Đề tài Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần động cơ điện Việt Nam – Hungary

MỤC LỤC Trang

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH 1

I. VAI TRÒ VÀ KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP 3

1. Vai trò quá trình tiêu thụ sản phẩm . 3

2. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm hàng hoá 6

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM HÀNG HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH 7

1. Nghiên cứu thị trường 7

2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 9

3. Xây dựng kênh phân phối và mạng lưới tiêu thụ 10

4. Tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ 14

5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến bán 16

6. Đánh giá hoạt động thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 18

III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TIÊU

THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 19

1. Các nhân tố chủ quan 19

2. Các nhân tố khách quan 22

IV. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TIÊU

THỤ SẢN PHẨM 24

1. Các yêu cầu đối với hệ thống chỉ tiêu 27

2. Các chỉ tiêu định tính 28

3. Hệ thống chỉ tiêu định lượng đánh giá 29

CHƯƠNG II. KHÁI QUÁT VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG

TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN CHẾ TẠO

MÁY ĐIỆN VIỆT NAM-HUNGARI 25

1. Khái quát công ty cổ phần động cơ Việt-Hung 35

2. Sự ra đời của công ty 35

2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 36

3. Kết quả đạt được trong hơn 28 năm xây dựng và phát triển 38

4. Nhân lực và tổ chức bộ máy của công ty 40

5. Qui trình công nghệ sản xuất của công ty 47

6. Các yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh 49

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM HÀNG

HOÁ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO MÁY ĐIỆN VIỆT NAM- HUNGARI 54

1. Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 54

2. Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm 64

3. Phân tích hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty 68

4. Một số nhận xét, đánh giá về hoạt động tiêu thụ 74

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT

ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CHẾ TẠO MÁY

ĐIỆN VIỆT-HUNG 74

1. Các yếu tố thuận lợi của công ty 74

2. Định hướng phát triển của công ty 80

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG

TIÊU THỤ SẢN PHẨM 82

1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo thị trường 82

2. Hoàn thiện chính sách sẩn phẩm 84

3. Nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm 85

4. Phát triển và hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ 87

5. Tăng cường biện pháp tuyên truyền, quảng cáo 88

6. Đổi mới nâng cấp cơ sở vật chất 89

7. Tăng cường công tác quản lý lao động 89

8. Đổi mới công tác marketing 90

9. Phát triển các hình thức cung cấp dịch vụ sau bán hàng 91

10. Tăng cường biện pháp quản lý tài vụ doanh tiêu 92

11. Thiết lập điều kiện thực hiện giải pháp 93

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95

PHỤ LỤC 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH 101

 

 

