Đề tài Một số kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy

v Hiện nay chúng ta đang thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới chương trình được xây dựng là chương tình khung, bao gồm những nội dung cốt lõi có tính linh hoạt mềm dẻo làm cơ sở cho việc lựa chọn nội dung giáo dục cụ thể, phù hợp với kinh nghiệm sống, khả năng của trẻ và thực tế của từng địa phương. Trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy chúng tôi đã lựa chọn những nội dung chương trình sao cho phù hợp với học sinh của mình. Do đó có những bài thơ câu chuyện khi tôi lựa chọn lại không có trong chương trình cũ, không có tranh in sẵn. Để giải quyết được vấn đề đó tôi đã vẽ tranh sau đó chụp lại sử dụng phần mềm trình chiếu Microsoft Power Point để chình chiếu. Với phần mềm Microsoft Power Point tôi đã sử dụng để viết các bài thơ chữ to sử dụng màu sác theo ý thích để dạy trẻ thay vì phải viết trên giấy như trước đây, và lồng ghép thêm các hiệu ứng về âm thanh, hình ảnh cho thật sống động.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9251 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy I. Lí do chọn đề tài Hiện nay công nghệ thông tin đang phát triển rầm rộ, công nghệ thay đổi hàng ngày. Đất nước ta đang hoà nhập và phát triển cùng với sự phát triển của công nghệ thế giới. Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Chính vì vậy bắt đầu từ năm học 2008 – 2009 Bộ Giáo dục và đào tạo đã triển khai cuộc vận động “ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy” đối với tất cả các bậc học từ đại học cao đẳng đến THPT, THCS, TH, Mầm non.. Giáo dục mầm non nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhiều giáo viên nhất là những đồng chí giáo viên trẻ rất say mê hứng thú. Qua việc ứng dụng công nghệ thông tin không những phát huy được tối đa khả năng làm việc của người giáo viên mà còn giúp cho người giáo viên trở lên năng động, sáng tạo phù hợp với sự phát triển của người giáo viên nhân dân trong thời đại công nghệ thông tin. Hiện nay có rất nhiều các phần mềm giáo dục hỗ trợ giáo viên thiết kế bài giảng điện tử, giảng dạy trên máy tính, máy chiếu như: phần mềm Kispix, Kismas, Happy Kids… Năm học 2009 – 2010 tôi được phân công giảng dạy lớp C5. Trong quá trình giảng dạy tôi đã gặp nhiều những thuận lợi nhưng cũng có những khó khăn nhất định: đó là khó khăn về gia đình, về số lượng cháu trong lớp đông (sĩ số 46 cháu trong đó 22 cháu nam, 24 cháu nữ), đa số các cháu đều rất hiếu động kể cả cháu trai và cháu gái, vì vậy việc rèn nề nếp và tổ chức các hoạt động cho trẻ gặp rất nhiều khó nhăn. Nhưng được sự quan tâm, sự chỉ đạo chuyên môn của Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên dự giờ thăm lớp rút kinh nghiệm, hướng dẫn thêm việc sử dụng máy tính, máy chiếu trong giảng dạy và nhờ sự giúp đỡ của chị em đồng nghiệp đã giúp tôi vượt qua những khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó nhà trường đã trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại như: Máy tính, máy chiếu, ti vi, đầu đĩa, băng hình... để giáo viên có thể soạn giảng trên máy thuận tiện hơn. Từ những cơ sở lí luận và thực tế trên tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài “ứng dung công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy” với mục đích tìm ra những biện pháp tốt nhất cho công tác giảng dạy của mình. II. Nội dung Trong quá trình giảng dạy tôi luôn cố gắng tìm tòi học hỏi nhằm nâng