Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty xây dựng số 1 Hà Nội

 Lời nói đầu 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP 2

I.Khái niệm TSCĐ và vốn cố định của doanh nghiệp 2

 1.Khái niệm 2

 2.Phân loại TSCĐ 4

 3.Khấu hao TSC

 4.Lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định và sử dụng quỹ khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp 11

II.Những nhân tố ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 13

 1.Những nhân tố khách quan 13

 2.Nhân tố chủ quan 14

III.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và các biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả vốn cố định. 16

 1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp 16

 2.Các biện pháp chủ yếu để bảo toàn và nâng cao hiệu quả

vốn cố định 17

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI 19

I.Đặc điểm tình hình chung của công ty xây dựng số 1 Hà Nội 19

 1.Lịch sử hình thành và phát triển 19

 2.Sản phẩm ngành nghề kinh doanh của công ty 19

 3.Đặc điểm tổ chức và quy trình sản xuất 20

 4.Cơ cấu bộ máy quản lý tại đơn vị 20

 5.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 21

II.Tình hình quản lý, sử dụng vốn cố định và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty xây dựng số 1 Hà Nội 21

 1.Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng số 1 Hà Nội 21

 2.Khái quát tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty 23

 3.Tình hình tài sản cố định của công ty 24

 4.Tình hình trích khấu hao tài sản cố định đang dùng trong

sản xuất kinh doanh 25

 5.Tình hình quản lý và sử dụng quỹ khấu hao cơ bản của công ty 26

 6.Tình hình quản lý và bảo toàn vốn cố định của công ty 27

 7.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 27

CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI 30

I.Một số ưu và nhược điểm 30

 1.Ưu điểm 30

 2.Nhược điểm 30

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

ở Công ty. 31

 Kết luận 34

 Danh mục tài liệu tham khảo 35

 

 

 

 

 

