Đề tài Một số phương hướng và biện pháp nhằm duy trì và mở rộng hoạt động chuyển khẩu sang thị trường Trung Quốc của Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh

Lời mở đầu 1

Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh chuyển khẩu 3

I. Bản chất và vai trò của hoạt động kinh doanh chuyển khẩu 3

1. Bản chất 3

2. Vai trò của hoạt động kinh doanh chuyển khẩu 5

2.1 Đối với sự phát triển của một quốc gia 5

2.2 Đối với doanh nghiệp 7

2.3 Vai trò của doanh nghiệp trong kinh doanh chuyển khẩu 8

II. Nội dung của hoạt động kinh doanh chuyển khẩu 9

1. Tìm kiếm và nghiên cứu thị trường 10

1.1 Tìm kiếm và phân tích thông tin số liệu về thị trường 10

1.2 Lựa chọn mặt hàng kinh doanh. 11

1.3 Lựa chọn thị trường chuyển khẩu 13

1.4 Lựa chọn bạn hàng kinh doanh 14

2. Giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng. 14

2.1 Các hình thức giao dịch. 14

2.2 Đàm phán và nghệ thuật đàm phán. 15

2.3 Ký kết hợp đồng chuyển khẩu ( Hợp đồng xuất khẩu và Hợp đồng nhập khẩu ) 16

3. Thực hiện hợp đồng 17

3.1Xin giấy phép hàng hoá chuyển khẩu 19

3.2 Kiểm tra chất lượng hàng nhập và xuất chuyển khẩu 19

3.3 Thuê phương tiện vận chuyển 20

3.4 Mua bảo hiểm 21

3.5 Làm thủ tục hải quan 22

3.6 Giao nhận hàng với tàu 23

3.7 Thủ tục thanh toán 24

3.8 Giải quyết khiếu nại (nếu có) 25

Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh chuyển khẩu của Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh 26

I. Giới thiệu tổng quan về Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh 26

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh 26

2. Chức năng nhiệm vụ và một số hoạt động chính của Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh 30

II. Thực trạng kinh doanh của công ty. 32

1. Kết quả kinh doanh 32

BẢNG KẾT QUẢ SẢN XUẤT – KINH DOANH 33

1.2 Kết quả sử dụng và huy động vốn cho hoạt động kinh doanh 35

2. Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu 38

2.1 Mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu 38

2.2 Thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu 41

III. Thực trạng hoạt động kinh doanh chuyển khẩu của Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh 42

1. Kết quả kinh doanh chuyển khẩu 42

2. Thị trường kinh doanh chuyển khẩu 44

2.1 Thị trường nhập chuyển khẩu 44

2.2 Thị trường xuất chuyển khẩu 45

2.3 Thị trường dịch vụ và trung chuyển chuyển khẩu. 45

2.4 Đội ngũ cán bộ làm công tác chuyển khẩu 46

2.5 Đặc trưng của các đối tác hoạt động chuyển khẩu 47

1. Những thuận lợi và kết quả thu được 47

2. Những khó khăn và tồn tại 49

ChươngIII. Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh chuyển khẩu và mở rộng thị trường Trung Quốc của Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh 51

I. Triển vọng trong quan hệ kinh doanh và mở rộng thị trường Trung Quốc 51

1. Khái quát về thị trường Trung Quốc 51

1.1 Đặc điểm về vị trí của đất nước Trung Quốc 51

1.2 Kinh tế – Thương mại 52

2. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá sang thị trường Trung Quốc. 53

2.1 Yếu tố trong nước. 53

2.2 Yếu tố ngoài nước. 54

3.Tình hình quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian qua. 55

3.1 Kết quả giao dịch thương mại Việt – Trung 56

3.2 Đánh giá tổng quát 59

4. Tầm quan trọng phải đẩy mạnh quan hệ và mở rộng thị trường Trung Quốc của Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh. 61

II. Một số biện pháp thúc đẩy và mở rộng thị trường Trung Quốc 64

1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường chuyển khẩu 65

1.1 Đối với thị trường nhập chuyển khẩu 66

1.2 Đối với thị trường xuất chuyển khẩu 66

2. Xác định mặt hàng chuyển khẩu chủ lực 68

3. Nâng cao hiệu quả công tác bán 70

4. Nâng cao hiệu quả trong giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng. 74

5. Giải pháp về chính sách giá cả và hoạt động thanh toán 75

6. Xây dựng và củng cố tiềm lực vô hình của công ty 77

* Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên. 79

7. Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn trong hoạt động chuyển khẩu. 80

