Đề tài Nâng cao vai trò của vốn đầu tư xã hội với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

VAI TRÒ VỐN ĐẦU TƯ XÃ HỘI 3

1.Khái niệm, vai trò vốn đầu tư xã hội với tăng trưởng 3

1.Một số khái niệm chung. 3

2.Vai trò vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế 4

2.1Lý thuyết của Harrod Domar 5

2.2Tác động của vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế 6

II Cơ cấu vốn đầu tư 7

1.Phân loại theo tiêu chí nguồn gốc hình thành 7

2.Phân loại theo tiêu chính nhóm ngành 13

III.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tác động của nguồn vốn với tăng trưởng 14

1.Hệ số ICOR 14

2. Hệ số co giãn của sản lượng theo vốn đầu tư 14

IV.Tỷ trọng vốn đầu tư cụ thể trong tổng vốn đầu tư 15

CHƯƠNG II 16

THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN Ở VIỆT NAM 16

I. Đánh giá chung về tổng vốn đầu tư xã hội ở nước ta 16

1.Thực trạng 16

2.Vai trò của tổng nguồn vốn 17

3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 22

II. Thực trạng nguồn vốn đầu tư xã hội phân theo nguồn hình thành 22

1. Nguồn vốn khu vực kinh tế nhà nước 23

1.1 Tỷ trọng và cơ cấu của nguồn vốn khu vực nhà nước 23

1.2 Xu thế vận động của các nguồn vốn khu vực kinh tế nhà nước 24

1.3 Thực trạng và hiệu quả sử dụng của nguồn vốn khu vực nhà nước 25

1.3.1 Thực trạng sử dụng 25

1.3.2 Hiệu quả sử dụng 26

2. Nguồn vốn khu vực kinh tế ngoài nhà nước. 30

2.1 Tiết kiệm khu vực ngoài nhà nước. 30

2.2 Thực trạng sử dụng vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước 31

2.3 Vai trò của vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế 32

2.4 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khu vực kinh tế ngoài nhà nước 34

3. Nguồn vốn khu vực nước ngoài 35

3.1 Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 37

3.1.1 Những vấn đề chung về FDI 37

3.1.2 Đầu tư, thu hút FDI trong thời gian qua 39

3.1.2.1. FDI và những con số 40

3.1.2.2. Ảnh hưởng của FDI tới nền kinh tế 41

3.1.3 Đánh giá về tình hình, hiệu quả sử dụng vốn FDI 44

3.2 Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài 45

3.2.1 Tình hình huy động 45

3.2.1.1 Các nhà tài trợ và lĩnh vực ưu tiên tài trợ cho Việt Nam 45

3.2.1.2 Tình hình huy động ODA 46

3.2.2 Thực trạng quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA 47

3.2.3 Tình hình giải ngân ODA 49

3.2.4 Quản lý nguồn vốn ODA 50

3.2.5 Đánh giá về hiệu quả thu hút , quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA 50

3.3 Các nguồn vốn khác 51

3.3.1 Nguồn vốn các tổ chức phi chính phủ(NGO). 51

3.3.2 Nguồn vốn từ đầu tư gián tiếp ở Việt Nam (FII) 52

III. Thực trạng nguồn vốn đầu tư xã hội phân theo ngành kinh tế 53

1. Cơ sở ngành kinh tế 53

2. Thực trạng của vốn đầu tư tới ngành kinh tế 54

CHƯƠNG III 61

GIẢI PHÁP 61

1. Hoàn thiện quy hoạch vốn đầu tư xã hội theo từng vùng 61

2. Khuyến khích và ưu đãi hơn nữa các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và vùng sâu, vùng núi, vùng xa. 61

3. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các dự án triển khai hoạt động mở rộng tăng công suất hiện có. 62

