Đề tài Một số vấn đề về quản lý lao động tiền lương ở Công ty cổ phần dịch vụ vận tải

 

Phần I: mở đầu 1

phần II 2

thực trạng về quản lý lao động tiền lương 2

ở Công ty cổ phần dịch vụ vận tải 2

I . Giới thiệu về công ty . 2

1. Sự ra đời. 2

2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. 2

3. Quá trình phát triển của Công ty. 3

4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 4

II. thực trạng về quản lý lao động tiền lương ở Công ty cổ phần dịch vụ vận tải. 9

1. Đặc điểm về lao động ở Công ty. 9

1.1. Vấn đề lao động ở Công ty. 9

1.2. Cơ cấu lao động. 9

1.3. Số lượng lao động. 10

1.4. Chất lượng lao động ở Công ty. 13

1.5. Các hình thức tổ chức quản lý lao động của Công ty. 15

2. Vấn đề tiền lương ở Công ty. 16

2.1. Phương pháp tính quĩ lương của Công ty. 16

2.2. Các hình thức trả lương. 21

3. Nhận xét chung. 23

phần III 25

một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý lao động tiền lương ở công ty 25

I. phương hướng phát triển của công ty. 25

II. những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý lao động tiền lương ở công ty. 26

kết luận 29

 

 