doc39 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty xây dựng số 1 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quân TSCĐ, tính khấu hao trong kỳ và số tiền khấu hao TSCĐ trong kỳ. Trong đó: NGkh :Nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao trong kỳ NGd :Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao ở đầu kỳ kế hoạch NGt , NGg :Nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao tăng (giảm) trong kỳ Trên cơ sở đó xác định số tiền khấu hao TSCĐ dự kiến trong kỳ theo công thức sau: Trong đó: Mk :Số tiền khấu hao TSCĐ dự kiến trích trong kỳ Tk :Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân TSCĐ NGkh :Nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao trong kỳ 4.2.Lập kế hoạch khấu hao theo phương pháp trực tiếp. Nội dung chủ yếu của phương pháp này là căn cứ vào nguyên giá của từng loại TSCĐ cần tính khấu hao ở đầu kỳ (tính theo tháng hay quý) và tỷ lệ khấu hao trong kỳ của từng loại TSCĐ để trực tiếp tính ra số tiền khấu hao TSCĐ trong kỳ. Trên cơ sở đó tổng hợp lại xác định được số khấu hao TSCĐ trong năm. Có thể tính khấu hao TSCĐ theo từng tháng, đối với TSCĐ tăng lên hoặc giảm đi thì việc tính khấu hao hay thôi trích khấu hao cũng áp dụng nguyên tắc tính tròn tháng. Số tiền khấu hao TSCĐ trong tháng có thể xác định theo công thức sau: Trong đó: KHt :Số tiền khấu hao TSCĐ trong tháng NGĐi :Nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao ở đầu tháng của từng loại TSCĐ tki: Tỷ lệ khấu hao theo tháng của từng loại TSCĐ t :Loại TSCĐ ở đây, nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao ở đầu tháng này chính bằng nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao ở đầu tháng trước, cộng với nguyên giá TSCĐ tăng lên trong tháng trước trừ đi nguyên giá TSCĐ giảm đi trong tháng trước (loại TSCĐ phải tính khấu hao). Do vậy, để đơn giản việc tính toán, số tiền khấu hao trong tháng được xác định bằng công thức sau: Số khấu hao TSCĐ Số khấu hao TSCĐ Số khấu hao tăng Số khấu hao giảm tháng này = tháng trước + thêm trong tháng - đi trong tháng 4.3.Phân phối và sử dụng tiền trích khấu hao TSCĐ Thông thường trong hoạt động kinh doanh, việc trích khấu hao TSCĐ được thực hiện hàng tháng đối với các doanh nghiệp. Tiền khấu hao nhằm để tái đầu tư TSCĐ. Khi chưa có nhu cầu đầu tư, doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt số tiền khấu hao để bổ sung vốn kinh doanh nhằm làm cho hoạt động kinh doanh đạt được mức sinh lời cao. Theo chế độ tài chính hiện hành, tiền khấu hao trích từ TSCĐ đầu tư bằng vốn Nhà nước hoặc từ nguồn do doanh nghiệp tự bổ sung được để lại làm nguồn vốn tái đầu tư TSCĐ cho doanh nghiệp. Trong khi chưa thu hồi đủ vốn, doanh nghiệp có thể dùng tiền khấu hao đó để bổ sung vốn kinh doanh. Đối với tài sản cố định được hình thành bằng nguồn vốn vay, tiền khấu hao là một nguồn để trả tiền vay (cả gốc và lãi vay). II.Những nhân tố ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 1.Những nhân tố khách quan Chính sách kinh tế của đảng và Nhà nước: Trên cơ sở pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế, Nhà nước tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động đó theo kế hoạch kinh tế vĩ mô. Với bất cứ một sự thay đổi nhỏ nào trong chế độ chính sách hiện hành đều chi phối đến các hoạt động của các doanh nghiệp. Đối với hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp thì các văn bản pháp luật về tài chính, kế toán thống kê, về quy chế đầu tư…Đều gây ảnh hưởng lớn trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nhất là các quy định về trích khấu hao, tỷ lệ trích lập các quỹ, các văn bản về thuế… Thị trường và cạnh tranh: Vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp là phải có kế hoạch cải tạo, đầu tư mới TSCĐ trước mắt cũng như lâu dài. Nhờ đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ thì những sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra mới có năng suất cao, chất lượng đảm bảo, giá thành hạ, và do đó mới có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, việc đổi mới máy móc thiết bị đảm bảo an toàn cho người lao động, nhất là với ngành xây dựng phải chịu không nhỏ của thiên nhiên. Bên