Đề tài Một số vấn đề về thực trạng pháp luật Đăng ký kinh doanh hiện nay

MỤC LỤC

A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

B. NỘI DUNG 3

I. Việc từ chối cấp ĐKKD với lý do : các thành viên không có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh. 3

1. Cơ sở pháp lý 3

2. Nội dung - giải quyết vấn đề 3

3. Một số vấn đề khác 8

II. Ngành nghề kinh doanh – Kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật không cấm 8

1. Cơ sở pháp lý 9

2. Nội dung - giải quyết vấn đề 10

3. Tiểu kết 16

III. Thành viên hợp pháp của công ty do thừa kế 17

1. Cơ sở pháp lý 17

2. Nội dung 17

3. Tiểu kết 20

IV. Một số vấn đề về thực trạng pháp luật ĐKKD hiện nay 21

 

C. KẾT LUẬN 31

 

 

 

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3885 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về thực trạng pháp luật Đăng ký kinh doanh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a doanh nghiệp Điều 21 - Nội dung giấy đề nghị ĐKKD Điều 28 – Công bố nội dung ĐKKD Nghị định số 88/2006/NĐ-CP về “ Hướng dẫn về đăng ký kinh doanh ” Điều 23 - Lệ phí đăng ký kinh doanh Thông tư số 97/2006/TT-BTC về “ thu Phí , lệ phí …” Mục 4 - Điểm b.6 Nghị định số 139 /2007/NĐ-CP về “Hướng dẫn thi hành một số điều Luật Doanh nghiêp.” Điều 4 – Ngành , nghề cấm kinh doanh; Điều 5 – Ngành , nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh; Điều 6 – Ngành , nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề; Điều 7 – Ngành , nghề kinh doanh phải có vốn pháp định. Thông tư lien tịch số 07/2001/TTLT/BTC- TCCK về “ Hướng dấn ngành nghề kinh doanh sử dụng trong đăng ký kinh doanh” Nội dung Theo thông tư số 07/2001/TTLT/BKH-TCTK quy định “Doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh nhiều ngành, nghề nhưng phải là ngành, nghề có hoạt động kinh doanh. Nếu trong thời hạn một năm mà doanh nghiệp không kinh doanh ngành, nghề đã đăng ký thì phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh để xoá ngành, nghề này trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với một doanh nghiệp cụ thể, không được ghi vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cụm từ kinh doanh tất cả các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. ” . Như vậy , thông tư 07 đã quy định rất rõ việc doanh nghiệp được lựa chọn ngành nghề như thế nào . Việc ngăn cấm sử dụng cụm từ “ kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm” coi như đã là một câu trả lời thống nhất cho tình huống được nêu ra trong bài . Vì sao lại như vậy ? Bởi vì , ngoài những ngành nghề mà pháp luật “cấm” kinh doanh trong hệ thống ngành kinh tế Quốc dân , chúng ra còn có những ngành nghề kinh doanh “ có điều kiện” , ngành nghề kinh doanh “có chứng chỉ” hành nghề và ngành nghề kinh doanh “phải có vốn pháp định”… Theo như chúng ta thấy , trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân chúng ra có danh mục tới gần 4000 ngành nghề để có thể kinh doanh được. Như vậy , nếu đặt vấn đề một cách quá chung chung là “kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật không cấm” trong hồ sơ ĐKKD sẽ bị coi là quy định không rõ rang. Khi tiến hành làm giấy đề nghị ĐKKD , doanh nghiệp phải thực hiện : việc lựa chọn ngành nghề sao cho phù hợp nhất . Bởi vì , cho dù có vai trò là người kiến tạo môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp song tuỳ thuộc yêu cầu của người quản lý Nhà nước, yêu cầu điều tiết thị trường, trong mỗi thời kỳ cần khuyến khích hoặc hạn chế những mặt hang, dịch vụ trong các lĩnh vực kinh doanh mà Nhà nước có thái độ đối xử khác nhau đối với mỗi nhóm ngành nghề khác nhau . Sự phân biệt đối xử ngành nghề ở mức độ nhất định có thể giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau của những nhà đầu tư trong nước, cũng có thể là giữa