Đề tài Một số hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tiết Sinh hoạt chào cờ

Thực hiện chương trình:

* Trước hết TPT phải xác định: “Sinh hoạt chủ điểm dưới cờ” là một phần thời lượng trong chương trình chào cờ đầu tuần. Không lạm dụng tiết chào cờ để trở thành một tiết học nặng nề, ngập tràn kiến thức phổ thông sẽ khiến học sinh nhàm chán. Mỗi chương trình chào cờ đầu tuần TPT phải soạn như một tiết dạy trên lớp, hoạt động chủ điểm theo từng tuần, từng tháng”, hướng dẫn và phân công từng việc cho Ban chỉ huy Liên đội thực hiện như là một phần bắt buộc trong chương trình, xuyên suốt các buổi chào cờ đầu tuần.

* Thứ tự chương trình cụ thể như sau:

Chuẩn bị sân lễ và bàn ghế phục vụ những hoạt động cho tiết chào cờ: lớp trực tuần hoàn thành trước 15 phút.

Ổn định tổ thức: 2 phút

Nghi lễ chào cờ: 3 phút

Đánh giá chung và triển khai công tác trong tuần: 10 phút

- Thông qua điểm thi đua của các lớp trong tuần, trong tháng.

- Tuyên dương những cá nhân tập thể xuất sắc, trao cờ luân lưu.

- Nhận xét hoạt động trong tuần, đánh giá ưu khuyết điểm.

Ý kiến ban giám hiệu: 5 phút.

“Sinh hoạt chủ điểm” : 25 phút

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10674 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tiết Sinh hoạt chào cờ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am khảo…tạo thành kho kiến thức chung cho việc xây dựng chương trình hoạt động. Sắp xếp kho kiến thức phải khoa học, theo thứ tự thời gian, theo chủ điểm, chủ đề để phù hợp với chương trình, chủ điểm từng tháng của năm học. Lượng kiến thức, trò chơi phục phụ cho mỗi hoạt động phải phù hợp, không nặng nề khiến học sinh nhàm chán, không quá dài thời gian làm cho quá tải tiết chào cờ. Giao lưu kiến thức qua các thông tin của đơn vị bạn nhằm làm giàu thêm kho kiến thức vui học của trường. Thường xuyên làm tốt công tác tư vấn với giáo viên bộ môn để đảm bảo kiến thức vững chắc, trách sai sót nhầm lẫn khiến học sinh có thể hiểu nhầm, hiểu lệch. II.2.1.3.Thực hiện chương trình: * Trước hết TPT phải xác định: “Sinh hoạt chủ điểm dưới cờ” là một phần thời lượng trong chương trình chào cờ đầu tuần. Không lạm dụng tiết chào cờ để trở thành một tiết học nặng nề, ngập tràn kiến thức phổ thông sẽ khiến học sinh nhàm chán. Mỗi chương trình chào cờ đầu tuần TPT phải soạn như một tiết dạy trên lớp, hoạt động chủ điểm theo từng tuần, từng tháng”, hướng dẫn và phân công từng việc cho Ban chỉ huy Liên đội thực hiện như là một phần bắt buộc trong chương trình, xuyên suốt các buổi chào cờ đầu tuần. * Thứ tự chương trình cụ thể như sau: Chuẩn bị sân lễ và bàn ghế phục vụ những hoạt động cho tiết chào cờ: lớp trực tuần hoàn thành trước 15 phút. Ổn định tổ thức: 2 phút Nghi lễ chào cờ: 3 phút Đánh giá chung và triển khai công tác trong tuần: 10 phút - Thông qua điểm thi đua của các lớp trong tuần, trong tháng. - Tuyên dương những cá nhân tập thể xuất sắc, trao cờ luân lưu. - Nhận xét hoạt động trong tuần, đánh giá ưu khuyết điểm. Ý kiến ban giám hiệu: 5 phút. “Sinh hoạt chủ điểm” : 25 phút II.2.2. Nội dung chi tiết từng hoạt động chủ điểm hàng tháng: Ở trường THCS Thị trấn Đại Từ hoạt động giáo dục theo chủ điểm thường vào các buổi chào cờ thông qua chủ điểm theo từng tháng. Để chương trình hoạt động đi theo định hướng nhất định, người biên tập chương trình cần biên soạn theo chủ đề cụ thể nhằm