cạnh đó, lãi suất tiền vay cũng là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng. Lãi suất tiền vay ảnh hưởng đến chi phí đầu tư của doanh nghiệp. Sự thay đổi của lãi suất sẽ kéo theo những biến động cơ bản của dự án đầu tư, đặc biệt là hiệu quả về mặt tài chính. Các nhân tố khác: Các nhân tố này được coi là nhân tố bất khả kháng như thiên tai, địch hoạ, có tác động trực tiếp lên hiệu quả TSCĐ của doanh nghiệp. Mức độ tổn hại về lâu dài hay tức thời hoàn toàn không thể biết trước, chỉ có thể dự phòng trước nhằm giảm nhẹ thiên tai mà thôi. 2.Nhân tố chủ quan Đây là nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sử dụng TSCĐ và qua đó ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Nhân tố này gồm nhiều yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh cả về trước mắt cũng như lâu dài. Thông thường, trên góc độ tổng quát người ta thường xem xét những điểm chủ yếu sau: - Ngành nghề kinh doanh: Nhân tố này tạo ra điểm suất phát cho doanh nghiệp cũng như định hướng cho nó trong suốt quá trình tồn tại. Với một ngành nghề kinh doanh đã được lựa chọn, chủ doanh nghiệp buộc phải giải quyết những vấn đề đầu tiên về mặt tài chính gồm có: +/Cơ cấu vốn của công ty thế nào là hợp lý, khả năng tài chính của công ty ra sao. +/Cơ cấu tài sản được đầu tư như thế nào, mức độ hiện đại hoá nói chung so với những doanh nghiệp cùng loại hình đến đâu. +/Nguồn tài trợ cho những tài sản đó được huy động từ đâu, có đảm bảo lâu dài cho sự an toàn của công ty hay không. Ngoài ra, qua ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp còn có thể tự xác định được mức độ lợi nhuận đạt được, khả năng chiếm lĩnh và phát triển thị trường trong tương lai…Để có kế hoạch bố trí nguồn lực một cách phù hợp . - Mối quan hệ của doanh nghiệp: Mối quan hệ này được đặt ra trên hai phương diện là quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp. Điều này rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới nhịp độ sản xuất, uy tín của công ty qua các công trình đã hoàn thành…Là những vấn đề trực tiếp tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có một mối quan hệ tốt với khách hàng và với nhà cung cấp thì nó sẽ đảm bảo tương lai lâu dài cho doanh nghiệp. Để được như vậy, doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể để vừa duy trì những bạn hàng lâu năm lại vừa tăng cường thêm những bạn hàng mới. - Trình độ của cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp: Yếu tố này được xem xét trên hai khía cạnh là trình độ tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất và trình độ quản lý của lãnh đạo các cấp. Nó được thể hiện qua khả năng phát triển theo chiều sâu của doanh nghiệp. +/Đối với công nhân trực tiếp sản xuất phải có tay nghề cao, có khả năng tiếp thu công nghệ mới, tự chủ công việc, phát huy về tính sáng tạo, có ý thức giữ gìn và bảo quản TSCĐ trong quá trình vận hành. +/Đối với cán bộ quản lý có thể xem xét trên các góc độ sau: Quản lý về nhân sự: Quá trình tuyển chọn công nhân ra sao, đã hợp lý chưa, sự sắp xếp phân công lao động đã đúng người đúng việc hay chưa, có bị lãng phí lao động hay không và qua đó năng suất lao động được nâng lên như thế nào? Quản lý về tài chính: Quy trình hạch toán của doanh nghiệp có đúng theo quy định hay không? Các số liệu kế toán có chính xác đảm bảo, đủ độ tin cậy để ra quyết định hay không? Trong quá trình hoạt động, việc thu chi phải rõ ràng, tiết kiêm, đúng việc, đúng thời điểm thì mới có thể năng cao được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Quản lý các dự án: Đây là công việc rất quan trọng đối với doanh nghiệp xây dựng, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các dòng thu nhập, mà doanh nghiệp nhận được sau này. Công tác quản lý dự án bao gồm cả việc khảo sát lập dự án và thẩm định dự án. Đặc biệt là việc thẩm định dự án. Nó là việc phân tích, đánh giá và xác định mức độ khả thi của dự án. Khi thẩm định dự án phải xem xét trên cả ba mặt đó là kỹ thuật và công nghệ, xây dựng và môi trường, kinh tế tài chính. Việc thẩm định dự án có ý nghĩa quan trọng vì nó cho phép xác định tính hiệu quả, sự tồn tại, khả năng sinh lời, khả năng hoàn vốn và nguồn huy động để xây dựng dự án. III.