Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam

Một số loại dự án hỗ trợ kỹ thuật (dự án hỗ trợ kỹ thuật, chương trình đào tạo tại Nhật Bản) tập trung vào chuyển giao công nghệ thông qua việc cử chuyên gia Nhật Bản cùng với việc cung cấp một số trang thiết bị và máy móc thiết yếu hoặc cử người Việt Nam sang đào tạo tại Nhật Bản.

- Trong dự án hỗ trợ kỹ thuật, phía Việt Nam quản lý dự án bằng cách bổ nhiệm Giám đốc dự án, quản đốc dự án và nhân viên đối tác khác. JICA sẽ tuyển chọn và cử chuyên gia Nhật Bản, đưa ra khuyến nghị tổng thể, hướng dẫn kỹ thuật và tư vấn thực hiện dự án. Xem xét những mối quan hệ này, dự án được thực hiện thông qua việc liên lạc và tư vấn hàng ngày giữa đối tác Việt Nam và chuyên gia Nhật Bản với sự chủ động cao của phía Việt Nam.

- Dự án hỗ trợ kỹ thuật có thể được thực hiện nhằm nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ xã hội cho các cơ quan quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị được tài trợ thông qua các dự án không hoàn lại hoặc dự án vốn vay ưu đãi.

- Nghiên cứu phát triển tập trung vào lập các quy hoạch tổng thể và nghiên cứu khả thi đối với ngành và địa phương như quy hoạch giao thông vận tải hoặc kế hoạch phát triển thành phố ở Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng Trong các nghiên cứu phát triển, JICA cử chuyên gia phối hợp với phía Việt Nam đánh giá thực trạng của các ngành và địa phương và đề xuất chiến lược trung và ngắn hạn cũng như các dự án cụ thể. Những dự án này có thể trở thành các dự án để Chính phủ Việt Nam xem xét đầu tư hoặc kêu gọi hỗ trợ của các nhà tài trợ

- Sau khi có hiệp định ký kết giữa Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Việt Nam, JICA chịu trách nhiệm thực hiện hầu hết các dự án hợp tác kỹ thuật (dự án hợp tác kỹ thuật, nghiên cứu phát triển ). Ví dụ, JICA lựa chọn chuyên gia và cử họ sang Việt Nam và quản lý đấu thầu mua sắm trang thiết bị.

 

doc33 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3169 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác nước đang phát triển trong thời gian hai năm góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước và đào tạo nhân lực nước tiếp nhận. Chương trình này cũng góp phần tăng sự hiểu biết lẫn nhau, thiết lập quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước. + Hợp tác kỹ thuật kiểu dự án: Đây là sự phối hợp 3 hình thức hợp tác kỹ thuật trọn gói, gồm đào tạo kỹ thuật tại Nhật Bản, cử chuyên gia và cung cấp máy móc thiết bị. Các dự án dạng này thường được thực hiện trong khoảng 3-5 năm, qua đó các kiến thức chuyên môn của Nhật Bản được áp dụng và chuyển giao cho các nước đối tác và có thể được phổ biến rộng rãi sau khi dự án kết thúc. + Nghiên cứu phát triển: Đây là hình thức Chính phủ Nhật Bản cử các đoàn khảo sát nghiên cứu phối hợp làm việc với các cơ quan liên quan nước tiếp nhận chuẩn bị các Quy hoạch tổng thể, Báo cáo khả thi, Thiết kế chi tiết, nhằm hỗ trợ việc hoạch định các dự án phát triển cấp bách và ưu tiên cao. Tín dụng ODA: Đây là khoản tín dụng trực tiếp của Chính phủ Nhật Bản dành cho nước tiếp nhận để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với các tiêu chuẩn của DAC và OECD. Việc cung cấp tín dụng ODA Nhật Bản ngày nay được thực hiện thông qua JBIC. Tín dụng ODA Nhật Bản có thể được chia làm 2 nhóm chính: Tín dụng dự án và Tín dụng phi dự án - Tín dụng dự án, bao gồm: + Tín dụng dự án thông thường: Đây là dạng tín dụng ODA cơ bản, được cung cấp với mục đích mua sắm thiết bị, máy móc; xây dựng các