Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ( BIDV)- Chi nhánh Bình Định giai đoạn 2011 - 2013

 

MỤC LỤC

 

Chương 1: Lý luận về tín dụng, Tín dụng cá nhân tại ngân hàng. Trang 1

1.1 Lý luận về tín dụng. Trang

1.1.1 Khái niệm. Trang

1.1.2 Phân loại. Trang

1.1.3 Chức năng. Trang

1.1.4 Vai trò. Trang

1.1.5 Các phương thức tín dụng. Trang

1.2 Lý luận về tín dụng cá nhân. Trang

1.2.1 Khái niệm. Trang

1.2.2 Đặc điểm. Trang

1.2.3 Lợi ích của tín dụng cá nhân. Trang

1.2.4 Phân loại nợ. Trang

1.2.5 Đối tượng cho vay. Trang

1.2.6 Đặc điểm vốn. Trang

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng.

1.3.1 Nhân tố khách quan. Trang

1.3.2 Nguyên nhân chủ quan. Trang

Chương 2: Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV )- Chi Nhánh Bình Định giai đoạn 2008-2010.

2.1 Tổng quan về Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV ) – Chi Nhánh Bình Định. Trang

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. Trang

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của hệ thống ngân hàng chi nhánh. Trang

2.1.3 Các quy trình về tín dụng và các sản phẩm tín dụng tại Ngân hàng BIDV – chi nhánh Bình Định. Trang

2.1.4 Kết quả hoạt động. Trang

2.2 Phân tích chất lượng hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng BIDV – Chi nhánh Bình Định. Trang

2.2.1 Tình hình huy động vốn tại Ngân Hàng BIDV – chi nhánh Bình Định. Trang

2.2.2 Cơ cấu hoạt động tín dụng của Ngân Hàng BIDV – chi nhánh Bình Định giai đoạn 2008-2010. Trang

2.2.3 Phân tích dư nợ tại Ngân hàng BIDV- chi nhánh Bình Định giai đoạn 2008-2010. Trang

2.2.4 Phân tích nợ quá hạn tại Ngân Hàng BIDV – chi nhánh Bình Định. Trang

2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân Hàng BIDV- chi nhánh Bình Định. Trang

2.3.1 Nhân tố khách quan. Trang

2.3.2 Nhân tố chủ quan. Trang

2.4 Đánh giá những ưu điểm, nhược điểm trong hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng BIDV – chi nhánh Bình Định. Trang

2.4.1 Ưu điểm Trang

2.4.2 Nhược điểm. Trang

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)- chi nhánh Bình Định. Trang

3.1 Phương hướng hoạt động ngân hàng BIDV – Chi nhánh Bình Định trong các năm tới. Trang

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng BIDV – chi nhánh Bình Định. Trang

3.2.1 Đẩy mạnh nguồn huy động vốn, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn. Trang

3.2.2 Quản lý chặt chẽ cơ cấu tín dụng. Trang

3.2.3 Tăng cường kiểm soát tín dụng, hạn chế phát sinh nợ xấu. Trang

3.2.4 Tổ chức phân tích xếp loại khách hàng. Trang

3.2.5 Về tài sản đảm bảo nợ vay. Trang

3.2.6 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên. Trang

3.2.7 Một số giải pháp khác. Trang

4 Kết luận Trang

Tài liệu tham khảo

 