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về quản lý lao động tiền lương ở Công ty cổ phần dịch vụ vận tải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân lái xe thực hiện nghjiêm chỉnh kế hoạch vận tải, kế hoạch BDSC, nộp đúng, đủ, mức khoán hàng tháng. + Trạm vận tải đại lý : Nắm vững tình hình bến bãi , kho tàng, đường xá hàng hoá... để thông báo kịp thời cho phòng kế hoạch điều độ. Giúp cho việc vận chuyển tthuận lợi. Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp Nhà nước và các qui định của chính quyền địa phương. Chăm lo đời sống của CNVC. + Ban thiết kế cơ bản : Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và cải tạo công trình đưa Giám đốc phê duyệt. Lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật công trình. Chấp hành nghêm chỉnh chính sách của Nhà nước . Thay mặt lãnh đạo Công ty chăm lo đời sống của CNVC. II. thực trạng về quản lý lao động tiền lương ở Công ty cổ phần dịch vụ vận tải. 1. Đặc điểm về lao động ở Công ty. 1.1. Vấn đề lao động ở Công ty. + Lái xe : Đặc điểm hoạt động của Công ty cổ phần dịch vụ vận tải nói chung và đặc điểm vận tải nói riêng thì đây là một loại lao động mang tính đặc thù vì: Tính độc lập tương đối cao , thể hiện ở chỗ họ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình vận tải từ khâu khai thác nhu cầu vận chuyển đến việc tổ chức cận chuyển và thanh toán với khách hàng. Mặt khác hoạt động vận tải diễn ra bên ngoài phạm vi doanh nghiệp trong một không gian rộng lớn . Từ đó đòi hỏi người lái xe phải có phẩm chất như : Có tính độc lập tự chủ và ý thức tự giác cao, có khả năng sáng tạo và xử lý linh hoạt các tình huống nảy sinh trên đường, phải có trình độ hiểu biết rộng. Hiện nay Công ty có số lượng lao động đang làm việc là 416 người . Trong đó : + Lao động chính : 241 người. - Lao động quản lý : 49 người. - Thợ : 48 người. - Lái xe : 144 người. + Lao động phụ : 175 người. - Lao động gián tiếp : 58 người. - Thợ : 67 người. - Lái xe : 15 người. - Lao động dự kiến giải quyết lao động theo chế độ:35người. 1.2. Cơ cấu lao động. Đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần dịch vụ vận tải nói riêng , việc xác định số lao động cần thiết ở từng bộ phận trực tiếp và gián tiếp có ý nghĩa rất quan trọng trong vấn đề hình thành cơ cấu lao động tối ưu. Nếu thừa sẽ gây khó khăn cho quỹ tiền lương gây lãng phí lao động, ngược lại nếu thiếu sẽ không đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh . Vấn đề đặt ra là làm thế nào cho cơ cấu này hợp lý, điều này Công ty đang dần sắp xếp và tổ chức lại . Bảng 2 : Biểu cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp. (Được trích từ bảng phân công lao động của Công ty qua các năm 1997, 1998, 1999). Bộ phận 1997 1998 1999 KH TH KH TH KH TH Lao động trực tiếp% 78,2 75,23 82,4 77,89 78,0 78,0 Lao động gián tiếp% 21,8 24,77 17,6 22,11 22,0 22,0 S 100 100 100 100 100 100 Nhận xét : Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy về cơ cấu lao động so với kế hoạch thì nói chung Công ty thực hiện tương đối tốt, Công ty chú trọng bố trí lao động hợp lý theo kế hoạch đề ra. Tỷ lệ lao động gián tiếp cho đến nay có xu hướng giảm rõ rệt do yêu cầu của cơ chế thị trường cần phải gọn nhẹ nhưng phải đảm bảo có hiệu quả. Điều này cho thấy việc quản lý lao động ở Công ty là rất chặt chẽ và có hiệu quả. Bên cạnh đó ta thấy bộ phận trực tiếp có số lao động tăng nhều hơn bộ phận gián tiếp, điều này cũng dễ hiểu vì Công ty cổ phần dịch vụ vận tải là doanh nghiệp vận tải , hầu hết các cán bộ công nhân viên là lao động trực tiếp . Hơn nữa Công ty đang có xu hướng tinh giảm gọn