Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam trong tiến trình mở cửa hoàn toàn cho các ngân hàng ngoại

Với ưu thế mạng lưới hoạt động rộng khắp các trung tâm kinh tế trọng điểm quốc gia, không bị giới hạn đối tượng được phép huy động cùng với uy tín có được trong suốt 48 năm hoạt động, thị phần huy động vốn hiện nay của Vietcombank chiếm một tỷ trọng tương đối lớn (khoảng 18,2%) so với huy động vốn của toàn ngành.

Trong tương lai, thị phần này có khả năng bị chia sẻ mạnh bởi sự gia nhập ngành của hàng loạt các NHNNg theo cam kết mở cửa khi Việt Nam gia nhập WTO, bên cạnh 5 NHNNg được cấp giấy phép hoạt động là sự hiện diện của hơn 40 chi nhánh. Theo đó, bắt đầu từ ngày 1/1/2011 các ngân hàng nội ngoại sẽ cạnh tranh bình đẳng với nhau, trong đó cạnh tranh lãi suất là một trong nhiều mũi nhọn được các NHNNg triển khai trong năm nay. HSBC đã công bố biểu lãi suất huy động khá hấp dẫn, mức cao nhất là 13,7%/năm trải dài cho các kỳ hạn từ 3- 12 tháng áp dụng từ 12/01/2011. Sự lấn sân này không phải là bất ngờ lớn đối với các ngân hàng nội bởi đây là năm bản lề nhưng với những diễn biến như thế này thì trong tương lai xa biểu đồ thị phần huy động vốn của các khối ngân hàng sẽ được “vẽ” lại.

 

docx113 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2696 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam trong tiến trình mở cửa hoàn toàn cho các ngân hàng ngoại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16.710.333 931 BIDV 13.977.248 779 Eximbank 13.353.319 744 Vietinbank 12.572.078 701 Sacombank 10.546.760 588 ACB 10.106.287 563 Techcombank 7.232.583 403 SCB 4.583.818 255 DongAbank 4.200.523 234 VPB 2.547.985 142 Ngân hàng các nước Asean Development Bank of Singapore 334.581.709 18.649 Singapore Maybank 142.038.897 7.917 Malaysia Bangkok Bank Public Company Limited 112.364.483 6.263 Thái Lan Banco de Oro Unibank, Inc. 27.001.205 1.505 Philippines (Nguồn: Tổng hợp từ BCTN năm 2009 của các NHTM, Tạp chí KH và CN số 5/2010) Để chuẩn bị cho việc cạnh tranh bình đẳng với NH nội, quý I năm 2011 hàng loạt các NHNNg đã tăng vốn mạnh so với vốn pháp định từ 3- 4 lần, cá biệt một số NH tăng lên 8 lần. Tuy nhiên hành động này không tác động quá mạnh đến khả năng cạnh tranh của các ngân hàng nội, bao gồm cả Vietcombank khi mà Luật các TCTD 2010 có những giới hạn cấp tín dụng để giúp NH trong nước có thêm lực cạnh tranh với khối NHNNg khi thị trường hoàn toàn mở cửa từ năm 2011. Theo đó các NHNNg chỉ được cho vay đối với một khách hàng tối đa 15% vốn tự có của ngân hàng tại Việt Nam thay vì vốn của hội sở chính NHNNg như trước đây. Mặc dù bị coi là “không phù hợp với thông lệ quốc tế” và bị các NHNNg phản ứng nhưng quy định này cho phép các NH nội có thêm thời gian nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của mình. 2. 2.1.2. Hệ số an toàn vốn CAR Là một trong 5 ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam nhưng tính đến tháng 2/2011 Vietcombank vẫn chưa đáp ứng yêu cầu về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy định tại Thông tư 13 và Thông tư 19 có hiệu lực từ ngày 1/10/2010. Theo đó hệ số CAR tối thiểu là 9% thay vì 8% như trước đó Theo thông tư 13/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 25/5/2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2010 quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTM là 9%, quy định này tiếp tục gây áp lực lớn cho Vietcombank. . Mặc