Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xây lắp tại Công ty cổ phần thương mại - xây dựng Vietracimex Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XÂY LẮP VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XÂY LẮP 4

I. ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG, VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XÂY LẮP 4

1. Đặc điểm và nội dung của ngành xây lắp 4

2. Hiệu quả kinh doanh xây lắp và nâng cao hiệu quả kinh doanh xây lắp 6

2.1. Bản chất của hiệu quả kinh doanh 7

2.2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. 8

2.3. Các nhân tố tác động đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp 12

2.3.1. Nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài 13

2.3.1.1. Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh 13

2.3.1.2. Nhân tố môi trường tự nhiên 15

2.3.1.3. Môi trường chính trị - pháp luật 15

2.3.1.4. Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng 16

2.3.2. Các nhân tố bên trong 17

2.3.2.1. Nhân tố vốn 17

2.3.2.2. Nhân tố con người 17

2.3.2.3. Nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ 18

2.3.2.4. Nhân tố quản trị doanh nghiệp 18

2.3.2.5. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin 19

2.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh 19

2.4.1. Các quan điểm cơ bản trong đánh giá hiệu quả kinh doanh 19

2.4.1.1. Về mặt thời gian 20

2.4.1.2. Về mặt không gian 20

2.4.1.3. Về mặt định lượng 21

2.4.1.4. Về mặt định tính 21

2.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá các hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp 23

2.5.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp 23

2.5.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 24

2.5.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 24

2.5.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp 25

2.6. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội 27

2.6.1. Tăng thu ngân sách 27

2.6.2. Tạo thêm việc làm cho người lao động 27

2.6.3. Nâng cao đời sống người lao động 27

2.6.4. Tái phân bố lợi tức xã hội 28

3. Hiệu quả kinh doanh xây lắp ở hồng kông 28

3.1. Tình hình chung của ngành công nghiệp xây dựng ở HongKong 28

3.2. Tình hình xuất nhập khẩu trong xây dựng 32

3.3. Các phương pháp đánh giá hiệu quả của ngành xây dựng: 34

3.4. Những hướng phát triển trong tương lai 39

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI - XÂY DỰNG VIETRACIMEX HÀ NỘI 40

I. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI - XÂY DỰNG VIETRACIMEX HÀ NỘI 40

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 40

1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của bộ máy quản lý. 44

1.2.1. Cơ cấu tổ chức tại thời điểm trước khi cổ phần 44

1.3. Các lĩnh vực hoạt động chính. 55

1.3.1. Về xây dựng và sản xuất: 55

1.3.1.1. Xây dựng đường bộ 55

1.3.1.2. Xây dựng các công trình cầu và công trình giao thông khác: 56

1.3.1.3. Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng 56

1.3.1.4. Xây dựng các công trình thủy lợi 56

1.3.1.5. Các lĩnh vực sản xuất 56

1.3.2. Về thương mại: 56

1.4. Vốn và tài sản doanh nghiệp. 57

2. Đánh giá tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp của công ty qua 3 năm 2006→2008. 61

3. Phân tích thực trạng về chi phí sản xuất xây lắp của công ty cp thương mại – xây dựng vietracimex hà nội. 65

3.1. Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí của Công ty CP Thương mại – Xây dựng Vietracimex Hà Nội. 65

3.2. Phân tích tình hình chi phí xây lắp thực tế của Công ty 68

CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XẤY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN THƯƠNG MẠI – XÂY DỰNG VIETRACIMEX HÀ NỘI 72

1. Quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thương mại – xây dựng VIETRACIMEX HÀ NỘI 72

2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thương mại – xây dựng VIETRACIMEX HÀ NỘI: 75

2.1.Tăng doanh thu bán hàng 75

2.1.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm xây lắp 75

2.1.2. Tổ chức khoa học quá trình thi công và đảm bảo hoàn thành tiến độ thi công xây lắp đúng kế hoạch 77

2.2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản trị chi phí 81

2.2.1. Đối với chi phí nguyên, vật liệu: 81

2.2.2 Đối với chi phí nhân công: 83

2.2.3. Đối với chi phí quản lý: 85

2.2.4. Tổ chức quản lý tốt công tác tài chính công ty: 86

2.3. Tổ chức tốt quá trình thi công công trình: 88

2.4. Sử dụng các trang thiết bị và công nghệ hiện đại 90

2.5. Giảm chi phí máy móc và thiết bị: 99

2.6. Giảm chi phí thầu phụ, chi phí chung: 100

2.7. Quản lý tốt các khoản phải thu. 100

2.8. Áp dụng các công cụ quản lý hiện đại 101

2.9. Tăng cường quản lý chất lượng quản lý theo Iso 9001-2000. 101

3. Kiến nghị nhằm tạo điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho VIETRACIMEX HÀ NỘI 104

3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ: 104

3.2. Kiến nghị cho một triển vọng phát triển bền vững của lĩnh vực sản xuất kinh doanh xây lắp 107

LỜI KẾT 110

TÀI LIỆU THAM KHẢO.111

 

