Đề tài Một số ý kiến nhằm cải thiện tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty xây dựng và phát triển nông thôn

Thực tế trong những năm gàn đây công ty đã tạo được một chỗ đứng trên thị trường, có uy tín đối với khách hàng, phạm vi hoạt động ngày càng rộng do có nhiều hợp đồng song vấn đề đặt ra là nhu cầu về vốn. Số vốn hoạt động sản xuất chủ yếu nằm ở các khoản phải thu đối với khách hàng. Vì vậy, công ty gặp phải những khó khăn trong việc ký kết hợp đồng có giá trị lớn. Máy móc thiết bị cho sản xuất ít mà lại trong giai đoạn hết thời gian sử dụng do đó ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình.

 

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số ý kiến nhằm cải thiện tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty xây dựng và phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân viên phòng tài vụ, 5 nhân viên phòng kỹ thuật tổng hợp và nhân viên phòng tổ chức. Hiện nay Công ty có 22 đội sản xuất, mỗi đội có thể hợp đồng sản xuất một hay nhiều công trình. III. Thực trạng quản trị tài chính ở Công ty xây dựng và phát triển nông thôn. Để biết được thực trạng đầu tư của Công ty ta nghiên cứu và phân tích hoạt động đầu tư trong 3 năm gần nhất trở lại đây thông qua biểu. 1. Tình hình đầu tư. Biểu 8a: Tình hình đầu tư ở Công ty xây dựng và phát triển nông thôn Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Tốc độ phát triển bình quân D ±D D ±D Tỷ suất đầu tư % 4,81 7,43 2,62 8,43 1 132,39 Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định (lần) 2,386 1,552 -0,834 1,754 0,202 86,4 Qua biểu ta thấy: - Tỷ suất đầu tư. Xét ở góc độ phát triển bình quân của chỉ tiêu trong 3 năm là 132,39% cho thấy hiện đầu tư vào tài sản cố định đã được tăng lên. Xem xét một các cụ thể cho thấy. Tỷ suất đầu tư = Tài sản cố định Tổng tài sản Năm 1999 tỷ suất đầu tư là 7,43% tăng 2,62% so với năm 1998 phản ánh Công ty đã chú trọng đầu tư vào tài sản cố định do Công ty đã đầu tư xây dựng văn phòng làm việc tại Vinh, đồng thời số vốn lưu động trong năm cũng tăng lên 0,67% do các khoản phải thu tăng lên. Kết quả cho thấy Công ty có tài sản lưu động lớn hơn rất nhiều so với tài sản cố định mà lại chủ yếu ở các khoản phải thu chứng tỏ tình hình sản xuất của Công ty chưa ổn định. Phản ánh việc đầu tư tài sản của Công ty chưa hợp lý, số máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất quá ít. Mặc dù trong những năm gần đây Công ty đã chú trọng tăng tài sản cố định đầu tư phát triển lâu dài. Năm 2000 tỷ suất đầu tư tăng 1% so với năm 1999 nguyên nhân do tổng tài sản của Công ty đã giảm xong tốc đoọ giảm tài sản cố định vẫn nhỏ hơn. Vì vậy tỷ suất tăng thể hiện tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản tăng lên. Tuy nhiên tài sản lưu vẫn chiếm phần lớn trong tổng tài sản của Công ty. - Tỷ suất tài trợ. Tỷ suất tài trợ tài sản cố định = Vốn chủ sở hữu Giá trị tài sản cố định Năm 1999 tỷ suất tài trợ tài sản cố định là 1,552 lần giảm 0,834 lần so với năm 1998, nguyên nhân tài sản cố định trong năm đã tăng lên mặc dù tỷ suất giảm song vốn chủ sở hữu vẫn đảm bảo để đầu tư các loại hình tài sản cố định tình hình tài chính vẫn vững vàng ổn định. Năm 2000 tỷ suất tự trài trợ tài sản cố định là 1,754 lần tăng 0,202 lần so với năm 1999 do tốc độ giảm tài sản cố định mạnh hơn tốc độ giảm vốn