Đề tài Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2001 - 2010

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ SANG THỊ TRƯỜNG EU 2

I. Thị trường thống nhất eu 2

1. Liên minh Châu Âu EU 2

1.1. Quá trình hình thành và phát triển : 2

1.2. Thị trường thống nhất Châu Âu : 4

1.2.1 . Liên minh thuế quan và thị trường chung. 4

1.1.2. Thị trường thống nhất và sự hình thành liên minh kinh tế và tiền tệ. 6

2. Vị thế của EU trên thế giới. 8

2.1 Liên minh Châu Âu trong thương mại toàn cầu. 8

2.2 Liên minh Châu Âu trong quan hệ giữa 3 trung tâm kinh tế thế giới 11

2.3 Liên minh Châu Âu và thị trường Châu Á 13

3. Đặc điểm của thị trường EU 14

3.1 Đặc điểm về thị hiếu người tiêu dùng 14

3.2 Đặc điểm về hệ thống phân phối 14

3.3 Đặc điểm về các chính sách thương mại 15

3.3.1 Chính sách thương mại nội khối 15

3.3.2 Chính sách ngoại thương 15

II. Nền tảng quan hệ thương mại Việt Nam. 15

1. Khuôn khổ pháp lý cho quan hệ thương mại Việt Nam-EU. 16

1.1. Hiệp định về dệt-may. 16

1.2. Hiệp định khung . 17

2.Việt Nam. 19

3. Liên minh châu âu EU 20

4.Đặc điểm quan hệ thương mại Việt Nam –EU 21

III.Vai trò của xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường EU. 23

1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu. 23

1.1. Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu. 23

1.2 Tác động đến quấ trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nền sản xuất trong nước. 23

1.3 Góp phần giải quyết lao động, việc làm. 23

1.4. Là nền tảng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại . 23

1.5 Đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước . 23

2. Vai trò của việc xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU. 24

CHƯƠNH II:THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN QUA 27

I. kết quả hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang liên minh châu âu (eu) thời gian qua 27

1. Trước năm 1990 27

2. Sau năm 1990 28

3. Các Hiệp định thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam – EU. 31

II. Tình hìnhXuất khẩu của Việt Nam sang EU 32

1. Tình hình chung. 32

2. Cơ cấu bạn hàng 34

2.1. Bạn hàng Đức. 36

2.2. Bạn hàng Anh 37

2.3. Bạn hàng Hà Lan. 37

2.4.Bạn hàng Pháp 39

3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. 40

3.1. Hàng giầy,dép 41

3.2. Hàng dệt may. 42

3.3. Hàng thủy sản 43

3.4. Sản phẩm gỗ gia dụng 45

3.5. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ. 45

III. Đánh giá tổng quát thực trạng hoạt động xuất khẩu Việt Nam – EU thời gian qua 47

1. Quy mô thương mại 48

2. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam 50

 

3. Quan hệ giữa các đối tác 52

4.Hình thức xuất khẩu 52

IV. Thuận lợi và khó khăn, thách thức của hoạt động xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU trong thời gian tới. 53

1. Thuận lợi 53

2. Những khó khăn thách thức xuất khẩu sang EU 56

2.1. Nhóm khó khăn liên quan tới Việt Nam 56

1.2. Nhóm khó khăn liên quan đến EU 59

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 62

I. Định hướng phát triển thương mại Việt Nam – liên minh châu âu trong giai đoạn mới 62

1. Định hướng phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 62

1.1. Xuất khẩu. 62

1.2. Nhập khẩu. 63

1.3. Thị trường xuất nhập khẩu. 63

1.4 Cơ cấu mặt hàng. 65

2. Định hướng quan hệ thương mại Việt Nam EU 65

2.1. Triển vọng xuất khẩu hàng hoá sang EU giai đoạn 2000 - 2004 66

2.2 Triển vọng xuất khẩu hàng hoá sang EU giai đoạn 2005 - 2010 67

3. Định hướng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang EU giai đoạn 2001 -2010 68

3.1. Định hướng thị trường xuất khẩu: 68

3.2. Định hướng cơ cấu mặt hàng: 68

III. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá củaViệt Nam – EU 69

1. Nhóm các giải pháp vĩ mô 69

1.1. Nâng cao vai trò của cơ quan quản lý 69

1.2. Tăng cường hoạt động tài trợ xuất khẩu vào EU 71

1.3 Kêu gọi hỗ trợ tài chính từ các nước thành viên EU 71

1.4. Hợp tác với EU chống gian lận thương mại, giữ uy tín hàng hoá Việt Nam 72

1.5. Đấu thầu hạn ngạch, tiến tới bán hạn ngạch 72

1.6. Xác định “cầu nối” với EU 72

1.7. Nâng cao vai trò của Nhà nước để san bằng khoảng cách chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu 73

1.8 Hoàn thiện chính sách thương mại theo hướng phù hợp với xu thế thương mại quốc tế 73

2. Nhóm giải pháp vi mô 74

2.1. Đầu tư cho công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá 74

2.2. Đảm bảo thực hiện các điều khoản hợp đồng 75

2.3 Tạo lập quan hệ với các kênh phân phối chủ đạo của EU 75

2.4. Nghiên cứu kỹ thị trường 75

2.5. Tận dụng thông tin từ nhiều phía 76

2.6. Khuyếch trương sản phẩm tại các hội chợ thương mại ở châu Âu 76

2.8. Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 và hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 78