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và các biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 1.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp Vốn cố định được ứng ra và sau một thời gian tương đối dài mới thu hồi được toàn bộ. Do vậy, việc sử dụng tốt số vốn cố định hiện có là vấn đề có ý nghĩa kinh tế rất lớn. Để đánh giá được trình độ tổ chức và sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp cần sử dụng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn cố định: 1.1.Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong kỳ. Chỉ tiêu này có thể được xác định theo công thức sau: = Chỉ tiêu này phản ánh 01 đồng TSCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Thông qua chỉ tiêu này cũng cho phép đánh giá trình độ sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. 1.2.Hàm lượng vốn cố định. Hàm lượng vốn cố định = Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ. Hàm lượng vốn cố định tăng khi vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ tăng hoặc doanh thu thuần giảm. Hàm lượng vốn cố định càng cao chứng tỏ mức chi phí lưu động để tạo ra 01 đồng doanh thu thuần càng lớn, càng không có hiệu quả. 1.3.Hệ số huy động vốn cố định: Phản ánh mức độ huy động vốn cố định hiện có vào hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp và được xác định: = 1.4.Hệ số hao mòn TSCĐ. Chỉ tiêu này một mặt phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu, nếu hệ số này tiến gần tới một chứng tỏ TSCĐ đang sử dụng càng cũ. Cho thấy doanh nghiệp ít đầu tư đổi mới TSCĐ. Mặt khác, nó phản ánh tổng quát về năng lực của TSCĐ, tình trạng kỹ thuật của TSCĐ cũng như vốn cố định ở thời điểm đánh giá. Công thức tính như sau: = 1.5.Hệ số đổi mới TSCĐ trong kỳ. Hệ số đổi mới TSCĐ trong kỳ = Hệ số này cho biết tình hình sử dụng vốn để đầu tư đổi mới TSCĐ, tăng năng lực sản xuất, tăng tiềm lực công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp. 1.6.Sức sinh lợi của TSCĐ. Sức sinh lợi của TSCĐ = Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ mang lại mấy đồng lợi nhuận thuần. Ngoài ra còn sử dụng công thức sau: = Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ mang lại mấy đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2.Các biện pháp chủ yếu để bảo toàn và nâng cao hiệu quả vốn cố định. Trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất nói chung và vốn cố định nói riêng, là yêu cầu có tính chất sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng vốn cố định có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp, cần chú ý một số biện pháp sau: +/Lập và thực hiện tốt dự án đầu tư TSCĐ +/Quản lý chặt chẽ, huy động tối đa năng lực của TSCĐ hiện có vào hoạt động kinh doanh: Cần lập sổ sách theo dõi đối với từng TSCĐ. Thường xuyên kiểm soát tình hình sử dụng TSCĐ để huy động đầy đủ và kịp thời TSCĐ hiện có vào hoạt động. +/Khi nền kinh tế có lạm pháp ở mức cao cần thực hiện điều chỉnh lại nguyên giá TSCĐ theo quy định của pháp luật để đảm bảo thu hồi đầy đủ vốn cố định của doanh nghiệp. +/Thực hiện khấu hao TSCĐ một cách hợp lý, việc khấu hao phải tính đến cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình, đảm bảo thu hồi đầy đủ và kịp thời vốn cố định. +/Thực hiện việc bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ theo định kỳ, tránh tình trạng TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn sử dụng, cần cân nhắc hiệu quả của việc sửa chữa lớn với việc thanh lý tài sản để mua sắm TSCĐ mới. +/Chú trọng thực hiện đổi mới TSCĐ một cách kịp thời và thích hợp để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. +/Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, bảo toàn vốn. Tham gia bảo hiểm đối với TSCĐ đặc biệt những TSCĐ như phương tiện vận tải, những nguyên nhân khách quan có thể gây ra như hoả hoạn, bảo lụt và những bất chắc khác có thể xảy ra. Chương II Tình hình sử dụng vốn cố định của công ty xây dựng số 1 Hà Nội I.