docx60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8883 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ( BIDV)- Chi nhánh Bình Định giai đoạn 2011 - 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạch toán vào sổ theo quy trình kế toán. BƯỚC 6 : CHUYỂN GIAO THÔNG TIN Chuyển giao bản chính. Phòng kế toán. Giấy đề nghị vay vốn, hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ. Hợp đồng thế chấp tài sản, đơn Đăng ký giao dịch bảo đảm, biên bản giao nhận tài sản . Hồ sơ pháp lý của khách hàng (CMND, hộ khẩu). Các tờ trình liên quan đến khoản vay và ý kiến tham gia của các phòng, bộ phận có liên quan. Phòng ngân quỹ. Các loại giấy tờ tài sản đảm bảo tiền vay (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, nhà ở, tờ khai trước bạ, bảng vẽ ) BƯỚC 7 : THEO DÕI QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY Chuyên viên tín dụng. Theo dõi, đánh giá tình hình trả nợ gốc và lãi của khách hàng (Dư nợ, lãi treo, trả nợ đúng hạn, nợ quá hạn, nợ khó đòi ). Kiểm tra theo định kỳ và đột xuất việc sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo tiền vay và việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng tín dụng. Thông báo về tình hình sử dụng vốn cho Trưởng, Phó Phòng tín dụng, lưu giữ Biên bản kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay vào hồ sơ lưu tín dụng. BƯỚC 8 : THU NỢ Chuyên viên tín dụng. Nhắc nhở, thông báo nợ đến hạn cho khách hàng chậm nhất 5 ngày làm việc trước thời điểm nợ đến hạn. Phòng kế toán. Thu nợ và lãi theo hợp đồng tín dụng, các thỏa thuận bổ sung giữa khách hàng và ngân hàng. Sau khi thu nợ xong, tiến hành hạch toán giảm dư nợ trên tài khoản vay của khách hàng. Chuyển sang nợ quá hạn đối với trường hợp khách hàng không trả được nợ vay. BƯỚC 9 : THANH LÝ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG Chuyên viên tín dụng. Lập hồ sơ giải chấp cho Khách Hàng, bao gồm : Công văn giải chấp gởi Phòng Công chứng theo quy định. Công văn giải chấp gởi UBND Phường nơi có Tài sản thể chấp. Đơn Xóa Đăng ký Giao dịch đảm bảo Phiếu xuất ngoại bảng. Phòng ngân quỹ. Xuất hồ sơ thế chấp tài sản. ( nguồn : phòng tín dụng-Ngân Hàng BIDV chi nhánh Bình Định) Qua các bước quy trình tín dụng qua bảng 2.1 ở trên ở trên cho ta nhận xét : quy trình tín dụng được diễn ra theo một trình tự.thống nhất ở các bước, được diễn ra minh bạch và chính xác đúng theo các bộ phận tùy theo các công việc của quy trình tín dụng. Các sản phẩm tín dụng cá nhân tại Ngân Hàng BIDV-Chi Nhánh Bình Định Cho vay tiêu dùng Không cần có tài sản đảm bảo. Không bắt buộc phải có tài khoản trả lương tại BIDV Khách hàng có thể sử dụng đồng thời với sản phẩm thấu chi và thẻ tín dụng Mức cho vay hấp dẫn: tối đa bằng 10 tháng thu nhập và có thể lên tới 500 triệu đồng. Thời hạn cho vay linh hoạt lên đến 60 tháng Lãi suất cho vay thế chấp, tính trên dư nợ thực tế, bảo đảm tối đa lợi ích của khách hàng. Phương thức trả nợ : trả dần nợ ( gốc+lãi) hàng tháng. Cho vay mua xe Loại tiền vay : Việt Nam Đồng Thời hạn cho vay : tối đa 5 năm Mức cho vay : căn cứ vào nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của Khách Hàng. Tối đa 70% giá trị chiếc xe nếu khách hàng đảm bảo bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay. Tối đa 85% giá trị chiếc xe nếu khách hàng bảo đảm bằng tài sản khác của khách hàng. Đặc biệt : đối với khách hàng mua xe của hãng TMT, Vinaxuki…và bảo đảm khoản vay bằng tài sản khác của khách hàng hoặc bằng tài sản của bên thứ ba thì mức cho vay tối đa bằng 100% giá trị chiếc xe. Cho vay mua, sửa nhà Thời hạn cho vay: thoả thuận trên cơ sở nhu cầu và khả năng hoàn trả của khách hàng Cho vay thỏa thuận trên cơ sở nhu cầu, khả năng hoàn trả và biện pháp bảo đảm nợ vay của