công trình dân sự; dịch vụ tư vấn và các nhu cầu khác đối với dự án. Ngoài ra còn có hình thức đồng tài trợ: được cấp trong trường hợp nhu cầu vốn đâu tư cho một dự án lớn vượt quá khả năng của JBIC thì có thể dùng hình thức đồng tài trợ cùng với các nhà tài trợ khác. + Tín dụng thiết kế dự án: Đây là khoản tín dụng được cung cấp để tiến hành các dịch vụ cần thiết trước khi thực hiện dự án như công tác lập dự án, công tác chuẩn bị đấu thầu... + Tín dụng hai bước: Đây là khoản tín dụng được thực hiện thông qua cơ quan tài chính nước tiếp nhận, đối tượng thụ hưởng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các lĩnh vực công nghiệp chế tạo và nông nghiệp để thực hiện các dự án phát triển. - Tín dụng ODA phi dự án, bao gồm: + Tín dụng hàng hóa: Đây là loại tín dụng được cấp cho các nước đang phát triển bị thiếu hụt dự trữ ngoại tệ nhằm giúp các nước này có thể nhập khẩu hàng hóa, ổn định nền kinh tế. + Tín dụng điều chỉnh cơ cấu: Đây là loại tín dụng được cung cấp để các nước đang phát triển thực hiện cải cách kinh tế theo định hướng thị trường. + Tín dụng nghành: Đây là loại tín dụng hàng hóa hỗ trợ phát triển một nghành cụ thể của nước nhận. ODA đa phương Đây là hình thức đóng góp tài chính hoặc kỹ thuật của Chính phủ Nhật Bản cho các tổ chức quốc tế đa phương như UNDP, UNHCR,... và các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB ... với mục tiêu góp phần thúc đẩy ổn định và phát triển tại các nước đang phát triển. Đóng góp cho các tổ chức đa phương thường được thực hiện dưới dạng hợp tác kỹ thuật trong khi đóng góp cho các tổ chức tài chính quốc tế ở dạng tài chính Chính sách ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam Vị trí của Việt Nam trong chính sách ODA của Nhật Bản Kể từ năm 1986, với chính sách Đổi mới, Việt Nam đã có những bước tiến lớn và đang chuyển dần theo hướng nền kinh tế thị trường. Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN và năm 1998 trở thành thành viên của APEC, cuối năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO. Điều đó chứng tỏ Việt Nam tích cực thúc đẩy và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, trong đó có Nhật Bản. Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Nhật Bản tháng 7/2011 đạt 907 triệu USD, tăng 6,2% so với tháng trước và tăng 15,8% so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Nhật Bản 7 tháng đầu năm 2011 đạt 5,6 tỉ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 9,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước 7 tháng đầu năm 2011.Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác dẫn đầu mặt hàng về kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Nhật Bản 7 tháng đầu năm 2011 đạt 1,5 tỉ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ, chiếm 26,9% trong tổng kim ngạch.  Trong 7 tháng đầu năm 2011, một số mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng mạnh: Phương tiện vận tải khác và phụ tùng đạt 186,5 triệu USD, tăng 233,6% so với cùng kỳ, chiếm 3,3% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là xăng dầu các loại đạt 77 triệu USD, tăng 82,4% so với cùng kỳ, chiếm 1,4% trong tổng kim ngạch; thuốc trừ sâu và nguyên liệu đạt 20,2 triệu USD, tăng 53% so với cùng kỳ, chiếm 0,4% trong tổng kim ngạch; sau cùng là hoá chất đạt 135 triệu USD, tăng 50,2% so với cùng kỳ, chiếm 2,4% trong tổng kim ngạch.   