Đề tài Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hạch toán kế toán và quản lý nguyên liệu, vật liệu tại điện lực Đống Đa - Hà Nội

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu

Phần một: Cơ sở lý luận hạch toán nguyên liệu, vật liệu trong các doanh nghiệp. 3

I)Những vấn đề chung về nguyên liệu, vật liệu: 3

1) Khái niệm nguyên liệu, vật liệu: 3

2) Đặc điểm và vai trò của nguyên liệu, vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh: 3

3) Yêu cầu quản lý nguyên liệu, vật liệu: 4

4) Sự cần thiết tổ chức kế toán vật liệu trong doanh nghiệp và nhiệm vụ của kế toán: 5

5) Phân loại và tính giá vật liệu: 6

Phân loại vật liệu: 6

Tính giá vật liệu: 7

II) Hạch toán nguyên liệu, vật liệu trong các doanh nghiệp: 11

1) Hạch toán chi tiết vật liệu: 11

a) Phương pháp thẻ song song: 12

b) Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: 14

c) Phương pháp sổ số dư: 15

2) Hạch toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu: 16

a) Hạch toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên: 18

Hạch toán tình hình biến động tăng vật liệu đối với các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ: 19

Đặc điểm hạch toán tăng vật liệu trong các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp: 19

Hạch toán tình hình biến động giảm vật liệu: 19

b) Hạch toán nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ: 22

3) Tổ chức kiểm kê và hạch toán kết quả kiểm kê, đánh giá vật liệu: 24

a) Kế toán kiểm kê vật liệu: 24

b) Kế toán đánh giá lại vật liệu: 25

4) Hạch toán vật liệu trên hệ thống sổ sách kế toán tổng hợp: 26

a) Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ nhật ký chung: 26

b) Đối với doanh nghiệp áp dùng hình thức nhật ký sổ cái: 27

c) Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ 29

d) Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ nhật ký chứng từ: 30

5. Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu dự trữ: 31

6) Chuẩn mực kế toán quốc tế với kế toán nguyên vật liệu: 33

a) Xác định giá phí nhập kho nguyên vật liệu: 33

b) Phương pháp tính giá vật liệu xuất kho: 34

c) Xác định giá trị nguyên vật liệu tại một thời điểm kế toán: 34

d) Điểm khác biệt giữa chuẩn mực kế toán quốc tế với hệ thống kế toán Việt Nam trong hạch toán nguyên vật liệu: 35

Phần hai: Thực trạng hạch toán nguyên liệu, vật liệu tại Điện lực Đống Đa - Hà Nội. 36

A) Đặc điểm chung của Điện lực Đống Đa - Hà Nội ảnh hưởng đến tổ chức hạch toán: 36

I) Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Đống Đa: 36

1) Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Đống Đa:

2) Chức năng, nhiệm vụ của Điện lực Đống Đa: 37

3) Quy mô, năng lực sản xuất và trình độ quản lý: 38

II) Khái quát đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý của Điện lực Đống Đa: 39

1) Đặc điểm hoạt động kinh doanh ở Điện lực Đống Đa: 39

2) Tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý: 40

3) Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ: 42

III) Tổ chức công tác kế toán tại Điện lực Đống Đa: 44

1) Bộ máy kế toán và kế toán phần hành: 44

2) Tổ chức hệ thống chứng từ và ghi chép ban đầu: 47

3) Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ở Điện lực. 48

4) Tổ chức hình thức sổ kế toán: 48

5) Tổ chức hệ thống báo cáo: 49

B) Tổ chức hạch toán nguyên liệu, vật liệu tại Điện lực Đống Đa - Hà Nội: 50

I) Đặc điểm vật liệu: 50

II) Phân loại nguyên liệu, vật liệu: 51

III) Tính giá vật liệu: 51

IV) Tổ chức công tác quản lý quá trình dự trữ, thu mua, bảo quản vật liệu: 52

Quản lý quá trình thu mua vật liệu: 52

Bảo quản vật liệu: 53

V) Tổ chức lập và luân chuyển chứng từ vật liệu: 54

1) Thủ tục, chứng từ nhập kho: 54

2) Thủ tục, chứng từ xuất kho: 58

VI) Hạch toán nguyên liệu, vật liệu tại Điện lực Đống Đa - Hà Nội: 61

1) Hạch toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu tại Điện lực Đống Đa - Hà Nội: 61

2) Kế toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu ở Điện lực Đống Đa. 65

a) Tài khoản sử dụng: 65

b) Kế toán quá trình thu mua nhập kho vật liệu: 66

c) Kế toán quá trình xuất dùng vật liệu: 67

VII) Kiểm kê, đánh giá lại nguyên liệu, vật liệu: 68

1) Kiểm kê nguyên liệu, vật liệu: 68

2) Đánh giá lại nguyên liệu, vật liệu 70

Phần ba: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hạch toán kế toán và quản lý nguyên liệu, vật liệu tại điện lực Đống Đa - Hà Nội. 71