nhẹ bộ máy gián tiếp theo chủ trương cuả Nhà nước . Công ty đang cố gắng xát nhập các phòng ban , giảm những vị trí không cần thiết cố gắng sắp xếp một người kiêm nhiều việc , tiến hành cấu lại lao động giữa bộ phận trực tiếp và gián tiếp. Đối với lao động gián tiếp thì Công ty vẫn có biện pháp tích cực đê giảm số lao động này mà vẫn đảm bảo yêu cầu cũng như nhiệm vụ sản xuất của Công ty. 1.3. Số lượng lao động. Số lượng lao động là một trong những nhân tố cơ bản quyết định qui mô kết quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động cần xác định mức tiét kiệm hay lãng phí . Trên cơ sở đó tìm mọi biện pháp tổ chức sử dụng lao động tốt nhất. Tình hình thực hiện số lượng lao động trong vận tải gồm: + Lao động vận tải ( Lao động quản lý, lái xe, thợ). + Lao động dịch vụ , xuất - nhập khẩu. + Lao động đại lý vận tải. + Lao động dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa. Bảng 3 : (nguồn trích: phòng lao động tiền lương) Năm 1997 1998 1999 Chỉ tiêu KH TH % KH TH % KH TH % ồLđ 450 406 90,2 435 409 94,0 420 416 99,0 Lđvt 215 206 95,8 210 207 98,6 200 198 99 Lđdv,xnk 79 58 73,4 78 75 96,2 76 75 98,7 Lđ đlvt 88 87 98,9 87 73 83,9 87 85 97,7 Ldbdsc 68 55 80,9 60 54 90 57 58 101,8 Nhận xét : Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng : Tổng số lao động của Công ty qua các năm đều có sự biến động và có sự chênh lệch kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch là tương đối . Năm 1997 đạt 90,2% so với kế hoạch. Năm 1998 đạt 94,0% so với kế hoạch. Năm 1999 đạt 99,0% so với kế hoạch. Tuy nhiên để đánh giá được số lao động thực hiện qua các năm có đạt hiệu quả hay không thì phải liên hệ tới tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu vận tải của Công ty qua các năm: Ta có số liệu sau: (nguồn trích: phòng lao động tiền lương) Bảng 4 : Đơn vị tính : Nghìn đồng. Năm Doanh thu vận tải Số tuyệt đối Số tương đối KH TH 1997 57910150 58346378 +436228 101% 1998 39000000 44800906 +5800906 115% 1999 39000000 19300000 -19700000 49% Nhận xét : Qua số liệu trên ta thấy rằng: Doanh thu của Công ty có xu hướng giảm rõ rệt qua các năm. Cụ thể là năm 1998 số kế hoạch so với năm 1997 giảm 18910150 000 đồng ; còn số thực hiện năm 1998 so với năm 1997 giảm 13545472000 đồng. Trong hai năm 1997 và năm 1998 thực hiện vượt mức kế hoạchvới số tương đối 1% năm 1997 và 15% năm 1998. Nhưng năm 1999 thì Công ty đã không thực hiện vượt mức kế hoạch đề ra với doanh thu giảm tương đối là 51%. Nguyên nhân giảm doanh thu trong năm 1999 là trong Công ty có sự thay đổi về một số chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh và do Nhà nước nhập khẩu một số loại máy móc và xe hiện đại mặt khác , Công ty vẫn còn tồn tại những phương tiện thiết bị cũ do đó không đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh đặc biệt là bộ phận bảo dưỡng sửa chữa. Để minh hoạ cụ thể cho việc tăng giảm lao động có ảnh hưởng tực tiếp đến doanh thu vận tải thì ta có bảng tính toán độ lệch tuyệt đối và độ lệch tương đối (D & d) như sau: Bảng 5: Năm 1997 1998 1999 Chỉ tiêu D d% D d% D d% ồLđ - 44 -10,7 -26 -18,2 -4 +72,3 Lđvt - 9 -5,1 -3 -14,3 -2 +102,0 Lđ dv,xnk -21 -27,3 -3 -16,4 -1 +101,4 Lđ đlvt -1 -2,1 -14 -27,0 -2 +99,4 Lđ dv bdsc -13 -19,9 -6 -21,7 +1 +107,7 Nhận xét: Với số liệu trên ta thấy : Trong năm 1997 số lao động giảm so với kế hoạch nhưng vẫn đạt doanh thu và vượt mức kế hoach là 101%. Điều đó chứng tỏ Công ty đã hết sức quan tâm đến lực lượng lao động , đặc biệt là khối lao động vận tải , lao động dịch vụ XNK, lao động đại lý vận tải. Công ty đã sử dụng tốt và tiết kiệm sức lao