Đề tài Một số vấn đề về an ninh lương thực của khu vực ASEAN và Việt Nam được phản ánh qua báo chí những năm gần đây

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I

BÁO CHÍ VỚI CÔNG TÁC PHẢN ÁNH TÌNH HÌNH ANLT BA NĂM GẦN ĐÂY(1996 - 1998) TRÊN CÁC BÁO: NHÂN DÂN - NÔNG NGHIỆP - VIỆT NAM & ĐÔNG NAM Á NGÀY NAY - THỜI BÁO KINH TẾ

VIỆT NAM

 

1./ Tầm quan trọng của báo chí trong công tác tuyên truyền phản ánh tình hình ANLT 6

2./ Nội dung của các tin, bài viết về tình hình ANLT trên các tờ báo: Nhân Dân - Nông Nghiệp - Việt Nam & Đông Nam Á ngày nay - Thời báo kinh tế Việt Nam 8

3./ Nhận xét chung về hình thức chuyển tải của bốn tờ báo Nhân Dân - Nông Nghiệp - Việt Nam & Đông Nam Á ngày nay - Thời báo kinh tế Việt Nam 19

CHƯƠNG II

ANLT CỦA KHU VỰC ASEAN QUA SỰ PHẢN ÁNH CỦA BỐN TỜ BÁO:

NHÂN DÂN - NÔNG NGHIỆP - VIỆT NAM & ĐÔNG NAM Á NGÀY NAY - THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM

 

1./ Tình hình chung của khu vực 22

2./ Vài nét về tình hình ANLT của các nước Indonesia, Malaysia, Philippine, Thái Lan qua sự phản ánh của báo chí 24

 

CHƯƠNG III

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO ANLT CỦA VIỆT NAM QUA SỰ PHẢN ÁNH CỦA BỐN TỜ: NHÂN DÂN - NÔNG NGHIỆP - VIỆT NAM & ĐÔNG NAM Á NGÀY NAY - THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM.

 

1./ Những đóng góp của bốn tờ báo trong việc tuyên truyền vận động thực hiện chính sách quốc gia về ANLT 28

2./ Bốn vấn đề : Xoá đói giảm nghèo, Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp, Đầu tư vào nông nghiệp, sự quản lý điều tiết lúa gạo của Chính phủ qua sự phản ánh của bốn tờ báo: Nhân Dân - Nông Nghiệp - Việt Nam & Đông Nam Á ngày nay - Thời báo kinh tế Việt Nam. 32

 

KẾT LUẬN 49

 

 

