Đề tài Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý tiền lương ở Viện Khoa Học Công Nghệ Tàu Thuỷ

Lời nói đầu 1

Chương I. Lý luận chung về quản lý tiền lương 3

I. Bản chất của tiền lương 3

1. Khái niệm tiền lương 3

2. Bản chất của tiền lương 3

3. Chức năng của tiền lương 5

3.1. Đối với người lao động 5

3.2. Đối với các doanh nghiệp 5

4. Ý nghĩa của tiền 6

4.1. Đối với người lao động 6

4.2. Đối với doanh nghiệp 6

II. Quản lý tiền lương 6

1. Khái niệm, mục đích của quản lý tiền lương 6

1.1. Khái niệm 6

1.2. Mục đích 7

2. Các nguyên tắc cơ bản của quản lý tiền lương trong các doanh nghiệp 7

3. Nội dung quản lý tiền lương trong doanh nghiệp 8

3.1. Lập kế hoạch tiền lương 8

3.1.1. Lập kế hoạch quỹ lương 8

3.1.2. Các phương pháp xây dựng quỹ lương kế hoạch 8

3.1.3. Xây đơn giá tiền lương 10

3.1.4. Xác định các hình thức trả lương 11

3.1.5. Xây dựng định mức lao động

doc76 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 925 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý tiền lương ở Viện Khoa Học Công Nghệ Tàu Thuỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p. Nếu nó xác định phù hợp với quá trình lao động sản xuất của họ thì nó sẽ thúc đẩy kích thích họ làm việc hăng say, tạo ra năng suất lao động cao. 3.2 Thâm niên. Thâm niên của người lao động có ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động. Do đó công tác quản lý tiền lương cùng căn cứ vào thâm niên để xác định mức lương cho phù hợp với mọi đối tượng lao động. Ngoài ra còn có kinh nghiệm tiềm năng có ảnh hưởng đến công tác quản lý tiền lương của công ty. 3.3. Trình độ năng lực quản lý và khả năng sử dụng công nghệ trong công việc . Đây là hai yếu tố gắn chặt vời con người nó có ảnh hưởng tương đối mạnh mẽ tới công tác quản lý tiền lương. Nếu trình độ năng lực quản lý và khả năng sử dụng công nghệ trong công việc tốt thì sẽ tạo ra được doanh thu và lợi nhuận lớn và từ đó thu được quỹ lương lớn để dễ dàng thực hiện công tác quản lý tiền lương cho người lao động. 4. Bản thân công việc. Công việc là yếu tố chính quyết định đến tiền lương của mỗi lao động. Doanh nghiệp nào cũng cần phải có công tác quản lý phù hợp với bản thân công việc, với sức lực của người lao động bỏ ra. 5. Chế độ chính sánh của nhà nước về lao động tiền lương. ở nước ta, đã có những chính sách quy định về độ tuổi lao động cho nguồn nhân lực . - Đối với nữ độ tuổi lao động từ 15- 55 - Đối với nam độ tuổi lao động 15- 60 - Độ tuổi 12, 13,14 là dưới tuổi lao động và được tính bằng 1/3 người ở độ tuổi lao động . - Độ tuổi từ 61-65 đối với nam và từ 56- 60 đối với nữ là những người quá tuổi laođộng được tính bằng 1/2 người ở tuổi lao động . Từ đó căn cứ để tính mức tiền lương đối với người lao động cho phù hợp với quá trình phát triển của đất nước . căn cứ để xác định mức lương tối thiểu : Theo nghị định số 10/ 2000/NĐCP ngày 27/3/2000 của Chính phủ quy định về tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp nhà nước. Theo thông tư liên tịch 11/2000 TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 6/9/2000 của liên tịch BLĐTB- XH- BTC hướng dẫn thực hiện phụ cấp và tiền lương trong doanh nghiệp . Đối với doanh nghiệp Nhà nước khi áp dụng đối với hệ số điều chỉnh tăng thêm không vượt quá 1,5 lần trên mức lương tối thiểu do nhà nước quy định từ ngày 01/01/2000 là 180.000 đồng/tháng để làm cơ sở tính đơn giá tiền lương thì phải căn cứ vào nghị định 26-CP ngày 23/5/1993; nghị định 1/10/1997 NĐ- CP ngày 18/11/1997 Của Chính phủ về mức lương tối thiểu quy định tại nghị định 10/2000 với mức lương phụ cấp làm cơ sở tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế , tiền lương làm thêm giờ. Do đó mức lương tối thiểu được áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước từ ngày 1/10/2000 là 210.000 đồng. Đây là mức lương cơ bản tối thiểu cho người lao động đủ cho chi phí tiêu dùng tối thiểu. Ngoài ra còn căn cứ vào hệ số cấp bậc của tiền lương để xác định mức lương cơ bản cho người lao động theo từng doanh nghiệp. 6. Các điều kiện của công tác quản lý tiền lương. 6.1. Tổ chức phục vụ nơi làm việc. Tổ chức phục vụ nơi làm việc là tổng thể các biện pháp nhằm trang bị, thiết kế, bố trí nơi làm việc để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Phục vụ nơi làm việc là đảm bảo hỗ trợ để quá trình lao động sản xuất được tiến hành bình thường không bị gián đoạn ( cung cấp nguyên liệu, dụng cụ lao động, năng lượng, sửa chữa , kiểm tra, vận chuyển kho tàng ...) 6.2. Điều kiện lao động Là tổng thể các yếu tố kinh tế - xã hội, tổ chức kỹ thuật , tự nhiên thể hiện qua quá trình công nghệ dụng cụ, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữ chúng tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động lao động của con người trong qua sản xuất kinh doanh. 6.3 Phân công và hiệp tác lao động. Phân công lao động hợp tác là chia qúa trình lao động thành các giai đoạn, các bước công việc , các nhiệm vụ khác để chuyên môn hoá lao động ,công cụ lao động. Hợp tác lao động là quá trình kết hợp phối hợp điều hoà điều tiết các hoạt động lao động riêng lẻ trong quá trình lao động để hoàn thành một mục tiêu của doanh nghiệp . 6.4. Định mức lao động. Là công cụ hay cơ sở để tính hao phí thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm hay hoàn thành một khối lượng công việc nhất định. Trong điều kiện tổ chức kỹ thuật xác định , nó là cơ sở để phân phối của cải vật chất tinh thần của xã hội , là cơ sở để xác định nhu cầu lao động cần thiết, số lượng lao động cần thiết. 6.5. Bố trí sử dụng lao động. Là qúa trình sử dụng lao động vào những vị trí phù hợp , đúng người đúng , đúng việc , người lao động đáp ứng được những yêu cầu công việc ( cả về trí lực và thể lực ) và công việc phù hợp với bản thân người lao động đây là một trong vấn đề khó khăn trong quá trình quản lý tiền lương nhưng chỉ làm tốt nó thì công tác trả lương mới thuận lợi và dễ dàng hơn. 6.6. Đánh giá thực hiện công việc. Là hệ thống chính thức xét duyệt và đánh giá sự hoàn thành công tác cảu một cá nhân theo định kỳ. Đây là cơ sở khen thưởng, động viên hoặc kỷ luật và đặc biệt giúp nhà quản lý áp dụng để trả lương công bằng hợp lý. Chương II Thực trạng quản lý tiền lương ở viện khoa học công nghệ tàu thuỷ I. Quá trình hình thành và phát triển, các đặc điểm liên quan đến quản lý tiền lương ở Viện Khoa học Công nghệ Tàu thuỷ 1. Quá trình hình thành và phát triển. Viện Khoa học Công nghệ Tàu thuỷ có quá trình hình thành và phát triển lâu dài trải qua 40 năm, nhiều thời kỳ và nhiều tên gọi khác nhau: - Năm 1959 – 1961: Ban thiết kế trong phòng Cơ khí kỹ thuật, Cục vận tải thuỷ bộ (Bộ GTVT) là tổ chức