động. Còn năm 1998 số lao động cuar Công ty giảm so với kế hoạch và doanh thu vận tải đạt và vượt kế hoạch là 115% tăng so với năm 1997 là 14%. Điều đó cho thấy Công ty đã đạt kết quả thật đúng khích lệ và là một minh chứng rằng Công ty tổ chức lao động ngày càng hợp lý. Bên cạnh đó, năm 1999 số lao động thực hiện giảm so với kế hoạch là 2 người (LĐVT) ; 1 người (LĐ DV XNK) ; 2 người (LĐ ĐLVT). Doanh thu vận tải chỉ đạt 49%. Điều đó chứng tỏ việc thực hiện kế hoạch số lượng lao động là không tốt, và sẽ ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì thế đòi hỏi việc tổ chức lao động phải hợp lý thì mới đưa Công ty phát triển hơn nữa. 1.4. Chất lượng lao động ở Công ty. Trong sản xuất vận tải, trình độ thành thạo của công nhân có một ý nghĩa rất quan trọng không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn là vấn đề an toàn trong sản xuất. Đặc biệt là Công ty cổ phần dịch vụ vận tải có nhiệm vụ vận tải hàng hoá ; cho nên để nhận thức rõ vấn đề này Công ty rất quan tâm đến chất lượng lao động đặc biệt là đội ngũ lái xe và lao động bảo dưỡng sửa chữa . Chất lượng lao động ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và kết quả sản xuất, và điều đó thể hiện ở cấp bậc của công nhân cụ thể là theo số liệu năm 1999 có 165 công nhân lái xe: 92 người bậc 3/3. 24 người bậc 2/3. 49 người bậc 1/3. Cấp bậc bình quân của lái xe là: (92*3) + (24*2) + (49*1) ____________________ = 2,26 165 Với cấp bậc bình quân lái xe là 2,26 tương đối cao , điều này đáp ứng được yêu cầu là an toàn, chính xác, kịp thời... Trong đội ngũ lao động bảo dưỡng sửa chữa để đảm bảo cho những chiếc xe đủ tiêu chuẩn thì trình độ lành nghề của họ là một yêu cầu không thể thiếu được. Trong 46 thọ bảo dưỡng sửa chữa có: 12 thợ bậc 7/7. 10 thợ bậc 6/7. 8 thợ bậc 4/7. 5 thợ bậc 3/7. 8 thợ bậc 2/7. (12*7) + (10*6) + (8*4) + (5*3) + (8*2) _________________________________________________________ = 4,5 46 Để biết được trình độ tay nghề của công nhân trên có đảm nhiệm được công việc trong Công ty hay không ta cần biết số cấp bậc (công việc bình quân) của Công ty. Theo số liệu của phòng kỹ thuật thì cấp bậc thợ bình quân của công nhân sửa chữa là: Cbqbdsc 4,5 Kđn = ________________ = _____________ = 1,06 Cbqcviệc 4,26 Kđn > 1: Như vậy Công ty có đội ngũ thợ sửa chữa bậc cao, đủ khả năng đảm nhận công việc. Tuy nhiên cấp bậc thợ lớn hơn công việc vừa có mặy tốt vừa có mặt không tốt. Đó là chất lượng công việc được đảm bảo, đặc biệt trong Công ty cổ phần dịch vụ vận tải là phải an toàn, chính xác tuyệt đối, yếu tố này rất quan trọng , tuy nhiên có mặt hạn chế là lãng phí quĩ tiền lương vì lương trả theo cấp bậc sẽ không tận dụng được tay nghề của thợ có chuyên môn cao, công nhân làm việc kếm hơn tay nghề của họ sẽ không có điều kiện nâng cao tay nghề chuyên môn . Một trong các yếu tố quan trọng nói lên chất lượng của đội ngũ lao động là trình độ cuả cán bộ khoa học trong Công ty. Đây cũng là điều quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh . Hiện nay Công ty có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật tương đối đông, được đào tạo qua các trường đại học, trung học, kỹ thuật. Đặc biệt là những cán bộ chủ chốt, hầu hết là có năng lực và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong số đội ngũ hiện nay có 40 người có trình độ Đại học, 25 người có trình độ trung học, và 294 người công nhân kỹ thuật . Tóm lại: Qua việc phân tích tình hình lao động ở Công ty cổ phần dịch vụ vận tải tôi thấy trong những năm qua Công ty đã có những thành tích đáng kể . Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề , trình độ nghiệp vụ cao đáp ứng yêu cầu của Nhà nước. Công ty có số lao động phần lớn là nam giới. Tỷ lệ này chiếm 96%. Điều đó đòi hỏi việc quản lý lao động phải có thay đổi trong tư duy, tìm những hình thức, phương pháp , cơ chế quản lý thích hợp nhằm đem lại hiệu quả cao trong quản lý lao động. Tất cả điều đó không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuậ cao . 1.5. Các hình thức tổ chức quản lý lao động của Công ty. Tổ chức lao động sản xuất là tổ chức quá trình lao động của con người, dùng công cụ dụng cụ tác động đến đối tượng lao động nhằm mục đích sản xuất . Tổ chức lao động là một bộ phận không thể tách rời của tổ chức sản xuất, xác định những cân đối nhất định giữa họ với nhau, bố trí thực hện trên các cơ sở hình thức phân công , hợp tác lao động, tổ chức lao động hợp lý nơi làm việc, áp dụng các phương pháp và thao tác làm việc tiên tiến , hoàn thiện các điều kiện lao động, hoàn thiện định mức lao động, khuyến khích vật chất tinh thần, đề cao kỷ luật lao động. Các công tác quản lý lao động tiền lương trong Công ty giữ vai trò quan trọng đặc biệt vì nó ảnh hưởng quyết định đến kết quả lao động cuối cùng của sản xuất kinh doanh. Do mỗi đặc điểm, điều kiện làm việc của mỗi loại lao động trong Công ty mà có hình thức tổ chức lao động cho phù hợp. Lao động trong ngành vận tải ô tô nói chung và Công ty cổ phần dịch vụ vận tải nói riêng được chia làm 3 loại chính sau: + Lao động vận tải. + Lao động bảo dưỡng sửa chữa. + Lao động gián tiếp. * Lao động vận tải: Tổ chức và quản lý lao động lái xe cùng với phương tiện vận tải là khâu trung tâm trong công tác tổ chức quản lý sản xuất vận tải của Công ty cổ phần dịch vụ vận tải. Hoạt động của lái xe và phương tiện vận tải là hoạt động sản xuất chính có tính chất quyết định đến hiệu quả sản xuất của mỗi đơn vị vận tải , do đó công tác tổ chức lao động có ý nghĩa rất quan trọng. Có thể nói, tổ chức lao động cho lái xe là công việc phức tạp, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu tìm hiểu sâu sắc toàn diện đặc điểm lao động cho lái xe mang những nét đặc thù riêng . Công ty tổ chức lao động cho lái xe theo hình thức mỗi xe một lái . Lái xe nhận nhiệm vụ với Giám đốc và qua phòng kế hoạch điều độ . Người trực tiếp quản lý theo dõi hoạt động của lái xe và phương tiện vận tải là các đội trưởng đội xe còn phần quản lý kinh tế theo qui định của Công ty . * Lao động BDSC: Để không ngừng hoàn thiện chất lượng công tác bảo dưỡng sửa chữa nhằm nâng cao hệ số ngày xe tốt cũng như giảm ngày xe nằm chờ BDSC, Công ty đã tổ chức xưởng sửa chữa tại số 1 - phố Cảm Hội. Công nhân sửa chữa - bảo dưỡng được tổ chức theo chuyên môn hoá nghề nghiệp dưới sự lãnh đạo của xưởng trưởng. * Lao động gián tiếp: Lao động gián tiếp cuả Công ty tổ chức theo các phòng ban nghiệp vụ và phòng ban chức năng với 4 phòng . Mỗi phòng đều có một trưởng phòng phụ trách chung và chụi trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động của phòng mình. Căn cứ vào quyết định về chức năng nhiệm vụ từng phòng mà mà trưởng phòng phân công việc cho từng nhân viên dưới quyền. Nhân viên hành chính (quản lý) làm việc theo chế độ giờ hành chính Nhà nước qui định. 2. Vấn đề tiền lương ở Công ty. 2.1. Phương pháp tính quĩ lương của Công ty. Tiền lương và bảo hiểm xã hội được xác định trên cơ sở kế thừa của kế hoạch đã được tính toán. Dựa vào Nghị định 26/CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ về qui định tạm thời chế độ lương mới trong các doanh nghiệp và thông tư liên bộ số 20/LB-TT ngày 2-5-1999 của liên bộ Lao động - Thương binh xã hội - Tài chính. Nghị định 