Ngược lại, một số mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản 7 tháng đầu năm 2011 có độ suy giảm: Thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt 1,1 triệu USD, giảm 64,8% so với cùng kỳ, chiếm 0,02% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là nguyên phụ liệu dược phẩm đạt 305 nghìn USD, giảm 43,7% so với cùng kỳ; sản phẩm từ giấy đạt 31 triệu USD, giảm 38% so với cùng kỳ, chiếm 0,6% trong tổng kim ngạch; sau cùng là kim loại thường khác đạt 85,4 triệu USD, giảm 26,5% so với cùng kỳ, chiếm 1,5% trong tổng kim ngạch. Trong tháng 1/2007, Việt Nam và Nhật Bản cũng đã tiến hành đàm phán chính thức về EPA. Sau 6 phiên đàm phán, tuy vẫn còn có những khoảng cách chưa thu hẹp nhưng cấp cao hai bên thỏa thuận sớm kết thúc đàm phán để ký EPA trong thời gian tới. Nhật Bản hoan nghênh các nỗ lực của Việt Nam hướng tới nền kinh tế thị trường và hứa sẽ xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam trên cơ sở thành tích kinh tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO.  Việt Nam và Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện giai đoạn III Sáng kiến chung Việt - Nhật nhằm cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, hỗ trợ thúc đẩy tam giác phát triển và hành lang Đông - Tây cũng như hợp tác trong GMS, nghiên cứu giúp giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông ở Hà nội và Tp. HCM... Cho đến nay, có 5 dự án đầu tư của Việt Nam sang Nhật Bản là Công ty liên doanh Gemasa Corp (dịch vụ hàng hải), Công ty liên doanh Yasaka-Sài Gòn, Công ty liên doanh dịch vụ du lịch và nhà hàng Việt-Nhật (khách sạn - du lịch), Vijasgate Japan (ký kết hợp đồng sản xuất phần mềm), Công ty trách nhiệm hữu hạn phần mềm FPT Nhật Bản. Tổng vốn đầu tư sang Nhật Bản là 2.1 triệu USD, trong đó vốn thực hiện là 400.000 USD. Cơ cấu và hình thức cung cấp ODA của Nhật Bản vào Việt Nam ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam gồm hai hình thức là viện trợ (viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật) và tín dụng ưu đãi. Tuy nhiên chưa có sự cân xứng giữa phần viện trợ không hoàn lại và phần cho vay. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2006, trong số 103.9 tỉ Yên ODA Nhật Bản cam kết dành cho Việt Nam, có tới gần 91.5% là vốn vay ưu đãi (chiếm 95.1 tỷ Yên), chỉ có khoảng 8.5% là viện trợ không hoàn lại (chiếm 8.8 tỷ Yên) Viện trợ không hoàn lại Từ khi nối lại viện trợ phát triển năm 1992 đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện nhiều loại hình viện trợ không hoàn lại khác nhau cho Việt Nam như: Viện trợ không hoàn lại chung; hợp tác kỹ thuật dạng dự án; nghiên cứu phát triển; cử chuyên gia; đào tạo cán bộ Việt Nam tại Nhật Bản; cung cấp trang thiết bị; viện trợ phi dự án...với tổng trị giá khoảng hơn 1.4 tỷ USD: - Quy mô viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản cho Việt Nam đang có xu hướng giảm dần do mức sống của người Việt Nam đã được cải thiện nhanh chóng trong những năm vừa qua. - Chương trình viện trợ không hoàn lại tập trung ưu tiên vào các dự án đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người, được hỗ trợ bằng cách cung cấp cơ sở trang thiết bị cần thiết. Các lĩnh vực mục tiêu bao gồm các dự án giáo dục, y tế và sức khỏe, cấp nước, phát triển nông nghiệp, nâng cấp cơ sở hạ tầng công cộng như đường, cầu, sân bay và bảo vệ môi trường. - Bộ Ngoại giao Nhật Bản quyết định và thực hiện dự án viện trợ không hoàn lại. JICA chịu trách nhiệm khảo sát thiết kế cơ sở cho việc xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị và nguyên vật liệu; hỗ trợ thực hiện dự án và sau dự án. - Cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản hoặc các nhà tài trợ khác nhằm nâng cao năng lực cho các đối tác Việt Nam, các trang thiết bị được cung cấp để có thể sử dụng hiệu quả. Ngoài ra, thông qua chương trình hợp tác kỹ thuật, Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ lập các qui hoạch tổng thể phát triển các ngành như điện, giao thông, nghiên cứu khả thi, lập thiết kế chi tiết, khảo sát về môi trường..., đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý tại Nhật Bản, cử chuyên gia tư vấn, người tình nguyện sang Việt Nam làm việc... Hỗ trợ kỹ thuật Một số loại dự án hỗ trợ kỹ thuật (dự án hỗ trợ kỹ thuật, chương trình đào tạo tại Nhật Bản) tập trung vào chuyển giao công nghệ thông qua việc cử chuyên gia Nhật Bản cùng với việc cung cấp một số trang thiết bị và máy móc thiết yếu hoặc cử người Việt Nam sang đào tạo tại Nhật Bản. - Trong dự án hỗ trợ kỹ thuật, phía Việt Nam quản lý dự án bằng cách bổ nhiệm Giám đốc dự án, quản đốc dự án và nhân viên đối tác khác. JICA sẽ tuyển chọn và cử chuyên gia Nhật Bản, đưa ra khuyến nghị tổng thể, hướng dẫn kỹ thuật và tư vấn thực hiện dự án. Xem xét những mối quan hệ này, dự án được thực hiện thông qua việc liên lạc và tư vấn hàng ngày giữa đối tác Việt Nam và chuyên gia Nhật Bản với sự chủ động cao của phía Việt Nam. - Dự án hỗ trợ kỹ thuật có thể được thực hiện nhằm nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ xã hội cho các cơ quan quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị được tài trợ thông qua các dự án không hoàn lại hoặc dự án vốn vay ưu đãi. - Nghiên cứu phát triển tập trung vào lập các quy hoạch tổng thể và nghiên cứu khả thi đối với ngành và địa phương như quy hoạch giao thông vận tải hoặc kế hoạch phát triển thành phố ở Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng…Trong các nghiên cứu phát triển, JICA cử chuyên gia phối hợp với phía Việt Nam đánh giá thực trạng của các ngành và địa phương và đề xuất chiến lược trung và ngắn hạn cũng như các dự án cụ thể. Những dự án này có thể trở thành các dự án để Chính phủ Việt Nam xem xét đầu tư hoặc kêu gọi hỗ trợ của các nhà tài trợ - Sau khi có hiệp định ký kết giữa Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Việt Nam, JICA chịu trách nhiệm thực hiện hầu hết các dự án hợp tác kỹ thuật (dự án hợp tác kỹ thuật, nghiên cứu phát triển…). Ví dụ, JICA lựa chọn chuyên gia và cử họ sang Việt Nam và quản lý đấu thầu mua sắm trang thiết bị. Tín dụng ưu đãi của Nhật Bản Tín dụng ưu đãi của Nhật Bản dành cho Việt Nam có một số đặc điểm sau: Tập trung chủ yếu vào việc xây dựng các cơ sở hạ tầng quy mô lớn (đường xá, cầu cảng, các nhà máy điện, các công trình cấp thoát nước…) Quy mô vốn của các dự án này thường từ 40 triệu USD trở lên. Việc cam kết vốn cho dự án thường được tách ra làm nhiều hiệp định và thời gian thực hiện từ 5 năm trở lên. Vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản cho các dự án chiếm tối đa là 85% tổng vốn của dự án Có nhiều điều kiện vay trả cho các dự án tùy thuộc vào từng lĩnh vực. Các điều kiện vay trả này thay đổi tuỳ theo mức thu nhập bình quân đầu người của nước đi vay Các dự án sử dụng vốn vay ưu đãi có thời gian chuẩn bị dài do dự án ODA của Nhật Bản cần sự phân tích cẩn thận của cả hai Chính phủ để tránh tác động xấu do xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế quy mô lớn. Trong quá trình chuẩn bị, đối tác Việt Nam cần chuẩn bị Báo cáo nghiên cứu khả thi và Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Nhiều dự án nói trên đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam như đường số 