8. Hạn chế rủi ro trong kinh doanh chuyển khẩu. 82

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

 

doc91 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số phương hướng và biện pháp nhằm duy trì và mở rộng hoạt động chuyển khẩu sang thị trường Trung Quốc của Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đầu tư cho các hoạt động hỗ trợ kinh doanh xuất nhập khẩu đạt hiệu quả cao hơn. Vào giai đoạn cuối năm 2002 và đầu năm 2003, do gặp nhiều biến động từ phía thị trường và các đối tác nên hoạt động đầu tư cho kinh doanh xuất nhập khẩu giảm là tương đối so với những năm trước. Đây là khó khăn chung đặt ra trong thời kỳ này đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của nhiều doanh nghiệp. Bảng 3: kết cấu nguồn vốn Đvị: Triệu đồng Nguồn vốn Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng I. Nợ phải trả 22.672 51,8% 63.865 66,85% 79.443 70.1% II. Nguồn vốn chủ sở hữu 21.099 48,2% 31.671 33,15% 33.862 29,9% Tổng nguồn vốn 43.771 95.536 113.305 Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2000/2003 – Phòng Kế toán Theo bảng kết cấu nguồn vốn ta thấy: nguồn vốn chủ sở hữu tăng đều qua ba năm chứng tỏ công ty đã dần tạo cho mình một cơ sở kinh tế khá ổn định, vốn tự chủ kinh doanh là vững chắc. Trong năm 2001, 2002 riêng vốn nợ phải trả của công ty có sự gia tăng đột biến mạnh so với những năm trước, mà cụ thể ở đây năm 2001, 2002 so với năm 2000 tăng lần lượt là 41.193tr.đ và 56.771tr.đ. Do việc kinh doanh trong hai năm vừa qua có sự đầu tư mở rộng và phát triển lớn, mà nguồn vốn chủ sở hữu không đủ đảm bảo cho toàn bộ các hoạt động, nên công ty đã phải huy động vay vốn từ các nguồn khác. Để đảm bảo yêu cầu cho các hoạt động kinh doanh, đòi hỏi công ty phải có nguồn vốn lớn. Điều này đang được ban giám đốc và các nhà quản trị nghiên cứu và tìm ra các giải pháp nhằm huy động tối đa nguồn vốn, mở rộng ngành nghề kinh doanh, cũng như các hoạt động dịch vụ, hình thức xúc tiến bán, mở rộng thị trường tiêu thụ…đảm bảo kế hoạch đến năm 2010 công ty sẽ tạo được nguồn vốn lớn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh dược liên tục, xuyên suốt, có hiệu quả cao. 2. Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu 2.1- Mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu Bảng 4: hàng xuất khẩu trong giai đoạn 2000 – 2002 Mặt hàng xuất khẩu Đơn vị tính 2000 2001 2002 Đá tấn mài Tấn 4.377 2.275 2.284 Than mỏ Tấn 9.628 40775 97.137 Chè đen Tấn 219 82.5 Hàng nông sản Cont’ 310 280 41 Hàng thuỷ sản Tấn 14,4 Dầu (CUTB) Tấn 21 Thuốc lá Cont’ 347 439 392 Rượu Cont’ 112 102 80 Dầu DIEREN Tấn 61.731 41.724 101.193 Quặng Tấn 5.991 18.408 18.850 Ô tô Chiếc 4 Thuỷ ngân Cont’ 17 Xuất khẩu lao động Người 15 233 Nguồn: Báo cáo thống kê năm 2000/2002 - Phòng Kiểm toán Giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty trong ba năm qua tăng đều và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2002, kim ngạch xuất khẩu trung bình năm 2002 tăng so với năm 2001 là 2,35 tr.USD, so với năm 2000 tăng 2,8 tr USD. Có sự gia tăng khá nhanh như trên là do trong các năm qua Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh không ngừng mở rộng đầu tư sản xuât và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt là mặt hàng than đã ngày càng ổn định thị trường tiêu thụ trong nước và mở rộng thị ttrường xuât khẩu sang một số nước như: Thái Lan, Malaixia, Trung Quốc…Sản lượng than xuất khẩu năm 2001 đạt 40.775 tấn tăng 04 lần so với năm 2000, năm 2002 dạt xấp xỉ 97.137 tấn tăng gấp 10 lần so với năm 2000. Một số mặt hàng xuất khẩu truyền thống như đá tấn mài, chè đen bị giảm sút do thị trường nước ngoài có nhiều bién động. Tuy nhiên trong năm 2002 công ty đã đưa vào thử nghiệm và xuất khẩu mặt hàng cá ngừ, đây được coi là mặt hàng