dù hệ số CAR của Vietcombank từ năm 2008 trở về trước luôn đạt trên 8% nhưng sự khó khăn trong việc đảm bảo yêu cầu CAR tối thiểu bắt đầu từ năm 2009 khi có những thời điểm trong năm hệ số CAR của NH còn thấp hơn quy định cũ 8%. Nguyên do là NH phải thực hiện điều chỉnh về chỉ tiêu và giới hạn xác định vốn tự có cấp 1 và cấp 2 Theo công văn hướng dẫn mới số 7643/NHNN- TCKT ngày 30/09/2009 của Ngân hàng Nhà nước về xác định vốn tự có. , chưa được tăng VĐL do vướng phải rào cản “thí điểm” CPH, trong đó có ràng buộc về việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược trước khi thực hiện tăng vốn nên gặp khó khăn trong việc tăng VCSH. Tuy nhiên ngay cả khi đợt 1 của kế hoạch tăng vốn điều lệ đã xong (thêm 1.123 tỷ đồng), NH đã tích cực tái cơ cấu tài sản có, tại thời điểm 31/09/2010 hệ số CAR của Vietcombank cũng chỉ được 8,17%. Trước những khó khăn đó, NH đã có phương án tăng vốn điều lệ đợt 2 với mức tăng 33% vốn điều lệ tương ứng 4363,8 tỷ đồng tính theo mệnh giá cổ phần, NH đã hạch toán tăng VĐL từ 13.223,71 tỷ đồng lên 17.578,54 tỷ đồng vào tháng 2/2011, nâng hệ số CAR của NH lên 10%. Như vậy sau một khoảng thời gian chật vật, hệ số CAR của Vietcombank cũng đáp ứng quy định tại Thông tư 13. Kết quả này phản ánh nỗ lực của NH trong thời gian qua, trong đó có những đóng góp không nhỏ của Ban lãnh đạo Vietcombank. Theo báo cáo tổng kết của NHNN, tỷ lệ an toàn vốn bình quân của hệ thống NH Việt Nam  đến cuối năm 2008 ở mức  9,7% (2007 là 8,9%). Như vậy hệ số CAR hiện tại cũng chỉ ngang bằng với mức trung bình chung của ngành 2 năm trước đây và so với mức trung bình của khu vực thì mức này còn thấp hơn đáng kể ( CAR năm 2007 của khu vực Asean là 12,3%, của khu vực Châu Á Thái Bình Dương là 13,1%). 2. 2.1.3. Năng lực huy động vốn a. Mức tăng vốn huy động Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn của Vietcombank giai đoạn 2008- 2010 ĐVT: triệu VND Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) 1. Huy động vốn từ nền kinh tế 159.989.034 81,42% 169.457.620 73,37% 5,92% 208.289.565 74,95% 22,92% - Tiền gửi của KH 157.067.019 79,93% 169.071.562 73,21% 7,64% 204.725.580 73,67% 21,09% - Phát hành GTCG 2.922.015 1,49% 386.058 0,17% -86,79% 3.563.985 1,28% 823,17% 2. Các hình thức huy động khác Các hình thức huy động vốn khác tại Vietcombank bao gồm: tiền gửi và vay các TCTD khác, vay NHNN, các khoản vốn tài trợ ủy thác đầu tư. 36.517.942 18,58% 61.495.778 26,63% 68,40% 69.604.983 25,05% 13,19% Tổng 196.506.976 100,00% 230.953.398 100,00% 17,53% 277.894.548 100,00% 20,32% (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC các năm 2008, 2008, 2010 của Vietcombank) Từ cuối năm 2007 cho đến hết tháng 8/2008, nhiều NHTMCP rơi vào tình trạng khó khăn về tính thanh khoản do trước đó đã cho vay quá mức so với nguồn vốn, trạng thái khó khăn thanh khoản này càng trầm trọng hơn khi NHNN thực hiện CSTT thắt chặt thông qua nhiều biện pháp như: nâng cao tỷ lệ dữ trự bắt buộc, tăng các mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu để đối phó với tình hình lạm phát cao và kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán. Lúc này các NH buộc phải nâng lãi suất huy động lên mức cao nhất có thể nhằm khắc phục tình trạng này. Một số Ngân hàng chấp nhận mức lãi suất vay liên ngân hàng khá cao, một số khác tìm nguồn thay thế từ tiền gửi ngắn hạn của khách hàng và thắt chặt tăng trưởng tín dụng. Trước tình