Đề tài Một số vấn đề về lữ hành du lịch và tình hình kinh doanh lữ hành quốc tế ở Công ty Du lịch Việt nam - Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH DU LỊCH 3

I. Kinh doanh lữ hành - một bộ phận quan trọng trong hoạt động du lịch 3

I.1. Khái niệm về du lịch và khách du lịch 3

I.1.1. Khái niệm về du lịch 3

I.1.2. Khái niệm về khách du lịch 5

I.2. Sự ra đời của hoạt động kinh doanh lữ hành và vai trò của nó trong hoạt động du lịch 5

II. Những vấn đề cơ bản về hoạt động kinh doanh lữ hành 7

II.1. Khái niệm về Công ty lữ hành 7

II.2. Cơ cấu tổ chức của một Công ty lữ hành 8

II.3. Các hoạt động chủ yếu của Công ty lữ hành du lịch 10

II.3.1. Hoạt động trung gian 10

II.3.2. Hoạt động nghiên cứu thị trường 10

II.3.3. Hoạt động xây dựng chương trình du lịch 11

II.3.4. Hoạt động quảng cáo 14

II.3.5. Tổ chức bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói 15

II.4. Sản phẩm chính của Công ty lữ hành và các đặc điểm cơ bản của nó 17

Chương II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH DU LỊCH QUỐC TẾ Ở CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM - HÀ NỘI 19

I. Khái quát chung về Công ty Du lịch Việt nam - Hà nội 19

I.1. Hoàn cảnh ra đời, quá trình xây dựng và phát triển 19

I.2- Mô hình tổ chức bộ máy và lực lượng lao động của Công ty 21

I.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật - tài sản, tiền vốn của Công ty 26

I.4. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của Công ty những năm vừa qua 28

 

