Đề tài Một số vấn đề pháp lý về ký kết và thực hiện Hợp đồng mua bán ngoại thương

 Lời nói đầu Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG I - KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ Error! Bookmark not defined.

I - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ. Error! Bookmark not defined.

1. Sự ra đời của hợp đồng kinh tế. Error! Bookmark not defined.

2. Khái niệm hợp đồng kinh tế. Error! Bookmark not defined.

3. Phân loại hợp đồng kinh tế. Error! Bookmark not defined.

II - KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG. 1

1. Hợp đồng mua bán ngoại thương là gì ? Error! Bookmark not defined.

2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương. 7

3. Luật điều chỉnh hợp đồng mua bán ngoại thương. 8

CHƯƠNG II - MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN TRONG KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP

 ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG. 14

A. KÝ KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG. 14

1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán ngoại thương. 14

2. Ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. 19

B - THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG. 26

I - CÁC NGUYÊN TẮC CHẤP HÀNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG. 26

II - QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG. 27

 

doc53 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề pháp lý về ký kết và thực hiện Hợp đồng mua bán ngoại thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gười sản xuất... sao cho tránh được sự lầm lẫn giữa hàng hoá này với hàng hoá khác. - Số lượng hoặc khối lượng của hàng hoá: Số lượng (khối lượng) hàng hoá được xác định bằng đơn vị đo lường theo tập quán thương mại quốc tế. Ghi cả phương pháp, địa điểm xác định số lượng. Nội dung và sự đơn giản hay phức tạp của điều khoản này cần phải xem đặc tính của hàng hoá để quy định. - Phẩm chất hàng hoá: Việc xác định phẩm chất hàng hoá phải được quy định cụ thể thông qua sự mô tả theo hình dạng, màu sắc, kích thước hoặc xác định bởi đặc tính lý hoá của nó, hoặc theo một mẫu nhất định; hoặc theo một tiêu chuẩn (quốc gia, quốc tế) đối với hàng hoá đó. - Giá cả của hàng hoá: Giá cả là một điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán ngoại thương nên nó cần được quy định cụ thể. Giá cả phải được ghi bằng chữ và đồng tiền tính giá. Chú ý khi ghi đồng tiền tính giá phải ghi cụ thể là loại tiền gì, của nước nào, vì thực tế trên thế giới có nhiều loại tiền của các nước tuy tên gọi giống nhau nhưng tên gọi lại khác nhau. - Thời hạn giao hàng: để đảm bảo quyền lợi của mình và tạo điều kiện thuận lợi cho công việc giao nhận hàng, các bên phải thoả thuận thời gian giao hàng. Thời gian giao hàng có thể được các bên ấn định vào một thời điểm cụ thể hoặc vào khoảng thời gian cụ thể. - Phương thức giao hàng: Phương thức giao hàng là những quy định về trách nhiệm của người mua hàng và người bán hàng trong các vấn đề có liên quan đến việc giao hàng như: thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hoá, xác định thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu và rủi ro đối với hàng hoá từ người bán sang người mua... Thông thường người ta áp dụng phương thức giao hàng theo Incoterm 1990. Nếu có vấn đề gì cần thêm bớt vào các điều kiện giao hàng để phù hợp với hoàn