tương tác tốt với môn hoạt động NGLL do Bộ GD quy định. Tôi đã soạn thảo nội dung chi tiết chương trình hoạt động từng tuần theo chủ điểm từng tháng. Điển hình một số hoạt động như sau: Chủ điểm tháng 9 “Mùa thu – Ngày khai trường” Hoạt động 1: Giáo dục cho học sinh hiểu rõ hơn về ngày Quốc Khánh 2/9 và về “Truyền thống của trường”. Biết đoàn kết giúp đỡ nhau phát huy truyền thống, tự hào và trân trọng các truyền thống tốt đẹp của trường. Ngày 02/09/1945 : Là ngày Quốc Khánh nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam . Sau thành công của CMT-8 ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước toàn thể quốc dân đồng bào và trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới : “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và thực sự trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đoàn kết cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Vì vậy, ngày 2/9/1945 hằng năm trở thành ngày lễ trọng đại của cả dân tộc Việt Nam, ngày Quốc Khánh nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh sáng tạo, nhanh trí, và nêu được lời bình về hình khối. (Hướng học sinh nghĩ về một ngôi trường thân thiện) thông qua trò chơi “ Trí uẩn” lắp ghép các hình rời cho trước tạo thành một hình khối lớn có ý nghĩa. Hoạt động 3: Hội thi văn nghệ “ca ngợi truyền thống nhà trường”. Hoạt động 4: Tìm hiểu an toàn giao thông. Bao gồm các tình huống giao thông, các lời hay ý đẹp về ATGT, cách đội mũ bảo hiểm, tác dụng của việc đội mũ bảo hiểm. Câu chuyện: Đúng vào giờ thường lệ, Thắng sang rủ Trung đi học. Vừa tới đầu ngõ, Thắng đã thấy Trung sùm sụp cái mũ nhựa màu vàng đang đứng đợi ở đó. Ngạc nhiên Thắng Hỏi: - Chà, sao hôm nay mũ mã nghiêm chỉnh vậy? - À, sáng nay anh tớ hẹn sang đèo đi học bằng xe máy đi học. Vì thế tớ phải kiếm cái mũ đội, kẻo các chú công an thổi phạt thì gay. Hôm nay cậu chịu khó đạp xe đi một mình nhé! - Vậy à, cậu sướng thật đấy! Thế tớ đi nhé. Nhưng mà này, khi đi xe gắn máy mà đội mũ như cậu đang đội là không đúng quy định đâu. Nếu gặp các chú công an cậu vẫn bị phạt đấy. - Sao lại phạt? Trung cự lại, mũ bảo hộ lao động của người ta còn phạt nỗi gì? Thôi cậu đừng khủng bố tớ nữa! -Rồi, tuỳ cậu! Tớ đi nhé. Nói rồi Trung lên xe nhấn bàn đạp... Còn Trung giơ tay vẫy chào Thắng, vẻ sành điệu: Bái! Bai Mũ bảo hộ lao động và mũ bảo hiểm thì khác gì nhau nhỉ?không biết ý kiến của Thắng có đúng không ?Còn bạn, ý kiến của bạn thế nào ? Đáp án: ý kiến của Thắng hoàn toàn chính xác. Theo quy định mũ bảo hộ lao động không thể thay thế mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Vì thế Trung đội mũ bảo hộ lao động đi trên xe máy sẽ bị phạt. Chủ điểm tháng 10 “Chăm ngoan học giỏi” Hoạt động 1: Giúp học sinh nhận thức được ý nghĩa lời dạy của Bác thông qua những chương trình hoạt động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bao gồm những câu hỏi về lịch sử và cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác từ khi đặt chân đến bến Nhà Rồng đến khi về lãnh đạo đất nước đấu tranh giải phóng dân tộc và giây phút cuối đời của Bác. Câu 1: Bác Hồ lúc nhỏ tên là gì ? ( Nguyễn Sinh Cung) Câu 2: Quê nội của Bác làng Kim Liên, tên nom là làng gì ? ( Làng Sen) Câu3: Bác sinh ra ở quê ngoại hay quê nội ? ( Quê ngoại) Câu 4: Quê ngoại của Bác là làng gì? ( Làng Hoàng Trù, tên nom là làng Chùa) Câu 5: Thân phụ của Bác Hồ tên