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1989 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về an ninh lương thực của khu vực ASEAN và Việt Nam được phản ánh qua báo chí những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biểu đồ người đọc có thể hiểu rõ được nội dung của vấn đề mà mình quan tâm rồi từ đó có thể đưa ra những nhận xét đánh giá so sánh cho riêng mình. Qua nghiên cứu và xem xét cả về hình thức và nội dung của bốn tờ báo: Nhân dân, Nông nghiệp, Việt Nam - Đông Nam á ngày nay, Thời báo kinh tế Việt Nam viết về những vấn đề liên quan tới ANLT của ASEAN và Việt Nam, chúng tôi thấy rằng: các tờ báo đã có sự cố gắng trong việc phản ánh vấn đề quan trọng này, mặc dù mỗi tờ báo đều có những độc giả và thể loại thông tin được coi là thế mạnh của mình. Nếu tính tổng thể số lượng tin bài viết về tình hình ANLT và những vấn đề về nông nghiệp trên 4 tờ báo chúng tôi thấy rằng tỉ lệ là khá ngang bằng, phần tin hơi nhỉnh hơn một chút, tỉ lệ giữa tin viết về tình hình trong nước và tin viết về tình hình khu vực còn chưa cân đối, các bài viết về tình hình ANLT và những vấn đề có liên quan đến nông nghiệp của khu vực còn ít chỉ chiếm khoảng 20%. Nhưng tựu trung lại thì các thể loại được đăng tải trên các tờ có khả năng hỗ trợ nhau tốt làm cho thông tin được chuyên chở nhiều hơn dưới nhiều kiến thức phong phú đến với độc giả. Bên cạnh đó góp phần quan trọng vào hệ thống phản ánh những vấn đề liên quan đến ANLT của báo chí. Tóm lại: Báo chí là phương tiện truyền thông có hiệu quả trong công tác giáo dục tuyên truyền các vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội. Vấn đề ANLT một vấn đề quốc sách, nền tảng của sự phát triển ổn định của mỗi quốc gia và toàn bộ khu vực ASEAN này. Trong ba năm qua các tờ báo: Nhân dân, Nông nghiệp, Việt Nam - Đông Nam á ngày nay, Thời báo kinh tế Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền giáo dục tầm quan trọng của ANLT và nông nghiệp đối với mỗi người dân, mỗi quốc gia, giúp người người đọc đặc biệt là những người nông dân hiẻu rõ tầm quan trọng của nông nghiệp, của lương thực đối với cuộc sống của mình và toàn xã hội. Từ đó chú trọng, hăng hái sản xuất ra nhiều lương thực phục vụ cho nhu cầu của bản thân và xã hội và đảm bảo ANLT cho đất nước. ANLTvà nông nghiệp có liên quan mật thiết với nhau. Đây là một vấn đề lớn không thể một sớm một chiều mà có thể giải quyết xong vấn đề này được. Việc tuyên truyền về tầm quan trọng của nông nghiệp đối với ANLT và ANLT đối với con người và quốc gia cần phải được quan tâm thường xuyên. Chương II ANLT của ASEAN qua sự phản ánh của bốn tờ báo: Nhân dân, Nông Nghiệp, Việt Nam Đông Nam á ngày nay, Thời báo kinh tế Việt Nam. 1. Tình hình chung của khu vực. Với xu hướng đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN)được thành lập từ tháng 8/67 lúc đầu chỉ với 5 thành viên, trải qua hơn 30 năm phát triển ngày nay hiệp hội đã trở lên lớn mạnh hơn với số nước thành viên là 10. Cùng với sự lớn mạnh của hiệp hội, hiện nay các nước ASEAN đang gặp phải một số khó khăn nhất định. Đó là vấn đề làm thế nào để lo đủ lương thực cho gần 500 triệu người dân của hiệp hội. Nguồn lương thực chủ yếu của ASEAN là lúa gạo, chính vì vậy mà việc phát triển nền nông nghiệp lúa nước cung cấp đủ gạo cho nhu cầu của người dân là vô cùng quan trọng. ASEAN có một điểm chung đó là các nước thành viên đều là các nước nông nghiệp, có khả năng sản xuất lương thực cung cấp cho nước mình. Xác định được tầm quan trọng của ANLT đối với con người, các nước thành viên của hiệp hội tuỳ thuộc vào hoàn cảnh riêng của mình có thể có những cách lựa chọn khác nhau. Trong khi Việt Nam, Thái Lan, Philippin, Indonesia, Myanmar.v.v... cố gắng giải quyết