Đề tài Một vài biện pháp xây dựng thời khoá biểu ở trường trung học cơ sở Nguyễn Du

Xây dựng nề nếp giờ lên lớp cho thầy và trò bằng việc sử dụng thời khoá biểu, thời khoá biểu là lịch dạy học của các lớp . Ngoài lịch dạy học các môn học , thời khoá biểu cũng sắp xếp lịch sinh hoạt tập thể của học sinh như sinh hoạt lớp , sinh hoạt đội , và cũng bố trí một số hoạt động giáo dục khác như:lao động .vệ sinh trường lớp . Thời khoá biểu được sắp xếp theo một nguyên tắc nhất và theo một trật tự chặt chẽ vì vậy nó được coi như một kế hoạch dạy học kiểu “ chương trình hoá ”. Thời khoá biểu có vai trò trong việc xây dựng, duy trì nề nếp giờ lên lớp cho thầy trò .

Thời khoá biểu trong ngày , trong tuần phải tạo được sự cân đối trong lao động dạy của thầy và lao động học của trò. Trong một buổi học không thể xếp cho một giáo viên qua nhiều giờ ,điều đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy. Thời khoá biểu được sắp xếp từ trước bước vào mỗi học kỳ của năm học . trong quá trình thực hiện cũng có sự thay đổi , điều chỉnh , nhưng chỉ nên thay khi có những lý do chính đáng, tuyệt đối tránh thay đổi nhiều lần . Việc thay đổi nhiều sẽ phá vỡ nề nếp dạy của thầy và học của trò , làm cho thầy có thể quên giờ lên lớp , còn trò quên mang sách vở và chuẩn bị bài ở nhà.

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8250 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một vài biện pháp xây dựng thời khoá biểu ở trường trung học cơ sở Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài. Theo chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 , thì năm học 2007-2008 là năm học gắn kết việc thực hiện nghiêm túc và hiệu quả chỉ thị số 06-CT/TW của bộ chính trị về cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vối việc thực hiện chỉ thị 33/2006/CT-TTg của thủ tướng chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục , toàn ngành tiếp tục triển khai quyết liệt cuộc vận động “nói không vói tiêu cực và bệnh thành tích trng giáo dục” Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hướng nghiệp và pháp luật. Năm học 2007-2008 là năm học đầu tiên của giai đoạn 3, năm đột phá vào việc nói không với trình trạng học sinh ngồi nhầm lớp , là năm đòi hỏi các tổ bộ môn , tập thể hội đồng sư phạm nhà trường cần tổ chức dăng ký cam kết và giao ước thi đua để thực hiện nghiêm túc và hiệu quả cuộc vận động “Hai không ” với 4 nội dung :Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục , nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và trình trạng cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp ; trong đó đậc biệt nhấn mạnh yêu cầu : “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức và tự học” . Đồng thời triển khai cuộc vận động “Học sinh, sinh viên gương mẫu thưc hiện và vận động gia đình nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông ” nhằm góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trong cả nước . Qua nhiều năm công tác tôi thấy mỗi năm có ít nhất là 3 lần phân chia thời khoá biểu , mỗi lần phân chia thời khoá biểu thì người phân thời khoá biểu tốn nhiều thời gian và công sức mối hoàn thành được một thời khoá biểu . Mà khi cong bố thời khoá biểu bao giờ cũng có một số giáo viên phản đối là thời khoá biểu của giáo viên đó không hợp lý : Cách tiết , ngày nghỉ không theo nguyện vọng … Để nhanh chóng có được một thời khoá biểu một cách khoa học, hợp lý và đáp ứng được yêu cầu chính đáng của đông đảo giáo viên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một vài biện pháp xây dựng thời khoá biểu ở trường trung học cơ sở Nguyễn Du”. Mục đíc nghiên cứu. Trên cơ sở tìm hiểu thời khoá biểu ở trường THCS, để đề rq một số biện pháp xây dựng thời khoá biểu ở trường THCS Nguyễn Du nhằm nhanh chóng và một cách khoa học , hợp lý hơn . Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 3.1.Khách thể nghiên cứu. Thời khoá biểu tác động đến chất lượng dạy và học của thầy và trò Đối tượng nghiên cứu. Giáo viên và học sinh trường THCS Nguyễn Du Một số biện pháp xây dựng thời khoá biểu ở trường THCS Nguyễn Du 4. Giả thuyết khoa học. Thời khoá biểu ở trường THCS Nguyễn Du những năm gần đâycó nhiều thuận lợi đối với giáo viên giảng dạy, nếu có một số biện pháp thích hợp thì việc phân chia thời khoá biểu sẽ nhanh chóng và hợp lý hơn và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập ở bậc phổ thông cơ sở. 5.Nhiệm vụ nghiên cứu . Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về lý luận gắn với đề tài Khảo sát đánh giá thời khoá biểu ở trường THCS Nguyễn Du Phạm vi nghiên cứu. Thòi khoá biểu ở trường THCS nguyễn Du Phương pháp nghiên cứu. Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tôi sử dụng các phương pháp sau: Nhóm phương pháp lý thuyết , nghien cứu tài liệu , văn bản, hồ sơ để phân tích và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến đề tài. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Tổng kết kinh nghiệm Khảo sát thực tế Đóng góp của đề tài. Đề tài sau khi hoàn thành xong nó sẽ giúp các thầy cô phân công thời khoá biểu ở bậc THCS nhanh chóng và hợp lý hơn. Cấu trúc đề tài. Gồn 3 phần chính Phần mở đầu . Phần nội dung : Gồm 3 chương Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: thực trạng thời khoá biểu ở trường THCS nguyễn Du Chương 3: Các biện pháp xây dựng thời khoá biểu ở trường THCS nguyễn Du Phần kết luận và kiến nghị Phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo PHẦN NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Vấn đề quản lý giáo dục là một lĩnh vực rất rộng, phong phú, đa dạng và được nhiều tác giả đề cập đến với nhiều góc độ khác nhau, cụ thể: các văn bản, nghị quyết, nghị định của ngành giáo dục, hay tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục trường THPT – tập 3, hay tác giả Hà Sĩ Hồ – Lê Tuấn – những bài giảng về quản lý trường THCS tập 3, hay các phần mềm hổ trợ xếp thời khoá biểu … Mặc dù có nhiều tác giả viết về quản lý giáo dục , mà qua đó những người làm công tác quản lý giáo dục có những kinh nghiệm về quản lý giáo dục . còn biện pháp xây dựng thời khoá biểu ở trường THCS Nguyễn Du, huyện Đak Pơ , tỉnh Gia Lai thì chưa ai đề cập đến . Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài này . nếu đề tài thành công và có chất lượng thì tôi hy vọng góp phần tiết kiệm được thời gian phân chia thời khoá biểu và nâng cao chất lượng dạy và học 1.2. Hoạt động dạy của giáo viên. Hoạt động dạy của giáo viên là hoạt động tổ chức điều khiển của giáo viên đối với hoạt động nhận thức của học sinh. Hoạt động dạy của giáo viên không chỉ là truyền thụ tri thức, mà điều quan trọng là tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh nhằm hình thành trong mỗi học sinh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, hành vi. Nếu giáo viên nhận được một thời khoá biểu khoa học, theo nguyện vọng của mình thì hoạt động daỵ học của giáo viên đó càng đạt kết quả tốt hơn 1.3.Hoạt động của học sinh . Quá trình học tập là hoạt động nhận thức đặc biệt để tiến tới nắm vững tri thức, bảo lưu trong trí nhớ những chân lý sơ đẳng(sự kiện, quy tắc, số liệu, những đặc trưng, những mối phụ thuộc, mối tương quan, những định nghĩa khác nhau) và từng bước vận dụng trong cuộc sống, biết sử dụng chúng tìm thấy chúng trong trí nhớ của mình lúc cần thiết. Nếu học sinh nhận được một thời khoá biểu khoa học thì hoạt động học tập của học sinh tích cực và sáng tạo hơn trong học tập . 1.4. Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học. Quá trình dạy học là một quá trình xã hội gắn liền với hoạt động của con người: hoạt động dạy và hoạt động học. Các hoạt động này có nội dung nhất định, hoàn thành những nhiệm vụ nhất định, do các chủ thể thực hiện đó là thầy và trò, với những phương pháp và phương tiện nhất định. Sau một chu trình vận động các hoạt động dạy và học phải đạt tới những kết quả mong muốn. Vì vậy quá trình dạy học là một hệ thống bao gồm những thành tố cơ bản sau: mục đích dạy học; nhiệm vụ dạy học; nội dung dạy học; thầy và hoạt động dạy học; trò và hoạt động dạy học; phương pháp và phương tiện dạy học; kết quả dạy học. 1.5. quản lí giờ lên lớp. 1.5.1. Tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện giờ lên lớp . Giờ lên lớp là hình thức dạy học chủ yếu ở các trường học từ trước đến nay . Nó đóng vai trò quan trọng quyết dịnh chất lượng dạy học cả giáo viên và người quản lý nhà trường đều rất quan tâm , đầu tư cho giờ lên lớp , trong đó người giáo viên giảng dạy giữ vai trò trực tiếp quyết định và chịu trách nhiệm về giừo lên lớp . Người quản lý đóng vai trò gián tiếp quyết định chất lượng giờ lên lớp . vì vậy hiệu trưởng phải có biện pháp tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện giờ lên lớp có hiệu quả bằng cách chỉ đạo phối hợp các lực lượng trong nhà trường để giúp giáo viên thực hiện giờ lên lớp đạt kết quả tốt , thực hiện được mục tiêu bài học. 1.5.2.xây dựng chuẩn giờ lên lớp . Để quản lý giờ lên lớp , hiệu trưởng tiến hành xây dựng chuẩn giờ lên lớp. Đó là những chuẩn mực cần thiết để quản lý giờ lên lớp, dựa trên những quy định chung của ngành và hoàn cảnh riêng của từng trường. Khi xây dựng chuẩn giờ lên lớp cũng chú ý đến tình hình của địa phương mình, vì thế chuẩn giò lên lớp của các địa phương cũng khác nhau, nhưng nó cũng dựa trên một nguyên tắc chung của lý luận dạy học. Hiệu trưởng sử dụng chuẩn giờ lên lớp để kiểm tra, đánh giá từng loại giờ lên lớp . vì vậy chuẩn giờ lên lớp không những có ý nghĩa về mặc lý luận mà quan trọng hơn là ý nghĩa thực tiễn. 1.5.3. xây dựng nề nếp giờ lên lớp . Xây dựng nề nếp giờ lên lớp cho thầy và trò bằng việc sử dụng thời khoá biểu, thời khoá biểu là lịch dạy học của các lớp . Ngoài lịch dạy học các môn học , thời khoá biểu cũng sắp xếp lịch sinh hoạt tập thể của học sinh như sinh hoạt lớp , sinh hoạt đội ,… và cũng bố trí một số hoạt động giáo dục khác như:lao động .vệ sinh trường lớp . Thời khoá biểu được sắp xếp theo một nguyên tắc nhất và theo một trật tự chặt chẽ vì vậy nó được coi như một kế hoạch dạy học kiểu “ chương trình hoá ”. Thời khoá biểu có vai trò trong việc xây dựng, duy trì nề nếp giờ lên lớp cho thầy trò . Thời khoá biểu trong ngày , trong tuần phải tạo được sự cân đối trong lao động dạy của thầy và lao động học của trò. Trong một buổi học không thể xếp cho một giáo viên qua nhiều giờ ,điều đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy. Thời khoá biểu được sắp xếp từ trước bước vào mỗi học kỳ của năm học . trong quá trình thực hiện cũng có sự thay đổi , điều chỉnh , nhưng chỉ nên thay khi có những lý do chính đáng, tuyệt đối tránh thay đổi nhiều lần . Việc thay đổi nhiều sẽ phá vỡ nề nếp dạy của thầy và học của trò , làm cho thầy có thể quên giờ lên lớp , còn trò quên mang sách vở và chuẩn bị bài ở nhà. Hiệu trưởng không phải là người trực tiếp xếp thời khoá biểu mà thường là phó hiệu trưởng hoặc thư ký hội đồng làm , nhưng hiệu trưởng phải nắm được nguyên tắc xếp thời khoá biểu để chỉ đạo, để thay đổi , điều chỉnh khi cần thiết . Hiệu trưởng giữ vai trò quyết định trong việc ban hành thời khoá biểu , đièu chỉnh , thay đổi thời khoá biểu , không cho phép bất cứ giáo viên nào tuỳ tiện thay đổi thời khoá biểu. Cần chú ý đến mức độ khó dễ của môn học để bố trí thời gian hợp lý , thời điểm thich hợp trong một ngày , một tuần . Quan tâm đến các khoảng cách thời gian giữa các bài học trong tuần của cùng một môn ; xen kẽ giữa các môn tự nhiên với các môn xã hội , giữa các hoạt động học tập với các hoạt động khác . Thời khoá biểu cần quan tâm đến quỹ thời gian cuă giáo viên , cần tạo ra một nhịp độ lao động hợp lý duy trì suốt trong học kỳ. Hiệu trưởng sẽ sử dụng thời khoá biểu để điều khiển và kiểm soát tiến độ thực hiện chương trình các môn học, điều tiết giờ lên lớp của giáo viên. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỜI KHOÁ BIỂU Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU, HUYỆN ĐAK PƠ ,TỈNH GIA LAI 2.1. Thực trạng về địa lý, kinh tế xã hội ở địa phương xã Cư An huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai. 2.1.1. Vài nét về địa lý kinh tế , xã hội của địa phương xã Cư An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai. Địa bàn xã Cư An nằm ở phí đông huyện Đak Pơ, phí nam chạy theo trục đường quốc lộ 19 dài 6 km, phía bắc giáp xã Thành An, thị xã An Khê, phía đông giáp phường An Bình, thị xã An Khê, phía tây giáp thị trấn Đak Pơ. Xã Cư An có 5 thôn: Hiệp An, An Sơn, Chí Công, An Thuận, An Định. Tổng số diện tích là: 3.850,2ha, trong đó đất nông nghiệp 2.313ha. dân số là: 5.595 người, trong đó 2.599 nữ. Cả xã có 1.122 hộ. Hơn 90% dân số làm nghề nông. 2.1.2. Thực trạng văn hoá giáo dục ở địa phương xã Cư An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai. Phát huy truyền thống cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, những năm qua cán bộ và nhân dân xã Cư An ra sức lao động sản xuất từng bước nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đơn vị xã Cư An đã hoàn thành phổ cập tiểu học, chống mù chữ đúng độ tuổi năm 2003. Tiêu chuẩn phổ cập THCS. Học sinh tốt nghiệp lớp 9 hàng năm bình quân 90%. Tổng số đối tượng từ 15 đến 18 tuổi là 480 em, số lượng tốt nghiệp THCS là 386 em, đạt tỷ lệ 80,4%. Hạn chế học sinh lưu ban, bỏ học giữa chừng xuống dưới 2%. 