doc104 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4083 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần động cơ điện Việt Nam – Hungary, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trung tâm gia công tự động hoá như máy tiện CNC loại chống tâm, máy tiện CNC loại băng nghiêng, máy cắt dây …để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Về sản xuất - kinh doanh: Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 15,97%, sản lượng sản xuất tăng 2,51 lần so với giai đoạn trước. Đời sống và thu nhập của cán bộ công nhân viên tăng 2,1 lần so với giai đoạn 1993 – 1998, mối quan hệ với các bạn hàng không ngừng được củng cố và phát triển Vượt qua bao thăng trầm khó khăn của nền kinh tế nước nhà và đạt được những kết qủa đáng tự hào của công ty đó là sản phẩm của một bộ máy quản lý có hiệu qủa từ trên xuống dưới. Cơ cấu tổ chức của công ty đã được ban lãnh đạo tổ chức sắp xếp sao cho các đơn vị đều hoạt động hiệu quả nhất. 4. Nhân lực và tổ chức bộ máy của công ty cổ phần động cơ Việt- Hung. 4.1 Đội ngũ nhân lực của công ty. Công ty có đội ngũ cán bộ kỹ sư, kỹ thuật lành nghề và đội ngũ công nhân bậc cao được đào tạo chính quy tại các trường. Bên cạnh đó, công ty còn mở các lớp đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên hiện đang công tác tại công ty. Tình hình lao động qua 3 năm gần đây được thể hiện qua biểu sau: Biểu1.2: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm Trình độ Tổng số Ban giám đốc LĐ trực tiếp LĐ gián tiếp LĐ được xếp đúng chuyên môn LĐ tham gia NCKH cải tiến kỹ thuật Cơ khí Tự động hoá Gián tiếp Trên ĐH 04 03 0 01 0 0 03 01 ĐH 77 02 04 26 01 44 71 08 CĐ,trung cấp 46 0 23 0 0 23 39 0 Công nhân 364 0 364 0 0 0 342 0 Người DN làm việc ở nước ngoài 18 0 02 0 0 16 0 0 (Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động) 4.2 Bộ máy tổ chức của công ty. Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức công ty Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Giám đốc công ty Ban kiểm soát Phó GĐ kỹ thuật Phó GĐ kinh doanh Phó GĐ sản xuất Phó GĐ hành chính Phòng kinh doanh Phòng thiết bị Phòng tài chính Phòng QL chất lượng Phòng TK phát triển Phòng kỹ thuật CN XN cơ khí XN điện VP công ty : Quan hệ quản lý điều hành chung : Kiểm soát hoạt động Công ty có 4 Phó giám đốc: + Phó giám đốc kinh doanh: chỉ đạo công tác thị trường – kinh doanh – tiếp thị, tổ chức cung ứng vật tư, nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. + Phó giám đốc kỹ thuật: chỉ đạo công tác thiết kế, chế tạo sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm đang sản xuất nhằm thoả mãn yêu cầu của khách hàng; xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật như định mức vật tư, định mức tiêu hao nguyên liệu, định mức lao động của trong công ty. + Phó giám đốc sản xuất: chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm cho các đơn vị trong công ty; chỉ đạo quản lý, sử dụng các nguồn lực có hiệu quả nhất. + Phó giám đốc hành chính: chỉ đạo điều hành công tác hành chính của công ty như công tác bảo vệ sản xuất, y tế, nhà trẻ, công tác thi đua, khen thưởng… - Đại diện lãnh đạo về chất lượng: Chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng, điều hành hệ thống chất lượng để đáp ứng chính sách và mục tiêu chất lượng của công ty; chỉ đạo áp dụng hệ thống chất lượng theo TCVN – ISO9001 – 2000. - Các phòng ban chức năng: Được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý sản xuất – kinh doanh, đứng đầu các phòng ban là các trưởng phòng, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và giúp việc cho giám đốc. Các phòng ban chức năng gồm: + Phòng kinh doanh + Phòng tài chính + Phòng kỹ thuật + Phòng quản lý chất lượng + Phòng thiết bị + Phòng tổ chức hành chính và lao động + Phòng bảo vệ - Đứng đầu mỗi phân xưởng là các giám đốc xưởng giúp ban Giám đốc chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty, đôn đốc, tác nghiệp tiến độ sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất và tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn để hoàn thiện nhiệm vụ sản xuất đã đề ra. - Công ty còn có hệ thống chi nhánh: đứng đầu là giám đốc chi nhánh. Nhiệm vụ của Giám đốc chi nhánh là tổ chức nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty, thực hiện các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, quản lý mạng lưới tiêu thụ của các công ty trên thị trường tại nơi chi nhánh quản lý. Các chi nhánh phải tiếp nhận thông tin từ khách hàng về chất lượng sản phẩm và báo cáo về công ty, thực hiện nghĩa vụ với cơ quan Nhà nước và chính quyền địa phương trên địa bàn trú đóng của chi nhánh. Định kỳ báo cáo về tình hình kinh doanh, tài chính của chi nhánh theo quy định của công ty. Ngoài ra công ty còn có các bộ phận khác như Đảng uỷ, công đoàn, đoàn thanh niên…cùng giúp sức quản lý công ty. 4.3 Sơ đồ bố trí làm việc phòng kinh doanh Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bố trí làm việc phòng kinh doanh Trưởng phòng Phó phòng - KH tiêu thụ - Bán hàng - Tiếp thị - Giao hàng - KH cung ứng sản phẩm - Mua sản phẩm - Lập KH sản xuất - Điều độ sản xuất Vật tư, BTP - Kho trung tâm - Cấp phát - Quyết toán - Định mức lao động - tính chi phí sản xuất - lập giá thành sản phẩm Định mức lao động thống kê tổng hợp Quản lý hồ sơ dịch vụ bảo hành Lái xe vận chuyển hàng hoá 4.4. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong đơn vị kinh doanh 4.4.1. Chức năng và nhiệm vụ chung của phòng kinh doanh a- chức năng: Tham gia cho Giám đốc giải quyết công tác thị trường, xác định nhu cầu của khách hàng, ghi nhận ý kiến đóng góp của khách hàng về sản phẩm của Công ty. Đánh giá phân tích, tham mưu cho Giám đốc lựa chọn phương án SX đưa ra thị trường những sản phẩm thoả mãn yêu cầu của khách hàng. - Tham mưu cho Giám đốc lựa chọn các nhà cung ứng và thực hiện các hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu, bán sản phẩm đảm bảo đúng tiến độ cho sản xuất. - Tham mưu cho Giám đốc lập KH SX tháng, quý, năm, 3 năm và 5 năm sát thực tế, tính khả thi cao nhất. Thực hiện các KH đề ra. b- Nhiệm vụ: - Tổ chức nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty, các loại sản phẩm Công ty có khả năng chế tạo, các công việc có liên quan như sửa chữa động cơ, lắp đặt thiết bị điện, dịch vụ tư vấn về thiết bị điện... - Tổ chức, quản lý mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ( gồm Đại lý, cửa hàng đại điện...). - Tổ chức cung cấp VT, nguyên nhiên liệu, BTP phục vụ SXKD, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, đúng tiến độ. - Tổ chức các dịch vụ khác theo khả năng và nhiệm vụ được giao. - Tổ chức sử dụng, quản lý phương tiện vận tải, điều vận để bán hàng và lấy hàng. - Quản lý các kho VT, thành phẩm, cấp phát và bảo quản đúng quy định. - Thực hiện việc quyết toán và kiểm kê theo định kỳ. - Quản lý giá BTP, kiến nghị giá bán phù hợp cho từng thời kỳ, xác định giá thành sản phẩm mới, chọn phương án SXKD có hiệu quả. - Lập các KHSX và tiêu thụ sản phẩm của công ty theo từng kỳ. - Lập tiến độ SX hàng tuần, giao lệnh SX theo tiến độ tuần để báo cáo trong cuộc họp giao ban của lãnh đạo công ty hàng tuần. - Lập ĐM LĐ, KH giá thành sản phẩm. Lập báo cáo kết quả SX KD theo chế độ hiện hành. - Cập nhật thông tin liên quan đến việc sử dụng sản phẩm của công ty, tiếp nhận ý kiến phản hồi của khách hàng, bảo hành sản phẩm, đo lường sự