Đề tài Một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn Việt Nam hiện nay

Lời mở đầu 1

Phần I: Những lý luận cơ bản về việc làm và tạo việc làm cho người lao động 3

I. Việc làm và sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động 3

1. Các khái niệm về việc làm và tạo việc làm 3

2. Sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động 10

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề tạo việc làm cho người lao động nông thôn. 12

1. Tư liệu sản xuất 12

2. Nhân tố dân số 15

3. Nhân tố giáo dục và công nghệ 16

4. Chính sách lao động và việc làm trong xã hội. 17

Phần II: Phân tích thực trạng tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn Việt Nam hiện nay 19

I. Đặc điểm kinh tế - xã hội của nông thôn Việt Nam có ảnh hưởng đến tạo việc làm. 19

1. Đặc điểm tự nhiên 19

 1.1. Đất đai .19

1.2 Dân số 21

 2. Đặc điểm kinh tế xã hội .26

 2.1. Thu nhập .26

 2.2. Văn hoá xã hội .28

II. Thực trạng tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn Việt Nam. 30

1. Quy mô tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn Việt Nam 30

2. Cơ cấu việc làm cho người lao động nông thôn. 37

3.Các chương trình quốc gia có mục tiêu tạo việc làm nông thôn. 41

4. Phân tích các yếu tố tác động tới việc làm. 46

5. Phân tích các chính sách tạo việc làm. 49

Phần III: Giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn trong giai đoạn hiện nay 53

I.Mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ giai đoạn (2001-2005). 53

1. Dự báo nguồn nhân lực lao động nông thôn (2000 - 2010) 53

2. Mục tiêu đề ra 54

3. Phương hướng và nhiệm vụ 55

II. Một số giải pháp tạo việc làm. 57

1.Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với giải quyết việc làm. 57

2. Thực hiện tốt chính sách phát triển nguồn nhân lực. 63

3. Thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia về việc làm. 64

4. Xuất khẩu lao động. 65

5. Hoạt động gián tiếp và trực tiếp tạo việc làm. 67

Kết luận 68

Tài liệu tham khảo .69

 

