Đề tài Một số giải pháp quản lí nhằm đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục THCS ở huyện miền núi Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.2

1. Lí do chọn đề tài.2

2. Mục đích nghiên cứu.3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu.4

4. Phương pháp nghiên cứu.

5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG.

Chương I. Vị trí vai trò to lớn của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tầm quan trọng của công tác giáo dục phổ cập THCS giai đoạn hiện nay.

1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê nin.

2. Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về công tác giáo dục.

3. Nội dung, hình thức của công tác phổ cập giáo dục THCS.

Chương II. Thực trạng giáo dục – đào tạo và tiến độ phổ cập giáo dục THCS ở huyện miền núi Văn Quan tỉnh Lạng Sơn từ năm 2001 – 2005.

I. Giới thiệu về huyện Văn Quan.

II. Thực trạng và tiến độ phhổ cập giáo dục THCS ở huyện Văn Quan từ năm 2001 đến năm 2005.

Chương III. Một số giải pháp quản lí nhằm đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục THCS ở huyện miền núi Văn Quan.

1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng

2. Giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức.

3. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ.

4. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.

5. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, phối hợp với giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy .

PHẦN THỨ BA: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

I. Những kiến nghị.

II. Kết luận.

 

 

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3267 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp quản lí nhằm đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục THCS ở huyện miền núi Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h độ dân trí cũng như các điều kiện kinh tế, xã hội. Về những thành tựu nổi bật là lĩnh vực nông nghiệp và trồng rừng. Trong những năm qua phát triển với tốc độ khá cao, đã chuyển mạnh từ sản xuất quảng canh sang thâm canh, đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Huyện tập trung vào trồng (sản xuất) cây lúa, khoai tây, dưa hấu, đậu xanh, đậu tương, trồng cây ăn quả như là cam, quýt, vải, nhãn. Toàn huyện có diện tích trồng lúa và hoa màu là 20.700 ha, diện tích trồng cây hồi và cây ăn quả 18.200 ha. Tổng sản lượng cây có hạt 250 nghìn tấn/năm. Chăn nuôi từng bước trở thành ngành sản xuất hàng hóa, hiện nay tổng đàn trâu, bò: 29.580 con, đàn lợn: 68.860 con. Ngoài ra còn chăn nuôi dê, gia cầm, nuôi trồng thủy sản như cá lồng, tôm càng xanh.... Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sau 15 năm đổi mới nền kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng và tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 11,5%/năm. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên, tình hình chính trị được giữ vững và ổn định, trật tự an toàn xã hội luôn được đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chương trình, mục tiêu phổ cập GDTHCS. Tỷ lệ trẻ từ 6 – 11 tuổi đến trường hàng năm đạt từ 98% trở lên, ngành học mầm non có số lượng trẻ đến trường đạt 68% trở lên, riêng trẻ 5 tuổi ra học lớp mẫu giáo 99% trở lên. Toàn huyện có 48 đơn vị trường học. Cụ thể như sau: + Mầm non: 5 trường + Tiểu học: 18 trường + PTCS: 10 trường + THCS: 12 trường + THPT: 02 trường + TTGDTX: 1 trung tâm Cán bộ, giáo viên, nhân viên: 1219 đồng chí, trong đó: + Giáo viên mầm non : 112 đồng chí + Giáo viên tiểu học : 447 đồng chí + Giáo viên THCS : 414 đồng chí + Giáo viên THPT : 126 đồng chí + Nhân viên : 120 đồng chí Công tác tuyên truyền và xã hội hóa nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS: được đánh giá là một trong những nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm, công tác PCGDTHCS không chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành giáo dục. Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã xác định rõ công tác PCGDTHCS là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân huyện Văn Quan. Từ đó đã được sự quan tâm, phối hợp vào cuộc của tất cả các ban ngành đoàn thể và nhất là sự ủng hộ của toàn dân. Nhận thức được điều đó, Ban chỉ đạo PCGDTHCS huyện Văn Quan đã triển khai thực hiện công tác tuyên truyền rộng khắp trong nhân dân các dân tộc trong toàn huyện thông qua các hình thức vận động, viết bài, động viên kịp thời những đơn vị, những cá nhân tích cực trong công tác PCGDTHCS. Từ đó đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể của huyện, của các xã, cũng như sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân. Đồng thời hàng năm chỉ đạo tốt “Ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường” nhằm huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, tổ chức mở các lớp bổ tú THCS nhằm huy động các đối tượng bỏ học ở cấp THCS ra học. Từ năm 2001 đến năm 2005, toàn huyện đã tổ chức được 23 lớp bổ túc THCS với 634 học viên. Các lớp bổ túc THCS được học đầy đủ các môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mỗi học viên tham gia học lớp bổ túc THCS đều được ủng hộ sách giáo khoa, vở ghi... và các chế độ ưu tiên khác. Với sự cố gắng đó, từ năm 2001 đến năm 2005, tổng số học viên đã tốt nghiệp bổ túc THCS là 620 học viên (đạt tỉ lệ 97,6%). Đây chính là lực lượng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao tỉ lệ đối tượng độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi ở các xã để đạt được tỉ lệ chuẩn theo quy định. Trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác PCGDTHCS ở huyện Văn Quan đã thu được kết quả: Đến tháng 9 năm 2005 đã có 22/24 xã, thị trấn đạt chuẩn PCGDTHCS, huy động tối đa số thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS là 4409/5690 đạt tỉ lệ 77,49%. Huyện Văn Quan đã được UBND tỉnh Lạng Sơn công nhận đạt chuẩn phổ cập GDTHCS tháng 12/2005. II. Thực trạng và tiến độ phổ cập giáo dục THCS ở huyện Văn Quan từ năm 2001 đến năm 2005 1. Thành tựu đạt được trong công tác PCGDTHCS của huyện Văn Quan từ năm 2001 đến năm 2005 Văn Quan trong những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX có số người mù chữ trong độ tuổi từ 9 – 25 tuổi là 2292/21548 người, chiếm tỉ lệ 10,64% dân số trong độ tuổi (số liệu đã điều tra tháng 12/1991). Trong đó, số trẻ độ tuổi từ 9 – 14 tuổi chưa ra lớp là 1426 còn mù chữ là 866 người, số người trong độ tuổi từ 15 – 25 tuổi còn mù chữ là 866 người. Với một trình độ dân trí thấp như vậy nên kéo theo các tệ nạn xã hội, nạn phá rừng vận chuyển gỗ trái phép, đốt rừng trồng ngô, trồng sắn làm cho rừng cây cũng cạn kiệt, nạn lũ lụt hàng năm tàn phá, đất đai bạc màu, đời sống nhân dân lam lũ cơ cực, một mặt trẻ em không chịu đi học, mặt khác nhiều gia đình không cho trẻ em đến trường, đến lớp. Tình trạng giáo viên ở Văn Quan lúc đó là: “có thầy không có trò”, học sinh chỉ học đến lớp 4, lớp 5, lớp 6 là bỏ học