là gì? ( Nguyễn Sinh Sắc) Câu 6: Thân mẫu của Bác tên là gì? ( Hoàng Thị Loan) Câu 7:Người chị của Bác tên là gì? a. Nguyễn Thị Thanh b. Nguyễn Kim Thanh c. Nguyễn Thị Thu Thanh Câu 8: Người anh của Bác có tên là gì? a.Nguyễn Sinh Khâm b. Nguyễn Sinh Khiêm c.Nguyễn Sinh Kim ( Giải thích thêm: Bác còn có 1 người em mất sớm tên là Nguyễn Sinh Nhuận, mới lọt lòng có tên là Xin) Câu 9: Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào ? ( 19/5/1890) Câu 10:Năm nào Bác cùng mẹ và anh trai vào Huế? a. 1890 b.1894 c.1895 d. 1896 Câu 11: Năm nào Bác bắt đầu lấy tên là Nguyễn Tất Thành? a. 1901 b.1902 c. 1903 d.1904 Câu 12: Năm nào Bác theo cha vào Huế lần 2? a. 1907 b.1906 c.1908 d.1909 Câu 13: Năm nào Bác vào học trường Quốc học Huế ? a. 1906 b.1909 c.1907 d.1910 Câu 14: Năm nào Bác vào Phan Thiết dạy học ? a. 1910 b. 1911 c.1912 d.1913 Câu 15: Trường Bác dạy học Phan Thiết có tên là gì ? ( trường Dục Thanh) Câu 16 : Nghe nhạc nói tên bài hát (Bài 2 - Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người của Trần Kiết Tường) Câu 17: Năm 1924 Bác rời Liên Xô đến Trung Quốc và lấy tên là gì ? a. Lý Thuý b. Văn Lý c. Lý Thuỵ Câu 18: Năm nào tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng Đồng Chí Hội ra đời? a. 1924 b. 1923 c. 1926 d. 1925 Câu 19: Mùa thu năm 1928 Người từ châu Âu đến Thái Lan với bí danh là gì? a. Thầu Phin b. Thầu Phín c. Thầu Chín Câu 20 : Năm 1931, Bác bị nhà cầm quyền Hương Cảng bắt, lúc đó Bác lấy tên giả là gì? a. Tống Văn Ly b. Tống Văn Lý c. Tống Văn Sơ Hoạt động 2: Giáo dục học sinh ngày lễ 15/10 và ngày 20/10 Ngày 15/10/1956 ngày Truyền Thống Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam. Sau khi nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa ra đời, theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 27/3/1946 sắc lệnh số 37 được ban hành về việc thành lập Nhà Thanh Niên và thể thao. Đồng thời Ban Thường Vụ Trung Ương Đảng chỉ thị cho Tổng Bộ Việt Minh chuẩn bị thành lập Đoàn Thanh Niên Việt Nam, nhằm đáp ứng yêu cầu đoàn kết, tập hợp hạ tầng lớp thanh niên Việt Nam phục vụ sự nghiệp “Kháng chiến toàn quốc”. Với ý nghĩa mở rộng khối đại đoàn kết thanh niên, tăng thêm các thành viên tập thể của mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên. Đại hội đại biểu toàn quốc Liên Đoàn Thanh Niên Việt Nam lần thứ II từ ngày 8 đến ngày 15/10/1956 tại Thủ Đô Hà Nội đã quyết định thành lập Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam và ngày này hằng năm được xem là ngày truyền thống của Hội. Ngày 20/10/1930 ngày Thành Lập Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam Từ Nghị quyết đầu tiên về công tác vận động phụ nữ tháng 10/1939 đến các Nghị quyết của Đảng về công tác Phụ nữ. Phụ nữ được coi là một tổ chức quần chúng của Đảng. Qua các thời kỳ tổ chức phụ nữ có những tên gọi khác nhau. Đến tháng 4/1950 Đoàn phụ nữ Cứu quốc đã được họp nhất vào Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam 20/10/1950 nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Nhà nước ta đã tặng huân chương Hồ Chí Minh sao vàng cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Hằng năm, mgàu 20/10 là ngày nhằm tôn vinh vai trò của người Phụ nữ xứng đáng với lời khen ngợi của Bác Hồ Phụ nữ Việt Nam “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Hoạt động 3: Làm thế nào để học tốt? Biết vận dụng các