chủ sở hữu. Công ty có đủ vốn chủ sở hữu để đầu tư cho các loại hình tài sản cố định mà không phải đi vay ngân hàng để đầu tư. Từ kết quả phân tích trong 3 năm cho thấy tình hình đầu tư của Công ty là chưa phù hợp tài sản cố định chiếm tỷ trọng nhỏ trong số máy móc thiết bị, đặc biệt năm 2000 tài sản cố định cũ hết thời hạn sử dụng tăng lên đáng kể. Tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao trong tổng số tài sản đặc biệt là các khoản phải thu ngày càng tăng lên đến năm 2000 các khoản phải thu của khách hàng tăng. ************* 2. Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh. Biểu 8b: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty. Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Tốc độ phát triển bình quân D ±D D ±D Tỷ suất nợ (%) 89,73 89,23 -0,5 85,22 -4,01 97,45 Tỷ suất tự tài trợ (%) 10,27 10,77 0,5 14,78 4,01 119,96 Để đánh giá khả năng kinh doanh lâu dài của Công ty ta nghiên cứu và phân tích. Qua biểu ta thấy: - Tỷ suất nợ phản ánh quan hệ nợ phải trả và tổng nguồn vốn cho thấy được tỷ lệ vốn vay trong tổng nguoòn vốn của doanh nghiệp. Qua biểu ta thấy tỷ suất nợ bình quân trong 3 năm là 97,45% cho thấy những cố gắng của Công ty trong việc giảm bớt các khoản nợ trong tổng nguồn vốn. Cụ thể năm 1999 tỷ suấ nợ là 89,23% giảm 0,5% so với năm 1998 là do nợ phải trả mà nguồn vốn chủ sở sở hữu đều tăng song tốc độ tăng nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhanh hơn (tăng 8,61%) so với năm 1998, so với tốc độ phải trả (tăng 2,94%). Năm 2000 tỷ suất nợ giảm 4,01% so với năm 1999 do Công ty đã cố gắng hoàn trả các khoản nợ đối với người bán, các đơn vị nội bộ làm giảm các khoản nợ phải trả. Kết quả phản ánh Công ty đã chú trọng giảm nợ phải trả tăng mức độ tự chủ tài chính song số vốn vay vẫn chiếm phần lớn vốn trong sản xuất kinh doanh. Điều này thể hiện sự ràng buộc sức ép của các khoản nợ vay. - Tỷ suất tài trợ. Xét tốc độ phát triển bình quân của các chỉ tiêu trong 3 năm là 119,96% phản ánh số vốn chủ sở hữu chiến trong tổng nguồn vốn tăng dần qua các năm. Xem xét một cách cụ thể thấy năm 1999 tỷ suất tài trợ là 10,77% tăng 0,5% so với năm 1998. Năm 2000 tỷ suất tăng 4,01% so với năm 1999. Kết quả thể hiện Công ty đã cố gắng tăng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn để tăng tính tự chủ song khả năng độc lập tài chính của Công ty là rất kém. 3. Tình hình chủ chuyển vốn lưu động. Để thấy rõ tình hình tài chính, vấn đề sử dụng vốn mà tài sản thông qua biểu sau cho thấy. Biểu 10: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Tốc độ phát triển bình quân D ±D D ±D 1. Số vòng quay vốn lưu động 0,01 1,02 0,01 1,06 0,04 102,4 2. Thời gian 1 vòng quay luân chuyển 356,44 352,94 -3,5 339,62 -3,43 97,6 3. Hệ số đảm nhiệm 0,99 0,98 -0,01 0,94 -0,01 97,4 - Số vòng quay của vốn lưu động cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng lên. Qua biểu ta thấy số vòng quay của vốn lưu động có xu hướng tăng dần, tốc độ phát triển bình quân của chỉ tiêu là 102,4%, xem xét một cách cụ thể ta thấy: năm 1999 số vòng quay vốn lưu động là 1,02 lần tăng 0,01 so với năm 1998, điều này phản ánh cứ 1 đồng vốn lưu động bình quân sẽ đem lại 1,02 đồng doanh thu thuần. Kết quả cho thấy việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn năm 1998. Số vòng quay vốn lưu động nhanh