cảnh thực tế thì các bên cũng phải thoả thuận ghi rõ trong hợp đồng. Ngoài các điều khoản trên đây, các bên chủ thể có thể thoả thuận đưa vào hợp đồng các điều khoản khác như: điều khoản giám định hàng hoá, điều khoản thanh toán, điều khoản bảo hiểm, điều khoản trọng tài... Điều 50 Luật Thương mại của Việt Nam quy định: “Hợp đồng mua bán hàng hoá phải có các nội dung sau: 1. Tên hàng 2. Số lượng; 3. Quy cách, chất lượng; 4. Giá cả; 5. Phương thức thanh toán; 6. Địa điểm và thời gian giao nhận hàng. Ngoài các nội dung chủ yếu quy định tại điều này các bên có thể thoả thuận các nội dung khác trong hợp đồng”. d. Hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở của nguyên tắc tự nguyện. - Nguyên tắc tự nguyện cho phép các bên được hoàn toàn tự do thoả thuận về mọi vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong khuôn khổ pháp luật. - Nguyên tắc tự nguyện loại bỏ tất cả các hợp đồng được ký kết trên cơ sở dùng bạo lực, bị đe doạ, bị lừa bịp hoặc do có sự nhầm lẫn. 2. Ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. a. Hình thức, nội dung và trình tự đàm phán giao dịch. * Về hình thức, đàm phán giao dịch có thể chia thành hai loại là: đàm phán miệng và đàm phán giấy tờ. Đàm phán miệng chủ yếu là chỉ đàm phán đối diện trên bàn đàm phán, như tham gia các loại hội nghị giao dịch, hội nghị đàm phán, nhóm buôn bán ra thăm nước ngoài và mới khách tới đàm phán giao dịch... Ngoài ra, đàm phán miệng cũng có thể được tiến hành giữa hai bên thông qua điện thoại. Đàm phán giấy tờ là chỉ tiến hành đàm phán giao dịch thông qua các phương tiện thông tin như thư từ, điện báo, FAX... Thông qua đàm phán miệng và đàm phán giấy tờ, sau khi hai bên đã đi tới thoả thuận về mặt điều kiện giao dịch, thì có thể làm hợp đồng chính thức về mặt giấy tờ. * Nội dung của đàm phán giao dịch có liên quan tới các điều khoản của hợp đồng mua bán ký kết, trong đó bao gồm tên hàng, chất lượng, số lượng, bao bì, giá cả, bốc xếp vận chuyển, bảo hiểm, thanh toán và thương kiểm, bồi thường, trọng tài và trường hợp bất khả kháng... * Trình tự của đàm phán giao dịch có thể khái quát thành 4 khâu: mời báo giá, báo giá, trả giá và chấp nhận. Trong đó báo giá và chấp nhận là hai bước căn bản mà mỗi cuộc giao dịch không thể thiếu được. Mời chào giá. Mời chào giá chỉ là việc một bên giao dịch dự định mua hoặc bán ra một loại hàng nào đó, hỏi đối tác các điều kiện giao dịch có liên quan tới việc mua bán loại hàng này, hoặc đưa ra kiến nghị có điều kiện bảo lưu về cuộc giao dịch đó. Trong nghiệp vụ mua bán thông thường, mời chào giá là khâu không đặc biệt quan trọng, song trong một số phương thức buôn bán đặc thù như gọi thầu, đấu thầu, đấu giá thì tầm quan trọng của nó lại ở mức độ khác. Báo giá. Báo giá là chỉ hành vi mà một bên giao dịch - người báo giá, đưa ra các điều kiện giao dịch mua hoặc bán loại hàng nào đó với bên kia - người nhận báo giá - và tỏ ra muốn cùng đối phương đi đến thoả thuận giao dịch, ký kết hợp đồng theo điều kiện này. * Điều kiện của báo giá. Cầu thành nên một báo giá cần có đủ 3 điều kiện. Báo giá cần phải có người nhận báo giá nhất định, nội dung của báo giá cần xác định chắc chắn và phải tỏ rõ người báo giá chịu ràng buộc của nó. Người nhận báo giá có thể là một người, có thể là một người trở lên, có thể là tự nhiên nhân có thể là pháp nhân nhưng phải chỉ định rõ ràng. Nội dung báo giá cần