Đề tài Nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động ở Việt Nam

Trang

Lời mở đầu 4

Chương 1: Khái luận chung về hoạt động xuất khẩu lao động 5

1.1. Bản chất của hoạt động xuất khẩu lao động 5

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 5

1.1.2. Thị trường lao động 8

1.1.3. Xuất khẩu lao động. 18

1.2. Đặc điểm của xuất khẩu lao động 19

1.3. Các hình thức xuất khẩu lao động 20

1.4. Vai trò của hoạt động xuất khẩu lao động đối với sự phát triển của nền kinh tế. 22

Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động ở việt nam 24

2.1. Đặc điểm về lao động và việc làm ở Việt Nam 24

2.1.1. Lực lượng lao động 24

2.1.2. Chất lượng lao động. 25

2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam. 26

2.2.1. Giai đoạn 1980- 1990 26

2.2.1.1. Số lượng lao động xuất khẩu 26

2.2.1.2. Cơ cấu lao động xuất khẩu : 28

2.2.1.3. Thị trường xuất khẩu lao động. 29

2.2.1.4. Hình thức xuất khẩu lao động. 29

2.2.2. Giai đoạn từ năm 1991 đến nay. 29

2.2.2.1. Số lượng lao động xuất khẩu. 30

2.2.2.2. Cơ cấu lao động xuất khẩu. 31

2.2.2.3. Hình thức xuất khẩu lao động 31

2.2.2.4. Thị trường xuất khẩu lao động. 32

2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động thời gian qua. 37

2.3.1.Những kết quả đạt được. 37

2.3.1.1. Tạo việc làm cho hàng vạn lao động và chuyên gia. 37

2.3.1.2. Nâng cao tay nghề cho người lao động. 38

2.3.1.3. Giảm chi phí đầu tư cho việc đào tạo tay nghề cho người lao động. 38

2.3.1.4. Mở ra nhiều triển vọng tham gia thị trường thầu khoán quốc tế cho Việt Nam 39

2.3.1.5. Tăng cường sự giao lưu, hiểu biết quốc tế. 39

2.3.1.6. Xuất khẩu lao động đã thu được nguồn ngoại tệ lớn về trong nước. 39

2.3.1.7. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chuyên gia. 40

2.3.1.8. Trình độ người lao động được nâng lên 41

2.3.2. Những hạn chế của công tác xuất khẩu lao động. 42

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 44

2.3.3.1. Về khách quan: 44

2.3.3.2. Về mặt chủ quan: 44

Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao khả năng XKLĐ của Việt Nam trong những năm tới 46

3.1. Định hướng xuất khẩu lao động của Đảng và Nhà nước ta. 46

3.1.1. Quan điểm chỉ đạo. 46

3.1.2. Định hướng. 47

3.1.2.1. Định hướng chung. 49

3.1.2.2. Định hướng cụ thể 50

3.2. Giải pháp. 51

3.2.1. Các giải pháp về cơ chế quản lý : 51

3.2.1.1. Cần thiết lập quan hệ Nhà nước với các nước có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài: 51

3.2.1.2.Tổ chức tốt hoạt động Marketing về xuất khẩu lao động đối với thị trường ngoài nước. 52

3.2.1.4. Phân định rõ vai trò và trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan và chính quyền các cấp trong XKLĐ cụ thể như sau : 53

3.2.1.5. Mở rộng phạm vi về thành phần kinh tế tham gia XKLĐ, đồng thời đa dạng hoá hình thức và ngành nghề đưa đi: 54

3.2.1.6. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý lĩnh vực xuất khẩu lao động 54

3.2.1.7. Tổ chức quan hệ phối hợp liên ngành tăng cường công tác quản lý lao động 55

3.2.2. Các giải pháp về chính sách 56

3.2.2.1. Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật 56

3.2.2.2. Đầu tư xây dựng các doanh nghiệp XKLĐ đủ mạnh để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 58

3.2.2.3. Đào tạo nguồn lao động xuất khẩu đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động quốc tế. 58