các vấn đề lương thực của mình thông qua việc đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp của nước mình ( trong nhóm này có ba nước thành công trong việc đảm bảo ANLT cho bản thân mình đồng thời cũng trở thànhnhững nước xuất khẩu gạo lớn trong khu vực và trên thế giới) thì những nước còn lại lại tìm cách đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước bằng cách vừa khuyến khích phát triển nông nghiệp trong nước vừa nhập khẩu lương thực từ bên ngoài. Tuy nhiên, dù sự lựa chọn nào đi nữa thì các nước thành viên không thể không nghĩ tới việc phát triển hay ít nhất là tăng cường đến mức có thể, tiềm năng nông nghiệp của nước mình. Vào năm 1996 nông nghiệp đóng góp 16,3% GDP của Indonesia, 53% của Lào, 12,67% của Malaysia, 60,3%của Myanmar, 21,5% của Philippin, 16,4% của Thái Lan và khoảng 27,2% của Việt Nam. Chỉ có Singapore và Brunây do điều kiện riêng mà phần đóng góp của nông nghiệp trong GDP không đáng kể, chỉ khoảng 1%. Nền nông nghiệp của khu vực thu hút khá nhiều nhân lực: 35.233.000 người trong tổng số 80.110.000 người lao động có việc làm ở Indonesia, 1.378.000/ 8.182.000 đối với Malaysia; 11.3880.000/17.960.000 đối với Myanmar; 12.476.000/30.099.000 đối với Thái Lan (1). Những con số trên cho ta thấy nông nghiệp vẫn chiếm một phần quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của các nước thành viên trong khu vực. Trong vòng ba năm trở lại đây 1996- 1998 tình hình ANLT của khu vực đã được quan tâm chú ý tới khá nhiều. Nhiều cuộc họp, hội nghị bàn về nông nghiệp và tầm quan trọng của ANLT của khu vực đã được tổ chức, thu hút sự quan tâm chú ý của rất nhiều người: Hội nghi Bộ trưởng nông nghiệp ASEAN tổ chức tại Manila ngày 26-27/8/96, Hội nghị các bộ trưởng nông, lâm nghiệp ASEAN được tổ chức tại Băng Kốc (Thái Lan) ngày 11-12/10/97, Hội nghị Bộ trưởng về phát triển nông thôn và giảm đói nghèo tổ chức trong hai ngày 23-24/10/97tại Subang (Malaisia), Hội nghị giới thiệu hợp tác ASEAN về lương thực, nông và lâm nghiệp được tổ chức tại Hà Nội, Hội nghị các nhà tài trợ quốc tế về nông nghiệp- phát triển nông thôn (tổ chức vào ngày 25/3/98), và gần đây nhất là cuộc hội thảo quốc tế về ANLT Việt Nam- ASEAN cũng được tổ chức tại Hà Nội từ 3-6/11/98. Tất cả các hội nghị được tổ chức đều xoay quanh vấn đề hợp tác ANLT giữa các nước thành viên, dự trữ và vận chuyển gạo giữa các nước khi có trường hợp khẩn cấp xảy ra, chia sẻ kinh nghiệm (1) Nghiên cứu Đông Nam á tháng 4/ 1998: Tham luận “ANLT và các vấn đề xã hội nhân văn” (GS-TS Nguyễn Duy Quý, Giám đốc Trung tâm KHXH và NV quốc gia) trong lĩnh vực nông nghiệp và đảm bảo ANLT. Riêng Hội nghị Bộ trưởng về phát triển nông thôn và giảm đói nghèo là hội nghị lần đầu tiên được tổ chức. ở Hội nghị này các Bộ trưởng đã có những cam kết về thực hiện giảm đói nghèo. Mặc dù các quốc gia trong khu vực đã có sự quan tâm chú ý tới lĩnh vực nông nghiệp và ANLT một cách khá toàn diện nhưng cũng trong vòng ba năm trở lại đây (1996-1998) tình hình ANLT, việc sản xuất lương thực của khu vực có nhiều bất ổn mà nguyên do là gặp nhiều thiên tai. Trong ba năm trở lại đây (1996- 1998) tình hình thời tiết ở khu vực không ổn định có nhiều đợt thiên tai liên tiếp xảy ra (ảnh hưởng của khí hậu El Ninô, La nina gây cháy rừng, lụt lội, hạn hán ở khắp mọi nơi. Đặc biệt cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính trong khu vực đã đẩy phần lớn các nước ASEAN vào tình trạng mất ANLT, bị ảnh hưởng trầm trọng nhất là Indonesia, Malaysia và Philippin. Việc mất ANLT đã gây ra tình trạng khủng hoảng xã hội ảnh hưởng tới đời sống của người dân, đặc biệt là những người nông dân- tầng lớp không lấy gì làm giàu có trong xã hội. 2. Vài nét về tình hình ANLT của các nước