28/CP ngày 28-3-1997 của chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương và thu nhập của các doanh nghiệp Nhà nước và thông tư 13/LĐTBXH- TT ngày 10-4-1997 về hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp Nhà nước. * Phương pháp 1: Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được cho là tổng sản phẩm bằng hiện vật kể cả các sản phẩm qui đổi thường được áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm hoặc một số loại sản phẩm cao có thể qui đổi như : Xi măng, vật liệu xây dựng, rượu, bia, dệt may, vận tải.... Công thức tính đơn giá là: Vđg= Vgiờ * Tsp Trong đó: Vđg: Đơn giá tiền lương (đơn vị là đồng/ đơn vị hiện vật). Vgiờ: Tiền lương đơn giá giờ. Trên cơ sở lương cấp bậc bình quân và mức lương tối thiểu của doanh nghiệp, tiền lương được tính theo qui định tại Nghị định số 197/CP ngày 31-12-1994 của chính phủ. Tsp: Mức lao động của đơn vị sản phẩm hoặc các sản phẩm qui đổi. * Phương pháp 2: Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu. Công thức: Vkh Ktl = ____________________________________ Tổng doanh thu kế hoạch Trong đó: Ktl: Đơn giá tiền lương. Vkh: Quĩ lương kế hoạch tính theo chế độ của doanh nghiệp (không bao gồm lương của Giám đốc, Phó giám đốc, và kế toán trưởng). Được tính bằng tổng số lao động định biên hợp lý nhân với tiền lương tối thiểu của Công ty được áp dụng kể cả hệ số và mớc phụ cấp các loại . Tổng doanh thu kế hoạch : Là tổng doanh thu bao gồm toàn bộ số tiền thu được về tiêu thụ sản phẩm bao gồm hàng hoá kinh doanh , dịch vụ chính và phụ theo quy định của Nhà nước . * Phương pháp 3: Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu trừ tổng chi tổng chi phí. Vkh Ktl = _________________________________________________________________ Tổng doanh thu kế hoạch - Tổng chi phí kế hoạch ( không có tiền lương) Trong đó: Tổng chi phí kế hoạch : Là tổng chi phí bao gồm toàn bộ các khoản chi phí hợp lý hợp lệ trong giá thành sản phẩm và chi phí lưu thông (chưa co tiền lương) và các khoản nộp ngân sách theo qui định hiện hành của Nhà nước (trừ thuế lơị tức). Theo hai phương pháp trên đơn giá tiền lương được xác định thì biết quĩ lương kế hoạch , tổng doanh thu và tổng chi phí kế hoạch . Trong bản thuyết trình này phòng nhân sự tiền lương chỉ tính toán xác định quĩ tiền lương kế hoạch. Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu hay đơn giá tiền lương tính trên doanh thu trừ tổng chi phí sẽ được tính toán chính xác cụ thể sau khi có số liệu về tổng doanh thu kế hoạch và tổng chi phí kế hoạch. * Phương pháp 4: Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận. Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được chọn là lợi nhuận , thường được áp dụng đối với doanh nghiệp quản lý được tổng doanh thu, tổng chi và xác định lợi nhuận kế hoạch sát với thực tế thực hiện. ồVkh Vđg= _________________ ồPkh Trong đó: Vđg: Là đơn giá tiền lương (đ/1000đ). ồVkh: Là tổng quĩ lương năm kế hoạch. ồPkh: Là tổng lợi nhuận năm kế hoạch. * Quĩ lương kế hoạch năm 1998. Theo Nghị định 28/CP ngày 28-3-1997 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương và thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước và thông tư số 13/LĐTBXH - TT về hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước . Để đổi mới phương pháp lập kế hoạch tiền lương phù hợp với cơ chế hiện nay là tiền lương được gắn với kết quả sản xuất kinh doanh. Do vậy kế hoạch tiền lương được xây dựng theo phương pháp đơn giá tiền lương tính trrên doanh thu và đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu. Quĩ tiền lương của Công ty là toàn bộ số tiền