Đề tài Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ

Mở đầu

Chương I- Những vấn đề chung về chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT

1.1. Sự cần thiết phải phát triển GD&ĐT 3

1.2. Chương trình mục tiêu Quốc gia về Giáo dục và Đào tạo 5

1.2.1. Sự cần thiết của chương trình 5

1.2.2. Nội dung của chương trình 7

1.3. Nguồn tài chính thực hiện CTMTQG GD&ĐT 7

1.3.1. Nguồn ngân sách nhà nước: 8

1.3.2. Các nguồn tài chính ngoài NSNN 10

Chương II- Thực trạng chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT

2.1. Khái quát về GD&ĐT của nước ta trong thời gian qua 11

2.2. Thực trạng kinh phí đầu tư cho CTMTQG GD&ĐT (2001-2005) 13

2.2.1. Tổng mức kinh phí từ NSTW đã chi cho các dự án thuộc CTMTQG GD&ĐT

Giai đoạn I (2001 – 2005) 13

2.2.2. Tình hình huy động các nguồn tài chính khác để thực hiện CTMTQG GD&ĐT

Giai đoạn I (2001-2005) 17

2.2.3. Thực trạng chi NSNN cho các dự án thuộc CTMTQG GD&ĐT 19

2.2.4. Tình hình thực hiện hai năm đầu của giai đoạn 2006 - 2010 32

2.3. Thực trạng quản lý chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT 35

2.3.1. Phân cấp quản lý chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT 35

2.3.2. Quản lý chi NSNN cho CT MTQG về GD&ĐT 41

2.3.2.1. Quản lý công tác lập kế hoạch chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT 41

2.3.2.2. Quản lý công tác chấp hành dự toán chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT 44

2.3.2.3. Quản lý Công tác quyết toán chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT 50

2.3.3. Kiểm tra, giám sát và chế độ báo cáo 52

2.3.3.1. Kiểm tra, giám sát và kiểm toán: 52

2.3.3.2. Chế độ báo cáo định kỳ: 53

2.4. Đánh giá chung về quản lý và sử dụng NSNN cho các dự án 54

Chương III- Giải pháp tăng cường hiệu quả chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT

3.1. Kế hoạch chi NSNN cho CT MTQG về GD&ĐT giai đoạn 2006- 2010 58

3.1.1. Sự cần thiết phải thực hiện CCMTQG GD&ĐT giai đoạn 2006- 2010 58

3.1.2. Mục tiêu của chương trình: 59

3.2. Giải pháp thực hiện cho từng dự án thuộc CCTMQG GD&ĐT giai đoạn II

(2006- 2010) 62

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT 78

3.3.1. Tăng chi NSNN cho các dự án 78

3.3.2. Đa dạng hóa nguồn tài chính đầu tư cho các dự án 79

3.3.3. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính 84

3.3.4. Thực hiện tốt công tác quản lý ngân sách cho các dự án ở tất cả các khâu

của chu trình ngân sách 85

3.3.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tài chính 89

3.3.6. Nâng cao trình độ quản lý tài chính của đội ngũ cán bộ 90

Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

doc95 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2684 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện hành. Tổ chức lồng ghép và phối hợp các nguồn lực của các CTMTQG : Căn cứ đặc điểm, tính chất và nội dung hoạt động của từng chương trình, cùng với đặc điểm cụ thể của địa phương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lồng ghép các dự án do địa phương quản lý ngay từ khâu phân bổ dự toán để tránh sự trùng chéo, giảm bớt đầu mối và tập trung nguồn lực cho mục tiêu cần ưu tiên. Ngoài nguồn kinh phí Trung ương đã giao cần huy động các nguồn lực của địa phương (bao gồm cả kinh phí, ngày công lao động và các yếu tố vật chất khác) để bổ sung cho việc thực hiện chương trình; báo cáo mức bổ sung kinh phí của từng chương trình (nếu có) cho Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, và phải thực hiện thanh quyết toán theo qui định hiện hành về tài chính. Giao chỉ tiêu kế hoạch về mục tiêu, nhiệm vụ và kinh phí của CTMTQG GD&ĐT do địa phương quản lý trên địa bàn cho các chủ dự án và UBND quận, huyện thực hiện. Chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí của CTMTQG GD&ĐT đúng mục đích, có hiệu quả, không để thất thoát và chịu trách nhiệm về việc không thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của CTMTQG GD&ĐT hoạt động trên địa bàn do kinh phí không được thực hiện đúng mục đích. Báo cáo với Bộ GD&ĐT, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính về tình hình thực hiện CTMTQG GD&ĐT thuộc quyền quản lý trên địa bàn theo nội dung, biểu mẫu và thời gian qui định. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình tại cơ sở, chủ yếu là xã, phường. Kịp thời uốn nắn các hiện tượng mất dân chủ trong việc thực hiện chương trình và xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp để thất thoát kinh phí do vô trách nhiệm hoặc tham nhũng. 2.3.2. Quản lý chi NSNN cho CT MTQG về GD&ĐT 2.3.2.1. Quản lý công tác lập kế hoạch chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT - Quy trình lập kế hoạch (dự toán): Lập kế hoạch ( dự toán ) là khâu đầu tiên có ý nghĩa quan trọng cho toàn bộ quy trình quản lý ngân sách, vì dự toán lập không sát, dự toán quá cao hoặc quá thấp đều không phục vụ cho công tác điều hành, hoạch định chính sách, đề ra biện pháp tổ chức thực hiện. Vì vậy việc lập kế hoạch phải trên cơ sở nghiên cứu kho học về mục tiêu, yêu cầu cần đạt được, đặc biệt là nhiệm vụ cần thực hiện.Trong thực tế hiện nay do nhận thức chưa đúng công tác kế hoạch nên không ít cán bộ, đơn vị chưa thực hiện tốt công tác này; gây nên lãng phí trong sử dụng vốn hoặc ngược lại không thực hiện được yêu cầu nhiệm vụ. Hằng năm căn cứ vào kết quả đánh giá tình hình thực hiện CTMTQG GD&ĐT của năm báo cáo; mục tiêu, nhiệm vụ hằng năm trong năm kế hoạch tổng thể của CTMTQG GD&ĐT và hướng dẫn định hướng xây dựng kế hoạch và lập dự toán ngân sách của Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính, Bộ GD&ĐT hướng dẫn các Bộ, cơ quan Trung ương, các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương định hướng xây dựng kế hoạch và lập dự toán kinh phí thực hiện CTMTQG GD&ĐT (bao gồm mục tiêu, nhiệm vụ, kinh phí, biện pháp tổ chức thực hiện). Bộ GD&ĐT sẽ tổng hợp kế hoạch và nhu cầu kinh phí thực hiện CTMTQG GD&ĐT gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính để tổng hợp cân đối ngân sách Trung ương báo cáo Chính phủ xem xét và trình Quốc hội phê duyệt. Các Bộ, cơ quan Trung ương, các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào kết quả tình hình thực hiện CTMTQG GD&ĐT năm báo báo; mục tiêu, nhiệm vụ 5 năm và hằng năm của CTMTQG GD&ĐT của cơ quan, địa phương; hướng dẫn của Bộ GD&ĐT định hướng xây dựng kế hoạch và lập dự toán kinh phí thực hiện CTMTQG GD&ĐT; đề xuất nhu cầu của các đơn vị trực thuộc, của các cấp cơ sở để lập kế hoạch và nhu cầu kinh phí thực hiện CTMTQG GD&ĐT gửi Bộ GD&ĐT xem xét và tổng hợp, đồng thời phải tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách của cơ quan, của địa phương để gửi Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính. Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở GD&ĐT phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch và lập dự toán kinh phí thực hiện CTMTQG GD&ĐT của tỉnh/thành phố, chi tiết cho từng mục tiêu, dự án theo phân loại chi sự nghiệp và chi đầu tư phát triển gửi Sở KH&ĐT, Sở Tài chính xem xét, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, để gửi Bộ GD&ĐT xem xét, thẩm tra và tổng hợp. - Ưu điểm của khâu lập kế hoạch: Theo quy định của Nhà nước từ việc xây dựng, đề xuất các CTMTQG đến lập kế hoạch nhu cầu kinh phí phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa địa phương với cơ quan quản lý chương trình và các Bộ để đảm bảo cho công tác lập kế hoạch đáp ứng yêu cầu thực tế để thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo.Việc Nhà nước thực hiên giao tổng mức vốn CTMTQG GD&ĐT cho địa phương, trong đó ghi riêng mức vốn của các dự án nên đã tránh được việc tùy tiện điều chuyển vốn của chương trình sang các ngành, lĩnh vực khác. Đây là một bước thay đổi đúng hướng về cơ chế quản lý, điều hành; bên cạnh đó, có một số các khoản chi đã được định sẵn trong kế hoạch nên sẽ tiện cho việc quản lý và theo dõi. Một ưu điểm nữa trong công tác lập kế hoạch đó là việc thực hiện dân chủ, công khai trong việc phân bổ vốn của dự án. Do có sự thống nhất ở bước lập kế hoạch nên hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều thống nhất với Bộ GD&ĐT nội dung chi của từng mục tiêu hàng năm. Việc lập dự toán đã tăng cường sự giám sát, quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng với đơn vị dự toán cấp dưới. - Những mặt còn hạn chế trong khâu lập kế hoạch: Có một số ít tỉnh đã thực hiện không đúng quy định của việc lồng ghép các chương trình, nên có nơi điều chuyển vốn của dự án sang thực hiện các nhiệm vụ khác, dẫn đến mục tiêu đặt ra trong năm không thực hiện được. Sự phân bổ lại vốn của các tỉnh cũng dẫn đến Bộ GD&ĐT không nắm được tình hình thực hiện chương trình ở các địa phương, khó điều hành. Với cơ chế như vậy, trên thực tế chỉ là Chính phủ tăng thêm kinh phí cho các tỉnh, tùy tỉnh sử dụng. Trách nhiệm của Bộ GD&ĐT và địa phương không rõ ràng. Trong thực hiện vẫn còn có hiện tượng sự phối hợp giữa địa phương với Bộ GD&ĐT trong bước xây dựng kế hoạch còn chưa thật sự chặt chẽ, giữa Bộ GD&ĐT với Sở GD&ĐT chưa có sự tham gia thống nhất. Một số Sở KH&ĐT không nắm rõ mục tiêu quốc gia về GD&ĐT nên dẫn đến Bộ GD&ĐT căn cứ vào mục tiêu và kế hoạch của các Sở GD&ĐT để bố trí vốn, về địa phương Sở KH&ĐT tham mưu cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh lại khác nên dẫn đến tỉnh bố trí sai mục tiêu cần thực hiện Cơ chế lồng ghép các chương trình ở địa bàn tỉnh, thành phố vẫn còn nhiều lúng túng. Các mục tiêu đáng lồng ghép không được chú trọng đầu tư. Trong khi đó, các tỉnh lại chú trọng vào lồng ghép các dự án đầu tư vốn có tính độc lập theo ngành. 