3.2.2.4. Sử dụng và phát huy tốt khả năng của số lao động trở về sau khi hết hợp đồng ở nước ngoài 60

3.2.3. Hoàn thiện chính sách về tài chính 61

3.2.3.1. Đối với các doanh nghiệp. 61

3.2.3.2. Đối với người lao động 62

3.2.4. Các giải pháp về tổ chức quản lý. 63

3.2.4.1. Hoàn thiện hệ thống quản lý và tổ chức bộ máy cán bộ quản lý Nhà nước về XKLĐ. 63

3.2.4.2. Các giải pháp về tổ chức thực hiện và quản lý 63

Kết luận 65

Tài liệu tham khảo 66

 

doc67 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8. 10 3 1993 3. 960 4 1994 9. 230 5 1995 10. 050 6 1996 12. 640 7 1997 18. 640 8 1998 12. 210 9 1999 20. 000 10 2000 31. 000 11 2001 37. 000 12 2002 43. 000 Tổng cộng: 200.060 Qua bảng số liệu ta thấy số người đi lao động tăng lên rõ rệt, đặc biệt là từ năm 2000 đến 2002. Con số này đánh dấu bước phát triển tiếp theo của sự nghiệp xuất khẩu lao động ở nước ta. 2.2.2.2. Cơ cấu lao động xuất khẩu. Hiện nay, lao động Việt Nam đã có mặt ở hơn 40 nước trên thế giới, chủ yếu làm việc trong các nghành nghề khác nhau như: Thuỷ thủ, thuyền viên đánh cá, chuyên gia y tế, giáo dục, công nhân, giúp việc gia đình... Với chủ trương của Chính phủ là hạn chế đưa lao động phổ thông đi, Bộ Lao động Thương binh - Xã hội đã chỉ đạo, hướng dẫn các công ty mở rộng việc ký kết các hợp đồng đưa lao động có nghề. Kết quả cho thấy, số lao động có nghề xuất khẩu của Việt Nam tăng lên rõ rệt. Nếu năm 1992 chủ yếu là lao động phổ thông thì số lao động có nghề năm 1993 tăng lên 25%, năm 1995 tăng lên 40% và hiện nay đạt gần 70% tổng số người đi[30;2]. Chất lượng lao đốngo với giai đoạn1980-1990 đã co nhưng chuyễn biến đáng kể. Đối với một số thị trường như Côoet, Libi, Angola, Nhật Bản, Cộng Hoà Séc... chúng ta đã cung ứng 90% - 100% lao động có nghề. Còn một số lao động khi đưa đi chưa có nghề thì bên nhậpS đều thực hiện việc đào tạo nghề cho người lao động 2.2.2.3. Hình thức xuất khẩu lao động Giai đoạn trước năm 1990 hình thức chủ yếu là xen ghép. Nhưng từ năm 1991 đến nay, xuất khẩu lao động nước ta có thể có các hình thức như sau: Hợp đồng cung ứng lao động; hợp đồng sử dụng chuyên gia; hợp đồng nhận thầu công trình; hợp đồng lao động vừa học vừa làm; hợp đồng nhận thầu công trình, nhận khoán khối lượng hợp tác chia sản phẩm; hợp đồng liên doanh giữa các tổ chức kinh tế Việt Nam với tổ chức kinh tế hoặc cá nhân ở nước ngoài; hợp đồng lao động giữa người Việt Nam với tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài; Cung ứng lao động trực tiếp theo yêu cầu của các công ty nước ngoài thông qua hợp đồng lao động. Trong đó, các doanh nghiệp được cấp giấy phép xuất khẩu lao động phải tự mình tìm kiếm thị trường, đối tác và ký kết với bên nước ngoài để tiến hành làm thủ tục đưa lao động xuất khẩu dựa trên chính sách của nhà nước. Nếu doanh nghiệp nào có giấy phép xuất khẩu lao động mà trong vòng 12 tháng không xuất khẩu được đoàn nào thì bị thu hồi giấy phép. 2.2.2.4. Thị trường xuất khẩu lao động. Thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam hiện nay không chỉ là các nước xã hội chủ nghĩa trước kia mà đã mở rộng phạm vi xuất khẩu tới gần 50 nước trên thế giới. Tuy vậy, công tác xuất khẩu lao động đến nay đã thành công ở một số thị trường chính như: Hàn Quốc, Angiêri, Nhật Bản, Đông Âu, Đài Loan, Irăc, Libi, Côoet. a. Khu vực Đông Bắc á Đông Bắc á đang là các thị trường chủ yếu, nhận nhiều lao động ta. Bao gồm các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Trong tương lai gần, đây vẫn sẽ là thị trường chính của lao động Việt Nam. - Thị trường Hàn Quốc: Đây là một thị trường ổn định, tiếp nhận lao động ta với một số lượng khá lớn. Hàn Quốc là quốc gia có diện tích 90.000 km², bằng 1/3 diện tíchViệt Nam. Tài nguyên thiên nhiên không có gì