2.3.Thực trạng về đội ngũ giáo viên và học sinh trường THCS Nguyễn Du. 2.3.1.Thực trạng về cán bộ ,giáo viên ,nhân viên trường THCS Nguyễn Du Bảng 1: Cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tổng số Nữ Trong đó Trình độ chuyên môn Chính trị Đảng viên Đoàn thanh niên Đoàn viên CĐ Cán bộ quản lý Giáo viên Nhân viên trung cấp Cao đẳng Đại học Sơ cấp Biên Chế Hợp Đồng Biên Chế Hợp đồng 38 26 2 33 0 2 1 3 14 22 06 06 11 35 2.3.2.Thực trạng về học sinh Khối Số lớp Tổng số HS Nữ Dân tộc Ghi chú 6 7 8 9 Tổng số 4 5 4 4 17 2.4. Thực trạng thời khgoá biểu trường THCS Nguyễn Du. Năm học: 2005-2006 ba lần xếp thời khoá biểu Năm học: 2006-2007 năm lần xếp thời khoá biểu Năm học: 2007-2008 bốn lần xếp thời khoá biểu Khảo sát giáo viên và học sinh nhà trường Bảng 2: Khảo sát giáo viên và học sinh nhà trường TT Thời khoá biểu Mức độ ( % ) Rất tán thành Tán thành Không tán thành 1 2 3 4 Mức độ khó dễ các mônbố trí thích hợp Xen kẽ các môn tự nhiên và xã hội Quỹ thời gian của giáo viên Nguyện vọng của giáo viên 100 95 87,9 78,2 21,2 12,1 Qua bảng thăm dò ý kiến của giáo viên và học sinh về cách xếp thời khoá biểu trong năm học này tôi thấy được không làm sao thoã mãn được 100% nguyện vọng của giáo viên. Nếu ta xếp thời khoá biểu vừa ý được một người thì sẽ làm xấu đi rất nhiều người . Tuy nhiên người xếp thời khoá biểu phải khách quan nhìn tổng thể của cả một tập thể giáo viên chứ không phải vì một vài người. CHƯƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP XẾP THỜI KHOÁ BIỂU 3.1. Xây dựng và xếp thời khoá biểu. 3.1.1. Dựa trên bảng phân công chuyên môn người xếp thời khoá biểu nhấp dữ liệu theo mẫu sau: Bảng 3: Bảng phân công chuyên môn TT Giáo viên Buổi dạy Phân công Kiêm nhiệm Tổng số tiết 1 Sáng Chiều 2 Sáng Chiều . . . Sáng Chiều 3.1.2.Nhập dữ liệu ràng buộc như: Giáo viên chủ nhiệm phải có giờ những ngày thứ 2, thứ 7, và ngàycó giờ sinh hoạt đội , cùng với các nguyện vọng của giáo viên xin nghĩ một ngày trong tuần, hoặc những giáo viên có con nhỏ không xếp vào tiết một các buổi sáng … 3.1.3. Lệnh xếp thời khoá biểu. 3.1.4. kiểm tra thời khoá biểu của từng giáo viên. Bảng 4: Thời khoá biểu của từng giáo viên. TT Giáo Viên Buổi dạy Thư 2 Thư 3 Thư 4 Thư 5 Thư 6 Thư 7 Sáng chiều 1 2 1 2 3 4 5 4 5 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 3.2. Tham khảo các phần mềm hổ trợ xếp thời khoá biểu. Các phiên bảng thời khoá biểu 3.0, 3.5, 4.0 xếp đại trà khoảng 70-98% , còn lại người xếp thời khoá biểu tự xếp phần còn lại . nhưng cách xếp còn lại này rất khó cho người xếp thời khoá biểu và đa số giáo viên áp dụng thời khoá biểu này không được hài lòng cho lắm . phần mền này được sử dụng miễn phí. Phần mềm thời khoá biểu 5.0, 5.5, 6.0, 6.5 đã tìm ra một thuật toán mới cho phép xếp dược 100% công việc. Sau đó người xếp thời khoá biểu tinh chỉnh và làm đẹp thời khoá biểu . Ưu điểm của phần mềm này là tư duy tinh chỉnh được thời khoá biểu dựa vào ba thuật toán: CX FPX DPR Và ba lệnh tinh chỉnh chính Push out: Giải phóng một ô thời khoá biểu CX: Xếp bằng được một tiết trên thời khoá biểu Tinh chỉnh : Di chuyển tiếtc trên thời khoá biểu Tự động đánh giá tối ưu tinh chỉnh dữ liệu : Đánh giá một thao tác tinh chỉnh dữ liệu Trong các phiên bản phần mềm thời khoá biểu 6.0 trở về trước việc đánh giá các thao tác tinh chỉnh dữ liệu hoàn toàn bằng mắt thường . nhưng đến phiên bản 6.5 là máy tự động đánh giá việc tinh chỉnh tốt hay xấu . 10 lời khuyên cho người xếp thời khoá biểu: 1. không nản và nhục chí khi bắt đàu sử dụng phần mềm thời khoá biểu. 2. Một thời khoá biểu do phần mềm tạo racó thể xáu hơn so với làm bằng tay thì cũng là chuyện bình thường , không có gì là lạ . 