2.3.2.2. Quản lý công tác chấp hành dự toán chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT Chấp hành chi NSNN là khâu tiếp theo của chu trình quản lý NSNN. Đây là khâu có ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho việc sử dụng ngân sách thực hiện đạt mục tiêu nhiệm vụ đề ra. - Giao dự toán chi NSNN: Hàng năm Sau khi dự toán NSNN đã được Quốc hội phê duyệt, Bộ Tài chính được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền thông báo giao dự toán chi NSNN về CTMTQG GD&ĐT cho các Bộ, Ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo phương thức cân đối có mục tiêu như đã nói trên. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ tiến hành huy động các nguồn vốn của địa phương theo quy định của Luật NSNN để bổ sung và tiến hành thực hiện lồng ghép các CTMTQG ở địa phương theo đúng quy định để trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt. Sau khi được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định phân bổ giao dự toán cho các đơn vị; đồng thời báo cáo Cơ quan quản lý CTMTQGGD&ĐT, Bộ KH&ĐT, Bộ TC. Nếu sau 15 ngày, các cơ quan không có ý kiến gì khác thì coi như được chấp nhận để thực hiện. Kinh phí thực hiện CTMTQG GD&ĐT được phân bổ và giao cho cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó phải chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán theo chế độ quy định. Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát, cấp phát, thanh toán và đối chiếu cho từng dự án của CTMTQG GD&ĐT theo quy định tại Luật NSNN và Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN thông qua Kho bạc; các chế độ chi tiêu hiện hành. - Về phương thức cấp phát và thanh toán kinh phí: từ năm 1996 theo quy định tại Quyết định 531/TTg ngày 08/8/1996 Bộ Tài chính cấp trực tiếp cho các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương để thực hiện các dự án do trung ương quản lý, cấp ủy quyền qua Sở Tài chính để thực hiện các dự án của chương trình do địa phương quản lý; từ năm 2000 theo quy định tại Quyết định 38/2000/QĐ – TTg ngày 24/3/2000 sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 531, đã thay đổi từ cấp ủy quyền sang cấp bổ sung có mục tiêu cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện các mục tiêu do địa phương quản lý. - Về quy trình cấp phát: Theo quy định tại Thông tư 41/2000/TT – BTC ngày 19/5/2000 của Bộ Tài chính Hướng dẫn quản lý tài chính đối với các CTMTQG quy định: Đối với vốn có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản: cơ quan Tài chính chuyển vốn sang kho bạc nhà nước để cấp phát thanh toán cho các dự án theo cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Đối với kinh phí sự nghiệp: cơ quan tài chính cấp phát cho các đơn vị thực hiện chương trình mục tiêu theo cơ chế cấp phát kinh phí hành chính sự nghiệp. Theo quy định tại Thông tư 01/2003/TTLT- BKH-BTC ngày 06/01/2003 Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 42/2002/QĐ – TTg ngày 19/3/2002 về quản lý và điều hành các CTMTQG quy định việc cấp phát, quản lý, quyết toán CTMTQG được thực hiện theo Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn hiện hành. - Một số phương thức chi trả thanh toán chủ yếu: * Chi trả, thanh toán theo dự toán từ Kho bạc Nhà nước Theo hình thức này, căn cứ dự toán chi NSNN năm được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước thực hiện chi trả, thanh toán các khoản chi NSNN theo nguyên tắc trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởng lương, người cung cấp hàng hoá dịch vụ và người nhận thầu. Sơ đồ 02: Quy trình chi trả, thanh toán theo dự toán: Cơ quan tài chính 1 1 2 Đơn vị thụ hưởng Ngân sách Kho bạc Nhà nước 3a 3a 3b 3b Đơn vị, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ NHTM (1). Cơ quan tài chính thông báo nhu cầu thanh toán chi trả hàng