khách hàng. Bảo đảm vốn vay : bằng tài sản hình thành từ vốn vay, hoặc tài sản đảm bảo khác của khách hàng hoặc của bên thứ ba, hoặc kết hợp các hình thức bảo đảm. Cho vay du học. Thủ tục cho vay đơn giản, thuận tiện. Được tư vấn bởi đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, nhiệt tình Lãi suất cạnh tranh, lãi tính trên dư nợ giảm dần. Mức cho vay: tối đa 100% học phí và chi phí du học Thời gian cho vay tối đa tới 7 năm. Phương thưc trả nợ linh hoạt. Bảo đảm tiền vay: tài sản thế chấp thuộc sở hữu của chính người đi vay hoặc được bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3. Được cung cấp dịch vụ hỗ trợ du học kèm theo : chứng nhận năng lực tài chính, chuyển tiền. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng BIDV- chi nhánh tỉnh Bình Định giai đoạn (2008-2010). Bảng 2.2 : kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng BIDV-chi nhánh tỉnh Bình Định giai đọan 2008-2010 Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2009/2010 2008 2009 2010 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Doanh thu 34.591 39.780 64.418 5.198 15% 28.638 72% Chi phí 21.048 23.153 42.916 2.105 10% 19.763 85% LNTT 13.543 16.627 25.502 3.084 23% 8.875 53% Thuế 3.792 4.656 7.149 864 23% 2.493 54% LNR 9.751 11.971 18.353 2.220 23% 6.382 53% (Nguồn :Phòng Kế Toán- Ngân Hàng BIDV-chi nhánh Bình Định ) Qua bảng số liệu ( 2.2) về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh cho ta nhận xét: doanh thu của chi nhánh không ngừng gia tăng qua các năm. Cụ thể năm 2008, doanh thu đạt 34.591 triệu đồng. Năm 2009 doanh thu đạt 39.780 triệu đồng .tăng 5.198 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng 15% . Đặc biệt , trong năm 2010 doanh thu của chi nhánh tăng đột biến và đạt mức 680418 triệu đồng , hơn doanh thu năm 2009 là 28.638 triệu đồng, tăng 72% so với năm trước. Tổng chi phí hoạt động của chi nhánh đều tăng qua các năm. Năm 2008 chi phí của Ngân Hàng BIDV-Chi Nhánh Bình Định là 21.048 triệu đồng. Năm 2009 lợi nhuận đạt là 11.971 triệu đồng, tăng 2.220 triệu đồng so với năm 2008, tương đương với 23%. Năm 2010 lợi nhuận đạt 18.353 triệu đồng, tăng 6382 triệu đồng so với năm 2009, tương đương 53%. Qua 3 năm hoạt động, ta thấy tình hình huy động của Ngân Hàng có bước phát triển, năm 2010 tuy chi phí gia tăng với tốc độ khá nhanh (85%) tuy nhiên tốc độ gia tăng của doanh thu cũng rất cao (72%), do đó đã kéo theo lợi nhuận của chi nhánh gia tăng khá cao (53%) . Để đạt được kết quả khả quan như trên là do : Ngay từ đầu năm 2009, BIDV Bình Định đã cam kết dành 1.000 tỉ đồng để tài trợ cho các DN hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh, đồng thời nâng tỉ lệ cho vay lên 75% trong tổng đầu tư dự án, với lãi suất cho vay ưu đãi. Kết quả, từ hơn 10 DN, đến nay, số DN chế biến gỗ có quan hệ tín dụng với BIDV Bình Định đã lên 28 DN; dư nợ cho vay từ 260 tỉ đồng tăng lên 600 tỉ đồng. Khi Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh tiến hành cổ phần hóa, BIDV Bình Định quyết định bố trí 35 tỉ đồng cho cán bộ, công nhân viên của nhà máy vay với lãi suất thấp để mua cổ phiếu. Đồng thời, Chi nhánh còn cho Nhà máy vay khoảng 50 tỉ đồng xây dựng hồ C và đường tránh. Hồ chứa nước Định Bình cũng là công trình mang dấu ấn tín dụng của BIDV Bình Định. Đến nay, Chi nhánh đã giải ngân 91 tỉ đồng cho các DN thi công công trình vay. Số tín dụng này đã góp phần đảm bảo tiến độ thi công công trình này. Với công trình cầu đường QN-NH, do tình hình biến động của giá vật tư xăng dầu, sắt thép… tổng vốn của dự án ban đầu là 332 tỉ đồng đã vọt lên 437 tỉ đồng, điều này khiến các nhà thầu lâm vào tình trạng hụt vốn, thậm chí là đối diện với nguy cơ... đứt bóng. Trong bối cảnh đó, thực hiện sự chỉ đạo của BIDV, Chi nhánh đã đứng ra cung ứng vốn cho các nhà thầu công trình: Công ty Quản lý thủy bộ; Công ty 508… Và 130 tỉ đồng đã được giải ngân. Số tín dụng này tuy không giải quyết hết khó khăn nhưng đã thật sự giúp nhiều DN trụ lại được, hồi sức để đảm bảo tiến độ thi công Chi nhánh đặt ra những kế hoạch kinh doanh đúng đắn cộng với sự nỗ lực tập thể nhân viên trong Ngân Hàng. Tuy nhiên trong thời gian tới với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt khắc nghiệt của các Ngân hàng nước ngoài cộng với các Ngân Hàng trong nước đang cải thiện và không ngừng nâng cấp về qui mô chất lượng. Ngân Hàng BIDV nói chung và Ngân Hàng BIDV –chi nhánh Bình Định nói riêng. Cần phải cố gắng hơn nữa trong các hoạt động kinh doanh của mình , đặc biệt là các mặt hoạt động thế mạnh của BIDV để lợi nhuận luôn có sự gia tăng không ngừng. Phân tích chất lượng hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân Hàng BIDV-chi nhánh Bình Định. Tình hình huy động vốn tại Ngân Hàng BIDV -chi nhánh Bình Định. Ngân Hàng chính là một tổ chức Tín Dụng trung gian. Hoạt động chủ yếu của Ngân Hàng là huy động vốn nhàn rỗi và cung cấp vốn cho những nơi cần vốn. Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho Ngân Hàng chi nhánh nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Không có nghiệp vụ huy động vốn thì coi như không có hoạt động của Ngân Hàng BIDV- chi nhánh Bình Định. Đối với Ngân hàng BIDV- chi nhánh Bình Định nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho Ngân Hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Nếu không có nghiệp vụ huy động vốn, hệ thống Ngân Hàng BIDV sẽ không đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động vốn Ngân Hàng BIDV-chi nhánh Bình Định có thể đo lường được sự uy tín và sự tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân Hàng chi nhánh. Từ đó Ngân Hàng BIDV- chi nhánh Bình Định có các biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng qua hệ với khách hàng.Vì vậy, trong thời gian qua Nghiệp vụ huy động vốn của Ngân Hàng BIDV-chi nhánh Bình Định hoạt động một cách hiệu quả được phản ánh qua biểu đồ (2.1 ). (Phòng kinh doanh Ngân Hàng BIDV-chi nhánh Bình Định). Qua biểu đồ (2.1) về nguồn vốn huy động ở trên ta có nhận xét : Trong năm 2008, tổng nguồn vốn huy động của Ngân Hàng BIDV-chi nhánh Bình Định đạt 130.000 Triệu đồng, qua năm 2009 nguồn vốn huy động tăng 8% và đạt 141.000 triệu đồng tổng nguồn vốn huy động. Năm 2010 nguồn vốn huy động chỉ giảm 1% so với năm 2009 và đạt được 139.000 triệu đồng . Kết quả mà chi nhánh đạt được trong năm 2009, năm 2010 là một kết quả đáng khích lệ, điều này cho thấy dù trong hoàn cảnh khó khăn của tình hình kinh tế và chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 9 năm 2009 gây ra nhiều ảnh hưởng tới thu nhập của người dân trong tỉnh. Nhưng Chi Nhánh vẫn duy trì được sự tăng trưởng huy động vốn của Ngân hàng khi kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn. Trong những năm qua Ngân hàng BIDV chi nhánh Bình Định đã thực hiện nghiệp vụ huy động vốn của mình. Thông qua chủ yếu bằng các hình thức như huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi của các tổ chức cá nhân. Huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán. Huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm, và chủ yếu là tiền gửi dưới 12 tháng để khách hàng và các tổ chức cá nhân thuận tiện trong việc rút tiền của mình. Cơ cấu nguồn vốn huy động trong 3 năm 2008-2010 của Ngân Hàng BIDV-Chi Nhánh Bình Định được thể hiện qua biểu đồ (2.2). (Phòng kinh doanh Ngân Hàng BIDV-chi nhánh Bình Định) Qua biểu đồ (2.2) về cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân Hàng chi nhánh ta có nhận xét : Tiền gởi dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 69% năm 2008, chiếm 67% các năm 2009 và 57% vào năm 2010.Nguồn vốn có kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao. Nguyên Nhân : Ngân Hàng càng chủ động trong việc sử dụng vốn của mình vì đây là nguồn vốn có tính chất tương đối ổn định, thể hiện sự gia tăng uy tín của Ngân Hàng đối với Khách Hàng của mình nhưng đa phần đây lại là các nguồn vốn có tích chất kỳ hạn ngắn từ 03 tháng trở xuống trong khi đó tỷ lệ nguồn vốn huy động không kỳ hạn và kỳ hạn trên 12 tháng có xu hướng giảm xuống và điều này nó đã phản ảnh đúng thực tế tình hình thị trường huy động vốn của ngành tài chính Việt Nam trong thời gian qua. Bên cạnh đó lãi suất huy động thay đổi liên tục do đó có các cá nhân gửi tiền tiết kiệm có xu hướng gửi tiền tiết kiệm ở mức lãi suất dưới 12 tháng để linh hoạt trong việc gửi tiết kiệm với lãi suất mới nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho người gửi tiền nhàn rỗi của mình vào Ngân Hàng. Cơ cấu hoạt động tín dụng của Ngân Hàng BIDV-Chi nhánh Bình Định giai đoạn 2008-2010. Bảng 2.3: cơ cấu hoạt động tín dụng của Ngân Hàng BIDV-chi nhánh Bình Định giai đoạn 2008-2010. Đơn vị tính : triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 Số tiển Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tín dụng cá nhân 187.402 61 208.953 61 69.918 44 Tín dụng doanh nghiệp 122.195 39 134.700 39 91.195 56 Tổng cộng 309.597 100 343.653 100 161.113 100 (phòng tín dụng Ngân Hàng BIDV-chi nhánh Bình Định ) Căn cứ vào bảng số liệu ( 2. 3) về cơ cấu nguồn vốn tín dụng Ta Nhận Xét : Doanh số cho vay khách hàng cá nhân đều tăng qua các năm, năm 2008, doanh số cho vay khách hàng cá nhân đạt 187.402 triệu đồng ( chiếm tỷ trọng 61% ). Năm 2009, doanh số cho vay khách hàng cá nhân đạt 208.953 triệu đồng ( chiếm tỷ trọng 61%), tăng 25.551 triệu đồng so với năm 2008, tương đương 11%. Sang năm 2010, doanh số cho vay khách hàng cá nhân đã gia tăng và đạt 278.871 triệu đồng ( chiếm tỷ trọng 55%), tăng 69.918 triệu đồng so với năm 2009 là do nền kinh tế trong năm 2010 có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng trở lại. Bên cạnh đó , khách hàng cá nhân của Ngân Hàng BIDV-chi nhánh Bình Định, chủ yếu là những hộ kinh doanh vừa và nhỏ, các cán bộ công nhân viên.những người có thu nhập tương đối ổn định. Vay tiền Ngân Hàng để thực hiện nhu cầu mua sắm tiêu dùng của mình. Năm 2008 doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt được 122.195 triệu đồng ( chiếm tỷ trọng 39%).Năm 2009 doanh số đạt được 134.700 triệu đồng ( chiếm tỷ trọng 39%), tăng 12.505 triệu đồng so với năm 2008, tương đương 10%. Sang năm 2010, doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp đã gia tăng nhanh và đạt 225.895 triệu đồng( chiếm tỷ trọng 45%), tăng 91.195 triệu đồng so với năm 2009, tương đương 68%. Nguyên nhân : Do trong năm 2008 và 2009 nền kinh tế của tỉnh có nhiều khó khăn. Do ảnh nặng nề của cơn bão số 9 số lượng doanh nghiệp đến Ngân Hàng Vay vốn sản xuất kinh doanh giảm dẫn đến doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp gia tăng chậm. Sang năm 2010, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, các doanh nghiệp bắt đầu sản xuất trở lại và có dấu hiệu mở rộng quy mô, làm cho thu nhập của cá nhân tăng lên, nên nhu cầu vay vốn cũng gia tăng mạnh. Trong năm 2010, doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp gia tăng với tốc độ nhanh hơn so với doanh số cho vay của khách hàng cá nhân. Tuy nhiên doanh số cho vay khách hàng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao hơn doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp mặc dù đã có giảm nhẹ trong năm 2010( từ 61% năm 2009 xuống còn 44% năm 2010 ). Nguyên nhân