theo cha mẹ đi làm nương, đi đào đãi vàng. Nhưng chỉ sau 6 năm thực hiện Chỉ thị 01 của Hội đồng bộ trưởng và Luật phổ cập Giáo dục tiểu học, chống mù chữ và chính sách cải thiện kinh tế của Đảng và Chính phủ, Văn Quan đã thu được những kết quả khả quan trong lĩnh vực giáo dục. Năm 1996, huyện Văn Quan có 23/24 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học – chống mù chữ. Trẻ trong độ tuổi phổ cập tiểu học (6 – 14 tuổi) có 11.475 cháu. Trong đó: đang học tiểu học và tốt nghiệp tiểu học là: 10.879/11.475 tỷ lệ 94,96%. Chưa đi học, còn mù chữ là 578 cháu/11.475 cháu, chiếm tỉ lệ 5,04%. Bỏ học tiểu học: 106 cháu/11.475 cháu, chiếm tỉ lệ 0,92%. Người trong độ tuổi (15 – 25 tuổi) toàn huyện có 10.273 người. Trong đó: Số người mù chữ và biết chữ chưa chắc chắn (lớp 1, lóp 2) là 714 người/10.273 người, chiếm tỉ lệ 6,95%. Những thành quả đã đạt được về phổ cập giáo dục tiểu học chống mù chữ trong giai đoạn 1990 – 1996 đã tạo đà cho phát triển sự nghiệp giáo dục và công tác PCGDTHCS sau này. Đến năm 1999, toàn huyện có 100% số xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học và chống mù chữ. Năm 2000, Huyện ủy Văn Quan đã triển khai kế hoạch 19/KH-HU, ngày 31/08/2000 về PCGDTHCS (từ năm 2000 đến năm 2005) với quyết tâm năm 2005 toàn huyện đạt PCGDTHCS theo tiêu chuẩn của một huyện miền núi khó khăn, đảm bảo 22/24 xã, thị trấn đạt chuẩn PCGDTHCS. Trong 5 năm phấn đấu thực hiện công tác PCGDTHCS 2001 – 2005, Văn Quan đã đạt được những thành tựu chủ yếu sau đây: 1.1. Hệ thống trường lớp Toàn huyện có 48 đơn vị trường học (tính đến năm học 2004 – 2005) trong đó có 5 trường mầm non và 24 xã thị trấn có lớp mầm non gắn với tiểu học và phổ thông cơ sở, 18 trường tiểu học, 12 trường THCS, 10 trường PTCS (trong đó có 1 trường dân tộc nội trú), có 02 trường THPT (Phả Lại và Sao Đỏ) và 1 trung tâm GDTX. Với cấp học phổ thông là 578 lớp – 15.825 người, học bổ túc văn hóa tại các xã là 74 lớp – 2220 người. Ngoài ra còn bồi dưỡng hoàn chỉnh cho giáo viên hệ 9 + 1 lên hệ 9 + 3 là 4 lớp – 208 người. Các trường tiểu học, THCS, PTCS được rải đều taij các xã trong huyện, 9 xã vùng III có 7 xã có trường phổ thông cơ sở. Các trường được xây dựng khang trang, mỗi xã ít nhất được 01 nhà lớp học 2 tầng kiên cố với 6 phòng học trở lên, bước đầu thực sự “trường ra trường, lớp ra lớp”, thực sự nhà trường là trung tâm văn hóa giáo dục của địa phương. Biểu thống kê cơ sở vật chất của trường mầm non, tiểu học, THCS Từ năm học 2000 – 2001 đến năm học 2004 – 2005 Năm học Phòng học Bàn ghế học sinh Ghi chú Tổng số Kiên cố cao tầng Nhà xây cấp 4 Nhà tạm 2000 – 2001 406 25 381 2.436 2001 – 2002 428 31 397 2.568 2002 – 2003 478 24 62 392 3.346 2003 – 2004 496 170 188 138 3.968 2004 - 2005 627 317 188 122 5.016 Qua biểu thống kê đã cho thấy rõ sự phát triển kinh tế - xã hội ngày một đi lên cho nên sự đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường cũng tăng lên. Có sự gia tăng nhà học cao tầng và giảm dần lớp học nhà tạm, bàn ghế học sinh chuyển từ học 2 ca sang học 1 ca. Đó là sự tạo điều kiện và đầu tư của Nhà nước với chương trình 135, các dự án cho các xã vùng III và chương trình kiên cố hóa trường lớp học theo QĐ 159/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cơ sở vật chất ngày càng khang trang, đầy đủ là điều kiện tiên đề thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển, trong đó có công tác PCGDTHCS. 