5, các cầu trên quốc lộ 1, hệ thống thông tin cứu hộ ven biển, nhiệt điện Phả Lại, Phú Mỹ, cầu Bãi Cháy, cầu Thanh Trì, đường 10, 18, cảng Cái Lân…. Các lĩnh vực Việt Nam được ưu tiên nhận ODA của Nhật Bản Hỗ trợ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi Việt Nam phải gấp rút phát triển nguồn nhân lực và xây dựng các cơ cấu tổ chức, bao gồm việc soạn thảo các bộ luật, các hệ thống thuế, các hệ thống tài chính phù hợp. Bởi vậy, Nhật Bản sẽ chú trọng giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực hành chính nhằm góp phần xây dựng một hệ thống kinh tế mới và trong các lĩnh vực liên quan đến kinh tế thị trường. Điện năng và giao thông vận tải Nhật Bản giúp đỡ Việt Nam cải tạo nâng cấp hạ tầng cơ sở để khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm đạt được sự phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu. Việc này bao gồm sự hợp tác trong ngành điện lực để đáp ứng nhu cầu điện năng ngày càng tăng trong tương lai, cũng như sự hợp tác trong ngành giao thông vận tải giữa hai nước. Nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất chính ở Việt Nam. Nhật Bản hợp tác với Việt Nam trong việc cải thiện hạ tầng cơ sở cho ngành này, bao gồm cả việc xây dựng các hệ thống thuỷ lợi để tăng năng suất (phát triển đất đai phù hợp cho nông nghiệp cùng với các dự án nâng cấp hạ tầng cơ sở kinh tế, xã hội và nông nghiệp). Nhật Bản còn hợp tác trong các lĩnh vực như phát triển và phổ biến kỹ thuật nông nghiệp nhằm đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp. Phát triển các nguồn nhân lực và giáo dục Việt Nam đã đạt được các chỉ số xã hội cao, bao gồm các tỷ lệ cao trong giáo dục đại học và trung học. Tiếp tục cải thiện trình độ giáo dục và phát triển các nguồn nhân lực trên diện rộng sẽ cho phép Việt Nam duy trì tính cạnh tranh của mình và có thể phát triển các ngành công nghiệp có trị giá gia tăng cao. Các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ Nhật Bản tích cực tiến hành trợ giúp Việt Nam trong việc cải thiện các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ, bao gồm: - Xây dựng các chương trình dân số và các chương trình liên quan đến phòng chống AIDS. - Tiến hành những dự án có lợi cho người nghèo (ví dụ: xây dựng các hệ thống cấp thoát nước...) thông qua hợp tác với NGOs và sử dụng một cách tích cực viện trợ không hoàn lại cho các dự án dân sinh. Môi trường Nhật Bản đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường và chúng được sử dụng một cách có ích cho Việt Nam. Nhật Bản có thể tiến hành giúp đỡ Việt Nam trong vấn đề môi trường bằng cách khuyến khích chuyển giao các kỹ năng, kỹ thuật trong việc bảo vệ môi trường, trợ giúp dưới dạng cho vay bằng đồng Yên và nghiên cứu phát triển. Tình hình thu hút và sử dụng ODA của Nhật ở Việt Nam Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 8/1994 của Thủ tướng Nhật Bản và chuyến thăm Nhật Bản vào tháng 4/1995 của Tổng bí thư Đỗ Mười, hai bên đã ký kết về khoản tín dụng trị giá 58 tỉ Yên cho 8 dự án, gồm các dự án xây dựng nhà máy thủy điện và nhiệt điện. Tháng 7/1995, Mỹ tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và Việt Nam trở thành viên của ASEAN thì tổng tài trợ ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam là 70 tỉ Yên trong đó viện trợ không hoàn lại là 8.9 tỉ Yên và 3.2 tỉ Yên dành cho hợp tác kỹ thuật. Vẫn trong xu hướng trên, sau khi kết thúc Hội nghị các nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam tháng 12/1996, Nhật Bản tiếp tục tài trợ 92.5 tỉ Yên, trong đó gồm 