phương pháp học tập, rèn luyện các kỹ năng trong hoạt động. Có động cơ học tập đúng đắn, trung thực trong học tập Hoạt động 4: Hội thi tài năng văn nghệ. Chủ điểm tháng 11 “Tôn sư trọng đạo” Hoạt động 1: Chúng em với truyền thống tôn sư trọng đạo. Thuyết trình và thảo luận về tình nghĩa thầy trò. Lời chúc mừng của học sinh đối với Thầy cô giáo. Tóm tắt ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Vai trò và công ơn của các thầy cô giáo trong sự nghiệp giáo dục. Tháng 8 – 1957, Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vac-sa-va thông qua bản Hiến chương các nhà giáo và quyết định lấy ngày 20 – 11 hằng năm làm ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo. Ở nước ta ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên tổ chức trên miền Bắc vào ngày 20 – 11 – 1958. Ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ ) ra quyết định lấy ngày 20 – 11 hằng năm làm ngày Nhà giáo Việt Nam. Quyết định này có ý nghĩa quan trọng thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với nhà giáo trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 20 – 11 là ngày động viên, cổ vũ các thầy giáo cô giáo thực hiện tốt đường lối, chủ trương giáo dục của Đảng, là ngày biểu dương khen thưởng các thầy giáo, cô giáo. Hưởng ứng ngày này học sinh cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức, vâng lời thầy cô … Các bậc cha mẹ học sinh, các cấp chính quyền địa phương cũng nhân ngảy này tổ chức tăm hỏi, động viên thầy cô giáo hoặc tổ chức trao đổi với các thầy cô về sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Ngày 20 – 11 đã trở thành ngày hội truyền thống của các nhà giáo Việt Nam, nhằm động viên giáo giới cả nước ta nêu cao ý thức trách nhiệm, làm tròn sứ mệnh dạy người vẻ vang. Hoạt động 2: Thi tìm hiểu về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” Ngày 20/11 được thành lập vào tháng, năm nào? à 20/11/1981 Ngày 20/11 được chính phủ Việt Nam ra quyết định chọn Ngày Nhà giáo Việt Nam vào ngày tháng năm nào? à 28/09/1982 Bạn hãy nêu tên các Nhà giáo tiêu biểu qua các thời kỳ mà bạn biết? Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Tất Thành. Bạn hãy đọc 1 bài thơ hoặc câu ca dao, tục ngữ nói về Thầy cô. Không Thầy đố mày làm nên Nhất tự vi sư, bán tự vi sư Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy. Bạn hãy cho biết danh hiệu cao quý nhất mà Nhà nước ta trao tặng cho các Thầy cô giáo công hiến cho sự nghiệp giáo dục là danh hiệu gì? Nhà giáo nhân dân – Nhà giáo ưu tú Bạn hiểu thế nào về câu “ Tôn sư trọng đạo”? Bạn hãy nêu cảm nghĩ của bạn về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay. Bạn hãy kể 1 kỷ niệm sâu sắc trong tình cảm thầy trò của mình? Hoạt động 3: Bài ca tặng Thầy Học sinh các khối chuẩn bị một số bài hát về Thầy cô giáo. Ngày đầu tiên đi học. (Nhạc: Nguyễn NGọc Thuận _ Lời: Viễn Phương) Bụi phấn ( Nhạc và lời: Vũ Hòang – Lê Văn Lộc) Khi tóc Thầy bạc trắng (Nhạc và lời Trần Đức) - Những bông hoa những bài ca (Nhạc và lời: Hoàng Long – Hoàng Lân). Chủ điểm tháng 12 “Uống nước nhớ nguồn” Hoạt động 1: Tìm hiểu ngày thành lập QĐND Việt nam 22/12/1944 Ngày 22/12 Thành Lập Quân Đội Nhân Dân và Ngày Quốc Phòng Toàn dân. * Một số câu hỏi lịch sử Câu 1: Trận Phai Khắt và Nà Ngần là hai trận đánh do ai chỉ huy? a. Chu Huy Mân b. Võ Nguyên Giáp c.Bác Hồ Câu 2: Chiến dịch Việt bắc thu đông bắt đầu