thoả mãn của khách hàng để công ty có biện pháp cải tiến sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu của họ. - Lập báo cáo TK kết quả SX KD của công ty báo cáo lên cơ quan cấp trên. - Cùng với các đơn vị trong Công ty đề xuất các biện pháp quản lý, sản xuất, sử dụng các nguồn vật tư, vốn, đảm bảo có hiệu quả cao nhất. c- Quyền hạn - Yêu cầu các đơn vị khác trong công ty thực hiện các biện pháp để thực hiện các nhu cầu của khách hàng trong hợp đồng đã ký kết hoặc giám đốc duyệt. - Đàm phán với khách hàng trong và ngoài nước để mở rộng thị trường. - Đề xuất các chế độ dành cho khách hàng với giám đốc để tăng doanh thu. 4.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của trưởng phòng kinh doanh Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty Trưởng phòng kinh doanh : Bùi Quốc Bảo - Chịu trách nhiệm phối hợp mọi cá nhân, đơn vị, các yếu tố trong sản xuất kinh doanh của công ty và thông tin thị trường bên ngoài để thực hiện nhiệm vụ - Tạo được môi trường làm việc ổn định, tập trung mọi trí tuệ của các thành viên trong phòng. đồng thời đảm bảo mọi thành viên phát huy được hết khả năng, tính sáng tạo và năng động trong công việc. - Tổ chức tập thể nhân viên dưới quyền đoàn kết hình thành các mục đích, mục tiêu đặt ra một cách vững chắc, ổn định lâu dài trong điều kiện thị trường luôn biến động, đảm bảo kiểm soát được công việc theo chức năng được phân công. - Thiết lập mối quan hệ giữa các chức danh chuyên môn trong đơn vị và mối quan hệ chức danh của đơn vị mình với doanh nghiệp khác của công ty. - Xây dựng chương trình công tác của đơn vị phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao theo trình tự chuyên môn nhiệm vụ. - Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực làm việc mọi thành viên trong đơn vị. - Tham gia xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh với công ty - Tổ chức hội nghị chuyên đề thuộc phạm vi chức năng được phân công - tham gia đánh giá công tác chuyên môn của đơn vị - Tổ chức đánh giá thành tích của cán bộ nhân viên dưới quyền - Tổ chức quản lý lãnh đạo và sử dụng tài sản được trang bị. 5. Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty Công ty cổ phần chế tạo máy điện là một đơn vị sản xuất lớn với sản phẩm chính là động cơ các loại và balat đèn huỳnh quang với qui trình công nghệ như sau: Giải thích: Từ các vật tư ban đầu như tôn Silic, thép trục, dây đồng, phôi gang, một số vật tư khác… qua các bước công nghệ gia công chi tiết được các bán thành phẩm, chuyển sang dây truyền lắp ráp và sản phẩm cuối cùng là động cơ, balat chuyển nhập kho thành phẩm. Qua các bước công nghệ đều được KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm 100%. Sơ đồ 3.2 Sơ đồ quy trình công nghệ chế tạo động cơ điện Vật tư Trục Roto đúc nhôm Lõi thép Bối dây stato Cách điện Roto trên trục Stato lồng dây Thân Nắp trước Nắp sau Chi tiết phụ Lắp ráp Sơ đồ 4.2 Sơ đồ quy trình công nghệ chế tạo balát đèn huỳnh quang Vật tư Lõi thép Đế Vỏ Cách điện Chi atiết TC Hộp carton Lắp ráp Cuộn dây 6. Các yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói riêng của công ty cổ phần chế tạo máy điện Việt-Hung. 6.1. Tiềm lực tài chính  Trong giai đoạn đề tài nghiên cứu thì công ty vẫn là công ty TNHH một thành viên. Biểu dưới đây thống kê tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu của công ty. Tiềm lực tài chính của công ty là một trong những nhân tố quan trọng phản ánh sức mạnh của đơn vị thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà công ty có thể huy động vào kinh doanh. Các chỉ tiêu được sử dụng như : -Nguồn vốn kinh doanh : Vốn ngân sách nhà nước ; Vốn góp liên doanh (đất) ; Vốn cổ phần từ quỹ đầu tư phát triển ; Vốn từ kết quả SX KD ; Vốn từ phát hành cổ phiếu ; Chuyển vốn NS DA TĐH năm 2005 ; Điều chỉnh tăng vốn theo QĐ phê duyệt XĐGTDN - Các quỹ : Quỹ đầu tư phát triển ; Quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo ; Quỹ dự phòng tài chính ; Lợi nhuận chưa phân phối - Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản :Ngân sách cấp; Nguồn khác - Các quỹ khác :Quỹ khen thưởng và phúc lợi; Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm Biểu 2.2.Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tiêu Số đầu kỳ 2005 Số cuối kỳ 2006 1. Nguồn vốn kinh doanh trong đó: - Vốn ngân sách nhà nước cấp - Vốn góp liên doanh (đất) - Vốn cổ phần từ quỹ đầu tư phát triển - Vốn từ kết quả SX KD - Vốn từ phát hành cổ phiếu - Chuyển vốn NS DA TĐH năm 2005 - Điều chỉnh tăng vốn theo QĐ phê duyệt XĐGTDN 22.170.440.491 10.393.829.569 9.778.125.000 1.030.000.000 968.485.922 37.525.161.594 10.393.829.569 9.778.125.000 1.030.000.000 2.436.096.072 562.564.523 1.957.913.694 11.366.632.736 2. Các quỹ - Quỹ đầu tư phát triển - Quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo - Quỹ dự phòng tài chính - Lợi nhuận chưa phân phối 2.818.846.509 1.004.776.488 - 211.818.195 1.602.251.826 2.361.901.614 1.252.963.614 - - 1.108.938.208 3. Nguồn vốn đầu tư XDCB - Ngân sách cấp - Nguốn khác - - 4. Quỹ khác: - Quỹ khen thưởng và phúc lợi - Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 941.721.011 737.115.385 204.605.626 1.315.002.533 1.315.002.533 5. Tổng cộng 25.931.008.011 41.202.065.741 ( nguồn phòng tài chính) Nguyên nhân tăng, giảm: Tổng số tăng trong kỳ: Là 19.714.904.692 đồng từ lãi SXKD năm 2006; Phân phối lợi nhuận năm 2005 và 6 tháng năm 2006; Kết chuyển nguồn vốn và do tổ chức tặng thưởng về thành tích SXKD của Công ty Tổng số giảm trong năm: Là 4.443.846.962 đồng do phân phối lợi nhuận, trích nộp thuế TNDN, chi thưởng Ban QL điều hành; Chi quỹ khen thưởng phúc lợi và kết chuyển nguồn vốn. 6.2 Tiềm năng con người Yếu tố con người là quan trọng nhất để đảm bảo thành công cho một tổ chức. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói riêng, yếu tố con người luôn giữ vị trí trọng tâm trong mọi hoạt động. Những vấn đề mà doanh nghiệp cần phải quan tâm đến đó là: thứ nhất, tập hợp và đào tạo được đội ngũ cán bộ nhân viên theo đúng chuyên ngành, có khả năng phân tích, sáng tạo, đáp ứng những yêu cầu sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Thứ hai, chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho yêu cầu tăng trưởng và đổi mới của công ty. Dưới đây là biểu thống kê công tác đào tạo tại doanh nghiêp trong 3 năm 2004, 2005, 2006. Biểu 3.2. Thống kê công tác đào tạo tại DN từ 2004-2006 TT Nguồn nhân lực trong DN DN tự đào tạo Các cơ sở đào tạo trong nước Gửi đi nước ngoài Ngắn hạn Dài hạn Ngắn hạn Dài hạn Ngắn hạn Dài hạn 1 CB kỹ thuật, quản lý 19 0 29 01 2 NV phòng, ban 02 0 91 3 CN sản xuất 140 0 14 ( nguồn phòng tổ chức) Công ty cũng đã có sự chú ý hơn đến chất lượng lao động, làm việc của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Có thể nói đây là sự cố gắng nỗ lực của toàn công ty. Để đáp ứng kịp thời những đòi hỏi về mặt công nghệ nên công ty đã có quan tâm đến đầu vào từ khâu đơn giản đến các bộ phận kỹ thuật, phòng ban chức năng. Tuy nhiên, cần có sự tập trung cao hơn về yếu tố nhân lực, năng lực thực tế khi tiếp nhận hồ sơ xin việc vào làm việc trong công ty. Đương nhiên con em cán bộ công nhân viên trong công ty luôn có sự ưu ái hơn khi đăng ký xin làm việc trong công ty, tuy vậy đây là vấn đề chất lượng nên cần xét tuyển trực tiếp và cụ thể năng lực để phân công những công việc phù hợp. Công việc này sẽ có tác dụng làm giảm những chi phí khi phải đào tạo lại những nhân viên xin vào làm việc trong đơn vị. Biểu 4.2. Bảng thống kê số lượng lao động toàn doanh nghiệp trong 3 năm 2004, 2005, 2006 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Thực tế năm Năm 2003 Thực tế năm Năm 2004 Thực tế năm Năm 2005 Tổng số lao động Người 555 550 541 555 509 541 Tổng quỹ lương Tr.