81 tỉ Yên vốn vay cho 8 dự án cải tạo cơ sở hạ tầng và một dự án phát triển nông thôn; 4.86 tỉ Yên cho 4 dự án viện trợ không hoàn lại là dự án xây dựng cảng cá Vũng Tàu, dự án trang bị máy móc nông nghiệp vùng Tây Bắc, dự án khôi phục các cầu khu vực phía Bắc, dự án xây dựng cơ sở giáo dục giai đoạn 3. Đã có 4.687 tỉ Yên viện trợ kỹ thuật cho việc tiếp nhận hơn 151 cán bộ Việt Nam sang Nhật Bản, 30 chuyên gia và 5 thành viên của đội giúp đỡ thanh niên Hải ngoại được cử đến Việt Nam để thực hiện 15 dự án điều tra kế hoạch cơ bản và khả năng thực thi trong lĩnh vực như giúp đỡ về mặt chính sách giao thông vận tải, nông nghiệp, công nghiệp mỏ. Trong những năm tiếp theo, trong chính sách ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam, đáng lưu ý là việc chuyển quan điểm từ sử dụng ODA để hỗ trợ phát triển phần cứng (phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật) sang hỗ trợ phát triển phần mềm (hạ tầng pháp lý và nguồn lực xã hội). Điều này trùng lặp với quyết định công bố tháng 1/2000 của Chính phủ Nhật Bản về việc điều chỉnh chính sách ODA ngắn hạn cho các nước đang phát triển nói chung và cho Việt Nam nói riêng. Theo đó, ODA của Nhật Bản cho Việt Nam trong 4 năm từ năm 2000 đến năm 2003 có xu hướng: - Tích cực chi viện cho công cuộc cải cách cơ cấu gắn với sự tăng trưởng kinh tế trung và dài hạn. - Chi viện chuyển giao kỹ thuật, xây dựng công nghiệp cơ sở; cải cách, tăng cường hệ thống tiền tệ, pháp chế hóa. - Đảm bảo thực thi viện trợ đúng đắn, cải thiện quy trình điều tra trước khi viện trợ, giám sát quá trình thực thi và đánh giá sau khi dự án được hình thành. Bảng : ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam giai đoạn 2000 - 2007 Năm Tổng ODA (tỷ Yên) Viện trợ không hoàn lại Vay tín dụng ưu đãi Tỷ Yên % Tỷ Yên % 2000 86.4 15.5 17.9 70.9 82.1 2001 91.6 17.3 18.9 74.3 81.1 2002 92.4 13.1 14.2 79.3 85.8 2003 91.7 12.4 13.5 79.3 86.5 2004 94.6 12.6 13.3 82 86.7 2005 100.9 10.1 10 90.8 90 2006 103.9 8.8 8.5 95.1 91.5 2007 123.2 7.4 6 115.8 94 2008* 119.9 - - - - ( Nguồn: MPI .Đơn vị: Tỷ Yên, %) Tháng 3/2000 Chính phủ Nhật Bản quyết định cung cấp bổ sung cho Việt Nam khoản vốn vay đặc biệt 21.3 tỉ Yên lãi suất 1% năm thời gian 40 năm, ân hạn 10 năm cho 2 dự án: Dự án nâng cấp cảng Hải Phòng (khoảng 120 triệu USD) và dự án xây dựng cầu Bính - Hải Phòng (khoảng 80 triệu USD). Từ năm 2001, Nhật Bản cắt giảm 10% ngân sách ODA nhưng vẫn giữ và tăng kim ngạch ODA cho Việt Nam, tổng vốn ODA là 91.6 tỷ Yên, trong đó viện trợ không hoàn lại là 17. 3 tỷ Yên, tín dụng ưu đãi là 74.3 tỷ Yên. Tính đến 31/3/2002, Nhật Bản đã có 335 dự án ở Việt Nam với số vốn đăng ký 4.06 tỷ USD, đứng thứ 3 sau Singapore và Đài Loan về số vốn đăng ký nhưng đứng đầu về kim ngạch đầu tư đã đi vào thực hiện (3.052 tỷ USD). Tín dụng ưu đãi Nhật Bản dành cho Việt Nam FY 2002 đạt 79.3 tỷ Yên, tăng 6.75% so với 74.314 tỷ Yên của FY 2001. Từ năm 2002 - 2006, tổng vốn viện trợ Nhật Bản cho Việt Nam vào khoảng 479 tỉ Yên, tương đương 4.1 tỉ USD. Chính phủ Nhật tiến hành viện trợ cho 26 dự án chính liên quan đến xây dựng trường tiểu học và trung học cơ sở, cung cấp thiết bị y tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề với tổng vốn 213 triệu Yên. Năm 2007, Chính phủ Nhật cũng đã viện trợ cho 3 dự án, trong đó có 1 dự án cung cấp máy in chữ nổi cho người mù vừa mới ký cam kết thực hiện. Nhật Bản cũng dành cho Việt Nam hiệp định cho vay ưu đãi trị giá trên 94 tỷ Yên. Đây là lần thông qua khoản vay ưu đãi lớn nhất, thuộc FY 2007 