Đề tài Một số giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Thanh Miện - Tỉnh Hải Dương

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN KINH TẾ

HỘ NÔNG DÂN 3

I- NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG: 3

1- Khái niệm, bản chất, đặc trưng, vai trò của kinh tế hộ nông dân. 3

2- Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế hộ nông dân. 13

II- KHÁI QUÁT SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN

Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ NƯỚC TA. 16

1- Sự phát triển kinh tế hộ nông dân ở một số nước trên thế giới. 16

2- Sự phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta. 19

III- XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN

VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA. 24

1- Xu hướng phát triển của kinh tế hộ nông dân. 24

2- Những bài học kinh nghiệm rút ra. 25

IV- CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở NƯỚC TA. 26

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN

Ở HUYỆN THANH MIỆN-TỈNH HẢI DƯƠNG 29

I- NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU CỦA HUYỆN ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN. 29

1- Điều kiện tự nhiên: 29

2- Điều kiện kinh tế - xã hội: 30

II- THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN

HUYỆN THANH MIỆN-TỈNH HẢI DƯƠNG. 31

1- Tình hình sản xuất của huyện trong một số năm vừa qua. 31

2- Cơ cấu các loại hộ nông dân trong huyện. 36

3- Các yếu tố sản xuất của hộ nông dân trong huyện. 41

4- Thị trường đầu vào-đầu ra của hộ nông dân. 54

5- Vấn đề chuyển dịch cơ cấu cây trồng. 57

6- Kết quả sản xuất của hộ nông dân trong huyện. 59

III- ĐÁNH GIA CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN

HUYỆN THANH MIỆN. 62

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ

NÔNG DÂN HUYỆN THANH MIỆN- TỈNH HẢI DƯƠNG 67

I- QUAN ĐIỂM - MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN

HUYỆN THANH MIỆN. 67

1- Quan điểm phát triển: 67

2- Phương hướng-Mục tiêu phát triển kinh tế hộ nông dân

 của huyện Thanh Miện 68

II- MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN

HUYỆN THANH MIỆN. 70

1- Giải pháp về đất đai . 70

2- Giải pháp về tín dụng cho hộ nông dân. 78

3- Giải pháp về thị trường: 86

4- Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu cây trồng. 90

5- Phát huy vai trò chủ động tích cực của các hộ nông dân. 94

KẾT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 98

 