doc45 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về lữ hành du lịch và tình hình kinh doanh lữ hành quốc tế ở Công ty Du lịch Việt nam - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phẩm của mình bán ra. b. Tổ chức thực hiện chương trình du lịch. Trong Du lịch, khi sản xuất xong sản phẩm là chương trình du lịch, kể cả khi đã bán sản phẩm cho du khách, du khách trả tiền rồi nhưng quá trình tiêu thụ chưa kết thúc, Công ty lữ hành còn phải tổ chức thực hiện chương trình du lịch đó. Thực chất của việc thực hiện chương trình du lịch là thực hiện giải quyết mối quan hệ sau: - Mối quan hệ giữa Công ty lữ hành và nhà cung cấp. - Mối quan hệ giữa Công ty lữ hành du lịch và khách du lịch. - Mối quan hệ giữa Công ty lữ hành nhận khách và Công ty lữ hành gửi khách. - Mối quan hệ giữa khách du lịch và hướng dẫn viên. Hoạt động tổ chức thực hiện chương trình du lịch trọn gói bao gồm các hoạt động cụ thể sau: ã Các hoạt động trước chuyến đi: - Thoả thuận với khách hoặc với Công ty gửi khách về nội dung, thời gian thực hiện, mức giá của chương trình... - Ghi tên đoàn khách, thu thập thông tin về các nhu cầu đi lại, ăn, ở, vui chơi giải trí của du khách và nhận tiền đặt cọc. - Thông tin cho các nhà cung cấp (khách sạn, nhà hàng...) về việc đặt phòng, đặt suất ăn và thông tin đi lại cho khách du lịch hay Công ty gửi khách. - Bố trí, sắp xếp hướng dẫn viên, lái xe... - Tổ chức các hoạt động đón tiếp, đặc biệt là đối với khách quan trọng, người lãnh đạo hoặc người trực tiếp điều hành tour phải có mặt tham gia đón tiếp khách. ã Các hoạt động trong chuyến đi. - Theo dõi kiểm tra, đảm bảo các dịch vụ theo đúng chủng loại, chất lượng nhằm ngăn chặn kịp thời những thiếu sót và đảm bảo không bị cắt xén hoặc thay đổi các dịch vụ trong chương trình. - Yêu cầu hướng dẫn viên báo cáo thường xuyên tình hình của đoàn khách, xử lý kịp thời các tình huống bất thường có thể xảy ra. - Phối hợp các bộ phận trong quá trình thực hiện chương trình. ã Các hoạt động sau chuyến đi. - Tổ chức các buổi liên hoan tiễn khách. - Thu các phiếu trưng cầu ý kiến của khách (nếu có) và báo cáo về chuyến đi của hướng dẫn viên). - Xử lý các công việc còn tồn đọng cần giải quyết sau chương trình (nếu có) như: thất lạc hành lý của khách, khách bị ốm... - Thanh toán với các nhà cung cấp, với các Công ty lữ hành gửi khách và tiến hành thanh toán trong nội bộ Công ty. - Gửi thư chúc mừng và tặng quà cho khách (nếu có). - Tổ chức họp mặt rút kinh nghiệm trong Công ty (nếu cần). Ngoài các hoạt động chính nêu trên, ngày nay quy mô của các Công ty lữ hành đã được mở rộng và các hoạt động cũng được phát triển phong phú như bán hàng lưu niệm, dịch vụ thông tin liên lạc, làm thủ tục xuất nhập cảnh, đổi tiền, cho thuê xe... II.4. Sản phẩm chính của Công ty lữ hành và các đặc điểm cơ bản của nó. Sản phẩm của Công ty lữ hành thường bao gồm 2 loại cơ bản là các dịch vụ du lịch riêng lẻ và các chương trình du lịch trọn gói. Tuy nhiên, sản phẩm chính của các Công ty lữ hành không phải là các dịch vụ môi giới mà là các chương trình du lịch trọn gói. Các chương trình du lịch trọn gói là những nguyên mẫu để căn cứ vào đó người ta tổ chức những chuyến du lịch với mức giá đã được xác định trước. Nội dung của chương trình bao gồm các hoạt động như vận chuyển, lưu trú, tham quan, vui chơi giải trí... Mức giá của chương trình bao gồm giá của hầu hết các dịch vụ và hàng hoá phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch. Các chương trình du lịch trọn gói mang những đặc điểm của sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch không thật cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật chất, do đó không thể bày bán được như những sản phẩm hàng hoá thông