Đề tài Mức sống của dân cư theo các vùng: Thực trạng và giải pháp

Mục lục

A. Lời mở đầu 2

B. Nội dung 3

Chương I. Cơ sở lý luận và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sống 3

I. Cở sở lý luận về mức sống 3

1. Khái niệm về mức sống 3

2. Tính chất và đặc điểm mức sông dân cư 3

II. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức sống 6

1. Những chỉ tiêu phản ánh đặc điểm và điều kiện lao động 6

2. Những chỉ tiêu phản ánh mức tiêu dùng của cải vật chất trong xã hội 6

3. Những chỉ tiêu phản ánh điều kiện sinh hoạt văn hóa, tinh thần và đảm bảo sức khỏe 7

4. Những chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả tác động giữa các yếu tố 7

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sống dân cư 7

1. Những yếu tố thuộc về kinh tế xã hội 7

2. Những yếu tố thuộc về địa lý tự nhiên và yếu tố dân cư, con người 8

3. Những yếu tố thuộc tâm lý, sức khỏe, giáo dục 9

4. Những yếu tố liên quan với điều kiện quốc tế 10

Chương II. Phân tích thực trạng mức sống dân cư ở các vùng 10

I. Thu nhập bình quân theo đầu người 10

II. Vấn đề lương thực và dinh dưỡng 11

III. Chăm sóc sức khỏe, y tế 13

IV. Vấn đề giáo dục 14

V. Một số vấn đề khác 16

Chương III. Những giải pháp nhằm nâng cao mức sống ở các vùng 19

I. Giải pháp về thu nhập 19

II. Giải pháp về lương thực thực phẩm 21

III. Giải pháp về y tế, sức khỏe 22

IV. Giải pháp về giáo dục, đào tạo. 24

V. Giải pháp về một số vấn đề khác. 26

C. Kết luận 27

D.Danh mục tài liệu tham khảo 28

 