có nhiều tiềm năng phát triển. Kinh doanh chuyển khẩu, tạm nhập – tái xuất, tuy là một lĩnh vực mới của công ty trong hai năm gần đây nhưng cũng đã đạt được những kết quả đáng kể, đóng góp một phần vào sự thành công trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh doanh thương mại - dịch vụ cả về chiều rộng và chiều sâu của ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên của Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh. Cả hai mặt hàng nông sản và quặng đều đạt giá trị cao và được coi là có tiềm năng lớn trong kinh doanh tạm nhập – tái xuất. Đặc biệt Quặng là mặt hàng kinh doanh đang đi vào thế ổn định, tuy tăng không đáng kể nhưng đây là mặt hàng ít rủi ro và hư hại trong quá trình vận chuyển. Trong những năm trước năm 2000 kinh doanh kho ngoại quan là một thế mạnh và là lĩnh vực đạt doanh thu cao trong công ty. Tuy nhiên đến hai năm gần đây, kinh doanh kho ngoại quan gặp rất nhiều khó khăn do có một số sự thay đổi từ phía Trung Quốc, là khách hàng quan trọng của công ty. Công ty đã phải tiến hành cho các đơnvị nhà nước và tư nhân thuê một phần, chuyển quyền quản lý về cho phòng kinh doanh 2. Trong năm tới công ty dự tính tiến hành nâng cấp và mở rộng nhăm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh loại hình này. Phòng kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động mới được hình thành từ tháng tháng 01/2001, ngay trong năm đã tổ chức được 4 khoá đào tạo với 80 người và đã tổ chức xuất khẩu được 15 người sang Đài Loan. Năm 2002, mặc dù cơ sở vật chất còn thiếu thốn, phải đi thuê địa điểm đào tạo, ăn ở song đã có nhiều tiến triển tốt: Mở được 47 khoá đào tạo với số lượng 360 người để cung cấp cho hai thị trường lao động là Đài Loan và Malaixia. Năm 2002đã đưa sang Đài Loan được 200 người, thị trường Malaixia mới được khai thác đào tạo được 7 khoá và đã đưa 33 người sang lao động, đây cũng là thị trường đầy triển vọng cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu lao động của công ty. Kế hoạch trong những năm tiếp theo phòng sẽ không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo và khai thác thêm nhiều thị trường. Bảng 5: hàng nhập khẩu giai đoạn 2000 – 2002 Mặt hàng nhập khẩu Đơn vị tính 2000 2001 2002 Hàng điện lạnh USD Nguyên liệu sản xuất khung xe máy USD 1.879,5 86.190 Linh kiện xe máy Trung Quốc Chiếc 26.310 20.000 22.000 Thiết bị cho xây dựng USD 926 1.535. 721 Hàng khác USD 87.378 101.200 171.017 Nguồn: Báo cáo thống kê năm 2000/2003 – Phòng Kiểm toán Kim ngạch nhập khẩu năm 2000 đạt 10,7 tr USD, năm 2001 đạt 14,8trUSD tăng 4.1 trUSD là do mặt hàng xe máy Trung Quốc lắp ráp trong những năm đó đã tạo được uy tín về chất lượng và giá cả phù hợp với thu nhập người lao động. Khung xe máy mới ra đời song cũng đã chiếm lĩnh được thị trường và cung cấp cho lấp ráp xe máy của công ty trong chương được thị trường và cung cấp cho lấp ráp xe máy của công ty trong chương trình nội địa hoá xe máy. Năm 2002 kim ngạch nhập khẩu sụt giảm đáng kể chỉ đạt 4,98 trUSD là do lượng xe máy nhập khẩu và lắp ráp trong nước đều tạm ngưng trong một thời gian dài do chính sách của nhà nước thay đổi, đã ảnh hưởng tối doanh thu và lợi nhuận của công ty trong năm. Việc nhập khẩu cho các mục đích khác của công ty là không đáng kể, nổi bật nhất là cho việc xây dựng hệ thống cáp treo Yên Tử năm 2001 nay đã đưa váo sử dụng đạt được những thành công đáng kể cho ngành du lịch. 2.2- Thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu Trong kinh doanh thị trường là yếu tố then chốt bởi vì thị trường quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp cũng như đối với Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh. Sản xuất cái mà thị trường cần và kinh doanh mặt hàng phù hợp với khả năng của mình. Thị trường là nơi