xác định rõ hàng hoá, quy định rõ về số lượng, quy cách. Khi bên nhận báo giá chấp nhận báo giá thì bên báo giá và bên nhận báo giá có thể lập hợp đồng theo nội dung của báo giá. Trong hợp đồng thông thường đều quy định kỳ hạn có hiệu lực, đó là kỳ hạn người báo giá chịu ràng buộc và thời hạn có hiệu lực để người nhận báo giá chấp nhận. Song, quy định kỳ hạn có hiệu lực không phải là điều kiện tất yếu cấu thành nên báo giá, nếu trong báo giá không quy định thời hạn có hiệu lực, người nhận báo giá chỉ nên chấp nhận trong thời gian hợp lý, nếu không thì vô hiệu. Cần xem xét tình hình cụ thể của giao dịch để quyết định “thời gian hợp lý”, thường là xử lý theo tập quán chung. * Thời điểm có hiệu lực của báo giá và thu hồi báo giá. Điều 15 Công ước Viên 1980 quy định: “1. Báo giá có hiệu lực khi nó được gửi tới người nhận báo giá. 2. Báo giá, cho dù là không thể huỷ bỏ, vẫn có thể thu hồi lại, nếu thông báo thu hồi đến tay người nhận báo giá trước hoặc đồng thời khi báo giá đến tay người nhận báo giá”. Theo điều 15 của Công ước tuy báo giá đã đưa ra, song trước khi đến tay người nhận báo giá sẽ không có sự ràng buộc đối với người báo giá. Người nhận báo giá cũng chỉ sau khi nhận được báo giá rồi mới có thể xem xét tới vấn đề chấp nhận hay không, nếu tỏ ra chấp nhận trước thời điểm đó do dựa vào nghe ngóng dù có trùng hợp cũng không có hiệu lực. Trường hợp báo giá đã đến tay người nhận báo giá, lúc này người báo giá có ý định thay đổi, thì không phải là vấn đề thu hồi, mà là vấn đề hủy bỏ báo giá. * Hủy bỏ báo giá. Huỷ bỏ báo giá khác với thu hồi, huỷ bỏ báo giá là chỉ hành vi sau khi báo giá đã đến tay người nhận báo giá và đã có hiệu lực, người báo giá lại muốn huỷ bỏ báo giá này, xoá bỏ hiệu lực của nó. Vấn đề có thể huỷ bỏ sau khi báo giá đã có hiệu lực hay không, luật hợp đồng của các nước có những quy định khác nhau khá lớn. Các nước theo hệ thống luật thông lệ (Common Law) cho rằng: về nguyên tắc báo giá không có sự ràng buộc đối với người báo giá. Trước khi đưa ra chấp nhận, người báo giá có thể huỷ bỏ báo giá hoặc thay đổi nội dung vào bất cứ lúc nào; trường hợp ngoại lệ là người nhận báo giá đã đưa ra “đối giá” “Đối giá” là một kiểu chế độ của hệ thống Luật Anh, Mỹ, chỉ việc trao đổi cho nhau giữa các bên đương sự hợp đồng, tức hai bên đều có sự đền bù. hoặc người báo giá dùng hình thức đặc biệt ký tên niêm phong để báo giá. Song trong “Sách luật thương mại thống nhất”, Mỹ lại đưa ra sửa đổi về nguyên tắc trên, thừa nhận trong điều kiện nhất định (người báo giá là thương nhân, báo giá bằng hình thức giấy tờ, kỳ hạn có hiệu lực không quá 3 tháng) báo giá chưa có đối giá cũng không thể huỷ bỏ. Các nước theo hệ thống luật Châu Âu lục địa như Đức cho rằng: về nguyên tắc, báo giá có sự ràng buộc đối với người báo giá, trừ phi anh ta đã tỏ ra trong báo giá là không chịu sự ràng buộc của báo giá. Luật của Pháp tuy cho phép người báo giá huỷ bỏ báo giá trong kỳ hạn có hiệu lực, nhưng lại cho thấy, anh ta phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Điều 16 Công ước Viên 1980 quy định: “ 1. Trước khi chưa ký kết hợp đồng, báo giá có thể huỷ bỏ, nếu thông báo huỷ bỏ đến tay người nhận báo giá trước khi người nhận báo giá đưa ra chấp nhận. 2. Tuy nhiên, trong những trường hợp dưới đây báo giá không được huỷ bỏ: a. Trong báo giá đã ghi rõ kỳ hạn có hiệu lực của báo giá hoặc cho thấy báo giá không thể huỷ bỏ, hoặc b. Người nhận báo giá có lý do tin tưởng rằng báo giá này không thể bị huỷ bỏ và đã hành động theo chiều hướng đó.”