doc70 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc làm cho người lao động ở nông thôn Việt Nam Để người lao động có việc làm, Bộ Luật lao động đã quy định: “... Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn thể xã hội”(Điều 13). Như vậy, do nguồn lao động hàng năm tăng lên làm cho nhu cầu về việc làm cũng tăng lên tức là quy mô về việc làm mới cũng tăng lên. Trong những năm qua, nhận thức được vai trò của con người và tầm quan trọng của việc làm trong việc phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước cùng với sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, các địa phương số việc làm mới được tạo ra hàng năm tăng lên. Bảng6: Số việc làm mới được tạo ra hàng năm Đơn vị: Triệu người Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Lao động Xã Hội 35,866 36,297 37,407 37,783 38,643 39,489 Nông thôn 29,028 28,964 29,757 29,363 29,925 30,307 Thành thị 6,838 7,333 7,649 8,420 8,718 9,182 Việc làm mới 1,2 1,1 1,1 1,2 1,3 1,4 Nguồn: Thực trạng Lao động- Việc làm qua các năm 1996,1997,1998,1999,2000, của Bộ Lao động-Thương binh và xã hội; Con số và sự kiện số 27/2001; Tạp chí kinh tế và dự báo số 12/2001 Như vậy, hàng năm số việc làm mới tạo ra vẫn không ngừng tăng để đáp ứng nhu cầu lao động cần việc làm. Trong những năm tới mục tiêu sẽ tạo việc làm mới cho 1,5 Triệu lao động. Việc làm mới đòi hỏi kỹ năng mới và trình độ chuyên môn nhất định vì vậy việc làm mới chủ yếu được tạo ra ở các hoạt động kinh doanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngay cả nông thôn cũng vậy. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành nghề phi nông nghiệp đạt 8,6-9,8% trong vòng 12 năm qua, đạt tỷ lệ cao nhất, 10-11%năm vào các năm 1993-1996. Sự tăng trưởng này của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn góp phần tăng tỷ lệ lao động trong nghề tiểu thủ công nghiệp từ 20% năm 1990 lên 29,5% năm 1996 và giá trị sản lượng ngành nghề nông thôn lên 27.500 tỷ đồng năm 1996. Đồng thời khu vực này thu hút một phần lao động ở nông thôn mà lao động chủ yếu rút ra từ nông nghiệp nông nhàn và một phần lao động trẻ ở nông thôn. Những lao động này được thuê vào làm việc thường xuyên hoặc thời vụ tại các doanh nghiệp công nghiệp, các cơ sở TTCN, các hộ kinh doanh tự tạo việc làm bằng cách tự lập doanh nghiệp mới, doanh nghiệp mi ni, doanh nghiệp gia đình, quy mô nhỏ hoặc một số hoạt động thêm ở các hộ kiêm và chuyển dần thành lao động phi nông nghiệp. Theo thống kê cả nước có 24.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, phi nông nghiệp ở các vùng nông thôn, gồm các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, tổ hợp, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp hộ gia đình, cá thể... Nếu tính cả các hộ kiêm thì cả nước có 1.350.000 cơ sở (trong đó 97,1% là các đơn vị kinh tế hộ. Số lượng các doanh nghiệp chỉ chiếm dưới 3%, còn lại là các dạng tổ hợp tác Trong số các doanh nghiệp thì doanh nghiệp nhà nước chiếm 14,16% ,các hợp tác xã chiếm 5,76%, còn lại 80,08% là các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Khoảng 17,3% các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông-lâm-thủy sản, gần 32,5% -trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và 49,8%-trong ngành dịch vụ (Nguyễn Văn Bích và Chu Tiến Quang chủ biên – Phát triển nông nghiệp và nông thôn trong giai đoạn CNH-HĐH ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà nội, 2000). Tổng số việc làm được tạo ra ở trên 1,35 triệu đơn vị, cơ sở kinh doanh ngành nghề ở nông thôn là gần 10 triệu bằng khoảng 29,25% lực lượng lao động nông thôn. Quy mô tạo việc làm theo thành phần, 90% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn được tạo ra ở các hộ ngành nghề, 10% được tạo ra ở các doanh nghiệp cơ sở ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Nhìn từ góc độ ngành thì các hoạt động chế biến nông-lâm-thuỷ sản tạo được việc làm cho 17,9% lao động phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tạo được 40,7% và dịch vụ, thương mại tạo được 41,34% tổng số việc làm cho lao động phi nông nghiệp nông thôn. Quy mô sử dụng lao động ổn định trung bình của các cơ sở, đơn vị ngành nghề từ 4-6, và 2-3 lao động thời vụ; khoảng 90% đơn vị sử dụng dưới 50 lao động và chỉ có 7% cơ sở sử dụng trên 100 lao động. Tính riêng, bình quân mỗi doanh nghiệp tạo được 27 việc làm và một hộ thu hút được 4-6 lao động ổn định. Trong đó, 5 lao động nông nghiệp được thu hút vào một cơ sở công nghiệp và 2 lao động vào hộ ngành nghề. Nông thôn Việt Nam có đặc trưng phát triển các làng nghề truyền thống do vậy ngoài việc tạo việc làm ở các hộ ngành nghề, ở các doanh nghiệp, các doanh nghiệp cơ sở ngành nghề tiểu thủ công nghiệp còn tạo việc làm ở các làng nghề. Hiện nay các nước có trên 1000 làng nghề, trong đó nhiều làng nghề có lịch sử hoạt động và phát triển nhiều năm và những làng nghề mới hình thành trong thời kỳ đổi mới kinh tế. Tiềm năng để phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn là lớn, với số lượng các đơn vị, cơ sở ngành nghề phi nông nghiệp, các làng nghề truyền thống hiện hành, đội ngũ các nghệ nhân và lao động nông thôn dồi dào, trẻ và đang có nhu cầu việc làm, có trình độ học vấn ở mức có thể đào tạo và nâng cao về chuyên môn kỹ thuật để làm việc được. Tuy nhiên vấn đề đào tạo nghề, truyền nghề là hết sức quan trọng. ở các vùng có nhiều làng nghề phát triển, hệ thống hạ tầng cơ sở vật chất được xây dựng tốt hơn và đời sống văn hoá được nâng cao rất nhiều trong thời gian vừa qua. Tóm lại khôi phục làng nghề truyền thống và phát triển các làng nghề mới, sản phẩm mới đã tạo thêm được việc làm, thu hút dần lao động nông nghiệp, tăng thu nhập, sức mua của thị trường nông thôn. Kết quả là các làng nghề đã giảm lao động nông nghiệp ngày một rõ hơn: tỷ trọng lao động nông nghiệp đã giảm 80% năm 1990 xuống 76,44% năm 2001. Cụ thể trong từng ngành: Bảng 7: Cơ cấu lao động nông thôn theo ngành và vùng kinh tế 1996 2000 Nông, Lâm, Ngư nghiệp Công Nghiệp Dịch vụ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Toàn quốc 81,64 6,83 11,53 76,66 8,86 14,48 Đồng bằng sông Hồng 85,21 6,29 8,5 75,00 11,08 13,92 Đông Bắc 92,42 2,41 5,17 90,23 3,51 6,26 Tây Bắc 97,84 0,1 2,06 95,68 0,88 3,45 Bắc Trung Bộ 86,3 5,51 8,19 78,76 9,03 12,22 Duyên hải Nam Trung Bộ 80,28 7,28 12,44 74,96 9,7 15,35 Tây Nguyên 89,65 2,99 7,36 90,24 2,08 7,68 Đông Nam Bộ 63,43 16,32 20,25 60,5 15,94 23,56 Đồng bằng sông Cửu Long 73,21 8,19 18,6 70,01 9,36 20,63 Nguồn: Bài của Hoàng Kim Ngọc - Tạp chí Lao động và xã hội T12/2001 Như vậy, năm 1996 cơ cấu lao động là nông, lâm, ngư nghiệp là 81,64%; công nghiệp và xây dựng là 6,83%; dịch vụ là 11,53%. Sau 5 năm, cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch theo xu hướng tăng tỷ trọng lao động phi nông nghiệp, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp (năm 2000 tỷ lệ nông, lâm nghiệp - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ tương ứng là 76,66% - 8,86% - 14,48%). Nếu với điều kiện nước ta có thể thấy sự chuyển dịch này là tích cực. Các ngành nông, lâm, ngư nghiệp tiếp tục có tốc độ tăng trưởng khá nhưng tỷ trọng GDP đã giảm mạnh từ 38,7% (năm 1990) xuống còn 27,5%(năm 1995) và 24,3% năm 2000, công nghiệp và xây dựng từ 22,7% tăng lên 28,7% và 36,6%; dịch vụ từ 38,6% tăng lên 44,1% và 39,1% song so với các nước trên thế giới thì sự chuyển biến này lại là chậm và có sự khác biệt giữa các vùng. Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển biến nhanh nhất, sau 5 năm tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ 85,21% xuống còn 75% (tức giảm hơn 10%) trung bình mỗi năm giảm 2% trong khi cả nước chỉ giảm 1%. Điều này phần nào thể hiện lợi thế của vùng trong việc khôi phục và phát triển làng nghề, phát triển ngành nghề phi nông nghiệp. Đông bắc và Tây Bắc lao động nông thôn chiếm tỷ lệ lớn nhất cả nước song sự chuyển dịch cơ cấu lại diễn ra gần như chậm nhất cả nước (đặc biệt nông, lâm, ngư nghiệp năm 2000 giảm 0,44% so với năm 1999, trung bình giảm 0,43%). Riêng ở Tây Nguyên sự chuyển dịch cơ cấu lao động lại theo chiều hướng ngược lại, sau 5 năm (từ 1996 tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ 89,65% lên 90,24%; tỷ trọng công nghiệp và xây dựng lại giảm từ 2,99% xuống 2,08% còn dịch vụ có tăng nhưng không đáng kể (7,36% lên 7,68%). Nhìn vào bảng trên ta thấy Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có tỷ trọng công nghiệp năm 2000 so với năm 1996 giảm, còn một số vùng đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc có sự chuyển dịch nhanh tỷ trọng công nghiệp tăng rất ít. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động như vậy chứng tỏ mức độ công nghiệp hoá nông thôn còn chậm và chưa tạo được sự chuyển dịch. Nói cách khác quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động không chỉ phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước mà còn phụ thuộc đáng kể vào sự phát triển của khu vực phi nông nghiệp ngay tại các vùng nông thôn, mức độ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, khả năng mở mang và phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị mới... Trong những năm qua, nhờ có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự cố gắng của các hộ sản xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn trong các ngành nghề phi nông nghiệp và dịch vụ là yếu tố quan trọng tạo nên sự tăng trưởng lâu dài và ổn định của nông nghiệp (mức độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 4,17% giai đoạn 1989-1999). Tuy nhiên, do lực lượng lao động tăng tự nhiên hàng năm ở khu vực nông nghiệp, do diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, do nhu cầu phát triển công nghiệp và đô thị hoá (bình quân đất mỗi năm canh tác giảm từ 2,5 - 3 vạn ha, tỷ lệ đất canh tác bình quân cho một lao động giảm từ 0,27 ha (1990) xuống còn 0,23 ha (1995), đến năm 1998 cả nước có 12 triệu hộ nông dân nhưng chỉ còn 8,2 triệu ha đất canh tác ( báo cáo lao động thất nghiệp việc làm của viện kinh tế học ), trong đó chỉ có 4,2 triệu ha đất trồng lúa, diện tích đất canh tác ngày càng hạn hẹp, lao động nông thôn ngày một tăng thêm, song sự thay đổi cơ cấu ngành nghề chưa có thay đổi đáng kể, lao động nghề nông vẫn chiếm đa số. Theo điều tra của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong tổng số hội nông thôn thì có tới 68,26% thuần nông; 14,1% phi nông nghiệp và 17,64% làm nông nghiệp kiêm phi nông nghiệp. Đất ít, người đông, trình độ chuyên môn của người lao động thấp kém, ... đã khiến cho tình trạng thiếu việc làm của lao động ở nông thôn diễn ra triền miên. Bảng 8: Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn (%) 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Cả nước 72,11 73,14 71,13 73,49 73,86 74,37 Đồng bằng sông Hồng 75,69 72,88 72,51 73,98 74,98 75,63 Đông Bắc 79,01 74,38 67,19 71,40 72,67 73,12 Tây Bắc 66,46 72,62 73,23 72,83 Bắc Trung Bộ 73,35 72,92 69,20 72,28 71,78 72,80 Duyên hải Nam Trung Bộ 70,69 71,58 72,56 74,02 73,50 74,74 Tây Nguyên 