cao kĩ năng sử dung máy tính, cũng như sự thay đổi kinh nghiệm với chị em đồng nghiệp kết hợp với sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, tôi đã tìm ra được một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng “ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy” của bản thân. 1. Những biện pháp cụ thể Với mỗi bài dạy tôi luôn suy nghĩ mình cần làm gì để lôi cuốn và phát huy được tính sáng tạo năng động, sự hứng thú của trẻ vào bài học. Bởi không phải bài học nào, kiến thức nào cung cấp cho trẻ kể cả là kiến thức mới cũng lôi cuốn được trẻ. Chính vì vậy tôi đã sử dụng máy chiếu cho một số bài dạy của mình và tôi thấy rằng trẻ rất hứng thú, với những bài dạy có sử dụng công nghệ thông tin ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ, trẻ dược chủ động nhiều hơn để khám phá nội dung bài dạy. Bởi những hình ảnh mà trẻ được nhìn thấy thường to rõ ràng, sống động (những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu đang vận động, những bông hoa đủ màu sắc đang từ từ nở ra, những đồ vật biết chuyển động...) Với những bài dạy đó tôi thấy rằng nó rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và lại thực hiện được nguyên tắc giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”. Để tạo ra được những bài giảng đó tôi đã tìm kiếm hình ảnh và tạo thành các file Power Point hoặc các đoạn phim Video ngắn cho phù hợp với bài dạy. Nếu như trước đây khi dạy trẻ tôi thường phải phụ thuộc vào những đồ dùng có sẵn như tranh ảnh hay đồ dùng trực quan không có hình ảnh động. Hoặc rất phải vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, đồ dùng phục vụ cho bài dạy của mình. Hiện nay với việc ứng dụng công nghệ thông tin tôi có thể tự quay phim, chụp ảnh (có khi là sử dụng luôn máy điện thoại di động để quay phim chụp ảnh) những hình ảnh thực tế, hoặc sử dụng Internet lấy tư liệu cho bài giảng nhanh chóng, tiện lợi. Ví dụ (1) Khi cho trẻ khám phá về một số con vật nuôi trong gia đình tôi không thể mang hết được một số con vật thật đến để cho trẻ quan sát, mà chỉ cho trẻ quan sát bằng tranh hoặc mô hình thì sẽ kém hấp dẫn đối với trẻ. Do vậy tôi đã sử dụng máy quay và quay những thước phim về một số con vật: Con chó, con gà, con bò…sau đó tạo thành một đoạn phim Video về vật nuôi trong gia đình đến cho trẻ khám phá. Khi được khám phá trên máy về những con vật đó trẻ rất thích, trẻ thấy được những hình ảnh động về con vật, kể cả tiếng kêu, tiếng sủa của chúng, một số trẻ tỏ ra rất thích thú khi lần đầu tiên được nhìn thấy hình ảnh các chú chó con đang được chó mẹ chăm sóc hay các chú mèo con đang được mẹ dạy cách bắt chuột… (2) Cho trẻ khám khá về “Một số quy định giao thông đường bộ” mặc dù trẻ đã có những trải nghiệm thực tế khi cùng người lớn tham gia giao thông. Nhưng tôi vẫn muốn cho trẻ thấy trực tiếp hình ảnh để trẻ có thể nêu nhận xét cho chính xác và khắc sâu kiến thức cho trẻ. Nhưng tôi không thể dẫn trẻ ra ngoài ngã tư để quan sát thực tế được bởi đường xa đi không đảm bảo an toàn.cho cô và trẻ. Do vậy tôi đã đi quay những hình ảnh về ngã tư, hình ảnh biển báo…sau đó cho trẻ quan sát và nêu ý kiến nhận xét về những hành vi đúng, sai của người tham gia giao thông, những quy định giao thông, những biển báo đơn giản trẻ thường thấy. (3) Hay có những bài dạy giúp trẻ khám phá về động vật sống trong rừng thì không thể có hình ảnh thực tế, hay cô giáo không có điều kiện để lên vườn bách thú quay phim, hoặc