cạnh tranh về giá cả, chất lượng, mẫu mã… Vì vậy phải đưa ra được hàng hoá có tính cạnh tranh cao, để tạo cho mình một chỗ đứng trong cơ chế thị trường, để nắm bắt kịp thời chủ trương cơ chế chính sách, tình hình giá cả diễn biến từng thời điểm, trong từng khu vực, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. - Thị trường nội địa: Thị trường nội địa là không nhỏ dối với các mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty, với hơn 80 triệu dân đã tạo ra sức cầu rất lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước nói chung và với Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh nói riêng. Thị trường trong nước cũng là đối tượng chính của hoạt động nhập khẩu, vì nhập khẩu là dể phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Đối với Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh thị trường nội địa chiếm vị trí quan trọng không chỉ cho kinh doanh nhập khẩu mà còn cho các hoạt động du lịch, và kinh doanh trên thị trường nội địa. - Thị trường nước ngoài: Thị trường nước ngoài xuất nhập khẩu đã được công ty chia thành thị trường truyền thống và thị trường mới. Trên hai thị trường này công ty đều xác định cho mình thị trường trọng điểm, nơi mà công ty có thể tập trung mọi nguồn lực cho kinh doanh. Thị trường truyền thống của công ty bao gồm: Singapore, Nhật, Hồng Kông, Đài Loan, Philippin, Trung Quốc. Các nước này có sự gần gũi về văn hoá cũng như về truyền thống với nước ta, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho công ty mở rộng thị phần của mình trên thị trường này. Thị trường mới bao gồm các nước thuộc cộng đồng kinh tế Châu Âu như: Hà Lan, Pháp, ... và các nước thuộc các khu vực khác trên thế giới như ấn Độ, Hàn Quốc .... trị giá hàng xuất nhập khẩu sang các thị trường này không lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty. Nhưng với quy mô lớn của thị trường thì đây là những tiềm năng công ty có thể khai thác. III. Thực trạng hoạt động kinh doanh chuyển khẩu của Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh 1. Kết quả kinh doanh chuyển khẩu Chuyển khẩu trong cơ chế thị trường được hiểu là hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp. Công ty hoạt động kinh doanh chuyển khẩu sẽ tiến hành mua một số lượng hàng hoá từ một thị trường xác định và sau đó chuyển bán cho một nước khác. Cả hai hoạt động xuất và nhập đó được tiến hành một cách độc lập với đầy đủ các thủ tục giấy tờ: Hợp đồng nhập khẩu , xuất khẩu, B/L, thủ tục hải quan, văn bản kiểm định tại các cảng nhập, cảng xuất, phương tiện vận chuyển… nghĩa là bao gồm cả nghiệp vụ nhập và xuất. Hoạt động này chỉ khác kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp ở chỗ công ty tiến hành hoạt động kinh doanh này chỉ hưởng phần chênh lệch giữa giá trị của hai hợp đồng. Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh tiến hành các hoạt động kinh doanh chuyển khẩu dưới nhiều hình thức như: kinh doanh chuyển khẩu trực tiếp, tiến hành các hoạt động trung chuyển hay làm dịch vụ chuyển khẩu. Nghĩa là phải tự nghiên cứu và tìm kiếm thị trường nhập khẩu, xuất khẩu, ký kết hợp đồng, và tiến hành đầy đủ các thủ tục. Kinh doanh chuyển khẩu là một trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị xuất nhập khẩu của Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh.Với tỉ trọng giá trị kinh doanh chuyển khẩu ngày càng cao trong tổng doanh thu, loại hình kinh doanh này đang được coi là mặt hàng kinh doanh có triển vọng cao và được sự quan tâm đúng mức của ban lãnh đạo công ty cũng như các ban ngành có liên quan. Bảng 6: giá trị hàng chuyển khẩu Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2001 2002 Ước 1/2003 Giá trị chuyển khẩu TrUSD 54,659 59,558 76,640 5,691 Mặt hàng - Thuốc lá Cont’ 347 439 392 30 - Rượu Cont’ 