74,98 74,05 77,23 78,65 76,74 77,16 Đông Nam Bộ 61,76 74,52 74,55 76,20 76,44 76,50 Đồng bằng sông Cửu Long 68,16 71,56 71,40 73,16 73,10 73,39 Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam 2001-2002 Trong 8 vùng kinh tế có hai vùng đạt tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn cao hơn các vùng khác và cao hơn tỷ lệ thời gian sử dụng lao động của cả nước. Đó là Tây Nguyên (77,16% năm 2001); Đông Nam Bộ là 76,5% (năm 2001). Tuy nhiên, so với năm 1999 tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn của Tây Nguyên lại giảm xuống còn 77,16%. Như vậy, lao động ở nông thôn của Tây Nguyên tăng 0,49% (năm 2001 so với năm 1999), tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn giảm nhanh làm cho tỷ lệ thiếu việc làm sẽ tăng. Vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có sự tăng nhanh, năm 1996 là 61,76% đến năm 2001 là 76,50%, bình quân mỗi năm tăng 2,4% (Đông Nam Bộ) và 1,53%(Đồng bằng sông Cửu Long) nhưng so với năm 1999 thì tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn là giảm. Nói chung tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của dân số hoạt động kinh tế thường xuyên khu vực nông thôn là đồng đều giữa các vùng. Theo Tạp chí Lao động- xã hội số chuyên đề III/2001 trong 61 tỉnh thành có 17 tỉnh đạt tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn lớn hơn 75%. ở đồng bằng sông Hồng có 4 tỉnh trên 9 tỉnh; Đông Nam Bộ có 5 trên 9 tỉnh; vùng Đông Bắc có 2 trên 13 tỉnh; duyên hải Nam Trung Bộ có 1 trên 6 tỉnh; đồng bằng sông Cửu Long có 2 trên 12 tỉnh. Đặc biệt ở Tây Nguyên cả 3 tỉnh đều đạt tỷ lệ sử dụng thời gian trên 75%. Có 8 tỉnh tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn đạt tỷ lệ từ 74% đến 75%. Có 11 tỉnh đạt tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn dưới 73% trong đó chủ yếu là Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Tóm lại, tỷ lệ thời gian lao động được sử dụngở khu vực nông thôn tuy đã tăng thêm ở hầu hết các tỉnh nhưng mức tăng thấp. Các tỉnh có tỷ lệ dưới 74% còn chiếm 59,01% trong 61 tỉnh, thành phố. Thời gian chưa sử dụng lao động ở nông thôn chiếm hơn 2% nên có thể thấy sự hạn chế lớn đến khả năng tận dụng và khai thác nguồn nhân lực dồi dào ở nông thôn gây nên sự lãng phí lao động rất lớn. năm 1999 trong số 29.363( nghìn người) lao động nông thôn, có tới 30% thiếu việc làm, thời gian sử dụng của lao động trong năm tới đạt 73,49%. Số lao động thất nghiệp hoàn toàn đang tăng nhanh, năm 1996 mới có 0,6%, năm 1997 là 2,2% sang đến năm 1998 tỷ lệ lao động thất nghiệp đã lên tới 3,1%. Riêng ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi có tiềm năng phát triển nông nghiệp lớn nhất cả nước, trong số 9,6 triệu lao động đã có gần 2 triệu người không có việc làm. Hiện nay, trong số 29,963 triệu lao động, trong số đó, lao động thường xuyên thiếu việc làm khoảng 8,99 triệu người. Nên tính quy đổi đảm bảo cho nông dân có đủ việc làm 250 ngày/năm thì có khoảng 9 triệu lao động không có việc làm ở nông thôn. Nếu so với năm 1996 số người thiếu việc làm đã tăng lên gần 2 triệu. Sau khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ cơ chế "bao cấp" sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế Việt Nam có chuyển biến tích cực. Cùng với việc phát huy nội lực vốn có của mình nhằm phát triển kinh tế đã tận dụng được nguồn lực dồi dào. Theo số liệu điều tra việc làm của Tổng cục thống kê, từ năm 1991-2000 số người có việc làm tăng từ 30,9 triệu lên tới 36,235 triệu. Trong đó nông nghiệp là 22.699,707 ngàn người (năm 2000)chiếm 62,56% so với tổng số lao động có việc làm trong các ngành kinh tế quốc dân. (tạp chí Thị trường Lao động số 