ngoài nguồn than antracit quặng sắt. Từ thập kỷ 60, nền kinh tế Hàn Quốc đạt được sự tăng trưởng cao và trở thành một nước có tiềm lực về kinh tế ở Châu á. Tốc độ phát triển kinh tế cao đã biến Hàn Quốc từ một nưỡc xuất khẩu lao động sang một nước thiếu hụt trầm trọng lao động trong nước và cả ở các công trình thầu ở nước ngoài. Hiện nay Hàn Quốc đã trở thành một quốc gia công nghiệp với các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng và điển hình là công nghiệp điện tử cao cấp. Khả năng hợp tác với Hàn Quốc trong việc sử dụng lao độngViệt Nam còn nhiều triển vọng. Tính tới năm 2000 nước ta đã xuất khẩu sang Hàn Quốc khoang trên 28000 lao động tính cả số thuyền viên đánh cá trên biển. Tuy nhiên, trong vài năm vừa qua đã xuất hiện hình thức tu nghiệp sinh bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp (Hàn Quốc: khoảng 50% ) gần đây lại xuất hiện tình trạng vi phạm pháp luật, cá biệt đã hình thành các băng nhóm tội phạm đi trấn lột, thậm chí giết người, đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp nhận lao động ta vào thị trường này. Thêm vao đó là cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đã làm giảm số tu nghiệp sinh Việ Nam tại Hàn Quốc(năm 1996 số lao động xuất sang Hàn Quốc là 6275 người thì đến năm 1997 chỉ còn 4880 người). Năm 1999, kinh tế Hàn Quốc được phục hồi, số lao động được xuất sang lại tăng lên nhanh chóng. Mức lườn cơ bản của người lao động sang Hàn Quốc hiện nay là tương đối cao so với các nước khác trong khu vực( khoảng trên 1000 USD/1người/1tháng). Tiêu chuẩn đối với lao động đi làm việc ở Hàn Quốc là có sức khoẻ tốt và chăm chỉ làm việc. Tiêu chuẩn nay rất phù hợp với đặc điểm của lực lượng lao động phổ thông ở nước ta hiện nay. Tính đến 2002 đã có 30.000 lao động Việt Nam đâng làm việc tại Hàn Quốc[7]. - Thị trường Nhật Bản: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản lâm vào tình trạng thếu lao độngtrầm trọng. Với tốc độ phát triển hằng năm của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khá cao, thị trường lao động của Nhật Bản trở nên chật hẹp. Tuy thiếu lao động trầm trọng nhưng chính sách của Nhật Bản là hạn chế lao động nước ngoài vào kàm việc. Trong các quy định của pháp luật Nhật Bản về vấn đề nhập cư, Nhật Bản chỉ cho một số ít lao động không nghề và lao động kỹ thuật cao nhập cư. Tuy nhiên, đầu năm 1990 Nhật Bản đưa ra chính sách tiếp nhận lao động từ các nước đang phát triển sang Nhật nâng cao tay nghề. Đây là biện phấp giúp Nhật giảm bớt số lao động bát hợp pháp dang ngày càng tăng. Đồng thời đây là một biện pháp chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển và đáp ứng nhu cầu thiếu lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật. Người lao độngnước ngoài được hưởng quy chế “tu nghiệp sinh” và “trợ cấp tu nghiệp”. Với mức trợ cấp này cũng đã cao hơn rất nhiều so với mức lương cuả lao động ở các nước khác. Nhật Bản chính thức mở cửa cho lao động nước ngoài từ tháng 6 /1992. Năm 1992, chúng ta đưa được 17 người sang Nhật tu nghiệp. Năm 1996 đã có 1312 người và iện nay có 9000 lao động làm việc trong các nghành công nghiệp nhẹ, chế biến hải sản, điện tử, xây dựng... Nhìn chung số lượng lao động của Việt Nam sang Nhật vẫn còn thấp so với Trung Quốc. Từ năm 1992 đến 1998 Việt Nam có trên 7000 lao động xuất sang Nhật thì cũng trong thời gian đó Trung Quốc đã có 123.117 lao động, gấp 17.58 lần so với Việt Nam[7]. Lao động làm việc ở Nhật Bản được hưởng mức lương cơ bản cao hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực. Song thị trường Nhật Bản là thị trường tương đối khó tính, chỉ nhận lao động có nghề và phải được học tiếng Nhật trước khi đưa sang. Do vậy mà nước ta cần lưu ý đặc điểm khác biệt của thị trường này để đáp ứng kịp