1.2. Đội ngũ cán bộ giáo viên a) Cán bộ giáo viên. Đội ngũ quản lí các trường mầm non, tiểu học, THCS, PTCS trong toàn huyện có trình độ nghiệp vụ cao đẳng sư phạm và trung học hoàn chỉnh, đại học sư phạm tại chức. Đại đa số hàng ngũ cán bộ quản lí được tham gia học các khóa sơ, trung cấp về nghiệp vụ quản lí trường học, lí luận chính trị. Với lòng nhiệt tình, yêu nghề và bằng kinh nghiệm vốn có cũng như tự học, tự nâng cao nghiệp vụ, các đồng chí đã gương mẫu trong mọi công việc và có vai trò quyết định thành công của công tác giáo dục, công tác PCGDTHCS trong những năm vừa qua. Cụ thể: Tổng số cán bộ quản lí nhà trường: 105 đồng chí Trong đó: Trình độ đại học chính quy và tại chức: 19 đồng chí Trình độ cao đẳng : 54 đồng chí Trình độ 12+2 : 28 đồng chí Trình độ THHC : 4 đồng chí Lao động quản lí là lao động trí tuệ và có tính tổng hợp vì nó vừa vạch kế hoạch, vừa tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện kế hoạch đó, lại vừa tổng kết đánh giá thực tiễn công việc, để trên cơ sở đó vạch ra kế hoạch mới. Vì vậy, đòi hỏi người quản lí phải có nghiệp vụ quản lí, phải được đào tạo qua trường lớp. Về điểm này, đội ngũ cán bộ quản lí trường mầm non, tiểu học, THCS ở Văn Quan còn hạn chế, do đó gặp không ít khó khăn trong công việc vì thiếu lí luận soi sáng. b) Đội ngũ giáo viên Tổng số cán bộ giáo viên trong năm học 2004 – 2005 của các cấp học mầm non, tiểu học, THCS trong toàn huyện là 973 người, với trình độ đào tạo như sau: Trình độ bậc học Tổng số Chia ra trình độ nghiệp vụ Ghi chú Đại học Cao đẳng 10+3 10+1 Trung cấp 12+2 (TH) 9+3 (THHC) Sơ cấp Mầm non 112 02 03 79 28 Tiểu học 447 17 315 90 THCS 411 35 312 64 Về năng lực chuyên môn (xếp loại cuối năm học 2004 – 2005): 793 người Loại giỏi: 27% Loại khá: 32% Loại trung bình: 39,9% Loại yếu: 1,1% chủ yếu là đội ngũ giáo viên tiểu học dạy mầm non. Phong trào tự học, tự bồi dưỡng được giáo viên quan tâm, 100% giáo viên tham gia tích cực bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1996 – 2000 và 2003 – 2007. Trong cơ chế thị trường, nhiều địa phương trong nước đã có hiện tượng “Thương mại hóa giáo dục” thì việc duy trì kỉ cương chuyên môn nghiêm túc là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục và PCGDTHCS. Mặt khác, đội ngũ giáo viên là người địa phương nên công tác yên tâm, ổn định. Có nghĩa là tự bản thân họ tự xác định “làm ăn” nghiêm túc hơn. Giáo dục ở Văn Quan cũng như công tác PCGDTHCS luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm cả về vật chất lẫn tinh thần. Ban giám hiệu các trường là cơ quan tham mưu cho cấp ủy và chính quyền về công tác PCGDTHCS, nên sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền luôn kịp thời bám sát tình hình thực tế, đem lại hiệu quả thiết thực. Phong trào xã hội hóa giáo dục được phát động rộng rãi động viên toàn dân tham gia PCGDTHCS, đã thúc đẩy thầy, cô giáo vươn lên dạy tốt hơn. Phong trào thi giáo viên dạy giỏi được các trường duy trì và hưởng ứng tích cực, có tác dụng thúc đẩy hoạt động chuyên môn ở mỗi trường. Từ năm 1996 đến nay đã có 100% giáo viên đăng kí tham gia dạy giỏi cấp trường. Số giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp trường hàng năm đạt bình quân 30%. Phong trào thi đua tìm tòi sáng tạo, đúc rút kinh nghiệm giáo dục được ban giám hiệu các trường quan tâm, đó cũng là nhân tố thúc đẩy chất lượng dạy học trong huyện. Năm học 2000 – 2001, toàn ngành giáo dục Văn Quan có 64 đồng chí đạt giáo viên giỏi cấp huyện và 06 đồng chí đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh. Đến năm học 2004 – 2005 có 151 đồng chí đạt giáo viên giỏi cấp huyện, 13 đồng chí đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh. Những nhân tố tích cực đó như ngọn lửa hồng nhân rộng và thôi thúc đội ngũ giáo viên ngày càng chuyên sâu vào chuyên môn và nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục Văn Quan. 1.3. Tình hình học sinh THCS huyện Văn Quan a) Số lượng * Mở lớp phổ thông + bổ túc THCS (điều tra tháng 9/1998 và tháng 9/2003). Năm học Ngành học PT BTTHCS Ghi chú Lớp Học sinh Lớp Học sinh 2000 – 2001 166 5540 0 0 2001 – 2002 176 5668 3 69 2002 – 2003 180 5710 14 382 2003 – 2004 183 5790 4 154 2004 - 2005 181 5802 20 9 Qua số liệu ta thấy số lượng học sinh THCS (cả phổ thông + bổ túc) trong 5 năm trở lại đây tăng nhanh. Các nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền xã. Vì vậy, đã huy động được hầu hết thanh thiếu niên trong độ tuổi đến trường. * Tỷ lệ huy động độ tuổi (11 – 18 tuổi) đến trường như sau: (Điều tra tháng 9/2000 – 2005). Năm học TS độ tuổi (11- 18 tuổi 11 – 18 tuổi còn học cấp I 11 – 18 tuổi bỏ học cấp I + II Ghi chú Học sinh Tỷ lệ Học sinh Tỷ lệ 2000 – 2001 9.968 232 2,3% 198 1,98 2004 - 2005 10.284 216 2,1% 108 1,05 Đó là sự cố gắng rất lớn và quyết tâm của toàn Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc với một quyết tâm hoàn thành công tác PCGDTHCS, nâng cao mặt bằng dân trí có trình độ THCS vào năm 2003 và đã trở thành hiện thực đối với huyện Văn Quan. b) Chất lượng * Về chất lượng chuyển lớp và tốt nghiệp hàng năm của cấp học THCS khá cao và được giữ vững. Như vậy chứng tỏ ý thức học tập của học sinh, sự đầu tư thời gian và tự rèn luyện nâng cao tay nghề của đội ngũ giáo viên. Tỷ lệ chuyển lớp, đỗ tốt nghiệp hàng năm của cấp THCS. Năm học Tỷ lệ chuyển lớp Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 2000 – 2001 98,45 99,4 2001 – 2002 98,5 99,7 2002 – 2003 97,5 99,5 2003 – 2004 96,9 97,4 2004 - 2005 95,6 98,5 Tỷ lệ chuyển lớp, chuyển cấp (đỗ tốt nghiệp) của cấp học THCS hiện nay đạt được yêu cầu chung. Tuy nhiên chất lượng giữa các vùng trong cùng một huyện cũng chưa được đồng đều, học sinh vùng I có ưu điểm nhận thức nhanh và có nhiều thời gian học tập chính khóa cũng như tự học ở nhà hơn. Đối với học sinh vùng II một số các em có điều kiện và thời gian tự học ở nhà, còn phần lớn các em vùng II và vùng III không có điều kiện và thời gian tự học ở nhà. Vì vậy, chất lượng của vùng núi so với đồng bằng có khoảng cách và sự chênh lệch nhất định. Bảng thống kê chất lượng học tập văn hóa của học sinh THCS ở Văn Quan từ năm 2000 – 2001 đến năm học 2004 – 2005 Năm học Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Số lượng tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 2000-2001 5540 78 1,41 1698 30,6 3678 66,39 86 1,55 2002-2003 5710 154 2,7 1700 29,7 3713 65,1 143 2,5 2003-2004 5790 208 3,6 1770 30,6 3633 62,7 179 3,1 2004-2005 5802 224 3,92 1578 27,2 3747 64,9 253 4,4 Qua số liệu thống kê cho thấy chất lượng văn hóa trong 5 năm thực hiện công tác PCGDTJCS có nhiều tiến bộ, tỷ lệ học sinh có học lực từ trung bình trở lên đạt từ 95% trở lên. Số học sinh khá, giỏi tăng, học sinh yếu, kém chiếm tỉ lệ ít. Đây là kết quả đáng mừng khẳng định bước chuyển biến về chất lượng giáo dục THCS ở huyện miền núi còn nhiều khó khăn cũng nói lên sự cố gắng của bản thân ngành giáo dục và công tác xã hội hóa giáo dục khi được đông đảo lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục và PCGDTHCS từ nhiều phía sẽ tạo ra động lực cho dạy và học, hạn chế bớt những yếu kém, tiêu cực, khơi thông những mối quan hệ cần thiết như nhà trường – gia đình, nhà trường – xã hội thì chất lượng dạy và học có cơ hội tốt vươn lên. Tuy nhiên, so với yêu cầu chung trên phạm vi cả nước thì chất lượng THCS trên đây vẫn chưa thể ngang tầm mà mới chỉ là chất lượng của huyện Văn Quan – tỉnh Lạng Sơn. Bởi vì tỷ lệ học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh vòng 1, cấp tỉnh vong 2 còn rất ít so với tổng số học sinh THCS của huyện trong những năm qua. Số học sinh giỏi cấp tỉnh Năm học Cấp tỉnh vòng 1 Cấp tỉnh vòng 2 2000 – 2001 8 1 2001 – 2002 11 6 2002 – 2003 15 9 2003 – 2004 16 8 2004 – 2005 18 12 Qua bảng thống kê cho thấy số lượng học sinh giỏi cấp THCS của ngành giáo dục Văn Quan còn quá thấp. Năm học 2000 – 2001 mới đạt tỷ lệ 0,04%. Năm học 2004 – 2005 có nhiều hơn nhưng cũng chỉ đạt 0,2%. Hơn nữa, Văn Quan là huyện phía Tây của tỉnh và là huyện động lực để thúc đẩy nền kinh tế văn hóa và dân trí của tỉnh phát triển thì con số trên đây càng minh chứng một điều chất lượng chưa thực sự như mong muốn, mặc dù phong trào giáo dục nói chung và phong trào PCGDTHCS nói riêng của huyện Văn Quan có thể nói là vừa phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu. Thực tiễn trên cho thấy cần có cái nhìn toàn cục về miền núi và có chính sách giải pháp đúng đắn với mục tiêu dần xóa đi khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng. Có như vậy, nước ta mới có những bước tiến vững chắc trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tương lai. Sau 5 năm phấn đấu của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Văn Quan đã có trên 90% số xã đạt chuẩn về PCGDTHCS kết quả cụ thể như sau: Năm 2001: 1 đơn vị đạt chuẩn: Thị Trấn Văn Quan Năm 2001: 4 đơn vị đạt chuẩn gồm các xã: Xuân Mai, Vĩnh Lại, Vân Mộng, Yên Phúc. Năm 2002: 4 đơn vị đạt chuẩn gồm các xã: Đại An, Văn An, Tràng Sơn, Việt Yên. Năm 2003: 7 đơn vị đạt chuẩn gồm các xã: Tràng Các, Tú Xuyên, Tân Đoàn, Khánh Khê, Chu Túc, Tràng Phái, Bình Phúc. Năm 2004: 3 đơn vị đạt chuẩn gồm các xã: Trị Lê, Trấn Ninh, Lương Năng. Năm 2005: 3 đơn vị đạt chuẩn gồm các xã: Song Giang, Hòa Bình, Đồng Giáp. * Kết quả chung của toàn huyện về công tác PCGDTHCS năm 2005 là: Tiêu chuẩn 1 - Duy trì củng cố thành quả phổ cập giáo dục tiểu học chống mù chữ: + Về phổ cập tiểu học (trẻ 6 tuổi) vào học lớp 1: 747/752 = 99,3%. +Trẻ từ 11 đến 14 tuổi: Tốt nghiệp tiểu học: 4910/5142 = 95,5%. + Trẻ 11 – 14 tuổi đang học tiểu học: 232/5142 = 4,5%. + Trẻ 14 tuổi có bằng tốt nghiệp tiểu học: 1304/1324 = 98,5%. + Trẻ độ tuổi 11 14 tuổi TNTH (2004 -2005) vào học lớp 6. Tiêu chuẩn 2 - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS từ năm học 2000 – 2001 đến năm học 2004 – 2005 đều đạt từ 96% trở lên. Riêng năm học 2004 – 2005 tỷ lệ tốt nghiệp THCS (2 hệ phổ thông + bổ túc) đạt 98,5%, cụ thể như sau: + Tỉ lệ tốt nghiệp THCS năm học 2000 – 2001: 1375/1384 = 99,4%. + Tỉ lệ tốt nghiệp THCS năm học 2001 -2002: 1441/1446 = 99,6%. + Tỉ lệ tốt nghiệp THCS năm học 2002 – 2003: 1448/1453 = 99,5%. + Tỉ lệ tốt nghiệp THCS năm học 2003 – 2004: 1515/1556 = 97,4%. + Tỉ lệ tốt nghiệp THCS năm học 2004 – 2005: 1362/1383 = 98,5%. + Tỉ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi 15 – 18 có bằng tốt nghiệp THCS (2 hệ phổ thông + bổ túc) năm 2005: 4409/5690 – đạt tỉ lệ 77,5%. + Số xã, thị trấn đạt chuẩn PCGDTHCS: 22/24 đạt tỉ lệ: 91,7%. - Thành quả PCGDTHCS của huyện Văn Quan mới đạt ở mức thấp và đạt chuẩn theo tiêu chí của một huyện miền núi khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ. Để củng cố và duy trì được thành quả trên, huyện Văn Quan phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa, trong đó đặc biệt là việc huy động và duy trì được số lượng học sinh ra lớp đang học các lớp phổ thông bổ túc văn hóa hàng năm phải đạt từ 98% trở lên. Vấn đề cốt lõi là phải nâng cao chất lượng giảng dạy để có chất lượng và hiệu quả thực sự, có như vậy thì thành quả PCGDTHCS mới đảm bảo vững chắc. 2. Bài học kinh nghiệm trong công tác PCGDTHCS Trong 5 năm qua, từ việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết TW2 (khóa VIII), Nghị quyết 40/2000/QH10, Nghị định 88/NĐ – CP của Chính phủ, huyện Văn Quan rút ra một số kinh nghiệm sau đây: Một là: Căn cứ Quyết định, Chỉ thị, Nghị định của Trung ương Đảng, Quốc hội, và Chính phủ, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh và HĐND tỉnh về lĩnh vực giáo dục – đào tạo; trên sơ sở thành quả đạt được về mục tiêu, nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học – xóa mù chữ giai đoạn 1990 – 1998 và yêu cầu thực tiễn của địa phương về phát triển kinh tế - xã hội, BCH Đảng bộ huyện đề ra Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội nói chung và về công tác phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo nói riêng (trong đó có mục tiêu, nhiệm vụ PCGDTHCS) cho từng giai đoạn (1998 – 2000, 2001 – 2005, 2006 – 2010). Nghị quyết BCH Đảng bộ huyện được cụ thể hóa trong Nghị quyết HĐND huyện, xã về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm (trong đó có mục tiêu, nhiệm vụ PCGDTHCS). Hai là: Thành lập Ban chỉ đạo PCGDTHCS huyện, xã để lập kế hoạch và chương trình thực hiện Nghị quyết Ban thường vụ, Ban chấp hành và Nghị quyết HĐND huyện về công tác PCGDTHCS. Trước hết là công tác điều tra thống kê để lập kế hoạch mở lớp xóa mù chữ, sau xóa mù chữ, bổ túc THCS tại các xã, thị trấn, thôn bản; kế hoạch mở các lớp nhô THCS ở các xã chưa có trường THCS; kế hoạch huy động thanh thiếu niên đi học; kế hoạch điều động giáo viên vừa dạy phổ thông, vừa dạy bổ túc THCS. Xây dựng quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo; phân công trách nhiệm và phân công phụ trách xã, thị trấn, duy trì thường xuyên sinh hoạt kiểm điểm đánh giá định kì; trọng tâm là công tác sơ kết 6 tháng và tổng kết năm về công tác PCGDTHCS. Ba là: Có sự chủ động, sáng tạo và tích cực của cơ quan phòng giáo dục – đào tạo huyện trong việc tham mưu, tổ chức thực hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp báo cáo cấp ủy và chính quyền huyện để huyện có giải pháp, biện pháp chỉ đạo kịp thời. Bốn là: Những giải pháp, biện pháp tổ chức thực hiện PCGDTHCS phải chủ động lịnh hoạt (không máy móc, cầu toàn, không trông chờ, ỷ lại). Đó là đa dạng hóa các loại hình lớp học (đặc biệt các lớp bổ túc THCS). Thực hiện chương trình giảng dạy và thời gian học tập phải phù hợp với địa bàn dân cư, với đặc điểm tình hình các xã, thị trấn, mở theo cụm thôn bản, tại trường chính hoặc phân trường tiểu học.... Thực hiện chương trình có thể thực hiện theo phương thức ”cuốn chiếu” (theo học phần, học trình...), ưu tiên bố trí giáo viên cho các xã, các trường thực hiện kế hoạch PCGDTHCS theo tiến độ từng năm và quy mô dưới dạng ”chiến dịch”. Mở đồng loạt các