I) Đánh giá thực trạng hạch toán nguyên liệu, vật liệu tại Điện lực Đống Đa - Hà Nội: 71

II) Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Đống Đa - Hà Nội: 74

1) Hệ thống tài khoản kế toán dùng để hạch toán vật liệu tại Điện lực Đống Đa: 74

2) Lập ban kiểm nghiệm vật liệu: 75

3) Vấn đề dự trữ vật liệu tại Điện lực Đống Đa: 77

4) Công tác kiểm kê kho vật liệu: 77

5) Lập dự phòng giảm giá cho nguyên vật liệu: 78

6) Mở tài khoản 151 <<Hàng đang đi đường>> và theo dõi trên NKCT số 6: 79

7) Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán tại Điện lực Đống Đa: 79

8) Việc áp dụng phương pháp tính giá vật liệu: 79

9) Việc áp dụng máy vi tính trong thực hành kế toán: 80

 

 

docx91 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hạch toán kế toán và quản lý nguyên liệu, vật liệu tại điện lực Đống Đa - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác chi phí khác. Tổng chi phí mua: Gồm: + Giá mua ghi trên hoá đơn. + Các chi phí liên quan đến mua nguyên vật liệu. . Thuế nhập khẩu và các thứ thuế khác. . Chi phí vận chuyển, bốc dỡ. . Các chi phí khác phân bổ trực tiếp vào việc mua nguyên vật liệu. + Giảm giá thương mại. + Chiết khấu. Chi phí chế biến: Các chi phí liên quan đến chế biến nguyên vật liệu trước khi nhập kho cũng được tính vào giá phí nhập kho nguyên vật liệu. Các chi phí này bao gồm: Chi phí nhân công chế biến, khấu hao máy móc dùng để gia công chế biến... Các chi phí khác: Nguyên tắc phân bổ: Các chi phí khác được tính vào giá phí tồn kho là các chi phí mà doanh nghiệp phải chịu để đưa hàng về địa điểm và trạng thái hiện tại. Chi phí tài chính: Theo IAS số 2, trong một vài trường hợp đặc biệt chi phí tài chính có thể được tính vào giá phí tồn kho nguyên vật liệu, chẳng hạn như chi phí đó có liên quan đến việc nhập kho nguyên vật liệu, hoặc chi phí tài chính đó có thể mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp trong tương lai. b) Phương pháp tính giá vật liệu xuất kho: Theo IAS số 2, trước hết để tính giá vật liệu xuất kho, kế toán cần phải phân biệt được hai loại nguyên vật liệu là nguyên vật liệu nhận diện được và nguyên vật liệu không nhận diện được, vì phương pháp tính giá sẽ khác nhau. Loại nguyên vật liệu nhận diện được: Đối với các loại vật liệu nhận diện được thì giá xuất kho bao gồm tất cả các giá phí đích thực của nó. Loại nguyên vật liệu giống nhau, không nhận diện được: Đối với loại này, IAS đưa ra hai công thức: + Công thức chuẩn: . Nhập trước, xuất trước (FIFO). . Bình quân gia quyền (CMP). + Công thức thay thế chấp nhận được: Đó là công thức “Nhập sau, xuất trước” (LIFO). Nếu sử dụng phương pháp LIFO thì cần phải có một số thông tin như: Các báo cáo tài chính phải cho biết chênh lệch giữa giá trị tồn kho trên báo cáo tài sản hoặc giá trị thấp nhất giữa giá trị được tính theo một trong hai công thức “chuẩn” FIFO, CMP và giá trị có thể bán được thuần( là giá ước tính có thể bán được trong điều kiện bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và những chi phí khác để bán hàng sau này); hoặc giá trị thấp nhất giữa giá phí hiện tại trong ngày kế toán và giá có thể bán được thuần (hay giá lợi ích trong việc dùng). c) Xác định giá trị nguyên vật liệu tại một thời điểm kế toán: Nguyên tắc: Theo IAS số 2, vào một thời điểm kế toán giá trị nguyên vật liệu được đánh giá trên cơ sở giá thấp nhất giữa giá phí nhập kho và giá có thể bán được thuần. Dự phòng giảm giá nguyên vật liệu: + Các nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất không được giảm giá nếu thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu đó được bán với giá bằng hoặc cao hơn giá thành của nó. +Trong trường hợp giảm sút giá mua trên thị trường làm cho giá phí thành phẩm cao hơn giá thành có thể bán được thuần thì giá trị ghi sổ kế toán của nguyên vật liệu này phải được giảm xuống bằng giá có