1, số 3 năm 2001) Mặc dù nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu để thực hiện mục tiêu đề ra là đến năm 2020 nước ta căn bản trở thành nước công nghiệp nhưng sự chuyển đổi còn chậm chạp. cùng với sự cố gắng của Đảng và Nhà nước trong việc hỗ trợ và tạo việc làm thì bản thân người lao động cũng phải vận động. Điều quan trọng đối với đất nước ta đặc biệt là nông thôn, phải tạo ra nhiều ngành nghề mới với sản phẩm mới để rút bớt lao động nông nghiệp. Như vậy, số người có nhu cầu làm việc ngày càng tăng trong đó có lực lượng lao động thiếu việc làm và đang không có việc làm ở nông thôn đòi hỏi Nhà nước tạo điều kiện để họ có cơ hội tìm việc làm. Quy mô lao động ngày càng tăng làm cho quy mô tạo việc làm ngày càng mở rộng dưới nhiều hình thức. Mặc dù trong những năm qua Đảng, Nhà nước, các cấp các ngành đã tạo mọi điều kiện qua một số chính sách hỗ trợ vốn, khuyến khích song nhu cầu lao động lớn, chất lượng lao động lại không đáp ứng nhu cầu phát triển của một số ngành công nghiệp do vậy đây là một vấn đề cần được giải quyết. Để tạo việc làm một cách có hiệu quả thì không chỉ phụ thuộc vào Nhà nước, các đoàn thể mà còn phụ thuộc vào bản thân sự cố gắng, nỗ lực vươn lên không ngừng học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động. 2. Cơ cấu việc làm cho người lao động nông thôn. 2.1 Cơ cấu việc làm theo ngành nghề ở nông thôn nước ta hiện nay, dưới tác động của cơ chế và chính sách kinh tế mới, đang xuất hiện nhiều quá trình, hiện tượng xã hội phức tạp, mang tính hại mặt. Một trong những vấn đề đó là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề- một trong giải pháp tạo việc làm cho người lao động thì cơ cấu việc làm thường xuyên cũng có sự chuyển dịch nhanh hơn theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng trong nông, lâm, ngư nghiệp. Bảng9: Số lượng, cơ cấu và tốc độ tăng việc làm thường xuyên chia theo nhóm ngành của cả nước thời kỳ 1990-1996 và 1996-2001. 1990 (Triệu việc làm TX) 1996 (Triệu việc làm TX) 2001 (Triệu việc làm TX) Tăng/giảm BQ hàng năm 1990-1996 Tăng/giảm BQ hàng năm 1996-2001 Tuyệt đối (ngàn việc làm) Tương đối (%) Tuyệt đối (ngàn việc làm) Tương đối (%) 1. Tổng số việc làm TX: 30,3 33,978 37,677 613 1,93 740 2,1 Nông, lâm, ngư nghiệp 21,9 23,431 22,813 255 1,13 - 124 - 0,53 Công nghiệp và xây dựng 4,2 3,698 5,428 - 84 - 2,10 346 7,98 Dịch vụ 4,2 6,849 9,436 442 8,49 518 9,62 2. Cơ cấu việc làm TX: 100 100 100 100 100 100 100 Nông, lâm, ngư nghiệp 72,28 68,96 60,54 - 0,55 - - 1,68 - Công nghiệp và xây dựng 13,86 10,88 14,41 - 0,5 - 0,71 - Dịch vụ 13,86 20,16 25,05 1,05 - 0,98 - Nguồn: Thực trạng lao động việc làm 1990,1996-2001 của Bộ Lao động-Thương binh và xã hội Tổng số lao động có việc làm thường xuyên của cả nước đã tăng từ 33,978 triệu (năm 1996) lên 37,677 triệu việc làm (năm 2001); bình quân hàng năm thời kỳ 1996-2001 số lao động có việc làm thường xuyên tăng thêm gần 2,1% so với quy mô tăng thêm gần 740 ngàn người /năm. Trong nông nghiệp, lao động có việc làm thường xuyên năm 2001 chiếm tỷ trọng lớn (60,54% so với tổng số việc làm thường xuyên) nhưng giảm so với năm 1996, công nghiệp cũng tăng từ 3,689 triệu lên 5,428 (triệu việc làm) tức tăng 346 ( ngàn việc làm). Riêng dịch vụ tăng nhanh hơn từ 6,849 (triệu) lên 9,436 (triệu việc làm). Từ đây có thể thấy nguồn lao động làm việc chủ yếu ở nông thôn song những năm gần đây đã có sự chuyển dịch đáng kể tuy nhiên sự chuyển dịch chưa nhanh. Có thể thấy rõ điều đó vì chất lượng lao động ở nông thôn còn thấp, sự chuyển dịch chậm, nhận thức về lao động, việc làm chưa đồng bộ giữa các cấp, các ngành, địa phương nhất là trong bố trí chiến lược, kế hoạch và đầu tư. Đây là một trong những bất cập về việc làm cần được Đảng và Nhà nước quan tâm và có những giải pháp tạo việc làm để tăng việc làm thường xuyên cho người lao động nói chung và người lao động nông thôn nói riêng. 