Indonesia, Malaysia, Philipin và Thái Lan qua sự phản ánh của báo chí. Indonesia một quốc gia hải đảo là thành viên của tổ chức ASEAN có dân số đông nhất trong khu vực 198.34 triệu người (1996). Với số dân lớn nhất trong khu vực Indonesia đã sớm ý thức được tầm quan trọng của ANLT đối với đất nước mình và luôn coi trọng phát triển nông nghiệp. Sau khi giành độc lập vào năm 1945, trong một thời gian khá dài do nền kinh tế phát triển chậm chạp nên hàng năm Indonesia phải nhập khẩu thêm 1-2 triệu tấn lương thực. Từ những năm 70, Indonesia đã tập trung cao độ vào phát triển nông nghiệpbằng các chính sách khuyến khích nông dân sản xuất, đầu tư những khoản ngân sách lớn để phát triển giống, cung cấp phân bón, hoá chất phòng trừ sâu bệnh cho nông dân nên đến năm 1984,về cơ bản Indonesia đã tự túc được lương thực. Từ cuối những năm 60 tới đầu những năm 90 đất nước này đã thành công trong việc nâng tổng số calori/đầu người/ngày từ 2.000 lên tới 2.700. Tuy nhiên, trong vòng ba năm trở lại đây tình hình ANLT của Indonesia trở nên trầm trọng do tình hình không thuận lợi của thời tiết và khủng hoảng kinh tế tài chính của khu vực. Theo số liệu thống kê của tổ chức FAO, năm 97, Indonesia đẵ phải nhập khẩu 3 triệu tấn gạo, xấp xỉ 1/4 tổng khối lượng buôn bán gạo trên thế giới, “dự kiến năm 98 này Indonesia phải nhập khẩu 3.5 triệu tấn gạo,1.3 triệu tấn đường, 1.12 triệu tấn đậu tương và nửa triệu tấn ngô”. Cuộc khủng hoảng đã làm “hàng chục triệu người bị mất việc làm, nạn đói nghèo gia tăng nhanh chóng. Hiện nay, Indonesia có khoảng 1.5 triệu hộ đói và suy dinh dưỡng, tháng 7/98 hơn 4.6 triệu người phải cứu trợ khẩn cấp” (2). Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính kéo theo việc mất ổn định ANLT của đất nước, việc không đảm bảo ANLT cho người dân đã kéo theo sự mất ổn định về mặt chính trị xã hội, nhiều cuộc biểu tình cướp phá cửa hàng, xe chở gạo thậm chí còn cướp phá cả kho dự trữ lương thực diễn ra ở hầu hết các đảo lớn của Indonesia. Để có thể giải quyết được tình hình bất ổn của đất nước hiện nay một mặt chính phủ Indonesia phải giải quyết được tình trạng bất ổn trong xã hội bằng cách đáp ứng đủ lương thực cho người dân, đối với những người không có đủ tiền để mua lương thực thì phải trợ cấp cho họ, mặt khác chính phủ phải có những kế hoạch quan tâm phát triển nông nghiệp và quan tâm đến người dân nhiều hơn nữa vì nông nghiệp và nông dân là những người trực tiếp sản xuất ra lương thực. (2) Việt Nam và Đông Nam á ngày nay số 21/ 22 tháng 1/ 1998: Tham luận “Tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính Châu á đến ANLT”, Nguyễn Tâm Chiến, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cũng giống như Indonesia, hai nước Malaysia và Philippin cũng bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính, tuy không trầm trọng bằng Indonesia. ở Philippin, trong 6 tháng đầu năm 98 sản xuất lương thực giảm 12.7% so với cùng kì năm trước, đất nước này phải nhập 1.4 triệu tấn lương thực. Hiện nước này có gần 50 vạn hộ đói trong đó có 21 vạn hộ trong tình trạng khẩn cấp. Còn ở Malaysia, năm 1997 đất nước này đã phải nhập tới 11 tỷ ringgit lương thực và thực phẩm nhiều hơn năm 96 một tỷ ringgit. Chính phủ Malaysia đã thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy sản lượng nông nghiệp, giảm nhập khẩu. Tuy vậy, trong bốn tháng đầu năm 98 nước này cũng đã nhập số lượng gạo lớn tăng 13.5% so với năm 97. Khối lượng rau quả thực phẩm nhập từ bên ngoài vẫn còn rất lớn. Cùng với sự suy giảm về sản lượng lương thực, thực phẩm trong nước, số hộ nghèo của nước này cũng tăng lên nhanh chóng nhất là ở các khu vực nông thôn. Còn Thái Lan, một đất nước với dân số 60 triệu người (số liệu năm 96) là nước luôn đứng thứ 1-2 trong làng xuất khẩu gạo của thế giới. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính xẩy ra trong khu vực cũng đã ảnh hưởng tới Thái Lan nhưng nước này vẫn đảm bảo được nguồn cung cấp lương thực thường xuyên cho nhân dân. Theo số liệu thống kê của tổ chức FAO, thì năm 98 này Thái Lan đặt kế hoạch sản xuất 23 triệu tấn lúa, tăng 4% so với năm 97, dự tính xuất khẩu gạo đạt 5.5 triệu tấn gạo, tăng 4.5% so với năm 97, đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Không chỉ có sản lượng lúa gạo cao, Thái Lan còn nổi tiếng về sản lương sắn đứng đầu Châu á, và đứng thứ hai thế giới sau Braxin. Gạo và sắn là hai mặt hàng lương thực đem lại lượng ngoại tệ cho Thái Lan khá lớn. Qua cuộc khủng hoảng tài chính khu vực chúng ta thấy rõ sự khác biệt của khả năng đảm bảo ANLT của từng nước. Ngoài những yếu tố có tính khách quan như mức sống, trình độ phát triển khác nhau, điều kiện tự nhiên cho việc phát triển nông nghiệp và lương thực thì còn nhiều nguyên nhân liên quan đến chính sách quản lý của các nước. Đó là việc chưa chú trọng tới nông nghiệp một cách đúng đắn. Để có thể giải quyết được tình hình bất ổn của ANLT và đảm bảo cho sự phát triển của ASEAN trong tương lai, các nước thành viên của ASEAN không còn cách nào khác là phải phối hợp cùng nhau đề ra các kế hoạch nhằm giúp đỡ nhau trong việc phát triển nông nghiệp, giúp đỡ nhau các kỹ thuật về trồng trọt, chuyển giao các công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp, các loại giống quý có sản lượng cao. Từ đó các nước thành viên ASEAN một mặt có thể lo được ANLT cho bản thân nước mình, mặt khác có khả năng giải quyết các vấn đề về lương thực của khu vực, giúp đỡ nhau khi cần thiết. Tóm lại: Trong vòng 3 năm qua (96-98) trên bốn tờ báo đã có sự quan tâm đưa tin tới tình hình nông nghiệp và tình hình ANLT của khu vực. Các bài báo đã phản ánh đưa tin kịp thời chính xác về tình hình ANLT của khu vực dưới tác động của cuộc khủng hoảng. Qua những bài báo và tin tức mọi người có thể thấy được tầm quan trọng của nông nghiệp trong vấn đề đảm bảo ANLT của mỗi quốc gia. Đồng thời mọi người cũng có thể nhận thấy nền nông nghiệp của khu vực chưa thực sự bền vững phải chịu khá nhiều tác động của ngoại cảnh (thời tiết, khí hậu, khủng hoảng kinh tế v.v...), bên cạnh đó sự quan tâm tới nông nghiệp của các quốc gia chưa được nhiều lắm. Từ những lí do trên đã làm ảnh hưởng tới việc đảm bảo lương thực -ANLT của khu vực trở lên bất ổn. Để có thể khắc phục được tình trạng bất ổn của ANLT trong khu vực một mặt các nước phải tự mình nỗ lực, quan tâm nhiều hơn nữa đến nền nông nghiệp của nước mình, mặt khác phải có sự hợp tác tích cực hơn nữa trong lĩnh vực nông nghiệp, cùng nhau củng cố ANLT, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Chương III Một số vấn đề đảm bảo ANLT của Việt Nam qua sự phản ánh của bốn tờ: Nhân Dân, Nông Nghiệp, Việt Nam- Đông Nam á ngày nay, Thời báo kinh tế Việt Nam 1. Những đóng góp của bốn tờ báo trong việc tuyên truyền vận động thực hiện chính sách quốc gia về ANLT. ý thức rõ được tầm quan trọng của lương thực- ANLT đối với mỗi người dân của đất nước, Đảng và nhà nước Việt Nam đã có những chính sách chỉ đạo sâu sát tới từng ngành, địa phương hăng hái tham gia sản xuất để đảm bảo giữ gìn ANLT cho mình và toàn xã hội. Để cho các chính sách chỉ thị của Đảng và Nhà nước được tuyên truyền sâu rộng tới từng người dân thì vai trò của báo chí trong việc đưa tin vận động là không thể thiếu được. Báo chí đã góp phần to lớn vào việc tuyên truyền tới từng người dân nhằm nâng cao ý thức của họ về mọi mặt đặc biệt là sự quan trọng của ANLT. Việt Nam với dân số gần 80 triệu người,80% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, Đảng và Nhà nước ta ngay từ đầu đã sớm xác định tầm quan trọng của nông nghiệp và những người trực tiếp sản xuất ra lương thực, đảm bảo cho nhu cầu của xã hội. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân tham gia chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, toàn dân đã hăng hái đẩy mạnh sản xuất tăng sản lượng lương thực để vừa khắc phục nạn đói đảm bảo đời sống vừa đóng góp lương thực thực phẩm nuôi quân. Thời gian này các chính sách khuyến khích đẩy mạnh sản xuất đã bắt đầu được thực hiện: phát triển sản xuất lương thực ăn no đánh thắng, Ban hành chính sách thuế nông nghiệp, công thương nghiệp, thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, mậu dịch quốc doanh, thực hiện từng bước cải cách dân chủ về kinh tế đem lại ruộng đất cho nông dân, Tiến hành cải cách ruộng đất đem lại ruộng đất cho nông dân (1953).v.v... Tất cả những chính sách trên dược Đảng, Chính phủ đề ra và được thực hiện thắng lợi góp phần cho chiến thắng Điện Biên Phủ. Khi hoà bình lập lại 1954, Chính phủ đã thực hiện việc chia đất cho nông dân, tạo động lực mới trong sản xuất nông nghiệp, các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp được củng cố và xây dựng: củng cố đập Bái Thượng, xây dựng công trình thuỷ nông Bắc Hưng Hải, hàng chục nghìn mét kênh mương đuợc xây dựng và hoàn thành, việc nghiên cứu khoa học bắt đầu được triển khai, các trạm cơ khí được thành lập ở các vùngđã góp phần đưa trình độ sản xuất tiến lên một bước. Sau giải phóng miền Nam (1975) do hậu quả nặng nề của chiến tranh sản xuất nông nghiệp mới bắt đầu được khôi phục lại và tăng trưởng chậm chạp. Xác định được khó khăn mà đất nước ta đang gặp phải, trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1983) đã xác định phải bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư, tập trung sức người sức của vào việc thực hiện cho được ba chương trìng mục tiêu về lương thực- thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, để đến khi kết thúc chặng đường đầu tiên trong kế hoạch 5 năm 1980-1990 đạt được kết quả: “- Về lương thực thực phẩm: bảo đảm lương thực đủ ăn cho toàn xã hội và có dự trữ, đáp ứng ổn định nhu cầu thiết yếu về thực phẩm. Mức tiêu dùng lương thực thực phẩm phải đảm bảo tái sản xuất.” (3) Đại hội lần thứ VI Đảng ta đã xác định: “yêu cầu cấp bách về lương thực, thực phẩm, về nguyên liệu sản xuất hàng tiêu dùng, về hàng xuất khẩu quyết định vị trí hàng đầu của nông nghiệp. Phải đưa nông nghiệp tiến một bước theo hướng sản xuất lớn nhằm yêu cầu chủ yếu là tăng nhanh khối lượng và tỉ xuất hàng hoá nông sản. Nông nghiệp phải được ưu tiên đáp ứng những (3) Văn kiện Đại hội Đảng VI nhu cầu về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật.... phát triển nông nghiệp là kết hợp chuyên môn hoá với phát triển toàn diện, cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi, lúa và màu, cây lương thực và cây công nghiệp... sửa đổi bổ sung các chính sách chính sách về ruộng đất và các loại đất khác để quản lý, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên đất.” Để có thể đưa nông nghiệp trở thành vị trí hàng đầu, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra các chính sách về khoán sản phẩm trong nông nghiệp như chỉ thị 100 và đặc biệt Nghị quyết 10 quốc hội khoá VI đã đề ra khoán ruộng đất hay còn gọi là khoá 10. Khoán 10 ra đời được toàn dân đồng tình hưởng ứng bước đầu đã tạo dược động lực mới trong sản xuất, gắn lợi ích với công sức của người nông dân. Các chính sách về ruộng đất như khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, giao quyền sử dụng đất lâu dài cho người nông dân để họ yên tâm sản xuất trên mảnh ruộng của mình đã được triển khai trên toàn quốc. Cho tới đại hội lần thứ VII Đảng ta vẫn tiếp