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7572 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mức sống của dân cư theo các vùng: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tiêu dùng do ảnh hưởng của thời tiết trong năm. - Phân bố dân cư , phân bố sản xuất, hệ thống giao thông sinh cảnh. Theo các vùng, nơi nào mà dân số tập trung đông đúc, sản xuất phát triển, hệ thống giao thông tốt thì nơi đó sẽ có nhiều điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống. - Trình độ văn minh, đặc điểm thói quen, truyền thống, tôn giáo trong tiêu dùng . - Số lượng và cơ cấu dân cư theo tuổi và giới tính, nghề nghiệp trong vùng. - Điều kiện lịch sử, dân số ảnh hưởng đến quá trình phát triển tiêu dùng và mức sống dân cư. 3. Những yếu tố thuộc tâm lý, sức khỏe, giáo dục - Động thái hình thành và phát triển nhu cầu. Nhu cầu lớn đòi hỏi sản xuất phải phát triển để có thể đáp ứng được các nhu cầu, từ đó mà nâng cao mức sống của người dân. - Định hướng phát triển nhu cầu do tác động của truyền thống tiêu dùng gia đình, nông thôn, thành phố, tập thể xã hội - Ảnh hưởng của phương tiện thông tin đại chúng trong việc hình thành nhu cầu mới. - Mức độ thay đổi và phát triển của mốt sinh hoạt, sở thích, thói quen tiêu dùng của từng người - Trình độ giáo dục của người tiêu dùng - Tình hình sức khỏe, khả năng sinh lý của người tiêu dùng trong từng thời kỳ khác nhau trong quá trình tái sản xuất ra cuộc sống của mình 4. Những yếu tố liên quan với điều kiện quốc tế - Sự tham gia của đất nước trong quá trình phân công lao động quốc tế - Tình hình chiến tranh và hòa bình thế giới - Tình hình xuất nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng - Trình độ phát triển và khả năng trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất đời sống và tiêu dùng Trên đây là một số điều kiện và yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến mức sống dân cư. Cùng với sự phát triển của sản xuất xã hội, các yếu tố và điều kiện ảnh hưởng đến mức sống cũng thường xuyên biến động. Do đó việc xác định các yếu tố ảnh hưởng cũng như tính toán mức động ảnh hưởng của chúng đến mức sống là một việc làm rất khó khăn và phức tạp. Chương II: Phân tích thực trạng mức sống dân cư ở các vùng Đánh giá mức sống của dân cư các vùng theo các khía cạnh sau: I. Thu nhập bình quân theo đầu người Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định, bao gồm: - Thu từ tiền công, tiền lương - Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất) - Thu nhập từ sản xuất phi nông, lâm nghiệp, thủy sản (đã trừ chí phí sản xuất và thuế sản xuất) - Thu khác được tính vào thu nhập (không tính tiền rút tiền kiệm, bán tài sản, vay thuần túy, thu nợ và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được) Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình = Tổng thu nhập của hộ gia đình chia cho tổng số thành viên cùa hộ gia đình Biểu 1: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế phân theo vùng Vùng Năm 1996 (1000 đồng) Năm 1999 (1000 đồng) Năm 2004 (1000 đồng) Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1996-1999 (%) Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1999-2004 (%) Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1996-2004(%) Cả nước 226.7 295 484.4 30.13 64.20 113.67 Đồng bằng sông Hồng 223.3 280 488.2 25.39 74.36 118.63 Miền núi và trung du Bắc Bộ 173.8 210 322.8 20.83 53.71 85.73 Bắc Trung Bộ 174.1 212.4 317.1 22.00 49.29 82.14 Duyên hải Nam Trung Bộ 194.7 252.8 414.9 29.84 64.12 113.10 Tây Nguyên 265.6 344.7 390.2 29.78 13.20 46.91 Đông Nam Bộ 378.1 527.8 833 39.59 57.82 120.31 Đồng bằng sông Cửu Long 242.3 342.1 471.1 41.19 37.71 94.43 