nhà đầu tư trong nước và nứơc ngoài. Trước hết , nói đến khái niệm “ngành nghề cấm kinh doanh” trong giấy ĐKKD của công ty L . “Ngành nghề bị cấm kinh doanh” đó là những ngành nghề mà họt động của doanh nghiệp có thể gây phương hại đến quốc phòng , an ninh , trật tụ , an toàn xã hội , truyền thống lịch sử , văn hoá đạo đức , thuần phong mỹ tục Việt Nam , sức khoẻ nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trườg. Định kỳ , Chính phủ quy định và công bố những ngành nghề bị cấm đối với mọi mọi loại hình doanh nghiệp , những ngành nghề kinh doanh chỉ cấm đối với 1 số doanh nghiệp của các nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài theo nguyên tắc công khai, minh bạch và tuân thủ những nguyên tắc đối xử với người nước ngoài mà Việt Nam đã cam kết . Người đầu tư thành lập doanh nghiệp chỉ được đăng ký hoạt động trong những ngành nghề không thuộc loại bị cấm mà Nhà nước đã công bố. Danh mục ngành nghề cấm kinh doanh được quy định tại Điều 4 - Nghị định số 139/2006/NĐ-CP. Kinh doanh vũ khí quân dụng , trang thiết bị quân sự… Kinh doanh chất ma tuý các loại; Kinh doanh hoá chất bảng 1 ( the Công ước quốc tế) Kinh doanh sản phẩm văn hoá phẩm đồi truỵ… Kinh doanh các loại pháo Kinh doanh đồ chơi nguy hiểm Kinh doanh động thực vật hoang dã , quý hiếm… Kinh doanh và tổ chức mại dâm ,buôn bán phụ nữ, trẻ em Kinh doanh các dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc Kinh doanh hoạt động điều tra bí mật,xâm phạm đời sống riêng , quyền , lợi ích hợp pháp của tổ chức,công dân Kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài Kinh doanh dịch vụ môi giới nhận cha mẹ , con nuôi có yếu tố nước ngoài Kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường Kinh doanh các loại sản phẩm ,hang hoá , thiết bị bị cấm lưu hành , chưa được phép lưu hành Các ngành nghề cấm kinh doanh khác được quy định tại các Luật , Pháp lệnh và nghị định chuyên ngành Ngoài ra , khái niệm “cấm” còn trở lên phức tạp hơn nữa khi Luật đầu tư cũng quy định về lĩnh vực , ngành nghề cấm đầu tư ở Việt Nam tại điều 30 Luật đầu tư năm 2005. Như vậy, “cấm” hay “không cấm” đều là những khái niệm hết sức chung chung.Mà đòi hỏi khi tiến hành ĐKKD cho mỗi doanh nghiệp phải có sự cụ thể, rõ rang, minh bạch mới có thể thực hiện được theo đúng quy định của Pháp luật. Ngoài ra , có những ngành nghề kinh doanh pháp luật không cấm nhưng lại đặt ra những yêu cầu bắt buộc phải thực hiện như : có điều kiện, có chứng chỉ hành nghề và có vốn pháp định. Như ngành nghề kinh doanh có điều kiện : đây là những ngành nghề mà theo yêu cầu quản lý , điều tiết kinh tế , Nhà nước xác định cần phải có những điều kiện nhất định thì mới đảm bảo tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả hoặc Nhà nước không khuyến khích và hạn chế kinh doanh. Những điều kiện đặt ra đối với chủ thể kinh doanh bao gồm điều kiện về loại hình kinh doanh,vốn , cơ sở vật chất như mặt bằng , trang thiết bị dùng cho kinh doanh hoặc là những điều kiện đối với cá nhân như người trực tiếp thực hiện quản lý hoạt động Kinh doanh trong doanh nghiệp đó. Quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh được quy định tại Điều 5 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP. Chứng chỉ hành nghề là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các Hội nghề nghiệp cấp cho cá nhân , người có đủ trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp về 1 số ngành nghề nhất định. Pháp luật quy định những đối tượng là những cá nhân trong từng loại doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề cụ thể phải có chứng chỉ hành nghề. Đối với những ngành nghề này , chứng chỉ hành nghề bắt buộc phải có trong hồ sơ ĐKKD hoặc hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Quy định về ngành nghề kinh