Đề tài Nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGHIỆP VỤ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

I .Ngân hàng thương mại 3

1.Quỏ trỡnh ra đời của ngân hàng 3

2. Phõn loại ngõn hàng : 5

3. Chức năng của ngân hàng thương mại 6

II.Cho vay của ngân hàng thương mại 7

1. Thuyết cho vay thương mại 7

2. Các vấn đề chung 9

1.0- Cỏc loại hỡnh cho vay 9

1.1- Hạn mức tớn dụng 11

1.2- Lói suất cho vay 11

3. Cỏc loại cho vay 13

III. Vai trũ của nghiệp vụ cho vay đối với nền kinh tế 15

1. Đối với đời sống kinh tế - xó hụi 15

1.1 Thúc đẩy sản xuất phát triển 15

1.2 Góp phần ổn định tiền tệ và giá cả 16

1.3 Góp phần ổn định đời sống, tạo ra công ăn việc làm và ổnđịnh trật tự xó hội 17

2. Đối với các doanh nghiệp 17

2.1 Làm tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp 17

2.2 Tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, chiếm lĩnh thị trường 18

3. Đối với Ngân hàng 18

IV. Một số kinh nghiờm 20

1. Kinh nghiệm của Ngõn hàng công thương tỉnh Đồng tháp 20

2. Kinh nghiệm của Ngân hàng công thương khu vực Ba đỡnh 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CHO VAY Ở VIỆT NAM 27

I.Những thành tựu đạt được 27

II. Những vấn đề cũn tồn tại và nguyờn nhõn 29

1. Những vấn đề cũn tồn tại 29

1.1- Tỡnh trạng nợ quỏ hạn 29

1.2 Vấn đề lói suất 30

2.3- Vấn đề thế chấp tài sản 33

1.4. Vấn đề ứ đọng vốn 35

III. Nguyờn nhõn 36

1. Nguyờn nhõn khỏch quan 36

1.1- Nguyờn nhõn từ phớa khỏch hàng 37

1.2- Môi trường pháp lý 40

1.3 Nguyên nhân từ phía môi trường 42

1.4 - Trỡnh độ dân trí 43

2. Nguyờn nhõn chủ quan 44

2.1- Cỏc chớnh sỏch của NHTM 44

2.2- Cụng tỏc kiểm tra 46

2.3- Chất lượng cán bộ tín dụng 46

2.4- Tõm lý của cỏc ngõn hàng 47

CHƯƠNG III 49

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY 49

I. Các giải pháp đối với NHTM 49

1. Không ngừng bồi dưỡng giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao trỡnh độ chuyên môn cho cán bộ 49

2. Thu thập, đánh giá và xử lý thông tin để có những nhận thức chính xác về khách hàng, góp phần nâng cao chất lượng thẩm định. 50

2.1 Thụng tin từ cỏc doanh nghiệp vay vốn 51

2.2 Thu thập thụng tin từ cỏc nguồn khỏc 52

3. Xác định thời hạn trả nợ và cách thức tính lói phự hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của dự ỏn 53

4. Thực hiện tốt các bảo đảm tín dụng 55

5. Coi trọng cụng tỏc phũng ngừa, đồng thời xử lý nhanh chóng dứt điểm đối với nợ quá hạn. 58

6. Phỏt huy vai trũ tư vấn đối với chủ đầu tư. 63

II. Một số kiến nghị đối với Nhà nước 64

1. Tăng cường sự quản lý đối với các doanh nghiệp 64

2.Tạo môi trường hấp dẫn khuyến khích đầu tư. 65

3. Tạo môi trường pháp lý. 66

4. Tăng cường sự hỗ trợ các cơ quan chức năng có liên quan. 66

5. Tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát ở tầm vĩ mô 67

III. Những kiến nghị đối với NHNN 68

KẾT LUẬN 71

 