của Chính phủ Nhật Bản đối với Việt Nam. Khoản vay 94 tỷ Yên này được cấp cho 6 dự án cơ sở hạ tầng lớn của Việt Nam, gồm đường bộ cao tốc Bắc - Nam (đoạn Tp.HCM - Dầu Giây), đường sắt đô thị thành phố Hà Nội (tuyến số 1), đường vành đai 3 thành phố Hà Nội, mạng truyền tải và phân phối điện, cải tạo môi trường nước Tp.HCM giai đoạn hai và cải tạo môi trường nước thành phố Huế. Tại Hội nghị CG (7/2007), Nhật Bản tuyên bố viện trợ ODA FY 2007 cho Việt Nam mức kỷ lục là 123.2 tỷ Yên (tương đương 1.1 tỷ USD) tăng 19% so với năm trước, trong đó khoản cho vay là 115.8 tỷ Yên và khoản viện trợ không hoàn lại là 7.4 tỷ Yên. Trong năm tài khóa 2010 (kết thúc ngày 31-3-2011), vốn vay của Nhật Bản cam kết cho Việt Nam lên tới hơn 86,5 tỷ Yên, tương đương 1 tỷ 41 triệu USD dành cho 6 dự án. Ông Tsuno Motonori, Trưởng Đại diện JICA tại Việt Nam cho biết, các công trình mới được cam kết trong năm tài khóa 2010 đều là những công trình phù hợp với nhu cầu của Việt Nam, có mức ưu tiên và tính cấp bách cao.  Ba dự án lớn, trị giá 58,18 tỷ Yên, tương đương hơn 700 triệu USD vừa được ông Tsuno Motonori, Trưởng Đại diện JICA tại Việt Nam và ông Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Bộ Tài chính ký kết Hiệp định. Đó là các dự án xây dựng cầu Nhật Tân với trị giá hơn 24 tỷ Yên (299 triệu USD), dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn II với trị giá 29,8 tỷ Yên (360 triệu USD) và Chương trình tín dụng hỗ trợ xóa đói giảm nghèo lần thứ 9 với trị giá 3,5 tỷ Yên (42,1 triệu USD).  Phía Nhật Bản cũng cam kết ODA cho Việt Nam vay trong năm 2011 đạt hơn 145 tỷ Yên, tương đương 1,76 tỷ USD. Mức này đã vượt mức cam kết của năm tài khóa 2009 và là mức cao kỷ lục kể từ năm 1992 khi Nhật Bản bắt đầu hỗ trợ ODA cho Việt Nam.  Cho đến nay, nhiều công trình sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản đã đi vào sử dụng, và góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam như Quốc lộ 5, nhà máy nhiệt điện Phả Lại, nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi, nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ..., nhiều dự án lớn như Quốc lộ 10, Quốc lộ 18, thoát nước Hà Nội... Trong đó, có những công trình được xem là niềm tự hào của Việt Nam như cầu Bãi Cháy, nhà ga hành khách quốc tế mới sân bay Tân Sơn Nhất, đường cao tốc Đông Tây Sài Gòn, đường hầm Hải Vân, nhà máy nhiệt điện Phả Lại, nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, dự án cải thiện môi trường nước ở Hà Nội và Tp.HCM... Trong điều kiện nguồn vốn ODA ngày càng hạn hẹp, việc Nhật Bản vẫn duy trì mức ODA cam kết hàng năm khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ song phương. Nhật Bản vẫn tiếp tục là đối tác và là nhà tài trợ ODA lớn cho Việt Nam. Bên cạnh các khoản đóng góp đa phương, Nhật Bản là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam.Theo chính sách viện trợ của Nhật Bản, các khoản vay ưu đãi với lãi suất 0.75-1.5%/năm và thời gian ân hạn 20-40 năm vẫn tiếp tục được cung cấp cho các nước có GDP bình quân đầu người từ 1436 đến 2975 USD/năm. Như vậy, điều kiện này sẽ còn phù hợp với Việt Nam ít nhất là trong giai đoạn 2010-2020 Đánh giá hiệu quả ODA của Nhật tại Việt Nam. Thông qua các nguồn ODA, Nhật Bản đã giúp Việt Nam xây dụng nhiều công trình hạ tầng kinh tế – xã hội. Điểm qua các công trình xây dựng trọng điểm trên cả nước đã và đang thực hiện, khá nhiều công trình có sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ Nhật. Trong đó có cả những công trình được xem là niềm tự hào của Việt