2.2 Cơ cấu việc làm theo vùng. Như ở phần trên đã phân tích thấy rằng thời gian nông nhàn ở nông thôn còn nhiều ( hơn 20%) nhưng nói chung tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn đồng đều giữa các vùng. Năm 2000, điều tra lao động việc làm cho thấy tỷ lệ lao động việc làm trong nhóm ngành nông nghiệp phân bố không đều giữa các vùng. Trong khu vực nông thôn thì sự chuyển dịch lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ còn chậm và phân bố không đều giữa các vùng. Lao động làm việc thường xuyên chủ yếu tập trung ở các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Nhìn vào bảng trên ta thấy Tây Bắc có số lao động làm việc thường xuyên trong nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất so với cơ cấu của vùng (88,43%). Sau đó là đến Đông Bắc chiếm 80,19%. ở Đông Nam Bộ số người làm việc thường xuyên trong nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp là ít nhất và ở đây số người làm việc thường xuyên trong nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn nhất. Đến năm 2000, mặc dù đã có sự chuyển dịch song cơ cấu nông- công- dịch vụ vẫn còn cao. Bảng10: Cơ cấu số người từ đủ 15 tuổi trở nên có việc làm thường xuyên chia theo nhóm ngành của loại công việc chính.(%) Vùng Năm 1999 Năm 2000 Tổng số Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp và XD Dịch vụ Tổng số Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp và XD Dịch vụ Tổng số 100 63,36 12,45 23,94 100 62,61 13,10 24,28 Đồng bằng sông Hồng 100 62,2 14,36 23,39 100 62,00 14,33 23,67 Đông Bắc 100 80,19 6,7 13,01 100 79,86 6,85 13,30 Tây Bắc 100 88,43 2,4 8,2 100 86,94 3.03 10,02 Bắc Trung Bộ 100 71,9 9,92 18,18 100 71,27 10,35 18,38 Duyên hải Nam Trung Bộ 100 61,27 13,11 25,61 100 60,67 13,08 25,53 Tây Nguyên 100 77,43 4,86 17,69 100 78,96 4,58 16.46 Đông Nam Bộ 100 37,13 23,58 39,27 100 34,67 25,55 39,78 Đồng bằng sông Cửu Long 100 62,73 10,47 26,79 100 61,54 11,20 27,25 Nguồn: Niên giám Thống kê năm 1999,2000 _ NXB Tổng cục Thống kê năm 2000,2001 Năm 2000, ở Tây Bắc số người có việc làm thường xuyên trong nhóm ngành nông, lâm nghiệp đã tăng từ 4,1% lên 4,3%; Đông Bắc giảm từ 19,04% lên 19,12%; còn Đông Nam Bộ giảm từ 9,0% xuống 8,9% so với số người làm việc thường xuyên trong nhóm ngành nông, lâm, ngư của cả nước năm 1999. Trong những năm qua nhờ có chính sách khuyến nông, lâm, ngư nghiệp nên số người có việc làm ở một số vùng tăng lên. Một sự thật cho thấy những người có trình độ đại học và cao học rất ít khi về những vùng nông thôn hay vùng miền núi vì ở đây không những văn hoá, mức sống còn cách xa so với thành thị. Một trong những nguyên nhân ở đây là do nhà nước còn thiếu những chính sách đủ mạnh để khuyến khích những người có tay nghề cao về những vùng nông thôn hay miền núi. Các chế độ chính sách về lao động và tiền lương, bảo hiểm xã hội chưa đồng bộ, chưa được bổ sung kịp thời . Vì vậy để giải quyết những bất cập này, để hạn chế sự phân bố không đều về lao động có trình độ kỹ thuật giữa nông thôn và đô thị Đảng và Nhà nước cần có những chính sách thuyết phục để tạo việc làm cho người lao động đồng thời chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nói riêng. 