. * Báo giá mất hiệu lực. Điều 17 Công ước viên 1980 quy định: “Một báo giá, cho dù là không thể huỷ bỏ, sẽ chấm dứt khi thông báo từ chối được gửi tới người báo giá”. Tức là, khi người nhận báo giá không chấp nhận những điều kiện mà người báo giá đưa ra và gửi thông báo từ chối tới tay người báo giá, báo giá sẽ mất hiệu lực, người báo giá không bị ràng buộc nữa. Ngoài ra, trong những trường hợp sau đây cũng có thể làm cho báo giá mất hiệu lực: + Người nhận báo giá đưa ra hoàn giá (trả giá). + Người báo giá dựa vào luật pháp huỷ bỏ báo giá. + Kỳ hạn có hiệu lực trong báo giá đã hết. + Những sự cố bất ngờ mà sức người không thể kháng cự làm cho báo giá mất hiệu lực, như lệnh cấm của chính phủ hoặc biện pháp hạn chế của chính phủ... + Trước khi báo giá được chấp nhận, đương sự mất khả năng hoạt động, hoặc tử vong, hoặc phá sản. Hoàn giá (trả giá) Hoàn giá là chỉ người nhận báo giá không đồng ý hoặc không hoàn toàn đồng ý những điều kiện mà người báo giá đưa ra trong báo giá, để thoả thuận thêm, đưa ra ý kiến sửa đổi đối với báo giá. Hoàn giá có thể nhằm vào giá cả, cũng có thể nhằm vào các điều kiện quan trọng như chất lượng, số lượng, thời gian và địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán để đưa ra ý kiến sửa đổi. Hoàn giá là sự từ chối đối với báo giá, một khi đã đưa ra hoàn giá, báo giá trước đó lập tức mất hiệu lực, người báo giá không còn bị ràng buộc nữa. Lúc này người nhận báo giá trở thành người báo giá mới và ngược lại. Chấp nhận. Chấp nhận là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện của người báo giá, khi đó hợp đồng được thành lập. * Điều kiện của chấp nhận. Cấu thành nên một chấp nhận có hiệu lực phải có đủ các điều kiện: chấp nhận phải do người nhận báo giá đưa ra; nội dung của chấp nhận phải phù hợp với báo giá; phải chấp nhận trong thời hạn có hiệu lực của báo giá; và chấp nhận phải được truyền đạt tới người báo giá. * Phát sinh hiệu lực và thu hồi chấp nhận. Chấp nhận phát sinh hiệu lực là một vấn đề quan trọng, các nước có hệ thống luật pháp khác nhau có quy định khác nhau về vấn đề này. Luật pháp các nước Anh, Mỹ thì thực hiện “nguyên tắc gửi bưu điện phát sinh hiệu lực”, đây chỉ là khi dùng phương thức thông tin thư từ, điện báo để biểu thị chấp nhận, thư chấp nhận một khi đã bỏ vào thùng thư hoặc gửi đi thì liền phát sinh hiệu lực, chỉ cần thời gian gửi đi là trong kỳ hạn có hiệu lực, chỉ cần thời gian gửi đi là trong kỳ hạn có hiệu lực, cho dù thư bị chậm trễ hoặc thất lạc trên đường vận chuyển bưu điện, cũng không anh hưởng tới việc thành lập hợp đồng. Trong luật Châu Âu lục địa lấy Đức làm tiêu biểu thì áp dụng “nguyên tắc đến phát sinh hiệu lực” tức là thư biểu thị chấp nhận phải gửi tới tay người báo giá trong thời gian quy định, chấp nhận mới phát sinh hiệu lực, do vậy, thư bị chậm trễ hoặc thất lạc trên đường vận chuyển bưu điện, hợp đồng không thể thành lập. Khoản 2 Điều 18 Công ước Viên 1980 quy định: “Việc chấp nhận báo giá có hiệu lực vào thời điểm khi người báo giá nhận được sự đồng ý đó. Việc chấp nhận báo giá không phát sinh hiệu lực nếu người báo giá không nhận được sự đồng ý đó đúng thời hạn mà họ quy định, còn nếu thời hạn không được quy định như vậy thì trong thời gian hợp lý (có tính đến