tục xác định “coi trọng phát triển nông nghiệp, xem đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế- xã hội”, sản xuất lương thực, thực phẩm được coi là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Chỉ có quan tâm phát triển nông nghiệp mới có thể lo đủ ăn, ổn định được đời sống của người dân, tình hình xã hội ổn định. Từ đó dễ dàng thực hiện các kế hoạch chỉ tiêu đã đề ra: “ Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước”. Với những chính sách đúng đắn phù hợp với điều kiện nông nghiệp đất nước, đáp ứng được nguyện vọng của người dân đã thực sự làm cho nông nghiệp nước ta khởi sắc. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu lại ảnh hưởng trầm trọng do cuộc chiến tranh để lại (trước năm 86 mỗi năm đất nước ta phải nhập 1-1.5 triệu tấn gạo), thì tới năm 89 số lượng nhập khẩu giảm dần. Và từ năm 96 tới nay (98) đất nước ta không những đảm bảo được sự ổn định về lương thực trong nước, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân mà mỗi năm nước ta còn xuất khẩu được 3-3.5 triệu tấn gạo, nâng cao sản lượng bình quân đầu người lên đến 398.0 kg/người/năm (số liệu 97- Tổng cục thống kê). Trên bước đường phát triển của nông nghiệp, báo chí luôn theo sát để kịp thời phản ánh mọi mặt hoạt động, cổ vũ những gương sản xuất giỏi, những mô hình kinh tế mới. Những thành công khi thực hiện các phương thức triển khai kế hoạch mà Đảng, Chính phủ đề ra đã đều được đăng tải làm gương sáng cho mọi người noi theo. “ Những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” (Nhân dân,trang 3 ngày 10/9/98) viết về những người nông dân bình dị nhờ sự quan tâm của chính phủ tới nông nghiệp và người nông dân cùng với sự cố gắng vượt qua những khó khăn của bản thân mình, đã trở thành những gia đình giầu có như: anh Ksor Yang, ông Sùng Chứ Vảng, anh Nguyễn Văn Tho.v.v... Đó là những người không những làm giầu cho bản thân mình mà còn tạo công ăn việc làm cho mọi người xung quanh, cùng muốn mọi người giầu có như mình. “Hương Sơn chuyển đổi cơ cấu mùa vụ để thắng hạn hán và làm giầu” (Xuân Lương, Nhân dân trang 2 ngày 10/9/98) viết về Hương Sơn một huyện của Hà Tĩnh đã vượt qua những khó khăn của một huyện miền núi thực hiện thành công chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng đồng thời với việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến nên các loại giống lúa đã cho năng suất cao. Đồng thời huyện cũng đã chú trọng tới việc chăn nuôi gia súc gia cầm, phát triển kinh tế vườn đồi, lo đầu tư vào cơ sở hạ tầng làm đường liên xã bằng nguồn vốn huy động nhân dân đóng góp. Với những thành công trên ngày nay Hương Sơn đang ngày càng thay da đổi thịt, từ một huyện vốn nghèo nhất nhì Hà Tĩnh, ngày nay Hương Sơn trở thành một huyện khá, giỏi toàn diện của tỉnh, là mô hình tốt để mọi nơi học tập. Bên cạnh việc phản ánh những mô hình tốt, những điển hình tiên tiến các báo cũng đã kịp thời phản ánh những vướng mắc để cùng tìm cách tháo gỡ: Bài điều tra “ Thiếu đất sản xuất, nông dân Bạc Liêu có thể vượt qua đói, nghèo?” (Đào Công Tâm- Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu, Nhân Dân, trang 1 số 15775 ngày 10/9/98); “ Những dự án nhóm C được thực hiện như thế nào?” (Hữu Hạnh-Kiều Thắng, Nhân Dân, trang 1 số 15811 ngày 16/10/98); “Giá lúa chưa kích thích sản xuất” (Minh Hoài, thời báo Kinh Tế Việt Nam, số 53 thứ tư 2/7/97 trang 11) Đảng, Nhà nước ta luôn xác định: Nông nghiệp và ANLT có mối quan hệ mật thiết với nhau và cả hai đều là lĩnh vực quan trọng, là nền tảng để ổn định xã hội. Trong nghị quyết số 06/NQ/t.