thể bán được thuần của nó. Trong trường hợp này, giá mua vào của nguyên vật liệu có thể coi là gía bán được thuần của nó. d) Điểm khác biệt giữa chuẩn mực kế toán quốc tế với hệ thống kế toán Việt Nam trong hạch toán nguyên vật liệu: Trong xu hướng nhất thể hoá nền kinh tế thế giới, các công cụ cung cấp thông tin cho quản lý kinh tế như kế toán, thống kê ở các nước khác nhau trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau. Việc Bộ tài chính ban hành chế độ kế toán mới là sự vận dụng các thông lệ quốc tế về kế toán vào hoàn cảnh cụ thể , phù hợp với cơ chế kinh tế của nước ta. Đây là một nhân tố quan trọng góp phần đưa nền kinh tế nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới, làm cho ngôn ngữ kế toán của nước ta trở nên gần gũi với ngôn ngữ kế toán của các nước, giúp nước ta hoàn thiện hơn luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Có thể nói chế độ kế toán mới của nước ta đã vận dụng khá đầy đủ các nguyên tắc, các khái niệm được thừa nhận trên phạm vi quốc tế. Sự khác nhau cơ bản giữa chuẩn mực kế toán quốc tế với hệ thống kế toán Việt Nam trong hạch toán nguyên vật liệu được thể hiện ở những điểm sau: Hệ thống kế toán Việt Nam Chuẩn mực kế toán quốc tế Tính giá vật liệu Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho được xác định bằng một trong các phương pháp sau: Phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp nhập trước, xuất trước. Phương pháp giá thực tế đích danh. Phương pháp giá hạch toán. Thiếu hụt nguyên vật liệu phát hiện do kiểm kê: Phải ghi nợ TK 138 chờ xử lý. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Dự phòng cho nguyên vật liệu tồn kho được tính vào cuối niên độ kế toán và trước khi lập báo cáo tài chính. Giá thực tế vật liệu xuất kho sử dụng phương pháp: Phương pháp nhập trước, xuất trước. Phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp nhập sau, xuất trước. Đưa vào khoản lãi, lỗ. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ngay sau khi cấp quản lý nhận thấy giá trị bị giảm. PHẦN HAI THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TẠI ĐIỆN LỰC ĐỐNG ĐA - HÀ NỘI. A. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐIỆN LỰC ĐỐNG ĐA - HÀ NỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN: I. Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Đống Đa 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Điện lực Đống Đa Điện lực Đống Đa (trước đây là Chi nhánh điện Đống Đa), chi nhánh Điện Đống Đa được tách ra từ Đội quản lý điện Hà Nội 1979 và được Tổng Công ty điện lực Việt Nam quyết định tổ chức lại thành Điện lực Đống Đa từ ngày 22/4/1995, trực thuộc Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội với nhiệm vụ: - Kinh doanh điện năng - Quản lý vận hành lưới phân phối doanh - Sửa chữa, cải tạo lưới điện phân phối và một số dịch vụ khác liên quan. Ngành điện được coi là ngành độc quyền, ở Việt Nam mọi ngành độc quyền đều chịu sự quản lý, điều tiết trực tiếp của Nhà nước. Chính vì vậy các đơn vị điện lực ở các tỉnh thành phố mặc dù là các doanh nghiệp Nhà nước nhưng có tư cách pháp nhân không đầy đủ, phụ thuộc kinh tế vào Công ty Điện lực. Điện lực Đống Đa hạch toán kinh tế phụ thuộc trong Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội, được mở tài khoản tại ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng để giao dịch, ký kết hợp đồng kinh tế trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và sự quyền cấp, uỷ quyền của Giám đốc Công ty Điện lực thành phố Hà Nội. Nguồn vốn sản xuất kinh doanh là do Công ty cấp, mỗi quý Công ty giao cho Điện lực Đống Đa một lần, bao gồm các chỉ tiêu điện thương phẩm, tỷ lệ vốn tổn thất điện năng, giá trị đại tu sửa chữa thiết bị lớn, quỹ tiền lương, thuế doanh thu… việc chi tiêu đều phải báo sổ về Công ty để Công ty hạch toán lỗ lãi. Điện lực Đống Đa có tính giá thành