Đề tài Một số thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Mục lục:

Lời mở đầu 2

Khái quát các thị trường XK chính 3

Thị trường Hoa Kỳ 7

Thị trương EU 21

Thị trường Nhật 37

Thị trường Trung Quốc 60

Thị trường Singapore 77

Thị trường Úc 89

Thị trường Nga 104

Thị trường các nước ASEAN 116

Các giải pháp chung 132

Kết luận 134

 

docx125 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1865 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã có 30 doanh nghiệp bị vi phạm quy định của Nhật. Khó khăn thách thức: Người Nhật Bản có ý thức bảo vệ môi trường rất lớn. Các sản phẩm kinh doanh phải tuân thủ yếu tố thân thiện với môi trường. Hiện nay, chất lượng và sự an toàn nhiều sản phẩm hàng hoá không đảm bảo vì sử dụng nhiều chất độc hại. Nhật Bản đang xem xét đến khả năng dừng nhập một số mặt hàng không đảm bảo chất lượng. Do đó, nếu doanh nghiệp nào có ý định sang thị trường Nhật Bản mà các sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn này sẽ rất khó. Các mặt hàng khi đến thị trường Nhật Bản không thể thiếu bởi người Nhật đưa ra 5 yếu tố (5S) gần như đã thành quy chuẩn gồm: sạch sẽ, sàng lọc, cắt bỏ những thứ không cần thiết, môi trường trong sạch và để đồ đạc ngăn lắp. Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng nhất trong xuất khẩu các mặt hàng nông thuỷ sản, đặc biệt là vào thị trường Nhật. Từ năm 2006, Nhật Bản đã thực hiện Luật vệ sinh an toàn thực phẩm sửa đổi với tất cả các lô hàng thực phẩm nhập khẩu, thắt chặt quy định và bổ sung một số loại dư lượng hoá chất không được phép có trong thực phẩm và tiếp tục nâng mức hạn chế dư lượng hoá chất cho phép. Để vào thị trường Nhật, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm có 2 hệ thống tiêu chuẩn: tiêu chuẩn cơ bản trong công nghiệp (JIS) và tiêu chuẩn nông nghiệp (JAS) của Nhật Bản. Theo ông Bảo, hàng công nghiệp chế tạo của Việt Nam xuất sang Nhật Bản (trừ các công ty 100% vốn Nhật) đang gặp các khó khăn về tiêu chuẩn kỹ thuật vì các tiêu chuẩn JIS có nhiều điểm riêng khác biệt so với các tiêu chuẩn quốc tế, trong khi hầu hết các công ty Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra còn những khó khăn về chi phí và hệ thống phân phối. Do yêu cầu cao về chất lượng, các doanh nghiệp cần đầu tư để cải tiến nhiều khâu từ thiết kế, kỹ thuật, bảo quản, vận chuyển, quản lý chất lượng. Việc tiến hành khảo sát và tiếp cận thị trường Nhật Bản cũng khá tốn kém nhất là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, hàng hoá vào thị trường Nhật Bản phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên đến tay người tiêu dùng giá cả khá cao so với giá nhập khẩu. Yêu cầu đối với nhà sản xuất là đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của người tiêu dùng và chào hàng với giá cả hợp lý (không bị lệ thuộc vào thông tin về giá bán lẻ ở Nhật Bản)… 5.Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản: Thu thập và phổ biến thông tin về thị trường Nhật Việc có chỉ đạo cụ thể cho tham tán thương mại trong việc thu nhập thông tin, Bộ Công Thương cần phối hợp với JETRO ( Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản) tại Việt nam để tăng cường hơn nữa công tác thu nhập và phổ biến thông tin về thị trường Nhật tới các doanh nghiệp, đặc biệt là các thông tin có liên quan đến phương thức phân phối, thủ tục xin dấu chứng nhận chất lượng JIS, JAS và Ecomark cũng như chế độ xác nhận trước về thực phẩm nhập khẩu. Đây là việc hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và thực phẩm, mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh, vào một thị trường có đòi hỏi cao như thị trường Nhật. Thái Lan đã đi trước ta một bước trong lĩnh vực này. JIS (Japan Industrial Standards) là hệ thống tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho hàng hóa công nghiệp. JAS (Japan Agricultural Standards) là hệ thống tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho nông sản, thực phẩm. Hàng hóa đáp ứng được tiêu chuẩn JIS, JAS sẽ dễ tiêu thụ hơn trên thị trường Nhật bởi người tiêu dùng rất tin tưởng chất lượng của những sản phẩm được đóng dấu JIS hoặc JAS. Nhà sản xuất nước ngoài có thể xin dấu chứng nhận này cho sản phẩm của mình tại Bộ Công thương và Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản. Trong quá trình xem xét, Nhật Bàn cho phép sử dụng kết quả giám định của tổ chức giám định nước ngoài nếu như tổ chức giám định đó được Bộ trưởng Bộ Công thương hoặc Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản chấp thuận Chế độ xác nhận trước về chất lượng của thực phẩm nhập khẩu được Nhật Bản đưa vào áp dụng từ tháng 3/1994. Nội dung của chế độ này là kiểm tra trước các nhà máy sản xuất để cấp giấy chứng nhận sản phẩm sản xuất tại nhà máy đó đáp ứng được các quy định của Luật Vệ sinh Thực phẩm. Nếu thực phẩm được cấp xác nhận này thì việc tiêu thụ trên thị trường Nhật sẽ trở nên dễ dàng hơn, thủ tục nhập khẩu cũng được giải quyết nhanh hơn (trong vòng 1 ngày thay vì 7 ngày). Hiện nay Thái Lan rất quan tâm đến chế độ này và 8 nhà xuất khẩu của Thái đã được Chính phủ Nhật cấp giấy chứng nhận cho 27 chủng loại thực phẩm. Thái Lan và nước thứ tư, sau Mỹ, Oâxtrâylia và Đài Loan, được Chính phủ Nhật cấp giấy chứng nhận này. Ecomark là dấu chứng nhận sản phẩm không làm hại sinh thái, ra đời từ năm1989. Do vấn đề môi trường đang ngày càng được dân Nhật (cũng như dân các nước phát triển khác) quan tâm nên tanên khuyến khích các doanh nghiệp Việt nam xin dấu chứng nhận này của Nhật, đặc biệt là cho các sản phẩm gỗ. Nâng cao khả năng đàm phán và lấy chữ tín với đối tác: Doanh nghiệp Nhật Bản tương đối khó tính trong việc lựa chọn đối tác làm ăn. Thường họ chú trọng công tác thẩm định trực tiếp. Khi chọn đối tác để cung cấp hay nhập khẩu hàng hoá họ thường có nhu cầu thẩm định hàng hoá trực tiếp. Mặt khác, người Nhật có thói quen đến tận doanh nghiệp mua hàng để xem cơ sở đối tác, vì thế chúng ta phải phát triển sản xuất. Những mặt hàng thường phải nhập từ nhiều nguồn, nhiều công đoạn sản xuất, khó tập trung một điểm như thủ công mỹ nghệ phải có các kho hàng, showroom,… để họ tin tưởng hơn. - Tìm hiểu thị trường Nhật Bản, cần tiến hành các cuộc thăm dò nghiên cứu một cách toàn diện về đặc điểm và dung lượng của thị trường Nhật. Trên cơ sở đó, xác định sản phẩm của mình được định vị trên thị trường Nhật như thế nào, khối lượng sản phẩm, giá cả và nhóm khách hàng. - Chuẩn bị đầy đủ để giới thiệu về công ty và sản phẩm của mình - Để trình bày một cách thuyết phục, cần phải mô tả sản phẩm và có thể “đánh bóng” sản phẩm bằng cách nâng cao giá trị của sản phẩm. Để trình bầy hiệu quả