doc76 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g gia tăng đe doạ không chỉ hoạt động của nột NHTM nào riêng biệt mà còn đe doạ hoạt động toàn bộ hệ thống các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Và cũng phải nói rằng, không loại trừ khả năng và những khoản nợ hiện tại được coi là bình thường ( nợ đang trong hạn ) và ngay cả những khoản nợ phát sinh mới, ai dám chắc rằng không có những khoản nợ xấu xảy ra khi mà các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của nhà nước, của ngân hàng được coi là thiếu đông bộ, thiếu đầy đủ và xa rời thực tế cuộc sống, khi mà những nghịch lý về nguyên tắc và điều kiện vay vốn giữa doanh nghiệp với ngân hàng chưa có lời giải hữu hiệu. Vấn đề lãi suất Đến nay, các NHTM ở nước ta đang thực hiện lãi suất cho vay ngắn hạn là 1,2% / tháng và lãi suất cho vay trung dài hạn là 1,25% / tháng, nhưng nhiều doanh nghiệp và hộ sản xuất không chịu đựng nổi lãi suất này. Ơ các nước có nền kinh tế ổn định, lãi suất cho vay ngắn của các NHTM cao nhất là 8% / năm. So với lãi suất cho vay này gần gấp đôi so với lãi suất của họ. Các NHTM ở nước ta còn đặt ra chế độ thu lãi trước hàng tháng. Tức là đến hạn, người vay mới trả gốc còn lãi thì trả hàng tháng, tính từ ngày vay vốn. Cách làm này, giai đoạn đầu có lợi cho NHTM, nhưng gây khó khăn cho người vay vốn. Vốn vay NHTM chưa đem lại hiệu quả kinh tế, thì người vay lấy đâu ra tiền để trả lãi hàng tháng. Trong tín dụng ngân hàng, khi nào thu hồi được vốn và lãi thì mới hoàn thành được một chu kỳ cấp tín dụng, và người cấp tín dụng mới hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Thu lãi trong cho vay mấy năm trước lớn, tạo thành lợi nhuận cao, có những năm, ngân hàng ngoại thương nộp thuế lợi tức tới 370 tỷ đồng, trong khi đó lại không chú ý đến thu lãi gốc. Gần đây, một số NHTM đã chú ý đến thu gốc trước, số lãi chưa thu được hàng tháng đã hạch toán vào kế toán ngoại bảng – gọi là “lãi treo”. Ơ một số chi nhánh NHTM số “lãi treo” đã lên tới hàng vài chục tỷ. Kể từ đầu năm 2000, chính sách lãi suất của NHNN đã có sự thay đổi theo hướng tự do hóa : bỏ qui định về lãi suất tiền gửi, bỏ qui định về lãi suất cho vay thoả thuận, điều chỉnh giảm mức trần lãi suất cho vay phù hợp với cung- cầu vốn và lạm phát thấp, NHTM căn cứ vào mức trần lãi suất cho vay và chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động vốn bình quân 0,35% / tháng để ấn định lãi suất cho vay và huy động, lãi suất cho vay trung dài hạn lớn hơn ngắn hạn 0,1% tháng, lãi suất cho vay ở khu vực nông thôn lớn hơn thành thị 0,1%-0,2% / tháng, lãi suất cho vay đối với hộ nghèo và cho vay ở khu vực miền núi cao, hải đảo và vùng đồng bào Khơ - Me sống tập trung thấp hơn lãi suất thị trường khoản 15%-30%. Những thay đổi của chính sách lãi suất đã được thị trường chấp nhận và hướng thị trường tiền tệ vận động theo mục tiêu của chính sách tiền tệ – tín dụng là tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, tỷ trọng cho vay trung, dài hạn và khuyến khích NHTM tăng khối lượng vốn chuyển về đầu tư cho khu vực nông thôn. Tuy nhiên về quy định chênh lệch lãi suất 0,35% còn nhiều điều chưa phù hợp. Khi lãi suất cho vay bị giới hạn bởi trần và phí bị khống chế 0,35% / tháng, thì về mặt lý thuyết, lãi suất huy động cũng bị khống chế cứng nhắc, đương nhiên làm giảm sự cạnh tranh trên thị thường tiền tệ, không khuyến khích các NHTM đưa ra sản phẩm dịch vụ mới. Lãi suất cho vay thực tế bình quân – lãi suất huy động thực tế bình quân = chênh lệch lãi suất thực tế bình quân, bị khống chế tối đa 0,35% / tháng, nghĩa là NHTM có chênh lệch lãi suất càng thấp thì càng tốt sẽ không khuyến khích các NHTM cạnh tranh bằng uy tín và hiệu quả kinh doanh để có thu