112 102 80 5 - Dầu DIEREL Tấn 61.731 41.724 101.193 10.000 Nguồn: Báo cáo thống kê năm 2000/2002 - Phòng Kiểm toán Trong ba năm, tổng trị giá kinh doanh chuyển khẩu tăng khá nhanh từ 54,659tr.USD vào năm 2000 tăng lên 59,558tr.USD năm 2001 và đến năm 2002 đã đạt 76,640tr.USD. Theo ước tính chung của Phòng Kế hoạch vào tháng 1/2003 giá trị kinh doanh chuyển khẩu có thể đạt xấp xỉ 6tr.USD. Đây là một trong những thế mạnh của công ty mà hiện nay rất ít các doanh nghiệp đạt tới được. Chuyển khẩu là lĩnh vực kinh doanh mà Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh có truyền thống từ nhiều năm nay. Mặc dù chỉ tập trung vào ba mặt hàng chính là dầu DIEZEL, rượu và thuốc lá, nhưng kim ngạch kinh doanh chuyển khẩu luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty. Trong những năm gần đây mặt hàng rượu giảm sút mạnh, nhất là so với những năm trước năm 2000. Mặt hàng dầu và thuốc lá cũng có nhiều sự biến động, tuy nhiên những sự tăng giảm đó là không đáng kể và Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh đã dang có sự đầu tư đáng kể nhằm ổn định lại tình hình kinh doanh các mặt hàng này. 2. Thị trường kinh doanh chuyển khẩu Hoạt động kinh doanh chuyển khẩu là hình thức kinh doanh bao gồm cả nghiệp vụ nhập khẩu và xuất khẩu trên cơ sở hai hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu riêng biệt. Do vậy thị trường kinh doanh chuyển khẩu cung bao gồm các hệ thống thị trường nhập khẩu và thị trường xuất khẩu khác nhau. 2.1- Thị trường nhập chuyển khẩu Thị trường nhập của công ty chủ yếu tập trung vào thị trường của một số nước trong khu vực Châu á và Đông Nam á như: Philipin, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Malaixia vì trong khu vực sẽ có một số ưu đãi về giá cả do hiệp định CEPT đang dần có hiệu lực trong tiến trình gia nhập AFTA của Việt Nam, cũng như thuận lợi về vị trí, phương tiện vận chuyển, tiết kiệm chi phí… Cụ thể về giá trị nhập chuyển khẩu từ các thị trường này một cách tương đối trong vòng ba năm qua của Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh như sau: - Đối với mặt hàng thuốc lá: thị trường Singapore chiếm hơn 60%, thị trường Hồng Kông và Philippin chiếm gần 40% giá trị nhập chuyển khẩu còn lại. - Đối với mặt hàng dầu DIEZEL: nhập từ thị trường Đài Loan là chủ yếu lên tới quá 85% giá trị. - Đối với mặt hàng rượu: thì Singapore và Hồng Kông là hai thị trường nhập chính về loại mặt hàng này của công ty. Tuy nhiên các mặt hàng nhập để chuyển khẩu từ các thị trường này thường là hang do hệ thống các công ty, chi nhánh của công ty tổng đặt tại những nước này sản xuất hoặc các nước này cuãng thông qua hoạt động chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất để nhập hàng hoá từ nước khác và bán lại cho Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh. Do vậy, giá cả là tương đối đắt hơn so với giá của thị trường Quốc tế. Đây là những khó khăn và thác thức đặt ra cho công ty do những hạn chế về tài chính cũng như khả năng kinh nghiệm về thị trường của công ty cũng như với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam. 2.2- Thị trường xuất chuyển khẩu Thị trường xuất khẩu trong kinh doanh chuyển khẩu gồm: thị trường Trung Quốc, Hồng Kông… tuy nhiên thị trường Trung Quốc chiếm tới gần 90% trong tổng giá trị hàng hoá xuất chuyển khẩu này. Sở dĩ như vậy là do: Thứ nhất, Trung Quốc là một thị trường rộng lớn với sức mua lớn nhất Thế giới, nhu cầu đa dạng về các loại hàng hoá dịch vụ nên dễ tìm kiếm và đáp ứng các nhu cầu. Thứ hai, nước ta có một vị thế tiếp giáp và một nền văn hoá rất gần với Trung Quốc, đây là một lợi thế rất lớn để tiếp cận nghiên cứu thị trường đầy tiềm năng này và cả cho quá trình vận chuyển hàng hoá trong điều kiện hạn chế về cơ sở vật chất, đặc biệt là phương tiện