hơn, cần có kiến thức về kinh tế, kinh doanh và sản phẩm mà người Nhật ưa dùng. - Sử dụng ảnh hưởng của mối quan hệ quen biết rất thông dụng với những nhà kinh doanh Nhật Bản. - Trong khi phát biểu, đặc biệt trong đàm phán, nên duy trì thái độ yên lặng, từ tốn và lịch sự. Mở văn phòng, chi nhánh và công ty liên doanh tại Nhật Bản Một phương pháp hữu hiệu khác để tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Nhật Bản là thành lập liên doanh với một công ty của Nhật. Ban đầu, chi nhánh hay liên doanh có thể chỉ tham gia vào việc bán các hàng hóa được nhập khẩu nhưng sau đó sẽ xây dựng nhà máy để sản xuất sản phẩm tại Nhật. Tận dụng các cam kết cắt giảm thuế quan Để tận dụng được các cam kết cắt giảm thuế quan thông qua sử dụng mẫu C/O, các doanh nghiệp xuất khẩu cần áp dụng linh hoạt loại C/O thích hợp nhất nhằm đảm bảo lợi ích tối đa khi tiếp cận thị trường Nhật bản. Tuy nhiên, theo phản ánh của một số doanh nghiệp hiện nay việc cấp C/O còn phức tạp gây khó khăn cho doanh nghiệp. Vì vậy nên thiết lập các phòng quản lý xuất nhập khẩu để cấp C/O tại chỗ cho các doanh nghiệp tại địa phương, đồng thời đẩy mạnh việc cấp C/O qua mạng dần dần tiến tới việc điện tử hóa hoàn toàn C/O để tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó phân loại các ngành hàng, doanh nghiệp để đơn giản hóa các quy định về thủ tục chứng từ nhằm cải cách về thủ tục chứng từ trong việc cấp C/O ... Để đảm bảo các lợi ích mà doanh nghiệp được hưởng khi xuất khẩu sang một số thị trường ASEAN - Nhật Bản, các doanh nghiệp cần liên tục cập nhật, nghiên cứu, tính toán cách tính thuế giảm qua các năm để có thể áp dụng loại C/O thích hợp nhất. Theo mức cam kết cắt giảm thuế quan áp dụng từ 01/4/2010 sẽ giảm khá nhiều các dòng thuế đặc biệt là dành cho nhóm thủy sản, thịt rau, củ quả, da giầy. Do vậy, trong thời gian thực hiện Hiệp định các doanh nghiệp nên quan tâm đến chứng từ về xuất xứ để cấp C/O về ưu đãi thuế quan. Đặc biệt giữa hai hiệp định Việt Nam- Nhật Bản và ASEAN - Nhật Bản luôn có sự tương đồng và bổ trợ cho nhau đối với nhiều mặt hàng. Doanh nghiệp nên nghiên cứu kỹ hai biểu thuế này, áp dụng một cách linh hoạt để tìm ra mức thuế thấp hơn nhằm đảm bảo lợi ích tối đa, tạo thuận lợi nhất cho hoạt động xuất khẩu. V. THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 1.Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam với với dân số hơn 1,3 tỷ người, điều kiện địa lý lại gần với Việt Nam, bên cạnh đó ngày 01/01/2004 Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu thực hiện cắt giảm thuế xuất nhập theo chương trình "Thu hoạch sớm" (EH) được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc đã tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển lên tầm cao hơn. Liên quan tới lĩnh vực thương mại, đến thời điểm này có hơn 10 hiệp định song phương và có nhiều thoả thuận đã được ký kết giữa các Bộ, ngành hai nước, tuy nhiên vẫn cần phải bổ sung các hiệp định như Hiệp định đường bộ vận tải Việt – Trung, Hiệp định vận chuyển hàng hoá quá cảnh, các quy định về người và hàng hoá qua cửa khẩu hai nước cho phù hợp với tình hình phát triển hiện nay Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc (thành lập khu vực mậu dịch tự do ACFTA) đã quy định chi tiết việc thực hiện chương trình thu hoạch sớm. Theo đó thuế quan nhập khẩu của Trung Quốc đối với hầu hết các mặt hàng của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu và thị trường Trung Quốc như động vất sống, thịt và nội tạng động vật, cá , sữa và các sản phẩm từ sữa, các sản phẩm khác từ động vật, cây sống, rau ăn được, quả và hạt ăn được, ....