doc100 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Thanh Miện - Tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hể cho cấy từng vụ, cuối vụ trả thóc (thường khoảng 20 dến 30 kg một sào Bắc bộ). Đối tượng chuyển nhượng ruộng cũng rất đa dạng, có những hộ do có đủ tiềm lực về tài chính, do chuyển sang kinh doanh hoặc làm những ngành nghề khác, do thiếu lao động không thể làm hết, do chuyển đi nơi khác sinh sống đã chuyển nhượng ruộng khoán của mình cho những hộ nông dân khác có đủ điều kiện nhận theo giá cả thoả thuận giữa hai bên. Nhưng cũng có những hộ nông dân do nghèo khó, túng qũân mà bán ruộng, thậm trí gán ruộng để trả nợ. Đây thực sự là điều khiến chúng ta phải suy nghĩ, mà thường ở những trường hợp này người chuyển nhượng bị ép giá. Sau khi không còn ruộng đất, đời sống của hộ lại càng khó khăn hơn... tuy mới diễn ra nhưng tình trạng chuyển nhượng đất ở các hộ nghèo của Thanh Miện đã là hồi chuông báo động cho các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và các cấp chính quyền ở Thanh Miện cần phải quan tâm đến việc này. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bảo đảm thực hiện 5 quyền của người sử dụng đã cơ bản được hoàn thành ở Thanh Miện. Nhưng điều chúng ta quan tâm ở đây chính là việc sử dụng đất chưa có hiệu quả trên những diện tích đất nông nghiệp và đất chuyên dùng do các UBND xã quản lý. Hiện nay những diện tích này là khá lớn và việc sử dụng hiệu quả hơn nữa là điều hoàn toàn có thể thực hiện được. Ngoài ra, diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn huyện vẫn còn, mà chủ yếu do các UBND xã trực tiếp quản lý hiện đang là nguồn rất lãng phí,đòi hỏi trong thời gian tới cần đưa vào sử dụng có hiệu quả hơn. Chúng ta hãy theo dõi bảng số liệu sau: Biểu 10: Đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng năm 2000. Đơn vị: ha Xã-Thị trấn Đất chuyên dùng Đất chưa sử dụng Tổng số Đất có mặt nước chưa SD Sông 1-Tiền phong 2-Diên Hồng 3-Thanh Giang 4-Ngũ Hùng 5-Chi Nam 6-Chi Bắc 7-Tư Cường 8-Cao Thắng 9-Hùng Sơn 10-Thị Trấn TM 11-Lam Sơn 12-Phạm Kha 13-Lê Hồng 14-Đoàn Kết 15-Đoàn Tùng 16-Thanh Tùng 17-Tân Trào 18-Ngô Quyền 19-Hồng Quang 72,45 63,51 139,08 215,96 146,12 98,92 206,74 164,89 86,79 151,02 113,90 61,35 188,46 137,83 133,94 71,66 149,90 135,09 193,24 102,64 4,91 20,90 34,28 13,10 12,61 14,29 2,45 18,29 20,05 9,80 10,51 2,75 13,28 - 8,06 4,27 37,48 7,26 19,44 4,91 11,21 20,33 13,10 12,61 8,82 2,45 7,88 20,05 6,62 3,98 2,75 13,27 - 8,06 4,27 14,53 7,26 83,20 - 2,69 13,95 - - 5,47 - 10,41 - 2,78 6,53 - - - - - 22,95 - Tổng số 2530,85 336,50 181,52 154,98 Nguồn: Phòng địa chính huyện Thanh Miện. Diện tích đất chuyên dùng do các UBND xã quản lý hiện nay là: 2530,85 ha chủ yếu sử dụng vào các mục đích như đất xây dựng; đất giao thông; đất thuỷ lợi và một số công việc khác. Nhưng việc sử dụng nguồn đất này còn lãng phí với những diện tích còn bỏ trống. Diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều 336,50 ha được chia làm hai loại đó là đất có mặt nước chưa sử dụng và sông ngòi, được tập trung nhiều ở các xã Tiền Phong, Ngũ Hùng, Ngô Quyền. Ngoài ra trên toàn huyện vẫn còn tới 950,03 ha đất nông nghiệp do UBND xã quản lý, trong đó có 568,55 ha là đất lúa,30,19 ha là đất trồng cây lâu năm; 56,96 ha đất trồng cây ngắn ngày khác còn lại các diện tích khác: 294,33 ha, trong đó chỉ có 568,55 ha đất lúa hiện đang giao cho các hộ gia đình đấu thầu sử dụng tương đối hiệu quả. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong hoạt động sản xuất nông, lâm, thuỷ sản, và cũng là tư liệu sản xuất chủ yếu của các hộ nông dân.Các nông hộ muốn phát triển lên sản xuất hàng hoá cần một diện tích đủ lớn và liền khoảnh. Hiện nay ở Thanh Miện, cũng như các huyện đồng bằng sông Hồng khác, tình trạng manh mún về ruộng đất diễn ra phổ biến. Mỗi hộ nông dân trên địa bàn huyện có khoảng từ 7 đến 10 khoảnh ruộng, có khoảnh diện tích chỉ 100m2 hoặc thấp hơn nữa. Điều này đã gây khó khăn rất nhiều cho quá trình canh tác của các hộ nông dân. 3.2-Vốn của hộ nông dân và sự hoạt động của các tổ chức cung cấp vốn-tín dụng cho hộ nông dân trong huyện. Vốn là yếu tố quan trọng của tất cả các ngành sản xuất, của mọi quá trình và của mọi thành phần kinh tế.Đặc biệt trong quá trình tái sản xuất mở rộng, nguồn vốn lại đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Trong sản xuất kinh tế hộ nông dân cũng vậy, không có vốn sẽ không thể thực hiện được quá trình tái sản xuất và hộ nông dân có nhu cầu về vốn nhất định. Nguồn vốn của hộ nông dân được hình thành từ hai nguồn chính đó là vốn tự có và vốn đi vay. Nguồn vốn tự có của hộ nông dân là do tích luỹ được qua mỗi quá trình sản xuất và đây là nguồn chủ yếu của hộ. Tuy nhiên chúng ta không quan tâm nhiều đến nguồn vốn đó mà điều chúng ta chú ý ở đây chính là nguồn vốn đi vay và nhu cầu vay vốn của họ. ở Thanh Miện hiện nay, qua sự tìm hiểu của em được biết thì đa số các hộ nông dân đều có nhu cầu vay vốn, tuy mức độ cần thiết khác nhau: Có những hộ đã có ý định đầu tư nhưng cũng có hộ cho rằng nếu có vốn họ sẽ đầu tư vào cái này, làm cái kia. Có những hộ kết hợp giữa vốn của gia đình và vốn vay nhưng cũng có những hộ đầu tư hoàn toàn bằng vốn vay. Tuy nhiên, trên địa bàn Thanh Miện hiện nay, có hai đối tượng hộ rất cần vốn vay đó là những hộ có khả năng sản xuất hàng hoá, đang có ý định chuyển dịch cơ cấu cây trồng mạnh mẽ và những hộ nghèo. Họ tìm đến những điểm có thể cho vay với hy vọng sẽ được thoả mãn nhu cầu đầu tư của mình. Hiện nay vốn vay cho hộ nông dân Thanh Miện được hình thành từ hai nguồn chính đó là các tổ chức tín dụng hoạt động chính thức và các đơn vị phi chính thức. -Các tổ chức tín dụng chính thức gồm có: +Ngân hàng nông nghiệp huyện Thanh Miện. +Chi nhánh ngân hàng phục vụ người nghèo tỉnh Hải Dương. +Các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn huyện. -Các đơn vị tín dụng phi chính thức. +Các hội, hụi do các hộ tự lập lên. +Các gia đình cho vay nặng lãi. Ngân hàng nông nghiệp huyện và chi nhánh ngân hàng phục vụ người nghèo là hai cơ quan cung cấp vốn vay lớn nhất cho các hộ nông dân trên địa bàn toàn huyện.Trong năm 2000 vừa qua cả hai ngân hàng này đã cung cấp tổng số vốn là 35.244 triệu đồng cho các đơn vị và các hộ nông dân. Trong đó ngân hàng nông nghiệp cung cấp 23.889 triệu đồng cho 4648 hộ, Biểu 11: Kết quả dư nợ cho vay năm 2000. Đơn vị: 1.000.000đ Xã-Thị trấn Dư nợ cho vay 1999 Dư nợ cho vay 2000 Tổng dư Nợ Ngân hàng nông nghiệp Ngân hàng phục vụ người nghèo Tổng số % Tổng số % 1-Lê Hồng 2-Thanh Tùng 3-Đoàn Tùng 4-Phạm Kha 5-Lam Sơn 6-Thị Trấn 7-Hùng Sơn 8-Tứ Cường 9-Cao Thắng 10-Nhũ Hùng 11-Chi Bắc 12-Chi Nam 13-Diên Hồng 14-Tiền Phong 15-Thanh Giang 16-Ngô Quyền 17-Hồng Quang 18-Tân Trào 19-Đoàn Kết 20-Thuỷ Nông 21-Tiêu dùng 22-Cầm cố 1.346 920 1.607 796 1.012 2.766 861 1.135 1.764 2.072 521 793 727 648 827 1.455 1.467 1.458 1.379 270 427 89 2.205 1.346 3.317 1.230 1.419 3.186 1.123 1.539 2.339 3.036 646 1.335 1.014 1.150 1.005 2.001 2.440 2.531 1.747 195 561 70 1.667 735 2.767 686 870 2.591 693 844 1.833 2.441 101 830 563 544 499 1.404 1.940 1.981 1.197 195 561 70 