doanh có chứng chỉ hành nghề được quy định tại điều 6 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP./ Đối với ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định thì các văn bản luật m pháp lệnh hay nghị định sẽ xác định rõ các ngành nghề kinh doanh , mức vốn pháp định cụ thể , cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về vốn pháp định và cách thức xác định vốn pháp định. Doanh nghiệp phải thực hiện quy định về vốn pháp định cả khi đăng ký bổ sung, thay đổi ngành nghề. Pháp luật cũng quy định những người thành lập và quản lý cụ thể trong từng loại hình doanh nghiệp phải cùng liiên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của vốn được xác định khi thành lập doah nghiệp và trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, sẽ bị coi là Hành vi vi phạm pháp luật nếu Doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề bị cấm kinh doanh , kinh doanh mà không đủ điều kiện, không đủ số vốn tối thiểu hay cá nhân người trực tiếp thực hiện , quản lý kinh doanh của doanh nghiệp không có chứng chỉ hành nghề do pháp luật quy định. Tại sao pháp luật đã quy định doanh nghiệp có thể “ kinh doanh mọi ngành nghề pháp luật không cấm ” mà lại còn có quy định “kinh doanh đúng ngành nghề ghi trong giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh” ? Quy dịnh của điều 9 Luật doanh nghiệp về nghĩa vụ doanh nghiệp là “hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã ghi trong giấy chứng nhận ĐKKD; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật kho kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện”. Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp khác , các nhà đầu tư và người tiêu dùng . Nhà đầu tư và các doanh nghiệp khác sẽ tìm hiểu thông tin thị trường nghiên cứu phân bổ các ngành nghề kinh doanh và phân bổ ccs doanh nghiệp trên địa bàn để lựa chọn ý tưởng cho phù hợp địa bàn, thị trường. Vì vậy , buộc doanh nghiệp kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký. Khi không kinh doanh phải khai báo để xoá ngành nghề kinh doanh đã đăng ký đảm bảo thông tin về ngành nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận ĐKKD luôn có sự phù hợp với thực tế thông thường. Mặt khác , quy định trên còn giúp cho nhà nước đánh giá chính xác mức độ đầu tư đối với các ngành nghề kinh doanh để có chính sách phù hợp. Trong thời gian 6 năm thực hiện Luật doanh nghiệp năm 1999, thường xảy ra tình trạng doanh nghiệp thường kê khai ngành nghề kinh doanh thật nhiều nhưng thực tế lại chỉ kinh doanh 1, 2 ngành nghề chính . Tuy có chính sách xoá bỏ những ngành nghề không tiến hành kinh doanh khỏi hồ sơ trong vòng 1 năm nhưng điều này chính là một điểm đen , một sự khó kiểm soát đối với doanh nghiệp . Luật doanh nghiệp 2005 với những quy định mới đã phần nào giải quyết được vấn đề này. Tại sao trường hợp này , công ty L lại thực hiện ĐKKD như vậy? Thứ nhất , có một nguyên nhân rất khó có thể xaỷ ra nhưng vẫn có thể kể đến : Do trình độ hiểu biết Luật doanh nghiệp của công ty này còn hạn chế, chưa hêỉu được và lý giải được cặn kẽ những quy định của pháp luật. Khi tìm hiểu tới vấn đề này, công ty muốn lợi dụng sự quy định mang tính khái quát này của Luật doanh nghiệp để coi là chưa chặt chẽ của pháp luật. Tuy nhiên, Doanh nghiệp có thể đã không tìm hiểu kỹ về văn bản hướng dẫn, giải thích Luật đi kèm để nhận biết vấn đề này theo chiều hướng rõ rầng hơn. Thứ hai , nguyên nhân khác nữa có thể là do Công ty L muốn lợi dụng sự khái quát của Lụât doanh nghiệp khi muốn bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh hay sản xuất kinh doanh một ngành nghề khác mà không phải đăng ký lại hoặc đăng ký bổ sung ngành nghề. àĐây là 2 nguyên nhân để Công ty L có thể đã nghĩ đến hoặc gặp phảikhi tiến hành ĐKKD ở phòng ĐKKD tỉnh