thường khác và được bán cho du khách trước khi họ thấy sản phẩm đó. Du khách chỉ thấy được sản phẩm hàng hoá khi họ đã mua, khi họ tiêu dùng và điều này làm cho du khách khó có thể kiểm tra được chất lượng các sản phẩm trước khi tiêu dùng. Đặc biệt, sản phẩm du lịch được tạo bởi nhiều ngành kinh doanh khác như: giao thông vận tải, bưu điện, viễn thông, văn hoá, hệ thống các khách sạn... các sản phẩm luôn mang tính chất "tươi sống" nên không thể lưu kho tích trữ được. Ngoài ra, do tính chất của sản phẩm du lịch là cố định ở một nơi và thường xa nơi ở thường xuyên của khách, do đó để tiêu thụ sản phẩm khách phải đến tận nơi có sản phẩm du lịch. Những điều này cho thấy việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch được thực hiện trùng hợp về mặt không gian và thời gian. Do mang những đặc điểm của sản phẩm du lịch, các chương trình du lịch trọn gói là sản phẩm vô hình, không thể mang trưng bày, không thể quảng cáo được ở quầy hàng như các sản phẩm vật chất bình thường khác. Do đó du khách chỉ có thể đánh giá được chất lượng một chương trình sau khi tham gia vào quá trình tiêu dùng xong chương trình du lịch đó. Nói cách khác, chất lượng một chương trình du lịch không phải là một đại lượng cố định, nó luôn gắn liền với thời gian, không gian tạo ra và tiêu dùng nó. Nội dung của một chương trình du lịch trọn gói bao gồm các hoạt động vận chuyển, lưu trú, tham quan, vui chơi giải trí. Vì vậy, để có một chương trình du lịch hoàn hảo cần phải biết kết hợp hài hoà các yếu tố này, phải có mối quan hệ với các nhà cung ứng các dịch vụ du lịch trong quá trình du lịch hoàn hảo cần phải biết kết hợp hài hoà các yếu tố này, phải có mối quan hệ với các nhà cung ứng các dịch vụ du lịch trong quá trình tổ chức xây dựng, bán, và thực hiện các chương trình du lịch này. chương II Tình hình hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch quốc tế ở Công ty Du lịch Việt nam - Hà nội I. khái quát chung về Công ty Du lịch Việt nam - Hà nội I.1. Hoàn cảnh ra đời, quá trình xây dựng và phát triển. Tổ chức đầu tiên về du lịch của nước ta - Du lịch Việt nam (Công ty Du lịch Việt nam - Vietnamtourism) ra đời ngày 9 tháng 7 năm 1960. Trong sự phát triển bùng nổ về Du lịch trên thế giới từ giữa thế kỷ CC, và ở nước ta, từ những năm 1980 Du lịch đã phát triển mạnh. Do đó đến tháng 6 năm 1978, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã có quyết định thành lập Tổng cục Du lịch Việt nam (trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng). Cuối năm 1989 đầu năm 1990, do có sự chuyển đổi về cơ chế kinh tế, và yêu cầu sắp xếp lại tổ chức sản xuất kinh doanh, giảm bớt đầu mối quản lý trong nền kinh tế quốc dân, Tổng cục Du lịch Việt nam được sát nhập vào Bộ văn hoá, và đến tháng 4 năm 1990, Tổng Công ty Du lịch Việt nam được thành lập (trên cơ sở của Tổng cục Du lịch Việt nam (cũ)) trực thuộc Bộ văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch. Tháng 6 năm 1991, Tổng Công ty Du lịch Việt nam được chuyển về trực thuộc Bộ Thương mại và Du lịch. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá IX đã quyết định tách Du lịch thành một ngành kinh tế độc lập (cho phép thành lập Tổng cục Du lịch Việt nam trực thuộc Chính phủ). Vì vậy, Chính phủ đã quyết định cho Tổng cục Du lịch bắt đầu hoạt động từ ngày 15 tháng 11 năm 1992. Và Nghị định 20/CP, ngày 27 tháng 12 năm 1992 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục. Ngày 5 tháng 01 năm 1993 Chính phủ ban hành Nghị định số 02/CP về việc “giải thể Tổng Công ty Du lịch Việt nam”. Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh hoạt động được bình thường của đơn vị, Tổng cục Du lịch Việt nam quyết định tách bộ máy của Tổng Công ty Du lịch Việt nam, bao gồm văn phòng của Tổng Công ty Du lịch Việt nam tại Hà nội và văn phòng của hai chi nhánh thuộc Tổng Công ty Du lịch Việt nam tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà nẵng thành 03 Công ty Du lịch lữ hành được trực tiếp hoạt động kinh doanh du lịch Quốc tế. 1. Công ty Du lịch Việt nam tại Hà nội. Tên giao dịch Quốc tế là: Vietnamtourism in Ha noi. 2. Công ty Du lịch Việt nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tên giao dịch quốc tế là Vietnamtourism in Ho Chi Minh city. 3. Công ty Du lịch Việt nam tại Đà nẵng. Tên giao dịch quốc tế là VietNamtourism in Da nang. Ngày 26 tháng 03 năm 1993 theo Quyết định số 79/QĐ - TCCB của Tổng cục Du lịch Việt nam "về việc thành lập lại doanh nghiệp". Công ty Du lịch Việt nam - Hà nội được thành lập và chính thức đi vào hoạt động với tên đối ngoại: VietNamtourism in Ha noi. Là một tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, Công ty Du lịch Việt nam Hà nội (trực thuộc Tổng cục Du lịch Việt nam) có tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, được sử dụng con dấu riêng theo thể chế của Nhà nước Việt nam, được mở tài khoản tại Ngân hàng - bao gồm cả tài khoản Ngoại tệ. Công ty có trụ sở tại số 30A phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn kiếm, Thành phố Hà nội, chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Huế và các đại diện ở nước ngoài. Mục đích hoạt động của Công ty là thông qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của các hãng, các đối tượng khách du lịch quốc tế và trong nước. Từ đó tăng nguồn thu ngoại tệ góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành Du lịch, trên cơ sở đó góp phần xây dựng đất nước. Trong điều 6, điều lệ tổ chức của Công ty Du lịch Việt nam - Hà nội do Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch ký năm 1993 quy định rõ nội dung hoạt động kinh doanh của Công ty: - Tiến hành nghiên cứu thị trường du lịch. - Xây dựng và bán các chương trình du lịch. - Trực tiếp giao dịch và ký kết với các Hãng du lịch nước ngoài về khách du lịch. - Điều hành các chương trình du lịch. - Hướng dẫn du lịch. - Vận chuyển khách du lịch. - Kinh doanh khách sạn du lịch. - Dịch vụ quảng cáo thông tin về du lịch - Bán hàng lưu niệm. - Dịch vụ về thị thực xuất, nhập cảnh, gia hạn thị thực nhập cảnh cho khách du lịch. - Dịch vụ Thương mại tổng hợp. - Các dịch vụ dụ lịch bổ sung khác đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách du lịch. Trong quá trình hoạt động của mình, Công ty Du lịch Việt nam - Hà nội đã cùng với Công ty Du lịch Quảng ninh hợp tác liên doanh đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động: Khách sạn Thuỷ Tiên - Ha Long Bay. Sau 5 năm hoạt động, khách sạn đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp và nhận được sự hài lòng của du khách. I.2- Mô hình tổ chức bộ máy và lực lượng lao động của Công ty. Được thừa hưởng những thành quả và uy tín của Công ty Du lịch Việt nam (cũ), cũng như Tổng Công ty Du lịch Việt nam, Công ty Du lịch Việt nam - Hà nội có nhiều thuận lợi nhưng cũng tồn tại những bất cập. Song cùng với thời gian và để phù hợp với hoạt động kinh doanh, lãnh đạo Công ty đã tiến hành kiện toàn lại, và hiện nay Công ty đã có một bộ máy hoạt động gọn nhẹ hơn, năng động hơn, phát huy tốt nhất khả năng và thế mạnh của từng cán bộ công nhân viên trong Công ty. sơ đồ tổ chức bộ máy lãnh đạo của Công ty du lịch Việt nam - Hà nội Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Tài chính kế toán Phòng Hành chính tổ chức Phòng Thị trường Quốc tế I Phòng Thị trường Quốc tế II Phòng Thị trường trong nước Tổ Thông tin quảng cáo Phòng Điều hành Phòng Hướng dẫn Tổ xe Chi nhánh Hiện nay, tổng số cán bộ, công nhân viên của