quý của đơn vị sử dụng ngân sách với Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để Kho bạc Nhà nước chủ động lập kế hoạch nguồn vốn, kế hoạch chi trả, thanh toán, kế hoạch tiền mặt (2). Đơn vị thụ hưởng lập kế hoạch nhu cầu chi tiêu, giấy rút dự toán ngân sách, hồ sơ thanh toán gửi Kho bạc Nhà nước rút kinh phí về sử dụng hoặc đề nghị Kho bạc Nhà nước chuyển khoản thanh toán cho các đơn vị, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ (3a). Đơn vị thụ hưởng Ngân sách rút tiền từ Kho bạc Nhà nước về sử dụng thanh toán cho các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ (3b). Kho bạc nhà nước kiểm tra hồ sơ thanh toán, chuyển tiền vào tài khoản của các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại ngân hàng thương mại theo hồ sơ yêu cầu của đơn vị thụ hưởng ngân sách. * Chi trả, thanh toán theo hình thức lệnh chi tiền Chi trả, thanh toán bằng hình thức lệnh chi tiền được thực hiện trong các trường hợp: chi cho các Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, xã hội không có quan hệ thường xuyên với ngân sách; chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới và một số khoản chi khác theo quyết định của thủ trưởng cơ quan tài chính. Sơ đồ 03: Quy trình chi trả, thanh toán theo lệnh chi tiền: Cơ quan Tài chính 1 2 3 Đơn vị thụ hưởng Ngân sách Kho bạc Nhà nước 4 4 3’ Đơn vị, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ 4’ NHTM (1). Cơ quan tài chính gửi thông báo về kinh phí kế hoạch đã được giao theo dự toán cho đơn vị thụ hưởng để thông báo cho đơn vị biết kế hoạch thông báo đã được duyệt. (2). Cơ quan tài chính căn cứ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi sẽ ra lệnh chi tiền gửi cho cơ quan Kho bạc Nhà nước cùng cấp (3).Đơn vị thụ hưởng làm thủ tục rút tiền mặt hoặc chuyển tiền thanh toán cho các đơn vị, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ. (4). Đơn vị thụ hưởng rút tiền mặt về và thanh toán cho các đơn vị, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ. (3’). Nếu đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ yêu cầu thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng thì đơn vị thụ hưởng yêu cầu Kho bạc Nhà nước chuyển tiền vào tài khoản của đơn vị, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại ngân hàng thương mại (4’). Sau khi nhận tiền qua Kho bạc Nhà nước chuyển đến, Ngân hàng thương mại thanh toán chi trả cho đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ yêu cầu thanh toán dịch vụ này * Chi bằng hiện vật Đối với các khoản chi ngân sách nhà nước bằng hiện vật, căn cứ vào biên bản bàn giao hiện vật, giá hiện vật theo thị trường được duyệt, cơ quan tài chính quy đổi ra đồng Việt Nam để làm lệnh thu ngân sách, đồng thời làm lệnh chi ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước để hạch toán thu, chi NSNN. Sau khi cấp phát kinh phí, các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện chi NSNN cho các CTMTQG gửi lên Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính và cơ quan quản lý CTMTQG Báo cáo định kỳ gồm: báo cáo quý, báo cáo năm và báo cáo giữa kỳ theo biểu mẫu và thời gian quy định cụ thể: Các Bộ , ngành, cơ quan Trung ương, cơ quan được phân công quản lý và thực hiện dự án CTMTQG và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện các CTMTQG ( bao gồm cả khối lượng, nhiệm vụ và kinh phí đã thực hiện trong kỳ) gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính và cơ quan quản lý CTMTQG ( phần kinh phí do cơ quan quản lý chương trình chịu trách nhiệm theo dõi thực hiện). Cơ quan quản lý CTMTQG: Căn cứ báo cáo của UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, cơ quan được phân công quản lý và thực hiện các dự án của CTMTQG chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo định kỳ ( quý, năm, giữa kỳ) về tình hình thực hiện CTMTQG gửi Văn phòng Chính