hơn và để làm ra 1 đồng doanh thu thuần cần sử dụng số vốn lưu động ít hơn năm 1998 là 0,01 đồng. Năm 2000 số vòng quay vốn lưu động là 1,06 lần tăng 0,04 lần so với năm 1999 điều này cho thấy việc sử dụng vốn lưu động của Công ty là có hiệu quả hơn năm 1999. Để làm ra một đồng doanh thu thuần cần sử dụng số vốn lưu động ít hơn năm 1999 là 0,04 đồng, kết quả phản ánh số vòng quay của vốn lưu động tăng dần qua các năm, điều này phản ánh việc quản lý và sử dụng vốn của Công ty có hiệu quả. - Thời gian một vòng luân chuyển. Qua biểu ta thấy một vòng luân chuyển đã giảm dần. Xem xét cụ thể ta thấy năm 1999 thời gian một vòng luân chuyển là 352,94 ngày tức phải mất 11,7 tháng vốn lưu động mới quay được một vòng hay một đồng vốn lưu động làm ra một đồng doanh thu phải mất 11,7 tháng, song đã giảm 3,5 ngày so với năm 1998. Năm 2000 thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động nhanh hơn qua các năng song đặc điểm của sản xuất của ngành có chu kỳ sản xuất dài, thời hạn thu hồi vốn chậm do đó tốc độ luân chuyển vốn chậm. - Hệ số đảm nhận vốn lưu động. Qua biểu ta thấy hệ số đảm nhận năm 1999 là 0,98 lần giảm 0,01 lần só với năm 1998. Năm 2000 hệ số là 0,94 lần giảm 0,04 lần so với năm 1999. Kết quả cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các năm tăng dần, số vốn lưu động tiết kiệm được tăng lên. Qua kết quả phân tích trong 3 năm cho thấy những cố gắng của Công ty trong việc tăng vòng quay vốn lưu động, giảm thời gian một vòng luân chuyển, hiệu quả sử dụng vốn lưu động có tăng song không cao. Vốn lưu động của Công ty luân chuyển còn chậm, số vốn bị ứ đọng, chiếm dụng lớn. 4. Kết quả và hiệu quả của vốn. Biểu 9: Hiệu quả sinh lời của các hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu 1998 1999 2000 D ±D D ±D 1. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (%) 0,98 0,82 -0,16 0,71 -0,11 2. Tỷ suất lợi nhuận/vốn (%) 0,92 0,78 0,14 0,69 0,09 3. Hệ số quay vòng tài sản (lần) 0,94 0,97 0,03 0,98 -0,01 4. Sức sinh lời tài sản cố định (lần) 9,52 12,64 3,12 12,89 0,25 5. Sức sinh lời tài sản lưu động (lần) 0,36 0,57 0,21 1,17 0,6 6. Sức sản xuất tài sản cố định (lần) 1,01 1,02 0,01 1,06 0,06 7. Sức sản xuất tài sản lưu động (lần) 0,039 0,046 0,007 0,096 0,05 - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Qua biểu ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm dần qua các năm cụ thể: năm 1999 là 0,82% giảm 0,16% so với năm 1998 tức trong 100 đồng doanh thu mới sinh được 0,85 đồng lợi tức. Đến năm 2000 tỷ suất là 0,71% giảm 0,11% so với năm 1998 tức là trong 100 đồng doanh thu thuần mới sinh được 0,71 đồng lợi tức. Kết quả cho thấy lợi tức thu được từ hoạt động kinh doanh của Công ty rất thấp, phản ánh hiệu quả kinh doanh ngày càng giảm sút. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn. Từ số liệu trên biểu ta thấy tỷ suất này có xu hướng giảm dần, năm 1998 tỷ suất này là 0,92% cho thấy 100 đồng vốn sử dụng bình quân đem lại là 0,92 đồng lãi. Năm 1999 tỷ suất này là 0,78% giảm 0,14% so với năm 1998. Năm 2000 tỷ suất này giảm 0,09% so với năm 1999. Kết quả cho thấy doanh thu đem lại từ vốn đầu tư sản xuất của Công ty là thấp, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Công ty ngày càng giảm. - Hệ số quay vòng tài sản. Qua biểu ta thấy hệ số quay vòng tài sản qua các năm tăng dần, cụ thể năm 1999 tăng 0,33 lần so với năm 1998. Năm 2000 tăng 0,01 lần so với năm 1999. Phản ánh hiệu quả đầu tư tài sản tăng lên. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản các loại ta tiến hành xem xét các chỉ tiêu: - Sức sản xuất của tài sản cố định: Trong các năm sức sản xuất của tài sản cố định tăng lên, năm 1998 là 9,52 lần phản ánh 1 đồng nguyên giá tài sản cố định đem lại 9,52 đồng doanh thu thuần. Năm 1999 sức sản xuất của tài sản cố định tăng lên là 3,12 lần cho thấy 1 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại doanh thu tăng so với năm trước. Kết quả cho thấy đầu tư vào tài sản cố định đem lại doanh thu cao. - Sức sản xuất của tài sản lưu động. Qua biểu ta thấy sức sản xuất của tài sản lưu động năm 1998 là 1,01 lần phản ánh 1 đồng tài sản lưu động bình quân đem lại 1,01 đồng doanh thu thuần. Năm 1999 và năm 2000 sức sản xuất của tài sản lưu động có tăng song chưa cao. Phản ánh doanh thu từ đầu tư tài sản lưu động không cao. - Hiệu quả sinh lời của tài sản cố định. Qua biểu ta thấy hiệu quả sinh lời của tài sản cố định tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 1998 là 0,36 lần, tức 1 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại 0,36 đồng lợi tức gộp. Năm 1999 hiệu quả sinh lời của tài sản cố định là 0,57 lần tăng 0,21 lần so với năm 1998. Năm 2000 tăng 0,06 lần so với năm 1999. Điều này chứng tỏ hiệu quả thu được từ đầu tư tài sản cố định đêm lại là không cao. Mặc dù doanh thu thuần đem lãi từ tài sản cố định là cao song hiệu quả thu được lại thấp. - Hiệu quả sinh lời của tài sản lưu động cho biết một đồng vốn lưu động thu được mấy đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này mới đánh giá trình độ thực sự quản lý sử dụng vốn vì lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của kinh doanh chứ không phải là doanh thu. Các doanh nghiệp đề ra mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận, chứ không phải là doanh thu vì vậy phân tích tài chính đánh giá sức sinh lời của vốn lưu động là quan trọng. Năm 1999 sức sinh lời tăng 0,007 lần so với năm 1998. Năm 2000 tăng 0,05 lần so với năm 1999 cho thấy lợi nhuận thu được từ đầu tư 1 đồng tài sản lưu động tăng, phản ánh việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả song vẫn còn thấp. Kết quả phân tích 3 năm gần đây nhất của Công ty cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty là có lãi song không cao. Hiệu quả sử dụng vốn và tài sản thấp đặc biệt là tài sản lưu động, mặc dù doanh thu thuần là lớn điều này chứng tỏ chi phí bỏ ra quá lớn và tăng nhiều trong các năm. Công ty cần phải đẩy nhanh tốc độ thu hồi các khoản phải thu, đặc biệt là các khoản phải thu ở khách hàng. Từ đó rút bớt tài sản lưu động, đầu tư tài sản cố định phát triển lâu dài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản, nâng cao tỷ lệ lãi cho Công ty. 5. Thực trạng khả năng thanh toán của Công ty xây dựng và phát triển nông thôn. a. Phân tích tình hình công nợ. Để thấy được (mức độ) tình hình nợ nần của Công ty đối với khách hàng và đối với ngân sách nhà nước và các khoản nợ Công ty cần thu thông qua biểu trang bên cho ta thấy: Tổng các khoản phải thu năm 1999 tăng 19,12% tương đương tăng 4.987.535.179 đồng, đến năm 2000 lại giảm xuống 26,74% tương ứng giảm 8.281.120.852 đồng. Nguyên nhân các khoản phải