do đặc điểm kinh tế ở Bình Định chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ cộng với chiến lược phát triển của BIDV -chi nhánh Bình Định định hướng cho doanh nghiệp. Nên khiến cho doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng từ 39% năm 2009 tăng 56 % năm 2010. Phân tích dư nợ vay tại Ngân Hàng BIDV – Chi nhánh Bình Định giai đoạn 2008-2010. Dư nợ vay phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một Ngân Hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ phụ thuộc vào nguồn vốn hoạt động của Ngân Hàng. Dư nợ cũng là một khâu để đánh giá quy mô tăng trưởng Tín Dụng của Ngân Hàng và tùy theo quy mô hoạt động mà Ngân Hàng sẽ đưa ra kế hoạch tăng trưởng dư nợ hợp lý. Đối với Ngân Hàng BIDV-chi nhánh Bình Định dư nợ vay được phản ánh qua biểu đồ (2.3) : (phòng tín dụng Ngân hàng BIDV-chi nhánh Bình Định) Qua biểu đồ (2.3 ) về dư nợ vay của Ngân Hàng chi nhánh ta có nhận xét : Tốc độ tăng trưởng cho vay trung - dài hạn qua các năm tăng liên tục, năm sau cao hơn năm trước và tỷ trọng về cho vay trung – dài hạn luôn luôn cao hơn so với tỷ trọng của các khoản vay ngắn hạn. Điều này cho ta thấy Chi Nhánh đang hoạt động hiệu quả. Cụ thể: Dư nợ tín dụng trung - dài hạn của Chi Nhánh năm 2008 đạt hơn 60.000 triệu đồng chiếm 55% tổng dư nợ, đến năm 2009 dư nợ trung - dài hạn lên đến 80.000 triệu đồng chiếm 67% tổng dư nợ, năm 2010 là 120.000 triệu đồng chiếm 60% tổng dư nợ. Qua thực tế cho thấy Tín Dụng trung - dài hạn của chi nhánh có được tốc độ tăng trưởng ổn định như vậy. Nguyên Nhân :là do một phần nhờ sự hoạt động hiệu quả của Phòng Tín Dụng tại chi nhánh. Bên cạnh đó, Khách Hàng mới đến Chi Nhánh ngày càng đông hơn do uy tín của Chi Nhánh ngày càng được nâng cao. Đạt được kết quả như vậy là do sự nỗ lực của Ban lãnh đạo cùng tập thể Cán Bộ nhân viên của Chi Nhánh trong thời gian qua đã cố gắng rất nhiều trong việc xử lý nợ và phát triển kinh doanh để nâng cao chất lượng tín dụng. Trong năm 2010, chi nhánh Bình Định không có phát sinh khoản vay nào có liên quan đến các đối tượng được hưởng mức hỗ trợ lãi suất theo quy định của Chính Phủ, thực chất những đối tượng này chỉ là một nhóm đối tượng vay vốn trong những khách hàng vay thuộc diện được hỗ trợ lãi suất vay theo quy định của Chính Phủ nhưng không phải thuộc các trường hợp chỉ định bắt buộc phải cho vay vì vậy khi cho vay các khách hàng này Ngân Hàng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ dẫn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Phân tích nợ quá hạn tại Ngân Hàng BIDV-chi nhánh Bình Định Chi nhánh chi nhánh nào có nợ quá hạn cao thì chất lượng tín dụng thấp, năm nào có nợ quá hạn thấp thì có chất lượng tín dụng cao. Tuy nhiên điều đó chưa phản ánh đầy đủ bởi vì chất lượng tín dụng phải được đánh giá từ kinh tế xã hội, xem nó có phục vụ chính sách phát triển kinh tế của chính phủ, có phục vụ lợi ích của người dân hay không ? Nợ quá hạn là một vấn đề mà hầu như ngân hàng thương mại nào cũng quan tâm phân tích, nó là chỉ số đánh giá hiệu quả tín dụng mà các Ngân Hàng đầu tư.Nếu có nợ quá hạn lớn thì có thể rủi ro cho Ngân Hàng là đi đến phá sản. Bởi vì nguồn vốn tự có của Ngân Hàng không đủ đáp ứng đầu tư tín dụng do đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân Hàng. Vì thế mà nợ quá hạn là một vấn đề hết sức quan trọng có liên quan đến sự tồn tại của ngân Hàng. Khi đánh giá chất lượng tín dụng thông thường chúng ta nhìn nhận trên khía cạnh nợ quá hạn, năm nào những món vay trung - dài hạn dùng để đầu tư và mua sắm của các tổ chức cá, nhân và hộ gia đình để mua sắm và chi tiêu. Những món vay này bị quá hạn thanh toán với hai nguyên nhân chính chủ yếu là do sự suy thoái của nền kinh tế dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như lợi nhuận đã làm cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, mất khả năng trả nợ có khi dẫn đến phá sản và nguyên nhân thứ hai là sự đóng băng của thị trường bất động sản, các nhà đầu tư dùng tiền vay Ngân Hàng để đầu tư nhằm mục đích thu lợi nhuận nhưng khi đến hạn thanh toán thì không còn khả năng để trả nợ cho Ngân hàng nên trong thời gian qua đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình nợ quá hạn tăng cao tại các tổ chức tín dụng. Bảng 2.4 : chỉ tiêu nợ quá hạn của chi nhánh giai đoạn 2008-2010. Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 200 70 7.000 57 3.500 31 Trung, dài hạn 100 30 5.300 43 8.000 69 Tổng số 300 100 12.300 100 11.500 100 (phòng tín dụng : Ngân Hàng BIDV-chi nhánh tỉnh Bình Định ) Thông qua bảng số liệu (2.4) về chỉ tiêu nợ quá hạn của chi nhánh ở trên ta có nhận xét : Nợ quá hạn trung và dài hạn có xu hướng tăng qua các năm, năm 2008 là 100 triệu đồng chiếm 30% so với tổng số nợ quá hạn, năm 2009 là 5.300 triệu đồng chiếm 43% so với tổng số nợ quá hạn, tăng 5,187% so với năm 2008, năm 2010 là 8.000 triệu đồng chiếm 69%, tăng 51% so với năm 2009, điều này phù hợp tình hình kinh tế xã hội vào giai đoạn năm 2009 – 2010 khi nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, khách hàng mất khả năng trả nợ do đó cũng đồng nghĩa với tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản vay tại Ngân Hàng cũng tăng lên.Bên cạnh đó do sự biến động của giá cả thị trường (giá cả tăng giảm thất thường ), dẫn đến nhiều hộ vay bị thua lỗ, làm ăn thất bại nên nợ quá hạn vẫn còn ở mức cao trong giai đoạn (2008-2009 ). Do tư tưởng của một số khách hàng không muốn trả nợ đúng hạn, kéo dài nợ để nhằm mục đích sử dụng khác đã dẫn đến ngân hàng phải chuyển nợ quá hạn trong các khoản trung và dài hạn.và làm cho các khoản nợ trung và dài hạn liên tục tăng trong các năm (2008-2010). Từ 100 triệu năm 2008 lên 5.300 triệu năm 2009 và 8.000 triệu năm 2010.Mặc dù. Các khoản nợ quá hạn, trung và dài hạn liên tục tăng trong giai đoạn (2008-2010). Nhưng tổng nợ quá hạn trong giai đoạn 2009-2010 có xu hướng giảm. Từ 12.300 triệu năm 2009 xuống còn 11.500 triệu năm 2010. Nguyên nhân, do các cán bộ ngân hàng có những biện pháp thu hồi các khoản nợ khác bù đắp vào các khoản nợ quá hạn trung và dài hạn. Bảng 2.5:cơ cấu nợ quá hạn –trung, dài hạn. Nợ quá hạn trung dài hạn/dư nợ trung dài hạn giai đoạn 2008-2010. Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Nợ quá hạn trung dài hạn 100 5.300 8.000 Dư nợ trung dài hạn 80.000 60.000 120.000 Nợ quá hạn trung dài hạn/dư nợ trung dài hạn 0.13% 8.83% 6.67% ( phòng tín dụng : Ngân Hàng BIDV-chi nhánh Tỉnh Bình Định ) Căn cứ vào bảng số liệu ( 2.5) về cơ cấu nợ quá hạn-trung, dài hạn ở trên ta nhận xét : Tỷ lệ quá hạn đối với những khoản cho vay trung - dài hạn so với Dư nợ trung - dài hạn năm 2009 tăng rất lớn lên mức 8.81% (5.300/6.000). Của năm 2008 so với mức là 0.13% (100/80.000). Và tỷ lệ này của năm 2010 là 6.67% (8.000/12.000). Điều này cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản vay trung - dài hạn tại Ngân Hàng BIDV-chi nhánh Bình Định đã phát sinh khá lớn ở trong giai đoạn năm 2009 – 2010, làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh cũng như kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian trên. Tỷ lệ này của năm 2010 có giảm đi so với năm 2009 và đây cũng là một tín hiệu tốt nhưng xét về mặt giá trị tuyệt đối thì số nợ quá hạn của các khoản vay trung – dài hạn đã tăng ((8.000-5.300)/5.300). Triệu đồng tức tăng 0.51% so với năm 2009 thì lại cho thấy tình trạng mất khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng chi nhánh ngày càng cao. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân Hàng BIDV-chi nhánh tỉnh Bình Định. Nhân tố khách quan Nhân tố về kinh tế và xã hội. Thực hiện chiến lược kinh doanh của BIDV, Chi nhánh đã góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển của KKT Nhơn Hội. Cùng với UBND tỉnh, BIDV, Chi nhánh đã tổ chức một số hội thảo, tọa đàm xúc tiến đầu tư vào KKT Nhơn Hội tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quy Nhơn; thu hút hàng trăm DN trong đó có nhiều tổng công ty lớn tham gia. Điều đáng nói, chính với cam kết cung cấp tín dụng BIDV đã góp phần thu hút các nhà đầu tư đến với KKT Nhơn Hội ngày càng nhiều… Theo kế hoạch, trong năm 2009, Chi nhánh BIDV Bình Định sẽ dành khoảng1.000 tỉ đồng để cung ứng vốn cho các DN, trong đó vốn đầu tư trung hạn để đầu tư hỗ trợ các DN chiếm khoảng 60%. Đối với công trình hồ Định Bình, vừa qua, ông Phan Văn Nguyện - Giám đốc BIDV Bình Định đã được bổ sung vào thành viên Ban chỉ đạo thi công công trình. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của BIDV Bình Định đối với công trình này. Trong năm 2009, BIDV Bình Định sẽ đảm bảo cung ứng khoảng 260 tỉ đồng cho các đơn vị thi công hồ Định Bình. Về lĩnh vực chế biến gỗ XK, theo kế hoạch, BIDV sẽ nâng mức tăng trưởng tín dụng lên 50% mỗi năm và đến năm 2010 sẽ đạt 3.700 tỉ đồng; trong đó sẽ dành từ 1.200-1.300 tỉ đồng vốn trung, dài hạn để đầu tư, đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ, nhà xưởng và đầu tư mới. Đặc biệt, năm 2009, BIDV Bình Định sẽ tập trung vào KKT Nhơn Hội, theo công thức: Chính quyền - nhà đầu tư - ngân hàng cùng phối hợp. Hy vọng rằng, trong tiến trình phát triển đó, BIDV Bình Định sẽ luôn là "người bạn đồng hành tin cậy" của các DN và là điểm tựa vững chắc cho những dự án, công trình tương lai của Bình Định. Những tháng đầu năm 2009 chính phủ có nhiều chính sách giảm lãi suất cho vay làm tín dụng tăng trưởng nhanh nhưng nguồn vốn huy động có nguy cơ thiếu do lãi suất huy động thấp gây khó khăn cho các Ngân Hàng thiếu vốn kinh doanh. Những tháng cuối năm gia tăng đã buộc Ngân hàng Nhà Nước ( NHNN) phải đưa ra một số biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ tín dụng tiêu dùng, cho vay Bất Động sản, cũng như giảm tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn đối với từng tổ chức tín dụng. Để phát đi tín hiệu kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng, giúp họ đảm bảo an toàn thanh khoản, mặt khác kiềm chế khối lượng tiền cung ứng vào lưu thông. Khó khăn 2009 chưa hoàn toàn khắc phục thì 2010 tỷ giá thay đổi bất thường, lạm phát tăng cao, lãi suất cho vay liên tục…đã gây ra nhiêu ảnh hưởng cho họat động của Ngân Hàng. Về Kinh tế xã hội tỉnh Bình Định đang trên đà phát triển mạnh mẽ kinh tế đang phát triển thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm. Tốc độ phát triển đô thị hóa ngày càng tăng, các khu công nghiệp du lịch và dịch vụ của tỉnh ngày càng nhiều lên. Đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện. Do vậy, nhu cầu mua sắm của Người dân ngày càng tăng lên. Nắm bắt được trước tình hình đó.Ngân Hàng BIDV-chi nhánh tỉnh Bình Định. Ngày phải càng hoàn thiện tốt chức năng của mình trong việc cho vay đối với các khoản vay cá nhân.Để cho các tổ chức cá nhân và các hộ gia đình những ai có nhu cầu mua sắm cho việc chi tiêu dùng ngày càng cao. Trong năm 2008 và 2009 tình hình kinh tế cả nước nói chung, tình hình kinh tế tỉnh Bình Định nói riêng đã ít nhiều chịu ảnh hưởng của nền Kinh tế trong nước và chịu hậu quả nặng nề của cơn bão số 9. Tuy nhiên trong năm 2010 nền kinh tế đã có nhiều đấu hiệu phục hồi và phát triển theo chiề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ( BIDV)- chi nhánh Bình Định giai đoạn 2011 - 2013.docx
Tài liệu liên quan