nhập và lợi nhuận cao, mà thay vào đó là khuyến khích cạnh tranh bằng cách nâng lãi suất huy động vốn. Việc khống chế chênh lệch lãi suất 0,35% sẽ không khuyến khích NHTM tập trung vốn cho đầu tư tín dụng, mở rộng cho vay trung và dài hạn, mà chỉ tập trung cho vay ngắn hạn, vì cho vay thời hạn dài thì rủi ro càng lớn nhưng chênh lệch lãi suất bị khống chế. Đây là điều không phù hợp của chính sách tín dụng hiện nay, NHTM lo lắng chênh lệch lãi suất thực tế vượt 0,35% thì Nhà nước sẽ thu, hoặc mức trần lãi suất cho vay có thể tiếp tục điều chỉnh giảm thấp, nên đã có phản ứng tiêu cực để đối phó như giảm thu lãi, tăng chi lãi huy động vốn vào những tháng cuối năm nhằm khống chế chênh lệch lãi suất dưới 0,35%, làm cho kết quả kinh doanh của NHTM được phản ánh không chính xác, luân chuyển vốn tín dụng bị ách tắc. Do quy định chênh lệch lãi suất 0,35% đã làm hạn chế tính năng động, linh hoạt trong hoạt động tín dụng hoặc gây nên vướng mắc khi thực thi thể chế như cho vay trung, dài hạn theo lãi suất cố định, khi lãi suất huy động giảm, dẫn đến chênh lệch lãi suất vượt 0,35% thì bị coi như vi phạm quy định của Nhà nước. Do vậy, trên thực tế, việc quản lý, điều hành cho phí của NHTM bằng khống chế chênh lệch lãi suất 0,35% không đạt được như mong muốn, trái lại nó gây nên tiêu cực đối với hoạt động kinh doanh của NHTM. 2.3- Vấn đề thế chấp tài sản Hiện nay mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và NHTM trong quan hệ tín dụng chủ yếu là mối quan hệ “có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh”. Các NHTM có tâm lý là chỉ cảm thấy an toàn đối với các khoản cho vay và bảo lãnh khi các doanh nghiệp có đủ tài sản thế chấp, còn phương án sản xuất kinh doanh là thứ yếu. Do đó, nhiều phương án sản xuất kinh doanh khi tiến hành thẩm định thì 90% không có cơ sở thực tế. Ơ một số nơi, cán bộ ngân hàng chỉ thẩm định trên giấy tờ, còn thẩm định thực tế là thiếu. Cán bộ tín dụng có tình trạng yêu cầu doanh nghiệp có đầy đủ giấy tờ thế chấp và giấy tờ thẩm định là đủ. Cũng chính vì lý do đó nên khi phương án sản xuất kinh doanh triển khai gặp khó khăn, thực hiện không có hiệu quả, nợ quá hạn phát sinh thì cán bộ ngân hàng quay trở lại tìm cách bổ sung tài sản thế chấp. Trường hợp doanh nghiệp có dự án đảm bảo tính hiện thực và tính khả thi cao song doanh nghiệp không có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh thì khả năng nhận được khoản vay của NHTM, nhằm thực hiện dự án quả là điều không dễ dàng ( đa số các NHTM thường từ chối ). Hơn nữa, theo quy định hiện hành, để xử lý tài sản thế chấp của người vay, ngân hàng phải phát đơn kiện tới Toà án. Toà kinh tế tiến hành xử lý án rồi bước tiếp theo là phải thực hiện các biện pháp thi hành án, như vậy việc phát mại tài sản mới thực hiện được. Nhưng có trường hợp Toà án đã ấn định được ngày xét xử rồi nhưng khi mời đương sự ra hầu toà thị họ lại cáo ốm, thế là hoãn lại, cứ lần này lại lần khác, sự việc cứ kéo dài mãi mà không xét xử được, vốn ngân hàng không thu hồi được. Trong khi đó, ở nhiều nơi, Toà kinh tế quy định khi NHTM đã phát đơn kiện thì không được tính lãi và thu lãi đối với người vay. Như vậy tình trạng kéo dài không tiến hành xét xử được đã tạo điều kiện cho đương sự càng cố tình trây ỳ, lẩn tránh việc xét xử của Toà kinh tế. Không những thế, ở nhiều địa phương, ngay cả khi Toà xét xử rồi thì cũng không biết bao giờ mới thi hành được án, phát mại tài sản của người vay, thu hồi vốn cho ngân hàng. Các cơ quan chức năng không có biện pháp cưỡng chế buộc đương sự phải chấp hành án. Ơ một số tỉnh, NHTM còn phải đi lo mua một ngôi nhà khác có giá trị nhỏ hơn tài sản phát mại, lo chỗ ở cho người vay rồi mới tiến hành phát mại được. Đã vậy, trong