thu năm 1999 tăng lên là do các khoản phải thu của khách hàng tăng lên 29,89%, và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các khoản phải thu do số công trình hợp đồng mà bên giao thầu chưa thanh toán đồng thời các khoản trả trước người bán cũng tăng lên tới 186,66% với mức tăng 30.000.000 đồng, đến năm 2000 tổng các khoản phải thu lại giảm xuống 45,33% tương ứng giảm 11.784.363.589 đồng, đồng thời các khoản trả trước cho người bán cũng giảm xuống 54,32% các khoản tạm ứng giảm 30,76%. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các khoản phải thu đến tình hình tài chính ta xem xét kết cấu của các khoản phải thu trong tổng tài sản lưu động ta thấy tỷ trọng tăng từ: 25977023479 = 81,66% (năm 1998) là 22683437806 = 99,7% (năm 2000) 31812730310 22749512474 Kết quả cho thấy các khoản phải thu ngày càng tăng trong tài sản lưu động mặc dù vốn lưu động năm 2000 giảm xuống mạnh điều này thể hiện vốn ứ đọng ngày càng lớn gây khoá khăn về mặt tài chính cho Công ty. Xét tổng quan các khoản phải trả năm 1999 tăng 2,94% tương ứng là 880.576.811 đồng đến năm 2000 lại giảm 30,89% tương ứng giảm 9.535.809.033 đồng. Nguyên nhân năm 1999 tăng là do vay ngắn hạn tăng lên 59,26% tăng 2.865.000.000 Biểu 6*** Đặc biệt thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng 115% tương ứng là 515.626.168 đồng. Công ty đã thanh toán 922.400.000 đồng vay dài hạn và hoàn trả các khoản nợ khác. Đến năm 2000 các khoản phải trả giảm 30,89% là do vay ngắn hạn giảm 17,52% Công ty đã thanh toán cho đơn vị nội bộ giảm 44,89% tương ứng giảm 8.346.300.392 đồng và đã giảm số tiền chịu đối với người bán giảm 39.025.000 đồng. Tuy nhiên thuế và các khoản phải nộp nhà nước lại tăng 71,11% tương ứng tăng 685.888.091 đồng. Xét về mặt kết cấu các khoản nợ phải trả chiếm tỷ trọng từ 89,23% (năm 1998) giảm xuống còn 85,21% tổng nguồn vốn (năm 2000) số liệu biểu 4. Kết quả cho thấy Công ty đã chú trọng giảm vốn vay, thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các đội xây dựng. Tuy nhiên số vốn Công ty đi vay để hoạt động sản xuất là rất lớn. Để xem xét tình hình thanh toán của Công ty có khả quan hay không ta đánh giá tỷ lệ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả. Năm 1998 Tổng phải thu = 25977023479 = 1,23 Tổng phải trả 24232389167 Năm 1999 Tổng phải thu = 30964588658 = 1,3 Tổng phải trả 23170365978 Năm 2000 Tổng phải thu = 22683437806 = 1,5 Tổng phải trả 14213556945 Kết quả cho thấy trong 3 năm Công ty đã bị chiếm dụng vốn. Cụ thể năm 1998 số tiền bị chiếm dụng nhiều hơn là số tiền đi chiếm dụng với số tiền là 25.977.023.479 - 24.232.389.167 = 1.744.634.312 đồng. Với tỷ lệ bị chiếm dụng là 1,23 - 1 = 0,23 tức 23%. Đến năm 1999 số vốn bị chiếm dụng lại tăng lên so với năm 1998 với số tiền là 30.964.558.658 - 23.170.365.978 = 7.794.192.680 đồng. Do năm 1999 tổng các khoản phải thu và phải trả đều tăng song các khoản phải thu tăng nhanh hơn các khoản phải trả đặc biệt là phải thu của khách hàng vượt 29,89%. Năm 2000 Công ty đã chiếm dụng 1,5 - 1 = 0,5 tức 50% tương ứng là số tiền 22.683.437.806 - 14.213.556.945 = 8.469.880.861 đồng. Nguyên nhân do năm 2000 tổng các khoản phải thu và phải trả đều giảm xuống song tổng các khoản phải trả giảm mạnh hơn (giảm 30,89%) các khoản phải thu (giảm 26,74%), đặc biệt các khoản nợ nội bộ và nợ người bán giảm đáng kể, điều này cho thấy Công ty đang cố gắng thanh toán các khoản nợ nần. Tuy nhiên việc thanh toán thuế đối với nhà nước không giảm mà lại tăng lên đáng kể tăng 15% vào năm 1999 và tăng 71,11% vào năm 2000. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản lưu động mặc dù quy mô bị thu hẹp, cụ thể tăng từ 76,68% năm 1998 lên 90,55% năm 2000 (số liệu trên biểu 4). Kết quả cho thấy số vốn bị chiếm dụng ngày một tăng, Công ty cần có biện pháp thu hồi nợ, tăng vòng quay vốn lưu động. b. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty xây dựng và phát triển nông thôn. Để thấy rõ được tình hình tài chính cũng như khả năng hoàn trả, thanh toán các khoản vay và tình hình thanh toán của khách hàng đối với Công ty, em tiến hành phân tích tài chính và khả năng thanh toán của Công ty qua biểu dưới đây. Biểu 7: Phân tích khả năng thanh toán Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 D ±D D ±D 1. Hệ số thanh toán ngắn hạn Lần 1,094 1,043 -0,051 1,066 0,023 2. Hệ số thanh toán tức thời Lần 1,088 1,035 -0,05 1,064 0,026 3. hệ số quay vòng các khoản phải thu Vòng 1,173 1,143 -0,03 1,084 0,059 4. Kỳ thu của doanh thu bán chịu Ngày 294,62 245,09 -49,53 259,71 14,62 - Hệ số thanh toán ngắn hạn: Năm 1999 tỷ suất này là 1,043 lần, giảm 0,051 lần so với năm 1998 do trong năm các khoản nợ ngắn hạn tăng, đặc biệt là các khoản thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng 115% tăng lên 515.626.168 đồng. Các khoản vay cũng tăng lên làm tỷ suất giảm xuống. Năm 2000 tăng 0,023 lần do Công ty đã thanh toán nợ đối với khách hàng, đơn vị nội bộ, tình hình thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty là rất khả quan. - Hệ số thanh toán tức thời qua biểu cho thấy: Năm 1999 chỉ tiêu này là 1.038 lần giảm 0,05 lần so với năm 1998 do trong năm các khoản nợ ngắn hạn tăng lên xong tiền gửi ngân hàng lại giảm đáng kể do rút về để phục vụ cho mua sắm tài sản cố định. Năm 2000 chỉ tiêu này tăng 0,026 lần so với năm 1999 nguyên nhân do công ty đã cố gắng thực hiện việc thanh toán tốt đối với khách hàn, giảm các khoản nợ nội bộ 44,89% đồng thời Công ty cũng giảm vay và cố hoàn trả nợ ngắn hạn nên làm cho hệ số tăng. Kết quả cho thấy trong 3 năm Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tuy hệ số biến động xong việc thanh toán tương đối khả quan. - Hệ số quay vòng các khoản phải thu: Kết quả cho thấy kết quả phải thu trong 1 năm quay vòng rất là chậm cụ thể năm 1999 chỉ tiêu này là 1,143 vòng giảm 0,03 vòng so với năm 1998. Điều này phản ánh tình hình thanh toán của khách hàng với Công ty gặp khó khăn, các khoản phải thu quay vòng chậm. Đến năm 2000 hệ số này là 1,084 vòng giảm 0,059 vòng chậm. Đến năm 2000 hệ số này là 1,084 vòng giảm 0,059 vòng so với năm 1999 phản ánh số các khoản phải thu quay vòng rất chậm, vấn đề giải quyết nhu cầu về vốn chưa được đảm bảo, tài chính của Công ty gặp khó khăn. - Kỳ thu của doanh thu bán chịu: phản ánh số ngày cần thiết bình quân để thu hồi các khoản phải thu trong kỳ. Qua biểu ta thấy năm 1999 chỉ tiêu này là 49,53 ngày so với năm 1998. Kết quả cho thấy Công ty đã đẩy mạnh tốc độ các khoản phải thu, giảm kỳ hạn bán chịu để giải quyết nu cầu để giải quyết nhu cầu về vốn cho sản xuất. Tốc độ thu hồi tăng là do doanh thu tăng song do quy mô nên các khoản phải thu cũng tăng