P.Tuy nhiên, theo thông tư 07/2001/TTLT/BTC-TCTK đã quy định mọt cách rõ rang cụ thể, chúng ta có thể thấy được sự quản lý chặt chẽ của pháp luật về ngành nghề kinh doanh. Ngoài ra , việc quy định chung chung về ngành nghề kinh doanh theo bản ĐKKD của công ty L còn gây ra một chướng ngại khác. Đó là việc khó xác định lệ phí ĐKKD. Theo điều 24 Luật doanh nghiệp và Điều 23 nghị định 88/2006/NĐ-CP thì lệ phí ĐKKD được xác định theo số lượng ngành nghề ĐKKD. Căn cứ để tính số lượng ngành nghề ĐKKD để thu phí ĐKKD là ngành cấp 4 trong hệ thống ngành Kinh tế quốc dân. Theo Mục 4 Thông tư số 97/2006/TT-BTC quy định tại b.6. Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh: - Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh là khoản thu đối với các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục, dân lập, bán công; cơ sở y tế tư nhân, dân lập, cơ sở văn hóa thông tin, khi được được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh. - Mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với từng loại đối tượng thực hiện theo nguyên tắc sau: + Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục, dân lập, bán công, cơ sở y tế tư nhân, dân lập, cơ sở văn hóa thông tin do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước: Không quá 200.000 đồng/1 lần cấp; + Chứng nhận đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh; chứng nhận đăng ký hoạt động cho chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp: Không quá 20.000 đồng/1 lần (chứng nhận hoặc thay đổi); + Cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh hoặc bản trích lục nội dung đăng ký kinh doanh: Không quá 2.000 đồng/1 bản. .... Ngoài ra , doanh nghiệp còn có thể sử dụng ngành nghề kinh doanh để cấu thành lên tên của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có ĐKKD ngành nghề đó. Thế nên, khi thực hiện thay đổi ngành nghề kinh doanh đã dùng thì doanh nghiệp cũng phải đổi tên , kéo theo các thủ tục pháp lý khác nữa. Tiểu kết Việc xác định ngành nghề đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay còn rất khó khăn .Chính vì thế nên dự kiểm soát của Nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh cũng đang là một vấn đề khá phức tạp.Luật pháp nước ra hiện nay cho phép doanh nghiệp tiến hành một hoặc nhiều ngành nghề nên việc kiểm soát là không đơn giản Mặt khác bên cạnh việc xếp những ngành nghề cấm kinh doanh , kinh doanh có điều kiện… thì chúng ta còn phải xác định được những ngành nghề được khuyến khích. Trog từng thời ký phát triển kinh tế - xã hội , Nhà nước xác định những lĩnh vực của nển kinh tế quốc dân, trong đó có những ngành nghề ưu tiên và dành những ưu đãi đầu tư cho các dự án đầu tư những lĩnh vực này. Thành viên hợp pháp của công ty TNHH do thừa kế Việc Hội đồng thành viên công ty TNHH M ( sau đây gọi là công ty M ) quyết định như vậy là Sai với nguyên tắc và quy định của pháp luật. Cơ sở pháp lý Bộ luật dân sự 2005 Điều 635 - Người thừa kế Điều 637 - Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại Luật doanh nghiệp 2005 Điều 45- Xử lý phần vốn góp trong các trường hợp khác Nghị định số 88/2006/NĐ-CP Điều 33 – Đăng ký thay đổi thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên Điều 29 – Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH, công ty cổ phần Nội dung Ta đặt giả sử thành viên ( đã chết ) của công ty M là ông X. Và P là người thừa kế hợp pháp của ông X. Như vậy , P có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ Tài sản do người chết để lại . Theo quy định của khoản 1 điều 637 BLDS 2005: Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại trừ trườg hợp có thoả thuận khác . Trừ trường hợp có thoả thuận khác như : Khoản 3 , khoản 4 điều 45 Luật doanh nghiệp .còn lại P đương nhiên là thành viên của