3. Nhóm giải pháp liên quan đến đồng EURO 79

3.1. Nhanh chóng chấp nhận sử dụng EURO trong thanh toán quốc tế 79

3.2. Thiết lập nền móng EURO trong ngoại thương Việt Nam với EU 80

3.3. Điều chỉnh luật và các nghị định về quản lý ngoại hối nhằm cho phép sử dụng EURO trong các giao dịch quốc tế 80

3.4. Xem xét thành phần dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước 80

3.5. Xem xét việc lập tỷ giá chuẩn cho rổ tiền tệ và điều chỉnh tỷ giá VND/EUR linh hoạt, căn cứ vào nhiều ngoại tệ 81

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2001 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
15,7 83,1 132,3 95,0 116,8 169,1 145,0 238,1 307,4 345,9 345,9 4 Hà Lan 6,4 16,12 20,1 28,1 60,6 79,7 147,4 266,8 306,9 342,9 390,2 5 Bỉ 0,2 0,1 6,4 11,8 15,1 34,6 61,3 124,9 211,7 306,7 311,6 6 Italia 3,4 3,8 7,2 8,1 20,4 57,1 49,8 118,2 144,1 159,4 218 7 Tây Ban Nha - - - - - 46,7 62,8 70,3 85,5 108,0 137,2 8 Thụy Điển - - - - - 4,7 31,8 47,1 58,3 45,2 55,1 9 Đan Mạch - - - - - 12,8 23,7 33,2 43,3 43,7 58,2 10 Phần Lan - - - - - 4,9 10,1 13,4 20,2 16,9 22,4 11 áo - - - - - 9,3 5,6 11,4 8,5 34,9 23,6 12 Hy Lạp - - - - - 1,6 2,1 5,7 8,1 3,8 13 Bồ Đào Nha - - - - - 3,8 4,1 4,2 4,4 5,2 8,9 14 Ailen - - - - - 2,8 3,1 3,3 3,9 6,9 12,1 15 Lúc săm bua - - - - - 0,3 0,6 1,5 2,1 2,3 Tổng 141,6 112,2 227,9 216,1 383,8 720 900,5 1608,4 2125,8 2506,3 2801,6 Nguồn: Số liệu thống kê của trung tâm tin học và thống kê - Tổng cục hải quan. Số liệu bảng trên cho thấy thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nan trong khối EU là Đức, chiến 26,5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU, Anh 15,8%, Pháp 14,9%, Hà Lan 14,3%, Bỉ 9,8%, Italy 6,9%, Tây Ban Nha 4,8%, Thuỵ ĐIểnn 2,3%, Đan Mạch 2,0%, Phần Lan 0,8%,…LũxămBua 0,1%. Từ năm 1997 Anh đã vượt Pháp và Hà Lan, vươn lên vị trí thư hai sau Đức. 2.1. Bạn hàng Đức. Ngay từ những định hướng đầu tiên trong chiến lược hướng về xuất khẩu, thị trường EU nói chung và thị trương Đức nói riêng đã được các doanh nghiệp Việt Nam chư ý. Kim ngạch hai chiều đã tăng trưởng một cách rõ dệt. Nếu như năm 1990 kim ngạch xuất khẩu Việt - Đức chỉ đạt 159,9 triệu USD thì năm 1995 con số này tăng lên là 393,5 triêUSD USD và năm 2000 là 1034 triệu USD. Bảng8: Kim ngạch xuất – nhập khẩu Việt Đức. Đơn vị: (Tr USD ) 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1999 2000 Tổng kim ngạch XNK 159,9 107,9 75 121,1 264,3 393,5 925,1 1033.112 Kim ngạch xuất khẩu 41,1 6,7 34,4 50,1 115,2 218 659,3 730.083 Tỷ trọng xuất khẩu trong EU (%) 9,93 5,97 15 23,18 30 25,32 26,1 26,06 Nguồn: Báo cáo Bộ thương Mại Đức là một thị trường tiềm năng đầy sức hấp dẫn dương như nhiều khía cạnh chưa được các nhà xuất khẩu Việt Nam khai thác như GDP của Đức, giá trị nhập khẩu hàng năm 600 tỷ USD, đắc biệt ở Đức với số dân hơn 82 triệu người, đang lão hoá ngày càng hướng nhiều hơn đến việc hưởng thụ và tiêu dùng. Trong buôn bán với Đức thì Việt Nam đã đạt mức thăng dư thương mại lên tới 700 triêUSD USD vao năm 1999. Đức trở thành một đối tác quan trong nhất của Việt Nam trong việc mở rông buôn bán hàng hoá vào thị trường này. Nhiều nhóm thành phẩm của Việt Nam đã dành chỗ đứng trong những năm qua, các sản phẩm chế biến đã chiếm 85% giá trị xuất khẩu ( 860 triệu USD) vào năm 1999. các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam là hàng dệt chiếm 40%, giầy và các sản phẩm khác từ da chiếm 22% thị phầm ( 220 triệu USD ), đồ nhựa chiếm 11,5 %. Tóm lại sự thay đổi cơ cấu và tỷ trọng cho thấy xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Đức đã phát triển nhiều hơn theo hướng những lợi thế so sánh về chi phí, đa dạng hoá hàng xuất khẩu là chìa khoá cho sự thành công xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua và cũng định hướng cho những năm tới. 2.2. Bạn hàng Anh Với Việt Nam, so với các ban hàng khác, thì Anh là bạn hàng buôn bán đến muộn. Song mối quan hệ này đã phát nhanh chóng trong mười năm qua. Thương mại và đầu tư được coi là “ chìa khoá cho mối quan hệ hai nước”. Thương mại hai chiều 1997 vào khoảng 500 triệu USD, trong đó bao gồm: xuất khẩu của Anh sang Việt Nam tăng gấp đôI tới 154.5 triệu USD, xuất khẩu Việt Nam vào Anh tăng khoảng 35% với tổng giá trị 344 triệu USD. Tổng kim ngạch buôn bán háI chiều giữa hai nước trị giá gần 600 triệu USD và 178 triệu USD từ tháng 1 – 5 / 1998. Năm 1999 Việt Nam xuất khẩu vào Anh 421,2 triệu USD, và năm 2000 là 479.277 triệu USD. Anh là một thị trường lớn với nhu cầu nhập khẩu ngày càng tăng đặc biệt là sản phẩm nhiệt đới. Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, hảI sản cũng như một số mặt hàng tiêu dùng khác như giầy dép và hàng lưu niệm. Hàng hoá Việt Nam vào thị trường EU còn nghèo về chủng loại và hạn chế về số lượng. Nếu các nhà xuất khẩu Việt Nam hiểu được đầy đủ hơn cách làm ăn của người Anh, có cách tiếp thị tích cức hơn,.. thì chiển vọng tăng xuất khẩu sang Anh không phảI là nhỏ. Bảng9: Kim ngạch xuất khẩu Việt – Anh. Đơn vị: (Triệu USD) Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1999 2000 Kim ngạch xuất khẩu 1,9 2,4 27,5 223 55,7 74,6 421,2 497,3 Tỷ trong xuất khẩu vào EU (%) 1,34 2,13 12 10,3 14,5 10,36 16,79 17,75 Nguồn: Bộ Thương Mại 2.3. Bạn hàng Hà Lan. Quan hệ Việt Nam – Hà Lan được hình thành từ thế kỷ 17, năm 1632 khi công ty thương mai Đông ấn của Hà Lan đặt trụ sở tại Hội an, thì người Hà Lan đã có thương cảng đầu tiên ở Việt Nam. Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hà Lan được chính thức thiết lập vào ngày 3- 4 – 1973. Hà Lan là bạn hàng thương mại lớn thư 4 của Việt Nam trong EU sau Pháp, Đức, Anh. Qui mô buốn bán đang được mở rộng và kim ngạch xuất nhập khẩu tăng liên tục trong nhiều năm 34,6%. Việt Nam luôn ở vị trí xuất siêu sang Hà Lan với mức xuất siêu ngày càng lớn, kim ngạch xuất nhập của Việt Nam sang Hà Lam đạt 434 triệu USD, thặng dư đạt 294 triệu USD vào năm 1999. Bảng10: Kim nghạch xuất nhập khẩu Việt – Hà Lan giai đoạn 1990 –2000. Đơn vị: triệu USD Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Nhập siêu Tỷ trọng xuất khẩu trong kim nghạch xuất khẩu vào EU 1990 6,4 2,7 3,7 4,5% 1991 16,2 8 8,2 14,4% 1992 20,1 16 4,1 8,8% 1993 28,1 26 2,1 13% 1994 61 25 3,6 15,7% 1995 80 36,3 43,7 11,6% 1996 147,4 51,4 96 16% 1997 266,8 50,5 216,3 17,1% 1998 304,1 54 250,1 15% 1999 343 49 294 13,4% 2000 390,24 86,026 304,114 14,9% Nguồn: Niên giám thống kê - Bộ Thương mại Về cơ cấu hàng hoá, các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là giầy dép, may mặc, gạo cà phê…Đồng thời nhập khẩu các sản phẩm: máy móc, thiết bị vận tải, dược phẩm …Thương mại với Việt Nam chỉ chiếm 1% thương mại của Hà Lan với Châu á. Tuy nhiên Hà Lan luôn đóng vai trò truyền thống tích cực trong hợp tác phát triển cải nthiện mức sống của các nướcđang phát triển. Vì vậy triển vọng phát triểnt hợp tác quan hệ Việt Nam – Hà Lan không có hạn chế và sẽ tốt đẹp. 2.4.Bạn hàng Pháp Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và cộng hoà Pháp thực sự có những bước tăng trưởng đáng kể từ hơn 1 thập kỷ nay. Trong quan hệ thương mại 1991 là năm đầu tiên lần đầu tiên kim nghạch buôn bán hai chiều đạt ngưỡng cửa 1 tỷ Prăng, năm 1998 tăng lên 5,13 tỷ, năm 1999 là 5,3 tỷ và năm 2000 là 5,53 tỷ Prăng. Việt Nam xuất khẩu sang Pháp chủ yếu là hàng giầy dép, măy mạc, đồ gỗ, mây tre, cà phê…Tốc độ gia tăng kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp trong suốt thập kỷ qua khá nhanh và khá vững chắc khoảng 41%/ năm, trong đó nhiều năm Việt Nam đạt ở mức xất siêu sang Pháp. Những năm