75,60 54,60 83,42 55,77 61,31 81,32 61,71 64,84 78,37 80,40 15,63 62,17 55,52 47,30 49,65 70,16 79,51 78,27 68,52 100 100 100 538 611 550 544 549 595 430 695 506 595 545 505 545 606 506 597 500 550 550 - - - 24,40 45,40 16,58 44,23 38,69 18,68 38,29 45,16 21,63 19,60 84,37 37,83 44,48 52,70 50,35 29,84 20,49 21,73 31,48 - - - Tổng số 24.339 35.244 24.715 70,152 10.529 29,875 Nguồn: Ngân hàng nông nghiệp và chi nhánh ngân hàng phục vụ người nghèo huyện Thanh Miện. Trung bình mỗi hộ được vay 5,1396 triệu đồng. Ngân hàng phục vụ người nghèo cung cấp 10.529 triệu đồng cho 7565 hộ, trung bình mỗi hộ được vay1,3918 triệu đồng. Tổng số dư nợ của hai ngân hàng này tăng mạnh qua từng năm. Năm 1999 tổng số dư nợ của hai ngân hàng là 24.339 triệu đồng thì tới năm 2000 tổng số dư nợ đã là 35.244 triệu đồng, tăng 44,8%. Trong đó ngân hàng nông nghiệp tăng 9,1 tỷ, tăng 59% và ngân hàng phục vụ người nghèo tăng 1,8 tỷ, tăng 20,45% đây thực sự là những con số đáng mừng, bởi tổng số dư nợ của các ngân hàng càng tăng thì càng có nhiều hộ nông dân được vay vốn và vay với số vốn nhiều hơn. Trong năm 2000 vừa qua các cán bộ ngân hàng đã hoạt động tốt ở các xã như Lê Hồng, Đoàn Tùng, Ngũ Hùng, Tân Trào, làm cho tổng số dư nợ ở các xã này tăng mạnh. Riêng ngân hàng phục vụ người nghèo trong những năm qua, nhờ chính sách cho vay ưu đãi của mình đã giúp nâng cao thu nhập gần 100.000đồng mỗi tháng cho những hộ nghèo được vay vốn, giúp giải quyết việc làm cho trên 8.000 lao động tại chỗ, giúp hơn 600 hộ thoát nghèo trong 3 năm trở lại đây. Là một đơn vị hoạt động khá đều ở các xã, ngân hàng phục vụ người nghèo thực sự đã làm tốt công tác của mình. Ngoài hai đơn vị trên, các quỹ tín dụng nhân dân trong địa bàn huyện cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giaỉ quyết vốn sản xuất cho các hộ nông dân. Hiện nay toàn huyện có 7 quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động ở giai đọan thí điểm nhưng cũng đã mang lại những kết quả đáng mừng. Tổng dư nợ của cả 7 quỹ tín dụng năm 2000 là 12.637,934 triệu đồng, cao nhất là quỹ tín dụng Tứ Cường với tổng dư nợ đạt 3.339,92 triệu đồng và thấp nhất là quỹ tín dụng Chi Lăng Bắc với 1.124,495 triệu đồng. Từ khi được thành lập, các quỹ tín dụng không ngừng phát triển, tăng cả về số thành viên, tổng số vốn, tổng số dư nợ và kết quả kinh doanh. Năm 2000 vừa qua, với tổng số 4.228 thành viên, các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn huyện đã phát huy được nguồn vốn nội lực của dân cư trên địa bàn để tương trợ giữa các thành viên, mang lại lợi ích thiết thực về mọi mặt: Kinh tế, chính trị, Xã hội... Tạo mọi điều kiện cho các thành viên phát triển kinh tế, hạn chế cho vay nặng lãi, góp phần xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn. Biểu 12: Một số chỉ tiêu của các quỹ tín dụng nhân dân năm 2000. Đơn vị: triệu đồng Tên quỹ Nguồn vốn hoạt động Dư nợ cho vay Kết quả KD Tổng số VĐL VHĐ Vốn vay Tổng số Nợ QH Ngô Quyền Chi Nam Đoàn Tùng Thanh Giang Chi Bắc Tứ Cường Thanh Tùng 1396,236 1644,920 1825,186 2670,895 1417,072 3652,230 1903,517 114,99 101,00 143,45 127,75 113,41 148,55 109,65 1078,826 1011,926 1005,723 2057,627 1207,914 3245,475 1235,90 100 400 420 260 - 50 400 1231,430 1463,813 1619,900 2290,744 1124,495 3339,92 1567,632 8,43 22,93 11,00 2,00 370,38 51,61 5.00 39,383 39,721 55,863 70,452 27,199 83,92 39,519 Tổng cộng 14510,04 858,80 10842,781 1630 12637,353 471,353 356,057 Nguồn: Chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh Hải Dương. Với thủ tục vay đơn giản, nhanh chóng, các quỹ tín dụng nhân dân đã cung cấp vốn cho hàng nghìn hộ nông dân để sản xuất, tuy nhiên chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Nhiều quỹ tín dụng huy động thừa vốn cho vay, phải đem gửi các tổ chức tín dụng khác hoặc mua kỳ phiếu của các ngân hàng thương mại. Ngoài 3 tổ chức cung cấp vốn vay chính thức cho các hộ nông dân nêu trên. Hiện nay trong huyện còn có rất nhiều các đơn vị cho vay không chính thức như các hội, hụi do các hộ tự lập lên và các hộ gia đình cho vay nặng lãi. Được sự giúp đỡ của các chú các bác trong bộ máy chính quyền ở hai xã Hồng Quang và Tân Trào cùng một số người quen, em đã tìm hiểu được biết. Tại xã Hồng Quang, với 7 thôn của toàn xã thì có tới 17 hội, hụi do các hộ nông dân lập ra. Riêng thôn Đông La của xã này đã có 4 gia đình thường xuyên cho vay nặng lãi. Tại Tân Trào, với 6 thôn có cả thảy 14 hội,hụi do các hội nông dân lập ra. Và thôn Ngọc Lập-một thôn nhỏ nhất xã chỉ với 213 hộ dân nhưng đã có tới 3 gia đình thường xuyên cho vay nặng lãi từ nhiều năm nay. Nhìn chung các đơn vị không chính thức này hoạt động khá nhịp nhàng và rầm rộ, thủ tục cho vay cực kỳ đơn giản nhanh chóng. Các hội hụi do các hộ nông dân tự lập ra, thường bao gồm trên dưới 10 thành viên là các gia đình có cùng dòng họ, hoặc có quan hệ láng giềng. Sản phẩm (vốn) góp chủ yếu bằng thóc và cũng tính lợi nhuận theo kỳ như các tổ chức tín dụng khác. Cách tính lợi nhuận có khác nhau nhưng nhìn chung những người lấy sau sẽ được dư ra một lượng goị là lợi (sau mỗi thời gian thoả thuận, từng thành viên sẽ được đến nhà các thành viên khác lấy thóc ), các thành viên sẽ lần lượt lấy theo thủ tục “ bốc họ”. Đây cũng có thể coi là một hình thức tín dụng tuy nhiên hoạt động của nó còn đơn giản, nguồn vốn ít, vay với thời hạn rất ngắn thường chỉ 1 đến 3 tháng. Hình thức thứ hai là các gia đình có số vốn nhàn rỗi, họ không gửi vào tổ chức tín dụng chính thức mà dùng hình thức cho vay với lãi xuất cao, hình thành lên một đội ngũ những người chuyên cho vay nặng lãi. Mỗi thôn cũng có từ 3 đến 5 người như thế. Tuy không chính thức thông báo nhưng khi có nhu cầu, người ta có thể đáp ứng ngay, thủ tục cực kỳ gọn nhẹ, không cần biết vay nhằm mục đích gì, không cần biết người vay chi tiêu vào đâu, không cần biết kế hoạch chi tiêu nguồn vốn đó ra sao. Nhưng ngược với thủ tục gọn nhẹ đó là lãi xuất rất cao. Thường những gia đình cho vay nặng lãi lấy với lãi suất từ 2 đến 4% một tháng, cá biệt có trường hợp vay “nóng” người ta có thể lấy 4hoặc 5% một tháng. Đối tượng vay của đơn vị này chủ yếu là những hộ nông dân nghèo. Họ vay về để giải quyết một nhu cầu cấp thiết nào đó, thời hạn trả nợ là lúc thời vụ thu hoạch. Cũng có những hộ nông dân thiếu vốn sản xuất, mua lân, đạm, thuốc trừ sâu không có tiền trả ngay cũng phải chịu mức lãi suất tương tự. Hình thức cho vay nặng lãi này có ảnh hưởng rất tiêu cực tới đời sống của nông dân, nó không có tác dụng phát triển sản xuất mà chỉ làm cho những hộ nghèo ngày càng nghèo thêm. 3.3Lao động và nhân khẩu của hộ nông dân. Cũng như tình hình chung của cả nước,lao động và nhân khẩu của hộ nông dân hiện nay đang là vấn đề bức xúc, đòi hỏi cần giải quyết ở Thanh Miện.Cùng với tỷ lệ tăng dân số trung bình 11,14% trong 10 năm trở lại đây là sự tăng số nhân khẩu và lao động, kèm theo đó là số người thất nghiệp, bán thất nghiệp ngày một tăng cao trên địa bàn huyện. Qua bảng 13 ta thấy rằng tổng số hộ, tổng số lao động và tổng số nhân khẩu trong nông nghiệp một số năm vừa qua có xu hướng giảm dần. Năm1998 tổng số hộ 30.582, tổng số lao động 57.170 và tổng số nhân khẩu là 121.945, nhưng tới năm 1999 tổng số hộ là 30.550, tổng số nhân khẩu 120.230, tổng số lao động 50.889 và tới năm 2000 mặc dù tỷ lệ tăng dân số của huyện là 1,001% nhưng tổng số hộ chỉ còn 30.382 hộ, tổng số lao động 51.270,tổng số nhân khẩu còn 119.299 người.