từ ngày tháng năm nào? a. ngày 7/10/1947 b. ngày 7/10/1948 c. ngày 7/10/1949 d.ngày 7/10/1950 Câu 3: Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ ngày tháng năm nào ? a. 13/4/1954 b. 13/5/1954 c.13/3/1954 d. 13/6/1954 Câu 4: Trận đánh diễn ra tại địa điểm nào ? a. Thung lũng Mường Thanh – ĐBP b. Thung Lũng Mường Tè – ĐBP c. Lũng Lô Câu 5: Ai là người trực tiếp chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ? ( Đại tướngVõ Nguyễn Giáp) Câu 6 : Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc vào ngày tháng năm nào? a. 5/5/1956 b. 7/6/1954 c. 7/7/1954 d.7/5/1954 Câu 7: Sự kiện Tết Mậu Thân là cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968 của quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên hầu hết lãnh thổ của miền Nam Việt Nam. Đây là một sự kiện gây chấn động lớn trên thế giới và là chủ đề gây nhiều bàn cãi nhất; nó còn có một vai trò và hệ quả rất to lớn trong Chiến tranh Việt Nam.Từ sự kiện này một nhà cách mạng của ta đã nói rằng: “Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị" – Câu nói trên của ai? a.Lê Duẩn b.Võ Nguyên Giáp c. Hồ Chí Minh Câu 8: Để đẩy lùi được cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân, quân đội Mỹ phải nhờ đến lực lượng của những quốc gia nào sau đây? a. Mỹ, Việt Nam cộng hoà b. Việt Nam cộng hoà, Hàn Quốc c. Mỹ, Việt Nam cộng hoà, Hàn Quốc, NewZealand, Úc d. Mỹ, Hàn Quốc Câu 9: Sự kiện: Chiến dịch Linebacker II là chiến dịch quân sự cuối cùng của Hoa Kỳ chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong Chiến tranh Việt Nam, từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972 sau khi Hội nghị Paris bế tắc và đổ vỡ. Chiến dịch này là sự nối tiếp của chiến dịch ném bom Linebacker diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1972. Trong chiến dịch này Mỹ đã dùng loại máy bay nào để ném bom Miền Bắc? a. F16 b. F 86 c. B52 d.B2 Câu 10: Mỹ đã dùng chiến thuật ném bom rải thảm nhằm mục đích huỷ diệt thành phố nào sau đây? a. Hà Nội, Quảng Bình, Quảng Trị b. Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên c.Hà Nội, Thanh Hoá, Hải Phòng Câu 11: Cuộc ném bom huỷ diệt 3 thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên diến ra trong bao nhiêu ngày đêm? a. 10 ngày đêm b. 11 ngày đêm c.12 ngày đêm d.13 ngày đêm Câu 12: Đế quốc Mỹ đã rải xuống 3 thành phố này bao nhiêu tấn bom? a. 30 ngàn tấn b.25 ngàn tấn c. 35 ngàn tấn d. 36 ngàn tấn Câu 13: Chiến thắng của quân và dân ta trong 12 ngày đêm ấy được hình tượng hoá với một chiến công gây chấn động địa cầu bằng 5 từ, hãy nêu 5 từ đó? Đáp án: “ Điện Biên Phủ trên không” Câu 14: 17 giờ ngày 26 tháng 4, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu nổ súng với bao nhiêu hướng tấn công? a. 3 hướng b. 5 hướng c.6 hướng d.7 hướng Câu 15: Trò chơi “ Tiền tuyến cần”( mỗi phương tiện cần nếu đúng được tính 5 điểm) 1. Tiền tuyền cần : Một phương tiện vượt sông ( thuyền ,bè, xe lội nước) 2.Tiền tuyền cần : Một loại vũ khí bắn máy bay B52 ( tên lửa) 3.Tiền tuyền cần : Một phương tiện chiến đấu trên không. ( Máy bay) 4.Tiền tuyền cần : Một phương tiện phát hiện máy bay .