các tình tiết của giao dịch như tốc độ của các phương tiện thông tin liên lạc mà người báo giá đã sử dụng). Việc chào hàng bằng miệng phải được chấp nhận ngay trừ phi các hoàn cảnh buộc phải thực hiện khác đi”. Vấn đề thu hồi chấp nhận được Công ước Viên 1980 quy định tại điều 22: “Chấp nhận được phép thu hồi nếu thông báo thu hồi tới tay người báo giá trước hoặc đồng thời với thời gian mà chấp nhận phát sinh hiệu lực”. Quy định này cho thấy, sau khi người nhận báo giá đưa ra chấp nhận, nếu thay đổi anh ta có thể thu hồi chấp nhận, nhưng điều kiện là anh ta phải đảm bảo để thông báo thu hồi đến tay người báo giá trước khi chấp nhận đến tay người báo giá. Nếu theo nguyên tắc bỏ thư phát sinh hiệu lực của luật Anh, Mỹ, chấp nhận một khi đã gửi đi là liền phát sinh hiệu lực, hợp đồng cũng được thành lập, như vậy không tồn tại việc thu hồi chấp nhận. b. Ký kết hợp đồng. Sau khi hai bên mua bán tiến hành đàm phán, báo giá của một bên được bên kia chấp nhận hữu hiệu, lập tức đi đến ký kết giao dịch, hợp đồng coi như đã thành lập. Điều 23 Công ước Viên 1980 quy định. “Hợp đồng coi như được ký kết vào thời điểm khi mà việc chấp nhận báo giá có hiệu lực theo đúng quy định của công ước này”. Điều 55 Luật Thương mại CHXHCN Việt Nam quy định: “Hợp đồng mua bán hàng hoá được coi là đã ký kết kể từ thời điểm các bên có mặt ký vào hợp đồng. Trong trường hợp các bên không cùng có mặt để ký hợp đồng, hợp đồng mua bán hàng hoá được coi là đã ký kết kể từ thời điểm bên chào hàng nhận được thông báo chấp nhận toàn các điều kiện đã ghi trong chào hàng trong thời hạn trách nhiệm của người chào hàng”. B - thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương. Trong buôn bán quốc tế, hợp đồng mua bán khi đã thành lập theo pháp luật, các bên hữu quan phải thực hiện nghĩa vụ quy định trong hợp đồng. Do vậy, thực hiện hợp đồng là nghĩa vụ, trách nhiệm chung của hai bên đương sự. I - các nguyên tắc chấp hành hợp đồng mua bán ngoại thương. Nguyên tắc chấp hành hợp đồng là những tư tưởng chỉ đạo có tính chất bắt buộc đối với các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng đã ký kết. Trong việc thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương các bên phải tuân theo ba nguyên tắc là chấp hành thực hiện, chấp hành đúng và chấp hành trên tinh thần hợp tác hai bên cùng có lợi. 1. Chấp hành hiện thực. Là chấp hành đúng đối tượng của hợp đồng, không được tự ý thay thế đối tượng này bằng đối tượng khác hay thay thế việc thực hiện nó bằng việc trả một khoản tiền nhất định. 2. Chấp hành đúng hợp đồng. Là chấp hành hiện thực và đầy đủ tất cả các điều khoản đã cam kết. Chấp hành hiện thực cũng là chấp hành đúng nhưng mới chỉ là chấp hành đúng một phần của hợp đồng ở điều khoản đối tượng. Nguyên tắc chấp hành đúng đòi hỏi mỗi bên tham gia ký kết đều phải thực hiện nghiêm chỉnh và đúng đắn tất cả các nghĩa vụ của mình trong quan hệ hợp đồng, đồng thời có quyền yêu cầu phía bên kia thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của họ. 3. Chấp hành trên tinh thần hợp tác các bên cùng có lợi. Là việc làm cân thiết và quan trọng để đáp ứng nhu cầu và đảm bảo quyền lợi của các chủ thể hợp đồng. Theo nguyên tắc này, các bên phải hợp tác chặt chẽ, thường xuyên theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng, giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn để thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết. Ngay cả trong trường hợp xảy ra tranh chấp các bên phải chủ động hiệp thương giải quyết. Nguyên tắc này không chỉ có ý nghĩa trong việc thực hiện hợp đồng mà nó còn có ý nghĩa trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương. II - Quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương. Đối với hợp đồng xuất khẩu, đa số là hợp đồng theo điều kiện CIF hoặc CFR và đều dùng phương thức thanh toán thư tín dụng, do đó khi thực hiện những hợp đồng này phải thực hiện đầy đủ các khâu như: chuẩn bị hàng, giục thư tín dụng, kiểm tra thư tín dụng, sửa đổi thư tín dụng, thuê tàu đặt khoang, báo kiểm nghiệm, khai báo hải quan, bảo hiểm, bốc xếp và kết toán. Đối với hợp đồng nhập khẩu đa số hợp đồng theo điều kiện FOB và phương thức tín dụng trả tiền nay, do vậy trình tự thực hiện hợp đồng này thường là mở thư tín dụng, thuê tàu đặt khoang, bốc xếp vận chuyển, làm bảo hiểm, kiểm tra chứng từ thanh toán, nhận hàng, khai báo hải quan, kiểm nghiệm và chuyển giao hàng hoá. 1. Chuẩn bị hàng. Công việc này yêu cầu phải giao hàng đúng thời gian, đúng chất lượng, đúng số lượng theo quy định và thực hiện tốt công tác yêu cầu kiểm nghiệm, nhận chứng nhận. - Chuẩn bị hàng. Trong việc chuẩn bị hàng cần chú ý: + Chất lượng, quy cách của hàng hoá phải phù hợp với quy định của hợp đồng. + Đảm bảo đáp ứng yêu cầu về số lượng theo yêu cầu của hợp đồng hoặc thư tín dụng. + Bao bì phải bảo vệ được hàng và thích ứng với yêu cầu của vận chuyển. + Tiêu chí vận chuyển hàng hoá cần in theo mẫu quy định của hợp đồng. + Thời gian chuẩn bị hàng phải theo đúng yêu cầu của thư tín dụng. - Báo kiểm nghiệm. Những hàng hoá thuộc quy định của Nhà nước, hoặc hợp đồng có quy định phải qua cơ quan kiểm nghiệm cấp giấy chứng nhận, sau khi hàng đã chuẩn bị đầy đủ, cần cơ quan kiểm nghiệm không hợp lệ đều không được phép xuất khẩu. 2. Mở thư tín dụng, kiểm tra thư tín dụng và sửa đổi thư tín dụng. Phương thức thanh toán = thư tín dụng (viết tắt là L/C) là sự thoả thuận mà một ngân hàng theo yêu cầu của bên mua sẽ trả tiền cho bên bán hoặc cho bất cứ người nào theo lệnh của bên bán, khi bên bán xuất trình đầy đủ các chứng từ và thực hiện đầy đủ các yêu cầu được quy định trong một văn bản gọi là thư tín dụng. Sau khi ký kết hợp đồng, bên mua cần viết đơn xin mở thư tín dụng theo qui định của hợp đồng và tới ngân hàng làm thủ tục mở thư tín dụng. Nội dung thư tín dụng phải đúng với điều khoản của hợp đồng, phải lấy hợp đồng làm căn cứ và đưa ra quy định đối với từng mục một trong thư tín dụng. Sau khi bên bán nhận được thư tín dụng cần phải thực hiện việc kiểm tra thư tín dụng. Về nội dung kiểm tra thư tín dụng thường gồm các mặt sau: + Kiểm tra về mặt chính sách sao cho phù hợp với pháp luật nước mình. + Kiểm tra tài chính của ngân hàng mở thư. + Thẩm tra tính chất của thư tín dụng và trách nhiệm thanh toán của ngân hàng mở thư. + Thẩm tra số tiền và loại tiền của thư tín dụng. + Thẩm tra các điều khoản chất lượng, quy cách, số lượng bao bì của hàng hoá. + Thẩm tra kỳ hạn bốc xếp, kỳ hạn có hiệu lực và địa điểm đến kỳ hạn của thư tín dụng. + Thẩm tra chứng từ. Ngoài ra có thể phải thẩm tra các điều kiện khác tuỳ theo loại hợp đồng. Sau khi tiến hành kiểm tra thư tín dụng, nếu phát hiện vấn đề cần nghiên cứu phân biệt tính chất của vấn đề, lần lượt cùng các nghành hữu quan như ngân hàng, vận