Mạng lưới vật chất kỹ thuật Trụ sở Công ty đặt tại 46 Ngô Quyền-Hà Nội với hệ thống trang thiết bị đầy đủ và cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi. Hệ thống thông tin gồm các máy: điện thoại, telex, fax, Computer đến tất cả các phòng ban và chi nhánh, cửa hàng có thể liên tục liên lạc được với nước ngoài, đã góp phần đưa lại các thông tin kinh tế một cách kịp thời. Diện tích nhà làm việc, kho tàng, sân bãi, phương tiện vận tải, cần cẩu, xe nâng hàng đáp ứng đầy đủ cho công việc kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty. 4.2. Lực lượng lao động Công ty hiện nay đang dần dần kiện toàn bộ máy lao động cho phù hợp với tình hình mới, đủ điều kiện gánh vác nhiệm vụ kinh doanh cả trong và ngoài nước, luôn quan tâm bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ cho toàn cán bộ, công nhân viên trong Công ty. Nếu xét trên ba nhóm tổng thể điều hành, chuyên viên quản lý, nhóm nhân viên quản trị và nhóm nhân viên tác nghiệp, thì ta có biểu sau: Bảng 6: Cơ cấu lao động của Công ty Chỉ tiêu phân bổ lao động Số lượng Tỷ lệ % 1. Tổng số lao động 464 100 2. Phân theo cơ cấu - Tổng điều hành - Chuyên viên quản trị - Nhân viên tác nghiệp 03 150 311 0,65 32,33 67,02 3. Phân theo trình độ - Đại học và trên Đại học - Trung cấp và cao đẳng - Phổ thông trung học 418 46 0 90 10 0 Nguồn: Báo cáo 20 năm phát triển của GENERALEXIM Nhìn chung, Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, hiện đại đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Công ty. Hầu hết đội ngũ cán bộ có sức khoẻ tốt, trình độ khá, được tuyển chọn và có kinh nghiệm trong kinh doanh, vì vậy Công ty là đơn vị có uy tín cao trong kinh doanh xuất nhập khẩu. 4.3. Vốn Công ty từ ngày thành lập trong tay vốn lưu động chỉ có 139.000 đồng đến nay có gần 50 tỷ đồng. Với nguồn vốn này cũng đáp ứng được tạm đủ nhu cầu hoạt động của Công ty. Ngoài ra Công ty còn huy động vốn nhàn rỗi ở các cán bộ công nhân viên Công ty, vay thêm ở một số các Ngân hàng, tổ chức tín dụng để tăng cường, mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty. 5 . Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 5.1. Các chỉ tiêu: Trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh của Công ty đều đạt những kết quả đáng mừng. Nền kinh tế mở đã tạo cho Công ty hoạt động kinh doanh có nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty làm công tác xuất nhập khẩu đã đặt ra một thử thách lớn, buộc Công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hướng vào thị trường với đầu vào và đầu ra hợp lý, lại phải phù hợp với thế và lực của Công ty. Trên cơ sở đó Ban lãnh đạo Công ty XNK Tổng hợp I nhận định chiến lược kinh doanh của mình là Đa dạng hoá mặt hàng và phương thức kinh doanh, không ngừng tận dụng và tìm kiếm thời cơ, xây dựng củng cố địa bàn kinh doanh cũ, tìm kiếm bạn hàng mới, mặt hàng mới. Từ năm 1998 -2002, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty đã có được thành công nhất định. Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty năm 1998 - 2002 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng kim ngạch XNK Triêu USD 64,45 56,64 53,16 58,50 58,14 Tổng kim ngạch XK Triêu USD 23,08 19,29 25,03 37,00 39,26 Tổng kim ngạch NK Triêu USD 41,37 37,14 28,13 21,50 19,28 Tổng doanh thu Tỷ đồng 263,02 109,28 370,12 636.364 690.418 Tổng nộp ngân sách Tỷ đồng 48,10 58,44 62,29 65.70 67,8 Lợi nhuận Tỷ đồng 5,03 10,58 5,25 5,50 6,56 Nguồn: Báo cáo 20 năm phát triển của GENERALEXIM Trong hoàn cảnh chung và riêng còn gặp nhiều khó khăn, Công ty đã tiếp nối được truyền thống 20 năm liên tục hoàn thành kế hoạch Bộ giao và trở thành một đơn vị điển hình trong ngành về mọi mặt. Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính của nhiều nước trong khu vực và điều kiện thời tiết khắc nghiệt kéo dài, chính sách quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước có nhiều thay đổi nên tổng doanh thu của các hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều giảm sút. Năm 1998 tổng mức doanh thu của Công ty là 236,02 tỷ đồng mức lợi nhuận tương ứng là 5,03 tỷ đồng, đến năm 1999 thì tổng doanh thu lại giảm sút rất lơn chỉ còn 109,28 tỷ đồng với mức lợi nhuận là 10,58 tỷ đồng. Nguyên nhân chính của sự giảm sút này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á năm 1998, ngoài ra nguyên nhân nửa là do sản phẩm của Công ty chưa đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng, phương thức thanh tonông sản chưa phù hợp, hoạt động nghiên cứu thhị trường còn nhiều yếu kém vì vậy Công ty cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục. Từ giữa năm 1999 Công ty đã tạo điều kiện cho cán bộ các phòng nghiệp vụ đi tìm hiểu một số thị trường Đông Nam á tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên đã mở rộng được thị trường tiêu thụ. Năm 2000 doanh số của Công ty đã lên tới 370,02 tỷ đồng tăng 238% so với năm 1999. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là Công ty đã chỉ đạo sát sao các phòng nghiệp vụ, vừa giữ mối quan hệ với bạn hàng củ vừa tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ mới tạo moị điều kiện để làm các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như : gia công may mặc, lạc nhân, quế, hồi…Công ty cũng mở thêm được mặt hàng mới đó là mực khô xuất khẩu đi Trung Quốc với giá trị xuất khẩu lớn. Trong kinh doanh đã chuyển mạnh từ uỷ thác sang tự doanh, đây là sự kết hợp giữa việc phát huy ưu thế về vốn của Công ty với yêu cầu khách quan của thi trường nó cũng đòi hỏi trách nhiệm và trình độ quản lý cao hơn. Ngoài ra Công ty cũng có thêm các hình thức kinh doanh mới là tham gia đấu thầu, cung cấp hàng hoá trong nước. Các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dịch vụ của Công ty chưa đạt đựơc như mong muốn nhưng các hoạt động này đã được chấn chỉnh và hoạt động tốt hơn năm 1999. Do vậy đến năm 2001 thì tổng doanh thu đã tăng lên một cách đáng ngờ với mức 636 tỷ đồng tăng 72% so với năm 2000 điều này cũng nhờ vào các biện pháp bổ sung của Công ty năm 2001 để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hơn đó là: tăng cường công tác tổ chức cán bộ, tuyển mới một số cán bộ có trình độ quản lý và chuyên môn đặc biệt là trong các lĩnh vực quản lý sản xuất công nghiệp, tin học…củng cố bộ máy các phòng ban, chi nhánh, xí nghiệp để tăng cường hiệu quả hoạt động chung . Dành qỹ khoảng 50-100 triệu đồng để đào tạo lại các bộ đồng thời tăng cường công tác đào tạo tại chỗ. Bước sang năm 2002 tình hình thị trường vẩn tiếp tục gặp khó khăn nhưng Công ty cũng đạt doanh số 690,418 tỷ đồng tăng 8,5% so với năm 2001. Về kim ngạch xuất khẩu của Công ty bước sang năm 1998, 1999 hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty ngặp nhiều khó khăn. Nghị định 57/CP ra đời cho phép nhiều doanh nghiệp ( Kể cả doanh nghiệp tư nhân ) được phép trực tiếp xuất khẩu làm cạnh tranh nguồn hàng cung ứng gay gắt tạo điều kiện thuận lợi cho khách ngoại ép giá. Do tỉ giá đồng Việt Nam giảm nên mọi chi phí liên quan đến dịch vụ xuất khẩu trong nước đều tăng. Tuy nhiên trong điều kiện đầy rẫy những cơ hội khó khăn như vậy Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I vẫn không ngừng phát triển và đi lên. Nhìn vào bảng bên ta thấy kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1998 năm 1998 đạt con số cao nhất với 64,45 triệu USD. Bước sang năm 1999 kim ngach xuất nhập khẩu giảm chỉ còn 56,46 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu giảm từ 41,37 triệu USD xuống còn 37,17 triệu USD. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do năm 1999 nhà nước áp dụng nhiều chính sách mới trong quản lý kinh tế và xuất nhập khẩu trong đó có nhiều chính sách tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty như: luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nghị định 57CP về mở rông quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp ,cải cách bổ sung thuế xuất nhập khẩu, cải cách thủ tục hải quan …có thể nói chính sách đổi mới đã loại bỏ nốt những lợi thế về cơ chế , làm Công ty vừa mất nhiầu khách hàng, mặt hàng có giá trị lớn, vừa phải chấp nhận cạnh tranh với nhiều donh nghiệp mới. Hơn nữa do kinh tế của một số bạn hàng lâm vào khũng hoảng làm cho thị trường truyền thống của Công ty bị giảm đáng kể. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Công ty như cói, ngô và một số mặt hàng khác đã mất hẳn thị trường. Công ty phải ngừng xuất khẩu một số mặt hàng sang thị trường Trung Quốc, Inđônêxia. Nhưng đến năm 2000, 2001, 2002 tình hình xuất khẩu của Công ty có nhiều dấu hiệu đáng mừng tuy kim ngạch xuất nhập khẩu có giảm chút ít nhưng sự giảm sút này thuộc về nhập khẩu còn kim ngạch xuât khẩu tăng lên từ 19,29 triệu USD năm 1999 lên 25,03 triệu USD năm 2000 và tăng 37 triệu USD năm 2001 tức là tăng 47% so với năm 2000. Có được kết quả này là do Công ty chủ trương tìm mọi biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu: Trước hết Công ty cố gắng ổn định tối đa mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gia công may mặc, đồng thời quay trở lại những mặt hàng truyền thống có giá trị lớn mà cơ chế trước đây trước đây Công ty không được phép làm như gạo, cà phê,…; Vừa tận dụng mọi cơ hội để làm các mặt hàng Công ty đã có kinh nghiệm như lạc, quế, hồi, tiêu,đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ vừa phát triển một số mặt hàng mới (So với doanh mục xuất khẩu của Công t y) như hoa quả và thuỹ sản các loại. Bên cạnh các chính sách về mặt hàng Công ty còn sử dụng các biện pháp khuyến khích mạnh mẻ cho xuất khẩu, chú trọng công tác thị trường và xúc tiến thương mại và vận dụng các linh hoạt các hình thức kinh doanh phù hợp với yêu cầu của thi trường: uỷ thác, tự doanh, liên doanh, liên kết…, và khuyến khích vật chất khá mạnh cho xuất khẩu (trong 3 năm 1999 – 2001 Công ty đã chi 340 triệu đồng thưởng cho xuất khẩu). Trong mối quan hệ hệ với khách hàng, Công ty chú trọng đảm bảo chữ tín trong kinh doanh, tăng cường sự hiểu biết và hổ trợ lẩn nhau với các bạn hàng. Như vậy, về cơ bản Công ty đã giữ được quy mô hoạt động nhất là kinh doanh xuất nhập khẩu, tiếp tục củng cố phát triển các lĩnh vực mới mở mang dần đưa hoạt động đi vào nề nếp. Về quy mô và hiệu quả hoạt động tuy đã đạt tăng trưởng nhưng xét theo quá trình thì năm 1998 đến nay tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty có xu hướng giảm dần và tăng lên củng chưa đạt ở mức ban đầu. Vì vậy Công ty cần phải phấn đấu đi lên để tạo ra các chuyển biến lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và các hoạt động khác của Công ty. Về nghĩa vụ nộp ngân sách trong 5 năm qua đều hoàn thành mọi nghĩa vụ về thuế và nộp ngân sách đôí với Nhà nước với mức đóng góp là 48,10 tỉ đồng năm 1998, 58,44 tỷ đồng năm 1999, 62,49 tỷ đồng năm 2000, 65,70 tỷ đồng năm 2001 và 67,80 năm 2002. Như vậy mức đóng góp ngân sách ngày một tăng điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển. Biểu đồ 1: Tình hình nộp ngân sách của Công ty từ năm 1998 - 2002 Bảng 7: Thu nhập của nhân viên trong công ty qua các năm Năm 1998 1999 2000 2001 2002 Số CBCNV 392 414 450 460 464 Thu nhập BQ 970.000 950.000 1.050.000 1.250.000 1.350.000 Nguồn: Báo cáo 20 năm phát triển của GENERALEXIM Thu nhập bình quân/tháng của mỗi cán bộ trong Công ty qua hàng năm đạt mức cao so với các cơ quan cùng ngành, đảm bảo đời sống ngày một cải thiện, qua đó tạo điều kiện cho mỗi người trong đơn vị đóng góp khả năng của mình vào sự nghiệp phát triển Công ty. Có thể nói đây là đòn bẩy kinh tế lớn, động viên cán bộ phấn khởi, tin tưởng vào khả năng kinh doanh của mình và đồng nghiệp. 