Đặc điểm tình hình chung của công ty xây dựng số 1 Hà Nội 1.Lịch sử hình thành và phát triển Công ty xây dựng số 1 Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở xây dựng Hà Nội. Trước đây công ty xây dựng số 1 Hà Nội có tên là Công ty xây dựng nhà ở Hà Nội, được thành lập ngày 25/1/1972 theo quyết định số 129/TCCQ của Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội trên cơ sở sát nhập hai công ty lắp ghép nhà ở số 1 và số 2. Ngày 10/2/1993 công ty được đổi tên thành Công ty xây dựng số 1 Hà Nội. Hiện nay trụ sở chính của công ty được đặt tại số 2 phố Tôn Thất Tùng-Đống Đa-Hà Nội. Tên giao dịch của công ty: Trong nước: Công ty xây dựng số 1 Hà Nội. Quốc tế: Ha Noi Construction Company No 1 (HCCI) Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội. Công ty xây dựng số 1 Hà Nội ra đời cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu về xây dựng nhà ở, xây dựng các khu đô thị mới của thành phố như khách sạn Hà Nội II tầng – Giảng Võ, trung tâm giao dịch thuỷ sản – Seaprodex - Láng Hạ, chợ Đồng Xuân, Viện triết học Việt Nam Láng Hạ… 2. Sản phẩm ngành nghề kinh doanh của công ty - Xây dựng công trình nhà ở, công trình dân dụng, côngtrình văn hoá; - Xây dựng công trình công cộng và phần bao che công trình công nghiệp quy mô lớn; - Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, các công trình giao thông đường bộ, công trình thuỷ lợi; - Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, các loại bê tông, gạch không nung và đá ốp láp, các kết cấu gỗ, khung nhôm phục vụ xây dựng; - Lập quản lý và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng để phát triển các khu đô thị, liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để phát triển sản xuất và thực hiện các đề án đầu tư của công ty; - Kinh doanh nhà; - Kinh doanh khách sạn, dịch vụ du lịch và lữ hành quốc tế; - Xuất khẩu lao động và chuyên gia. - Lập các dự án đầu tư, quản lý dự án đầu tư. Thiết kế, soạn thảo hồ sơ mời thầu, giám sát và quản lý quá trình thi công xây lắp, quản lý chi phí xây dựng và nghiệm thu công trình. 3. Đặc điển tổ chức và quy trình sản xuất. a. Đặc điểm tổ chức sản suất Hoạt động xây lắp công trình dân dụng Trong 30 năm qua, kể từ khi thành lập Công ty luôn cố gắng tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo đúng tiến độ thi công đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mang lại cuộc sống ổn định cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, và hoàn thành tốt mọi nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Công ty đã không ngừng phát huy mọi tiềm năng trong công việc khai thác thị trường, mở rộng và đa dạng việc kinh doanh sản xuất trên nhiều lĩnh vực. Song công ty vẫn phát huy vai trò chính của một đơn vị xây lắp chuyên ngành. Trong năm 2002 công ty đã trúng thầu nhiều công trình, đạt giá trị nhận thầu xây lắp 10,2 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh: Kinh doanh vật liệu xây dựng: Với lợi thế là một công ty xây dựng, công ty đã tham gia vào lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng nhằm hỗ trợ kịp thời, chủ động trong xây lắp, thúc đẩy công ăn việc làm cho công nhân viên của công ty. Kinh doanh nhà: Công ty không những nhận thầu những hợp đồng xây dựng có giá trị lớn, đảm bảo đúng tiến độ cam kết và những yêu cầu về kỹ thuật công trình mà còn tiến hành xây dựng nhà với mục đích kinh doanh. 4. Cơ cấu bộ máy quản lý tại đơn vị Bộ máy tổ chức quản lý của công ty xây dựng số1 Hà Nội được tổ chức theo kiểu trực tuyến trên 3 cấp độ: Cấp công ty; cấp xí nghiệp; đội xây dựng và cấp tổ. Xem Sơ đồ số1 : Bộ máy quản lý của công ty xây dựng số 1 Hà Nội Đứng đầu là giám đốc công ty: Là người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và pháp luật Nhà nước về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các quyết định có liên quan đến lĩnh vực được phân công. Giám đốc xí nghiệp kinh doanh dich vụ trực thuộc công ty cử cán bộ giám sát việc thực hiện các quy trình tại nơi sản xuất, thi công, kinh doanh dịch vụ. Các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn tham mưu cho giám đốc trong công tác điều hành thuộc lĩnh vực mình phụ trách. 5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán. Để phù hợp với đặc điểm của ngành kinh doanh xây lắp cũng như yêu cầu của cơ quan quản lý kinh tế, bộ máy kế toán của công ty xây dựng số1 Hà Nội được xây dựng theo mô hình kế toán tập trung. Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, hình thức kế toán Nhật ký chung. Đây là hình thức sổ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác quản lý của công ty, phù hợp với mức độ phân cấp quản lý kinh tế nội bộ giữa công ty và các xí nghiệp trực thuộc. Nhờ đó, công ty đã phát huy được đầy đủ khả năng, trình độ của các cán bộ phòng kế toán và đã sử dụng họ một cách hợp lý nhằm đảm bảo hiệu quả và chất lượng công tác Tài chính - kế toán của công ty. Bộ máy kế toán chủ yếu tại phòng tại vụ của công ty gồm 10 người Xem Sơ đồ số 2: Cơ cấu bộ máy tổ chức kế toán tại công ty II.Tình hình quản lý, sử dụng vốn cố định và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty xây dựng số 1 Hà Nội 1. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hơn 30 năm kể từ khi thành lập đến nay, công ty xây dựng số 1 Hà Nội đã không ngừng phấn đấu trong mọi lĩnh vực. Điều đó được thể hiện thông qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh luôn đạt doanh thu cao và thực hiện tốt mọi nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. Mặt khác với vị thế và uy tín của công ty trong ngành xây lắp vì vậy công ty đã giải quyết được khối lượng lớn việc làm cho người lao động, đảm đời sống ổn định cho toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty. Trong điều kiện cơ chế thị trường để tồn tại, phát triển lâu dài và bền vững, lãnh đạo công ty cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên đã, đang và sẽ luôn cố gắng tìm ra những điểm không phù hợp, lạc hậu so với cơ chế mới để tìm cách điều chỉnh khắc phục kịp thời. Dưới đây là bảng khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: Biểu số 1: kết quả sản xuất kinh doanh của công ty (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh 01– 02 Số tiền (%)DT Số tiền (%)DT Số tiền % 1.Tổng doanh thu 2.Các khoản giảm trừ 3.Doanh thu thuần (1-2) 4.Giá vốn hàng bán 5.Lợi nhuận gộp (3- 4) 6.Chi phí bán hàng 7.Chi phí quản lý doanh nghiệp 8.Lợi nhuận từ HĐKD [5- (6+7)] 9.Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 10.Lợi nhuận từ hoạt động bất thường 11.Tổng lợi nhuân trước thuế 12.Thuế thu nhập doanh nghiệp 13.Lợi nhuận sau thuế 32.802 - 32.802 28.350 4.452 - 1.777 2.675 - 3.270 3.426 3.089 783 2.306 86,43 13,57 - 5,4 8,15 - 10,4 9,4 2,39 7 52.911 - 52.911 48.125 4.786 - 2.294 2.492 70 150 2.713 693 2.019 91 9,05 - 4,34 4,7 0,13 0,28 5,13 1,3 3,82 20.109 - 20.109 19.775 334 - 517 -183 -3.340 -3.276 -376 -90 -287 61,3 - 61,3 69,8 7,5 - 29,1 -6,8 -102 -95,6 -12,2 -11,5 -12,5 Doanh thu hàng năm có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì nó là nguồn tài chính quan trọng để trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp để doanh nghiệp tái sản suất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước, góp vốn cổ phần, tham gia liên doanh liên kết với các đơn vị khác…Đối với ngành xây dựng cơ bản, do tính chất và đặc thù riêng nên việc tiêu thụ sản phẩm chịu ảnh hưởng khách quan của chế độ thanh toán theo khối lượng hoàn thành quy ước, hoặc thanh toán theo đơn vị hạng mục công trình đã hoàn thành, cho nên doanh thu phụ thuộc vào thời gian và tiến độ công việc. Nhìn vào biểu số 1 ta thấy doanh thu năm 2002 của đơn vị là 52.911 triệu đồng tăng 61,3% ( 20.109 triệu đồng) so với năm 2001. Là do năm 2002 công ty đã hoàn thành nhiều công trình hơn và số hàng hoá bán ra cũng nhiều hơn năm 2001. Giá vốn hàng bán năm 2002 là 48.125 triệu đồng, so với doanh thu tỉ lệ tăng từ 86,43% năm 2001, lên 91% năm 2002. Vì vậy, tỷ lệ lợi nhuận gộp giảm từ 13,57% năm 2001 xuống còn 9,05% năm 2002. Điều này cho thấy công ty cần phải có những biện pháp tốt hơn nhằm tiết kiệm chi phí trực tiếp để hạ giá thành công trình. Lợi nhuận trước thuế năm 2002 là 2.713 triệu đồng, giảm 12,2% (- 376 triệu đồng) so với năm 2001. Trong đó lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm 6,8% (- 183 triệu đồng), do công ty phải cạnh tranh gay gắt giảm giá thầu để được trúng thầu nên đã làm giảm lợi nhuận, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty. Lợi nhuận từ hoạt động bất thường giảm 45,6% (- 3.276 triệu đồng) và lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm 3.340 triệu đồng. 2. Khái quát tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty. 2.1.Tình hình kết cấu vốn của công ty Lợi nhuận là mục đích trước tiên của các doanh nghiệp. Nhưng để có thể tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải sử dụng một số vốn nhất định để đầu tư, mua sắm những yếu tố cần thiết cho quá trình đó, vốn đó gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Biểu số 2: Kết cấu vốn kinh doanh của công ty (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh 01/ 02 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % Tổng số vốn kinh doanh Vốn cố định Vốn lưu động 39.608 6.057 33.551 100 15,3 84,7 55.255 6.057 49.198 100 11 89 15.647 0 15.647 39,5 0 46,6 Nhìn vào biểu số 2 ta thấy: Tổng số vốn kinh doanh của công ty tính đến năm 2002 là 55.255 triệu đồng tăng 39,5% (+ 15.647 triệu đồng) so với năm 2001. Số vốn cố định giữ nguyên trong 2 năm là 6.057 triệu đồng, nhưng tỷ trọng giảm từ 15,3% năm 2001 xuống 11% năm 2002. Vốn lưu động tăng 46,6% (15.647 triệu đồng) so với năm 2001 và tỷ trọng tăng từ 84,7% năm 2001 lên 89% năm 2002. 2.2.Tình hình nguồn vốn: Biểu số 3: Tình hình nguồn vốn kinh doanh của công ty (Đơn vị tính : Triệu đồng) Chỉ tiêu 2001 2002 So sánh Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % Tổng nguồn vốn KD I. Vay 1. Vay ngắn hạn 2. Vay dài hạn II. Vốn chủ sở hữu 39.608 28.001 26.840 1.171 11.597 100,00 70,7 95,8 4,2 29,3 55.255 41.402 39.451 1.951 13.853 100,00 74,9 95,3 4,7 25,1 15.647 13.401 12.611 780 2.256 39,5 47,9 47 66,6 19,5 Nhìn vảo biểu số 3 ta thấy vốn vay chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty. Tổng nguồn vốn kinh doanh là: 39.608 triệu đồng năm2001, năm 2002 là 55.255 triệu đồng. Trong đó vốn vay chiếm 70,7% năm 2001 và 74,9% năm 2002. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2002 là 13.853 triệu đồng, tăng 19,5% (+ 2.256 triệu đồng) so với năm 2001, mặc dù tỷ trọng nguồn vốn này giảm từ 29,3% năm 2001 xuống 25,1% năm 2002. Như vậy, TSCĐ của công ty được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu là chủ yếu. Đây là mặt mạnh của công ty khi tham dự thầu và các hoạt động kinh doanh khác. 3.Tình hình tài sản cố định của công ty. Qua số liệu biểu số 4 ta thấy, năm 2002 tổng nguyên giá TSCĐ là 12.500 triệu đồng TSCĐ tăng 13,9% (+ 1.523,5 triệu đồng) so với năm 2001. Trong đó: TSCĐ là máy móc thiết bị sản xuất tăng 38,8% (+1512 triệu đồng) so với năm 2001. Phương tiện vận tải giảm 5,93% (-103 triệu đông). Đối với thiết bị dụng cụ quản lý tăng 48,6% (+114,4 triệu đồng) so với năm 2001. Toàn bộ số TSCĐ đã được đưa vào sử dụng, không có TSCĐ chưa cần dùng và chờ thanh lý. Chứng tỏ công ty đã tận dụng khai thác triệt để những tài sản cố định sẵn có vào sản suất, tránh tình trạng thừa ứ đọng vốn một cách lãng phí, từ khi lập kế hoạch mua sắm TSCĐ mới phải phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Biểu số 4: Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tuyệt đối % Tổng số I.TSCĐ dùng trong SXKD Nhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị sản xuất Phương tiện vận tải Thiết bị dụng cụ quản lý II.TSCĐ chưa cần dùng III.Tài sản cố định chờ thanh lý 10.976 10.976 5.109 3.897 1.735 235 - - 100 46,55 35,50 15,81 2,14 - - 12.500 12.500 5.109 5.409 1.632 350 - - 100 40,87 43,27 13,06 2,8 - 1.524 1.524 - 1.512 -103 115 - - 13,88 13,88 - 38,8 -5,93 48,9 - - Công ty đã kịp thời thanh lý để thu hồi, tránh lãng phí đối với TSCĐ không cần dùng hoặc giá trị sử dụng thấp, tránh lãng phí. 4.Tình hình trích khấu hao TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh. Biểu số 5: Tình hình trích khấu hao TSCĐ (Đơn vị tính: Triệu đồng) Loại TSCĐ Nguyên giá Số khấu hao luỹ kế Giá trị còn lại Số tiền %Nguyên giá Số tiền % Nguyên giá 1. Nhà cửa vật kiến trúc 2. Máy móc thiết bị 3. Phương tiện vận tải 4. Thiết bị dụng cụ quản lý Cộng 5.109 5.409 1.632 349,6 12.500 1.121 2.042 878 182 4.223 21,9 37,8 53,8 52,1 33,8 3.988 3.367 754 167,6 8.276,6 78,1 62,2 46,2 47,9 66,2 Tính đến cuối năm 2002, số khấu hao luỹ kế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0134.doc
Tài liệu liên quan