Phủ, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính. Thời gian nộp báo cáo: Đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các cơ quan được phân công quản lý và thực hiện các dự án của CTMTQG và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Báo cáo quý gửi chậm nhất là 30 ngày sau khi kết thúc quý; báo cáo năm gửi chậm nhất là vào cuối tháng 3 năm sau. Đối với cơ quan quản lý CTMTQG: báo cáo quý gửi chậm nhất là 45 ngày sau khi kết thúc quý; báo cáo năm gửi chậm nhất vào cuối tháng 4 năm sau. - Quy định về mở tài khoản để nhận kinh phí NSNN Các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được Nhà nước hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và kho bạc Nhà nước trong quá trình thanh toán. Nghiêm cấm các đơn vị sử dụng ngân sách rút dự toán chuyển vào tài khoản tiền gửi. * Ưu điểm Thực hiện cấp bổ sung có mục tiêu vào tổng dự toán ngân sách hàng năm cho các tỉnh đã tạo cho các địa phương chủ động trong quản lý điều hành sử dụng ngân sách được giao hàng năm để thực hiện các chương trình mục tiêu được giao; hạn chế hiện tượng tiêu cực theo kiểu cơ chế “xin cho”. Hình thức chi trả thanh toán theo dự toán từ kho bạc Nhà nước là chủ yếu thay cho cấp phát theo hạn mức đã giảm nhiều phiền hà trong công tác thủ tục tài chính * Nhược điểm Một số địa phương vẫn chưa chủ động phân bổ giao kinh phí các Chương trình mục tiêu từ đầu năm kế hoạch cho các đơn vị sử dụng nên ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ, kinh phí thường chuyển từ năm này sang năm sau; mặt khác việc sử dụng kinh phí không chủ động dễ dẫn đến sai sót nhất là kinh phí đầu tư xây dựng hoặc mua sắm trang thiết bị 2.3.2.3. Quản lý Công tác quyết toán chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT Quyết toán NSNN là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý NSNN. Khâu này có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc xem xét đánh giá quản lý sử dụng ngân sách của các cơ quan quản lý Nhà nước; xem xét giữa mục tiêu đề ra với nguồn lực đảm bảo và hiệu quả của việc đầu tư ngân sách. Việc quyết toán CTMTQG thực hiện cùng kỳ với quyết toán chi NSNN hàng năm Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán của đơn vị dự toán cấp dưới, đơn vị dự toán cấp I tổng hợp lập báo cáo quyết toán cơ quan tài chính cùng cấp. Cấp ngân sách địa phương xét duyệt báo cáo quyết toán năm của đơn vị dự toán trực thuộc và thẩm tra báo cáo quyết toán của ngân sách cấp dưới, tổng hợp báo cáo Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đồng cấp đồng thời gửi báo cáo cơ quan tài chính cấp trên. - Thời hạn lập và nộp báo các quyết toán năm ở các cấp: * Đơn vị dự toán cấp 1 của Ngân sách Trung ương tổng hợp gửi Bộ Tài chính trước 01/10 năm sau * Đối với ngân sách địa phương: các Sở Tài chính tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp đồng thời gửi Bộ Tài chính chậm nhất 01/10 năm sau - Thẩm định báo cáo quyết toán năm: trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ khi nhận được báo cáo quyết toán năm của địa phương đã được hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn và quyết toán của các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách Trung ương, Bộ Tài chính thẩm định và có ý kiến nhận xét quyết toán gửi địa phương, đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách Trung ương. Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể thời hạn thẩm định báo cáo quyết toán năm của cơ quan tài chính cấp trên đối với ngân sách cấp dưới và đơn vị dự toán cấp I ở địa phương, nhưng phải đảm bảo thời gian để Hội đồng nhân dân các cấp phê chuẩn quyết toán ngân sách năm theo quy định. Hàng quý và kết thúc năm tài chính phải thực hiện đối chiếu xác nhận số dư dự toán với Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. Số dư dự toán đến hết thời gian thanh toán vốn hàng năm chưa sử dụng hết phải thực hiện đầy đủ các thủ tục chuyển số dư dự toán theo quy định của Bộ Tài chính ( hiện tại thực hiện theo Thông tư số 101/2005/TT-BTC ngày 17/11/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác khóa sổ kế toán cuối năm và lập báo cáo quyết toán NSNN hàng năm ). Các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí CTMTQG GD&ĐT phải mở sổ kế toán để ghi chép, hạch toán và quyết toán theo đúng quy định của Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, theo chương, loại, khoản tương ứng của Mục lục NSNN và mã số CTMTQG GD&ĐT. - Công tác kiểm toán: Báo cáo quyết toán chi NSNN của các đơn vị dự toán các cấp và của các cấp chính quyền trước khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, theo quy định của Luật NSNN phải được cơ quan Kiểm toán Nhà nước xác nhận. Tổng quyết toán NSNN trước khi trình Quốc hội phê chuẩn phải được cơ quan Kiểm toán Nhà nước xác nhận. * Ưu điểm Công tác quyết toán xác định được số kinh phí mà dự án đã thực hiện, từ đó giúp cho cơ quan chức năng nắm được tình hình thực hiện của dự án để có biện pháp khắc phục kịp thời các mặt chưa tốt để thực hiện mục tiêu đề ra. Thông qua báo cáo quyết toán của năm trước để xây dựng kế hoạch chi cho năm sau hợp lý hơn, tránh tình trạng phân bổ vốn không hợp lý. * Những nhược điểm chủ yếu Việc lập quyết toán ở một số đơn vị còn thiếu căn cứ, không đúng biểu mẫu, còn chậm so với thời gian quy định, do vậy công tác quyết toán chưa đạt hiệu quả cao. Việc chấp hành chế độ báo cáo của địa phương đối với cơ quan chủ quản chương trình không đầy đủ kịp thời, nên rất khó có thể tổng hợp, đánh giá việc thực hiện CTMT của từng ngành một cách chính xác. 2.3.3. Kiểm tra, giám sát và chế độ báo cáo 2.3.3.1. Kiểm tra, giám sát và kiểm toán: Kiểm tra giám sát là chức năng, nhiệm vụ của cả cơ quan sử dụng kinh phí và cơ quan quản lý các cấp nói chung, bao gồm công tác tự kiểm tra nội bộ và kiểm tra, giám sát từ bên ngoài để chấn chỉnh xử lý kịp thời những biểu hiện không đúng quy định - Bộ GD&ĐT (Ban chủ nhiệm CTMTQG GD&ĐT) có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các nhà tài trợ tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về tình hình triển khai thực hiện các mục tiêu, nội dung và sử dụng kinh phí CTMTQG GD&ĐT tại các đơn vị thuộc các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương bảo đảm giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí CTMTQG GD&ĐT đúng mục tiêu, tiết kiệm và hiệu quả. - Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu,chỉ tiêu của các dự án, bảo đảm việc quản lý sử dụng kinh phí của CTMTQG GD&ĐT đạt các chỉ tiêu được giao, đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. - Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan đoàn thể các cấp, cộng đồng tham gia và phối hợp giám sát thực hiện Chương trình. - Việc kiểm toán công tác quản lý và sử dụng kinh phí CTMTQG GD&ĐT hàng năm đã được cam kết với Ngân hàng thế giới và các nhà tài trợ. Hàng năm, Kiểm toán Nhà nước hoặc cơ quan Kiểm toán độc lập được Bộ GD&ĐT ủy quyền sẽ tiến hành kiểm toán đối với toàn bộ hoạt động quản lý tài chính của CTMTQG GD&ĐT theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước. 2.3.3.2. Chế độ báo cáo định kỳ: - Các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh/ thành phố phải gửi báo cáo kết quả phân bổ kinh phí CTMTQG GD&ĐT hàng năm cho Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chậm nhất 10 ngày sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh/ thành phố có trách nhiệm báo cáo tình hình và kết quả thực hiện CTMTQG GD&ĐT (cả kinh phí và các chỉ tiêu của từng dự án) gửi Bộ GD&ĐT theo định kỳ: Báo cáo 6 tháng đầu năm gửi trước ngày 31/7; Báo cáo năm gửi trước ngày 30/3 của năm kế tiếp. - Sở GD&ĐT có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình và kết quả thực hiện