gần đây, cơ cấu hàng hoá của Việt Nam sang Pháp có nhiều thay đổi theo hướng giảm dần hàng nguyên liệu (nông – lâm – hảI sản), trong khi yăng dần nhóm hàng công nghiệp chế biến không chỉ thay đổi về chủng loại mà thay đổi về chất lượng và mẫu mã. Cụ thể những “mặt hàng mới “ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Bảng11: Kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp giai đoạn 1990 – 2000 Đơn vị: triệu USD Năm Xuất khẩu sang Pháp Tỷ trọng trong kim nghạch xuất khẩu sang EU (%) 1990 115,7 81,7 1991 83,1 74,06 1992 132,3 58,05 1993 95 43,98 1994 116,8 30,4 1995 169,1 23,48 1996 145 16,1 1997 238 6,78 1998 307,4 14,46 1999 349,9 13,8 2000 345,9 12,34 Nguồn: Niên giám Thống kê - Bộ thương mại Trong thời gian tới, để tăng cường quan hệ thương mại giữa hai nước, đặc biệt đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang Pháp, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến các yếu tố sau: Tình hình kinh tế hai nước, cơ chế chính sách và lắm bắt thông tin về thị trường. 3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Có chín mặt hàng xuất khẩu chính xuất khẩu sang thị trường EU là giầy dép, hàng dệt may, cà phê, sản phẩm bằng da, đồ gỗ gia dụng, đồ chơI em, đồ gốm sứ, máy móc thiết bị đIửn tử, thuỷ hảI sản. Những mặt hàng này có kim ngạch chiếm 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Bảng12: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU. Đơn vị (triệuUSD) TT Tên hàng 1995 1996 1997 1998 1999 2000 1 Giầy dép 481,3 664,6 1.032,3 1043,1 1310,5 1683,5 2 Quần áo và hàng may sẵn 273,9 335,8 440,2 436,9 499,7 580,9 3 Cà phê, chè 234,7 146,9 277,9 357,7 357,9 397,8 4 Trang thiết bị nội thất 28,2 60,5 101,3 108,1 145,5 219,3 5 Các sản phẩm bằng da 92,2 116,7 166,6 157 164,0 189,4 6 đồ gốm sứ 34,4 36,5 47,9 55 77,8 155,2 7 Cá cua, mực 29,1 26,9 65,0 92,5 76,2 154,9 8 Máy móc thiết bị đIửn tử 3,4 10,3 24,1 46,6 65,9 108,4 9 Quấn áo và các hàng may sẵn thuộc loại dệt kim 39,6 70 85,8 78,5 88,4 157,2 Nguồn: Bộ thương Mại Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU đến nay đã hình thành như sau: Hàng chế tạo chiếm 65%, hàng thực phẩm chế biến 19,7%, nguyên liệu thô 7,8%, nhiên liệu và khoáng sản 2,9%. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU chủ yếu là sản phẩm của các nghành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động, hoặc là hàng có mức độ gia công chế biến thấp, các loại nguyên liệu và nông sản. Một dấu hiệu tiến bộ cần ghi nhận là trong thời gian gần đây đã xuất hiện mặt hàng chế biến sâu, mặt hàng này chiếm tỷ lệ ngày càng tăng ( đặc biệt là mặt hàng đIện tử năm 1990 đã đạt kim ngạch đáng khích lệ, khoảng 60 triệu USD). Nhìn chung tỷ trọng hàng xuất khẩu qua chế biến tăng lên chiếm khoảng 70% kim ngạch và tỷ trọng hàng nguyên liệu thô giảm xuống 30%. Mặc dù vậy, tới nay chúng ta vần chưa có nhiều mặt hàng xuất khẩu chế biến sâu và tinh. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang EU trong những năm gần đây như sau. 3.1. Hàng giầy,dép Đây là mặt hàng hiện có kim ngạch lớn nhất. Trướng đây khi xuất khẩu mặt hàng này sang EU, các nhà xuất khẩu Việt Nam phảI xin phép, nhưng từ sau khi ký hiệp định hợp tác ( 17- 7 - 1995) thì nhón hàng này được nhập khẩu tự do vào EU. Chính vì vậy, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh: năm 1995 đạt 481,3 triệu USD, năm 1996 đạt 664,6 triệu USD năm 1997 đạt 1032,3 triệu USD, năm 1998 đạt 1043.3 triệu USD, năm 1999 đạt 1310,5 triệu USD và đến năm 2000 là 1683, 5 triệu USD theo số liệu thống kê của EU. Các sản phẩm dầy dép của Việt Nam xuất sang EU chủ yếu là dầy thể thao, chiếm trên 40% kim ngạch, giầy vảI gần 20%, giầy nữ xấp xỉ 15%, dếp khoảng 17% và giầy da hơn 1,5%. Thị trường nhập khẩu giầy dép lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Đức ( 25,3%), Anh (21%), Pháp (14,3%),… và nhỏ nhất là LucxămBua (0,1%) Việc xuất khẩu các mặt hàng giầy dép của Việt Nam sang EU cho đến nay chủ yếu vẫn là hình thức gia công ( chiếm 70 – 80% kim ngạch) nên hiện quả thực tế rất nhỏ ( 25 – 30 % tổng doanh thu xuất khẩu). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do: Một, sự phát triển yếu kém của ngành da và các ngành sản xuất nguyên phụ liêu. Hai, sự yếu kém của bản thân ngành dầy Ba, quan hệ mua bán theo kiểu gia công lên sản phẩm xuất khẩu đơn đIửu về mẫu mã và chất lượng chưa cao. Nếu tình trạng không sớm được khắc phục thì các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ lầm vào vị thế hoàn toàn bất lợi trong cạnh tranh trên thị trường EU khi họ xáo bỏ chế độ GSP. Biểu đồ 6: Kim ngạch xuất khẩu giầy dép Việt Nam – EU Đơn vị: triệu USD. Nguồn: Số liệu thống kê của Trung tâm tin học và thống kê - Tổng cục Hải quan. Hiện nay Việt Nam đang đứng ở vị trí số 8 trên thế giới về sản lượng giày dép( khoảng 300 triệu đôi/năm) chiếm 2,1% tổng sản lượng giày dép thế giới. Mặc dù Trung Quốc trở thành thành viên WTO nhưng khả năng EU sẽ áp dụng hạn ngạch giầy dép đối với Trung Quốc đến năm 2005. Ngoài ra, giầy dép xuất khẩu vào EU của Trung Quốc chỉ được hưởng thuế suất MFN nhưng bị EU áp dụng hạn ngạch thuế quan do thị phần hàng giầy dép nước này ở EU đã lên tới 33,4% tổng lượng giầy dép nhập khẩu của EU. 3.2. Hàng dệt may. Dệt may là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sang EU, hiện nay EU là bạn hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam. Từ năm 1980, hàng dệt may được xuất khẩu sang một số thành viên EU như Đức, Pháp, Anh… nhưng đặc biệt phát triển mạnh sau khi hiệp định hàng dệt may được hai bên ký kết. Phải thừa nhận rằng hiệp định buôn bán hàng dệt may sửa đổi đã dành những ưu đãi đáng kể cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam, nhờ đó kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU tăng khá nhanh: Năm 1993 đạt 259 triệu USD, năm 1995 đạt 350 triệu USD, năm 1996 đạt 420 triệu USD, năm 1997 đạt 450 triệu USD, năm 1998 đạt 650 triệu USD, năm 1999 đạt 555,1 triệu USD và năm 2000 đạt 609 triệu USD. Thị trường EU chiếm 46,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 1995, đến năm 1998 con số này là 48,1% và năm 2000 xấp xỉ là 50%. Trên thị trường hàng dệt may EU, bạn hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Đức chiếm 46,9% kim ngạch, Pháp 10,8%, Hà Lan 10,3% và các nước còn lại có tỷ trọng nhỏ hơn như Anh, Bỉ, Tây Ban Nha,… Biểu đồ 7: Xuất khẩu hàng dệt may sang EU Đơn vị: triệu USD Nguồn: Số liệu thống kê của Trung tâm tin học và thống kê - Tổng cục Hải quan. Mặc dù hiện nay EU đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch tăng khá nhanh, nhưng các nhà xuất khẩu Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn. Trước hết là không tiếp cận được bạn hàng tiêu thụ trực tiếp và số lượng hàng hoá EU dành cho Việt Nam còn quá thấp so với nhiều nước và khu vực, trong khi số hạn ngạch lại bị chia thành nhiều nhóm hàng với những sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật phức tạp và chất lượng cao mà Việt Nam chưa sản xuất được, hàng dệt may của Việt Nam xuất sang EU chủ yếu là theo hình thức gia công ( Chiếm hơn 80%) nên hiệu quả thực tế vẫn nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là: 1) Sự yếu kém của ngành dệt làm cho nó chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu. 2) Phương thức gia công làm cho thiếu khả năng cạnh tranh. 3) Cách thức phân bổ hạn ngạch chưa hợp lý. 4) Sự tồn tại những rào cản trong thương mại dệt may trên thị trường EU. Nếu không tìm cách khắc phục thì trong thời gian tới không những không thể đẩy mạnh được xuất khẩu mà còn không thể đứng vững trong cạnh tranh với Trung Quốc và các nước ASEAN. 