vận chuyển của công ty hiện nay. 2.3- Thị trường dịch vụ và trung chuyển chuyển khẩu. Thị trường dịch vụ chuyển khẩu thường là trong nước, đây là thị trường rộng dễ khai thác và tiết kiệm ngoại giao nhất. Trong thị trường Việt Nam có rất nhiều các doanh nghiệp kinh doanh có nhu cầu và khả năng tìm kiếm thị trường chuyển khẩu thông qua các mối quan hệ làm ăn nhưng lại không có đủ các điều kiện và cơ sở để tiến hành hoạt động chuyển khẩu. Hàng năm Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh đã nhận được hàng chục hợp đòng thuê Công ty thực hiện nghiệp vụ và mọi thủ tục cần thiết đứng danh làm với tỷ lệ giá trị hợp đồng, hay với một phần hoa hồng theo đúng thoả thuận. Thị trường thuê chuyển giao chuyển khẩu nhìn chung là tương đối ít do đây không phải là lĩnh vực kinh doanh chuyển khẩu phổ biến, mặt khác do cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế và uy tín của công ty trên thị trường Quốc tế là không nhiều. Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh cũng đã và đang có những chiến lược, kế hoạch nhằm duy trì và mở rộng thị trường này trong thời gian tới. 2.4- Đội ngũ cán bộ làm công tác chuyển khẩu Cùng với Phòng Thị trường, Phòng Kế hoạch thì phòng ban trực tiếp tiến hành các hoạt động kinh doanh chuyển khẩu là Phòng Kinh doanh 2. Với 26 nhân viên, Phòng Kinh doanh 2 trực tiếp tiến hành các hoạt động từ đàm phán, lập và ký kết các hợp đồng nhập chuyển khẩu và xuất chuyển khẩu với đối tác, cho đến việc thực hiện hợp đồng trên cơ sở những kết quả về công tác tìm kiếm và nghiên cứu thị trường, kế hoạch thực hiện kinh doanh của các phòng ban hỗ trợ. Ngoài ra còn tham gia cả vào các hoạt động về điều tra nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch… Các nhân viên thuộc các phòng ban có liên quan và trực tiếp là Phòng Kinh doanh 2 đều được đào tạo trực tiếp về nghiệp vụ với các kỹ năng chuyên môn của các cán bộ chủ chốt khá vững. Ngoài số nhân viên trực tiếp làm hồ sơ ở lại văn phòng thường xuyên, thì số còn lại thường xuyên đi lại giữa các cảng, các địa điểm kinh doanh để có thể đảm bảo cho quá trình kinh doanh chuyển khẩu được thuận lợi thông suốt và không có sai sót. 2.5- Đặc trưng của các đối tác hoạt động chuyển khẩu Do đặc trưng của hoạt động kinh doanh này, nên đối tác trong kinh doanh chuyển khẩu cũng được chia ra thành các đối tác nhập chuyển khẩu và xuất chuyển khẩu. Hầu hết các đối tác nhập và xuất trong kinh doanh chuyển khẩu của Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh đều là các quốc gia trong khu vực Châu á - đây là khu vực có tiềm năng phát triển cao, do vậy đều mang những đặc điểm khá giống nhau do sự gân gũi về địa lý và có những điểm tương đồng trong văn hoá ứng xử, tác phong, quan niệm trong kinh doanh. Các nước này đều có tốc độ phát triển triển khá nhanh, tác phong kinh doanh tiến bộ, có thiện ý. Đây là yếu tố thuận lợi cho hoạt động giao lưu buôn bán nói chung và với hoạt động kinh doanh chuyển khẩu nói riêng. IV. Đánh giá tổng quát về hoạt động kinh doanh chuyển khẩu 1. Những thuận lợi và kết quả thu được - Hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch. Bảo tồn được vốn của nhà nước, sử dụng đồng vốn hiệu quả, bảo đảm đúng chế độ nộp ngân sách. Mở rộng mô hình loại hình sản xuất kinh doanh và mang lại hiệu quả. Bảo đảm ổn định việc làm cho gần 500 cán bộ công nhân viên, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ mọi nghĩa vụ của đơn vị với nhà nước, chấp hành nghiêm chính sách pháp luật của nhà nước. Nhìn chung, qua phân tích về tình hình hoạt động ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh nói của công ty tăng lên rõ rệt. Cùng với nó hoạt động kinh doanh chuyển khẩu tăng cả về số lượng và giá trị chuyển khẩu vào các thị trường. - Đã có sự quan tâm và đầu