tiền thân của Viện. - Năm 1961: Phòng thiết kế tàu thuỷ ô tô Cục Cơ khí (Bộ GTVT) - Năm 1970: Phân viện thiết kế tàu thuỷ ô tô Cục Cơ khí (Bộ GTVT) – Quyết định số 3507 TC/QĐ ngày 5/12/1969 của Bộ trưởng Bộ GTVT. - Năm 1980: Viện nghiên cứu thiết kế tàu thuỷ (Bộ GTVT) – Quyết định số 05/CP ngày 07/01/1980 của Hội đồng Chính phủ. - Năm 1983: Viện nghiên cứu thiết kế Cơ khí GTVT (Bộ GTVT) – Quyết định số 267/QĐ/TC ngày 3/2/1983 của Bộ trưởng Bộ GTVT trên cơ sở hợp nhất Viện nghiên cứu thiết kế tàu thuỷ và Viện nghiên cứu sức kéo vận tải. - Năm 1993: Công ty nghiên cứu thiết kế Cơ khí GTVT (Bộ GTVT) – Quyết định số 1298/QĐ/TCCB – LĐ ngày 29/6/1993 của Bộ trưởng Bộ GTVT. - Năm 1996: Khi Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam được thành lập thì Viện là đơn vị thành viên của Tổng Công ty. - Năm 1998: Viện Khoa học Công nghệ tàu thuỷ Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam – Văn hoá số 3387/ĐMDN ngày 6/11/1997 của Chính phủ, Quyết định số 2890/1998/QĐ/BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT. Hoạt động Khoa học Công nghệ của Viện trong thời kỳ này là: Nghiên cứu thiết kế các loại phương tiện thuỷ, bộ phục vụ các yêu cầu của sự nghiệp phát triển ngành GTVT nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Cán bộ công nhân viên toàn Viện đã khắc phục biết bao khó khăn và gian khổ, quyết tâm vượt qua những thử thách về đời sống, về tổ chức thường xuyên biến đổi, và những trợ lực do cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp gây ra. từng bước khẳng định mình để phát triển. 2. Chức năng, nhiệm vụ chính của Viện Khoa học Công nghệ tàu thuỷ. 2.1. Công tác nghiên cứu. - Nghiên cứu tham mưu: Nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp tàu thuỷ kể cả phát triển KHCN nói riêng, nghiên cứu xu hướng phát triển của ngành trên thế giới, tập hợp và xử lý thông tin chuyên ngành. - Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ tàu thuỷ: ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới, thiết bị mới, thiết kế sản phẩm kiểu mới. 2.2. Công tác thiết kế. - Thiết kế đóng mới, sửa chữa, hoán cải các phương tiện nổi, công trình biển và các kết cấu thép. - Thiết kế các hệ thống, các thiết bị, các cụm, các chi tiết cho các công trình sản phẩm trên. - Thiết kế các dây chuyền công nghệ nhà máy đóng tàu - Thiết kế các dạng sản phẩm đặc chủng thuộc khả năng chuyên môn của Viện. 2.3. Công tác sản xuất công nghiệp. - Chế tạo, lắp đặt thiết bị năng lượng, điện, điện tử, cơ khí thuỷ lực, các hệ thống tự động hoá, làm lạnh cho các phương tiện và công trình thuỷ bộ. - Chế tạo và lắp đặt các thiết bị đặc chủng đòi hỏi công nghệ cao. 2.4. Công tác dịch vụ khoa học công nghệ. - Tư vấn kỹ thuật về các vấn đề nghiên cứu – thiết kế các phương tiện nói trên. - Thẩm định kỹ thuật thiết kế và dự toán đóng mới, sửa chữa tàu và công trình biển theo sự uỷ nhiệm của các cơ quan chức năng Nhà nước và các đơn vị kinh doanh. - Giám sát thi công và đánh giá các sự cố kỹ thuật. - Dịch vụ vật tư kỹ thuật chuyên ngành. - Lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, lập dự án khả thi và tiền khả thi các công trình, các sản phẩm . 2.5. Công tác đào tạo. Hợp tác với các trường, các Viện trong và ngoài nước tổ chức đào tạo theo chuyên ngành của Viện. - Đào tạo đại học, sau đại học, bổ túc kỹ sư. - Tổ chức các lớp nâng cao cho cán bộ kỹ thuật. - Tổ chức đào tạo công nhân kỹ thuật. 3. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Nhìn chung những năm gần đây Viện có những bước phát triển tốt, luôn thực hiện vượt kế hoạch sản xuất kinh doanh mà Viện đặt ra. Doanh thu năm sau cao hơn năm trước, số nộp ngân sách Nhà nước ngày càng tăng, đời sống cán bộ công nhân viên ổn định và từng bước cải thiện cùng với sự phát triển kinh doanh, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ được nâng cao lên hơn trước. Kết quả kinh doanh được phản ánh qua bảng sau: Bảng 1: Bảng tóm tắt kết quả kinh doanh . Chỉ tiêu SXKD Đơn vị Thực hiện 2001 Kế hoạch 2002 Thực hiện 2002 Kế hoạch 2002 Sản lượng (tỷ đồng) 13,08 13,00 14,26 15,00 Doanh thu (tỷ đồng) 7,754 8,0 7,0 12,00 Nộp ngân sách (tỷ đồng) 337 337 337 600 Đối với năm 2002 kế hoạch đặt ra là bao gồm sản lượng của hai đơn vị Xí nghiệp chế thử thực nghiệm và Trung tâm thuỷ lực nhưng trong năm hai đơn vị này đã tách rời khỏi Viện. Do vậy, cuối năm thực hiện không bằng kế hoạch đặt ra nhưng nếu trừ đi doanh thu và sản lượng của hai đơn vị đó như các năm trước thì vẫn đạt được tỷ lệ tăng trưởng khoảng 30 – 32% ngang bằng năm 2001. Như vậy mặc dầu không đạt được kế hoạch đặt ra vì lý do khách quan do đó doanh thu của Viện vẫn không ngừng tăng lên qua các năm cùng với sự phát triển của Viện. Nộp ngân sách tăng làm cho Viện tạo được mình. Đây là hướng làm ăn mang lại lợi nhuận cao mà Viện đã thực hiện trong những năm qua. Để tiếp tục duy trì sự ổn định và phát triển Viện phải không ngừng cải tiến về mọi mặt cả về tổ chức lẫn các mặt hàng sản xuất cho phù hợp với sự phát triển của đất nước. Kế hoạch đặt ra năm 2003 mà Tổng Công ty giao cho Viện tăng lên so với các năm trước. Đây là các chỉ tiêu mà Viện không thể không thực hiện được. Tuy nhiên năm 2003 là năm bản lề của kế hoạch năm năm, Viện cần có những chuyển biến quan trọng đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành đóng tàu về khoa học công nghệ, về thiết kế và cả về sản phẩm cho tàu thuỷ ở mức độ cao hơn. 4. Các đặc điểm có liên quan đến công tác quản lý tiền lương. 4.1. Cơ cấu tổ chức. Cơ cấu tổ chức Viện KHCN tàu thuỷ thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ cơ cấu hoạt động của Viện Khoa Học Công Nghệ Tàu Thuỷ. Viện trưởng VP VP VP VP VP Các phòng N.VU-quản lý Các phòng và ttkh-cn Các doanh nghiệp Văn phòng Phòng tccb-lđ Phòng kế hoach Phòng tckt Phòng khoa học công nghệ Phòng vỏ 1 Phòng vỏ 2 Phòng máy tàu Phòng cơ khí Phòng ctb và nmđt Phòng điện Bể thử mô hình Trung tâm nctnkđ tàu thuỷ (NTK) Trung tâm công nghệ đk & tđh tt.cơ khí đường bộ Văn phòng vũng tàu Phân viện khcntt Công ty cổ phần công nghệ điện lạnh vinashin Công ty cổ phần thanh quang Qua sơ đồ ta thấy bộ máy quản lý của Viện được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Đây là mô hình và đang được áp dụng rộng rãi, phổ biến trong các doanh nghiệp. Hoạt động theo chế độ một thủ trưởng đứng đầu là Viện trưởng lãnh đạo điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Viện, dưới các Viện phó, kế toán trưởng có nhiệm vụ tham mưu giúp việc Viện trưởng. Qua sơ đồ ta thấy nhiệm vụ chức năng của từng phòng ban trong Viện như sau: a. Viện trưởng: Với vai trò chức năng là trung tâm điều khiển mọi hoạt động và chức năng của Viện. Viện trưởng là đại diện pháp nhân của Viện và chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty và trước pháp luật về hoạt động của Viện. b. Viện phó và kế toán trưởng: Là người giúp việc Viện trưởng điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Viện theo phân công của Viện trưởng và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và pháp luật về nhiệm vụ được Viện trưởng phân công thực hiện. c. Văn phòng: Có chức năng đảm bảo công tác hành chính, hậu cần, quản trị, an ninh toàn Viện, trang bị các dụng cụ làm việc, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên toàn Viện, quản lý tài sản thuộc Viện. d. Phòng bảo vệ: Bảo vệ tài sản của Viện, bảo vệ an ninh trật tự cho Viện hàng ngày. e. Phòng tổ chức cán bộ - Lao động: Có chức năng tham mưu về công tác tổ chức cán bộ lao động tiền lương thực hiện mọi chính sách, chế độ đối với người lao động, tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của Viện theo yêu cầu gọn nhẹ, hiệu quả, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Phòng tổ chức cán bộ - lao động: Có nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng. - Định hướng lập phương án về cơ cấu tổ chức sản xuất của Viện tron từng thời kỳ. - Thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động kể cả trong biên chế và lao động hợp đồng. - Lập phương án tiền lương sản phẩm cho Viện. Thực hiện quản lý và chỉ đạo tiền lương, quản lý lao động. - Xây dựng mức hao phí lao động, an toàn lao động, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thực hiện các chế độ đối với công nhân viên. - Tổ chức công tác thanh tra, thi đua, khen thưởng. f. Phòng kinh tế kế hoạch Là phòng tham mưu, chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về việc tổ chức chỉ đạo các mặt công tác, kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng quản lý các hệ thống chỉ tiêu kế hoạch và hợp đồng kinh tế, giả cả thị trường, đầu tư xây dựng cơ bản, tổng hợp các mặt thực hiện kế hoạch kinh doanh quyết toán vật tư và tính hiệu quả kinh doanh. Phòng có nhiệm vụ: - Xây dựng và quản lý các chỉ tiêu kế hoạch của Viện. - Xây dựng khai thác vật tư, hàng hoá, hình thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh các mặt hàng của Viện. - Xây dựng chi phí lưu thông kế hoạch giá thành cho từng mặt hàng sản xuất có sự quản lý, hướng dẫn của cấp trên đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. - Xác định phương hướng đầu tư xây dựng cơ bản, kế hoạch sửa chữa lớn cũng như các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng trong Viện. l. Phòng tài chính kế toán: Giúp Viện trưởng và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng trong việc tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế hoạch tài chính, hạch toán thống kê toàn Viện theo đúng quy định của Nhà nước và pháp lệnh kế toán thống kê đã ban hành, có nhiệm vụ: - Tổ chức bộ máy, hình thức kế toán thống kê từ cơ sở cho đến Viện phù hợp với năng lực và thực tế nhằm phát huy hiệu quả bộ máy quản lý. - Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ và trung thực toàn bộ các hoạt động kinh doanh và tài sản của Viện. - Tính toán chính xác kết quả kinh doanh, kiểm kê tài sản. - Cân đối vốn, sử dụng điều hoà các loại vốn phục vụ trong kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất việc sử dụng vốn. - Các nhiệm vụ khác do Viện trưởng phân công. m. Các phòng khoa học công nghệ: Có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế đóng mới, sửa chữa các sản phẩm về tàu thuỷ, thiết kế các dụng cụ, sản phẩm đặc chủng thuộc khả năng chuyên môn của Viện. 4.2. Những mặt hàng sản xuất 4.2.1. Mặt hàng sản xuất Bảng 2: những mặt hàng sản xuất của hai năm 2001 và 2002. No Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện năm 2001 Thực hiện năm 2002 I Nghiên cứu khoa học 1000đ 1583868 2.200.000 II Thiết kế 1000đ 6228192 6.487.700 - Tàu hàng 12000T – H152 SP 1/1 - Tàu hàng 6300T\6500T - H141 - 1/1 - Hoán cải tàu Thịnh Cường - 1/1 - Sà lan 2000T – S 200 - 1/1 - Tàu hàng 34000T – H158 - 1/1 - Xuồng cứu sinh - 1/1 - Tàu hàng khô H143B - 1/1 - Tàu kiểm tra đường thuỷ CT26 - 1/1 - Tàu kiểm tra 90CV – CT25 - 1/1 - Tàu kéo cảng Chân Mây L130-L131 - 1/1 - Tàu hàng 3000T – H162 - 1/1 - Phà P 46 Tạ Khoa - 1/1 - Tàu phục vụ tiếp tế H159 - 1/1 - Tàu hút bùn 100m3 – Q33 - 1/1 - Sà lan kho nổi chứa nhựa đường - 1/1 - Tàu hút xén thổi HB – 08 - 1/1 - Tàu dàu 2500T- H157A - 1/1 - Tàu hút 160m3 – Q34 - 1/1 - Tàu lai 215 CV – L 133 - 1/1 - Hoán cải tàu kéo HC 36 - 1/1 - Lập dự án khả thi dáng mới tàu rải ống - 1/1 - Thẩm định dự án tàu khoan tự nâng - 1/1 - Sà lan chở cặn dầu - 1/1 - Phảo trở búa đóng cọc - 1/1 - Thiết kế lắp ráp và hoán cải ôtô, xe máy 1000đ 930864 1.057.800 - Lập hạng mục tàu Chí Linh SP 0,2 - Thiết kế hoán cải taùy JO lly SP 1/1 - Thẩm định dự án tàu 4000T SP 1/1 - Thiết kế tàu kéo 2 x 1000CV SP 0,2 III Sản xuất công nghiệp 1000đ 5.267.940 5.545.200 - Thiết kế phà P 60 - 0,2/1 - Thiết bị L125 - 1/1 - Máy lái điện thuỷ lực 1 Tun - 1/1 - Máy lái điện thuỷ lực 2,0 Tun - 1/1 - Thang máy - 1/1 - Thiết bị phà P46 – Tạ Khoa - 1/1 - Chế tạo bộ nguồn thuỷ lực - 0,8 - Chế tạo thiết bị điện - 38280 44.000 - Các SP công nghệ và dịch vụ khác 1000 đ 1.440.000 1.500.000 + Giá trị tổng sản lượng 1000 đ 13.080.000 14.232.900 + Doanh thu 1000 đ 7.754.000 7.000.000 Hoạt động của Viện rất đa dạng và phong phú, sản phẩm bao gồm: Đề tài nghiên cứu khoa học – công nghệ, thiết kế sửa chữa, hoán cải tàu và công trình nổi, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, dự án, dịch vụ khoa học kỹ thuật. Trong từng loại sản phẩm tính chất và quy mô khác nhau. Qua bảng trên ta thấy nhìn chung sản phẩm của Viện tạo ra năm sau cao hơn năm trước kết quả là: Nghiên cứu khoa học tăng gần 39% sản phẩm thiết kế tăng 4%, sản xuất công nghiệp tăng 5%. Giá trị tổng sản lượng tăng 8% doanh thu năm 2002 giảm nhưng thực tế lại tăng lên vì doanh thu năm 2001 là bao gồm của cả doanh thu và sản lượng của hai đơn vị đó. Vì vậy năm 2002 hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả tốt. Thu nhập của người lao động trong Viện tăng, có lợi nhuận bổ sung vào các quý của Viện như: quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng... là động lực để cho Viện trực tiếp phát triển. 