Nguồn: Niêm giám thống kê các năm và tính toán của tác giả Nhận xét: - Thu nhập bình quân đầu người một tháng của các hộ trong cả nước qua các năm đều có sự tăng lên. Nếu thời kỳ 1996-1999, thu nhập bình quân của hộ chỉ đạt 30.13 % thì đến giai đoạn 1999-2004 con số này đã tăng lên gấp đôi 64.2 %. Xét cả thời kỳ 1996-2004 tốc độ tăng thu nhập là 113.67 %. Điều này cho thấy phần nào được mức sống của người dân đã tăng lên. - Qua biểu trên chúng ta cũng nhận thấy rất rõ một số vùng có mức thu nhập bình quân khá cao như Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và có mức tăng nhanh qua các năm. Như đồng bằng sông Hồng có mức tăng của thời kỳ 1996-2004 là 118.63%, Duyên hải Nam Trung Bộ là 113.10% và Đông Nam Bộ là 120.31%. Điều đó cho thấy người dân sống ở các vùng nói trên đã có một mức thu nhập cao. Bên cạnh đó thì cũng có các vùng có thu nhập bình quân đầu người còn thấp và mức tăng thu nhập chậm so với cả nước như vùng Miền núi và trung du Bắc Bộ (Đông Bắc và Tây Bắc), Bắc trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.Những vùng này chỉ có mức tăng thu nhập vào khoảng từ 80-95% trong thời kỳ 1996-2004. Tây Nguyên là vùng có mức thu nhập bình quân thấp nhất trong cả nước và mức tăng tương đối thấp. Nếu thời kỳ 1996-1999 mức tăng chỉ có 29.78% thì đến thời kỳ 1999-2004 mức này lại còn thấp hơn, chỉ có 13.2%. Điều này cho thấy đời sống của dân cư vùng này có chiều hướng giảm xuống do thu nhập của họ không tăng mà lại giảm đi. Chúng ta có thể đưa ra một vài lý do để giải thích tình hình trên - Thứ nhất là do có sự khác biệt về địa lý giữa các vùng lãnh thổ, do ảnh hưởng của khí hậu thời tiết, phong tục tập quán dẫn đến tình trạng này. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ là những vùng có khí hậu tốt, điều kiện đất đai màu mỡ phù hợp cho sự canh tác. Vùng Tây Nguyên, Miền núi trung du Bắc Bộ là những vùng có khí hậu khắc nghiệt, đất đai chủ yếu là đất đồi rất khó để trồng trọt, phát triển nông nghiệp. - Thứ hai phải kể đến là ở các vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Duyên hải Miền Trung là những vùng có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, dân cư tập trung đông đúc. Đây còn là những vùng có điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, dễ dàng tiếp xúc được với khoa học công nghệ. - Thứ ba là các vùng kể trên có một hệ thống cở sở vật chất hạ tầng khá tốt, điều kiện để phát triển kinh tế khá cao không như những vùng núi cao, cơ sở hạ tầng thì thấp kém, giao thông đi lại thì khó khăn, khó có thể thông thương phát triển kinh tế. II. Vấn đề lương thực và dinh dưỡng Chi tiêu hộ gia đình là tổng số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ đã chi cho tiêu dùng trong một thời gian nhất định, bao gồm cả tự sản, tự tiêu về lương thực, thực phẩm, phi lương thực, thực phẩm và các khỏan chi tiêu khác (biếu, đóng góp…). Các khoản chi tiêu của hộ không bao gồm chi phí sản xuất, thuế sản xuất, gửi tiết kiệm, cho vay, trả nợ và các khoản chi tương tự. Chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ gia đình và các thành viên của hộ đã chi cho tiêu dùng bình quân cho một người trong một thời gian nhất định. Chi tiêu bình quân đầu người một tháng của hộ gia đình được tính theo công thức sau: Chi tiêu bình quân của một người một tháng của hộ gia đình kỳ báo cáo = Tổng chi tiêu của hộ gia đình trong tháng báo cáo chia cho số thành viên của hộ trong kỳ báo cáo Biểu 2: Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người một tháng phân theo vùng ( theo giá thực tế) Vùng Năm 1999 (1000 đồng) Năm 2002 (1000 đồng) Năm 2004 (1000 đồng) Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1999-2002 (%) Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2002-2004 (%) Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1999-2004 (%) Cả nước 221.1 269.1 359.7 21.71 33.67 62.69 Đồng bằng sông Hồng 227 271.2 373.5 19.47 37.72 64.54 Miền núi và trung du Bắc Bộ 175.8 199.6 263.5 13.54 32.01 49.89 Bắc Trung Bộ 162.3 192.8 252.7 18.79 31.07 55.70 Duyên hải Nam Trung Bộ 197.5 247.6 330.8 25.37 33.60 67.49 Tây Nguyên 251.1 201.8 295.3 -19.63 46.33 17.60 Đông Nam Bộ 385.1 447.6 577 16.23 28.91 49.83 Đồng bằng sông Cửu Long 245.8 258.4 355.1 5.13 37.42 44.47 Nguồn: Niêm giám thống kê qua các năm và tính toán của tác giả Nhận xét: - Chi tiêu cho đời sống của người dân trong cả nước đã tăng lên tuy mức tăng không cao qua các năm. Thời kỳ 1999-2002 tốc độ này là 21.71% thì thời kỳ 2002-2004 tốc độ này chỉ là 33.67%. Thời kỳ sau so với thời kỳ trước chỉ cao hơn 11.96% . Cả thời kỳ 1999-2004 tốc độ tăng là 62.69%. Cho thấy cùng với thu nhập bình quân đầu người tăng lên thì chi tiêu cho lương thực thực phẩm có tăng nhưng không cao. - Vùng đồng bằng sông Hồng vẫn là vùng có chi tiêu cho lương thực thực thực phẩm cao trong cả nước. Tỷ lệ này là 64.54%. Ngoài ra các vùng như Duyên hải miền Trung cũng ở vị trí cao, sau đó đến Bắc Trung Bộ, và đến Đông Nam Bộ. Vùng Tây Nguyên có tỷ lệ chi tiêu cho lương thực thực phẩm thấp nhất cả nước. Thời kỳ 1999-2002 việc chi tiêu của dân cư vùng này cho lương thực thực phẩm còn âm (- 19.63%). Điều này cho ta thấy rằng thời kỳ này, chi tiêu của họ bị giảm sút cho lương thực thực phẩm. Cả thởi kỳ 1999-2004 thì chi tiêu của người dân cho việc ăn uống của mình chỉ có 17.6 % , một con số khá thấp so với các vùng khác. Tình hình trên có thể giải thích bằng mấy nguyên nhân sau: - Thứ nhất, đối với nhóm có chi tiêu cho lương thực thực phẩm cao đa số là nhóm vùng có thu nhập bình quân đầu người trên một tháng cao. Với các vùng có thu nhập thấp như Tây Nguyên thì đương nhiên là việc chi tiêu cho lương thực thực phẩm cũng không cao được. - Thứ hai, khi thu nhập tăng lên thì đối với các nhóm vùng có thu nhập cao thì việc chi tiêu cho lương thực – nhóm hàng hóa thiết yếu cũng không tăng cao. Đó cũng là một lý do để dẫn tới tình trạng mặc dù thu nhập tăng lên nhưng chi tiêu cho lương thực thực phẩm cũng không tăng tương xứng. III. Chăm sóc sức khỏe, y tế Cở sở y tế là nơi khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, bao gồm bệnh viện, viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã, phường, thị trấn. Biểu 4: Tỷ lệ xã nông thôn có trạm y tế phân theo vùng Vùng Năm 1997 (%) Năm 1999 (%) Năm 2000 (%) Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1997-1999 (%) Tốc đô tăng bình quân thời kỳ 1999-2000 (%) Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1997-2000 (%) Cả nước 96.4 98.0 99.00 1.66 1.02 2.70 Đồng bằng sông Hồng 99.8 100.0 99.90 0.20 -0.10 0.10 Đông Bắc 94.9 96.9 99.90 2.11 3.10 5.27 Tây Bắc 97.8 99.4 100.00 1.64 0.60 2.25 Bắc Trung Bộ 95.1 97.5 97.90 2.52 0.41 2.94 Duyên hải Nam Trung Bộ 90.7 96.9 97.10 6.84 0.21 7.06 Tây Nguyên 98.7 95.7 96.90 -3.04 1.25 -1.82 Đông Nam Bộ 98.9 99.0 98.70 0.10 -0.30 -0.20 Đồng bằng sông Cửu Long 96.7 98.3 99.30 1.65 1.02 2.69 Nguồn: Niêm giám thống kê qua các năm và tính toán của tác giả Nhận xét: - Tỷ lệ số xã có trạm y tế đã tăng lên qua các năm, nhưng tốc độ tăng không cao. Thời kỳ từ 1997-2000, tỷ lệ số trạm y tế tăng từ 96.4 % cho đến 99.9 %, tức là tốc độ tăng là 2.7 %. - Nhìn qua bảng số liệu, chúng ta có thể nhận thấy hầu hết ở các xã nông thôn của tất cả các vùng trên cả nước đều có trạm y tế và tỷ lệ này rất cao trên 90 %. Điều này cho thấy công tác y tế ở các xã đã được quan tâm chú ý và nó cũng cho thấy được sự phát triển của mạng lưới y tế xã. Phần nào thể hiện mức sống của người dân đã tăng lên. - Những vùng dẫn đầu về số trạm y tế xã cao như đồng bằng sông Hồng , Đông Bắc, Tây Bắc luôn ở mức trên 99 %. Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung có tỷ lệ này thấp hơn một chút chỉ khoảng 95-97 %. - Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể thấy được có những vùng có tỷ lệ này cao ở thời điểm này nhưng lại thấp ở thời điểm khác như đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ. Đặc biệt khu vực Tây Bắc là khu vực kém phát triển, cuộc sống có nhiều khó khăn nhưng đã có tỷ lệ số trạm y tế xã rất cao đạt 100 %. Có thể giải thích tình trạng trên là do có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta trong các công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là các vùng sâu xa, nông thôn, hải đảo. Hơn thế nữa, do điều kiện nền kinh tế nước ta phát triển, có nhiều chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế đời sống xã hội đã giúp cải thiện tình hình chăm sóc sức khỏe ở nước ta. Biểu 5: Số bác sỹ phân theo các vùng Vùng Năm 1996 Năm 2000 Năm 2006 Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1996-2000 (%) Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2000-2006 (%) Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1996-2006 (%) Cả nước 25135 30938 41986 23.09 35.71 67.04 Đồng bằng sông Hồng 5436 7261 9866 33.57 35.88 81.49 Miền núi và trung du Bắc Bộ 4410 4915 6790 11.45 38.15 53.97 Bắc Trung Bộ 2873 3386 4655 17.86 37.48 62.03 Duyên hải miền Trung 2633 3352 3627 27.31 8.20 37.75 Tây Nguyên 1171 1587 2255 35.53 42.09 92.57 Đông Nam Bộ 4386 5281 7544 20.41 42.85 72.00 Đồng bằng sông Cửu Long 4226 5156 7249 22.01 40.59 71.53 Nguồn: Niêm giám thống kê qua các năm và tính toán của tác giả Nhận xét: Qua biểu trên chúng ta có thể nhận thấy một số vấn đề như sau: - Số bác sỹ trong cả nước ta đã tăng lên đáng kể, năm 1996 chúng ta chỉ mới có 25135 bác sỹ thì đến năm 2000 chúng ta đã có thêm khoảng gần 5000 người, và năm 2006 thì chúng ta lại có thêm hơn 11000 người nữa. Điều này cho thấy cùng với sự phát triển của kinh tế thì mức sống của người dân cũng được cải thiện thêm. Rõ ràng rằng, người dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe của mình hơn khi cuộc sống của họ khấm khá hơn. - Đồng bằng sông Hồng là nơi có nhiều bác sỹ nhất trong cả nước. Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1996-2006 là 81.67 % một tỷ lệ khá cao. Tây Nguyên là vùng có số bác sỹ thấp nhất cả nước nhưng lại là vùng có tốc độ tăng bình quân cao nhất cả nước 92.57 %. Duyên hải miền Trung tuy có tốc độ tăng là thấp nhất cả nước nhưng số bác sỹ của vùng này không hề thấp. Các vùng khác có số bác sỹ và tốc độ tăng cũng ở mức cao. Lý do là do vùng Tây Nguyên thiếu cơ sở vật chất hạ tầng, là khu vực có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Đời sống của họ còn thấp kém, mức thu nhập chưa cao so với các vùng khác. IV. Vấn đề giáo dục Biểu 6: Số lớp học mẫu giáo phân theo các vùng (Đơn vị tính: lớp) Vùng Năm 1996 Năm 2000 Năm 2006 Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1996-2000 (%) Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2000-2006 (%) Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1996-2006 (%) Cả nước 75222 84333 97456 12.11 15.56 29.56 Đồng bằng sông Hồng 17962 21394 21877 19.11 2.26 21.80 Miền núi và trung du Bắc Bộ 14327 15034 20229 4.93 34.56 41.19 Bắc Trung Bộ 16200 16816 14314 3.80 -14.88 -11.64 Duyên hải miền Trung 7865 8936 8047 13.62 -9.95 2.31 Tây Nguyên 5303 5017 7420 -5.39 47.90 39.92 Đông Nam Bộ 6266 7753 12191 