tình trạng hiện nay khi mà thị trường bất động sản trì trệ, tài sản phát mại có bán được hay không, có thu hồi được đủ số gốc vốn cho vay hay không là vấn đề nan giải. Hiện có tình trạng nhiều ngân hàng thương mại đang phải ôm hàng “đống” nhà và đất, vẫn phải lo chi phí bảo vệ, quản lý vừa ngày càng mất giá, vừa đọng vốn ngân hàng. Chẳng hạn như ở tỉnh Thanh Hoá, các chi nhánh NHTM đang phải quản lý gần 500 ngôi nhà thế chấp của người vay không còn khả năng trả nợ. Cũng trong vấn đề xử lý tài sản thế chấp, nhiều loại đó là vật tư hàng hoá không thể để lâu được, như : phân đạm, sắt thép, xi măng, ... nhưng lại nằm trong hồ sơ các vụ án chưa được xét xử. Các tài sản có đủ giấy tờ pháp lý đã đem thế chấp cho ngân hàng, nhưng cơ quan chức năng không cho phát mại, không cho bán mà phải chờ đến khi xét xử, đến thi hành án rồi mới cho bán. Vì vậy hàng hoá xuống cấp chi phí bảo quản lớn, nhiều kho không còn đủ phẩm chất để xử dụng. 1.4. Vấn đề ứ đọng vốn Hiện nay, hệ thống NHTM đang gặp phải một trở ngại đáng tiếc là sự ứ đọng vốn đã được huy động, chưa tìm kiếm được đầu ra. Tác hại của nó khó lường hết được, trước hết là đối với hệ thống ngân hàng, kế đến do tính lây lan từ hệ thống NH có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế tạm thời hoặc triền miên mà hậu qủa của nó có thể làm rung chuyển toàn bộ hệ thống kinh tế. Việt Nam chưa có thị trường vốn nên số tiền của dân cư chủ yếu được gửi vào tiết kiệm có kỳ hạn 6-12 tháng. Một ví dụ là : Năm tháng đầu năm 2000 các NHTM đã chủ động giảm lãi suất tiền gửi, tuy lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm nhưng so với chỉ số lạm phát thấp vẫn bảo đảm mức lãi thực dương có sức hấp dẫn người gửi tiền làm cho nguồn vốn tiếp tục tăng mạnh đã dẫn đến mâu thuẫn “thừa” vốn ngắn hạn tạm thời. Mỗi ngày ngân hàng vẫn thu nhận được từ 40 – 45 tỷ đồng tiền gửi của dân cư. Đến hết tháng 4, cả 4 NHTM QD mới chỉ sử dụng được từ 50 – 70% số vốn huy động được. Lãi suất huy động có kỳ hạn bình quân 1,2%, lãi suất cho vay tối đa 1,75% nhưng thực thu bình quân 4 tháng chỉ đạt 1,5%, cộng với hệ số sử dụng thấp, vốn ứ đọng nhiều nên nhiều chi nhánh ngân hàng đã chuyển từ tình trạng kinh doanh có lời sang lỗ. Riêng hệ thống ngân hàng công thương VN từ đầu năm 2000 đến nay tiền gửi tiết kiệm tăng lên 14 tỷ VND mỗi ngày, gây thừa 1600 – 1800 tỷ, làm tăng chi phí mỗi tháng 20 – 22%, trong khi đó số vốn này gửi tại NHNN mỗi tháng chỉ thu lãi từ 2 đến 2,2 tỷ đồng, đủ tiền cước phí bưu điện chuyển vốn từ các chi nhánh về. Phải chăng ngân hàng không muốn cho vay hay doanh nghiệp không muốn vay hay lãi suất cho vay vẫn còn cao ? Một giám đốc NHTM bộc lộ thật thà rằng NHTM sẵn sàng chấp nhận mua tín phiếu kho bạc ở mức thấp có thể lỗ một chút để có các giấy tờ có giá này thế chấp vay các NH nước ngoài với lãi suất vay bằng ngoại tệ đổi ra VNĐ cho vay có lợi hơn. Với mức lãi suất chênh lệch thực tế đầu ra đầu vào của NHTM chưa đạt 0,3% / tháng, trong khi đó khả năng rủi ro cao ( 4-5% nợ quá hạn) buộc các NHTM ngày càng cẩn trọng hơn khi xem xét các điều kiện tín dụng cho doanh nghiệp để hạn chế rủi ro. Phải chăng bài toán lãi suất đã đến lúc cần được xem xét xử lý ? Hơn nữa, nguồn vốn của các doanh nghiệp hoạt động trong nước được cung ứng từ nước ngoài qua hình thức bảo lãnh L/C trả chậm từ 2 tháng đến 2 năm tràn vào VN, theo số liệu điều tra sơ bộ, khoảng hơn 1 tỷ $, tương đương 11000 tỷ VNĐ, tương đương 20% tổng mức dư nợ tín dụng của hệ thống NH VN. Nguồn vốn này có mặt tích cực, có mặt làm hạn chế tín dụng của chính các NHTM. Mặt khác, vì được trả chậm, khi bán hàng xong thu tiền nhưng chưa đến thời hạn thanh toán, tất nhiên là phải quay vòng tiếp để khỏi vay NH, thậm chí có đơn vị dồi dào nguồn vốn mang gửi vào NHTM để hưởng lãi, chờ đến khi tới hạn sẽ rút ra thanh toán với nước ngoài. Đó là chưa kể đến hạn thanh toán, doanh nghiệp nào đó không có khả năng chi trả lập tức sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của NHTM. III. Nguyên nhân 1. Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân từ phía khách hàng Năng lực kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng còn bị hạn chế. Một số doanh nghiệp khi vay họ lập phương án kinh doanh rất hiệu quả chứng minh đầu vào đầu ra khả thi nhưng do không tính hết đến biến động của thị trường nên đã bị thua lỗ. Trong một số món vay trung, dài hạn để nhập máy móc thiết bị, do phân tích dự án không chính xác dẫn đến máy móc nhập về không phát huy được tác dụng gay thiệt hại lớn, không thể hoàn trả tiền vay cho ngân hàng. Một điều thấy rõ nữa là trình độ người quản lý là giám đốc, kế toán trưởng còn bị hạn chế nhiều mặt như học vấn, kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam do chính những người bỏ vốn ban đầu đứng ra quản lý, mà những doanh nhân này chưa có kinh nghiệm nhiều trong quản lý, lại tăng tốc phát triển rất nhanh, không nắm bắt quy mô của thị trường một cách đầy đủ trước khi đầu tư, kinh doanh thiếu chuyên môn hóa, kinh doanh đa ngành nghề, thiếu chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm. Vốn tự có của các doanh nghiệp rất nhỏ, lại được chia xẻ ra ở nhiều doanh nghiệp khác nhau. Rồi sau đó sử dụng vốn vay của NH để kinh doanh. Khi các doanh nghiệp vay vốn của các ngân hàng quá nhiều như vậy sẽ có tình trạng nếu doanh nghiệp trả nợ cho NH thì doanh nghiệp phải ngừng kinh doanh, nếu không trả nợ cho NH thì NH phải chịu rủi ro, nợ quá hạn tăng lên. Các doanh nghiệp hiện nay rất chuộng hình thức sử dụng vốn liếng vay được của NH mua sắm các loại thiết bị văn phòng hiện đại, tỷ lệ để sử dụng cho kinh doanh trực tiếp rất ít. Đây là một nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn vay thấp và dẫn đến khó khăn về tài chính. Những hình thức bên ngoài của một doanh nghiệp càng dễ dàng gây cảm giác là doanh nghiệp đang mạnh, hoạt động tốt, cán bộ tín dụng dễ bị “lừa” như vụ Lý Kiệt ở thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều doanh nghiệp đã dùng tiền vay ngân hàng quay vòng không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng với phương án, mục đích khi xin vay nên đã không trả được nợ đúng hạn, thậm chí cho khách hàng dùng vốn vay ngắn hạn đầu tư vào tài sản cố định hoặc kinh doanh bất động sản nên không trả nợ đúng hạn. Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp tuy được cấp giấy phép hoạt động và đăng ký kinh doanh nhưng thiếu vốn hoặc không có vốn hoạt động, dẫn đến hiện tượng phổ biến là các doanh nghiệp cố tình chiếm dụng vốn lẫn nhau, thâm chí còn lừa đảo rồi bỏ trốn làm cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng không trả được nợ... Hiện nay, Pháp lệnh kế toán thống kê chưa đủ hiệu lực, bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện chế độ thống kê chính xác kịp thời. Do các số liệu quyết toán và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chưa thực hiện được chế độ kiểm toán bắt buộc nên số liệu không phản ánh chính xác thực trạng sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của đơn vị. Vì vậy không thể đánh giá chính xác tình hình tài chính doanh nghiệp khi xét duyệt cho vay, thậm chí họ còn cố tình đưa số liệu không trung thực, mặc dầu những ssố liệu này đều đã được các cư quan có chức năng kiểm duyệt để đối phó với NH. Chế độ kế toán, thống kê đã được ban hành, nhưng phần lớn các doanh nghiệp đều thực hiện không nghiêm túc. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho NH trong việc nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh, cũng như việc quản lý vốn vay của đơn vị để qua đó có thể đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn có tác dụng hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, nhằm thu hồi vốn cho NH. Nhiều khi các NHTM có những quyết định đầu tư không căn cứ vào số liệu báo cáo của đơn vị mà thường dựa trên nhiều nguồn thông tin phong phú khác, có khi là dựa vào những cảm nhận trực quan của mình, điều này kéo dài sẽ rất nguy hiểm. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp Nhà nước không theo kịp với sự đổi mới, thường có thói quen trông chờ dựa dẫm vào Nhà nước, vốn tự có rất ít nhưng lại được giao vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh lớn và thường có số lượng công nhân lớn, hơn nữa họ quen làm ăn theo kiểu bao cấp, không tính đến hiệu quả kinh tế. Khi đất nước chuyển đổi cơ chế sang cơ chế kinh tế thị trường, doanh nghiệp không theo kịp với phương thức sản xuất kinh doanh mới, dẫn đến hàng hoá sản xuất ra không thể cạnh tranh và không thể tiêu thụ được. Trước đây họ thường được ngân sách cấp vốn, do vậy khi bị thua lỗ họ trông mong vào sự cấp bù của ngân sách. Thời kỳ mấy năm đầu chuyển sang tự hạch toán kinh doanh, họ phải vay ngân hàng thay cho việc cấp vốn từ ngân sách trước đây, nhưng khi thua lỗ họ vẫn có tâm lý trông mong vào sự trợ giúp của Nhà nước như khoanh nợ, xoá nợ, nói chung họ chưa thực sự có ý thức lo lắng hậu quả của sự thua lỗ như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cuối cùng sự thiệt hại đó vẫn là Nhà nước chịu. Sự thua lỗ đó cũng đã kéo theo việc gây thiệt hại cho ngân hàng. Mặt khác, đất nước đang trên đà chuyển đổi nền kinh tế do đó chưa có được những quy hoạch cụ thể, ổn định lâu dài ở tầm vĩ mô nên đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đầu tư sản xuất. Nhiều dây chuyền sản xuất lắp đặt xong thiết bị, khi bước vào sản xuất thì sản phẩm không tiêu thụ được do Nhà nước có chủ trương cấm hoặc sản xuất hạn chế. Một số mặt hàng do không có quy hoạch tổng thể và sự chỉ đạo thống nhất nên có quá nhiều doanh nghiệp đầu tư vốn nhưng sản phẩm lại không tiêu thu được do đã bão hoà hoặc lợi nhuận thu về không được như khi xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật, hoặc không có đủ nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, điều này gây rất nhiều khó khăn cho NH vì phần lớn vốn đầu tư của doanh nghiệp là vốn vay NH. Môi trường pháp lý Hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động NH hiện nay, tuy đã được cải tiến nhiều nhưng vẫn chưa thực sự khoa học và thiếu đông bộ, chưa đủ sức điều chỉnh những diễn biến phức tạp trong thực tế kinh doanh của NHTM. Nhiều hướng dẫn của các Bộ, ngành khác nhau còn chồng chéo, rất khó khăn trong triển khai thực hiện. Những quy định về giải thể, phá sản doanh nghiệp, tài sản thế chấp, cầm cố của doanh nghiệp tại ngân hàng chưa khoa học và chưa công bằng gây thiệt hại chung cho nền kinh tế và NH. Nhiều doanh nghiệp được đầu tư chủ yếu bằng vốn NH, nhưng khi doanh nghiệp vị giải thể thì chủ thể đầu tiên được thanh toán nợ từ nguồn thanh lý tài sản còn lại của doanh nghiệp lại không phải là ngân hàng cho vay, dẫn đến việc mất vốn của NH là điều không tránh khỏi. Những doanh nghiệp “có vấn đề” thì các cơ quan pháp luật phải can thiệp và ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị trong quá trình điều tra, tài sản thế chấp sẽ không được tiếp tục khai thác hoặc khai thác một cách kém hiệu quả, gây thất thoát vốn cho các doanh nghiệp và NH. Trong quá trình chuyển đổi cơ chế, các chính sách thường phải điều chỉnh là điều không thể tránh khỏi, do đó sự điều chỉnh đó đôi khi tác động làm ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của