thời nếu không sẽ có nguy cơ dẫn đến mất thị trường này. - Thị trường Đài Loan: Đài Loan là một khu vưc có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, là thị trường thu hút nhiều lao động Việt Nam. Nhu cầu sử dụng lao động của Đài Loan là rất cao, mỗi năm thị trường này tăng khoảng trên 2000 lao động. Do vậy, đưa lao động nước ngoài vào làm việc tại Đài Loan là một hướng đi đúng đắn. Thị trường lao động tuy mới nhận lao động Việt Nam, nhưng khả năng chúng ta vẫn có thể tiếp tục gia tăng số lượng trong thời gian tới. Tính đến 2002, đúng ba năm kể từ khi lao động Việt Nam đầu tiên đến Đài Loan theo con đường xuất khẩu lao động chính thức đã có 24.140 lao động nước ta sang làm việc. Khác với Hàn Quốc và Nhật Bản, Đài Loan có chính sách nhận lao động nước ngoài dựa trên hệ thống luật lệ và các quy chế tương đối rõ ràng. Cuối năm 1999, Đài Loan mới nhận thêm lao dộng Việt Nam, do vậy mà lao động Việt Nam phải cạnh tranh với một số lao động nước khác như: Thái Lan, Philipin, Malaixia và Inđônêxia. Trong điều kiện tham gia sau nên Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trườngcho mình. Ngoài ra, thị trường Đài Loan là một thị trường khó tính, chủ yếu tiếp nhận lao động có tay nghề và ngoại ngữ, yêu cầu về hiện trạng sức khoẻ rất cao. Hiện nay Đài Loan đang có nhu cầu rất cao về các lao động làm các công việc gia đình, phần lớn cần lao động nữ phổ thông. Tuy nhiên loại hình lao động này ngoài tiêu chuẩn về sức khoẻ, tuổi tác, giới tính thì yêu cầu căn bản phải có kinh nghiệm và sự khéo léo, chăm chỉ thật thà. Những tiêu chuẩn này rất phù hợp với lao động nữ phổ thông hiện nay đang có nhu cầu việc làm ở nước ta. Đến nay đã có 141 doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này và được phép cung ứng lao động cho Đài Loan. Ngoài lao động giúp việc gia đình thì những ngành khác như: điện tử, may mặc, dệt, chế tạo, xây dựng, thuyền viên đánh cá...cũng thu hút thị trường lao động Việt Nam. Đến nay có khoảng 16000 lao động Việt Nam đã được đưa sang làm việc tại Đài Loan, trong đó có 6250 lao động giúp việc gia đình[8;2]. b. Khu vực Đông Nam á - Thị trường nước Cộng hoà dân chủ nhân đân Lào Trong khu vực Đông Nam á, mới chỉ có Lào đang nhận lao động ta với số lượng tương đối lớn và đa dạng. Trong tương lai, Lào vẫn sẽ là một trong các thị trường chính của lao động Việt Nam. Bên cạnh yếu tố gần gũi về địa lý, giữa nước ta và Lào còn có tình hữu nghị đặc biệt của hai dân tộc anh em Lào là một quốc gia nhỏ, trình độ phát triển chậm đứng sau nước ta. Trong những năm qua, ta đã đưa được số lượng tương đối lớn lao động sang Lào làm việc. Tuy nhiên, cách tiếp cận thị trường này khác với cách tiếp cận các thị trường khác. ở Lào, do kinh tế chưa phát triển, nên hình thức cung ứng lao động cho các chủ sử dụng lao động tại Lào không chiếm tỉ trọng lớn, trong khi hình thức đưa lao động Việt Nam sang nhận thầu công trình, thực hiện các hợp đồng liên doanh, liên kết hoặc theo các dự án hợp tác giữa các địa phương của hai nước là những hình thức chủ yếu. Hiện nay chính phủ hai nước đã có những quy định phân cấp quản lý công tác này cho một số địa phương, để một mặt tạo điều kiện thuận lợi hơn về thủ tục cho người lao động, mặt khác có thể quản lý được nhiều đối tượng hơn, giảm thiểu số lượng lao động Việt Nam tự do sang Lào làm việc không theo các quy định có liên quan của hai bên. -Thị trường Sigapore. Do thiếu lao động trầm trọng , chính phủ Singapore cho phép nhận một lượng lớn công nhân nước ngoài làm việc trong nhiều lĩnh vực sản xuất. Chính phủ đã mở rộng các luật lệ nhập cư để thu hút lao động có tay nghề cao, thay thế cho các công nhân Singapore đã được đào tạo tay nghề cao nhưng đã di cư ra nước ngoài trong nhưng năm gần đây. Tính tới