( ra đa) 5.Tiền tuyền cần : Một phương tiện nhìn thấy từ xa ( Ống nhòm) 6.Tiền tuyền cần : Một loại vũ khí chiến đấu thông dụng của du kích. (súng AK, súng R15, mìn tự tạo, mìn...) Câu 16: Ngày tháng năm nào tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện? a. 30/3/1975 b.30/5/1975 c.30/4/1975 Câu 17: Đoạn trích sau đây trong bài hát nào, do ai sáng tác? “ Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng, lời Bác nay đã thành chiến thắng huy hoàng...” Đáp án: Bài : “Như có Bác trong ngày đại thắng” của nhạc sĩ Phạm Tuyên Hoạt động 2: Hành trình về nguồn: Câu hỏi về lịch sử địa phương, truyền thống cách mạng. * Giới thiệu về khu di tích lịch sử núi Văn – núi Võ. * Câu hỏi lịch sử: phần này gồm có 13 câu hỏi, từng chi đội cử đại diện lên bốc thăm và trả lời câu hỏi. Câu đúng cộng 5đ cho lớp.câu trả lời bổ sung cộng 3đ. Lớp nào đạt số điểm cộng cao nhất sẽ nhận 1 phần thưởng. Phần thi câu hỏi lịch sử của chúng ta bắt đầu. Đầu tiên mời đại diện lớp…….,…… lên bốc thăm và trả lời câu hỏi: Bài hát tiến về Sài gòn của Nhạc sỹ nào? Sáng tác năm nào? Bạn hãy hát bài hát này? à Bài hát Tiến về Sài gòn của Lưu Hữu Phước, sang tác năm 1968. Hãy kể tên các anh hùng lực lượng vũ trang của huyện được nhà nước truy tặng? à Võ Thị sáu, Châu Văn Biếc, Nguyễn Thị Đẹp, Nguyễn Thị Hoa Bạn hãy nêu tên bài hát ca ngợi về nữ anh hung của quê hương Đất Đỏ? Bạn hãy trình bài bài hát hoặc 1 đoạn trong bài hát đó? à Bài Biết ơn Võ Thị Sáu Bạn hãy cho biết câu nói sau đây là của ai? “ Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. à Hồ Chí Minh Người nguyên thủy sống chủ yếu ở đâu? à Ở hang động, mái đá. Hoạt động 3: “ Cùng trao đổi – cùng học tập” * giải ô chữ Bà Trưng:. *Trò chơi: “giải đáp ô chữ: Bà Trưng”. Trả lời những kiến thức các môn học được vận dụng để phục vụ cuộc sống, những hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống cần được giải thích. Ô chữ: 1 2 3 4 5 6 7 A B C D E F Hàng ngang: A - Chồng của Bà Trưng Trắc. B - Tính từ về bị tội 1 cách bất công – Chị Hằng. C - Kẻ ám sát vua Đinh Tiên Hoàng (Viết tắt) – cái dù – Tiếng khóc trẻ nhỏ. D - Một la mã – Tiếng chỉ những người bỏ đi nơi khác để lánh nạn. E - Nơi để ở - Con dấu của nhà vua. F – Vị vua cầm đầu phong trào Cần Vương. Hàng dọc: Thái thú nước Tàu bị hai bà Trưng đánh đuổi. Giòng sông hai bà Trưng trầm mình – Mùa hè. Ấn loát – Điểm chính giữa của vòng tròn. Dòng nước ở trong núi chảy ra – Anh. Trái với thiện – Không xa. Xê – Một lòai chim hót hay. Đình lại – Một gậy. * Trả lời những kiến thức các môn học, những hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống cần được giải thích. * Chọn đáp án đúng: 1. Vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm nào? a. Năm 1009 b. Năm 1010 c. Năm 1011 2. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ và kết thúc vào năm nào? a. Năm 1417-1428 b. Năm 1418- 1427 c. Năm 1419-1429 3. Thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là ai? a. Lê Hòan b. Nguyễn Trãi c. Lê Lợi * Những hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống cần được giải thích. 1. Chỉ có muỗi cái là đốt người. Đúng hay sai? Tại sao? 2. Muỗi đốt không gây lây nhiễm HIV/AIDS. Đúng hay sai? Tại sao? 3. Tại sao mùa hè nhiệt độ lại cao hơn mùa đông? 4. Trong thiên nhiên có 1 lọai chim bay giật lùi. Đúng hay sai? Tại sao? 5. Người ta dung lọai ong nào để làm biện pháp sinh học loại trừ sâu hại? a. Ong vò vẽ b. Ong mật c. Ong mắt đỏ 6. Hải ly, động vật ngọai lai có hại, nhập vào nước ta gây tác hại gì? a. Phá hủy sản xuất nông nghiệp b. Truyền dịch bệnh c. Cả hai tác hại trên Hoạt động 4: Truyện kể về anh