 

 

doc118 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xây lắp tại Công ty cổ phần thương mại - xây dựng Vietracimex Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n theo qui định của pháp luật. * Quản lý tài sản, tiền vốn, hàng hóa, kinh phí và các quỹ, tổng kết thu – chi tài chính, báo cáo quyết toán, kiểm tra thường xuyên hoạt động kế toán của các bộ phận, nắm bắt tình hình kinh doanh của Công ty từ đó lập kế hoạch tài chính và cung cấp thông tin cho các bộ phận trong và ngoài Công ty. * Tổ chức thanh toán mua bán hàng hóa nhanh chóng và thu hồi công nợ, tăng nhanh vòng quay vốn, tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, bảo mật các số liệu. * Chịu trách nhiệm chung về hiệu suất làm việc của Phòng và liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật về hệ thống tài chính – kế toán tại Công ty. + Phòng dự án – đầu tư: * Thẩm định các dự án đầu tư của các phòng ban và đơn vị trực thuộc trước khi trình Ban Giám Đốc thông qua. * Xây dựng phương án huy động vốn. Sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi của Công ty để đầu tư ra ngoài Công ty nhằm khai thác tối đa hiệu quả đồng vốn và góp phần tăng lợi nhuận cho Công ty. * Tham mưu cho Ban Giám Đốc Công ty trong việc lựa chọn dự án đầu tư có hiệu quả. * Triển khai và thực hiện các dự án được giao theo đúng tiến độ, và đúng quy định về xây dựng cơ bản. + Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu: * Định hướng chiến lược hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. * Tổ chức và quản lý công tác thị trường, tìm thị trường xuất nhập khẩu cho công ty và các đơn vị thành viên. * Xây dựng chính sách thương nhân. * Chỉ đạo, theo dõi, quản lý công tác xuất nhập khẩu và thực hiện công tác nghiệp vụ ngoại thương và chỉ đạo các chương trình sản xuất theo hợp đồng lớn của công ty với các đối tác. * Thực hiện các công việc do Lãnh đạo công ty giao phó. + Phòng Vật tư - Thiết bị: * Đảm bảo cung ứng vật tư, thiết bị và nhân công theo đúng tiến độ và chất lượng yêu cầu của công trường, kể cả việc cung ứng vật tư mẫu để khách hàng chọn và phê duyệt. * Theo dõi việc tạm ứng, thanh quyết toán của công trình và kiểm soát chi phí trong quá trình thi công của các hợp đồng. * Kiểm soát việc sử dụng vật tư trong quá trình thi công. * Tham mưu cho Giám Đốc về các vấn đề liên quan đến thương thảo và ký kết Hợp đồng. Giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng với khách hàng. + Phòng kinh doanh - thiết bị * Quản lý tình hình kinh doanh thiết bị và dịch vụ truyền thông của toàn công ty (dự toán, thống kê, báo cáo, triển khai, giám sát tình hình hoạt động hệ thống bán lẻ, sỉ, dự án). * Quản lý danh sách khách hàng, lên kế hoạch tìm kiếm thị trường khách hàng mới. * Đề xuất, cập nhật kiến thức sản phẩm mới cho công ty. + Phòng thiết kế - quản lý kỹ thuật * Chủ trì tham mưu cho ban Giám Đốc các công tác đấu thầu lựa chon nhà thầu thiết kế, thi công các công trình trong dự án. * Tham mưu, trợ giúp cho lãnh đạo công ty về các vấn đề liên quan đến kỹ thuật trong việc thực hiện các dự án, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật. * Quản lý, giám sát, các nội dung liên quan đến sự tuân thủ các yêu cầu tiêu chuẩn về chất lượng và khối lượng, tiến độ và sự phù hợp của thiết kế, thi công tại hiện trường. * Thẩm định biện pháp kỹ thuật thi công, biện pháp an toàn lao động công trình. Phối hợp với các bộ phận, đối tác để khắc phục, giải quyết những vấn đề kỹ thuật tồn tại, phát sinh trong quá trình triển khai Dự án. * Thay mặt Công ty làm việc với các đối tác về: Khảo sát, thiết kế kỹ thuật, thiết kế quy hoạch, thiết kế các công trình tại dự án mà công ty làm chủ đầu