3.Các chương trình quốc gia có mục tiêu tạo việc làm nông thôn. + Chương trình quốc gia xúc tiến việc làm (Chương trình 120). Ngày 11/4/1992 Chính phủ đã ra Nghị quyết 120/HĐBT về “Những chủ trương, phương hướng giải quyết việc làm trong những năm tới”. Theo Nghị quyết này, chương trình quốc gia xúc tiến việc làm, Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm và các trung tâm dạy nghề, dịch vụ việc làm đã được thành lập. Nguồn Quỹ 120 được tạo ra từ các nguồn ngân sách nhà nước, nguồn thu từ các lao động đi làm việc ở nước ngoài và trợ giúp của các Tổ chức Quốc tế. Từ nguồn Quỹ 120 các địa phương đã thành lập các trung tâm xúc tiến việc làm . Mục tiêu của chương trình 120 là xúc tiến việc làm thông qua cung cấp các khoản vay lãi suất thấp để người lao động tự tạo việc làm mới và hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp. Đối với khu vực nông thôn. Chương trình 120 hướng vào việc cho vay, phát triển nông lâm ngư nghiệp; đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ sinh học, nuôi trồng đặc sản, khai thác tiềm năng đất đai đồi rừng, ven biển và tài nguyên địa phương, phát triển chăn nuôi xuất khẩu... khôi phục và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cổ truyền hoạt động sản xuất phi nông nghiệp. Kết quả đánh giá hàng năm đã chứng tỏ chính sách cho vay vốn từ Quỹ 120 đã thực sự đem lại kết quả thiết thực, được đông đảo người lao động hưởng ứng. Tính đến hết năm 1996 đã có gần 50.000 dự án được vay vốn, với tổng số vay gần 20.000 tỷ đồng, tạo việc làm mới và việc làm đầy đủ cho trên 2 triệu lao động, suất đầu tư cho một chỗ làm việc theo các dự án đoàn thể, hộ gia đình là 0,5-3 triệu đồng. Ngày 14/7/1998, Chính phủ đã có quyết định 126/1998/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000 với tổng số vốn là 1250 tỷ đồng đẻe mỗi năm tạo thêm từ 1,3-1,4 triệu việc làm trên cả nước và tăng tỷ lệ sử dụng thời gian của lao động nông thôn lên 75% vào năm 2000. + Chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi trọc. Chương trình 327 là một chủ trương lớn của nhà nước về trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc theo Chỉ thị 327/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/9/1992. Nguồn vốn này được huy động từ ngân sách, thuế tài nguyên, vốn viện trợ, vốn vay hợp tác với nước ngoài. Mục tiêu của Chương trình 327 gồm phát triển rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, định canh định cư người dân miền núi trên cơ sở xây dựng kinh tế nông-lâm kết hợp. Với các mục tiêu này, nội dung hoạt động của chương trình gồm: (1) các dự án trồng rừng, bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh rừng ở quy mô 5000-10.000 ha. Các hộ gia đình được giao hoặc khoán diện tích rừng hoặc đất rừng để phát triển hoặc khoanh nuôi. (2) Các dự án chuyên về chăn nuôi, trong đó có nội dung giao đất trồng cây thức ăn gia súc, cây công nghiệp dài ngày hoặc ngắn ngày, cây lương thực, làm kinh tế vườn. (3) Các dự án sử dụng bãi bồi, đất trống ven biển, mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản ở quy mô khoảng 700 ha để địa phương tự đầu tư hoặc giao cho các hộ gia đình tự làm. Chương trình 327 đã tạo thêm việc làm cho 15 vạn hộ nghèo ở miền núi với 30 vạn lao động nông, lâm ngư. Đặc biệt, chương trình không những tạo thêm việc làm mà còn tạo ra những hộ sản xuất hàng hoá kiểu nông, lâm trại gia đình. Tiếp theo chương trình 327, Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng 1998-2010. Nội dung chương trình là trồng mới 2 triệu ha rừng đặc dụng và phòng hộ, trồng mới 3 triệu ha rừng sản xuất để đến năm 2010 cả nước có 14,3 triệu ha rừng, trong đó rừng đặc dụng là 2,1 triệu ha; rừng phòng hộ là 6,4 triệu ha, rừng sản xuất là 5,8 triệu ha, đạt độ che phủ 43%, qua đó tạo thêm việc làm trong lâm nghiệp. + Chương trình 773: Ngày 21/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docN0072.doc
Tài liệu liên quan