Nam như: Cầu Bãi Cháy, Nhà ga hành khách quốc tế mới sân bay Tân Sơn Nhất, Đường cao tốc Đông Tây Sài Gòn, Đường hầm Hải Vân, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, dự án cải thiện môi trường nước ở Hà Nội và Tp.HCM...Ngoài ra, thông qua các nguồn ODA, Nhật Bản cũng cung cấp một số lượng đáng kể học bổng để đào tạo đại học và sau đại học cho các sinh viên và cán bộ khoa học – kỹ thuật của Việt Nam. Một số lượng lớn chuyên gia và người tình nguyện Nhật Bản hiện đang hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo. Đặc biệt thông qua ODA, Nhật Bản còn hỗ trợ Việt Nam trong nhiều sáng kiến hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, ASEM, Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng… Theo đánh giá của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Việt Nam đạt được tỷ lệ tăng trưởng cao trên 8% năm trong giai đoạn 2005-2007 song song với thành công trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ đói nghèo đã giảm từ 37,4% xuống còn 14,5% từ năm 1998 đến năm 2008. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã giảm nhanh chóng do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu bắt đầu từ dịp mùa thu năm 2008.  Nền kinh tế Việt Nam thời gian qua đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Qua đó có thể thấy những viện trợ của Chính phủ Nhật và đầu tư trực tiếp của nhân dân Nhật Bản đã góp phần đáng kể cho công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam. Thời gian gần đây Việt Nam phải đối với không ít thách thức từ những biến động của nền kinh tế thế giới, tuy nhiên Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Những chính sách này của Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả và như vậy đồng nghĩa với việc sử dụng vốn vay ODA hiệu quả hơn nữa. Đánh giá hoạt động thu hút ODA và sử dụng ODA Nhật Bản tại Việt Nam Những thành tựu đạt được Hoạt động thu hút và sử dụng ODA Nhật Bản đã góp phần tích cực vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hình thành động lực và phương hướng cho điều chỉnh chính sách theo hướng CNH-HĐH, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và giải quyết các vấn đề xã hội. - Nguồn vốn ODA Nhật Bản là nguồn lực bên ngoài quan trọng bổ sung cho nguồn vốn trong nước, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của quá trình cải cách trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu, đòi hỏi cần có nguồn vốn lớn trong khi vốn trong nước không thể đáp ứng. - Nguồn vốn ODA Nhật Bản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. ODA Nhật Bản được tập trung nhiều cho việc nâng cấp và xây dựng các công trình quy mô quốc gia trong các lĩnh vực quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển kinh tế như giao thông, thủy điện, cấp thoát nước, y tế, giáo dục… - Phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam là lĩnh vực rất được quan tâm và tài trợ chủ yếu bằng nguồn viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản. Nhiều các chương trình dự án như xây dựng, nâng cấp các trường tiểu học, trường dạy nghề và tăng cường năng lực các trường đại học…giúp Việt Nam thu được các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, kỹ năng quản lý hiện đại, năng lực thể chế và phát triển thể chế pháp lý cho các cán bộ và cơ quan Việt Nam. - Cùng với những nỗ lực của phía Việt Nam, việc nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội góp phần cải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai lam.doc
  • pdfbai lam.pdf
Tài liệu liên quan