Công ty là 140 người (bao gồm cả biên chế chính thức, hợp đồng ngắn và dài hạn). Trong đó cán bộ công nhân viên có trình độ đại học là 108 người (chiếm 77%). Điều này chứng tỏ trình độ phổ cập chung của toàn bộ cán bộ toàn Công ty khá đồng đều và tương đối cao so với các đơn vị khác. Công ty thực hện mô hình quản lý trực tuyến chức năng, Đứng đầu Công ty là Giám đốc, là người lãnh đạo cao nhất và quản lý Công ty về mọi mặt, Giám đốc là người trực tiếp ra các quyết định và chịu trách nhiệm giao phó, đốc thúc các phòng ban chức năng thực hiện các quyết định đó. Đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của Công ty. Đồng thời chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch và trước pháp luật hiện hành của Nhà nước về mọi hoạt động của Công ty. Các Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc và được Giám đốc phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác của đơn vị, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật Nhà nước về lĩnh vực mà Giám đốc đã uỷ nhiệm. Tổ chức bộ máy Công ty bao gồm: Ban giám đốc gồm 03 người: 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc. * Công ty có 9 phòng ban: 1. Phòng thị trường quốc tế 1. Phòng có 11 người chuyên phụ trách khu vực các nước nói tiếng Pháp. Đội ngũ nhân viên trong phòng đều có trình độ đại học (10 người), và hầu hết là tốt nghiệp đại học ngoại ngữ và một số người thuộc ngành nghề khác. Phòng có chức năng và nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng các chương trình du lịch, chào bán các chương trình du lịch với khách hàng. Nghiên cứu thị trường du lịch quốc tế, trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng trao đổi khách du lịch với các tổ chức, các Hãng du lịch quốc tế, theo dõi việc thực hiện hợp đồng đã ký kết. Sau khi có các thông tin về nhu cầu mua tour du lịch của khách, phòng tiến hành lập và gửi thông báo khách đến phòng điều hành, phòng hướng dẫn và phòng tài chính - kế toán để cùng thực hiện chương trình. 2. Phòng thị trường quốc tế 2. Phòng gồm 12 người, với 01 trưởng phòng, 01 phó phòng, 01 người làm dịch vụ thị thực xuất nhập cảnh cho khách, số nhân viên còn lại làm việc trực tiếp với các Hãng du lịch gửi khách quốc tế hoặc khách du lịch quốc tế đi lẻ. Toàn bộ số cán bộ trong phòng đều có trình độ đại học, chủ yếu là đại học ngoại ngữ và một số chuyên ngành kinh tế khác. Phòng có chức năng và nhiệm vụ như phòng thị trường quốc tế 1, nhưng khác là phòng trực tiếp liên hệ giao dịch ký kết Hợp đồng kinh doanh du lịch với các Hãng du lịch gửi khách và khách du lịch quốc tế đến từ các quốc gia nói tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng ý.., (trừ tiếng Pháp). 3. Phòng thị trường trong nước. Từ năm 1993 đến 1995 Công ty có một phòng du lịch nội địa, từ năm 1995 đến năm 2000 do tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty có nhiều thay đổi nên phòng du lịch nội địa đã được sát nhập vào phòng thị trường quốc tế 2. Sang đầu năm 2001, Công ty quyết định thành lập phòng thị trường du lịch trong nước như hiện nay để thúc đẩy việc kinh doanh và khai thác thị trường khách nội địa. Phòng có 11 cán bộ công nhân viên được phân chia thành 4 nhóm công tác khác nhau: - Nhóm 1: làm nhiệm vụ xây dựng và bán các chương trình đi du lịch nước ngoài cho khách du lịch là công dân Việt nam. - Nhóm 2: làm nhiệm vụ bán các chương trình đi du lịch trong nước cho người nước ngoài. - Nhóm 3: có nhiệm vụ tổ chức xây dựng các chương trình du lịch cho người trong nước (công dân Việt nam). - Nhóm 4: Làm nhiệm vụ tổ chức hạch toán kinh tế, thống kê các mức thu, chi trước thuế trong một chương trình du lịch, sau đó tập hợp lại báo cáo cho phòng kế toán. Chức năng của phòng này là tổ chức, xây