3.3. Hàng thủy sản Đây là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ tư của Việt Nam sang EU với nhịp độ tăng rất nhanh, trong vòng năm năm ( 54,92%): năm 1996 đạt 26,9 triêu USD, năm 1997đạt 65 triệu USD, năm 1998 đạt 92,5 triệu USD, và đến năm 2000 tăng lên 154, 9 triêu USD. Biểu đồ 8: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang EU Đơn vị: 1000 USD. Nguồn: Số liệu thống kê của Trung tâm tin học và thống kê - Tổng cục Hải quan. Tuy kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vao EU tăng rất nhanh trong những năm qua, nhưng hiện nay hàng thuỷ sản của Việt Nam chiến thị phần rất nhỏ trong thị trường này. Thị trường EU hàng năm có nhu cầu rất cao về hàng thuỷ sản nhưng lai có yếu cầu rất khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thực phẩm. Trong thực tế một số lô hàng thuỷ sản của Việt Nam đưa vào EU không được an toàn ( nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn,..) và chất lượng chưa được ổn định. Nhình chung các xí nghiệp chế biến thuỷ sản của Việt Nam rất khó tiếp cận thị trường này. Bởi Liên minh Châu Âu có riêng một hệ thống luật trong lĩnh vực hàng thủy sản, được xác định nhằm kiểm soát các điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh từ nuôi trồng đến đánh bắt, vận chuyển cho đến bảo quản và đưa ra thị trường tiêu thụ. Tuy vậy, đối với các doanh ngiệp thủy sản nước ta đây là thị trường ổn định và nhiều tiềm năng (thủy sản nhập khẩu hàng năm vào EU chiếm tới 40% nhập khẩu toàn thế giới), đặc biệt là giá cả cao hơn thị trường khác. ủy ban nghề cá của EU ra tuyên bố cắt giảm 1/3 sản lượng khai thác hải sản trong giai đoạn 1997 – 2000 nhằm đảm bảo về nguồn lợi hải sản. Đây là cơ hội tôt cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam, vì vậy năm 1997 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng mạnh so với năm 1996. Năm 1998, kim ngạch xuất khẩu của nước ta đạt 91,539 triệu USD, chiếm gần 11% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành và tăng gần 32% so với năm 1997. Nguyên nhân tăng đột ngột như vậy là do từ ngày 1/7/1998, EU đã quyết định cho phép Việt Nam xuất khẩu hàng thủy sản loại nhuyễn thể 200 (nghiêu, sò) mà năm 1997 bị đình chỉ. Năm 1999, kim ngạch thủy sản có chiều hướng giảm sút (giảm gần 3% so với năm 1998) do tình trạng nhiễm độc điôxin ở một số nước Châu Âu khiến việc xuất khẩu vào EU gặp nhiều khó khăn, đồng thời do thiên tai trong nước cũng làm giảm một khối lượng đáng kể thủy sản xuất khẩu. Trong năm 2001 sản lượng thủy sản xuất sang EU có chiều hướng giảm vì một phần do cuộc khủng hoảng ngày 11/9/2001 mặt khác do bị ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm xuất khẩu và nguyên do chủ yếu là Việt Nam đã có thị trường mới là Mỹ với khối lượng nhập khẩu khoảng trên dưới 500 triệu USD. Các mặt hàng chính EU nhập khẩu từ Việt Nam là tôm, cá, nhuyễn thể, ở dạng tươi và đông lạnh. Thị trường chính xuất khẩu của Việt Nam trong khối phải kể đến Bỉ (29,9%), Italia (17,2%), Hà Lan (15,9%),... Hiện nay, theo thống kê của FAO, Việt Nam đứng thứ 29 trên thế giới và thứ 4 trong ASEAN về kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Xuất khẩu thủy sản trong đó một tỷ lệ đáng kể vào EU đã góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đảm bảo việc làm và nâng cao đời sống của ngư dân. 3.4. Sản phẩm gỗ gia dụng EU là thị trương tiêu thụ đồ gỗ lớn nhất thế giới trong khi các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ của Việt Nam có trình độ đang được nâng cao có thể đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường này. Chính vì thế sản phẩm gỗ gia dụng được đánh giá là mặt hàng đang có tiềm năng phát triển. Những năm qua mặt hàng này đã thâm