23.73 57.24 94.56 Đồng bằng sông Cửu Long 7299 9383 13378 28.55 42.58 83.29 Nguồn: Niêm giám thống kê qua các năm và tính toán của tác giả Nhận xét: - Qua biểu trên chúng ta nhận thấy số lớp học mẫu giáo đã tăng lên tuy mức tăng không cao. Cả nước mới chỉ có 97456 lớp học mẫu giáo tính đến thời điểm năm 2006, tức là đã tăng lên 29.56 % tính từ năm 1996. - Vùng đồng bằng sông Hồng luôn dẫn đầu cả nước về số lớp mẫu giáo, tuy nhiên tốc độ tăng thời kỳ 1996-2006 chỉ đạt có 21.8 %. Trong khi đó các vùng như Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long thì có số lớp học mẫu giáo không cao bằng nhưng lại có tốc độ tăng cao từ 83 - 95 % trở lên. Điều này dễ dàng có thể hiêu được, do mật độ dân cư ở hai vùng này ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó thì có những vùng như Duyên hải miền Trung, Bắc Trung Bộ lại có tốc độ tăng rất thấp, vùng Bắc Trung Bộ còn có tốc độ tăng âm. Biểu 7: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp PTTH phân theo các vùng (Đơn vị tính: %) Vùng Năm học 1995-1996 Năm học 1999-2000 Năm học 2005-2006 Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1996-2000 (%) Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2000-2006 (%) Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1996-2006 (%) Cả nước 82.62 87.5 93.7 5.91 7.09 13.41 Đồng bằng sông Hồng 88.48 93.28 98.93 5.42 6.06 11.81 Miền núi và trung du Bắc Bộ 82.37 87.91 92.99 6.73 5.78 12.89 Bắc Trung Bộ 85.84 92.22 96.4 7.43 4.53 12.30 Duyên hải miền Trung 83.01 79.87 90.3 -3.78 13.06 8.78 Tây Nguyên 69.94 73.01 88.87 4.39 21.72 27.07 Đông Nam Bộ 78.68 85.98 93.09 9.28 8.27 18.31 Đồng bằng sông Cửu Long 74.61 79.01 85.6 5.90 8.34 14.73 Nguồn : Niêm giám thống kê qua các năm, và tính toán của tác giả Nhận xét: - Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp phổ thông trung học (PTTH ) của cả nước là khá cao, năm học nào chúng ta cũng có thể thấy tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tới 80- 90 %. Tốc độ tăng bình quân ít biến động. - Vùng nào cũng có tỷ lệ tốt nghiệp cao, ít biến động. Đồng bằng sông Hồng là vùng có tỷ lệ tốt nghiệp PTTH cao nhất cả nước, tỷ lệ này luôn ở mức 88- 98 %. Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long là nơi có tỷ lệ tốt nghiệp thấp hơn so với các vùng khác chỉ khoảng từ 80- 85 %. Do các vùng này có mức sống thấp hơn so với các vùng khác. V. Một số vấn đề khác Biểu 8: Số thuê bao điện thoại có đến ngày 31/12 hàng năm phân theo từng vùng Đơn vị tính: thuê bao Vùng Năm 1996 Năm 2000 Năm 2006 Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1996-2000 (%) Tốc đô tăng bình quân thời kỳ 2000-2006 (%) Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1996-2006 (%) Cả nước 1164547 3286343 27460000 182.20 735.58 2258.00 Đồng bằng sông Hồng 306453 787237 2989827 156.89 279.79 875.62 Đông Bắc 80611 182549 1144828 126.46 527.13 1320.19 Tây Bắc 10938 26322 161421 140.65 513.26 1375.78 Bắc Trung Bộ 68143 185107 864277 171.64 366.91 1168.33 Duyên hải Nam Trung Bộ 86105 217108 1296673 152.14 497.25 1405.92 Tây Nguyên 28162 110649 384360 292.90 247.37 1264.82 Đông Nam Bộ 386941 1009272 3820919 160.83 278.58 887.47 Đồng bằng sông Cửu Long 148082 417754 1723591 182.11 312.59 1063.94 Không phân theo địa phương 49112 350345 15074104 613.36 4202.65 30593.32 Nguồn: Niêm giám thống kê qua các năm và tính toán của tác giả Nhận xét: Biểu này cho chúng ta thấy rằng mức sống của người dân đã thay đổi như thế nào. Khi mức sống của người dân tăng lên thì nhu cầu liên lạc với bạn bè, người thân, các mối quan hệ xã hội cũng tăng lên. Và số thuê bao điện thoại cũng phản ánh một phần nào đó của mức sống . - Từ năm 