Hội đồng thành vien công ty M. Xét thấy trong trường hợp này, Họi đồng thành viên công ty M không thể tự quyết định được việc ông P có phải là thành viên công ty hay không. Ông P ở đây sẽ “đương nhiên” trở thành thành viên công ty theo quy định tại Khoản 1 điều 45 Luật doanh nghiệp 2005. Khi ông P đã là thành viên trong công ty, thành viên sang lập công ty M phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên trong trường hợp thay đổi thành viên do thừa kế. Theo khoản 3 điều 33 nghị định số 88/2006/NĐ-CP : Trường hợp thay đổi thành viên do thừa kế , trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi , công ty gửi thông báo đến phong ĐKKD nơi công ty đã ĐKKD.Nội dung thông báo gồm : Tên, địa chỉ , trụ sở chính ,số và ngày cấp Giấy chứng nhận ĐKKD của công ty; Họ ,tên, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác …quốc tịch, phần vốn gop của thành viên để lại thừa kế, của từng người nhận thừa kế . Thời điểm thừa kế Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty. … Khi nhận thông báo , Phòng ĐKKD trao giấy biên nhận và đăng ký thay đổi thành viên trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Khi ông P trở thành thành viên của công ty, ông P sẽ được hưởng đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với thành viên công ty mà pháp luật quy định. Theo Điều 41 và điều 42 Luật doanh nghiệp 2005 quy định về quyền và nghiã vụ thành viên công ty .Ngoài ra ông P còn có thể thực hiện điều 43, 44 của Luật này . Tóm lại , việc HĐTV công ty M không chấp nhận ông P là thành viên công ty là một sai lầm và cần phải có điều chỉnh lại bằng những căn cứ cụ thể của pháp luật. Ngoài ra , khi trở thành thành viên công ty , ông P phải có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ của thành viên hội đồng thành viên. Theo Điều 56 Luật doanh nghiệp , ông P được hưởng các mức tiền thù lao, lương, thưởng… như mọi thành viên khác theo điều lệ công ty quy định. Trường hợp ông X (đã chết) là người đại diện chính thức của công ty .Thì theo khoản 2 điều 12 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP : “Đối với công ty TNHH có 2 thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty…bị mất…thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quy định mới của công ty” Sau đó , hội đồng thành viên công ty M tiếp tục làm thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật cuả công ty TNHH theo điều 29 , nghị đinh 88/2006/NĐ-CP.Bao gồm các nội dung Tên , địa chỉ trụ sở chính và ngày cấp GCN ĐKKD của công ty Họ tên , giấy tờ hợp pháp và thông tin liên quan của người dang là đại diện theo pháp luật của công ty và người thay thế là đại diện theo pháp luật của công ty . Họ tên và chữ ký của chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc các thầnh viên hội đồng thành viên trong trường hợp chủ tịch HĐTV lâm vào tình trạng đặc biệt. àKèm theo thông báo phải có quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của hội đồng thành viên về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của côg ty. Các quyết định , biên bản họp củat Hội đồng thành viên phải ghi rõ những nội dung chính được sửa đổi bổ sung trong Điều lệ công ty . àKhi nhận thông báo , phòng ĐKKD trao giấy biên nhận và đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH trong thời hạn 7 ngày làm việc , kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Khi nhận giấy chứng nhận ĐKKD mới , doanh nghiệp phải nộp lại bản gốc giấy chứng nhận ĐKKD cũ . Tiểu kết Qua tình huống cụ thể này chúng ta tìm hiểu được rõ hơn về những trườg hợp xử lý phần vốn góp trong 1 số trường hợp mà cụ thể ở đây là thừa kế.Qua đó chúng ta thấy rõ được những quyền , nghĩa vụ mà thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trởlên phải thực hiện. Tuy nhiên trên thực tế