hình đó, VCB đã thực hiện chính sách lãi suất và công tác huy động vốn hết sức linh hoạt, góp phần hạn chế tối đa nguồn vốn bị dịch chuyển và chi phí trả lãi trong năm, hoạt động của ngân hàng đã vượt hầu hết các chỉ tiêu đề ra. Nguồn vốn VCB luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán của khách hàng, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dự trữ bắt buộc tại NHNN đồng thời hỗ trợ hiệu quả cho nhiều ngân hàng khó khăn trong thanh khoản trong giai đoạn căng thẳng về thanh khoản 6 tháng đầu năm 2008, nhờ đó đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàng Việt Nam, gia tăng lợi nhuận kinh doanh vốn cho chính ngân hàng. Tổng vốn huy động tại thời điểm 31/12/2008 đạt 196.507 tỷ đồng, tăng 9,90% so với 2007 (178.798 tỷ đồng). Huy động vốn trực tiếp từ nền kinh tế tăng 10,48%, trong đó tốc độ tăng trưởng tiền gửi từ dân cư đạt 15,44%, cao hơn hẳn tốc độ tăng của năm 2007 là 8,09%. Bước sang năm 2009, theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, áp lực huy động vốn vẫn ngày một gia tăng trước sức hút của các kênh đầu tư khác và lo ngại về lạm phát. Mặc dù các ngân hàng liên tục gia tăng lãi suất huy động nhưng cũng chỉ huy động được nguồn vốn ngắn hạn và nhiều ngân hàng khó có thể cân đôi được vốn huy động và cho vay. Tại Vietcombank, không tránh khỏi bối cảnh khó khăn chung nhưng tình hình có vẻ khả quan hơn khi mà hầu hết các chi nhánh đều đạt tốc độ tăng trưởng tốt. Tổng nguồn vốn của Vietcombank tính đến ngày 31/12/2009 đạt 255.496 tỷ đồng, tăng 15,04% so với cùng kỳ năm 2008. Trong bối cảnh bị cạnh tranh gay gắt, tổng huy động vốn từ hai thị trường (I và II) của Vietcombank năm 2009 tăng 17,53%. Huy động từ nền kinh tế (thị trường I) đạt 169.457 tỷ quy đồng, tăng 5,92% so với cuối năm 2008. Trong đó huy động VND từ khách hàng tăng 18,8% so với năm trước, huy động vốn tiền gửi của dân cư vẫn có mức tăng trưởng khá tốt 34,5%. Kết quả trên có được là nhờ vào các chương trình huy động vốn trải đều trong năm và sự cố gắng, nỗ lực của hầu hết các chi nhánh trong hệ thống. Đặc biệt Vietcombank đã đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường II, tạo điều kiện để Ngân hàng đạt hiệu quả trong việc kinh doanh vốn. Vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng đạt 61.496 tỷ quy đồng, tăng 68,4% so với năm 2008, trong đó ngoại tệ tăng 1.229 triệu USD (tăng 80%). Trong giai đoạn căng thẳng về thanh khoản 3 tháng cuối năm 2009, Vietcombank vẫn duy trì được trạng thái thanh khoản ổn định, thực hiện nghiêm túc các mức lãi suất tối đa về huy động vốn và các quy định về tỉ giá theo sự chỉ đạo của NHNN đồng thời hỗ trợ vốn tích cực và kịp thời cho các NH khác, giúp bình ổn hệ thống NH và đảm bảo gia tăng lợi nhuận kinh doanh vốn cho Vietcombank. Như vậy cơ cấu huy động vốn của Vietcombank có sự thay đổi nhưng không đáng kể, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là vốn huy động từ nền kinh tế, trên 70% tổng vốn huy động. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động tăng đều qua các năm: năm 2009 tăng 17,53%, năm 2010 tăng 20,32%, đặc biệt vốn huy động từ nền kinh có sự tăng trưởng mạnh, chứng tỏ khách hàng ngày càng tin tưởng, lựa chọn Vietcombank là kênh đầu tư hiệu quả và nơi giữ túi tiền của họ an toàn. Có được thành quả trên là sự xuất sắc của ban quản trị ngân hàng trong việc đề ra những chiến lược huy động vốn hiệu quả cũng như nỗ lực làm việc hết mình của toàn thể cán bộ nhân viên Vietcombank. b. Thị phần huy động vốn Với ưu thế mạng lưới hoạt động rộng khắp các trung tâm kinh tế trọng điểm quốc gia, không bị giới hạn đối tượng được phép huy động cùng với uy tín có được trong suốt 48 năm hoạt động, thị phần huy động vốn hiện nay của Vietcombank chiếm một tỷ trọng tương đối lớn (khoảng 18,2%) so với huy động vốn của toàn ngành. Trong tương lai, thị phần này có khả năng bị chia sẻ mạnh bởi sự gia nhập ngành của hàng loạt các NHNNg theo cam kết mở cửa khi Việt Nam gia nhập WTO, bên cạnh 5 NHNNg được cấp giấy phép hoạt động là sự hiện diện của hơn 40 chi nhánh. Theo đó, bắt đầu từ ngày 1/1/2011 các ngân hàng nội ngoại sẽ cạnh tranh bình đẳng với nhau, trong đó cạnh tranh lãi suất là một trong nhiều mũi nhọn được các NHNNg triển khai trong năm nay. HSBC HSBC là một trong 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam cùng với Standard Chartered, ANZ, Shinhan và Hong Leong. đã công bố biểu lãi suất huy động khá hấp dẫn, mức cao nhất là 13,7%/năm trải dài cho các kỳ hạn từ 3- 12 tháng áp dụng từ 12/01/2011. Sự lấn sân này không phải là bất ngờ lớn đối với các ngân hàng nội bởi đây là năm bản lề nhưng với những diễn biến như thế này thì trong tương lai xa biểu đồ thị phần huy động vốn của các khối ngân hàng sẽ được “vẽ” lại. Tuy nhiên, trong một vài năm sắp tới hoạt động huy động vốn của các NH nội vẫn “an toàn” khi khối này vẫn chiếm hơn 90% thị phần. Trong khi đó thị phần huy động vốn của khối ngoại chưa bao giờ vượt mốc 6%, thậm chí nếu so với cuối năm 2007, miếng bánh cuối quý I/2010 còn bị thu hẹp (khoảng 4,3% so với 5,5%). Mặt khác, có vẻ như các cuộc chạy đua lãi suất huy động những năm gần đây chỉ là đặc trưng cạnh tranh của các NH trong nước khi khối ngoại chỉ thực sự tập trung ở các nghiệp vụ NH bán lẻ, các dịch vụ tài chính toàn cầu, ngoại hối và thanh toán quốc tế…. c. Hệ số đòn bẩy huy động vốn: Bảng 2.5: Hệ số đòn bẩy huy động vốn Vietcombank giai đoạn 2008- 2010 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng tài sản 222.090 255.496 307.615 Tổng vốn chủ sở hữu 13.946 16.710 21.215 Tổng huy động vốn 196.507 230.953 277.895 % vốn huy động vốn/tổng tài sản 88,48% 90,39% 90,34% Hệ số đòn bẩy huy động vốn (lần) 14,09 13,82 13,10 (Nguồn: Tính toán từ BCTC Vietcombank các năm 2008, 2009,2010) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy hoạt động của Vietcombank dựa trên nguồn vốn huy động là chính với hệ số đòn bẩy huy động vốn khá cao (trên 13%), con số này ở các Ngân hàng liên doanh và Chi nhánh NHNNg cũng chỉ trên dưới 10 lần. Trong khi vốn tự có còn gặp nhiều khó khăn, với một tỷ lệ như vậy sẽ tiềm ẩn rủi ro, nhất là khi khách hàng rút tiền ồ ạt. 2.2.1.4. Năng lực hoạt động tín dụng và các khoản đầu tư a. Hoạt động tín dụng Bảng 2.6: Dư nợ cho vay của Vietcombank các năm 2008, 2009 và 2010 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Cho vay ngắn hạn 59.343.948 52,61% 73.706.171 52,04% 24,20% 94.715.390 53,57% 28,50% Cho vay trung hạn 13.571.270 12,03% 18.173.642 12,83% 33,91% 21.277.827 12,03% 17,08% Cho vay dài hạn 39.877.747 35,35% 49.741.313 35,12% 24,73% 60.820.689 34,40% 22,27% Dư nợ cho vay 112.792.965 100,00% 141.621.126 100,00% 25,56% 176.813.906 100,00% 24,85% (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC Vietcombank các năm 2008, 2009, 2010) Trước những diễn biến phức tạp và khó lường của thị trường tài chính cả trong