tư đúng mức của ban lãnh đạo công ty cùng toàn bộ các ban ngành có liên quan, nên hiện nay công tác tìm kiếm và nghiên cứu và tìm kiếm mở rộng thị trường cũng như đa dạng hoá mặt hàng và loại hình chuyển khẩu được nâng cao rõ rệt. - Thu nhập tốt từ hoạt động chuyển khẩu góp phần tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty cũng như góp phần mở rộng các lĩnh vực kinh doanh. - Công ty không ngừng mở rộng thị trường kinh doanh chuyển khẩu, quan hệ tốt với bạn hàng, ký kết thêm nhiều hợp đồng kinh doanh, dặc biệt với các thị trường Trung Quốc, Singapore, Đài loan… - Kết quả kinh doanh nói chung và kinh doanh chuyển khẩu nói riêng thành công ngày càng củng cố vị trí và uy tín của công ty trên thị trường cũng như tạo sự tin tưởng với bạn hàng. *Nguyên nhân: -Cơ chế quản lý và chính sách kinh doanh của nhà nước có nhiều thay đổi tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty nói chung và cho kinh doanh chuyển khẩu nói riêng. - Vị trí thuận lợi của Việt Nam, cũng như của tỉnh Quảng Ninh góp phần không nhỏ vào thành công và sự phát triển của hoạt động chuyển khẩu. -Xu hướng Quốc tế hoá nền kinh tế, phân công hợp tác lao động đang diễn ra với quy mô lớn góp pần hình thành và không ngừng mở rộng các mối quan hệ buôn bán hợp tác làm ăn, kinh doanh xuất nhập khẩu trở thành tất yếu, phổ biến và tiêu chuẩn hoá. - Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ngày càng trở lên tốt đẹp và rộng mở cả về kinh tế – văn hoá - xã hội. -Do có sự quan tâm kịp thời của các cấp các ngành và đầu tư đúng mức cả về nguồn nhân lực và vật lực nên việc sản xuất kinh doanh gặp nhiều thuận lợi. - Công tác tổ chức cán bộ, xây dựng kế hoạch, hạch toán, đầu tư và kiểm tra giám sát đối với các hoạt động luôn được quan tâm và bố trí phù hợp, đã dần từng bước phát huy được sức mạnh nội lực trong nội bộ công ty. -Có sự phấn đấu nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đặc biệt là tinh thần đoàn kết tập trung phấn đấu để nhằm tăng năng xuất lao động nâng cao mức sống của mình. - Có sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo trong công ty và có chiến lược kinh doanh phù hợp với thực tiễn. - Giữ được uy tín với bạn hàng trong nước và nước ngoài. 2. Những khó khăn và tồn tại - Tuy đã có sự đầu tư tìm kiếm và nghiên cứu thị trường tiêu thụ một cách sâu sắc và tỷ mỉ, nhưng trong quá trình thực hiện lại chưa tốt, chưa mang lại hiệu quả cao cho công ty. Chưa có sự điều tra tổng thể nhu cầu tiêu thụ trong từng vùng, hoặc trong cả thị trường để xác định hướng đi. Điều này làm ảnh hưởng tới việc tìm kiếm nguồn hàng phục vụ kinh doanh chuyển khẩu mà thị trường cần làm cho việc mở rộng thị trường gặp khó khăn. - Cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình kinh doanh chuyển khẩu còn hạn chế, đặc biệt là phương tiện vận chuyển, gây nhiều khó khăn và tốn kém cả về thời gian và chi phí. - Thị trường xuất và nhập cho hoạt động chuyển khẩu còn nhỏ hẹp, tập trung chủ yếu vào thị trường Châu á. - Mặt hàng kinh doanh đơn điệu về chủng loại. - Các dịch vụ thương mại: tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan, chuyển khẩu…thường bị gián đoạn, không ổn định do sự thay đổi chính sách và do cách điều hành của phía đối tác. - Những năm qua công ty đã có nhiều bước tiến đáng kể, chuyển hướng kinh doanh đa ngành nghề nhưng chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành chức năng, một số cán bộ chưa đáp ứng với yêu cầu. * Nguyên nhân: - Tuy có nhiều thay đổi trong cơ chế chính sách của nhà nước, nhưng vẫn thiếu đồng bộ, thường xuyên thay đổi và còn nhiều phức tạp trong các thủ tục hành chính, Điều này đã tác động không nhỏ đến chiến lược kinh doanh và tiến trình triển khai một số dự án đầu tư cuả công ty chưa đáp ứng kế hoạch đề