tính theo số công nhân của Công ty do Công ty quản lý và chi trả lương cho phù hợp với số lượng và chất lượng lao động trong mộy thời kỳ nào đó . Thành phần tiền lương bao bồm: + Tiền lương tính theo thời gian, tiền lương khoán. + Tiền lương chi trả cho người lao động trong thời gian ngừng nghỉ (do chưa bố trí công việc hợp lý được). + Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian điều động đi công tác, làm nghĩa vụ theo chế độ qui định, nghỉ phép, đi học. + Các loại phụ cấp làm đêm , làm thêm giờ, làm ngoài. Trong Công ty quĩ lương được chia theo kết cấu sau: - Bộ phận cơ bản bao gồm tiền lương cấp bậc, đây là tiền lương do thang bảng lương Nhà nước qui định. - Bộ phận biến đổi bao gồm các loại phụ cấp bên cạnh tiền lương cơ bản. Hàng tháng các bộ phận tổ chức chấm công cho người lao động do bộ phận của mình quản lý rồi chuyển đến phòng lao động tiền lương cuả Công ty. Tại đây phòng lao động tiền lương mới căn cứ vào bảng chấm công , sản lượng vận tải, qui trình xe của lái xe , sản lượng sửa chữa của xưởng BDSC rồi lên phương án chi lương hàng tháng để duyệt quĩ lương cho Công ty. Tiền lương của Công ty được lĩnh vào ngày 20- tạm ứng lần 1 và mồng 5 tháng sau quyết toán lương tháng . Bảng 6: (nguồn trích: phòng lao động tiền lương) Lao động - Tiền lương Đơn vị tính: đồng Năm Lao động Tiền lương BHXH 1996 450 2041765450 287544544 1997 406 1745164144 274594793 1998 409 1979221028 266191015 1999 416 2049312110 275109346 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy mức lương của Công ty được cải thiện qua các năm, đó là do sự cố gắng của toàn Công ty, góp phần ổn định đời sống CBCNV. Mức lương bình quân của một CBCNV toàn Công ty qua các năm: 1996 Mức lương là 422000 đ. 1997 Mức lương là 423000 đ. 1998 Mức lương là 541000 đ. 1999 Mức lương là 550000 đ. Với mức lương này CBCNV tạm ổn định và yên tâm làm việc. Hệ số điều chỉnh tăng thêm: Kđc = K1 + K2 = 1 + 0,3 = 1,3 Trong đó: Kđc : Hệ số điều chỉnh tăng thêm. K1 : Hệ số điều chỉnh theo vùng. K2 : Hệ số điều chỉnh theo ngành. * Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp: TLminđc = TLmin * (1+1,3) = 144000 * 2,3 = 331200đ. Trong đó: Tiền lương điều chỉnh = Mức lương tối thiểu điều chỉnh tối đa doanh nghiệp được phép áp dụng. TLmin : Mức lương tối thiểu chung do Nhà nước qui định. Kđc : Hệ số điều chỉnh tăng thêm của doanh nghiệp. * Khung lương tối thiểu của doanh nghiệp: Theo qui định của Chính phủ ngày 1-1-1997 TLmin là 144000đ. Do Chính phủ thay đổi TLmin nên ngày 1-1-2000 mức TLmin là 180000đ. Vì thế khung lương tối thiểu của doanh nghiệp là từ 144000đ đến 331200đ/ tháng. Do 1-1-2000 Nhà nước thay đổi khung TLmin là 180000đ ; Do đó doanh nghiệp áp dụng năm kế hoạch là 414000đ. * Quĩ lương của lao động trực tiếp: + Quĩ lương lái xe: Lương cơ bản= 165 người *2,413 *12tháng*144000đ = 19779843đ + Quĩ lương công nhân bảo dưỡng sửa chữa: Lương cơ bản= 115 người* 2,525*12tháng* 414000đ = 14425830đ + Quĩ lương của cán bộ nhân viên hành chính: Lương cơ bản= 103 người*2,296*12tháng*414000đ= 11748723đ + Quĩ lương của Giám đốc, phó Giám đốc, kế toán trưởng: Lương cơ bản = 4 người * 4,128 * 12tháng *414000đ = 82031616đ * Công ty giao khoán định mức đối với các trung tâm BDSC do vậy, tiền lương được chi trả định mức theo hợp đồng lao động đã ký. Các trung tâm BDSC cố gắng tổ chức thêm dich vụ để tăng thêm thu nhập cho CBCNV , Công ty không khống chế thu nhập tối đa, song tiền lương của mỗi CNVC không thấp hơn tiền lương cấp bậc theo Nghị định 26CP của Chính phủ qui định. * Theo thông tư 17 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội. Phụ cấp trách nhiệm là do người sử dụng lao động xác định có thể là 10% TLmin. Do Công ty thực hiện cơ chế khoán cho lái xe nên đội xe không phân chia tổ. Thợ có chia theo tổ nhưng việc cân đối lương do tổ trưởng làm từ năm 1990 trở về trước tổ trưởng điều hành trực tiếp con năm 1990 trở lại đây thì điều hành trực tiếp có mềm mại. * Theo thông tư số 5 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội có qui định về chế độ nâng lương và BHXH như sau: - Số người nâng bậc lương hàng năm trong Công ty phụ thuộc vào yêu cầu công việc và thời gian làm việc tại Công ty. Căn cứ để nâng bậc lương là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, tiêu chuẩn chức danh, chuyên môn nghiệp vụ. - Thời gian xét nâng bậc : Người lao động phải có ít nhất là 2 năm (đủ 24tháng) đối với các chức danh có hệ số mớc lương khởi điểm (bậc 1) thấp hơn 1,78 xét duyệt một lần; phải có ít nhất 3 năm (đủ 36 tháng) đối với các chức danh có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) từ 1,78 trở lên kể từ thời điểm xếp lương hoặc nâng lương trước đó. Trong thời hạn này người lao động phải hoàn thành nhiệm vụ, không vi phạm pháp luật, kỷ luật lao động hay đạo đức nghề nghiệp.... Người thuộc diện nâng lương phải qua kỳ thi sát hạch theo thông tư 04 ngày 4-4-1998 của Bộ LĐTB-XH : . Thi nâng bậc đối với công nhân là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc mà người đó đang đảm nhận. . Thi nâng bậc đối với viên chức chuyên môn nghiệp vụ, thừa hành phục vụ là tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ Trên 50 tuổi Công ty cho miễn thi. Ví dụ: Nâng lương hàng năm 1%. Đối với quĩ lương lái xe =19779843đ*1%=197798,43đ Quĩ lương CNBDSC=14425830đ*1%= 144258,3đ Quĩ lương CBNV hành chính=11748723đ*1%= 117487,23đ 2.2. Các hình thức trả lương. * Các hình thức trả lương của Công ty. + Hình thức trả lương theo thời gian: Công ty cổ phần dịch vụ vận tải là doanh nghiệp vận tải nên Công ty trả lương theo thời gian cho đa số người lao động là ngoài lao động gián tiếp (cán bộ, nhân viên quản lý) thì một số bộ phận lao động trực tiếp cũng được trả lương theo thời gian hình thức trả lương cho cán bộ , nhân viên quản lý theo thời gian trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doang hàng tháng của Công ty , phụ thuộc vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao và định biên bộ máy quản lý toàn Công ty. Tiền lương của người lao động căn cứ vào: Lương giờ : Tính theo mức lương cấp bậc giờ và số giờ làm việc. Lương ngày : Tính theo mức lương cấp bậc ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng. Lương tháng : Tính theo mức lương cấp bậc tháng. Khối gián tiếp bao gồm: - Bộ phận văn phòng (trong đó có Giám đốc và phòng trực thuộc). - Bộ phận kế toán. - Bộ phận kế hoạch. - Bộ phận kỹ thuật, cung ứng, tiếp liệu. Riêng cán bộ đội xe ngoài tiền lương như CBCNV quản lý còn được hưởng một khoản phụ cấp tính theo phân loại thi đua hàng tháng (số tiền do Giám đốc Công ty xét quyết định). - Đội trưởng : Loại A = 120.000đ; B=100.000đ;C=80.000đ - Đội phó : Loại A = 100.000đ; B = 80.000đ; C = 60.000đ Nếu đội xe không hoàn thành kế hoạch ban đầu thì phụ cấp giảm bình quân 20.000đ/bậc A;B;C. + Hình thức trả lương theo sản phẩm: Trả lương theo sản phẩm là một hình thức trả lương kích thích lao động. Tuy nhiên do đặc điểm của công việc, Công ty chỉ áp dụng cho một khối lao động bảo dưỡng sửa chữavà lái xe. Tiền lương căn cứ vào định mức đơn giá và sản lượng (bảo dưỡng sửa chữa) hoặc chất lượng công việc phải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0609.doc
Tài liệu liên quan