lên đặc biệt là các khoản phải thu của khác hàng, điều này chứng tỏ Công ty chưa có biện pháp để thu hồi nợ năm 2000 chỉ tiêu này tăng 14,62 ngày so với năm 1999. Kết quả cho thấy kỳ hạn bán chịu năm tăng lên do doanh thu năm 2000 giảm, điều này thể hiện tình hình thanh toán của khách hàng với Công ty gặp khó khăn. Kết quả phân tích trong 3 năm cho thấy tình hình tài chính của Công ty gặp khó khăn, tuy công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ xong tiềm năng để thanh toán các khoản nợ còn khá lớn. Nguyên nhân do tài sản lưu động của Công ty chiểm tỷ trọng cao nhưng không hiệu quả. Do các khoản phải thu lớn, quy mô phải thu của khách hàng tăng, Công ty bị chiếm dụng vốn nhiều, hàng năm thiếu vốn để sản xuất và phải di vay để hoạt động. Do số liệu hàng tồn kho trong Công ty không đầy đủ, năm 2000 lại không có hàng tồn kho vì vậy em không thể đi sâu để phân tích hệ số quay vòng hàng tồn kho để đánh giá tốc độ luên chuyển thu hồi vốn. V. Một số tồn tại chủ yếu trong quản trị tài chính và khả năng thanh toán của Công ty xây dựng và phát triển nông thôn. 1. Trang thiết bị cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn yếu kém. Thực tế trong những năm gàn đây công ty đã tạo được một chỗ đứng trên thị trường, có uy tín đối với khách hàng, phạm vi hoạt động ngày càng rộng do có nhiều hợp đồng song vấn đề đặt ra là nhu cầu về vốn. Số vốn hoạt động sản xuất chủ yếu nằm ở các khoản phải thu đối với khách hàng. Vì vậy, công ty gặp phải những khó khăn trong việc ký kết hợp đồng có giá trị lớn. Máy móc thiết bị cho sản xuất ít mà lại trong giai đoạn hết thời gian sử dụng do đó ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình. 2. Nguồn tài chính của công ty còn hạn chế. - Nguồn vốn: Vấn đề khó khăn tồn tại lớn nhất của công ty đó là giải quyết nhu cầu về vốn, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trên 10% tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy số vốn đi vay, đi chiếm dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty, phản ánh tính độc lập tự chủ về tài chính của Công ty là rất kém. Do nguồn vốn không đủ phục vụ cho sản xuất vì vậy Công ty phải đi vay, đi chiếm dụng vốn làm cho các khoản nợ chiếm tỷ trọng cao tới 85,21% nguồn vốn năm 2000. Vốn tự bổ sung từ kết quả kinh doanh không đáng kể (<1%) phản ánh hiệu quả thu được từ kinh phí kinh doanh thấp. - Tài sản của Công ty phần lớn là các khoản phải thu đặc biệt là các khoản phải thu từ khách hàng chiếm 60,04% tổng tài sản lên 80,89% tổng tài sản. Kết quả cho thấy số vốn bị chiếm dụng rất nhiều, đây cũng là do một trong những đặc thù của ngành xây dựng (chu kỳ sản xuất kéo dài, sản phẩm là những công trình vật kiến trúc có quy mô lớn, thời gian xây dựng và lắp đặt dài, chỉ khi hoàn thành bàn giao mới thanh toán). Tài sản cố định đang được chú trọng đầu tư song vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ từ 4,81 lên 9,14% tổng tài sản. Tài sản cố định ít không thuận lợi cho việc thi công hoàn thiện công trình. 