và ngoài nước năm 2008, hoạt động tín dụng của Vietcombank đã chịu nhiều tác động không nhỏ, buộc Ngân hàng phải điều chỉnh kế hoạch tăng tưởng tín dụng Thực tế trong năm 2008 Vietcombank đã 2 lần điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, từ 29,2% xuống 27% và tiếp tục xuống còn 15%. để góp phần kiềm chế lạm phát theo chỉ đạo của NHNN, đồng thời ưu tiên phân bổ vốn cho các lĩnh vực trọng điểm Nằm trong chương trình ưu tiên phân bổ vốn của Vietcombank là các ngành sản xuất, lưu thông, xuất nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như lương thực, xăng dầu, xi măng, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh, giấy... , cùng chia sẻ khó khăn với khách hàng. Thông qua các biện pháp kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống, tổng dư nợ tín dụng tại thời điểm 31/12/2008 đạt 112.793 tỷ đồng, tăng 15,53% so với cùng kỳ năm 2007 (97,631 tỷ đồng), chỉ vượt kế hoạch điều chỉnh 0,5%. Trong đó dư nợ trung dài hạn đạt 53.449 tỷ đồng, chiếm 47,4% tổng dư nợ. Biểu đồ 2.2: Thị phần cho vay và HĐV của các NHTM Việt Nam năm 2008 (Nguồn: Báo cáo phân tích ngành Ngân hàng do Công ty cổ phần chứng khoán MHBS thực hiện năm 2009) Năm 2009 nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tốt với tốc độ tăng trưởng đạt 5,32%, thị trường chứng khoán phụ hồi mạnh, VNIndex tăng gần 100% so với cuối năm 2008 cùng với chính sách kích cầu của chính phủ nên đầu tư và tiêu dùng của nền kinh tế tăng khá cao. Trong bối cảnh đó, VCB luôn bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, NHNN và tình hình thị trường để điều chỉnh hoạt động tín dụng đảm bảo tính an toàn, hiệu quả. Với nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Vietcombank đã hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng 25,56%, tổng dư nợ tại thời điểm 31/12/2009 đạt 141,621 tỷ đồng, trong đó tổng dư nợ đối với nền kinh tế tăng 37,73% so với cuối năm 2008. Tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố tỷ giá thì tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của Vietcombank trong năm 2009 chỉ còn 23,6%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành NH (37,7%). Tuy vậy Vietcombank vẫn đảm bảo được sự cân bằng giữa an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể so với năm 2008, nợ xấu chỉ chiếm tỷ lệ 2,47% so với mức 4,61% năm 2008 và thấp hơn mức 3,5% của Đại hội đồng cổ đông giao. Đây là điều đáng khích lệ khi mà việc tăng trưởng tín dụng của một số ngân hàng rất khó khăn và phải điều chỉnh lại chỉ tiêu. Và tốc độ tăng trưởng tín tín dụng vẫn được duy trì ở mức 24,85% trong năm 2010, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%. Mức tăng trưởng tín dụng này thấp hơn mức trung bình của cả nước 27,65% . Nhìn một cách tổng quát, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao (trên 50%) trong cơ cấu cho vay của Vietcombank, cơ cấu này không có nhiều thay đổi qua các năm. Điều này cho thấy tín dụng ngắn hạn vẫn được ban quản trị ngân hàng rất chú trọng để đem lại thu nhập cho NH. Xét theo đối tượng khách hàng, cơ cấu tín dụng dịch chuyển tích cực theo hướng tăng tỷ trọng dư nợ cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xét chung toàn hệ thống ngân hàng, mặc dù tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tín dụng ở một số ngân hàng chiếm thị phần lớn vẫn nằm trong giới hạn an toàn cho phép nhưng có dấu hiệu tăng lên, thể hiện chất lượng tín dụng dụng giảm