3. Dữ liệu cần nhập cẩn thận, đặc biệt là bảng phân công giảng dạy của giáo viên . 4. Không cần phải quá tập trung hay suy nghĩ nhiều trong khi thời khoá biểu. Nếu thấy mết hãy nghĩ giải lao và xả hơi không hạn chế. 5. Nếu muốn xếp cho giáo viên nào đẹp hãy vào màn hình của giáo viên đó mà chỉnh sửa theo ý muốn . 6.nếu sáng mai cần có thời khoá biểu ngay mà hôm nay vẫn chưa nhập dữ liệu xong, hãy bình tĩnh , không vội vàng . hãy nhớ rằng bạn chỉ5 cần một phút để xếp xong thời khoá biểu hoàn chỉnh. Hãy yên tâm đi chơi nếu bạn bề có rủ . 7. Nếu ai đó có kêu ca có thời khoá biểu xấu thì hãy nhớ rằng sẽ có nhiều người sung sướng vì có thời khoá biểu đẹp . 8. Nếu ai đó nói với bạn rất nặng lời rằng “ … Thời khoá biểu sai bét , trùng giờ trùng tiết lung tung …” thì chắc chắn rằng đó là một người nói dối . vì chắc chắn rằng thời khoá biểu do phần mềm tạo ra không bao giờ mắc lỗi đó. 9. Phải nhớ quan sát thật kỹ khi muốn chỉnh thời khoá biểu của một người thân . vì khi bạn đang muốn làm một việc tốt cho một người thì chắc chắn sẽ có nhiều người khác bị xấu đi đấy . 10. Một khi bạn không hề nhức đầu khi xếp thời khoá biểu, khi mà bạn rời ra chiếc máy tính bạn không thể nghĩ gì được nữa , tức là lúc đó bạn đã trở thành một chuyên gia xếp thời khoá biểu bằng phần mềm đấy. 3.3. Kỹ năng sử dụng phần mềm chia thời khoá biểu. Phần mền 3.0 – 4.1 là phần mềm sử dụng miễn phí Còn phần mềm 6.0 – 6.5 là phần mềm phải mua bản quyền mới sử dụng được . mà tôi chỉ mới sử dụng Demo 6.0 hoặc Demo 6.5 cài mã số và tắt mở máy không quá 15 lần sử dụng thì phần mền tự động khoá lại không cho sử dụng lại . cho nên mỗi lần xếp thời khoá biểu tôi đặt một mã số khác và cố gắng hoàn thành xong rồi in ra KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ kết luận. Trên đây là toàn bộ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng xếp thời khoá biểu ở trường THCS Nguyễn Du. Đặc biệt tập xếp thời khoá biểu bằng sử dụng phần mềm hỗ trợ xếp thời khoá biểu . Từ đó tôi rút ra một số kết luận sau: Giờ lên lớp đóng một vai trò quyết định chất lượng dạy và học. Giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường đều quan tâm đầu tư thích đáng cho giờ lên lớp. Để quản lý giờ lên lớp cần xây dựng một thời khoá biểu thật khoa học và hợp lý để duy trì nề nếp hoạt động của thầy và trò. Khi một giáo viên nhận được một thời khoá biểu đẹp, vừa ý thì giáo viên đó hưng phấn nhiệt tình trong công tác giảng dạy Khi học sinh nhận được một thời khoá biểu khoa học thì chất lượng học tập của học sinh sẽ được nâng cao hơn. xếp được một thời khoá biểu khoa học hợp lý thì ngưòi xếp thời khoá biểu cảm thấy thoải mái và hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng làm sao tránh khỏi dựoc sự không hài lòng của một vài giáo viên là không đáp cứng được nguyện vọng của giáo viên đó. Kiến nghị. Đối với nhà trường: Tăng cường công tác quản lý , duy trì tốt nề nếp giờ lên lớp của thầy và trò. Cùng một lúc đuă ra 2 hoặc 3 phương án thời khoá biểu để cho tập thể giáo viên chọn lựa , chọn một phương án tối ưu nhất . Đối với phòng giáo dục: Mua bản quyền thời khoá biểu 6.0 hoặc 6.5 để cấp cho các truờng sử dụng . Mở lớp tập huấn sử dụng phần mềm chia thời khoá biểu cho các cán bộ và các giáo viên ở các truờng .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác biện pháp xây dựng thời khoá biểu ở trường THCS nguyễn Du.doc
Tài liệu liên quan