tư … * Lập các báo cáo đánh giá chất lượng, tiến độ, khối lượng triển khai, thực hiện hợp đồng của các đối tác; các báo cáo, đề xuất, yêu cầu các nhà thầu thực hiện theo đúng cam kết cũng như có quyền tạm dừng thi công nếu nhà thầu không tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật; kiến nghị Giám Đốc thay thế đơn vị khác. * Đề xuất và áp dụng các giải pháp kỹ thuật mới khả thi vào quá trình triển khai thực hiện các dự án. * Làm đầu mối lưu trữ; quản lý hồ sơ thiết kế; hồ sơ hoàn công, nghiệm thu và các tài liệu thanh quyết toán khác + Phòng quản lý kinh tế thị trường – marketing * Nhận và triển khai kế hoạch kinh doanh từ Công ty * Tổ chức các hoạt động kinh doanh. * Thu hút, tuyển chọn và đào tạo nhân viên kinh doanh. * Quản lý - Giám sát đội ngũ nhân viên kinh doanh. * Định hướng, hoạch định chiến lược, phát triển mở rộng thị trường. * Lập và triển khai thực hiện kế hoạch marketing tổng thể theo định kỳ hàng năm/ quí/ tháng theo chỉ đạo của Ban Giám Đốc. * Xây dựng ngân sách Marketing và kiểm soát việc sử dụng. * Xây dựng kế hoạch và thực hiện Marketing truyền thông cho công ty * Lập kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai thực hiện kế hoạch Marketing theo đúng lộ trình đã được duyệt * Lập kế hoạch chi tiết cho các chương trình liên kết với đối tác nhằm hỗ trợ và thúc đẩy kinh doanh * Chịu trách nhiệm về tổ chức và chất lượng hoạt động tiếp thị, quảng bá hình ảnh và sản phẩm - dịch vụ của công ty ra công chúng nhằm thúc đẩy và đạt được mục tiêu của Công ty * Chịu trách nhiệm tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động Trade & Brand marketing * Tổ chức và giám sát việc thực hiện công tác của các nhân viên marketing trực thuộc để đạt mục tiêu công tác được giao. * Tổ chức khảo sát và đánh giá các nhu cầu, tâm lý khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng. * Xây dựng và điều hành bộ phận Marketing. * Chỉ đạo, hỗ trợ, đôn đốc, kiểm soát việc xây dựng các chiến lược truyền thông, tiếp thị cho thương hiệu * Hướng dẫn, đào tạo và quản lý các nhân viên marketing do mình phụ trách. Xây dựng đội ngũ nhân viên trực thuộc, xây dựng đội ngũ kế thừa * Hỗ trợ phòng kinh doanh trong hoạt động chinh phục khách hàng, chăm sóc khách hàng * Hỗ trợ các phòng ban khác trong việc huấn luyện và đào tạo nhân viên mới, nâng cấp nhân viên. * Các công việc khác theo yêu cầu của Giám Đốc Marketing, Ban Gíam Đốc Công ty. + Phòng Kế hoạch Kỹ thuật: Có chức năng tham gia tham mưu cho Ban lãnh đạo Công ty trong việc hoạch định các kế hoạch kinh doanh, đầu tư, và thực hiện các dự án hạ tầng, cụ thể: * Thực hiện phân tích và đề xuất tính khả thi của các dự án; tham gia các hoạt động quản lý kinh doanh của các dự án do Công ty đầu tư. * Tổ chức thực hiện, giám sát kỹ thuật trong quá trình triển khai các dự án, các chương trình, hoạt động kinh doanh theo kế hoạch Công ty đúng các quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước hiện hành. * Xem xét các yêu cầu của khách hàng về thiết lập hồ sơ dự thầu, xem xét các điều kiện ký kết hợp đồng và thực hiện việc lập hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của khách hàng. * Phối hợp với Chỉ huy Trưởng Công Trình để giải quyết các vấn đề kỹ thuật có liên quan đến hợp đồng trong quá trình thi công. Tìm hiểu và phổ biến thông tin về vật liệu mới, kỹ thuật và công nghệ mới cho các Chỉ huy Trưởng công trình, bộ phận vật tư, các bộ phận liên quan khác. * Quản lý và giám sát trực tiếp mọi hoạt động và chịu trách nhiệm chung về hiệu suất công việc của phòng. Chủ trì các cuộc họp định kỳ để tổng kết và điều chỉnh các hoạt động của phòng. + Phòng kinh doanh xây dựng * Xây dựng, thực hiện