đồng 13.000 13.000 14.800 13.000 14.500 14.800 (nguồn phòng tổ chức) Như vậy số lượng lao động trong các năm cũng không có sự thay đổi lớn xong mức lương trung bình tăng (nếu năm 2004, mức lương trung bình là 2.342.342 đồng thì đến năm 2006, mức lương đã tăng lên là 2.848.722 đồng). Mức tăng lương này cũng là do mức lương cơ bản tăng và điều này cũng thể hiện đời sống của người lao động đã có sự biến động. Đây có thể nói là một động lực tốt khuyến khích khả năng làm việc của người lao động nói chung và của riêng công ty Việt- Hung nói riêng. 6.3 Trình độ tiên tiến của trang thiết bị - Bảng thống kê 3 dây chuyền công nghệ- thiết bị cho các sản phẩm chủ lực- hàm lượng công nghệ cao của công ty (phần phụ lục) - Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp (phần phụ lục) II. Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari. 1. Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 1.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2004, 2005, 2006 Biểu số 5.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 133.641.784.620 152.523.325.015 195.864.037.021 2. Doanh thu thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 133.048.998.500 151.932.229.892 195.331.126.172 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 12.920.948.793 15.118.185.972 15.165.759.961 4. Chi phí bán hàng 3.946.808.230 7.879.436.870 7.723.491.609 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.487.409.005 5.190.663.994 4.969.418.630 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2.236.216.273 3.053.458.203 2.703.569.235 7. Tổng lợi nhuận trước thuế 2.253.082.940 3.056.544.203 2.975.177.732 8. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 630.863.223 625.042.377 523.369.765 9. Lợi nhuận sau thuế 1.621.889.597 2.431.501.826 2.451.807.967 (nguồn phòng tài chính) Biểu 6.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm từ 2004 đến năm 2006 đơn vị: % TT Chỉ tiêu Năm Mức tăng các năm 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 01 Tỷ suất lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần 9,72 9,95 7,76 2,37 -22,01 02 Tỷ suất chi phí bán hàng/Doanh thu thuần 2,97 5,19 3,95 74,75 -23,89 03 Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp/ Doanh thu thuần 3,37 3,42 2,54 1,48 -25,73 04 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần 1,69 2,01 1,52 18,93 -24,38 05 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 1,22 1,60 1,26 31,15 -21,25 06 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Tổng chi phí 1,26 1,66 1,29 31,75 -22,29 Qua bảng số liệu trên ta thấy: Doanh thu của công ty tăng đều trong 3 năm, điều này chứng tỏ rằng công ty phát triển liên tục qua các năm: tổng doanh thu năm 2005 tăng so với năm 2004 là 14,13%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 28,42%. Như vậy, doanh thu tăng dần qua 3 năm. Tuy nhiên để xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần phải dựa vào mức chi phí, lợi nhuận thu được từ một đồng doanh thu,... Từ biểu 6.1 và 6.2 cho thấy lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng trong 3 năm nhưng tốc độ tăng là không đều nhau. Năm 2005 có lợi nhuận tăng 17,01% so với năm 2004, nhưng đến năm 2006 thì mức tăng này chỉ còn là 0,32%. Tỷ lệ doanh lợi của doanh thu ( chỉ tiêu 01, biểu 6.2) cho biết một đồng doanh thu thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nhận thấy, tỷ lệ này năm 2006 giảm 22,01% so với năm 2005 nhưng năm 2005 với tỷ lệ 9,956% tăng 2,37% so với năm 2004 với tỷ lệ 9,72%. Như vậy cho thấy năm 2005 mức doanh lợi đạt cao nhất và do đó tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế với doanh thu cũng sẽ chịu ảnh hưởng theo. Năm 2005 có tỷ suất lợi nhuận sau thuế tăng 31,15% so với năm 2004 nhưng năm 2006 lại giảm 21,25% so với năm 2005. Tổng chi phí toàn doanh nghiệp qua các năm tăng lên do rất nhiều nguyên nhân, do việc tăng qui mô trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, do việc tăng giá vốn hàng bán theo xu hướng tăng giá chung... và trong đó phải kể đến chi phí tăng lên là do khâu quản lý chưa tốt. Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của công ty thì chi phí trong bán hàng chiếm tỷ lệ tương đối. Có thể nhận thấy chi phí bán hàng năm 2005 tăng đột biến và gần như gấp đôi chi chí bán hàng năm 2004, tăng 99,62% trong khi đó thì doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2005 chỉ tăng 14,19% so với năm 2004. Như vậy mức tăng chi phí năm 2005 cao hơn mức tăng doanh thu rất nhiều mặc dù có sự gia tăng về giá vốn hàng bán nhưng lượng tăng của chi phí vẫn rất cao. Và đến năm 2006 thì chi phí cho hàng bán đã có giảm xong lượng giảm vẫn chưa rõ nét, chỉ giảm 1,98% so với năm 2005. Tỷ trọng chi phí bán hàng năm 2006 là 4,01% giảm hơn so với năm 2005 mà doanh thu bán hàng cao hơn là 28,56%. Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu năm 2006 chỉ còn là 3,95%. Lượng tăng doanh thu cao hơn so với mức tăng chi phí, điều này chứng tỏ công ty đã có những biện pháp khắc phục trong quản lý khâu bán hàng. Song vấn đề chi phí trong bán hàng vẫn là điều mà ban quản lý công ty đến các bộ phận chức năng và những nhân viên trực tiếp thực hiện khâu này cần phải chú ý và làm việc có tinh thần trách nhiệm hơn với nhiệm vụ của cá nhân, của tập thể và của toàn công ty. 1.2. Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Biểu số 7.2. Bản báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (Ban hành kèm theo Thông tư 42/2004/TT-BTC ngày 20/5/2004 của Bộ Tài Chính) Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng số vốn Nhà nước Tr.đồng 21.812 14.906 22.493 Tổng số phát sinh phải nộp ngân sách Tr.đồng 5.702 5.745 8.839 Tổng số nợ phải trả - Nợ ngân hàng - Nợ quá hạn Tr.đồng 57.443 36.853 - 88.608 51.323 - 76.786 - - Tổng tài sản - Tổng nợ phải thu - Nợ khó đòi Tr.đồng 82.385 29.763 28,86 113.716 38.508 136,65 117.988 40.090 - Kết quả kinh doanh -Doanh thu (không thuế) -Lãi thực hiện (trước thuế) - Lỗ thực hiện Tr.đồng 133.049 2.253 151.932 3.056 195.331 2.975 (nguồn phòng tài chính) Biểu 8.2. Một số chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu của công ty: Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Hệ số thanh toán ngắn hạn (TSLĐ/nợ ngắn hạn) 1,70 1,77 2. Hệ số thanh toán nhanh (vốn bằng tiền và phải thu/nợ ngắn hạn) 1,15 0,84 3. Khả năng thanh toán nợ đến hạn 1,219 1,089 1,197 4. Hệ số nợ tổng tài sản (tổng nợ phải trả/tổng tài sản) 0,70 0,78 0,65 5. Vòng quay hàng tồn kho (giá vốn hàng bán / hàng tồn kho) 3,94 lần 2,92 lần 4,02 lần 6. Vòng quay vốn lưu động (DT thuần / TSLĐ) 2,12 1,67 2,20 7. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (DT thuần/TSCĐ) 12,06 14,06 11,29 8. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (DT thuần/tổng tài sản) 0,62 1,34 1,66 9. Tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả 0,53 0,43 0,52 Hệ số thanh toán ngắn hạn nhìn chung là đạt yêu cầu, đều > 100%, doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và nhìn chung tình hình tài chính của doanh nghiệp là bình thường. Hệ số thanh toán nhanh nhìn chung cũng đạt yêu cầu, khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp cũng được đánh giá loại A. Điều này chứng tỏ, doanh nghiệp có khả năng tài chính khá tốt và có thể đáp ứng yêu cầu thanh toán. 1.3. Bảng tổng hợp giá trị vật tư kiểm kê Biểu số 9.2. Tổng hợp giá trị vật tư đơn vị : triệu đồng Danh mục vật tư Ngày 01/01/2005 Ngày 01/01/2006 Ngày 01/01/2007 Giá hạch toán Giá thực tế Giá hạch toán Giá thực tế Giá hạch toán Giá thực tế I. Nguyên vật liệu 1. Vật liệu chính 9.380.719 9.380.180 26.818.902 26.823.359 18.606.739 18.606.170 2. Vật liệu phụ 532.123 532.777 980.037 979.964 1.119.675 1.119.150 3. Nhiên liệu chất đốt 12.053 12.053 68.466 68.472 32.345 32.455 4. Phụ tùng thay thế 102.809 102.860 15.815 15.812 69.808 70.157 Từ bảng tổng hợp giá trị vật tư kiểm kê trên có thể thấy sự tăng giá rõ rệt qua các năm. Nguyên nhân là do mức tăng giá chung về nguyên nhiên vật liệu, và do mức lượng sử dụng của công ty. Mức tăng giá chung về nguyên vật liệu cao hơn so với mức tăng sử dụng của công ty, đây là một trong những nhân tố làm tăng chi phí sản xuất sản phẩm của công ty. 1.4. Bộ máy của công ty Dưới sự chuyển đổi hình thức công ty TNHH Nhà nước sang công ty cổ phần thì bộ máy của công ty đã có những biến đổi nhất định. Tuy vậy, sự biến đổi này theo xu hướng chung là thanh giản cơ cấu bộ máy và tập trung nâng cao chất lượng hoạt động của từng bộ phận chức năng. Để đáp ứng được yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao, yêu cầu về trình độ kỹ thuật nên công ty cũng đã có những biện pháp chủ động trong việc tuyển chọn nhân viên vào làm. Công nhân mới được tuyển dụng đều qua phỏng vấn và thời gian thử việc tại công ty. Đội ngũ cán bộ kỹ sư của công ty chủ yếu là những sinh viên khối trường kỹ thuật như Đại học bách khoa HN, Đại học kỹ thuật Thái nguyên..., công nhân thì chủ yếu tuyển từ những sinh viên được đào tạo tại trường đại học công nghiệp Hà Nội. 1.5. Công tác nghiên cứu thị trường Hoạt động nghiên cứu thị trường ảnh hưởng đến các quyết định cho bản kế hoạch của công ty như quyết định cho kế hoạch sản xuất kinh doanh quý, kế hoạch dự trữ... Tuy nhiên, hiện nay công ty chưa có một bộ phận hoạt động riêng về mảng thị trường. Công tác thị trường của công ty nhìn chung chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức. Nghiên cứu thị trường còn mang tính sơ xài, bị động và thiếu chính xác. Chủ yếu là do chủ quan đánh giá, hoạt động nghiên cứu thị trường không được tiến hành một cách thường xuyên do đó thông tin phản hồi chưa được cập nhật thường xuyên và còn thiếu tính tổng hợp. Hoạt động này do phòng kinh doanh của công ty đảm nhiệm. Đối với công ty Việt-Hung thì thị trường được xác định là thị trường trong nước, chưa có xuất khẩu ra nước ngoài. Thị trường mục tiêu của công ty là thành phố Hà nội. Hà nội là trung tâm đầu não của cả nước, trung tâm kinh tế văn hoá... do vậy hoạt động thị trường ở đây luôn sôi động. Đây là thị trường rộng lớn và có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh của công ty. Bên cạnh những thuận lợi đó là những khó khăn đối với hoạt động của doanh nghiệp. Doanh thu khách hàng Hà Nội bao giờ cũng đạt cao nhất so với các địa bàn khác. Để hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao hơn yêu cầu sự chuyên nghiệp hơn nữa trong công tác điều tra nghiên cứu thị trường. 1.6. Mặt hàng sản xuất của công ty : Công ty cổ phần chế tạo máy điện Việt Nam–Hungary chuyên sản xuất máy điện với trên 200 loại về cả động cơ, ba lát và quạt các loại. Là một doanh nghiệp sản xuất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10630.DOC
Tài liệu liên quan