ra. - Cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực đã làm cho nhiều bạn hàng của công ty gặp nhiều khó khăn làm giảm kim ngạch buôn bán giữa công ty và các nước trong khu vực, đây cũng là thị trường chuyển khẩu chính của công ty. - Chưa có phương hướng chính sách cụ thể khả thi cho vấn đề thị trường và sản phẩm. - Số cán bộ nhân viên thật sự năng động và thích ứng với cơ chế thị trường, có trình độ chuyên môn cao chưa nhiều hoặc một số có trình độ thì còn quá ít kinh nghiệm thực tế. Trình độ ngoại ngữ của hầu hết cán bộ kinh doanh còn chưa cao, kinh nghiệm kinh doanh chuyển khẩu ngoại trừ của một số cán bộ chủ chốt là vững, số còn lại hầu như không có nhiều kinh nghiệm thực tế. Những thuận lợi và khó khăn do các yếu tố chủ quan và khách quan đã đặt ra những cơ hội cũng như những thách thức vô cùng lớn đối với hoạt động kinh doanh chuyển khẩu của Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh, đòi hỏi cán bộ công nhân viên phải biêt nắm bắt những cơ hội và khác phục khó khăn để hoạt động chuyển khẩu luôn có những bước tiến vững chắc, đạt hiệu quả cao. Chương III Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh chuyển khẩu và mở rộng thị trường Trung Quốc của Công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh I. Triển vọng trong quan hệ kinh doanh và mở rộng thị trường Trung Quốc 1. Khái quát về thị trường Trung Quốc 1.1- Đặc điểm về vị trí của đất nước Trung Quốc Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn có diện tích 9,6 triệu km2 sau Nga và Canada. Biên giới lục địa dài hơn 20.000 km giáp tiếp với các quốc gia sau: Afghanistan, Bắc Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, ấn Độ, Pakistan, Kazakhstan, Nepal, Bhutna, Burma, Kyrgyzstan, Macau, Lào, Tajikistan, Việt Nam. Biên giới biển giáp với 8 nước Việt Nam, Nhật Bản, Hàn, Philippin, Malaysia, Indonesia, Brunêi. Địa hình chủ yếu là các núi, đồng bằng rộng lớn và sa mạc ngăn cách các vùng, tạo ra các vùng tách biệt, tạo ra các vùng có khí hậu cũng như tôn giáo, văn hoá khác nhau. Thủ đô là Bắc kinh, ngoài ra Trung Quốc còn có rất nhiều thành phố lớn Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Châu. Trung Quốc được chia ra làm 23 tỉnh có 3 thành phố trực thuộc Trung Ương là Thượng Hải, Thiên Tân và Bắc Kinh, 5 khu vực tự trị, 571 quận và 2200 huyện. Phần lớn lãnh thổ nằm trong vùng khí hậu ôn đới. Tuy nhiên do địa hình trải rộng nên Trung Quốc có rất nhiều vùng có khí hậu cũng như thời tiết khác nhau. Miền Bắc có mùa đông kéo dài lạnh lượng mưa trung bình và có tuyết. Miền nam có mùa đông ngắn, nóng và ẩm và có mưa vào mùa hè. Vùng cao nguyên Tây Tạng có nhiệt độ nóng quanh năm. Trung Quốc có tài nguyên phong phú và đa dạng.Với dân số 1,24 tỷ người, chiếm 1/5 dân số Thế giới, mật độ dân số tương đối cao (145người/km2) phân bố không đồng đều, tập trung ở các khu vực gần bờ biển phía Đông, mật độ dân số ở đây rất cao lên tới 400 người/km2 . Vùng cao nguyên phía Tây lại có một mật độ rất thấp có nơi tới 10người/km2. Người Hán và 55 dân tộc khác đã sống ở Trung Quốc hơn 5000 năm(93% dân số Trung Quốc là người Hán còn lại là các dân tộc thiểu số 7% chia cho các dân tộc khác). 1.2- Kinh tế – Thương mại Trung Quốc bắt đầu cải tổ kinh tế với chính sách mở cửa vào cuối những năm 1970. Từ sau đó, Trung Quốc đã thiết lập một bước tăng trưởng nhanh về kinh tế và mở rộng thị trường. Trung Quốc hiện nay vẫn là một nước đang phát triển, xong người Trung Quốc tin rằng sự bùng nổ kinh tế sẽ tiếp tục trong bước phát triển của Trung Quốc. Với chính sách từng bước mở cửa các vùng ven biên giới, vùng nội địa, mở cửa ra mọi nấc, mọi hướng. Thực hiện chính sách cho một số vùng giàu lên trước rồi trên cơ sở đó giúp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0349.doc
Tài liệu liên quan