4.2.2. Thị trường * Nhu cầu thị trường nội địa a. Dự báo tổng hợp hàng hoá vận tải từ 2000 – 2010 phục vụ cho việc vận tải hàng xuất khẩu bao gồm hàng container, than, dầu thô, xăng dầu khí hoá lỏng, lương thực, thực phẩm... và các mặt hàng nội địa trên tuyến vận tải Bắc – Nam, vận tải nội địa khu vực miền Bắc, miền Nam, miền Trung. Tổng hợp hàng hoá vận tải từ 1999 - 2010 của các đơn vị lớn. Bảng 3: Bảng dự kiến kế hoạch thực hiện. Đơn vị: triệu tấn Đơn vị Dự kiến kế hoạch thực hiện 1999 2000 2005 2010 Tổng Công ty dầu khí 14,0 18,0 25,0 30,0 Tổng Công ty than 10,5 16,5 21,0 Tổng Công ty xi măng - 7,0 10,5 15,0 Tổng Công ty xăng dầu - 8,3 12,0 18,0 Tổng Công ty lương thực - 34,0 35,19 37,0 Bảng 4: Khối lượng vận chuyển đường biển và đường sông Tuyến đường vận chuyển Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 - Đường biển (triệu tấn) 9,0 15,5 23,35 - Đường sông + Hàng hoá (triệu tấn) 35-29,1 80-62 160-120 + Hành khách (triệu lượt) 152 280 480 b. Dự báo tổng hợp đội tàu trong nước giai đoạn 2000 – 2010 - Cơ cấu trọng tại đội tàu vận tải: Cơ cấu đội tàu hợp lý sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải container dầu thô và lương thực. Hình thức khai thác phù hợp với khai thác hiện đại và hội nhập vào các nước trong khu vực thế giới. Nếu đội tàu của ta đạt tiêu chuẩn để thực hiện theo công ước 40 – 40 – 20 thì số DWT cần có là: Bảng 5: dự báo tổng hợp đội tàu trong nước. Đơn vị tính: 1000T STT Loại tàu Năm 2000 2005 2010 Tàu dầu 368 480 624 Tàu Container 463 1.018 1.150 Tàu hàng rời 400 800 1.200 Tàu hàng bao 282 400 576 Tàu ven biển và pha sông biển 353 570 847 Chỉ có như vậy chúng ta bảo đảm được khối lượng vận chuyển xuất nhập khẩu do bản thân đội tàu Việt Nam thực hiện trong giai đoạn 2000 – 2005 là 30%, giai đoạn 2005 – 2010 là 40 – 50%. Chỉ tính riêng Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam là đơn vị vận tải lớn nhất hiện nay thì nhu cầu phát triển đội tàu trong thời gian đến là rất lớn. Bảng 6: Tổng hợp dự kiến đầu tư phát triển đội tàu tới năm 2010 của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam: Loại tàu Từ năm 2001- 2005 Từ 2006 – 2010 Số lượng Kinh phí (triệu USD) Số lượng Kinh phí (triệu USD) 1. Tàu chở Container 8x1000TEU 80 8x1000TEU 120 2. Tàu chở dầu thô 5x60.000 150 3x90.000DWT 120 3. Tàu chở dầu sản phẩm 2x15.000 15 2x20.000DWT 20 4. Tàu chở khí ga 2x2000m3 7 3x3000m3 10 5. Tàu bách hoá đa năng 5x35.000DWT 80 5x35.000DWT 100 6. Tàu phục vụ nội địa - Đóng mới trong nước 2x6500DWT 13 3x6500DWT 19,5 - Mua tàu chuyên dùng 2x10.000DWT 20 2.10.000DWT 20 Tổng cộng 27 tàu 340 26 tàu 409,5 Nhu cầu đội tàu vận tải sông cũng rất lớn và đa dạng Bảng 7: Tổng hợp nhu cầu phương tiện vận tải đường sông đến 2020 Loại tàu Đơn vị Có đến 31/12/97 Dự báo 2010 2020 1. Tàu kéo đẩy CV 90.500 181.520 363.045 2. Sà lan Tấn 454.500 726.087 1.152.174 3. Sà lan tự hành 349.300 - Tàu chở Container Tấn 30.000 50.000 - Tàu ven biển Tấn 120.000 240.000 - Tàu chạy trong sông Tấn 500.000 957.826 4. Tàu thuyền nhỏ Tấn 396.200 538.000 600.000 5. Tàu chở dầu Tấn 15.000 20.000 Bên cạnh đó việc khai thác kinh tế biển và bảo vệ lãnh hải còn đặt ra nhu cầu đối với các loại tàu: Bảng 8: Loại tàu Năm 2000 - 2005 Năm 2006 - 2010 Tàu TKCN 41 – 27m (chiếc) 3 6 Ca nô cao tốc (chiếc) 100 200 Ca nô công vụ (chiếc) 85 100 Tàu thả phao biển (chiếc) 10 10 Tàu công trình (chiếc) 40 120 Tàu đánh thuỷ sản Mỗi năm cần bổ sung khoảng 1100 chiếc có công suất từ 100 – 300HP Tàu quân sự Số lượng cần bổ sung hàng năm là rất lớn và đa dạng, gồm các loại tàu vận tải, đổ bộ, tuần dương săn ngầm, tuần tiễu, tàu chỉ huy.... để đến năm 2010 đội tàu này có khoảng 600 chiếc các loại Tàu tuần tra: Nhu cầu đến năm 2010 khoảng 