tháng 2002 có khoảng 4750 lao động củaViệt Nam làm việc tại Singpore[8] -Thị trường Malayxia. Cùng với qua trình công nghiệp hoá nhanh chóng, một tỷ lệ lớn lao động của Malayxia đã tràn từ khu vực nông thôn nên thành thị. Tình trạng thiếu lao động có thể thấy ở nông thôn, đồn điền, một số ngành công nghiệp khác, vì thế ở các vùng đồn điền phụ thuộc ngày càng nhiều vào lao động nước ngoài. Trong những năm gần đây sự bùng nổ kinh tế của Malayxia đã vượt quá khả năng cung ứng lao động trong nước. Nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài là cần thiết và có chiều hướng gia tăng. Theo cục quản lý lao động với nước ngoài, đến đầu tháng 2002 có 46.000 lao động người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt kế hoạch 15,3%.Trong đó, riêng thị trường mới Malaysia đã nhận hơn 22000 người[8] c. Khu vực Trung Đông Trung đông là khu vực tiếp giáp giữa Châu á, Châu âu và Bắc Phi, chiếm 40% trữ lương dầu mỏ của thế giới. Khu vực này luôn là điểm nóng của nhiều cuộc xung đột làm cho kinh tế và an ninh hết sức phức tạp. Với thị trường này, nước ta cần định hướng cho một số doanh nghiệp có kinh nghiệm tìm hiểu đối tác tin cậy để ký một số hợp đồng theo hướng: cung ứng lao động cây dựng, công nhân dầu khí, công nhân sản xuất. Trong thời gian qua Việt Nam đã có quan hệ ngoại với nhiều nước ở khu vực này như: Iran, Irắc, LiBăng, Tiểu vương quốc ả Rập thống nhất, Israen...nhưng Irắc đang có chiến tranh nên lượng lao động xuất sang thị trường nay giảm rõ rệt. Các thị trường khác có thể đưa lao động sang hoạt động ở các lĩnh vực: công nghiệp, giao thông, điện nước...Những ngành này đòi hỏi nhiều lao động trong khi lực lượng lao động và chuyên gia khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề ở các nước này rất khan hiếm. Do đó, nhu cầu nhập khẩu lao động nước ngoài vào là cần thiết. Hiện nay đang có khoảng 1000 người đang lao động ở LiBăng, 2000 người ở Côoét và trên 500 người ở ả Rập thống nhất[24;7]. Như vậy: Sự phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị, xã hội cũng như phân bố không đồng đều tài nguyên thiên nhiên dẫn đến sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia. Không có quốc gia nào lại có đủ và đồng bộ các yếu tố sản xuất. Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc giải quyết tình trạng mất cân đối trên dẫn đến hình thành thị trường quốc tế , trong đó có thị trường sức lao động. Từ điều kiện đó, xuất khẩu lao độngđã trở thành hoạt động quan trọng của nhiều nước trên thế giới qua nhiều thập kỷ. Đối với nước ta, một nước có tiềm năng lao động dồi dào, giá nhân công ở mức vừa thấp, có khả năng cạnh tranh lớn, yêu cầu bức xúc về việc làm cho hàng triệu lao động mỗi năm là một sức ép lớn. Vấn đề này không chỉ giải quyết bằng đầu tư phát triển trong nước, xuất khẩu lao động cũng là một hướng đi đúng đắn cần phải được đẩy mạnh không chỉ ngay trước mắt mà còn trong một thiời gian dài. 2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động thời gian qua. 2.3.1.Những kết quả đạt được. 2.3.1.1. Tạo việc làm cho hàng vạn lao động và chuyên gia. Góp phần tích cực giải quyết việc làm cho xã hội là một trong những nhiệm vụ chính của ta hiện nay. Tới nay, ta đã có gần 30 vạn lao động xuất khẩu đang làm việc ở trên 40 nước và vùng lãnh thổ thuộc hơn 30 nhóm nghành nghề như: Xây dựng, cơ khí, điện tử, dệt may, chế biến thuỷ sản... 2.3.1.2. Nâng cao tay nghề cho người lao động. Thông qua lao động nước ngoài, người lao động và chuyên gia đã được nâng cao trình độ và chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tiếp thu được những công nghệ và tác phong sản xuất công nghiệp tiên tiến, là điều kiện tốt để từng bước đáp ứng được các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước khi họ trở về. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong việc ta đưa lao động sang Nhật dưới hình thức tu nghiệp sinh trong một số nghành nghề sản xuất công nghiệp, số lao động này trong thời gian thực tập nghề ở Nhật đã được các chủ doanh nghiệp Nhật đánh giá rất tốt, các doanh nghiệp trong nước nhận họ trở lại làm việc đều rất hài lòng về tay nghề của họ, và họ có nhiều cơ hội tìm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật. Nhiều lao động ta ở nước ngoài hiện đang là hàng ngũ trụ cột ở nhiều nhà máy, xí nghiệp, một bộ phận đã đầu tư và mở các doanh nghiệp tư nhân tạo thêm việc làm cho người lao động.Tại hội nghị triển khai năm, Bà Võ Thị Bạch Tuyết, giám đốc sở lao động thương binh và xã hội, cho biết năm nay sở đã hoàn thành các chỉ tiêu: 210.000 người được giải quyết việc làm, hạ tỷ lệ thất nghiệp xuống 6.4%, đưa 15.000 người đi xuất khẩu lao động.Sở LĐ&TBXH sẽ tổ chức tuyển sinh, đào tạo hệ dài hạn cho 25.000 người, ngắn hạn cho 200.000 người, đào tạo nghề cho các đối tượng xã hội[8]. 2.3.1.3. Giảm chi phí đầu tư cho việc đào tạo tay nghề cho người lao động. Việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài góp phần giảm đầu tư trong nước để đào tạo nghề và tạo chỗ làm việc mới cho người lao động. Chẳng hạn nếu đầu tư để có một chỗ làm việc mới cho người có tay nghề cao trong nghành công nghiệp nặng trong nước phải tốn 100 triệu đồng, cho người có tay nghề trung bình phải đầu tư khoảng 30-50 triệu đồng, hoặc để tạo một chỗ làm việc cho lao động giản đơn trong tiểu thủ công nghiệp cũng cần đầu tư khoảng 10-15 triệu đồng.Với số lượng lao động và chuyên gia hiện nay đang làm việc ở nước ngoài, đầu tư tạo việc làm trong nước giảm được ít nhất khoảng hơn 3000 tỷ đồng[15;11] 2.3.1.4. Mở ra nhiều triển vọng tham gia thị trường thầu khoán quốc tế cho Việt Nam Đưa lao động đi nhận thầu xây dựng công trình ở nước ngoài đã mở ra nhiều triển vọng tham gia thị trường thầu khoán quốc tế cho Việt Nam, tạo điều kiện rèn luyện nâng cao trình độ tay nghề của công nhân, trình độ quản lý của cán bộ ta, nâng cao khả năng cạnh tranh để đạt hiệu quả.Hiện nay có khoảng trên 42.000 lao đông đang làm việc tại các nước dưới hình thức này 2.3.1.5. Tăng cường sự giao lưu, hiểu biết quốc tế. XKLĐ góp phần làm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước, tăng cường sự giao lưu quốc tế, củng cố cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đồng thời tạo cơ hội cho nước bạn hiểu được nền văn hoá, phong tục tập quan... góp phần mở rộng quan hệ ngoại giao của Đảng ta, đưa Việt Nam đến với bạn bè thế giới. 2.3.1.6. Xuất khẩu lao động đã thu được nguồn ngoại tệ lớn về trong nước. Ngoài việc cải thiện đời sống cho bản thân người lao động, hoạt động XKLĐ cũng đem lại nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho ngân sách Nhà nước. Từ năm 1991 đến nay, ngân sách Nhà nước đã thu được 3120 tỷ đồng. Bình quân sau một hợp đồng( khoảng hai năm) thì người lao động mang được trên 100 triệu đồng về nước. Mức thu nhập hàng tháng của người lao động ngày càng cao nên số ngoại tệ được chuyển về trong nước cũng nhiều hơn. tính đến năm 2002 thì chỉ tiêu thu nhập quốc dân về ngoại tệ thông qua xuất khẩu lao động đạt 1,65 tỷ USD. Đây là nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước trong điều kiện thiếu vốn bằng ngoại tệ để nhập khẩu máy móc và công nghệ từ nước ngoài vào. Phần lớn những người đi xuất khẩu trong thời gian vài năm về có thể xây dựng được nhà cửa, cải thiện đời sống gia đình và có tiền đầu tư vào phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xí nghiệp vừa và nhỏ nhằm xoá đói giảm nghèo, tạo thêm công ăn việc làm cho người khác. Bảng 3: Số ngoại tệ thu về từ năm 1991 đến nay[34;5]. STT Năm Số ngoại tệ thu về (USD) 1 1991 2 500 000 2 1992 6 800 000 3 1993 1 580 000 4 1994 43 100 000 5 1995 77 900 000 6 1996 100 800 000 7 1997 129 200 000 8 1998 148 300 000 9 1999 150 800 000 10 2000 160 000 000 11 2001 19 500 000 12 2002 201 000 000 Tổng cộng 1 041 480 000 2.3.1.7. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chuyên gia. Cho đến nay, đã có 100 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động chuyên doanh xuất khẩu lao động và chuyên gia, trong đó có 85 doanh nghiệp nhà nước thuộc các Bộ, nghành TW; 67 doanh nghiệp nhà nước thuộc các Tỉnh, thành phố trực thuộc TW; 13 doanh nghiệp thuộc các đoàn thể TW và 3 doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Trừ một số doanh nghiệp đã thôi hoạt động do hết hạn giấy phép và do bị thu hồi giấy phép, cho đến nay hơn 100 doanh nghiệp đã ký kết và thực hiện hợp đồng với nước ngoài, trong đó có 12 doanh nghiệp đưa được trên 1000 lao động, 13 doanh nghiệp đưa được 500 đến 1 000 người và 16 doanh nghiệp đưa được 200 đến 500 người. Như vậy một đội ngũ các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chuyên gia đã được hình thành và bước đầu hoạt động tương đối hiệu quả[28;8]. Phần lớn các doanh nghiệp đã thực sự coi xuất khẩu lao động và chuyên gia là một trong các nhiệm vụ chính và đã chú trọng đầu tư cho hoạt ddộng này. Các doanh nghiệp đã tổ chức bộ máy phù hợp trong doanh nghiệp, bố trí đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực để thực hiện công tác này. Một số tổng công ty đã thành lập công ty, đơn vị chuyên doanh xuất khẩu lao động và đã phát huy tích cực trong việc mở rộng thị trường. Phần lớn các doanh nghiệp đã thành lập trung tâm đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi nhằm chủ động tạo nguồn lao động có chất lượng đảm bảo. Một số doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp tích cực và chủ động để mở thị trường như: cử các đoàn đi khảo sát thị trường, tìm kiếm hợp đồng, tăng cường thiết lập các mối quan hệ với các tổ chức có liên quan trong và ngoài nước, tìm kiếm thông tin qua internet... Hoạt động xuất khẩu lao động của các doang nghiệp đã bước đầu đi vào nề nếp. Nhiều doanh nghiệp đã chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của Nhà nước, ngăn ngừa có hiệu quả các tiêu cực phất sinh trong tuyển chọn, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh ở nước ngoài và bảo vệ tốt quyền lợi của người lao động. Phần lớn các doanh nghiệp đã cử cán bộ có năng lực, ngoại ngữ đi quản lý lao động ở nước ngoài. 2.3.1.8. Trình độ người lao động được nâng lên Lao động ta được người sử dụng lao động nước ngoài đánh giá là chăm chỉ, chịu khó và tiếp thu nhanh công việc. Qua các khoá đào tạo, bồi dưỡng nghề, giáo dục định hướng, học ngoại ngữ, học tập phong tục tập quán và sinh hoạt của nước sở tại, ý thức và nhận thức của người lao động được nâng cao, phát huy được những khả năng và ưu điểm của mình trong quá trình làm việc ở nước ngoài. 2.3.2. Những hạn chế của công tác xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động trong thời gian qua nhìn chung đã đạt kết quả và mang lại lợi ích kinh tế đáng kể.Tuy nhiên, với mục tiêu và yêu cầu bức thiết phải giải quyết mỗi năm hơn một triệu lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài thì công tác này còn một số hạn chế. Bình quân hàng năm mới đưa gần một vạn người ra nước ngoài làm việc, con số này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước và nguồn nhân lực dồi dào của nước ta. Có thể nói công tác xuất khẩu lao động trong thời gian qua còn có một số thiếu sót, tồn tại như sau: Về chủ trương chính sách: Tuy chủ chương chính sách mở rộng và tăng cường tìm kiếm thị trường xuất khẩu lao động nhưng các chính sách hỗ trợ về vốn, về chỉ đạo các chính