được giảm xuống còn 0% bắt đầu từ ngày 01/01/2006. Trung Quốc và Việt Nam có biên giới chung, là nước láng giếng với nhau, do đó Trung Quốc xác định tiến hành quan hệ buôn bán với các nước làng giềng, chú trọng đồng thời tiến hành hai loại hình buôn bán chính ngạch và biên mậu, áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế (giảm 50% thuế trong 5 năm so với mậu dịch chính ngạch), nhằm phát huy mọi lợi thế về địa lý và phục vụ cho phát triển kinh tế ở các địa phương vùng biên giới. Từ ý đồ về chính sách thương mại trên, vào những năm đầu 90 trở đi, Trung Quốc bắt đầu có sự thay đổi chính sách đối với Việt Nam, tiếp theo việc tăng cường quan hệ chính trị, Trung Quốc bắt đầu coi trọng quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại với Việt Nam hơn trước, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN thì Trung Quốc coi Việt Nam là đối tác quan trọng gắn liền với đối tác ASEAN. Với chiến lược lâu dài, Trung Quốc không muốn Việt Nam mạnh lên, nhưng trước xu hướng phát triển của thế giới đã buộc Trung Quốc phải suy xét, tính toán hợp tác có ý đồ để vừa xâm nhập thị trường Việt Nam là thị trường tiêu thụ trung bình, có nhiều lĩnh vực có thể sử dụng hàng hoá kỹ thuật của Trung Quốc, vừa thông qua Việt Nam để vào các thị trường khác trong ASEAN nhất là Lào và Camphuchia. Thị trường Trung Quốc: Triển vọng thị trường Trung Quốc vẫn được đánh giá là cơ hội lớn đối với Việt Nam trong thời gian tới. Theo nguồn Bộ Công Thương, đến năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc có thể đạt trên 2.700 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu dự đoán có thể đạt 1.300 tỷ USD, ngoài ra nhìn vào cơ cấu những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Trung Quốc, nhu cầu nhập khẩu cũng như tỷ trọng xuất khẩu của hàng Việt Nam so với giá trị nhập khẩu của Trung Quốc cho thấy thị trường Trung Quốc tới đây vẫn là một trong những thị trường nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam, đây sẽ vẫn là điều kiện thuận lợi cho hàng hoá Việt Nam. Hiện nay hàng Việt Nam chỉ chiếm chưa đến 0,48% tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc. Chính vì vậy có thể khẳng định rằng, dung lượng thị trường Trung Quốc còn rất lớn, cơ hội cho hàng Việt Nam còn rất nhiều. Với điều kiện địa lý thuận lợi nhất là quan hệ buôn bán giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc đã có từ lâu đời, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc liên tục tăng trong thời kỳ 2006-2008 với tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 16%/năm. Buôn bán với Trung Quốc chiếm khoảng 14,07% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam, trong khi đó Việt Nam chỉ chiếm 0,78% tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc. 2.Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc qua các năm: Đvt: Triệu USD Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh năm 2007 và 2006 So sánh năm 2008 và 2007 Xuất Khẩu 3.030 3.356 4.535 +10,76% +35,13% Nhập Khẩu 7.309 12.502 15.652 +71,05% +25,19% Cán cân thương mại (4.279) (9.146) (11.117) Năm 2009 7T 2010 So sánh 2009và 2008 So sánh 7T 2010 và cùng kỳ 2009 Xuất Khẩu 4.909 3.429 +8,25% +44,26% Nhập Khẩu 16.440 10.780 +5,03% +28,95% Cán cân thương mại (11.531) (7.351) Trong những năm qua, phần lớn Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc, từ năm 2001, nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng nhanh nhưng đồng thời cũng bộc lộ sự mất cân bằng ngày càng tăng trong quan hệ thương mại Việt – Trung. Nếu như năm 2006, kim ngạch thương mại hai nước mới chỉ trên 10,4 tỉ USD thì hết năm 2009, kim ngạch thương mại Việt – Trung đã đạt trên 21,3 tỉ USD (chiếm khoảng 17% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ). -15000 -10000 -5000 0 5000 10000 15000 20000 2006 2007 2008 2009 7 tháng 2010 Nghìn USD Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại Cùng với sự gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều, con số nhập siêu từ Trung Quốc cũng ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê, nhập siêu từ Trung Quốc năm 2007 là trên 9,1 tỉ USD, tăng 109,7% so với năm 2006. Năm 2008, con số này đã lên đến 12,6 tỉ USD, tăng 21,7%. Năm 2009, nhập siêu từ Trung Quốc đạt 11,5 tỉ USD, giảm 8,4% so với năm 2008 nhưng là do nhập khẩu nói chung đều giảm trong bối cảnh suy giảm kinh tế. Dù sao đó vẫn là con số rất lớn (chiếm gần 90%) so với tổng kim ngạch nhập siêu cả nước năm 2009 là 12 tỉ USD. Trong khi năm 2008, tỷ lệ này là 61,6% và năm 2007 tỷ lệ này là 65,3%. Đây là một con số rất đáng báo động trong quan hệ thương mại Việt – Trung. Bởi, năm 2001 là năm Việt Nam lần đầu tiên nhập siêu từ Trung Quốc với tỷ lệ khi đó mới chỉ là 17,7% trong tổng nhập siêu, nhưng nhập siêu từ Trung Quốc đã kéo dài suốt mười năm qua với tỷ lệ ngày càng tăng. Nguyên nhân dẫn đến nhập siêu bất bình thường như vậy từ Trung Quốc: Trước hết về xuất khẩu, có thể nói, trong khi các doanh nghiệp Trung Quốc tung hoành xuất khẩu sang Việt Nam thì xuất khẩu của Việt Nam qua Trung Quốc là rất khó khăn. Nếu không kể những mặt hàng nguyên liệu như cao su, than, dầu thô… thì hàng xuất của Việt Nam sang Trung Quốc thường là các mặt hàng mà Trung Quốc cũng dư thừa năng lực sản xuất nên khó cạnh tranh nổi. Còn những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như than, dầu thô… thì lại có xu hướng giảm do hạn chế về khả năng khai thác và chủ trương dần hạn chế xuất khẩu tài nguyên. Xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc năm 2009 đã giảm trên 23%. Về nhập khẩu, một số mặt hàng nhập từ Trung Quốc cho cả sản xuất và tiêu dùng là những mặt hàng Việt Nam chưa sản xuất được hoặc có nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu như sắt thép, nguyên phụ liệu dệt may, phân bón, linh kiện, phụ tùng ôtô, xe máy… Hàng Trung Quốc lại rẻ và gần Việt Nam nên nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhập khẩu từ nước này. Trung Quốc hiện là thị trường Việt Nam nhập siêu lớn nhất, chủ yếu là các mặt hàng nguyên, vật liệu phục vụ cho xuất khẩu. Khi xuất khẩu sang Trung Quốc, Việt Nam chỉ hầu như chỉ thu được đồng Nhân dân tệ - đồng tiền này khó mua được hàng từ thị trường khác, nhất là ở các nước phát triển. Ngược lại vì xuất không đủ, nên ta phải huy động các nguồn ngoại tệ mạnh để nhập hàng từ Trung Quốc. Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc có thể chia thành 3 nhóm hàng chính gồm nhóm hàng nguyên, nhiên liệu và khoáng sản; nhóm hàng nông sản, thủy sản; nhóm hàng công nghiệp. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc gồm 3 nhóm hàng chính. Trong đó, nguyên nhiên liệu và khoáng sản chiếm trung bình 55%; nông sản, thủy sản chiếm 15%; hàng công nghiệp chiếm 10%. Chỉ tiêu Kim ngạch (triệu USD) Tỷ trọng /kim ngạch NK (%) Tăng/giảm so với năm trước (%) Năm Tên hàng 2007 2008 2009 7 thág 2010 2009 7 tháng 2010 2009/ 2008 7thag2010/ 7thag 2009 Cao su 838.845 1056.988 856.713 509.295 17.45 14.85 -18.95 55.25 Than đá 650.599 742.844 935.843 527.069 19.06 15.37 25.98 5.21 Dầu thô 281.386 603.530 462.623 231.615 9.42 6.75 -23.35 5.18 Gỗ và sản phẩm gỗ 167.703 145.633 197.904 211.195 4.03 6.16 35.98 179.51 Máy vi tính và linh kiện 119.574 273.803 287.187 308.041 5.85 8.98 4.89 146.77 Hạt điều 103.907 160.676 177.476 71.897 3.62 2.1 10.46 -11.05 Thủy sản 67.742 81.096 124.857 75.366 2.54 2.2 53.96 44.4 Sản phẩm khác 1126.92 1471.1 1866.422 1494.798 38.02 43.59 26.87 50.2 Tổng kim ngạch 3356.676 4535.670 4909.025 3429.276 100 100 8.23 44.21 Những mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc là: Than đá 479 triệu USD, chiếm 16,7% tổng kim ngạch; Cao su 378 triệu USD, chiếm 13,2%; Sắn và sản phẩm từ sắn 288 triệu USD, chiếm 10%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 242 triệu USD; Dầu thô 210 triệu USD; Gỗ và sản phẩm gỗ 160 triệu USD; Xăng dầu 127 triệu USD; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 108 triệu USD. Bảy tháng đầu năm, hầu hết kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng sang Trung Quốc đều tăng so với cùng kỳ năm 2009, chỉ có 7 mặt hàng bị sụt giảm kim ngạch đó là: Chất dẻo nguyên liệu giảm 29%; Giấy và sản phẩm từ giấy giảm 23,8%; Sản phẩm từ chất dẻo giảm 2,3%; Sắn và sản phẩm từ sắn giảm 19%; Hạt điều giảm 13,6%; Thuỷ tinh và sản phẩm từ thuỷ tinh giảm 13%; Quặng và khoáng sản khác giảm 11%. Ngược lại, mặt hàng Đá quí, kim loại quí và sản phẩm lại đạt mức tăng cực mạnh 2.039% so với cùng kỳ; mặt hàng tăng trưởng lớn thứ 2 là sắt thép tăng 1.107%; tiếp đến Hoá chất tăng 644%; Dây điện và cáp điện tăng 288%; Xăng dầu các loại tăng 277%; Phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 221%; Gỗ và sản phẩm gỗ tăng 177,5%; Sản phẩm từ sắt thép tăng 161%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 138%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 123%; Sản phẩm từ hoá chất tăng 104%. Cao su: Trung Quốc là một trong những đối thương mại nông sản quan trọng nhất của Việt Nam. Trong những mặt hàng nông sản xuất sang thị trường này, thì cao su tự nhiên vẫn là mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch cao nhất. Tuy nhiên, cao su Việt Nam chỉ chiếm 3,32% thị phần nhập khẩu của Trung Quốc. Giao dịch xuất khẩu cao su đã có những chuyển biến tích cực sau đợt suy giảm 18,95% từ năm 2008 đến năm 2009. Và đạt tốc độ tăng khá cao trong 7 tháng đầu năm 2010 với tỷ lệ 55,25%. Số lượng các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia nhập khẩu cao su theo đường chính ngạch đã bắt đầu tăng dần trở lại. Phía Trung Quốc đang khuyến khích các doanh nghiệp và thương gia của họ quan tâm nhiều