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xu hướng giảm này là do có sự chuyển dịch số lao động, nhân khẩu sang làm ở các ngành khác, một số lượng lao động lớn trong nông nghiệp- nông thôn đã chuyển sang vùng khác hoặc lên thành phố để kiếm việc làm.Cùng với sự chuyển biến tích cực đó là trong những năm vừa qua,công tác di dân và phát triển vùng kinh tế mới cũng rất được quan tâm của các cấp uỷ Đảng và chính quyền trong huyện. Hàng vạn nhân khẩu,hàng ngìn lao động đã được tạo điều kiện tốt để định cư, phát triển kinh tế trong Tây Nguyên. Biểu 13: Tình hình nhân khẩu- lao động của hộ nông dân thời kỳ 1998-2000. Đơn vị: người Xã-Thị trấn 1998 1999 2000 Số hộ LĐ NK Số hộ LĐ NK Số hộ LĐ NK 1-Hồng Quang 2-Diên Hồng 3-Phạm Kha 4-Ngô Quyền 5-Tiền Phong 6-Lê Hồng 7-Tân Trào 8-Thị Trấn 9-Thanh Tùng 10-Tứ Cường 11-Chi Bắc 12-Ngũ Hùng 13-Đoàn Kết 14-Chi Nam 15-Hùng Sơn 16-Lam Sơn 17-Cao THắng 18-Đoàn Tùng 19-Thanh Giang 2.052 710 1.580 2.116 1.200 1.884 1.813 1.769 1.293 2.326 1.895 1.700 1.558 1.225 880 1.551 1.321 1.550 2.159 4.928 1.339 3.440 3.669 2.165 2.933 2.775 3.298 2.807 4.920 3.506 2.675 2.959 2.036 1.450 3.466 2.670 2.896 3.238 7.854 2.649 6.460 7.900 4.880 6.938 7.277 7.168 5.340 9.609 7.780 7.300 6.935 4.802 3.225 6.681 4.982 6.585 7.580 2.013 691 1.575 2.183 1.208 1.822 1.667 1.708 1.282 2.350 1.700 1.934 1.606 1.216 810 1.613 1.228 1.701 2.153 4.625 1.263 3.106 3.879 1.889 2.794 2.800 2.645 2.332 3.580 2.833 2.540 2.504 2.043 1.350 2.649 2.241 2.730 3.096 7.625 2.649 6.448 7.845 5.086 6.844 6.990 7.294 5.297 9.667 6.351 7.476 6.914 5.056 3.100 6.253 5.033 6.810 7.492 2.030 703 1.700 2.234 1.230 1.863 1.738 1.800 1.306 2.322 1.700 1.750 1.648 1.285 856 1.653 1.200 1.560 1.800 4.200 1.240 2.650 3.303 2.175 3.740 3.567 3.300 3.574 2.733 2.697 2.850 2.680 1.978 1.400 2.622 2.264 2.695 3.602 7.754 2.705 6.700 7.860 5.274 7.314 6.822 7.164 5.277 7.982 6.326 7.320 7.190 5.350 3.277 6.681 4.880 6.693 7.200 Tổng số 30.582 57.170 121.945 30.550 50.899 120.230 30.382 51.270 119.299 Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Miện. Xu hướng giảm cả tương đối lẫn tuyệt đối số nhân khẩu và lao động trong nông nghiệp nêu trên thực sự là tín hiệu vui cho nền kinh tế cũng như xã hội của huyện. Xu hướng này cùng với việc sản lượng các sản phẩm nông nghiệp tăng đều qua từng năm đã làm cho đời sống của hộ nông dân ngày một tăng cao. Tuy nhiên xu hướng đó diễn ra còn chậm và không ổn định qua các năm và ngay cả trong một năm. Đó cũng là tình trạng chung của cả nước, vì vậy muốn giải quyết được vấn đề này cần một loạt những chính sách vĩ mô áp dụng một cách rộng rãi và lâu dài. Hộ nông dân ở Thanh Miện cũng giống như những huyện ở vùng đông bằng sông Hồng khác, đó là hộ hạt nhân nhỏ. Bình quân cả huyện năm 2000 mỗi hộ nông dân có 3,87 nhân khẩu và 1,867 lao động chuyên làm nông nghiệp. Với diện tích đất nông nghiệp bình quân một hộ là 2786,4 m2 như hiện nay thì số lao động trên cùng với sự trợ giúp của một số công cụ lao động cơ giới khác thì quả là quá lớn dẫn đến số lao động thất nghiệp và bán thất nghiệp nhiều, đòi hỏi trong thời gian tới cần quan tâm hơn nữa cho việc làm của những lao động dư thừa này. Trong nhiều năm vừa qua, công tác giáo dục rất được quan tâm ở Thanh