3. Khả năng thanh toán còn gặp nhiều khó khăn. Vấn đề nổi lên đó là việc thanh toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước của Công ty trong những năm qua không giảm mà còn có xu hướng tăng lên đặc biệt năm 1999 tăng 115% so với năm 1998 tăng 515.626.168 đồng, năm 2000 tăng 62, 89% so với năm 1999. Mặt khác tình hình thanh toán của khách hàng với Công ty gặp khó khăn, các khoản phải thu quay vòng chậm, hệ số quay vòng các khoản phải thu giảm từ 1,173 vòng giảm xuống 1,084 vòng. Vấn đề giải quyết nhu cầu về vốn chưa được đảm bảo. Số vốn phải thu ăng chiếm từ 76,86% lên 90,55% tổng tài sản. Như vậy mặc dù thiếu vốn cho sản xuất song Công ty để số vốn ứ đọng trong lưu thông là lớn. Những nguyên nhân này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Chương III Một số giải pháp nhằm cải thiện quản trị tài chính của Công ty xây dựng và phát triển nông thôn Xuất phát từ những phân tích và đánh giá ở trên em đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính và khả năng thanh toán. Mỗi giải pháp tập trung vào một khía cạnh cụ thể và đều có thể phát huy được vai trò tích cực của mình, tuy nhiên nên áp dụng các biện pháp một cách đồng bộ, có hệ thống để cộng hưởng kết quả của chúng. I. Những giải pháp cho Công ty. Giải pháp thứ nhất: Xử lý thu hồi vốn tồn đọng. Để có thể cải thiện tình hình tài chính của Công ty thì biện pháp đầu tiên là phải xử lý và thu hồi nợ. 1. Tổ chức một bộ phận chuyên trách xử lý nợ: Bộ phận này có thể do giám đốc phụ trách trực tiếp làm trưởng ban, kế toán trưởng làm phó ban trực với 3 đến 5 nhân viên, bộ phận này phải: 1.1. Có đủ năng lực cần thiết cho việc xử lý nợ như: năng lực về chuyên môn nghiệp vụ, về các vấn đề xã hội và có tinh thần trách nhiệm cao, kiên trì theo đuổi mục tiêu đã định. 1.2. Nghiên cứu , xem xét và phân tích lại các nguyên nhân nợ, đề ra biện pháp giải quyết. 1.3. Tổ chức và thực hiệ việc thu hồi nợ. 2. Nghiên cứu và tổ chức việc thu hồi nợ. 2.1. Phần nợ bao gồ hai phần: Chủ quan và khách quan. 2.1.1. Nợ do chủ quan là: - Phần nợ do bên công ty (B) cho bên chủ đầu tư (A) nợ do: + Thể hiện khả năng tài chính để tạo uy tín cho B, với dạng nợ này cần xem xét đến thời gian trả nợ theo hợp đồng. Nếu đã đến hạn thì cần đôn đốc bên A thanh toán, nếu chưa đến hạn thì cần xem xét khả năng bên A và tạo lập quan hệ tốt, chân thành để có thể bên A thanh toán sớm hơn so với hợp đồng. + Tạo điều kiện cho bên A hoàn thành nhiệm vụ kinh tế chính trị nào đó để bên A ưu tiên cho thi công công trình sau ví dụ như thi công công trình dở dang mà bên A khó khăn về vốn... hì phải bàn bạc tháo gỡ cùng bên A như hướng dẫn bên A các thủ tục xin cấp vốn... + Bên đội thi công chưa bám sát chủ đầu tư, nên để cho bên chủ đầu tư chuyển vốn sang làm việc khác, các thủ tục thanh toán chậm. Trường hợp này cần bán sát chủ đầu tư, các thủ tục thanh toán cần hoàn chỉnh nộp bên A và kho bạc từ trước để đến khi có vốn sẽ thanh toán ngay. + Thiếu kinh nghiệm triong thi công, nghiệm thu và thanh toán, ví dụ như phần phát sinh chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt vẫn tiến hành thi công nên khó thanh toán thì cần phải thúc đẩy và kết hợp bên A hoàn thiện thủ tục và các vấn đề cần thiết để nhanh chóng thu hồi vốn. - Phần thiếu nợ do nội bộ công ty như các đội thi công công nợ công ty khoản tạm ứng chưa hoàn. + Nếu do các đội cố tình dây dưa không nộp đủ các khoản cho Công ty cần có biện pháp kiên quyết bắt buộc các đội đó phải thực hiện. + Nếu do đội có khó khăn thực sự thì cần bàn bạc tháo gỡ ví dụ có thể giao cho đội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTM061.doc
Tài liệu liên quan