tải, thương kiểm...nghiên cứu đưa ra biện pháp xử lý thoả đáng. Nội dung sửa đổi thường hay thấy nhất là kéo dài kỳ hạn bốc xếp vận chuyển và kỳ hạn có hiệu lực của thư tín dụng hoặc thay đổi cảng bốc xếp... Việc kiểm tra và sửa đổi thư tín dụng là tiền đề quan trọng bảo đảm thực hiện thuận lợi hợp đồng và thu tiền về nhanh chóng, an toàn. 3. Thuê tàu đặt khoang và bốc xếp vận chuyển. Với điều kiện CIF hoặc CFR, thuê tàu đặt khoang là một trong những trách nhiệm của bên bán. Tàu này có thể là tày chuyến nếu hàng hoá có khối lượng lớn và để trần (bulk cargo); có thể là tàu chợ (liner) nếu là hàng lẻ tẻ, lặt vặt đóng trong bao kiện. Việc thuê khoang tàu chợ còn gọi là lưu cước ( booking a ship’s space). Với điều kiện CPT hoặc CIP thì bên bán phải thuê container hoặc tàu Ro/Ro để chở hàng. Việc thuê tàu đặt khoang yêu cầu phải có kinh nghiệm nghiệp vụ, có thông tin về tình hình thị trường thuê tàu và tinh thông các điều kiện thuê tàu. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, chủ hàng thường uỷ thác việc thuê tàu, đặt khoang cho một Công ty hàng hải như: Công ty thuê tàu và môi giới hàng hải (Viêtfracht), Công ty đại lý tàu biển (VOSA)... Trình tự cơ bản của công tác đặt khoang gồm: - Các Công ty xuất nhập khẩu điền vào phiếu uỷ thác vận chuyển (booking Note B/N), làm căn cứ đặt khoang người vận chuyển căn cứ vào nội dung của phiếu uỷ thác vận chuyển, kết hợp xem xét các điều kiện cảng đậu trên hành trình của tàu, kỳ hạn tàu và vị trí khoang, sau khi cho rằng thích hợp thì chấp nhận uỷ thác này, đóng dấu lên phiếu uỷ thác vận chuyển, lưu lại một bản, trả lại người uỷ thác vận chuyển một bản. - Sau khi chấp nhận phiếu uỷ thác vận chuyển Công ty tàu hoặc người đại diện lập tức cấp hoá đơn xếp hàng cho người uỷ thác vận chuyển. Nội dung hoá đơn sắp xếp hàng đưa ra cụ thể ngày bốc xếp hàng, chuyến tàu số bao nhiêu, tàu nào ... để bên uỷ thác vận chuyển tiện việc chuẩn bị hàng bốc xếp lên tàu. - Sau khi bốc xếp hàng, trưởng tàu hoặc trợ lý ký giấy nhận hàng (Mate’s Receipt). Giấy nhận hàng là chứng từ lâm thời chứng nhận hàng đã bốc xếp do Công ty tàu ký cấp cho người vận chuyển. Người uỷ thác vận chuyển dựa vào giấy nhận hàng để thanh toán cước phí với Công ty đại lý tàu nước ngoài và đổi lấy vận đơn chính thức. Vận đơn chính thức chính là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở đường biển và là chứng chỉ về quyền sở hữu hàng hóa. Bên bán sẽ thông báo cho bên mua việc bốc xếp để bên mua kịp thời làm công tác bảo hiểm và tiếp nhận hàng. 4. Thủ tục hải quan. Hàng hoá đi ngang qua biên giới quốc gia đều phải làm thủ tục hải quan. Việc làm thủ tục hải quan gồm ba bước chủ yếu sau: - Khai báo hải quan. Chủ hàng khai báo các chi tiết về hàng hoá lên tờ khai (Customs declaration) để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Tờ khai hải quan phải được xuất trình kèm theo một số các chứng từ khác như giấy phép xuất nhập khẩu, hoá đơn, phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết... - Xuất trình hàng hoá Hàng hoá xuất nhập khẩu phải được sắp xếp trật tự, thuận tiện cho việc kiểm soát. Chủ hàng phải chịu chi phí và nhân công về việc mở đóng các kiện hàng. - Thực hiện các quyết định của hải quan. Sau khi kiểm soát giấy tờ và hàng hoá, hải quan sẽ ra những quyết định như: cho hàng được phép ngang qua biên giới (thông quan), cho hàng đi qua một cách có điều kiện (như