5.2. Nhân định chung : Trong những năm ngần đây mặc dù gặp nhiều khó khăn do sự biến động của thị trường. Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I đã phấn đấu vượt qua khó khăn trở ngại để hoàn thành các mục tiêu đề ra về kim ngạch xuất nhập khẩu củng như về hiệu quả kinh doanh. Các phòng nghiệp vụ và các chi nhánh đều nổ lực trong việc tìm kiếm đơn đặt hàng, khai thác hiệu quả các nguồn hàng xuất nhập khẩu và bằng nhiều biện pháp khác nhau để hoàn thành các chỉ tiêu được giao. Hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty nhìn chung đã hướng vào thực hiện chính sách CNH-HĐH đất nước, các hoạt đông này cũng thể hiện rỏ sự thích ứng nhanh với sự biến động thị trường của Công ty. Công ty đã quan hệ được với số lượng bạn hàng lớn với phương thức kinh doanh phù hợp với các đối tượng khách hàng, phù hợp với chủng loại hàng hoá và theo yêu cầu của thị trường. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, các cơ chế quản ly giao dịch, phương án ký kết và thanh toán, quyết toán của Công ty được thực hiện nề nếp có sự phối hợp chặt chẻ giữa các phòng nghiệp vụ và các phòng quản lý. Do vậy công việc diển ra an toàn, hiệu quả, không phát sinh những hàng tồn kho mới mà còn cơ bản giải quyết số hàng tồn từ năm trước chuyển sang. II. Thực trạng xuất khẩu nông sản của Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I 1. Đặc điểm của mặt hàng nông sản xuất khẩu - Các mặt hàng nông sản như: Gạo, lạc, cà phê, quế, cao su... là hàng hoá thiết yếu đối với đời sống và sản xuất của mỗi quốc gia. Cho nên đa số các nước trên thế giới đều trực tiếp hoạch định các chính sách can thiệp vào sản xuất, xuất khẩu lương thực và nước nào cũng chú trọng chính sách dự trữ quốc gia và bảo hộ nông nghiệp ( VD Chính phủ Thái Lan trực tiếp đứng ra đàm phán bán chịu 6 tháng đến 1 năm 300.000 tấn gạo cho Trung Quốc và Philippines trong tháng 5/1999 với giá ngang bằng giá gạo của Việt Nam.) - Mặt hàng nông sản là mặt hàng chủ yếu của các nước chậm và đang phát triển. Nó chủ yếu được sản xuất ra và tiêu thụ nội địa là chính, rất ít quốc gia có khả năng xuất khẩu ra bên ngoài. Ví dụ: Trung Quốc sản xuất gần 180 triệu tấn/năm nhưng chỉ xuất khẩu trên dưới một triệu tấn. - Mặt hàng nông sản là một trong những mặt hàng có tính chiến lược, do vậy đại bộ phận, do vậy đại bộ phận buôn bán hàng nông sản quốc tế được thực hiện thông qua hiệp định giữa các Nhà nước mang tính dài hạn. - Tình hình buôn bán và sản xuất hàng nông sản phụ thuộc vào tính thời vụ, mùa màng thu hoạch được, phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện thanh toán của từng quốc gia nhập khẩu là chính. Như Lạc: các nước nhập khẩu chủ yếu theo yêu cầu chất lượng quốc tế nhưng có một vài thị trường nhập khẩu lạc với chất lượng theo sự chấp nhận của thị trường như thị trường Singapore, Indonexia ... - Trên thế giới không chỉ có Việt Nam là nước xuất khẩu hàng nông sản mà còn có nhiều nước khác tham gia. + Về mặt hàng gạo: Có Thái Lan, Malaysia ... Việt Nam đứng thứ hai sau Thái Lan về xuất khẩu gạo. + Về mặt hàng lạc: Có ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Nigieria Năm 1994: + Mỹ xuất khẩu 338.000 tấn + Trung Quốc 320.000 tấn + Việt Nam 100.100 tấn (đứng thứ 3) + Về mặt hàng cà phê: Việt Nam chỉ mới tham gia vào thị trường thế giới. Nguồn cung cấp cà phê chính cho thị trường thế giới là Colombia, Brazil, Indonexia ... - Một số mặt hàng khác như Quế, Sa nhân ... Việt Nam còn chiếm một tỷ trọng nhỏ trên thị trường thế giới. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty XNK Tổng hợp I rất đa dạng và phong phú. Lac nhân, quế , cà phê , gạo, cao su, hạt tiêu là những mặt hàng Công ty thường xuyên kinh doanh với khối lượng lớn đều đặn qua các năm. Ngoài ra Công ty còn kinh doanh những mặt hàng nông sản khác như chè, ngô, mây cói, hạt điều…Tuy nhiên những mặt hàng này có kim ngạch nhỏ, không ổn định Giá cả các mặt hàng nông sản chịu ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu, thời tiết, nhu cầu trên thế giới và đặc biệt chiu ảnh hưởng rất nhiều bởi chất lượng chế biến. Sản phẩm nông sản của Công ty chủ yếu là sản phảm thô hoặc mới chỉ qua sơ chế. Chính vì vậy mà giá cả hàng nông sản của Công ty thường thấp hơn giá cả các sản phẩm cùng loại của các nước trên thế giới . 2. Tình hình thị trường thế giới về hàng nông sản Trong thương mại quốc tế nói chung và trong xuất khẩu hàng nông sản nói riêng việc nghiên cứu thị trường hàng hoá quốc tế là rất quan trọng. Nó giúp cho các doanh nghiệp làm công tác xuất nhập khẩu nói chung và Công ty XNK Tổng hợp I nói riêng nhưng thông tin quan trọng về nhu cầu hàng nông sản và từ đó Công ty sẽ đưa ra quyết định đúng đắn, mang lại hiệu quả tốt cho hoạt động kinh doanh của mình. Như mọi người đều biết, nhu cầu về ăn uống của con người là không thể thiếu được và nhu cầu đó đòi hỏi ngày càng nhiều về số lượng với chất lượng ngày càng cao do xã hội ngày càng phát triển. Một điều nữa cũng ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu hàng nông sản là tốc độ gia tăng dân số thế giới. Do vậy mà việc xuất khẩu hàng nông sản đã đang và sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế của các nước trên thế giới. Chính vì vậy mà Công ty XNK Tổng hợp I phải nghiên cứu đến vấn đề này. Nó có thể mang lại cho Công ty nhiều lợi nhuận khi Công ty thực sự quan tâm tới nó. Về tình hình hàng hoá thị trường thế giới hiện nay nói chung và thị trường hàng nông sản nói riêng có thay đổi rất lớn. Trước đây thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ yếu là các nước Đông âu và Liên xô cũ, nay thị trường ngày càng thu hẹp và thị trường tư bản nói chung ngày càng mở rộng. Thị trường chính của ta hiện nay chủ yếu là các nước Tây Âu, EU, Thị trường Châu á như: Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, ASEAN, thị trường Mỹ, Braxin, Mexico.... Một điều đặc biệt Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1996 và APEC vào năm 1998, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ đả được ký kết và thông qua và tương lai gần là thành viên của WTO. Do vậy sẽ có sự thay đổi lớn trong việc xuất khẩu hàng hoá trong các khu vực này. Để thấy được nhu cầu về hàng nông sản trên thị trường thế giới ta luôn phải quan tâm tới các nước có nguồn hàng nông sản xuất khẩu lớn như: - Xuất khẩu gạo, cao su: Thái lan, Mỹ.... - Xuất khẩu cà phê: Braxin.. - Một trung tâm tái xuất khẩu lớn: Singapore.. Xem xét tình hình thị trường thế giới chúng ta luôn phải quan tâm đến môi trường chính trị của các nước xuất và nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng nông sản. Tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước, tình hình thiên tai đối với các nước xuất khẩu chính về mặt hàng nông sản...để từ đó có thể nhận ra xu hướng tăng giảm giá của mặt hàng này trên thị trường thế giới để giúp ta có những quyết định thu mua cho hợp lý, tạo lợi nhuận và siêu lợi nhuận. Ngày nay thị trường quốc tế ngày càng được mở rộng, nhu cầu về hàng nông sản càng l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0347.doc
Tài liệu liên quan