dựng và bán các chương trình du lịch cho người Việt nam hoặc người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt nam đi du lịch ra nước ngoài và du lịch trong nước. 4. Phòng điều hành. Phòng có 13 người, mỗi người đều được phân công một công việc cụ thể theo từng mảng dịch vụ phục vụ khách hoặc theo các tuyến điểm du lịch chủ yếu. Phòng có nhiệm vụ giải quyết mọi yêu cầu của khách du lịch ghi trong hợp đồng. Cụ thể là chương trình du lịch của khách đã mua và những yêu cầu khác phát sinh ngoài hợp đồng như: thay đổi chương trình, mua thêm dịch vụ, kéo dài tour, gia hạn visa... Sau khi nhận được thông báo khách từ phòng thị trường, phòng điều hành thực hiện việc đặt chỗ tại các khách sạn, nhà hàng, mua vé máy bay, thuê xe ô tô để tổ chức cung cấp dịch vụ phục khách du lịch theo chương trình. Đồng thời nhanh chóng thông báo kết quả chuẩn bị cho chương trình, việc thu xếp các dịch vụ cho khách để phòng thị trường biết và có điều kiện thuận lợi trong việc giao dịch với các hãng gửi khách khi họ cần những thông tin hoặc yêu cầu cụ thể về một vấn đề gì đó trong chương trình thuộc tour du lịch của khách. 5. Phòng hướng dẫn. Hiện nay có 19 cán bộ nhân viên được chia thành hai nhóm: - Nhóm 1: gồm 10 người chủ yếu là hướng dẫn các đoàn khách nói tiếng Pháp. - Nhóm 2: gồm 5 người chuyên hướng dẫn các đoàn khách nói tiếng Anh, Italia, Tây Ban Nha..,(ngoại trừ tiếng pháp). Ngoài ra còn có 01 người chuyên tiếng Đức và 03 cán bộ quản lý phòng cũng đều là hướng dẫn viên chính của Công ty. Tất cả số họ đều tốt nghiệp đại học ngoại ngữ, am hiểu và thông thạo từ hai ngoại ngữ trở lên. Chức năng chủ yếu của phòng là đưa đón và hướng dẫn khách du lịch đến Việt nam và đưa công dân Việt nam đi du lịch ra nước ngoài theo chương trình đã ký kết. Phòng có nhiệm vụ bố trí hướng dẫn viên đưa đón khách trong thời gian du lịch, giới thiệu các điểm tham quan phối hợp với các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch để tổ chức tốt việc phục vụ khách theo chương trình đã định. 6. Phòng tài chính - kế toán. Phòng Tài chính - kế toán gồm 12 người, trong đó có 10 người có trình độ đại học. Phòng có chức năng: lập hoá đơn; thanh toán tất cả các dịch vụ phát sinh trong nước (thanh toán toàn bộ chi phí theo hoá đơn của nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn...); theo dõi và thanh toán công nợ quốc tế, hạch toán doanh thu và kê khai nộp thuế cho Nhà nước. 7. Phòng hành chính - tổ chức. Phòng hành chính tổ chức có 22 người, chịu trách nhiệm về nhân sự, chế độ lương, khen thưởng, kỷ luật đối với các cán bộ nhân viên trong Công ty, theo dõi tình hình làm việc của các bộ phân, tạo điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, văn phòng phẩm.., cho các phòng, ban trong Công ty thực hiện tốt công tác của mình. Phòng hành chính tổ chức áp dụng chế độ tuyển dụng, đào tạo và thải loại nhân viên, tham mưu cho lãnh đạo điều động từ bộ phận này sang bộ phận khác cho phù hợp, đảm bảo cho bộ máy tổ chức của Công ty hoạt động với hiệu quả cao nhất. 8. Tổ thông tin - quảng cáo. Tổ mới được thành lập tháng 5 năm 2000 gồm có 4 nhân viên, tất cả đều tốt nghiệp đại học, gồm 01 hoạ sĩ làm nhiệm vụ thiết kế mẫu thông tin quảng cáo cho Công ty, 01 kỹ sư, 01 cử nhân kinh tế du lịch và 01 thiết kế viên. Tổ có chức năng và nhiệm vụ là xây dựng các cơ sở dữ liệu, quản lý mạng máy tính trong Công ty, tổ chức và thu thập thông tin cả trong và ngoài nước về 3 mảng: thị trường, thông tin và quảng cáo. 9. Tổ xe. Tổ gồm có 13 người, với chức năng làm công tác vận chuyển, khách theo chương trình đã định. Tổ xe có nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh và phục vụ khách trong lĩnh vực vận chuyển. Quản lý và sử dụng các đầu xe đảm bảo đạt kết quả và an toàn. Do nhu cầu vận chuyển khách và tạo thế chủ động trong việc đưa đón khách du lịch, Công ty đã thành lập tổ xe riêng gồm 13 chiếc các loại từ 4, 25 đến 30 chỗ ngồi. Tổ xe có các loại xe mới với năng suất vận chuyển cao. Bình quân mỗi xe chạy 3000 Km mỗi tháng (thời điểm mùa vụ du lịch) và 2000Km mỗi tháng (ngoài vụ du lịch). 