hùng Võ Thị Sáu “ Người con gái Đất Đỏ”. * Văn nghệ: những bài hát về truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước. * Chuẩn bị các bài hát về quê hương đất nước. Qua miền Tây Bắc (Nhạc và lời: Nguyễn Thành) Màu áo chú Bộ Đội (Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý) Chiến thắng Điện Biên Phủ ( Nhạc và lời: Đỗ Nhuận) Chủ điểm tháng 1 - 2 “Mừng Đảng Mừng Xuân” Hoạt động 1: Mùa xuân và truyền thống văn hóa quê Hương, đất nước Những phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp mang nét đẹp văn hóa đón Tết, mừng xuân ở quê hương, đất nước. Những đổi mới tích cực trong đời sống văn hóa quê hương. Chương trình họat động của chúng ta hôm nay là: Trao đổi, thảo luận về phong tục tập quán, truyền thống văn hóa mừng xuân đón Tết của quê hương, đất nước, của cộng đồng các dân tộc Việt Nam (và của các nước khác). Ở quê bạn có những phong tục gì khi đón mừng năm mới? Bạn hãy hát 1 bài hát về mùa xuân. Bạn hãy giải thích câu nói: “ Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”. Hãy kể tên những trò chơi ngày tết ở quê hương bạn. Trò chơi nào bạn thích nhất, vì sao? Hãy kể tên những truyền thống văn hóa tốt đẹp ở quê hương bạn? Mùa xuân ở quê hương bạn có những ngày hội gì? Hãy kể một hoạt động mà bạn thấy hay trong ngày hội đó. Hãy hát một câu, hoặc một đoạn bài hát có từ “quê hương”, “Đảng”, “mùa xuân”, “đất nước”. Hãy đọc một bài thơ ca ngợi Đảng, mùa xuân, quê hương, đất nước. Hãy kể một câu chuyện vui về ngày Tết mà bạn biết. Bạn hãy kể tên các nước ASEAN và kể về 1 phong tục đón Tết ở một nước ASEAN? Hoạt động 2: Giao lưu Đảng viên tiêu biểu tại địa phương Giúp học sinh: Hiểu về truyền thống cách mạng của dân tộc, truyền thống anh hùng của Đảng CSVN. Từ đó xác định trách nhiệm góp phần giữ gìn và phát huy vai trò truyền thống đó. Giúp hs hiểu nét chính về vai trò của Đảng ở địa phương, về phẩm chất của các Đảng viên ở địa phương. Tin tưởng ở Đảng, tự hào về quê hương. Học tập, rèn luyện theo gương các Đảng viên tiêu biểu. * Các lớp lần lượt nêu câu hỏi đã chuẩn bị để các Đảng viên trả lời. 1. Xin Bác hãy cho biết về quá trình thành lập của Đảng Cộng Sản Việt Nam? 2. Truyền thống của Đảng bộ ở địa phương. 3. Những biến đổi của địa phương? 4. Thành tích của Đảng viên tiêu biểu? Hoạt động 3: Hội thi vẽ tranh (ký hoạ) ca ngợi công ơn của Đảng và vẻ đẹp quê hương em. Củng cố và khắc sâu công ơn của Đảng đối với quê hương, đất nước. Tự hào về Đảng, thêm yêu quê hương, đất nước. Rèn luyện óc tư duy, sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú và rèn luyện kỹ năng vẽ của học sinh. Hs vẽ theo chủ đề trên. Mỗi lớp vẽ 1 bức tranh, theo chủ đề và có thuyết trình, nêu ý nghĩa về bức tranh của lớp mình. Vẽ trên khổ giấy A3. (Học sinh vẽ trước ở nhà). Trưng bày, giới thiệu bức tranh của lớp mình trong buổi chào cờ với chủ đề họat động trên. Chủ điểm tháng 3 “Tiến bước lên Đoàn” Hoạt động 1: Chúng em hát mừng mẹ, mừng cô Hiểu được ý nghĩa ngày 8/3 ( là ngày hội của phụ nữ thế giới nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng, là ngày vui của bà, của mẹ, của cô giáo và các bạn nữ). Tự hào về truyền thống phụ nữ, biết ơn mẹ và cô giáo. Ca hát mừng mẹ, mừng cô là những lời gửi gắm tình cảm, sự biết ơn, lòng kính trọng với bà, với mẹ, với cô giáo của các em, là sự tôn trọng và bình đảng nam nữ trong đời sống xã hội. Chúc mừng, tặng