chiến lược, kế hoạch KD của công ty. * Xây dựng, quản lý, điều hành nhân viên đáp ứng việc thực hiện kế hoạch KD công ty. + Các Ban quản lý các Công Trình trọng điểm * Thay mặt Giám Đốc quản lý và giám sát trực tiếp các Công trình được giao và chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám Đốc về mọi mặt của Công trình. * Chuẩn bị kế hoạch thi công cho các Công trình được giao, gồm cả việc quyết định cơ cấu tổ chức Ban chỉ huy công trường. * Quản lý, điều phối và kiểm tra các hoạt động hàng ngày tại Công trường. * Theo dõi tiến triển của Công trình và xác nhận khối lượng các hạng mục thi công theo định kỳ, báo cáo cho Ban lãnh đạo. Thực hiện các hành động khắc phục, phòng ngừa và cải tiến khi cần thiết. * Thay mặt Ban lãnh đạo trao đổi thông tin với khách hàng, kể cả xử lý các ý kiến phàn nàn hay tranh chấp của khách hàng. + Các đội thi công cơ giới: * Là nơi trực tiếp thực hiện các hoạt động xây dựng, từ thu mua vật tư đến thi công các công trình xây dựng, hay các hạng mục công trình do Công ty mẹ giao cho,hoặc tham gia đấu thầu các công trình. Các đội xây dựng có nhiệm vụ thường xuyên báo cáo hoạt động về Công ty, gửi các chứng từ liên quan để phòng kế toán làm nhiệm vụ tổng hợp sổ sách và quyết toán. * Đội trưởng các đội xây dựng thường xuyên chăm lo đời sống, cũng như có các biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động xây dựng cho những người công nhân. + Năng lực lao động của công ty Cổ phần Thương mại – xây dựng Vietracimex Hà Nội: Tính đến thời điểm 30/06/2009, tổng số lao động hiện có của Công ty là 376 người. Trong đó:   - Trình độ đại học và trên đại học trong các ngành giao thông, thủy lợi, xây dựng và cơ khí, quản trị - kinh doanh và tài chính: 60 người - Trung cấp các ngành xây dựng, cơ khí, thủy lợi, vật tư: 16 người. - Công nhân kỹ thuật, thợ lành nghề: 300 người. Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của Công ty phân loại theo trình độ học vấn. STT Trình độ học vấn Số người Tỷ trọng ( %) 1 Lao động trình độ đại học và trên đại học 60 15,96 2 Lao động trình độ trung cấp 16 4,26 3 Lao động công nhân kỹ thuật 300 79,78 Tổng cộng 376 100% (Nguồn : phòng tổ chức hành chính) Lực lượng lao động của Công ty tập trung chủ yếu ở đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề năng động, sáng tạo và kế đến là đội ngũ cán bộ quản lý với bề dầy kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực thiết kế, tổ chức thi công, tổ chức quản lý và điều hành sản xuất tại các công trình xây dựng ... Đây là một trong những thế mạnh to lớn cần phải khai thác để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty. Có thể nói con người là trung tâm của mọi hoạt động và trong cơ chế thị trường để chiến thắng trong cạnh tranh, yếu tố chất lượng nguồn nhân lực phải được đặt lên hàng đầu. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua Công ty luôn có chính sách thu hút nguồn cán bộ, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao vào làm việc, bằng các hình thức đãi ngộ về lương, thưởng và các chế độ phúc lợi khác... Hiện nay Công ty cũng đã thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế cho 100% số cán bộ công nhân viên. Mức thu nhập bình quân của người lao động trong Công ty hiện nay là: 1.700.000 đồng/ tháng. Bên cạnh đó, hàng năm đơn vị cũng luôn xây dựng kế hoạch, thực hiện đào tạo và đào tạo lại tay nghề, trình độ cho người lao động bằng nhiều hình thức, nhằm phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên, đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa ngành nghề của Công ty, theo kịp trình trình độ công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới. 1.3. Các lĩnh vực hoạt