nhưng đây chỉ là một chỉ tiêu để Công ty theo dõi nhằm giảm bớt phần chi phí. Mỗi quý Công ty đều có thưởng nếu Điện lực hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch. Nguồn vốn đầu tư cải tạo nâng cấp thiết bị, máy móc cũng do Công ty cấp mà nguồn vốn của Công ty lại phụ thuộc vào ngành, vào Nhà nước. Mặt khác giá bán điện lại do Nhà nước quy định, việc hạch toán mấy năm gần đây cho mấy ngành điện luôn ở trong tình trạng sẽ không bù mấy năm gần đây cho mấy ngành điện luôn ở trong tình trạng sẽ không bù đủ chi phí nên nguồn vốn tự bổ sung củaCt thấp. Vì vậy trong tình trạng chung, nhu cầu về vốn để phát triển của Điện lực Đống Đa không được đáp ứng đủ. Sự phụ thuộc kinh tế vào Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội của Điện lực Đống Đa tất yếu dẫn đến sự phụ thuộc về cơ cấu tổ chức. Việc tổ chức các bộ phận chức năng của Điện lực Đống Đa là do Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm hàng năm Công ty đưa ra lao động định biên, Điện lực Đống Đa dựa vào đó để sắp xếp lao động cho từng bộ phận. Điện lực Đống Đa là đơn vị kinh tế, đóng góp vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Quận ở thủ đô. Điện lực có nhiệm vụ cải tạo phát triển lưới điện, cung ứng điện đảm bảo an toàn liên tục đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng phục vụ chính trị, sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong địa bàn được Công ty điện lực Thành phố Hà Nội phân cấp quản lý. Điện lực Đống Đa hiện quản lý trên 85.000 khách hàng, đối tượng kinh doanh của Điện lực rất đa dạng, phức tạp, từ việc đảm bảo điện an toàn liên tục 24/24 chất lượng phục vụ sản xuất, sinh hoạt các hoạt động dịch vụ. Điện lực còn phải đảm bảo nhiệm vụ quan trọng phục vụ chính trị… và cải tạo lưới điện, phát triển lưới điện theo hướng hiện đại hoá để đáp ứng yêu cầu xây dựng Thủ đô văn minh - hiện đại. 2) Chức năng, nhiệm vụ của Điện lực Đống Đa: Điện lực Đống Đa có những chức năng, nhiệm vụ sau: Quản lý vận hành an toàn liên tục, tin cậy, đảm bảo chất lượng điện năng, phấn đấu giảm tổn thất điện lưới truyền tải. Sửa chữa các thiết bị đường dây và trạm biến áp. Phục hồi, cải tạo, xây lắp các công trình điện. Thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị để xác định chất lượng thiết bị trong quá trình sửa chữa xây lắp của công ty. Tổ chức bán điện và thu tiền đến các hộ dùng điện nhân dân, các cơ quan đơn vị trên địa bàn quận Đống Đa. Thực hiện một số lĩnh vực sản xuất, dịch vụ liên quan đến ngành điện và dịch vụ phục vụ công tác kinh doanh điện. Nằm trên địa bàn quận Đống Đa nên Điện lực có một vị trí rất quan trọng trong việc cung ứng điện. Điện lực phải thường xuyên đảm bảo cung cấp điện an toàn ổn định cho các cơ quan trung ương, các cuộc đón tiếp các nguyên thủ quốc gia, các hội nghị, hội thảo của Đảng và nhà nước và các tổ chức quốc tế diễn ra trên địa bàn quận. Trong số các phụ tải cấp điện có một số phụ tải rất quan trọng như: Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, cơ quan chính phủ, hội trường Đống Đa, các cơ quan ngoại giao và đại sứ quán... 3) Quy mô, năng lực sản xuất và trình độ quản lý: Điện lực hiện đang quản lý một khối lượng rất lớn thiết bị gồm các trạm biến áp, đường dây nổi, cáp ngầm, các trạm Diezen phục vụ chính trị. Biểu số 1: (Số liệu năm 2005) Thiết bị Đơn vị tính Số lượng Trạm biến áp Cái 452 Máy biến áp Cái 515 Dung lượng máy biến áp KVA 239 315 Đường dây nổi Km 31 685 Cáp ngầm Km 154.4 Đường dây hạ thế Km 178.98 Năng lực sản xuất lớn như vậy được vận hành bởi một đội ngũ quản lý, kỹ sư, công nhân lành nghề. Biểu số 2 (Số liệu năm 2005) Lực lượng lao động (người) Số lượng Tỷ lệ Tổng số CNVC 383 Trong đó: + Nam CNVC 263 68,7% + Nữ CNVC 120 31,3% Đại học các ngành 39 10,2% Cán sự và trung cấp 28 7,3% Công nhân 316 82,5% Thợ bậc cao (bậc 6, 7) 186 48,6% II) Khái quát đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý của Điện lực Đống Đa: 1) Đặc điểm hoạt động kinh doanh ở Điện lực Đống Đa: Chức năng kinh doanh chủ yếu của Điện lực Đống Đa là kinh doanh bán điện. Điện năng là một dạng hàng hóa đặc biệt với các đặc điểm riêng có là không nhìn thấy, không sờ thấy, không có hàng tồn kho, sản phẩm dở dang và sản phẩm dự trữ, khách hàng dùng trước trả tiền sau. Ở Việt Nam, điện năng được nhà nước bảo hộ và chính phủ quyết định giá cả. Ngoài ra còn phải kể đến tính nguy hiểm cao độ trong cung ứng và sử dụng điện. Điện năng là một hàng hóa không thể thiếu trong mọi quá trình kinh tế. Khách hàng của ngành điện vô cùng phong phú, đa dạng. Quy trình kinh doanh điện năng được thể hiện qua 3 giai đoạn sau: Giai đoạn phát sinh khách hàng tiêu thụ điện lưới : ở giai đoạn này sau khi nhận được hồ sơ đề nghị mua điện của khách hàng, Điện lực sẽ tiến hành khảo sát thực tế nhu cầu và khả năng cung ứng điện cho khách hàng. Sau khi hoàn tất các thủ tục hành chính cần thiết căn cứ trên hồ sơ xác nhận điều kiện cho việc mua bán điện đã được hoàn tất đầy đủ, Điện lực sẽ tiến hành ký kết hợp đồng mua bán điện với khách hàng. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất xác định mối quan hệ mua bán điện giữa hai bên đã phát sinh và sau đó hai bên bắt đầu thực hiện các hành vi mua và bán điện. Giai đoạn quản lý, theo dõi việc thu tiền điện: sau khi ký kết hợp đồng mua bán điện, Điện lực tiến hành các nghiệp vụ theo dõi việc sử dụng điện của khách hàng bao gồm : mục đích sử dụng điện, việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được xác định trong hợp đồng mua bán điện, thực hiện các qui định của pháp luật, của ngành điện trong cung ứng và sử dụng điện, đảm bảo cung ứng điện cho khách hàng liên tục, an toàn.... Hàng tháng phải tiến hành ghi lượng điện năng tiêu thụ của khách hàng làm cơ sở thu tiền điện sau này. Việc quản lý và ghi chỉ số tiêu thụ phải tuân thủ những qui định chặt chẽ của ngành và phải đảm bảo các nguyên tắc công khai, khách quan. Giai đoạn tính toán và thu tiền điện: trên cơ sở điện năng ghi được vào chu kỳ ghi chỉ số công tơ điện hàng tháng, Điện lực sẽ tiến hành tính toán tiền điện cho khách hàng. Việc in hóa đơn tiền điện được thực hiện tại Công ty điện lực thành phố Hà Nội và theo mẫu ban hành của tổng cục thuế. Sau khi đã in hóa đơn, Điện lực tiến hành thu tiền. Các giai đoạn nối tiếp nhau hình thành nên một quy trình kinh doanh bán điện khép kín. 2) Tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý: Tất cả các phòng ban, đội, tổ chức năng trong Điện lực đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cùng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Điện lực. Lãnh đạo Điện lực sẽ điều phối mối quan hệ này sao cho đồng bộ, nhịp nhàng để thực hiện tốt mục tiêu mà các cấp lãnh đạo đề ra. Hệ thống tổ chức của Điện lực Đống Đa được thiết kế theo mô hình trực tuyến chức năng. Giám đốc được giám đốc tổng công ty điện lực Việt Nam bổ nhiệm, điều hành Điện lực theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của điện lực trước công ty điện lực thành phố Hà Nội, trước pháp luật và trước toàn thể cán bộ công nhân viên chức của Điện lực. Giám đốc có quyền điều hành lực lượng lao động trong toàn Điện lực, ra quyết định đề bạt, bãi miễn, điều chuyển công tác đối với toàn bộ cán bộ và công nhân trong Điện lực. Phó giám đốc kinh doanh do giám đốc công ty điện lực thành phố Hà Nội bổ nhiệm, chỉ đạo mọi công việc về công tác kinh doanh bán điện. Phó giám đốc kỹ thuật do giám đốc công ty điện lực thành phố Hà Nội bổ nhiệm, chịu trách nhiệm chỉ đạo giải quyết các vấn đề kỹ thuật vận hành và một số dịch vụ khác có liên quan, phục vụ cho kinh doanh bán điện. NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG CỦA CÁC PHÒNG BAN: Phòng kỹ thuật - kế hoạch - vật tư: Có chức