khám phá về thế giới côn trùng rất khó có thể bắt được những con vật thật.Vì vậy tôi đã sử dụng Internet tìm kiếm và Save về những hình ảnh phù hợp sống động cho trẻ khám phá. Hiện nay chúng ta đang thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới chương trình được xây dựng là chương tình khung, bao gồm những nội dung cốt lõi có tính linh hoạt mềm dẻo làm cơ sở cho việc lựa chọn nội dung giáo dục cụ thể, phù hợp với kinh nghiệm sống, khả năng của trẻ và thực tế của từng địa phương. Trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy chúng tôi đã lựa chọn những nội dung chương trình sao cho phù hợp với học sinh của mình. Do đó có những bài thơ câu chuyện khi tôi lựa chọn lại không có trong chương trình cũ, không có tranh in sẵn. Để giải quyết được vấn đề đó tôi đã vẽ tranh sau đó chụp lại sử dụng phần mềm trình chiếu Microsoft Power Point để chình chiếu. Với phần mềm Microsoft Power Point tôi đã sử dụng để viết các bài thơ chữ to sử dụng màu sác theo ý thích để dạy trẻ thay vì phải viết trên giấy như trước đây, và lồng ghép thêm các hiệu ứng về âm thanh, hình ảnh cho thật sống động. Hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều những băng đĩa về những câu chuyện theo nội dung của các chủ đề, tôi đã sưu tầm lựa chọn và chỉnh sửa các đoạn băng đĩa đó sao cho phù hợp nhất. Ví dụ (1) Câu chuyện “Gấu con bị sâu răng” công ty Tuyết Mai đã làm thành đoạn phim hoạt hình nhưng có những đoạn phim quá dài không phù hợp với nội dung câu chuyên tôi kể, tôi đã cắt bớt đi những đoạn đó đi, sau đó còn cho thêm hiệu ứng chữ vào rồi tạo thành một Video mới. để kể chuyện và cho trẻ kể chuyện cùng hình ảnh. (2) Câu chuyện “Củ cải trắng” tôi đã cho thêm một số hình ảnh để giúp trẻ hiểu sâu hơn về nội dung câu chuyện. Bên cạnh những việc làm trên trong quá trình sử dụng máy tính tôi đã tự ghi âm giọng kể của mình, tạo ra những âm thanh theo ý muốn. Để thực hiên được điều đó chỉ cần một việc làm đơn giản là cắm thiết bị thu (tai nghe) vào máy tính sách tay thêm một số thao tác đơn giản kích chuột vào biểu tượng JetAudio/Rợad/Start/Side Show/Cutom Animation/Effeet Options là có thể ghi âm được. Với việc làm này cô giáo có thể cho trẻ cùng tham gia ghi âm. Trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi mà học”do đó trong quá trình soạn giảng tôi rất chú trọng đến việc làm sao cho trẻ có thể được chơi mà vẫn học. Tôi đã học hỏi và làm được một số trò chơi bằng cách sử dụng các hiệu ứng hình ảnh âm thanh sống động cho trẻ trực tiếp tham gia chơi một số trò chơi đơn giản trên máy. Ví dụ: Khi cho trẻ khám phá về “một số loại hoa” tôi đã tạo ra trò chơi “Tìm lá cho hoa” trẻ kích chuột vào hinh 1 bông hoa lập tức sẽ chuyển sang một slide khác có hình ảnh một số loại lá để trẻ lựa chọn, nếu chọn đúng thì sẽ có hiệu ứng về tiếng động như tiếng vỗ tay hình ảnh vui nhộn hiện ra, nếu chọn sai sẽ là một tiếng động, một hình ảnh mặt mếu khác cho trẻ biết là trẻ đã sai. Bên cạnh đó tôi đã nghiên cứu tham khảo một số băng đĩa hình trò chơi của bé của Sở giáo dục Hải Phòng và đã tạo ra một số trò chơi rất thú vị như trò chơi “Bé khám phá đồ dùng”, “Sự phát triển của cây từ hạt”… Ngoài ra với một số nội dung cần trò chuyện, khám phá trong chủ đề cũng rất cần sử dụng công nghệ thông tin. Ví dụ như trò chuyện về một số món ăn, danh lam thắng cảnh, lễ hội của quê hương đất nước…trong chủ đề “Quê hương đất nước – Bác Hồ” cô không thể chỉ trò chuyện bằng lời và việc dùng tranh cũng rất khó. Nội dung các tư liệu của các bài giảng tôi giới thiệu cho trẻ thường mang tính chân thực, phong phú, trẻ có thể được làm quen với một số hiện tượng tự nhiên xã hội mà trẻ khó có thể bắt gặp trong thực tế. Trong những giờ hoạt động chiều nếu có điều kiện tôi cho trẻ tham gia chơi những trò chơi trên máy hoặc hướng dẫn trẻ một số thao tác đơn giản với máy tính làm cho trẻ rất thích. 