nhập khá tốt vào thị trương EU với kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình hàng năm là 50,72%. Năm 1996 đạt 60,5 triệu USD, năm 1997 đạt 101,3 triệu USD, năm 1998 đạt 108,1 triệu USD, năm 1999 đạt 145,5 triệu USD và năm 2000 lên tới 219,3 triệu USD. Thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất cuả Việt Nam trong khối EU là Pháp với 29,1%, Anh 24,8%. Italy 12,6% và một số nước khác có tỷ trọng nhỏ. Riêng thị trường Lucxămbua mặt hàng này chưa sâm nhập vào được. Trước mắt để mở rông và giữ vững thị trường, các donh nghiệp Việt Nam phảI chú trọng cảI tiến sản xuất, năng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, đồng thời cần lưu ý tới các tiêu chuẩn về môI trường. 3.5. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Đây là sản phẩm như gỗ mỹ nghệ, đỗ gốm, sứ và các sản phẩm mây tre mà Việt Nam có khả năng sản xuất khá lớn. Từ lâu các sản phẩm này đã được xuất khẩu đến nhiều nơI trên thế giới, với thị trương EU kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này tăng khá nhanh: 21,28%/năm Bảng 13: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào Liên Minh Châu Âu năm 2000. Thị trường Kim ngạch (USD) Tỷ trọng (%) Ailen 234.927 0,21 Anh 17.643.246 15,86 áo 412.876 0,37 Đan Mạch 3.476.789 3,12 Đức 25.399.425 22,83 Bỉ 7.897.425 7,09 Bồ Đào Nha 324.728 0,29 Hà Lan 15.111.239 13,58 Pháp 28.757.978 25,85 Phần Lan 71.518 0,06 Tây Ban Nha 4.367.128 3,92 Thụy Điển 3.314.798 2,98 Italia 4.277.671 3,84 Tổng 111.290.109 100,00 Nguồn: Số liệu thống kê của Trung tâm tin học và thống kê - Tổng cục Hải quan. Tuy nhiên, do mới chỉ chiếm tỷ trọng 2,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU nên mặt hàng này vẫn còn nhiều cơ hội để mở rông thị trường. Để tận dụng cơ hội này, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam phảI khắc phục được sự đơn đIửu, chất lượng kém, không đồng đều và phảI đáp ứng yêu cầu rất cao về tính độc đáo trong kiểu dáng và mẫu mã. Bên cạnh các mặt hàng chủ lực trên, Việt Nam còn thúc đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản và chế biến khác, như: gạo, cà phê, nước mắm, hàng thủ công mỹ nghệ,... Thực tế cho thấy EU rất mở trong lĩnh vực này nhưng Việt Nam vẫn chưa chiếm lĩnh được thị trường do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là: Trước hết là sản phẩm của nước ta còn đơn điệu, chất lượng không đồng đều, chưa đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng về tính độc đáo trong kiểu dáng và mẫu mã. Thứ hai, do nguyên liệu thực vật chưa được xử lý tốt, thường biến dạng khi có thay đổi về thời tiết và không chịu được khí hậu lạnh, thậm chí phát sinh mốc mọt ngay trên đường vận chuyển. Thứ ba, do sản xuất phân tán cũng góp phần làm cho khâu hoàn thiện sảm phẩm không đồng đều, hơn thế do đặc điểm thuế chồng lên thuế khiến cho phí vận tải với giá tính cước cao làm giảm sức cạnh tranh . III. Đánh giá tổng quát thực trạng hoạt động xuất khẩu Việt Nam – EU thời gian qua EU là khối thương mại đầu tiên có quan hệ với Việt Nam, trước cả ASEAN. Kim nghạch xuất nhập khẩu trong những năm qua đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng nhìn chung sự tăng trưởng này chưa twowng xứng với tiềm năn gcủa hai bên. Tuy vậy, đây là những thành công bước đầu trong việc tìm hiểu và thaam nhập thị trường của nhau. Việt Nam đã được hưởng quy chế tối hệu quốc ( MFN), hệ thống ưu đã thếu quan ( GSP), trong hầu hết các mặt hàng và được xếp ngang với các nước khác có quan hệ thương mại với EU. Nên có thể cạnh tranh bình đẳng hơn, chính vì vậy các hàng goá như: dệt may, giầy dép, thuỷ sản, cà phê… Dã xuất khẩu tăng liên tục sang các thị trường vốn có tiếng là khó tính này. Các mặt hàng này không những làm tăng tổng kim nghạch xuất khẩu mà còn giải quyết