năng xây dựng kế hoạch về mọi mặt của toàn Điện lực, điều hành lưới điện, chịu trách nhiệm về công tác an toàn và lập các dự án cải tạo lưới điện, xác định nguyên nhân và giải quyết các sự cố mất điện, đảm bảo thiết bị vật tư phục vụ sản xuất; Nghiên cứu, thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án hoàn thiện lưới điện; Đảm bảo an toàn vận hành lưới điện. Phòng kinh doanh: Tổ chức kinh doanh bán điện, thu tiền điện, theo dõi công nợ khách hàng mua điện, cung cấp các dịch vụ phục vụ cho công tác kinh doanh bán điện. Phòng hành chính - tổ chức: Điện lực Đống Đa không có chức năng tuyển nhận lao động, số lao động bổ sung do Công ty phân về. Do đó phòng hành chính - tổ chức chỉ quản lý, điều hành lao động theo quyết định của giám đốc; đảm nhận các công việc về hành chính; Tính lương, thưởng ... cho công nhân viên chức. Phòng tài chính - kế toán: Do đặc điểm của ngành điện, mặt hàng kinh doanh chủ yếu là điện thì phòng kinh doanh theo dõi, báo cáo số liệu lên Công ty để công ty tính lỗ lãi, giá thành 1KWH điện nên phòng tài chính kế toán Điện lực chỉ theo dõi và hạch toán các hoạt động không phải kinh doanh điện (gọi là sản xuất khác). Phòng tài chính - kế toán quản lý, bảo toàn và phát triển nguồn vốn Công ty giao; phân phối lương, thưởng cho CNVC; báo cáo tài chính đối với cơ quan chủ quản và cơ quan thuế . Ban thanh tra bảo vệ: Bảo vệ trụ sở, tài sản trong cơ quan. Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các qui định của công ty, của Điện lực đối với mọi bộ phận, cá nhân trong Điện lực; Ban điều độ: Thiết kế sơ đồ một sợi, hệ thống lưới điện, dự toán chi phí và nắm vững toàn bộ hệ thống lưới điện do Điện lực quản lý. Sửa chữa, khắc phục ngay những sự cố xảy ra trong lưới điện, đóng cắt các đường dây trên không hoặc cáp ngầm khi có sự cố xảy ra. Cắt nguồn điện có sự cố để sửa chữa, đóng nguồn điện dự phòng để đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục; theo dõi đồng hồ cao thế, nắm bắt sản lượng cao thế ở đầu nguồn, phối hợp cùng các phòng ban khác theo dõi tổn thất toàn Điện lực. Đội vận hành: Quản lý và vận hành đường dây trung thế, máy biến áp và các thiết bị đang vận hành trên lưới điện; Quản lý toàn bộ chìa khoá của các trạm biến áp, xây dựng các biện pháp đảm bảo an toàn cho các thiết bị cũng như toàn bộ trạm biến áp do Điện lực quản lý; Giám sát kỹ thuật trực tiếp các đơn vị thi công khi các đơn vị này thi công các công trình điện mà Điện lực quản lý. Đội đại tu: Thực hiện đại tu và sửa chữa lưới điện theo kế hoạch, hỗ trợ khắc phục sự cố. Đội diezel: Vận hành các trạm diezel phục vụ chính trị, các trạm phát điện dùng cho khi mất điện lưới, đảm bảo cung cấp điện liên tục, an toàn cho các cơ quan của Đảng và chính phủ. Đây là một đội chỉ riêng ở Điện lực Đống Đa. Tổ thí nghiệm: Thí nghiệm các thiết bị điện trên lưới như thí nghiệm máy biến áp, aptômát, đo tiếp địa, tìm điểm hỏng sự cố cáp ngầm... Đội quản lý khách hàng: Quản lý, lắp đặt thiết bị và cung cấp dịch vụ cho khách hàng thuộc khối cơ quan, ghi chỉ số, đưa thông báo thu tiền, đôn đốc thu hồi nợ. Tổ kiểm tra điện: Kiểm tra, phát hiện khách hàng vi phạm hợp đồng điện, lấy cắp điện. Tính và truy thu tiền điện tổn thất do vi phạm của khách hàng. Tổ áp giá: Kiểm tra, phát hiện khách hàng sử dụng điện sai mục đích. Tính và truy thu tiền điện chênh lệch do áp giá sai. Tổ lắp đặt công tơ: Thi công khách hàng mua điện mới gồm cả hệ thống đường dây, bảng ván, cầu chì... và không bao gồm công tơ. Tổ treo tháo công tơ: Lắp đặt, treo tháo công tơ các loại của khách hàng cũ và mới, thay công tơ định kỳ hoặc thay đột xuất của khách hàng cũ. Đội quản lý điện phường: Quản lý hệ thống đo đếm và hệ thống lưới điện trong từng phường, ghi chữ theo dõi sản lượng khách hàng, thu tiền điện tư gia hàng tháng; sửa chữa cải tạo theo các dự án nhỏ; sửa chữa, khắc