dần. Trong năm 2009, sự gia tăng tín dụng quá mức là một trong những nguyên nhân đẩy các nhóm nợ có độ rủi ro tín dụng cao có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là khối NHTM của nhà nước với tỷ trọng dư nợ nhóm 3,4,5 trên tổng dư nợ toàn ngành tính đến hết tháng 5/2009 lần lượt là 57,58%; 35,95% và 59,69%. Theo đó, mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng lên tương ứng. Bảng 2.7: Tỷ lệ trích lập dự phòng/tổng dư nợ ở một số NHTM Theo quy định của Ngân hàng thanh toán Quố tế (BIS), tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (NPS) từ 3%- 5% là có thể chấp nhận được. Nợ xấu là các nhóm nợ từ 3- 5 theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước. ĐVT: % Ngân hàng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Agribank 1,14% 1,83% 1,90% BIDV 1,50% 2,20% 2,55% Vietcombank 2,20% 2,48% 2,66% Vietinbank 0,07% 1,67% 1,78% MHB 1,35% 1,24% 1,04% Techcombank 1,31% 0,97% 2,30% Eximbank 0,40% 0,40% 1,77% ACB 0,40% 0,40% 0,65% Sacombank 0,60% 0,50% 0,72% DongAbank 0,20% 0,40% 0,84% (Nguồn: BCPT ngành NH do Công ty chứng khoán Bảo Việt thực hiện năm 2008) b. Năng lực cho thuê tài chính Tại Vietcombank, hoạt động cho thuê tài chính được thực hiện thông qua Công ty TNHH một thành viên cho thuê tài chính Vietcombank (VCBL) thành lập ngày 25/03/1998. Là ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực cho thuê tài chính tại Việt Nam, nên ngân hàng sở hữu nhiều lợi thế làm nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác. Đó là lãi suất cho thuê cạnh tranh, tỷ lệ trả trước thấp, thời gian ân hạn hợp lý, các chương trình cho thuê linh hoạt, phản hồi nhanh chóng và sự cố gắng của các cán bộ để cung cấp cho khách hàng dịch vụ chuyên nghiệp và chu đáo nhất. Với phương châm “Khách hàng luôn là ưu tiên số 1”, VCBL hiện là nơi cung cấp nhiều phương án thuê thiết bị, máy móc cho các doanh nghiệp trong cả nước. Năm 2008, xét về thị phần VCB- LEACL đứng thứ 4 trong tổng số 13 công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam Danh sách xếp hạng 13 công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam bao gồm: Công ty CTTC ANZ-VTRAC, Công ty CTTC I - NH Nông nghiệp & PTNT, Công ty CTTC II - NH Nông nghiệp & PTNT, Công ty CTTC II NH Ðầu tư và Phát triển Việt Nam, Công ty CTTC Kexim, Công ty CTTC NH Công thương Việt Nam, Cty CTTC NH Ngoại thương Việt Nam, Công ty CTTC NH Sài Gòn Thương Tín, Công ty CTTC I NH Ðầu tư và Phát triển Việt Nam, Công ty TNHH CTTC Quốc tế Việt Nam, Công ty TNHH CTTC Quốc tế Chailease, Công ty CTTC Công nghiệp tàu thủy, Công ty CTTC NH Á Châu. , dư nợ cho thuê tài chính đạt 1.084 tỷ VND, tăng 10,77% so với cuối năm 2007. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu tăng khá cao lên tới 19,1% so với mức 11,6% năm 2007, tuy nhiên sau khoản lỗ 14 tỷ đồng năm 2007 công ty đã đạt lợi nhuận sau thuế là 5 tỷ đồng. Đến hết ngày 31/12/2009 dư nợ của công ty đạt 1.044,85 tỷ đồng, mặc dù giảm so với năm 2008 nhưng tăng 44,85 tỷ đồng so với kế hoạch kinh doanh đã điều chỉnh (tương đương với mức tăng 4,5%). Trong bối cảnh hoạt động khó khăn trong năm 2009 công ty đã nỗ lực tiếp cận được một số khách hàng tốt, có uy tín. Lợi nhuận trước thuế của Công ty đạt được trong năm 2009 là 36,2 tỷ đồng. Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu hoạt động cho thuê tài chính Vietcombank ĐVT: Triệu VND Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Dư nợ cho thuê tài chính 1.084.152 1.044.858 1.190.898 Thu nhập lãi cho thuê tài chính - 108.565 139.662 (Nguồn: BCTC 2008, 2009, 2010 của Vietcombank) Điểm bất lợi đối với Vietcombank so với các đối tác nước ngoài là khả năng tiếp cận, trình độ thẩm định tài sản cho thuê, nhất là loại tài sản phải nhập khẩu còn yếu. Tuy nhiên theo dự báo mức độ cạnh tranh trên thị trường cho thuê tài chính trong vài năm tới chưa đáng kể mà một trong những nguyên nhân chính là số lượng các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam khá khiêm tốn với quy mô nhỏ và phạm vi hoạt động chỉ mới dừng lại ở một vài đối tượng cho thuê. c. Năng lực đầu tư tài chính Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư, góp vốn liên doanh, những năm qua Vietcombank đã xây dựng một danh mục đầu tư chất lượng, duy trì được sự phát triển ổn định và đạt hiệu quả cao với thế mạnh cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên Vietcombank đang phải đối mặt cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán và bảo hiểm vì họ có ưu thế rất lớn về khả năng tài chính, trình độ, kinh nghiệm quản lý và đầu tư. Đến 31/12/2009, Vietcombank tham gia góp vốn vào 29 đơn vị. Tổng vốn góp đầu tư, liên doanh, mua cổ phần đạt 3.527 tỷ đồng, chiếm 29,1% vốn điều lệ. Vốn góp vào liên doanh với các đối tác nước ngoài chiếm 30,5%, góp vốn cổ phần với các tổ chức tín dụng trong nước chiếm 55,4%, góp vốn cổ phần với các tổ chức kinh tế trong nước khoảng 14,1%. Tổng thu nhập từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần trong năm 2009 đạt 454,7 tỷ đồng. 2.2.1.5. Năng lực cạnh tranh trên một số hoạt động phi tín dụng của Vietcombank a. Thanh toán xuất nhập khẩu Thanh toán quốc tế là là lĩnh vực kinh doanh truyền thống mà Vietcombank luôn duy trì và khẳng định vị trí hàng đầu toàn ngành từ khi thành lập cho đến nay. Trong nhiều năm qua, đà tăng trưởng liên tục của kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của loại hình dịch vụ này. Năm 2008 các mặt hàng xuất nhập khẩu yếu như dầu thô, sắt thép, lương thực… có sự biến động mạnh về giá cả, quan hệ cung cầu của thị trường thế giới có sự thay đổi bất thường, những biểu hiện suy thoái kinh tế toàn cầu đã có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động thanh toán quốc tế của các NHTM. Mặc dù vậy, Vietcombank đã phát huy tốt vai trò đầu mối thanh toán nhập khẩu của mình với 22,7% thị phần thanh toán XNK của toàn hệ thống ngân hàng. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank năm 2008 vẫn đạt 32.501 triệu USD, tăng 23,5% so với năm trước, trong đó doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 16.831 triệu USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước, doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 15.670 triệu USD, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2009 chịu tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế và suy thoái toàn cầu, hoạt động XNK của cả nước bị sụt giảm (giảm 13,2% so với năm 2008), trong đó kim ngạch xuất khẩu giảm 9,9% và nhập khẩu giảm 15,8%. Trong bối cảnh chung đó, hoạt động thanh toán của Vietcombank cũng không tránh khỏi sự tụt giảm. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2009 của đầu mối lớn nhất trong hệ thống ngân hàng đạt 25,62 tỷ USD, giảm 21,17% so với năm 2008. Doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 12,46 tỷ USD, giảm 28,7% so với năm trước. Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 13,15 tỷ USD, giảm 14,5% so với năm 2008. Tuy nhiên Vietcombank vẫn duy trì thị phần lớn trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu: thị phần thanh toán XNK chiếm 20,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong 2009; trong đó doanh số thanh toán xuất khẩu chiếm 22% thị phần cả nước, doanh số thanh toán NK chiếm 19,1% . Bảng 2.9: Hoạt động thanh toán XNK của Vietcombank qua 2 năm 2008, 2009 ĐVT: Triệu USD Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Giá trị VCB GT toàn hệ thống Thị phần Tăng trưởng Giá trị GT toàn hệ thống Thị phần Tăng trưởng Doanh số thanh toán xuất khẩu 16.830 62.799 26,80% 18,52% 12.460 56.636 22,00% -25,97% Doanh số thanh toán nhập khẩu 15.670 80.359 19,50% 28,44% 13.150 68.848 19,10% -16,08% Doanh số 32.501 143.176 22,70% 23,11% 25.620 124.976 20,50% -21,17% (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2008, 2009, Vietcombank) Những năm gần đây, tình hình kinh tế khó khăn cùng với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, một số ngân hàng mới được thành lập, một số ngân hàng khác được chuyển đổi và có sự hỗ trợ mạnh mẽ của các tổng công ty (vừa đóng vai trò là cổ đông, vừa đóng vai trò là khách hàng của ngân hàng), đặc biệt là sự gia nhập ngày càng nhiều các ngân hàng nước ngoài với những ưu thế vượt trội về chuyên môn nghiệp vụ giỏi, mạng lưới thanh toán rộng khắp, có sự liên kết giữa nghiệp vụ thanh toán quốc tế- tài trợ thương mại- kinh doanh ngoại tệ, đã lôi kéo một lượng lớn các khách hàng truyền thống của Vietcombank, làm cho thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng bị sụt giảm. Qua các năm 2007- 2010 thị phần thanh toán xuất nhập khẩu giảm từ 24,12% năm 2007 xuống 22,70% năm 2008, 20,50% năm 2009 và 20% năm 2010. Tuy nhiên, VCB vẫn chứng tỏ được vị thế nổi bật của mình với thị phần lớn nhất về thanh toán quốc tế trong toàn hệ thống ngân hàng. b. Dịch vụ thẻ Trong nhiều năm qua HĐKD thẻ thực sự đã trở thành một dịch vụ ngân hàng hiện đại, mang tính nền tảng, là mũi nhọn cho chiến lược phát triển dịch vụ NH bán lẻ, mở ra một hướng mới cho việc huy động vốn, giúp giảm lãi suất đầu vào cho NH. Tại Vietcombank, tốc độ phát triển hàng năm rất cao cùng với việc cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ mới và tiện ích gia tăng cho khách hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại đã và đang giúp ngân hàng khẳng định vị trí hàng đầu của mình trong lĩnh vực phát hành và thanh toán thẻ. Vietcombank là thành viên chính thức và là đối tác chiến lược của các tổ chức thẻ hàng đầu thế giới: Visa Card, Master Card, American Express, JCB, Diners Club, là ngân hàng độc quyền phát hành và thanh toán thẻ Amex tại Việt Nam. Đồng thời là ngân hàng tiên phong và dẫn đầu tại Việt Nam trong việc phát hành các tiện ích gia tăng cho sản phẩm thẻ dựa trên nền tảng công nghệ nghệ hiện đại, điển hình là dịch vụ thẻ Connect 24 và dịch vụ thương mại điện tử VCB- P. Với hai dịch vụ này khách hàng có thể mua thẻ Internet, thẻ điện thoại, thanh toán tiền điện, cước Internet, phí bảo hiểm, cước phí điện thoại cố định và di động qua hệ thống ATM. Năm 2008 ghi nhận sự tăng trưởng tốt của hoạt động phát hành và thanh toán thẻ: tổng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBáo cáo tốt nghiệp đề tài- Năng lực cạnh tranh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam Vietcombank.docx
Tài liệu liên quan