hoa các cô giáo và các bạn nữ Hoạt động 2: Tiến bước lên Đoàn Hiểu được vị trí và vai trò của Đoàn, mục tiêu và lý tưởng của thanh niên hiện nay. Tự hào về tổ chức Đoàn, có ý thức tôn trọng và bảo vệ danh dự của Đoàn thanh niên công sản Hồ Chí Minh. Phấn đấu tiến lên để được đứng trong hàng ngũ của Đoàn, học tập rèn luyện theo tinh thần tiên phong của Đoàn. * Phần thi: Tiến bước lên Đoàn: Lần lượt đọc các câu hỏi, dùng tín hiệu cờ để trả lời. Câu 1: Đoàn Thanh niên là gì? Câu 2: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh do ai sáng lập? Câu 3: Ý nghĩa của Huy hiệu Đoàn? Câu 4: Mục đích lí tưởng của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là gì? Câu 5: Chức năng của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là gì? Câu 6: Em hãy cho biết Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đoàn? Câu 7: Để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ. Từ khi thành lập đến nay, Đoàn đã mấy lần đổi tên? Nêu rõ tên từng lần đổi. Câu 8: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”. Câu nói đó của ai? Câu 9: Những dòng thơ dưới đây của nhà thơ nào? Viết về ai? “ Có những phút làm nên lịch sử Có cái chết hoá thành bất tử Có những lời hơn mọi bài ca Có những con người như chân lý sinh ra”. Câu 10: Bạn hãy cho biết bài thơ sau là của tác giả nào? lời của bài thơ này, xuất hiện trong bài hát nào? Do ai sáng tác? Em hãy thể hiện bài hát đó. “ Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên”. Hoạt động 3: Phần thi “Đoàn viên tương lai” Các đội bắt thăm phiếu và cho biết đoạn lời đó trích trong bài hát nào, do ai sáng tác và trình bày lại bài hát ấy. Thời gian dành cho các đội thảo luận là 1 phút. Bắt thăm phiếu. Phiếu 1: “ Tiến lên đoàn viên, em ước ao bao ngày. Xứng cháu Bác Hồ dựng xây nước sau này.” Phiếu 2: “ Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta………. hôm nay” Phiếu 3: “Ta nguyện đồng lòng điểm tô non sông – từ nay ….. tài” Phiếu 4: ‘’Tiếng hát của chúng em bay qua muôn trùng sông núi. Ghi công ơn của Đảng tiền phong em sướng vui,…..” * Phần thi dành cho khán giả: Dẫn chương trình đọc câu hỏi, khán giả trả lời Câu 1: Bạn hãy cho biết ngày, tháng, năm thành lập Đoàn TNCS HCM và tên người Đoàn viên đầu tiên? Câu 2: Câu nói bất hủ “ Nhằm thẳng quân thù mà bắn” của ai? Câu 3: Người anh hùng diệt xe tăng đường số 6 là ai? Trong chiến dịch nào? Câu 4: Lời thơ sau đây viết về ai? “ Đi giữa hai dòng súng Vẫn ung dung mỉm cười Ngắt một đoá hoa tươi Chị cài lên mái tóc”. Hoạt động 4: “ Ứng xử Đoàn viên” Các đội trưởng bắt thăm phiếu ghi tình huống + thảo luận + trình bày. Tình huống 1: Bạn đang là đội viên lớn tuổi đang được theo dõi để kết nạp vào Đoàn nhưng người bạn thân nhất của bạn khuyên bạn không nên vào Đoàn, bạn sẽ nói với bạn của mình như thế nào? Tình huống 2: Nhân ngày 8/3 một bạn trai trong lớp gọi bạn ra 1chỗ tặng bạn 1 bông hoa hồng rất đẹp và nói với bạn rằng mong muốn phát triển tình cảm ở mức độ cao hơn tình bạn. Bạn sẽ xử lý như thế nào? Tình huống 3: Bạn nam trong lớp bạn gần đây hay nghỉ học không có lý do, nhiều lần không thuộc bài, thêm nữa bạn còn nhận được 1 thông tin bạn Nam đã có biểu hiện hít hêrôin. Trước sự việc này, là 1 phân đoàn trưởng bạn sẽ xử trí như thế nào? Chủ điểm tháng 4: “Hòa bình và Hữu nghị” Hoạt độn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tiết Sinh hoạt chào cờ.doc