các mục tiêu, nội dung của các dự án thuộc CTMTQG GD&ĐT của địa phương mình báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố và gửi về Bộ GD&ĐT. - Các đơn vị trực tiếp sử dụng và thụ hưởng kinh phí CTMTQG GD&ĐT có trách nhiệm báo cáo thường xuyên và định kỳ về tình hình và kết quả thực hiện CTMTQG GD&ĐT cho cơ quan chủ quản. - Bộ GD&ĐT chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, nội dung và hiệu quả sử dụng kinh phí của CTMTQG GD&ĐT báo cáo Chính phủ. - Bộ GD&ĐT (Ban chủ nhiệm CTMTQG GD&ĐT) có trách nhiệm chuẩn bị Báo cáo định kỳ 6 tháng, năm (FMR) và báo cáo theo dõi thực tế của CTMTQG GD&ĐT theo tỉnh, huyện gửi các nhà tài trợ theo đúng tinh thần của Bản ghi nhớ ký giữa Chính phủ Việt Nam và các Đối tác tham gia Chương trình hỗ trợ ngân sách theo mục tiêu. 2.4. Đánh giá chung về quản lý và sử dụng NSNN cho các dự án * Thành tựu Qua việc phân tích tình hình đầu tư và sử dụng kinh phí Nhà nước cũng như thực trạng quản lý NSNN cho các dự án, chúng ta có thể nhận thấy rằng Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm hơn tới việc đầu tư cho GD&ĐT. CTMTQG GD&ĐT đã giúp ngành giáo dục và các địa phương hoàn thành được những nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn 2001 – 2005 trong chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và Nghị quyết 41/2000/QH10 về thực hiện PCGD THCS. CTMTQG GD&ĐT đã góp phần tăng cường đáng kể CSVC trường học từ Trung ương tới các địa phương, đặc biệt là chống xuống cấp, xây dựng thêm phòng học, phòng thí nghiệm, ký túc xá học sinh, sinh viên và các công trình phụ trợ; Tăng cường trang thiết bị, đồ dùng dạy học góp phần đổi mới phương pháp giáo dục. Trong đó, hệ thống trường dự bị Đại học và PTDT nội trú được ưu tiên đầu tư, nâng cấp, góp phần thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. CTMTQG GD&ĐT đã hỗ trợ tích cực cho công tác BDCH giáo viên các bậc học; BDTX và bồi dưỡng theo chu kỳ giáo viên phổ thông, giáo viên mầm non với các hình thức khác nhau để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nhận thức chính trị tưởng. Quá trình tổ chức thực hiện CTMTQG GD&ĐT đảm bảo tính công khai, dân chủ. Các cơ sở GD&ĐT đã thực hiện nghiêm túc hướng dẫn về nội dung, mức chi và quản lý kinh phí CTMTQG GD&ĐT. Các công trình xây dựng trường học đã thực hiện đầy đủ trình tự và thủ tục xây dựng cơ bản, công tác mua sắm trang thiết bị được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Với cơ chế phân cấp theo Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ đã tạo điều kiện cho các địa phương chủ động lồng ghép, bố trí kinh phí thực hiện dự án trên địa bàn. Dưới sự chỉ đạo của UBND cấp tỉnh, Sở GD&ĐT đã phố hợp với các cơ quan hữu quan (Sở KH&ĐT, Sở Tài Chính, Sở Xây dựng, Kho Bạc Nhà nước và UBND cấp huyện) trong việc tổ chức thực hiện CTMTQG GD&ĐT. Kinh phí CTMTQG GD&ĐT hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đã tạo động lực huy động thêm các nguồn lực của địa phương để xây dựng CSVC trường học, góp phần thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục, được các cơ sở giáo dục và nhân dân đồng tình ủng hộ. Việc cấp phát, thanh quyết toán kinh phí CTMTQG GD&ĐT nhìn chung đã phù hợp với các quy định của Luật ngân sách và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước. * Hạn chế So với yêu cầu của thời kỳ mới, trước những biến đổi ngày càng phong phú trong đời sống xã hội những năm gần dây, những thành tựu và tiến bộ đạt được trong lĩnh vực GD&ĐT nói chung và các dự án thuộc CTMTQG GD&ĐT nói riêng còn chưa tương xứng và chưa vững chắc, chưa đủ để tác động có hiệu quả đối với lĩnh vực xã hội. Bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số những thiếu sót, hạn chế trong việc thực hiện các dự án: - Nguồn kinh p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia giáo dục và đào tạo.DOC
Tài liệu liên quan