nhiều khi khi xảy ra những trường hợp mà như người dân luon luôn phải chịu thiệt thòi khi không tìm được vị trí của mình trong vai trò là người thừa kế hợp pháp .Họ có thể không được công nhận là thành viên hợp pháp do doanh nghiệp mau chóng làm các thủ tục thay đổi nội bộ công ty khi có 1 thành viên chết . Mặt khác , có một nghịch lý đã xảy ra là : với lợi nhuận , quyền lợi như trên thì người được hưởng thừa kế không dễ dàng được hưởng trọn vẹn nhưng nếu công ty làm ăn thua lỗ hoặc số vốn cam kết của thành viên đã chết còn nợ thì lại phải trả đầy đủ. Chính vì thế , người dân đã rất thiệt thòi trước sự sắp đặt của từng doanh nghiệp. Vậy nên, cần phải có những quy định nhiều hơn nữa , rõ rang hơn nữa để chúng ta không bị thiệt thòi khi rơi vào tình trạg như thế này. Một số vấn đề về thực trạng pháp luật ĐKKD hiện nay Thực trạng pháp luật về đăng ký kinh doanh hiện nay đã được bàn luận rất nhiều. Nhưng vì nó là một vấn đề nổi cộm nên khi nghiên cứu về Luật doanh nghiệp mới chúng ta không thể không nhắc đến . Như vậy, hạn chế đầu tiên chúng ta nhìn thấy là những hạn chế từ hệ thống đăng ký kinh doanh : (Theo VietNamNet.) Ông Lê Quang Mạnh - Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Cục Phát triển nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho rằng, đăng ký kinh doanh là thủ tục hành chính đầu tiên của DN gia nhập thị trường. Tuy nhiên, hệ thống đăng ký kinh doanh hiện nay còn tồn taị nhiều hạn chế. Hiện nay, thủ tục gia nhập thị trường của DN được thực hiện ở nhiều cơ quan khác nhau. Một DN muốn khởi sự kinh doanh phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh; sau đó đăng ký mã số thuế  tai cơ quan thuế và đăng ký khắc dấu tại công an.  Ông Mạnh thừa nhận trong hồ sơ DN phải thực hiện còn có quá nhiều trùng lặp, đồng thời DN cũng chưa có được một mã số duy nhất. Năng lực bộ máy đăng ký kinh doanh còn nhiều hạn chế. Điều dễ nhận thấy nhất là chất lượng, tiêu chuẩn và cách thức thực hiện đăng ký kinh doanh ở các địa phương còn nhiều điểm khác nhau. Do hạ tầng kỹ thuật còn yếu nên việc chia sẽ thông thông tin với DN dường như là không thể. Thậm chí việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhiều khi cũng không thực hiện được do thiếu sự chuẩn hoá về thông tin mà quan trọng nhất là chưa có được một mã số xác định thống nhất cho mỗi DN. Có một thực tế đang lưu ý, đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, việc thiếu một cơ sở dự liệu có tính pháp lý về các doanh nghiệp đã kinh doanh là nguyên nhân tạo ra chi phí giao dịch giữa các DN rất lớn. DN không thể khai thác thông tin có tính pháp lý, đáng tin cậy với chi phí thấp về đối tác của mình nhất là khi đối tác lại đăng ký kinh doanh ở một địa phương khác. Ông Mạnh ví dụ, một DN ở Hà Nội muốn tìm kiếm thông tin về một đối tác ở tỉnh khác thông qua đối tác thứ 3; DN phải liên hệ với phóng đăng ký kinh doanh nơi đối tác đặt trụ sở. Việc này không hễ dễ dàng và đòi hỏi tốn kém. Nếu chúng ta có một cơ sở dữ liệu quốc gia về đằng ký kinh doanh được kết nối với nhau thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng và ít tốn kém hơn. - Để khắc phục cho thực trạng này: Ông Nguyễn Văn Trung, Cục trưởng, Cục DN phát triển DN nhỏ và vừa cho biết, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Kế hoạch - Đầu tư phối hợp với các bộ ngành xây dựng các thủ tục cho việc xác định nhân thân của người thành lập và quản lý DN; đồng thời xây dựng mô hình một cửa liên thông giữa các thủ tục đăng ký kinh doanh, khắc dấu và cấp mã số thuế cho DN. Giải pháp cụ thể đầu tiên được các cơ quan quản lý tính đến là ngiên cứu và thực hiện việc áp dụng một mã số DN duy nhất cho mỗi DN. Mã số này sẽ được chấp nhận và sử dụng tại tất cả các cơ quan quản lý nhà nước về DN. Tiếp theo đó, các cơ quan đăng ký kinh doanh, thuế và công an sẽ cùng thống nhất và đồng bộ hoá thủ tục đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường cho DN qua cơ chế "một cửa liên thông" cho tất cả các khâu. Song song với việc cải cách hành chính, cơ quan quản lý sẽ cho xây dựng một cơ sở dữ liệu toàn quốc về đăng ký kinh doanh để chia sẻ thông tin giữa các cơ quan kinh doanh và cung cấp thông tin cho DN. Ông Mạnh cho rằng, việc chuẩn hóa các quy trình đăng ký kinh doanh sẽ tạo ra tiền đề cho giai đoạn tin học hoá và tự độn Được biết, hiện nay, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã bắt đầu khởi động Chương trình đổi mới công tác đăng ký kinh doanh. Công tác chuẩn bị sẽ được tiến hành từ nay đến giữa năm 2007. Sau đó sẽ triển khai ra toàn bộ 64 tỉnh thành. Sau khi hoàn thành, việc đăng ký kinh doanh sẽ trở nên dễ dàng với cơ chế một của liên thông, tất cả các khâu đăng ký kinh doanh, thuế và dấu chũng chỉ có một bộ hồ sơ chung, một mã số duy nhất cho 1 DN. Và như thế có thể hy vọng vào việc thay đổi những hạn chế trong đăng ký kinh doanh như hiện nay. Ngoài ra, còn là hạn chế từ hệ thống các loại giấy phép kinh doanh : Tại Việt Nam, giấy phép kinh doanh tồn tại dưới nhiều hình thức và tên gọi khác nhau như: giấy phép hoạt động, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, thông báo chấp nhận... Đây chính là những loại giấy tờ cần thiết bên cạnh “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” mà thiếu nó, doanh nghiệp không thể tiến hành hoạt động được. Theo thống kê sơ bộ, hiện nay tại Việt Nam đang có hơn 300 loại giấy phép kinh doanh do các Bộ, Ngành ban hành đang có hiệu lực; ngoài ra con số các giấy phép kinh doanh do các địa phương (cấp Tỉnh, Thành phố, thậm chí cấp Quận, Huyện...) ban hành thì khó có thể thống kê chính xác (1). Tìm hiểu và phân tích việc cấp, mục tiêu và tác dụng của giấy phép kinh doanh tại Việt Nam có thể rút ra một số nhận định sau:Về cơ quan cấp giấy phép: Nhìn chung tại Việt Nam hệ thống cơ quan cấp giấy phép kinh doanh khá đa dạng và phức tạp. Cấp Bộ, cấp Cục hoặc Tổng cục chiếm khoảng 30% giấy phép; Cấp Sở của các tỉnh chiếm nhiều nhất khoảng trên 50% giấy phép; Cấp Ban hoặc Trung tâm chiếm khoảng 12% giấy phép; còn lại là những cơ quan cấp thấp hơn như Quận, Huyện... Về thủ tục cấp giấy phép: Như trên đã phân tích, giấy phép kinh doanh về bản chất là biện pháp quản lý hành chính và việc cấp phép được thực hiện dựa trên cơ chế xin – cho. Điều này cộng với những bất cập và phức tạp trong quản lý hành chính làm cho thủ tục cấp phép trở nên rất phiền hà. Cùng một loại giấy phép mỗi địa phương quy định hồ sơ mỗi kiểu. Để hoàn thành bộ hồ sơ này doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều việc, xin rất nhiều xác nhận khác nhau, mỗi lần xác nhận là một lần phải xin để được cho, do vậy mức độ phức tạp càng trở nên lớn hơn, quá trình xin phép phải kéo dài, chi phí khá tốn kém. Việc phải sử dụng phương pháp "đi cửa sau" hoặc tận dụng tối đa các mối "quan hệ quen biết" để có được giấy phép, nhất là vào những lĩnh vực kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao trở nên phổ biến. Điều này là một nhân tố làm cho môi trường kinh doanh càng ngày càng thiếu sự minh bạch. Về thời gian và chi phí cấp phép: Đây là những thông tin khá nhạy cảm do vậy trong các cuộc điều tra chính thức ít nhận được kết quả trả lời. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã cho rằng, tùy theo mức độ hấp dẫn của từng lĩnh vực kinh doanh mà thời gian và chi phí cấp phép, nhất là những loại chi phí không chính thức có sự khác nhau, và đây là những khoản chi không nhỏ. Mặc dù không

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số vấn đề về thực trạng pháp luật Đăng ký kinh doanh hiện nay.doc
Tài liệu liên quan