lớp bổ túc THCS, tập trung ưu tiên lực lượng, cơ sở vật chất, kinh phí... cho công tác PCGDTHCS. Năm là: Xã hội hóa giáo dục nói chung và công tác PCGDTHCS nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi tổ chức, cá nhân, từng gia đình, đặc biệt là lực lượng thanh thiếu niên trong độ tuổi phổ cập. Vì thế công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục về các chủ trương, đường lối của Đảng và các quy định pháp luật của nhà nước về công tác PCGDTHCS là một trong những nhân tố quyết định, tạo ra sự đồng tình, ủng hộ, đồng tâm hiệp lực của mọi lực lượng trong xã hội, làm nên thành quả PCGDTHCS trên địa bàn huyện đúng tiến độ thời gian và bền vững. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÍ NHẰM ĐẦY NHANH TIẾN ĐỘ PHỔ CẬP GIÁO DỤC THCS Ở HUYỆNMIỀN NÚI VĂN QUAN 1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Thực tiễn cách mạng nước ta đã chứng minh vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thành công, mọi thắng lợi của cách mạng. Ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, Đảng ta đã có quan điểm và chủ trương đúng đắn, khoa học làm nền tảng tư tưởng cho sự phát triển. Để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục ở cơ sở, cấp ủy và chính quyền địa phương phải thường xuyên quan tâm chỉ đạo sâu sát theo chương trình, nội dung đã được hoạch định, đồng thời phải chăm lo xây dựng các tổ chức Đảng trong trường học, phát triển đội ngũ đảng viên giáo viên đông về số lượng, mạnh về chất lượng, đủ sức đảm nhận vai trò lãnh đạo trực tiếp nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) chỉ rõ: ”Các cấp ủy Đảng từ tỉnh, thành phố đến cơ sở tổ chức cho đảng viên, nhân dân quản triệt Nghị quyết này cùng với xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết.... Tăng cường xây dựng và củng cố tổ chức Đảng thật sự trở thành hạt nhân lãnh đạo trong các trường học”. 2. Giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức Tiếp tục tuyên truyền, thực hiện tốt nghị quyết TW 2 (khóa VIII) và các Nghị quyết của Đảng về chiến lược phát triển giáo dục để mọi người nhận thức sâu sắc rẳng: trong giai đoạn cách mạng hiện nay, muốn xây dựng thành công CNXH cần phải đi từ giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trước mắt phải tập trung ưu tiên nhất về các phương diện: chính sách, tổ chức, quản lí, đội ngũ cán bộ giáo viên và đầu tư cho giáo dục – đào tạo. Đối với đồng bằng, thành thị, khâu tuyên truyền vẫn được coi trọng thì đối với huyện miền núi như Văn Quan càng cực kì quan trọng. Đảng bộ chính quyền huyện đã chỉ đạo các xã, các cơ quan ban ngành của huyện phải đề ra biện pháp cụ thể của từng ngành, từng xã, phân công rõ trách nhiệm của các tổ chức xã hội đối với các thành viên của mình. Cụ thể đó là: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc, Hội người cao tuổi.... Có biện pháp cụ thể để các thành viên của Hội có trách nhiệm như thế nào trong việc tuyên truyền vận động nhân dân đưa con em ra lớp đi học phổ thông, bổ túc văn hóa. Như trên đã đề cập, đổi tượng phổ cập giáo dục THCS là đối tượng thanh niên độ tuổi từ 11 – 18, độ tuổi này ở miền núi cao là lao động chính, nhất là đồng bào Nùng, Tày... tại vùng sâu, vùng xa đã lập gia đình thì việc đưa họ ra học các lớp học bổ túc buổi chiều ban đêm là rất khó k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp quản lí, chỉ đạo nhằm đẩy nhanh tiến độ PCGDTHCS trên địa bàn huyện Văn Quan – Tỉnh Lạng Sơn từ năm 2001 - 2005.doc