động chính. Công ty được quyền tự do lựa chọn những ngành nghề kinh doanh nào có lợi nhất mà pháp luật không cấm theo quy định hiện hành. Trước mắt và trong thời gian tới, Công ty kinh doanh trên các lĩnh vực chủ yếu sau: Về xây dựng và sản xuất: Xây dựng đường bộ * Xây dựng nền, mặt đường theo quy trình ASSHTO * Xây dựng nền, mặt đường theo quy trình ASBHLT * Xây dựng mặt đường bê tông xi măng * Xây dựng mặt đường cấp phối, thâm nhập nhựa, dải bê tông nhựa nóng… Xây dựng các công trình cầu và công trình giao thông khác: * Xây dựng cầu dầm bê tông dự ứng lực, cầu bê tông cốt thép, kết cấu cốt thép. * Xây dựng các công trình thoát nước, các công trình ngầm. Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng * Xây dựng xưởng sản xuất, nhà kho, các công trình kết cấu công nghiệp, nhà khung thép. * Xây dựng trụ sở, bệnh viện, trường học, nhà ở cao tầng, các công trình công cộng, văn hóa. * Quy hoạch hạ tầng khu công nghiệp, nhà ở… * Kinh doanh địa ốc, đầu tư các khu công nghiệp, nhà ở, phát triển nhà ở. Xây dựng các công trình thủy lợi * Đào mương, hồ chứa nước, nuôi trồng thủy sản. * Xây dựng đê điều, đập tràn, đê chắn sóng, trạm bơm. * Xây lắp trạm bơm, công trình đường ống cấp thoát nước dân dụng và công nghiệp. * Xây lắp đường dây và trạm biến thế đến 35KVA. Các lĩnh vực sản xuất * Sản xuất và gia công cấu kiện dầm cột thép, khung thép Zamin, khung thép nhà công nghiệp. * Sản xuất các vật liệu xây dựng: tấm trần thạch cao, gạch lát nền Granit, Ceramic, gạch block hè đường, khai thác và kinh doanh đá xây dựng. * Sản xuất các mặt hàng trang trí nội thất, thủ công mỹ nghệ, sắt mỹ thuật. Về thương mại: * Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị các loại, nông, lâm, thủy hải sản, hàng tiêu dùng. * Xuất nhập khẩu ủy thác. * Kinh doanh kho bãi. * Lắp đặt dây chuyền sản xuất công nghiệp. * Sản xuất kinh doanh hàng trang trí nội thất, sản phẩm mỹ nghệ. * Đại lý xi măng sắt thép * Kinh doanh du lịch lữ hành 1.4. Vốn và tài sản doanh nghiệp. Tóm tắt tài sản có và tài sản nợ của Công ty cổ phần thương mại – xây dựng Vietracimex năm 2006, 2007, 2008: Bảng 2.2: Tình hình tài sản của Công ty Đơn vị tính:VNĐ Thông tin tài chính 2006 2007 2008 1. Tổng số tài sản có 70.850.678.847 74.380.722.122 52.030.693.235 2. Tài sản lưu động 65.077.394.868 68.892.228.069 48.115.878.595 3. Tổng số tài sản nợ 63.632.842.117 67.827.884.367 45.744.692.969 4. Tài sản nợ lưu động 60.401.942.605 66.351.141.304 44.711.106.472 5. Nguồn vốn chủ sở hữu 5.331.480.601 6.552.837.755 6.286.000.266 6. Nguồn vốn kinh doanh 5.331.480.601 5.331.480.601 5.448.446.453 7. Doanh thu thuần 126.806.257.724 103.718.413.888 83.641.320.891 8. Lợi nhuận sau thuế 1.394.883.449 1.070.933.628 833.134.496 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của Công ty cổ phần thương mại – xây dựng Vietracimex Hà Nội. Thời điểm Chỉ tiêu Đơn vị 31/12/ 2006 31/12/ 2007 31/12/ 2008 I. Các hệ số khả năng thanh toán 1. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ( TSLĐ/Nợ NH) lần 1,08 1,04 1,08 2. Khả năng thanh toán nhanh (TSLĐ-HTK)/Nợ NH lần 0,97 0,97 0,95 II. Các hệ số phản ánh cấu trúc tài sản và nguồn vốn 1. Hệ số nợ/Tổng nguồn vốn lần 0,90 0,91 0,88 2. Hệ số vốn CSH/Tổng nguồn vốn lần 0,10 0,09 0,12 3. Hệ số TSLĐ/ Tổng tài sản lần 0,92 0,93 0,92 4. Hệ số TSCĐ/ Tổng tài sản lần 0,18 0,17 0,18 III. Các chỉ số hoạt động 1. Vòng quay hàng tồn kho (Giá vốn/HTK) vòng 9,97 17,91 15,83 2. Số ngày vòng quay hàng tồn kho (360/Vòng quay HTK) ngày 36,11 20,1 22,74 3. Vòng quay khoản phải thu ( DTT/ Các khoản PT) vòng 2,37 1,74 2,04 4. Kỳ thu tiền trung bình (360/ Vòng quay khoản PT) ngày 151,7 207,3 176,4 IV. Các chỉ tiêu sinh lời 1. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế /doanh thu thuần % 1,1 1,03 1 2. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản (ROA) % 1,97 1,44 1,6 3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu (ROE) % 19,33 16,34 13,25 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty qua các năm 2006, 2007, 2008) Tài sản lưu động (TSLĐ) của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, bình quân các năm khoảng 92%, trong đó tập trung chủ yếu vào các khoản phải thu và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Đây là đặc thù của ngành xây lắp vì quá trình thi công các công trình kéo dài, thời gian thanh toán chậm. Điều này cũng lý giải cho các hệ số khả năng thanh toán của Công ty, trong khi hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tương đối tốt, thì hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty lại luôn ở mức trung bình. * Các hệ số phản ánh khả năng sinh lợi của Công ty ở mức trung bình, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm qua các năm. Điều này phản ánh những khó khăn mà công ty gặp phải do sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực xây dựng cũng như sự đi xuống của thị trường trong mấy năm vừa qua. Bảng 2.4: Các khoản tạm thu và phải trả Đơn vị tính: đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1. Các khoản phải thu 53.440.649.724 59.725.426.874 40.985.943.446 - Phải thu khách hàng 42.330.004.342 52.710.311.202 36.262.546.591 - Trả trước cho người bán 931.299.980 1.153.926.107 464.749.700 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 67.722.406 - Phải thu nội bộ 9.823.739.652 4.303.683.226 3.572.523.146 - Phải thu khác 355.605.750 1.557.506.339 686.124.009 - Dự phòng nợ phải thu khó đòi 0 0 0 2. Nợ phải trả 63.632.842.117 67.827.884.367 45.744.692.969 2.1. Nợ ngắn hạn 60.401.942.606 66.351.141.304 44.711.106.472 - Vay ngắn hạn 14.423.239.931 10.624.690.040 4.909.537.910 - Phải trả cho người bán 8.614.427.786 6.483.160.578 6.331.282.920 - Người mua trả tiền trước 6.359.840.469 6.166.178.813 12.597.688.061 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 4.188.621.201 5.072.404.644 4.064.448.803 - Phải trả công nhân viên 351.501.963 219.925.314 - Chi phí phải trả 16.097.064.600 33.392.652.302 16.544.085.733 - Phải trả các đơn vị nội bộ 9.454.918.763 3.850.548.242 - Các khoản phải trả, phải nộp khác 912.327.893 541.581.371 264.063.045 2.2. Nợ dài hạn 3.230.899.511 1.476.743.063 1.033.586.497 2.3. Nợ khác 0 0 0 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty qua các năm 2006, 2007, 2008) Như đã trình bày ở phần trên, do hoạt động trong ngành xây lắp dẫn đến các khoản nợ phải thu của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động và chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng.  - Các khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nợ phải trả, các khoản phải trả ngắn hạn này được dùng để tài trợ cho tài sản lưu động. Trong cơ cấu các khoản nợ ngắn hạn, các khoản phải trả cho người bán chiếm tỷ trọng lớn cũng là do đặc thù hoạt động trong ngành xây lắp, việc quyết toán thường diễn ra khi công trình đã hoàn thành theo những giai đoạn nhất định nên Công ty có thể được các đối tác cho phép chậm thanh toán đối với các khoản nợ này.  