sách còn chưa thể hiện đầy đủ. Quan điểm của các cấp, các nghành còn khác nhau trong việc giữ và mở thị trường xuất khẩu lao động.Nhà nước ta chưa đầu tư thoả đáng cho việc mở và tìm kiếm thị trường, mới chỉ quyết định đưa lao động có chuyên môn kỹ thuật cao đi theo hình thức nhận thầu, khoán gọn xây dựng các công trình hoặc dự án , trong khi chúng ta chưa đủ điều kiện về vốn, thiết bị, năng lực quản lý và công nhân có tay nghề cao. Vì vậy chúng ta bỏ lỡ nhiều cơ hội thâm nhập thị trường có nhu cầu sử dụng mọt lượng lớn lao động như khu vực Trung Đông,Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan.... b. Cơ chế hiện nay còn có mặt hạn chế: Cơ chế xuất khẩu lao động còn chưa phù hợp với sự vận động của thị trường lao động lao động quốc tế, và cũng chưa tạo được sự phối hợp có hiệu quả giữa các cấp, các ngành có liên quan . Chưa có cơ chế khuyến khích các đơn vị xuất khảu lao động có đủ điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của chủ sử dụng lao động nưóc ngoài. Còn có nhiều đối tượng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài không được pháp luật lao động điều tiết, dẫn đến việc người lao động phải đầu tư tốn kém bằng các con đường không hợp pháp như đi thăm thân nhân, du lịch.Trong giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh đã xếp loại lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài vào nhóm đi việc riêng (cùng loại với nhựng người đi thăm thân nhân, đi du lịch) nên không được quan tâm tạo điều kiện, làm người lao động phải mất nhiều thời gian, tiền bạc, nhiều hợp đồng phải huỷ bỏ vì lý do chậm thủ tục. c. Công tác nghiên cứu thị trường: Việc tìm và áp dụng các biện pháp mở rộng thị trường còn nhiều yếu kém. Có nhiều thị trường nhận lao động nước ngoài nhưng do ta còn chỉ đạo dè dặt nên chưa xâm nhập được thị trường như khu vực châu Phi- Mỹ latinh, Vùng Vịnh, Châu úc. d. Công tác tổ chức quản lý xuất khẩu lao động: Chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan chức năng trong việc quản lý và triển khai hợp đồng lao động, việc làm thủ tục qua nhiều khâu trung gian chưa loại bỏ được các Công ty trung gian, môi giới nên người lao động mất nhiều thời gian và chi phí bất hợp lý. Tình trạng này dẫn đến một số nơi tuyển chọn không đúng đối tượng, thu tiền của người lao động cao hơn mức qui định của nhà nước, thậm chí có một số tổ chức kinh tế phần lớn là các Công ty trách nhiệm hữu hạn, Trung tâm xúc tiến việc làm và cá nhân giả danh các công ty được phép xuất khẩu lao động để lừa đảo thu tiền bất chính của người lao động, hiện tượng này gây cho người lao động thiếu lòng tin, có ấn tượng trong dư luận xã hội và nhân dân. e. Chất lượng lao động xuất khẩu: Chất lượng lao động xuất khẩu của ta không cao. Thể lực của người lao động Việt Nam yếu, tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghệ sản xuất hiện đại, ý thức tổ chức kỷ luật còn thấp, nhận thức về quan hệ chủ - thợ không phù hợp với cơ chế thị trường của nước ngoài, khả năng ngoại ngữ kém. Vì vậy sức cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế còn thấp. Mặt khác, người lao động chưa chuẩn bị kỹ cho mục tieeu về lợi ích của đất nước, trong đó có một bộ phận không tôn trọng hợp đồng lao động đã ký, có sự vi phạm ảnh hưởng đến uy tín của lao động Việt Nam như một số tu nghiệp sinh tại Nhật Bản (bỏ ra ngoài sống bất hợp pháp, phá hợp đồng, không chịu về nước khi hết hạn hợp đồng, ăn cắp trong siêu thị, đánh nhau....) f. Các tổ chức kinh tế xuất khẩu lao động chưa mang lại hiệu quả: Thực chất chỉ có 30% trong tổng số doanh nghiệp xuất khẩu lao động đạt hiệu quả. Lượng lao động mà các doanh nghiệp này đưa ra nước ngoài chiếm tới 90% tổ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36987.doc
Tài liệu liên quan