ngân hàng, như Nghị định 18/CP của Chính phủ về quản lý đất đai làm cho nhiều doanh nghiệp vay vốn kinh doanh bất động sản bị kẹt, vốn không thể trả được nợ cho ngân hàng khi đến hạn. Chính sách Ngoại thương không kịp thời, không đối phó được với sự biến động của thị trường làm cho hàng hoá lúc thì nhập ồ ạt không tiêu thụ được gây kẹt vốn, lúc thì tạo thành cơn sốt nên nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ không thể trả nợ được cho ngân hàng. Việc sắp xếp lại doanh nghiệp như giải thể, sát nhập không đồng bộ với giải quyết các khoản nợ ngân hàng nên việc xác nhận nợ để thu hồi đôí với đơn vị mới gặp khó khăn, và những khoản nợ đó dễ trở thành quá hạn, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng cuả ngân hàng. Nhà nước chưa có luật sở hữu, chưa có cơ quan nào cấp chứng thư sở hữu tài sản và quản lý quá trình dịch chuyển sở hữu tài sản nên tất cả tài sản của doanh nghiệp Nhà nước và nhiều tài sản của doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có chứng nhận sở hữu. Như vậy tài sản đó đem thế chấp để vay ngân hàng không thể có đầy đủ giấy tờ pháp lý, do đó khi doanh nghiệp thua lỗ thì việc phát mại tài sản rất phức tạp, việc thu hồi vốn gặp rất nhiều khó khăn. Các cơ quan hữu quan chưa có được cách nhìn thấu đáo về NH và hoạt động kinh doanh tiền tệ, nên chưa có được sự phối hợp đông bộ, tích cực với ngân hàng trong việc giải quyết những vấn đề liên quan. Cho đến nay không ít người còn cho rằng việc cho vay và thu hồi tiền vay chỉ đơn thuần là việc của NH, trong khi trên thực tế có nhiều khoản vay NH đã được thực hiện theo thu hồi được nợ, lúc đó việc thu hồi nợ đã vượt ra khỏi chức năng và khả năng của NH. Mặc dầu đã có nhiều thông tư liên tịnh giữa NHNN và các Bộ, ngành liên quan đến hoạt động NH, nhưng thực tế đòi hỏi cần phải có sự phối hợp nhiều hơn nữa giữa các cơ quan này với nhau trong thời gian tới. 1.3 Nguyên nhân từ phía môi trường Hoạt động kinh doanh tiền tệ là một loại hình kinh doanh đặc biệt, rất nhạy cảm, chịu tác động mạnh mẽ từ các yếu tố của nền kinh tế trong nước và thế giới. Trong thời gian qua, nền kinh tế nước ta cũng như một số nước trong khu vực có những khó khăn nhất định nên đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các đơn vị vay vốn, điều này như một phản ứng dây chuyền đã tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh NH, đặc biệt là công tác tín dụng. Do một số khó khăn của nền kinh và sự chững lại của nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian qua nên giá bất động sản đã liên tục giảm xuỗng gây khó khăn cho NH trong việc phát maị tài sản thế châp để thu hồi vốn vay. Hơn nữa, chúng ta rất thiếu thông tin tín dụng, thông tin thương mại. Cho nên việc xem xét cho vay nhiều khi chưa chính xác, như không biết rõ tình hình thực tế của doanh nghiệp nên họ bị thua lỗ mà vẫn cho vay, hoặc cho vay để trả nợ ngân hàng khác mà không biết, thậm chí bị lừa đảo mà không phát hiện được. Và do thiếu thông tin như tình hình giá cả, tình hình cung cầu, biến động của thị trường nên không thể lường trước được rủi ro của thị trường như có trường hợp cho vay để nhập hàng rồi mới biết là hàng hóa đó khó tiêu thụ vì cầu trong nước đã đủ, hoặc một số doanh nghiệp nhập máy thiết bị lạc hậu nên không phát huy được. Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất luôn biến động và sự biến động của lãi suất sẽ làm ảnh hưởng tới công tác tín dụng. Những năm gần đây ở nước ta đã khống chế được tình trạng lạm phát, nhưng lãi suất cho vay giảm, trong khi đó, lãi suất tiền gửi giữ nguyên làm cho chênh lệch đầu ra và đầu vào giảm dẫn đến chi phí nguồn vốn lớn hơn chi phí sử dụng vốn. Như vậy hoạt động tín dụng rõ ràng không thể cho hiệu quả cao. Chính vì huy động vốn dễ dàng ( kể cả vốn vay NHTM và vay nợ lẫn nhau ) đã tạo ra nhu cầu và sức mua giả tạo, gây nên cơn sốt về giá cả, chủ yếu là nhà đất và các hàng hóa sinh hoạt đắt tiền, có loại tăng 2 lần so với đầu năm 1999. Nhiều người vay tiền để đầu cơ kinh doanh bất động sản, khi giá cả hạ xuống mức hợp ljý thì dẫn tới phá sản, vỡ nợ. Đồng thời các tệ nạ xã hội như : đề hịu, buông lậu cũng phát sinh mạnh, nhưng chưa được các ngành, các cấp nhận thức đầy đủ những tác hại dây chuyền để có biện pháp ngăn chặn kịp thời ảnh hưởng xấu đến hoạt động tín dụng. Việc xử lý tài sản thế chấp còn nhiều khó khăn, chậm chạp do giá cả hạ thấp, các văn bản pháp lý thiếu sự thống nhất và đồng bộ. 1.4 - Trình độ dân trí Một nguyên nhân sâu xa của thực trạng là trình độ dân trí thấp. Dân trí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng của nó, bao gồm : sự hiểu biết về kinh tế thị trường, về pháp luật, về các cơ chế chính sách của Nhà nước, về quan hệ tín dụng với ngân hàng, về vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế. Dân trí thấp không loại trừ ở một số cán bộ các cấp, các ngành. Dân trí thấp nên bị choáng ngợp trước cơ chế mới sôi động, làm nảy sinh những nhu cầu quá khả năng tự có, những nhu cầu đưa đến sự phồn vinh, hào hoa giả tạo. Thực tế cho thấy người ta có thể không có tiền mà dùng nhà đất thế chấp để vay vốn ngân hàng mua phương tiện đắt tiền ăn chơi, xây biệt thự sang trọng hoặc thực hiện những dự án thiếu hiệu quả kinh tế, có người vay hàng ngàn tỷ đồng để rồi mất khả năng thanh toán đi đến phá sản, phạm luật. Dân trí thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật đã dẫn tới chây ỳ, trốn tránh nghiã vụ trả nợ, thậm chí tìm cách chạy nợ, xù nợ. Dân trí thấp, sự hiểu biết về thị trường còn hạn chế, ngân hàng cũng bị choáng ngợp trước sự phồn vinh giả tạo, cho vay vốn thiếu cơ sở khoa học trước những yêu cầu về vốn, không chấp hành đúng quy trình và qui chế tín dụng được ban hành. Dân trí thấp nên nhận thức về những tác hại của tệ nạn xã hội chỉ mang tính trực diện, không thấy được tác hại dây chuyền của nó ở tòan bộ nền kinh tế đất nước. Nguyên nhân chủ quan 2.1- Các chính sách của NHTM Chính sách, thể lệ, chế độ tín dụng ngân hàng chưa chặt chẽ, nên còn ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Chẳng hạn, do sự không thống nhất của một số văn bản quy định chế độ tín dụng nên có món vay vượt 10% vốn tự có và chính ngững món vay như vậy không hoàn trả được đã gây thiệt hại rất lớn cho ngân hàng. Về cho vay doanh nghiệp Nhà nước không quy định rõ ràng như thế nào thì được phép cho vay tín chấp, như thế nào thì phải có tài sản cầm cố, thế chấp mới được vay, chính vì vậy khi xảy ra nợ quá hạn ở những doanh nghiệp rất khó xử lý. Việc qui định theo dõi kiểm tra sau khi vay cũng không cụ thể rõ ràng, do vậy những cán bộ tín dụng chưa có kinh nghiệm rất khó theo dõi kiểm tra việc sử dụng tiền vay của khách hàng, nên có những trường hợp đã bị một số kẻ lừa đảo lợi dụng sơ hở về thể chế để chiếm dụng số tiền lớn. Việc cho phép được vay chồng chéo hoặc cho vay các doanh nghiệp ở xa trụ sở hoạt động của ngân hàng trước đây đã làm cho việc theo dõi quản lý tiền vay khó khăn và dễ dẫn đến tình trạng nợ quá hạn ở những doanh nghiệp đó, và gây nên tổn thất... Hơn nữa, việc chấp hành quy định, thể lệ tín dụng ở một số ngân hàng còn chưa nghiêm túc. Còn một thực tế, nhiều nơi chưa xem xét kỹ hồ sơ, không điều tra kỹ khách hàng trong quá trình xét duyệt cho vay. Thí dụ khách hàng đã vay nợ nhiều ngân hàng, có dư nợ quá hạn, nợ khoanh đang bị kẹt mà vẫn được vay ở ngân hàng mới khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0009.doc
Tài liệu liên quan