Đối với các khoản vay ngắn hạn, các khoản vay dài hạn hiện nay đang trong giai đoạn thẩm định hồ sơ để chuẩn bị vốn phục vụ cho công tác SXKD năm 2009 và các năm tiếp theo. Bảng 2.5: Giá trị tài sản cố định       Đơn vị tính: đồng STT Khoản mục Nguyên giá (NG) Giá trị còn lại (GTCL) GTCL/NG (%) I Tài sản cố định hữu hình 9.801.953.687 3.788.607.823 38,65 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 6.026.505.283 2.356.209.471 39,10 2 Máy móc thiết bị 3.202.710.886 1.214.548.027 37,92 3 Phương tiện vận tải 500.275.917 190.349.801 38,05 4 Thiết bị quản lý 58.582.377 21.901.717 37,39 5 Các loại tài sản khác 9.801.953.687 5.598.807 40,34 II TSCĐ vô hình - - Cộng 9.801.953.687 3.788.607.823 38,65 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty qua các năm 2006, 2007, 2008) Máy móc thiết bị và phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị tài sản cố định của Công ty. Tuy nhiên, năng lực về máy móc thiết bị của Công ty vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu về thiết bị phục vụ cho thi công là một hạn chế không nhỏ của Công ty trong thời điểm hiện nay. Để đáp ứng tiến độ thi công, Công ty đã khắc phục nhược điểm này bằng cách phải thuê thêm máy móc thiết bị của các đơn vị bạn. 2. Đánh giá tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp của công ty qua 3 năm 2006→2008. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong ngành xây dựng có mục tiêu chủ yếu là xây dựng những công trình mang tầm cỡ khu vực và quốc tế, với chất lượng hoàn hảo, các công trình đều mang đậm phong cách Phương Đông, kết hợp với vẻ đẹp hiện đại của Phương Tây. Trong lĩnh vực xây dựng dân dụng Công ty đã hợp tác với các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước phương Tây. Để trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, tiến tới thành lập tập đoàn xây dựng Công ty đã phấn đấu vượt mức doanh thu, lợi nhuận theo kế hoạch đề ra. Bảng 2.6: Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh xây lắp của Công ty 3 năm 2006→2008. Đơn vị: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh thu 126.806.257.724 103.718.413,888 83.641.320.891 -23.087.843.836 -18,21 -20.077.092.997 -19,36 Chi phí 118.604.825.668 98.447.138.245 79.679.419.040 -20.157.687.423 -17,00 -18.767.719.205 -19,06 Lợi nhuận 8.201.432.056 5.271.275.643 3.961.901.851 -2.930.156.413 -35,73 -1.309.373.792 -24,84 (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính của công ty) Qua bảng số liệu trên ta thấy: - Năm 2006: Trong khi doanh thu có đạt trên 126,8 tỷ đồng, thì chi phí tăng đến trên 118,6 tỷ đồng; điều đó làm cho lợi nhuận chỉ đạt mức thấp. Cuối năm 2005 Công ty chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần. Tiền thân chỉ là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Thương mại và Xây dựng – Bộ Giao thông vận tải, vì vậy khi mới bắt tay vào hoạt động còn nhiều khó khăn, bỡ ngỡ đặc biệt là vấn đề chủ động lường trước ứng phó với sự thay đổi của môi trường. - Năm 2007: Doanh thu có sự suy giảm rõ rệt so với 2006 là 23,087 tỷ đồng tương đương 18,21% làm lợi nhuận cũng sụt mạnh, lợi nhuận năm 2007 chỉ còn 5,271 tỷ đồng, giảm 35,73% . Có thể nhận thấy 2 nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận của công ty: Một là doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc trong việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Hai là việc Công ty đã không quản lý tốt vật tư tình trạng sử dụng lãng phí , tình trạng thất thoát vật tư thường xuyên xảy ra. - Năm 2008: , Doanh thu tiếp tục giảm thêm 20,157 tỷ đồng , chỉ còn bằng 2/3 so với năm 2006. Lợi nhuận thay đổi cùng chiều với doanh thu, giảm thêm 1,309 tỷ, bằng một nửa lợi nhuận năm 2006. Tuy nhiên đó cũng là thực trạng nói chung với các công ty cùng ngành trong năm 2008, hậu quả của một loạt các yếu tố vĩ mô tác động tiêu cực đến thị trường xây lắp như lạm phát tăng nhanh, tín dụng thắt chặt, sự khủng hoảng của nền tài chính thế giới... Điểm tích cực là dù trong hoàn cảnh khó khăn như vậy công ty vẫn làm ăn có lãi, tiếp tục tìm kiếm thêm nhiều hợp đồng mới nhằm đảm bảo ổn định sản xuất trong các giai đoạn tiếp theo. 3. Phân tích thực trạng về chi phí sản xuất xây lắp của công ty cp thương mại – xây dựng vietracimex hà nội. 3.1. Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí của Công ty CP Thương mại – Xây dựng Vietracimex Hà Nội. Theo như bảng 2.6 cho thấy: - Năm 2006: Chi phí xây lắp tăng lên đến 118,6 tỷ đồng; chiếm 93,5% doanh thu. Do phải đầu tư nhiều hạng mục công trình, nên chi phí cao là điều có thể hiểu được nhưng cũng có những chi phí phát sinh là do việc sử dụng lãng phí vật tư, sử dụng không đúng mục đích. Chính vì vậy doanh nghiệp cần cố gắng kiểm soát công tác quản lý việc chi phí để đảm bảo kết quả doanh thu luôn ở mức cao hơn chi phí. - Năm 2007: Chi phí năm 2007 giảm so với năm 2006 là 20,16 tỷ tức là giảm 17%. Tuy nhiên doanh thu năm 2007 cũng giảm và còn giảm ở mức cao hơn 18,21%. Một phần nguyên nhân là vì giá nguyên vật liệu, máy móc đầu vào biến động liên tục trong những năm gần đây do giá dầu thế giới tăng mạnh. Bên cạnh đó là việc Việt Nam nới lỏng dần tiến tới xoá bỏ hàng rào thuế quan để theo đúng lộ trình mà Việt Nam đã cam kết với tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cũng tạo ra sự biến động trong thị trường trong nước. Không những thế do việc sử dụng không tiết kiệm vật tư cũng như việc quản lý vật tư của Công ty còn lỏng lẻo làm cho việc thất thoát, mất mát vật tư là điều không tránh khỏi. Đó có thể coi là một trong những nguyên nhân làm cho chi phí trong hoạt động xây lắp ngày càng có xu hướng tăng lên khi so sánh tương quan với doanh thu. - Năm 2008: Doanh thu giảm qua các năm dẫn đến chi phí giai đoạn 2007-2008 cũng giảm, chi phí hoạt động giảm gần 10 tỷ đồng từ năm 2007 đến 2008. Doanh thu có mức giảm tuyệt đối lớn hơn so với chi phí, gần 20 tỷ đồng trong cùng giai đoạn. Công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh từ việc đóng băng thị trường bất động sản tại Việt nam, số lượng công trình nhận được giảm dần. Mức giảm của doanh thu lớn hơn chi phí là do các chi phí cố định của công ty vẫn không thay đổi trong khi chi phí nhân công lại còn tăng, mức giảm mạnh hơn của doanh thu với chi phí là điều dễ nhận thấy. Để bảo đảm tốc độ tăng chi phí luôn ở mức thấp, Công ty cần có những giải pháp đồng bộ để khắc phục tình trạng chi phí đang ngày càng tăng cao. Biểu đồ 2.1: Chi phí sản xuất kinh doanh qua các năm. (Đơn vị tính: Tỷ đồng) Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng (giảm) doanh thu, chi phí thực hiện qua các năm 2006→2008 (Đơn vị tính: tỷ đồng) Biểu đồ trên cho thấy rõ, tốc độ giảm doanh thu đang cao hơn so với chi phí, điều này không chỉ ảnh hưởng tới lợi nhuận sản xuất xây lắp nói riêng mà là ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty nói chung. Gía cả vật tư tăng nhanh đang là một vấn đề gây khó khăn không ít với Công ty, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc giảm chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào nhưng kết quả chưa được cao. Nhìn chung doanh thu bị giảm mạnh, đặc biệt trong giai đoạn năm 2006-2007, chi phí trong giai đoạn này đồng thời cũng tăng cao dẫn đến lợi nhuận trong giai đoạn này giảm. Đặc biệt năm 2008 lợi nhuận đã giảm mạnh với năm 2007. Trong thời gian tới Công ty cần cố gắng hơn nữa trong việc tăng doanh thu, tăng lợi nhuận đồng thời phấn đấu giảm mức chi phí xuống mức thấp nhất. 3.2. Phân tích tình hình chi phí xây lắp thực tế của Công ty Chi phí sản xuất kinh doanh là vấn đề đầu tiên, cơ bản, cốt lõi mà mỗi doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường đều phải tính đến. Là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32983.doc
Tài liệu liên quan