đến việc nhập khẩu cao su ở dạng nguyên liệu như cao su hỗn hợp, mủ nguyên khai, nên một số xưởng chế biến cao su hỗn hợn đã được khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, khó khăn là Trung Quốc có chính sách hạn chế và kiểm soát xuất khẩu mậu biên, đồng thời cũng bán ra lượng cao su tồn kho, vì vậy tăng cường chất lượng cao su để gia tăng việc xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cũng như mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác đồng thời thu thập thông tin về tình hình chính sách mậu biên của Trung Quốc để có những giải pháp ứng phó kịp thời. Than đá: Thị trường xuất khẩu than đá của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này giữa 2009/2008 tăng 25.98% , 7 tháng đầu 2010 so với cùng kỳ 2009 tăng nhẹ 5.21% Nguyên nhân chính do thị trường này bị ảnh hưởng bởi thời tiết mùa đông khắc nghiệt, nhu cầu tăng cao và sản lượng sản xuất trong nước giảm nên thiếu hụt nguồn cung trầm trọng. Kinh tế Trung Quốc hồi phục nhanh, nhu cầu than đá tăng ổn định. Từ nửa cuối năm giá than bắt đầu tăng lên. Từ năm 2007, Trung Quốc đã loại bỏ việc giảm thuế xuất khẩu tài nguyên như than đá đã kích thích xuất khẩu mặt hàng này từ Việt Nam. Dầu thô: Chiếm 9.42% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc. Năm 2009/2008, tỷ lệ tăng trưởng mặt hàng này giảm 23.35% do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và giá dầu đối với thị trường Trung Quốc. Nhưng kinh tế Trung Quốc hồi phục nhanh và đến 7 tháng đầu năm 2010, sản lượng dầu thô xuất khẩu sang đã tăng nhẹ trở lại với tỷ lệ 5.18%. Gỗ và sản phẩm từ gỗ: Trung Quốc là nhà nhập khẩu gỗ từ Việt Nam lớn thứ hai sau Nhật Bản. Từ năm 2007 đến nay xuất khẩu gỗ sang thị trường này luôn tăng và gần nhất trong 7 tháng đầu năm 2010 vừa qua, tỷ lệ tăng trưởng đạt con số 179.51%. Do chính sách cấm khai thác gổ bảo vệ môi trường sống, nên mặt hàng gỗ được chính phủ Trung Quốc khuyến khích nhập khẩu hơn. Trong cơ cấu các mặt hàng sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, thì kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ đạt cao nhất. Tính chung, trong 4 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc đạt 19,3 triệu USD, giảm 21,1% so với cùng kỳ năm 2008. Đáng chú ý là sau khi liên tục giảm mạnh trong quý IV/2008, thì sang năm 2009, xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc liên tục tăng. (Nguồn: VinaNet) Thủy sản: Xuất khẩu thủy hải sản sang thị trường Trung Quốc cũng tăng đều qua các năm. Trong 7 tháng đầu năm 2010, tỷ lệ đạt được là 44.4% so với cùng kỳ năm 2009. Tuy nhiên xuất khẩu qua cửa khẩu Móng Cái đang gặp một số trở ngại do phía Trung Quốc kiểm tra rất ngặt nghèo về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, chống dịch bệnh lan truyền. Hiện các mặt hàng thủy sản, bất kể lô lớn hay nhỏ, nhập khẩu qua khu vực cửa khẩu Đông Hưng của nước này phải kiểm tra kỹ mới được giao cho đối tác. Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương) cho biết đã có nhiều lô hàng với khối lượng hơn 40 tấn, chủ yếu của tư thương, đã bị trả lại do không qua được vòng kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm. Các mặt hàng chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc: Thống kê một số mặt hàng chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc Chỉ tiêu Kim ngạch (triệu USD) Tỷ trọng /kim ngạch NK (%) Tăng/giảm so với năm trước (%) Năm Tên hàng 2007 2008 2009 7 T 2010 2009 7T 2010 2009/ 2008 7T2010/ 7T 2009 Máy móc thiết bị phụ tùng 2394.098 3769.469 4155.283 2431.881 25.27 22.56 10.24 16.05 Sắt thép các loại 2335.26 2308.865 815.662 940.148 4.96 8.72 -64.67 242.89 Vải các loại 1346.794 1544.143 1565.976 1222.852 9.52 11.34 1.41 41.89 Phân bón các loại 588.44 719.931 596.026 191.005 3.63 1.77 -17.21 -33.42 Máy vi tính và linh kiện 517.729 654.377 1463.551 857.984 8.9 7.96 123.66 17.38 Xăng dầu các loại 464.62 446.10 1290.162 708.37 7.85 6.57 189.66 4.28 NPL dệt may da giày 339.321 360.546 407.445 364.28 2.48 3.38 13.01 68.39 Sản phẩm khác 4515.742 5848.695 6146.847 4064.275 37.39 37.7 5.1 26.41 Tổng kim ngạch 12502.004 15652.126 16440.952 10780.795 100 100 5.04 28.95 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Cụ thể, trị giá hàng hoá Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm là 10.78 tỷ USD, tăng 28.95% và kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường này đạt 3.43 tỷ USD tăng 43.7% so với cùng kỳ năm 2009, nâng mức thâm hụt thương mại của Việt Nam từ Trung Quốc lên tới 7.35 tỷ USD, gấp hơn 2 lần kim ngạch xuất khẩu và là thị trường  mà Việt Nam có thâm hụt thương mại lớn nhất. Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 7/2010, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc tăng khá mạnh với một số mặt hàng chính như: sắt thép và sản phẩm sắt thép đạt 716 triệu USD, tăng 127,3% so với cùng kỳ năm 2009; nguyên phụ liệu dệt may, da, giầy đạt 1.132 triệu USD tăng 45,7%; xăng dầu các loại đạt đạt 545 triệu USD tăng 34.2%; hoá chất và các sản phẩm hoá chất đạt 343 triệu USD, tăng 33,1%; sản phẩm từ chất dẻo đạt 125 triệu USD, tăng 54%; linh kiện, phụ tùng ô tô đạt 135 triệu USD, tăng 32,4%. Nhìn chung, quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Việt Nam hiện đang gặp bất lợi do nhập siêu từ Trung Quốc cao nên sẽ gặp khó khăn trong việc cân đối ngoại tệ nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn yếu trong cạnh tranh nên thường gặp khó khăn trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Để quan hệ thương mại phát triển thực sự bền vững, Việt Nam và Trung Quốc cần phải tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin và dành cho nhau những ưu đãi mậu dịch để tiến tới cân bằng cán cân ngoại thương, tận dụng tối đa ưu thế của từng nước. Việt Nam và Trung Quốc với vị trí địa lý thuận tiện có thể bổ sung cho nhau những cơ hội phát triển. Trong thời gian tới, Việt Nam cần phải tiếp tục chủ động tìm kiếm những mặt hàng có thế mạnh để gia tăng xuất khẩu trên thị trường này, từng bước giảm dần nhập siêu trong thời gian tới. 3.Thành công và thuận lợi: Trong thời gian tới, các nhà đầu tư nước ngoài và cả các nhà đầu tư của Trung Quốc có xu hướng chuyển nhà máy sản xuất sang Việt Nam để sản xuất hàng và tái xuất trở lại thị trường Trung Quốc. Và đây sẽ là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam liên doanh liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài để xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này. Năm 2015, Việt Nam mới phải thực hiện cam kết cắt giảm thuế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxcau 2.docx
Tài liệu liên quan