Miện, vì vậy trình độ của chủ hộ cũng như người lao động đã được nâng cao, đa số thanh thiếu niên dưới 30 tuổi đều được học hết phổ thông cơ sở, không còn người mù chữ. Theo sự tìm hiểu của em tại thôn Ngọc Lập, xã Tân Trào thấy được trong 213 hộ nông dân của thôn thì có tới 204 chủ hộ là nam giới (chiếm 95,77%) chỉ có 9 chủ hộ là nữ. Có 1 chủ hộ tốt nghiệp ĐH, 9 chủ hộ tốt nghiệp trung cấp và cao đẳng, có 88 chủ hộ đã tốt nghiệp PTTH, còn lại 115 chủ hộ đã tốt nghiệp tiểu học và PTCS. Trình độ dân chí như hiện nay là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế hộ nông dân. Hình thức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp hiện nay ở Thanh Miện là hộ nông dân, vì vậy việc thuê lao động thường xuyên trong các hộ không diễn ra.Lao động chỉ được thuê vào dịp thời vụ căng thẳng ở những hộ nông dân trồng lúa có ít lao động hoặc lao động đang có việc làm khác và những hộ nông dân sản xuất hàng hoá như trồng nấm, trồng hoa...và ngày công thuê lao động không nhiều, thường chỉ vài ba ngày nhưng tiền công khá cao, từ 20 đến 25 nghìn đồng /1 ngày công. Hiện nay trong huyện có rất ít hộ sản xuất hàng hoá lớn và những hộ này cũng chỉ sử dụng lao động gia đình là chủ yếu. 3.4-Một số tư liệu sản xuất khác của hộ nông dân. Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện, trong một số năm trở lại đây các hộ nông dân đã tích cực đầu tư tiền vốn mua sắm các công cụ sản xuất cơ giới mới, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Các công việc do máy móc đảm nhiệm ngày càng nhiều cùng với mức độ gia tăng của các công cụ này qua từng năm. Các loại công cụ cơ giới này góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá -hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Số lượng các loại tăng khá nhanh qua từng năm, nhất là máy kéo nhỏ, năm 1997 có 96 chiếc thì tới năm 1999 đã có 152 chiếc trong toàn huyện. Máy xay xát năm 1997 có 170 chiếc, năm 1998 có 225 chiếc nhưng đến năm 1999 con số này đã là 301 chiếc. Máy tuốt lúa năm 1997 có 98 chiếc, năm 1998 có 121 chiếc và đến năm 1999 con số này đã là 221 chiếc. Năm 1999 trung bình cứ 200 hộ nông dân thì có một máy kéo nhỏ, 101 hộ nông dân có máy xay xát, 138 hộ nông dân có một máy tuốt lúa. Theo thống kê của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thì trong năm 1999, tổng diện tích làm đất bằng cơ giới trên địa bàn huyện mới có 12.329,9 ha, chiếm 70% tổng diện tích gieo trồng. Vì vậy còn khoảng 30% diện tích người nông dân vẫn phải thực hiện khâu làm đất bằng thủ công và sức súc vật. Tuy nhiên 100% công việc trong khâu đập lúa đã được máy móc đảm nhận. ở các xã Tứ Cường, Lam Sơn trên 85% công việc trong khâu làm đất, 100% công việc xay xát, 100% công việc đập lúa đã được máy móc đảm nhận. Các công cụ cơ giới trang bị trong các hộ đã đảm đương một phần rất lớn các công việc của người nông dân trước đây. Đó là những con số thật sự đáng mừng nhưng công việc mà người nông dân phải làm thủ công vẫn còn nhiều. Biểu 14: Tổng hợp các loại máy phục vụ nông nghiệp thời kỳ 1997-1999. Đơn vị: chiếc Xã-Thị trấn Máy kéo lớn Máy kéo nhỏ Máy bơm nước Máy xay xát Máy tuốt lúa 97 98 99 97 98 99 97 98 99 97 98 99 97 98 99 1-Thị Trấn 2-Ngô Quyền 3-Tân Trào 4-Đoàn Kết 5-Hồng Quang 6-Thanh Tùng 7-Đoàn Tùng 8-Phạm Kha 9-Lam Sơn 10-Lê Hồng 11-Hùng Sơn 12-Tứ Cường 13-Cao Thắng 14-Ngũ Hùng 15-Chi Nam 16-Chi Bắc 17-Thanh Giang 18-Diên Hồng 19-Tiền Phong 4 1 - - - 2 1 - - - 1 2 2 1 3 2 1 - 1 5 6 - - 2 5 1 - - 1 1 1 2 - 1 - 1 - 2 4 4 - - 4 6 1 - - - - - 1 1 1 - 2 - 2 5 19 - 3 2 5 5 - 12 6 - 6 4 1 - - 9 - 9 - 13 2 7 18 4 6 1 14 11 4 17 7 9 4 - 5 2 3 5 9 1 11 15 4 6 5 19 5 3 25 4 4 7 10 13 3 3 4 42 1 2 5 13 5 - 12 10 6 12 7 - 3 4 4 - 12 11 34 12 9 4 17 14 3 14 7 7 19 16 5 13 7 9 6 10 7 4 8 12 9 18 7 5 20 7 80 23 10 12 7 4 6 9 4 8 15 12 9 14 7 7 7 8 8 4 16 8 2 10 12 11 4 8 8 30 15 22 20 10 2 9 10 9 5 17 12 3 15 13 10 6 9 9 48 20 31 30 13 2 16 15 10 7 20 15 5 15 15 10 10 10 12 8 3 3 6 3 3 5 6 4 4 8 2 7 3 5 9 4 3 17 15 4 9 7 3 4 6 3 5 7 6 9 7 6 2 4 4 3 16 11 15 21 13 9 15 9 7 12 6 12 14 7 9 8 15 8 14 Tổng 21 28 26 96 127 152 142 217 180 170 225 301 98 121 221 Nguồn: Phòng Giao thông - công nghiệp - xây dựng huyện Thanh Miện. 4- Thị trường đầu vào-đầu ra của hộ nông dân. 4.1-Thị trường đầu vào. Hiện nay trên địa bàn huyện Thanh Miện, các loại đầu vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được cung ứng khá đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau, với nhiều cửa hàng đại lý và bán lẻ khác nhau, khá đầy đủ với mức độ cung ứng khối lượng lớn phục vụ tới tất cả các xã, các thôn trong huyện. Tuy nhiên thị trường này còn nhiều điều bất cập về chất lượng, cách sử dụng và mức độ đáp ứng. Trong những năm vừa qua những tồn tại của nó đã gây nhiều phiền phức và thiệt hại cho hộ nông dân trong huyện. a-Thị trường cung ứng giống lúa. Hàng năm tổng số nhu cầu-theo tính toán của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn-về giống lúa khoảng trên 600 tấn các loại. Đây là con số rất lớn nhưng trong những năm vừa qua nhu cầu này đã được đáp ứng khá đầy đủ về số lượng.Giống lúa được đưa vào gieo cấy trên đồng đất của huyện từ rất nhiều nguồn khác nhau: XN giống cây trồng TW1-Thái Bình; XN giống cây trồng Quỳnh Hưng-Thái Bình; XN giống lúa Lai Cách-Hải Dương; XN giống lúa Nam Hà; Công ty giống cây trồng Miền Trung; XN giống lúa Mỹ Văn-Hưng Yên; XN giống lúa Phù Cừ-Hưng Yên; XN giống lúa Đông Triều- Quảng Ninh. Cho nên cùng một giống lúa nhưng chất lượng và giá bán thì có sự khác nhau khá rõ rệt. Các giống lúa này từ nơi sản xuất, qua các đại lý lớn, đến các cửa hàng bán lẻ rồi cuối cùng tới tay các hộ nông dân. Tuy nhiên khác với mạng lưới tiêu thụ rất rộng rãi và nhịp nhàng thì công tác quản lý lại bị buông lỏng. Chỉ những hộ kinh doanh lớn, những đại lý mới phải đăng ký và cam kết về chất lượng còn những điểm bán lẻ thì hầu như không phải chịu một sự kiểm tra, kiểm soát nào. Hiện nay riêng Thị Trấn Thanh Miện đã có tới 7 đại lý lớn của các công ty và xí nghiệp nêu trên, hàng năm cung cấp khoảng gần 300 tấn giống lúa cho thị trường. Còn ở mỗi xã đều có từ 3 đến 4 điểm bán lẻ khác nhau với những chủ cửa hàng hầu hết đều không có chuyên môn, chỉ bíêt dựa vào sự chỉ dẫn có trên bao bì và giấy hướng dẫn có từ các công ty gửi xuống. Phải nói rằng thị trường giống lúa hiện nay ở Thanh Miện đã bị thả nổi mặc dù Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn có nhiệm vụ quản lý nhưng do lực lượng cán bộ quá ít nên không thể làm tốt nhiệm vụ này. Một cơ quan trước kia chuyên cung cấp giống lúa cho các hộ nông dân trong huyện là Công ty vật tư nông nghiệp huyện thì nay hầu như không còn hoạt động. Thị trường các giống cây trồng khác cũng diễn ra tương tự. Các cửa hàng tự do cung ứng cho các hộ nông dân, công tác quản lý rất lỏng lẻo. b-Thị trường phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh. Theo tính toán của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thanh Miện hiện nay, mỗi năm nhu cầu về phân bón của toàn huyện lên tới trên một vạn tấn các loại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0034.doc
Tài liệu liên quan