1996 cả nước mới chỉ có hơn 1000000 thuê bao thì đến năm 2000 số thuê bao của nước ta đã tăng lên hơn 3000000 tức là tốc độ tăng đã đạt 182.2 %, một con số thật đáng kể. Đến năm 2006 thì nước ta đã có hơn 27000000 thuê bao nghĩa là tốc độ tăng thời kỳ 2000-2006 là 735.58 % một con số khổng lồ. Nếu nhìn vào tốc độ tăng số thuê bao điện thoại thời kỳ 1996-2006 với mức tăng 2258 % chúng ta có thể thấy được mức sống của người dân cả nước đang tăng lên. - Những vùng có số thuê bao tính đến năm 2006 cao cả nước đó là đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long, lượng thuê bao của các vùng này luôn đạt trên 1000000 thuê bao. Trong đó, đồng bằng sông Hồng là nơi dẫn đầu cả nước về số lượng thuê bao. Tây Bắc và Tây Nguyên có số lượng thuê bao thấp nhất cả nước, chỉ đạt 100000 - >300000 thuê bao. - Tuy đồng bằng sông Hồng là vùng có số lượng thuê bao lớn nhất cả nước, nhưng tốc độ tăng số lượng thuê bao của vùng này không phải là cao nhất. Trong giai đoạn 1996-2006 các vùng khác đều có tốc độ tăng thuê bao lên rất cao đa phần trên 1000 % như Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long. Qua những con số trên chúng ta có thể nhận thấy mức sống của nhân dân cả nước ta đang ngày một tăng lên. Biểu 9: Tỷ lệ xã nông thôn có điện phân theo vùng Vùng Năm 1997 (%) Năm 1999 (%) Năm 2000 (%) Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1997-1999 (%) Tốc đô tăng bình quân thời kỳ 1999-2000 (%) Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1997-2000 (%) Cả nước 79.9 85.8 89.40 7.38 4.20 11.89 Đồng bằng sông Hồng 99.3 99.9 99.80 0.60 -0.10 0.50 Đông Bắc 72 78.1 84.00 8.47 7.55 16.67 Tây Bắc 49.3 54.6 59.80 10.75 9.52 21.30 Bắc Trung Bộ 82 88.4 91.20 7.80 3.17 11.22 Duyên hải Nam Trung Bộ 72 79.8 85.90 10.83 7.64 19.31 Tây Nguyên 46.3 64.5 72.40 39.31 12.25 56.37 Đông Nam Bộ 88.7 94.4 96.90 6.43 2.65 9.24 Đồng bằng sông Cửu Long 89.6 95.5 98.30 6.58 2.93 9.71 Nguồn: Niêm giám thống kê qua các năm và tính toán của tác giả Nhận xét: - Hầu hết các xã ở nông thôn của nước ta đều đã có điện. Từ năm 1997 nếu cả nước có khoảng 79.9 % xã có điện thì đến năm 2000 con số này đã tăng lên 89.4 % tức là tốc độ tăng thời kỳ này khoảng 11.89 %. - Đồng bằng sông Hồng vẫn là vùng dân đầu cả nước về số xã nông thôn có điện chiếu sáng luôn luôn ở mức 99% qua cả ba năm. Tiếp đó là Đông Nam Bộ, và đồng bằng sông Cửu Long cũng ở mức 80- 95 %. Tây bắc là vùng có tỷ lệ xã có điện thấp nhất cả nước năm 2000 chỉ đạt 59.8 % và tốc độ tăng giữa các thời kỳ cũng không cao, thời kỳ 1997 -2000 mới đạt 21.3 % . Điều đó cho thấy tình hình đời sống của nhân dân vùng Tây Bắc vẫn còn rất thấp. Đặc biệt, vùng Tây Nguyên lại là vùng có tỷ lệ xã có điện khá cao và tốc độ tăng thời kỳ 1997-2000 là cao nhất cả nước 56 %. Chương III: Những giải pháp nhằm nâng cao mức sống ở các vùng Căn cứ vào thực trạng mức sống dân cư của các vùng, chúng ta nhận thấy vẫn còn có sự chênh lệch về mức sống giữa các vùng khác nhau. Vùng như Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ có mức sống rất cao, trong khi đó thì Tây Nguyên và Tây Bắc đời sống của người dân còn rất thấp. Với mục tiêu chung là nâng cao mức sống của người dân cả nước và mục tiêu riêng là nâng cao mức sống của người dân từng vùng và xóa bỏ ranh giới về chênh lệch mức sống giữa các vùng. Em xin đề xuất một số các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao mức sống của dân cư: I. Giải pháp về thu nhập Ở nước ta hiện nay, dân số tăng nhanh là một yếu tố quan trọng dẫn đến thu nhập bình quân đầu người thấp. Sự chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng ngày càng lớn, trước hết do trình độ phát triển sản xuất nhưng một lý do rất quan trọng đó là dân số ở các vùng tăng rất nhanh. Càng nghèo thì người ta lại càng sinh nhiều con hơn. Hơn nữa thu nhập là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân, nhất là trong việc nâng cao mức sống của người dân. Thu nhập tăng lên tạo điều kiện cho người dân có thể đáp ứng được các nhu cầu của mình. Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay, nhu cầu của con người ngày càng đa dạng phong phú hơn, nó không chỉ dừng lại ở các nhu cầu vật chất mà còn mở rộng ra các nhu cầu về tinh thần. Với tình hình thu nhập hiện nay của cán bộ nhân viên trong khu vực doanh nghiệp nhà nước việc thỏa mãn các nhu cầu của họ là một việc hết sức khó khăn.Trong thời gian vừa qua, thì nhà nước ta đã có nhiều biện pháp để tăng thu nhập cho ngừơi dân như việc nâng mức lương tối thiểu lên 450.000 đồng một người một tháng, việc này sẽ giúp cho người dân có thể cải thiện đời sống hơn nữa. Để tăng thu nhập cho người dân nhằm nâng cao mức sống cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau: 1. Thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân. Bao gồm: * Chương trình tín dụng cho người đói nghèo Thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là nguyên nhân trực tiếp của đói nghèo trong các hộ gia đình và chiếm tỷ lệ rất cao. Cần phải có sự hỗ trợ vốn trực tiếp của Nhà nước (cả trung ương và địa phương), các tổ chức quốc tế (cả chính phủ và phi chính phủ), của cộng đồng thông qua quỹ “ xóa đói giảm nghèo”. * Chương trình chuyển giao công nghệ - hướng dẫn cách sản xuất kinh doanh cho hộ đói nghèo Không có nghề, không biết làm ăn là nguyên nhân cơ bản trực tiếp dẫn đến đói nghèo của mỗi hộ. Phần lớn các hộ đói nghèo đều có trình độ văn hóa thấp, ít được đào tạo nghề nghiệp và hạn chế về vốn tư liệu sản xuất. Hầu hết họ thiếu kiến thức kinh doanh, sản xuất, dịch vụ và kiến thức chi tiêu trong gia đình. Vì vậy cần có chương trình hướng dẫn làm ăn cho họ, trước hết là các nội dung mà bản thân họ đang làm nhưng không biết làm và làm không có hiệu quả. Thiếu công cụ sản xuất là đặc thù của hộ đói nghèo vì vậy bên cạnh việc hướng dẫn cho người đói nghèo cách thức, kinh nghiệm làm ăn thì cũng cần hỗ trợ kỹ thuật – chuyển giao công nghệ cho họ. Trước hết cần hỗ trợ họ các kỹ thuật nhỏ, rẻ tiền, có khả năng tăng năng suất và giảm cường độ lao động, sau đó khi họ khá lên sẽ tiếp tục đầu tư hỗ trợ kỹ thuật tiên tiến hơn. Ngoài ra còn phải có hệ thống thông tin cho họ biết về nhu cầu sắp tới của thị trường và chuẩn bị sẵn lối thoát cho họ trong tình hình thị trường bị tràn ứ sản phẩm do quá nhiều người cùng đầu tư sản xuất kinh doanh cùng một sản phẩm hoặc do sự thay đổi đột ngột của thị trường. * Chính sách khuyến khích đầu tư vào vùng nghèo Ở vùng nghèo, tuyệt đại bộ phận có cơ sở hạ tầng thấp kém: y tế, văn hóa, giáo dục, giao thông, thủy lợi không phát triển hoặc không có. Vì vậy cần ưu tiên đầu tư cho vùng nghèo để có điều kiện vươn lên, bằng các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước, chính sách miễn thuế, chính sách thu hút cán bộ về vùng nghèo. * Chính sách sử dụng đất Ưu tiên giao khoán đất ở những vùng có điều kiện thuận lợi trong canh tác. Đối với các hộ nghèo còn đang nợ khoán sản lượng và nợ thủy lợi phí… không được thu hồi đất khoán của họ mà cần tạo cho họ có cơ hội để vươn lên sản xuất tốt, có thu nhập cao, từ đó làm nghĩa vụ công dân. Những hộ đói nghèo không có đất hoặc không có đủ đất để canh tác cần sử dụng quỹ dự phòng của xã để cho mượn hoặc thu hồi đất của cơ quan, đoàn thể đóng trên địa phương sử dụng đất không

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc75930.DOC
Tài liệu liên quan