2. Kết quả Qua những nỗ lực của bản thân sau một năm học tôi đã thu được những kết quả tốt đẹp. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của trẻ lớp tôi ngày càng được nâng cao, trẻ luôn thích được đến lớp. Trẻ luôn hứng thú tích cực chủ động và sáng tạo tham gia vào hoạt động học, phát huy được tính ham hiểu biết tìm tòi khám phá, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Trẻ tích luỹ được vốn kiến thức phong phú, kĩ năng nhận xét, so sánh của trẻ phát triển hơn . Thông qua các bài học có ứng dụng công nghệ thông tin thì những hành vi đẹp, những kĩ năng sống được truyền đạt đến trẻ một cách nhẹ nhàng góp phần hình thành cho trẻ nhận thức về cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và những kĩ năng sống cần thiết cho trẻ. Trong quá trình thực hiện tôi thấy say mê với nghề hơn, quá đó cũng học hỏi được rất nhiều về việc kiến thức tin học. III. Những bài học kinh nghiệm và kiến nghị. Qua việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy tôi đã rút ra cho mình một số kinh nghệm sau: Trước hết giáo viên phải có một số hiểu biết cơ bản về máy tính, cách sử dụng, cách sử lý tình huống xảy ra khi dùng máy tính, máy chiếu. Bởi vì là máy móc lên trong quá trình thực hiện có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho giáo viên như máy bị treo, bị virus, bị nhảy từ slide này sang slide khác mà không biết cách quay lại…và mỗi khi có những sự cố như vậy nếu không biết cách sử lý ngay giáo viên khó có thể hoàn thành bài dạy của mình như ý muốn. Luôn có kế hoạch trước để tìm kiếm chuẩn bị hình ảnh, tài liệu cho bài dạy của mình. Có thể chủ động khai thác những hình ảnh phong phú trên Internet. Để thực hiện được các thao tác làm video tạo ra các hình động, tiếng động thì máy tính của bạn cần cài đặt thêm một số phần mềm như: Flash, ProShow Producer, Qicktime… Tuy công nghệ thông tin mang lại nhiều tiện dụng cho giáo viên nhưng không nên lạm dụng máy tính. cho tất cả các hoạt động giáo dục. Bởi vì máy tính không thể thay thế hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác được. Luôn có ý thức học hỏi về chuyên môn nghiệp vụ và kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin. Nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin mà đã tiết kiệm được thời gian cho giáo viên: Lưu lại các bài dạy trong năm đến các năm học sau nếu cần giáo viên chỉ cần chỉnh sửa lại có thể dạy trẻ luôn không mất nhiều thời gian tìm tài liệu. Đề nghị các cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho tôi cũng như các chị em đồng nghiệp khác được đi học các lớp tin học nhằm nâng cao kĩ năng ứng dụng công ghệ thông tin cho bản thân. Trên đây là một số kinh nghiêm tôi rút ra được trong quá trình thực hiện nội dung “ứng dụng công nghệ thông tin”. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo cũng như chị em đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phủ Lý, ngày tháng năm Người viết Lê Thị Thu Hà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy.doc
Tài liệu liên quan