600 chiếc các loại Tàu du lịch Mỗi năm bổ sung 3000 – 8000 ghế Thị trường của ngành đóng tàu còn hàng loạt phương tiện cần sửa chữa của các chủ tàu trong nước và nước ngoài với sản lượng vào năm 2010 là 3,5 tỷ USD. Sản xuất kết cấu thép và các mặt hàng phi tiêu chuẩn, xây dựng công trình biển và công trình công nghiệp cũng là một hoạt động mang lại cho ngành công nghiệp đóng tàu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Thị trường quốc tế: Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ tập trung vào các loại tàu thương mại có lợi thế cạnh tranh và phù hợp với năng lực của Việt Nam như: Tàu chở dầu (tàu két) loại 10.000 – 50.000 tấn Tàu chở Container: loại đến 2000 TEU. Ngoài ra thị trường quốc tế cũng xuất hiện những nhu cầu về các loại tàu công trình, tàu du lịch. Như vậy, thị trường trong nước và thị trường quốc tế đang và sẽ là cơ sở “đầu vào” của ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã định hướng chiến lược đầu tư phát triển các cụm công nghiệp của mình, nâng cấp và xây dựng mới các nhà máy và cơ sở sản xuất khác. Kế hoạch thương phẩm của Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt nam trong thời gian qua và trong giai đoạn 2000 – 2010 như sau: (tỷ đồng). Bảng 9: Kế hoạch thương phẩm của Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt nam 1996 1997 1998 1999 2000 - 2010 426,0 509,9 772,3 957,0 1300 - 2500 Để đáp ứng một kế hoạch sản xuất kinh doanh lớn như vậy hoạt động khoa học công nghệ của ngành cần có sự đầu tư, xây dựng và phát triển với sự cố gắng của bản thân Tổng Công ty và sự hỗ trợ cao từ phía Nhà nước. 4.3. Cơ cấu lao động: Bảng 10 : thống kê cơ cấu lao động năm 2002 STT Bộ phận Lao động định biên (lao động) Ghi chú 1 Văn phòng 7 2 Phòng tổ chức cán bộ lao động 2 3 Phòng kế hoạch 5 4 Phòng tài chính kế toán 4 5 Phòng bảo vệ 7 6 Phòng vỏ I 10 7 Phòng vỏ II 16 8 Thiết bị 7 9 Phòng máy tàu 14 10 Phòng điện 10 11 Trung tâm công nghệ ĐK và tự động hoá 11 12 Phòng cơ khí 6 13 Phòng công trình biển và nhà ĐT 3 14 Phòng khoa học công nghệ 3 15 Trung tâm NCTNKĐ tàu thuỷ 9 16 Trung tâm cơ khí đường bộ 9 17 Xí nghiệp chế thử thực nghiệm 39 18 Xưởng thực nghiệp 19 19 Văn phòng Vũng Tàu 10 20 Trung tâm cơ khí thuỷ lực 5 21 Lãnh đạo Viện 4 22 Thành phố Vũng Tàu 16 LĐthuêmướn 23 Thành phố Hải Phòng 6 LĐ thuêmướn 24 Thành phố Hà Nội 16 LĐ thuêmướn Tổng cộng 238 lao động Kinh doanh và lao động quản lý trực tiếp và gián tiếp của toàn Viện. Viện xác định định biên hợp lý năm 2002 của Viện 238 người trong đó: a. Định biên cố định: 200 người - Cơ sở Viện tại Hà Nội :190 người - Văn phòng đại diện tại Vũng Tàu : 10 người b. Định biên theo hợp đồng gồm: 38 người bao gồm - Khu vực Hà Nội : 16 người - Khu vực Vũng Tàu, Hải Phòng : 22 người cơ cấu lao động của viện được thể hiện khá cụ thể và được phân loại rõ ràng đối với loại lao động phù hợp với đặc điểm của viện là một viện nghiên cứu khoa học , cán bộ khoa học công nghệ trong những năm gần đây. Bảng 11: cơ cấu cán bộ khoa học công nghệ trong những năm gần đây. Chỉ tiêu Năm 2001 2002 % ( 2002/2001) *số lao động 92 122 132 *trình độ trên ĐH ĐH và CĐ Trung học 5 83 4 4 111 7 7 80 133 175 * Giới tính nam nữ 77 15 98 24 127 160 * Độ tuổi - dưới 30 31 đến 40 41 đến 50

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT1179.doc
Tài liệu liên quan