phải bao bì lại...), cho hàng đi qua sau khi chủ hàng đã nộp thuế; hàng không được phép thông quan... nghĩa vụ của các chủ hàng là phải nghiêm túc thực hiện các quyết định đó. 5. Bảo hiểm. Hàng hoá chuyên chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Vì vậy, bảo hiểm hàng hoá đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương. Hợp đồng bảo hiểm có thể là hợp đồng bảo hiểm bao (open policy). Khi mua bảo hiểm bao, chủ hàng ký hợp đồng từ đầu năm, còn đến khi giao hàng xuống tàu xong chủ hàng chỉ gửi đến công ty bảo hiểm một thông báo bằng văn bản gọi là “Giấy báo bắt đầu vận chuyển”. Khi mua bảo hiểm chuyến, chủ hàng phải gửi đến công ty bảo hiểm một văn bản gọi là “Giấy yêu cầu bảo hiểm”. Trên cơ sở “Giấy yêu cầu bảo hiểm” này, chủ hàng và công ty bảo hiểm đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm. 6. Viết chứng từ kết hối. Sau khi bốc xếp hàng hoá xuất khẩu xong, công ty xuất khẩu cần viết chính xác các loại chứng từ theo quy định của L/C. Trong kỳ hạn có hiệu lực giao chứng từ trong quy định của thư tín dụng, giao nộp ngân hàng làm thủ tục thoả thuận thanh toán kết hối. Chứng từ kết hối đòi hỏi phải chính xác, hoàn chỉnh, kịp thời, đơn giản rõ ràng, ngay ngắn sạch đẹp. Dưới đây là một số loại chứng từ kết hối : Hối phiếu (Bill of Exchange, Draft). Hối phiếu là mệnh lệnh thanh toán bằng văn bản vô điều kiện do một người ký cấp cho một người khác, yêu cầu thanh toán một khoản tiền nhất định cho ai đó hoặc người được chỉ định hoặc người cầm hối phiếu, khi nhìn thấy hối phiếu hoặc vào thời gian cố định trong tương lai hoặc thời gian có thể xác định. Hoá đơn (Invoice). Có nhiều loại hoá đơn, thông thường thì là hoá đơn thương nghiệp, ngoài ra còn có các loại hoá đơn khác như hoá đơn hải quan, hoá đơn lãnh sự và hoá đơn hãng sản xuất... - Hoá đơn thương nghiệp: là hoá đơn sạch do bên bán mở có ghi các nội dung như tên hàng, số lượng, giá cả..., là chứng từ chủ yếu để hai bên mua bán giao nhận hàng và kết toán tiền hàng, cũng là một trong những chứng từ không thể thiếu trong khai báo hải quan hoàn thành thuế xuất nhập khẩu. - Hoá đơn hải quan. Hải quan một số nước đặt ra một cách thức hoá đơn cố định, yêu cầu các nhà xuất khẩu điền vào đó. Nước nhập khẩu yêu cầu giao hoá đơn này chủ yếu là để làm căn cứ nộp thuế giá trị hoặc trưng thu thuế quan đãi ngộ khác biệt hoặc trưng thu thuế chống khuynh tiêu. - Hoá đơn hãng sản xuất (Manafacturer’s Invoice) Hoá đơn hãng sản xuất là hoá đơn do hãng chế tạo hàng hoá xuất khẩu cấp, tính theo giá tiền nước mình, dùng để chứng minh giá xuất xưởng của thị trường trong nước của nước xuất khẩu. Mục đích của nó là để hải quan nước nhập khẩu tính giá, tính thuế và trưng thu thuế khuynh tiêu. Nếu thư tín dụng đến của nước ngoài có yêu cầu về điểm này, phải tham khảo cách viết giá trong nước của hoá đơn hải quan để ký. - Hoá đơn lãnh sự (Consular Invoice) là hoá đơn trên đó lãnh sự của nhập khẩu đang công tác tại nước xuất khẩu chứng thực về giá cả và tổng giá trị của lô hàng. Một số nước quy định rằng lãnh sự có thể ký cấp trực tiếp trên hoá đơn thương mại. Một số nước khác lại quy định rằng hoá đơn lãnh sự phải được lập trên giấy in sẵn và phải được lãnh sự kiểm tra lại và thị thực. Việc xuất trình hoá đơn lãnh sự cho cơ quan hải quan là bắt buộc ở những nư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0036.doc
Tài liệu liên quan