công ăn việc làm và giúp cho Việt Nam thu được một số ngoại tệ lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ … Có thể khẳng định cơ cấu các mặt hàng xuất khảu của Việt Nam sang EU đã hình thành theo hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Các sản phẩm công nghiệp knhẹ và tiêu dùng chiếm gần 80% tổng số hàng xuất khẩu sang EU. Đây chính là những mặt hàng chủ lực của Việt Nam trong giai đoạn này. Do đó EU được coi là thị trường tiêu thụ hàng công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng lớn nhất của Việt Nam. 1. Quy mô thương mại _ Quy mô thương mại giữa hai bên chưa xứng đáng với tiềm năng kinh tế hiện có, tỷ trọng kim ngạch của Việt Nam trong tổng kim ngạch ngoại thương của EU còn quá nhỏ, khoảng 0,04% (1999). EU chủ yếu thực hiện buôn bán với Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, ngay cả trong kim ngạch mậu dịch của EU với riêng Châu á Việt Nam vẫn còn ở vị trí khiêm tốn: giá trị xuất khẩu sang EU chỉ chiếm 2% trong tổng giá trị xuất khẩu của Châu á. Nguyên nhân chủ yếu khiến Việt Nam xuất khẩu hạn chế hơn các nước khác trong khu vực ASEAN sang EU là: Các nước ASEAN đã thiết lập quan hệ kinh tế với EU từ những năm 70s, do đó đã xây dựng cơ sở khách hàng EU rộng lớn vững chắcViệt Nam mới chỉ thực sự trao đổi ngoại thương với khu vực này kể từ đầu thập niên 90. Các nước ASEAN cũng có nhiều lợi thế so sánh giống Việt Nam, như những lợi thế về điều kiện tự nhiên, con người,... nên cũng có những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: gạo (Thái Lan), giầy dép (Inđônêxia, Trung Quốc), cà phê, chè (Malaysia, Brunei),linh kiện điện tử,... do vậy cạnh tranh giữa các nước này là tất yếu. Việt Nam chưa trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO - điều mà các nước trong khu vực đã làm được, nhất là Trung Quốc. Do vậy, nếu Việt Nam không có những biệnpháp hữu hiệu thì khó mà có thể cạnh tranh với hàng hoá Trung Quốc. Thị trường EU là thị trường hạn ngạch đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như dệt may, thủ công mỹ nghệ, lâm sản, hải sản, công nghệ. Do đó, Việt Nam không thể tự do xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này mà còn phụ thuộc vào số lượng hạn ngạch quy định hàng năm. Mặt khác, các mặt hàng chủ lực của Việt Nam lại là sản xuất gia công là chính, vì thế tiền thu được chủ yếu là tiền công lao động. _ Tỷ trọng ngoại thương EU trong tổng kim ngạch ngoại thương Việt Nam còn thấp. Kim ngạch ngoại thương Việt Nam – EU năm 1999 tuy lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 3 tỷ USD, nhưng nếu xét tỷ trọng EU trong tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam thì chỉ chiếm khoảng 28%. Để xảy ra tình trạng này trong khi khả năng mở rộng thị trường thị mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU còn rất lớn là do vẫn còn những trở ngại nhất định trong việc mở rộng quy mô xuất khẩu này, chẳng hạn như chưa có hiệp định thương mại song phương, chính sách thương mại của EU chưa thực sự khuyến khích xuất khẩu ủa Việt Nâm sang thị trường này…Với tỷ trọng nêu trên cho thấy hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU phụ thuộc khá lớn vào EU. _ Sự mất cân đối quá lớn giữa xuất khẩu và nhập khẩu, tuy rằng thâm hụt thương mại của EU với Việt Nam giảm, nhưng giá trị nhập khẩu từ Việt Nam luôn gấp hai đến ba lần giá trị xuất khẩu sang Việt Nam. Thực trạng đó ít nhiều gây những ảnh hưởng xấu đến quan hệ bình đẳng đôi bên cùng có lợi giữa Việt Namvà EU. Theo đánh giá phân tích của một uỷ viên phụ trách về thương mại của ủy ban Châu Âu “ Các quan chức Việt Nam cần thừa nhận đã có một “vai trò đặc biệt”, tạo nên một “ thể chế đặc biệt” trong mố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2001 - 2010.doc
Tài liệu liên quan