phục sự cố, đảm bảo an toàn cho thiết bị của khách hàng tư gia. Mô hình tổ chức Điện lực Đống Đa năm 2005 được thể hiện như sau Phòng KH-kỹ thuật Phòng Tài vụ Ban thanh tra bảo vệ PGĐ kinh doanh P.kinh doanh Đội quản lý đầu nguồn Đội kiểm tra điện E8 Tổ lắp đặt công tơ E8 Tổ treo tháo công tơ Đội 6 P. Văn Chương Đội 5 P. Ô Chợ Dừa Đội 4 C.An P.Hàng Bột Đội 3 HTX 8-3 Đội 2 Tôn Đức Thắng Đội 1 E8 Ban điều độ thông tin Đội vận hành E8 Đội Dezen,03 Khâm Thiên Đội Đại tu E8 Tổ thí nghiệm Giám đốc Phòng T.C.H.C PGĐ kỹ thuật Mô hình tổ chức Điện lực Đống Đa 3) Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ: Điện lực Đống Đa nhận điện năng do Công ty mua để kinh doanh. Đặc điểm của lao động ngành điện là nguy hiểm, nặng nhọc nên công nhân điện phải tuân theo một qui trình công tác nghiêm ngặt, hàng năm phải thi sát hạch an toàn. Công ty đã xây dựng các qui trình ghi chỉ sổ, qui trình vận hành, qui trình ký kết hợp đồng bán điện, qui trình kinh doanh bán điện ... được áp dụng thống nhất trong toàn công ty. Kỹ sư của các đơn vị trong toàn công ty hàng năm phải qua kỳ thi sát hạch, các công nhân khi lên bậc lương phải thi về sự nắm bắt và vận dụng các qui trình trên. Khối hệ thống sản xuất của Điện lực Đống Đa gồm: 6 tổ quản lý điện phường. 6 phòng ban chức năng. 2 trạm Điezen. 1 đội quản lý vận hành lưới điện. 13 tổ phụ trợ. III. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐIỆN LỰC ĐỐNG ĐA 1. Bộ máy kế toán và kế toán phần hành Với chức năng là một bộ phận nghiệp vụ quan trọng của doanh nghiệp, phòng kế toán tài chính Điện lực Đống Đa vừa là đơn vị tham mưu và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc Điện lực lại vừa hoạt động theo sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát về mặt nghiệp vụ của phòng kế toán tài chính Công ty điện lực thành phố Hà Nội. Kế toán trưởng: Được giám đốc công ty điện lực thành phố Hà Nội bổ nhiệm, đồng thời là kế toán tổng hợp, có trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra các công tác kế toán do nhân viên kế toán thực hiện; Tham gia với các bộ phận liên quan, lập quyết toán tài chính cho các công trình được duyệt quyết toán, tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế; Hàng kỳ tổng kết và báo cáo tài chính lên Công ty và giám đốc Điện lực. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc Điện lực và giám đốc Công ty. Kế toán tài sản cố định: Hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình tăng giảm tài sản cố định tại Điện lực trên cơ sở sổ thẻ kế toán chi tiết, lập bảng phân bổ khấu hao, định kỳ làm căn cứ để tập hợp chi phí sản xuất. Tại Điện lực không sử dụng TK 212, 213. Cuối mỗi tháng, quí, kế toán phải báo cáo theo các biểu sau: Bảng tổng hợp trích khấu hao TSCĐ. Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ. Kế toán tiền lương, BHXH: Biểu tính lương do phòng hành chính tổ chức lập, kế toán lương kiểm tra tính chính xác của bảng lương và thanh toán lương cho CNV. Căn cứ bảng lương của các phòng ban, đội, tổ, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương, tính bảo hiểm xã hội, tiền thưởng..., tập hợp chi phí tiền lương và phân bổ cho từng hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảo hiểm xã hội được tính theo qui định của nhà nước. Từ bảng phân bổ số 1 ghi bảng kê số 5. Cuối tháng căn cứ bảng kê số 5 ghi vào nhật ký chứng từ số 7, từ đó ghi vào sổ cái tài khoản 334,338. Nhật ký chứng từ số 7 ghi có tài khoản 334, 338, 335, ... Kế toán ngân hàng: Cập nhật số liệu thanh toán qua ngân hàng hàng ngày, hoàn tất các thủ tục thanh toán qua ngân hàng. Tài khoản sử dụng cho phần hành kế toán này gồm: TK 11211: Ngân hàng chuyên chi (Dùng cho các hoạt động không phải kinh doanh điện) TK 11212: Ngân hàng chuyên thu (Tiền điện) Các giấy báo có khách hàng thanh toán tiền điện được phôtô chuyển cho phòng kinh doanh theo dõi xoá nợ khách hàng. Định kỳ, kế toán ngân hàng tập hợp số thu tiền điện để chuyển về tài khoản công ty. Kế toán căn cứ các giấy báo nợ, báo có vào bảng kê số 2 và NKCT số 2. Cuối tháng khóa sổ NKCT số 2, xác định tổng số phát sinh bên có TK 112 đối ứng nợ các tài khoản liên quan và lấy tổng cộng của NKCT số 2 để ghi sổ cái; lấy số cộng ghi nợ TK112, ghi có các TK trên bảng kê số 2 vào sổ cái TK112, từ đó tính ra số tiền còn gửi tại ngân hàng chuyển sang tháng sau. Kế toán vật tư: Cập nhật hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, nguyên vật liệu; đối chiếu, kiểm tra sổ sách với thủ kho; Lập bảng phân bổ phục vụ cho kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành. Vì sử dụng nhiều loại vật tư, mật độ nhập xuất cao nên vật liệu tại Điện lực Đống Đa được hạch toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. Từ 01/01/2005 áp dụng thống nhất một phương pháp tính giá vật liệu thực tế xuất dùng trong toàn Công ty là lấy giá tồn đầu kỳ (phương pháp bình quân đầu kỳ dự trữ) Hạch toán vật liệu tổng hợp và các tài sản lưu động khác thì theo đúng trình tự qui định của chế độ kế toán. Hiện nay, tại Điện lực Đống Đa, khâu kế toán tổng hợp vật liệu được thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên. Kế toán công nợ: Với khách hàng mua điện thì dùng trước, trả tiền sau. Công ty qui định công nợ khách hàng mua điện do phòng kinh doanh theo dõi. Phòng kế toán chỉ theo dõi công nợ khách hàng phát sinh từ sản xuất khác. Đặc điểm của sản xuất khác này là khách hàng trả tiền trước, điện lực cung cấp sản phẩm và dịch vụ sau. Thông thường khách hàng trả tiền trước theo dự toán phòng kỹ thuật lập. Sau khi thi công các công trình hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng nếu khách hàng còn thừa tiền thì trả lại cho khách hàng. Kế toán vào sổ chi tiết theo dõi công nợ của khách hàng theo từng hoạt động sản xuất khác (như xây lắp điện, khảo sát thiết kế, lắp đặt công tơ, bao thầu...), cuối tháng vào bảng kê số 11 và sổ cái. Kế toán công nợ còn theo dõi khoản phải trả người bán. Các khoản chi phí phát sinh hàng tháng như tiền điện thoại, tiền nước... điện lực thanh toán theo hình thức uỷ nhiệm thu; các khoản phải trả khác như tiền mua vật liệu, đồ dùng, công cụ dụng cụ... thường được thanh toán bằng séc. Các khoản phải thanh toán với người bán được theo dõi chi tiết, cuối tháng vào NKCT số 5 và sổ cái. Kế toán doanh thu: Kế toán theo dõi số thu tiền điện, báo số liệu về Công ty. Tại Điện lực chỉ hạch toán doanh thu của sản xuất khác. Kế toán vào sổ chi tiết doanh thu của từng hoạt động sản xuất khác. Cuối tháng lên NKCT số 8 và vào sổ cái TK511. Kế toán giá thành: Tại điện lực Đống Đa chỉ tính giá thành sản xuất khác. Giá thành tính theo phương pháp trực tiếp. Kế toán tập hợp các yếu tố giá thành theo từng công trình, vào bảng tính giá thành. Cuối tháng vào nhật ký, bảng kê. Cuối tháng lập báo cáo tiêu thụ tổng hợp, tính lãi lỗ từng công trình. Kế toán theo dõi thuế: Căn cứ vào các hóa đơn mua vào và hóa đơn bán ra, kế toán lập báo cáo "Thuế giá trị gia tăng" theo các mẫu: Mẫu 01/GTGT: Tờ khai thuế giá trị gia tăng. Mẫu 02/GTGT: Bản kê hóa đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra. (Sản xuất khác) Mẫu 03/GTGT: Bản kê hóa đơn chứng từ dịch vụ mua vào. (Sản xuất khác) Báo cáo thuế GTGT nộp về công ty chậm nhất ngày 8 hàng tháng để công ty nộp cục thuế Hà Nội ngày 10 hàng tháng. Thủ quĩ: Quản lý tiền mặt tại Điện lực, trên cơ sở chứng từ thu, chi, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp để thanh toán, cuối ngày vào sổ quĩ, tính ra số tiền tồn quĩ cuối ngày. Kế toán quĩ: Trên cơ sở chứng từ thu, chi vào bảng kê số 1 và NKCT số 1. Từ số tổng cộng trên NKCT số 1 và bảng kê số 1 vào sổ c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Điện lực Đống Đa.docx
Tài liệu liên quan