ư ra ngày 10/11/98 về một số vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn đã đề ra mục tiêu: - bảo đảm ANLT quốc gia trong mọi tình huống. Từng bước cải thiện bữa ăn, tiến tới đạt tiêu chuẩn về dinh dưỡng. Với sự điều chỉnh các chính sách điều hành quản lý đất nước ngày nay vấn đề ANLT đã được đảng, nhà nước ta coi là vấn đề quốc sách và luôn được đặt ở hàng đầu. Bốn tờ báo: Nhân dân, Nông nghiệp, Việt Nam- Đông Nam á ngày nay, Thời báo kinh tế Việt Nam đều là những tờ báo thực hiện tốt chủ trương chính sách của nhà nước. Cả bốn tờ báo đều đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh những vấn đề nông nghiệp liên quan đến chính sách ANLT quốc gia và đều thành công trong việc tuyên truyền phản ánh tình hình ANLT. 2. Bốn vấn đề: Xoá đói giảm nghèo, Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá nông nghiệp , Đầu tư vào nông nghiệp, Sự quản lý điều tiết lúa gạo của Chính phủ qua sự phản ánh của bốn tờ báo: Nhân dân, Nông nghiệp, Việt nam- Đông Nam á ngày nay, Thời báo kinh tế Việt Nam. Như chúng tôi đã nói ở phần mở đầu, vấn đề ANLT là một vấn đề rộng lớn, có liên quan tới mọi mặt tình hình của đời sống kinh tế- xã hội. Có rất nhiều vấn đề liên quan xung quanh việc đảm bảo ANLT, nhưng trong phạm vi nhỏ hẹp của đề tài luận văn sinh viên chúng tôi không có tham vọng xem xét hết tất cả các vấn đề, mà chỉ đặc biệt chú ý tới bốn vấn đề: xoá đói giảm nghèo, công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp (CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn), đầu tư vào nông nghiệp, sự quản lý điều tiết lúa gạo của Chính phủ qua những tin,bài của bốn tờ báo: Nhân dân, Nông nghiệp, Việt Nam- Đông Nam á ngày nay, Thời báo kinh tế Việt Nam. Nhằm mục đích xem xét mối liên quan giữa bốn vấn đề trên với sản xuất nông nghiệp và việc bảo đảm ANLT như thế nào. a. Vấn đề xoá đói giảm nghèo. Vấn đề xoá đói giảm nghèo đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ rất sớm. Từ khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới 1986 qua hơn mười năm đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, nền kinh tế chuyển từ bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý điều hành của nhà nước đã bắt đầu phát huy tác dụng. Bộ mặt đất nước có nhiều thay đổi, đời sống của mọi tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện đặc biệt là đời sống của bà con nông dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đáng phấn khởi của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đem lại thì nó còn tồn tại mặt trái của nó đó là: mức sống của người dân thành thị so với người dân nông thôn, giữa miền núi và đồng bằng có một sự chênh lệch khá lớn khoảng cách giàu nghèo đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Nông dân nước ta chiếm 70- 80% dân số và làm ra khoảng 30% GDP của đất nước, nhưng số người nghèo trong nông nghiệp cũng chiếm tới 20% với mức tiêu dùng dưới 2100calo/ ngày/người trong đó có 4-5%số hộ rất nghèo với thu nhập quy đổi bình quân đầu người 12kg lương thực/tháng. Còn đối với các tỉnh miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa thì số hộ nghèo vẫn còn chiếm tới 40-50%. Giãn cách giàu nghèo ở nông thôn đang có xu hướng tăng lên nhanh chóngvà đạt mức chênh lệch khoảng trên 20 lần. Trước tình hình trên đòi hỏi Đảngvà Nhà nước ta phải giải quyết được tình trạng đói nghèo của người nông dân giúp cho họ có được một cuộc sống ổn định để họ yên tâm sản xuất. Nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo đã được đặt ra với các nghành các cấp và đã được triển khai nhanh chóng tới từng người dân. nghị quyết số 06/nq/t.ư ra ngày10/11/98 về một số vấn đề phát triển nông nghiệpvà nông thôn đã đề ra mục tiêu: “bằng nhiều biện pháp để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn, xoá hộ đói (vào năm 2000) giảm tỉ lệ nghè

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9.doc
Tài liệu liên quan