10. Các bộ phận khác. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phục vụ khách du lịch, từ tháng 9 năm 1993, Công ty đã thành lập hai chi nhánh: - Chi nhánh Công ty du lịch Việt nam - Hà nội tại thành phố Hồ Chí Minh, gồm 10 người và một giám đốc chi nhánh. - Chi nhánh Công ty du lịch Việt nam - Hà nội tại thành phố Huế, gồm 8 người và một giám đốc chi nhánh. Các chi nhánh của Công ty có chức năng như phòng điều hành với nhiệm vụ lo toàn bộ các dịch vụ cho khách, như: đặt phòng, vận chuyển, giao dịch với các cơ sở du lịch tại khu vực miền Trung và miền Nam. Để chủ động phục vụ khách về điều kiện vận chuyển hàng không, Công ty đã mở đại lý vé máy bay, và hoạt động này đã đạt hiệu quả tốt trong những năm vừa qua. Việc tổ chức đón khách rất quan trọng, trong điều kiện sân bay của ta có nhiều khó khăn, tình hình trật tự còn lộn xộn, để tạo điều kiện cũng như tạo uy tín cho Công ty, thuận lợi cho các hướng dẫn viên đưa đón khách, Công ty du lịch Việt nam - Hà nội đã mở văn phòng đại diện tại sân bay Nội Bài, bởi đa số khách du lịch vào Việt nam đều qua cửa khẩu Nội Bài (phía Bắc) và Tân Sơn Nhất (phía Nam). Văn phòng này được giao cho phòng hướng dẫn trực tiếp thay mặt Công ty đảm nhiệm. I.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật - tài sản, tiền vốn của Công ty. Hiện nay tổng mức vốn kinh doanh của Công ty Du lịch Việt nam - Hà nội là: 4.113.595.593 VNĐ, trong đó: - Vốn cố định: 2.113.331.264 VNĐ - Vốn lưu động: 2.000.264.689 VNĐ, bao gồm vốn ngân sách nhà nước cấp: + Vốn cố định: 1.008.990.067 VNĐ + Vốn lưu động: 1.356.714.689 VNĐ + Vốn tự bổ sung: 643.550.000 VNĐ Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty đã cố gắng đầu tư cơ sở hạ tầng một cách hoàn thiện phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, thu được nhiều đối tác tham gia ký kết các hợp đồng lớn. Về tài sản thuộc nhóm nhà cửa của Công ty bao gồm: - Nhà làm việc ở số 30A Lý Thường Kiệt do Nhà nước cấp trị giá 596.835.994 (VND), sau khi trừ giá trị hao mòn (303.955.994 VND), giá trị còn lại là 292.880.000 (VND). - Khu nhà ở 13 Nguyễn Khắc Cần trị giá 747.959.289 (VND), sau khi trừ giá trị hao mòn (234.369.289 VND), giá trị còn lại là 513.590.000 (VND). - Khu nhà ở 40 Đại Yên trị giá 77.477.844 (VND), sau khi trừ giá trị hao mòn (73.603.844 VND), giá trị còn lại là 3.874.000 (VND). - Trạm điện ở 13 Nguyễn Khắc Cần. Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh vận chuyển khách, Công ty còn có một đội xe gồm 13 đầu xe, trị giá tương đương 6 tỷ VND, bao gồm: 02 xe COSTER (30 chỗ); 02 xe NISAN (26 chỗ); 01 xe TOYOTA (16 chỗ); 03 xe TOYOTA (12 chỗ); 01 xe IZSUZU (7 chỗ); 01 xe MAZDA (4 chỗ); 03 xe CROAWN (4 chỗ). Tất cả các loại xe đều được bảo dưỡng định kỳ và khi đưa vào sử dụng luôn luôn ở trong tình trạng an toàn nhất. Bên cạnh đó, để hoà nhập với công nghệ thông tin hiện đại Công ty đã trang bị hệ thống máy móc thiết bị nhằm đáp ứng cầu hoạt động kinh doanh và đối ngoại, đồng thời để lưu giữ và xử lý số liệu một cách chính xác và nhanh chóng. Cụ thể: 25 chiếc máy vi tính; 3 chiếc máy photocopy; 5 chiếc máy fax, 15 chiếc máy in... và rất nhiều các thiết bị công tác hiện đại khác. I.4. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của Công ty những năm vừa qua. Hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của Công ty Du lịch Việt nam - Hà nội bao gồm hầu hết các hoạt động của một doanh nghiệp lữ hành. Hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch là hoạt động chính của Công ty, thường chiếm trên 90% tổng doanh thu của cả Công ty. Dưới đây là kết quả kinh doanh lữ hành du lịch của Công ty qua các năm 1998, 1999, 2000. Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 A- Chỉ tiêu khách 1. Khách quốc tế đi tour Khách 5.765 6.325 7.150 - Thị trường 1 " 3.403 4.114 4.640 - Thị trường 2 " 2.194 2.211 2.510 - Chi nhánh " 168 - - 2. Ngành khách quốc tế Ngày/khách 53.386 63.282 70.533 - Thị trường 1 " 34.712 42.046 45.681 - Thị trường 2 " 18.306 21.236 24.852 - Chi nhánh " 368 - - 3. Khách visa Khách 2.443 2.489 3.020 4. Người VN đi DLNN " 748 750 928 5. Khách DL nội địa " 476 500 1.039 B- Doanh thu ngoại tệ USD 4.483.875 4.870.188 5.198.880 1. Khách quốc tế đi tour " 4.059.758 4.504.630 4.738.620 - Thị trường 1 " 2.563.911 2.891.740 2.922.620 - Thị trường 2 " 1.482.647 1.612.890 1.816.000 - Chi nhánh " 13.200 - - 2. Thu từ visa " 42.051 42.558 49.630 3. Người VN đi DLNN " 339.066 323.000 361.000 4. Khách DL nội địa " 8.000 - - 5. Hoa hồng đại lý máy bay " 35.000 - 49.630 C- Tổng doanh thu đã quy đổi Triệu. đ 59.190 57.624 63.000 Lãi " 5.100 6.127 6.500 Nộp ngân sách " 4.070 5.098 5.400 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Công ty DLVN-HN 1998, 1999, 2000). Bảng trên cho ta thấy doanh thu về du lịch của Công ty chủ yếu là từ kinh doanh lữ hành du lịch quốc tế. Cụ thể là: + Năm 1998 doanh thu về hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch quốc tế chiếm 98,1% trong tổng doanh thu toàn Công ty với mức tuyệt đối là 58.064 (triệu đồng). Năm 1999 chiếm tới 99% với mức tuyệt đối là 57.047 (triệu đồng). + Năm 2000 doanh thu về kinh doanh lữ hành du lịch quốc tế chiếm 98% trong tổng doanh thu toàn Công ty với mức tuyệt đối là 61.740 (triệu đồng). Trong khi đó, doanh thu về hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch nội địa Công ty chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu về kinh doanh lữ hành du lịch, năm 1998 chỉ chiếm 0,2% với mức tuyệt đối là 105,6 (triệu đồng). Bảng 3: Cơ cấu khách du lịch của Công ty du lịch Việt nam - Hà nội từ năm 1998 - 2000. Đơn vị: lượt khách Năm Cơ cấu khách DL 1998 1999 2000 1. Khách quốc tế vào Việt nam du lịch 5765 6325 7150 2. Khách Việt nam đi du lịch nước ngoài 748 750 928 3. Khách Việt nam đi du lịch trong nước 476 500 1039 4. Tổng số khách du lịch 6989 7575 9117 (Nguồn: báo cáo tổng kết cơ cấu khách du lịch của Công ty DLVN-HN năm 1998 - 2000). Lượng khách đến với Công ty ngày càng tăng lên, đặc biệt là số lượt khách quốc tế vào Việt nam du lịch và đây là nguồn khách chủ yếu của Công ty. Đạt được những kết quả như trên là do Công ty đã lựa chọn các chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện khả năng kinh doanh của mình và sự biến động của thị trường du lịch trong và ngoài nước. Hơn thế nữa, Công ty còn có một đội ngũ lao động có trình độ, có tâm huyết với công việc, chịu học hỏi kinh nghiệm và có tinh thần đoàn kết, đặc biệt là biết áp dụng các chiến lược kinh doanh vào thực tế. II. tình hình hoạt động động kinh doanh lữ hành du lịch quốc tế ở Công ty Du lịch Việt nam - Hà nội những năm vừa qua. II.1. Mối quan hệ của Công ty Du Lịch Việt nam - Hà nội với các Hãng du lịch quốc tế và các đơn vị du lịch trong nước. Trong hoạt động du lịch, các Công ty lữ hành cần có những mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp để phối hợp các "cung" du lịch thành một khối liên hoàn, có được những sản phẩm du lịch (là các tour du lịch trọn gói) phục vụ khách du lịc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH0038.doc
Tài liệu liên quan