4. Xử lý linh hoạt hơn nữa hình thức đầu tư. 63

5. Phát triển mạnh nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. 64

6. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động của công đoàn. 65

7. Cần phải phát triển thị trường tài chính. 65

KẾT LUẬN 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1917 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao vai trò của vốn đầu tư xã hội với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực trạng vẫn còn tồn tại, thậm chí ngày càng tăng trong việc sử dụng nguồn vốn ngân sách, đó là các sai phạm trong quyết định đầu tư, các dự án thi công chậm tiến độ, bố trí vốn không đúng qui định, giải ngân vốn chậm, đầu tư manh mún, dàn trải, gây ảnh hưởng không tốt tới kết quả và kê hoạch phát triển chung của toàn xã hội. Vốn tín dụng đầu tư phát triển thường dùng cho các dự án trọng điểm quốc gia như nhà máy thủy điện, nhiệt điện, lọc dầu, xi măng hóa chất, cơ sở hạ tầng kĩ thuật. Nó đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, hỗ trợ phát triển vùng miền, thúc đẩy một số lĩnh vực, tham gia xóa đói giảm nghèo…. Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn vốn này còn nhiều hạn chế trong khâu kiểm soát, kiểm tra thiếu chặt chẽ và được đánh giá là chưa đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế. Vốn doanh nghiệp nhà nước và nguồn vốn khác được đầu tư cho tài sản cố định, đầu tư phát triển khoa học công nghệ và con người. Nguồn vốn này tuy chiếm tỷ trọng còn nhỏ nhưng ngày càng thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của mình trong đời sống kinh tế xã hội. Nó thể hiện nội lực của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam, vai trò trong việc điều tiết thị trường, dẫn dắt các doanh nghiệp khác chủ động nâng cao lợi thế cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, giữ vững ổn định chính trị xã hội. Sau khi gia nhập vào tổ chức WTO, nước ta đã sắp xếp lại, đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay chỉ còn 3494 doanh nghiệp nhà nước, giảm 5,7% so với năm 2006. Tuy số lượng giảm nhưng nguồn vốn sản xuất kinh doanh, giá trị tài sản cố định, doanh thu, lợi nhuận, đóng góp vào ngân sách nhà nước đều liên tục tăng. Điều này chứng tỏ đã có một bước tiến rất lớn trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. 1.3.2 Hiệu quả sử dụng Để đánh giá hiệu quả sử dụng của một nguồn vốn có rất nhiều tiêu chí khác nhau, ở đây đề cập đến một số tiêu chí sau a. So sánh giữa cơ cấu vốn đầu tư và cơ cấu GDP theo nguồn vốn Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế Đơn vị: % Năm Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước Đầu tư nước ngoài 2001 59.8 22.6 17.6 2002 57.3 25.3 17.4 2003 52.9 31.1 16 2004 48.1 37.7 14.2 2005 47.1 38 14.9 2006 45.7 38.1 16.2 2007 39.9 35.3 24.8 2008 42.4 39.4 26.4 2009 45.5 43.6 28.4 Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế  Đơn vị: % Năm Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước Đầu tư nước ngoài 2001 38.4 47.84 13.76 2002 38.38 47.86 13.76 2003 39.08 46.45 14.47 2004 39.1 45.76 15.13 2005 38.4 45.61 15.99 2006 37.39 45.63 16.98 2007 36.43 45.9 17.66 2008 38.56 47.5 17.89 2009 42.56 48.5 18.62 Có thể thấy rằng, tỷ trọng vốn đầu tư khu vực kinh tế nhà nước (trên 505) nhưng tỷ trọng đóng góp vào GDP thấp, không tương xứng với lượng vốn được đầu tư. Nếu năm 2001, 1% đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước vào GDP cần 1,76% đóng góp của vốn đầu tư thì năm 2005 cần 1,2%, năm 2007 cần 1,095%. Giai đoạn 2001 – 2007, để có 1% đóng góp của vốn vào GDP thì mức đầu tư đã giảm dần đi, chứng tỏ hiệu quả đầu tư đã dần được chú ý và cải thiện. Nhưng nếu đem so sánh với các khu vực khác có tỷ trọng vốn thấp hơn thì có một thực tế là để cùng tạo 1% GDP cần một mức đầu tư cao hơn ở khu vực kinh tế nhà nước so với khu vực khác. Năm 2001, nếu để tạo 1% GDP, khu vực ngoài nhà nước chỉ cần 0,47% thì khu vực kinh tế nhà nước cần đến 1,56% vốn đầu tư. Năm 2007, tỷ lệ này tương ứng là 0,77% và 1,095%. Điều này nói lên rằng, khu vực ngoài nhà nước mặc dù có tỷ trọng vốn đầu tư thấp hơn nhưng đóng góp vào GDP nhiều hơn, chứng tỏ hiệu quả sử dụng cao hơn hay nói cách khác, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khu vực nhà nước là chưa cao. b. Hệ số ICOR : Năm Vốn đầu tư khu vực KTNN (tỷ đồng) Đóng góp vào GDP (tỷ đồng) I/GDP g (%) ICOR 2001 101973 184836 0.55 7.44 7.41 2002 114738 205652 0.56 7.11 7.85 2003 126558 239736 0.53 7.65 6.9 2004 139831 279704 0.5 7.75 6.45 2005 161635 322241 0.5 7.37 6.81 2006 185102 364250 0.51 6.17 8.24 2007 208100 416794 0.5 6.02 8.3 2008 242313 432100 0.57 6.15 8.5 2009 262100 453120 0.59 6.89 8.9 ICOR tính theo vốn đầu tư thực hiện năm 2000 - 2009 Tổng số 5.2 Kinh tế nhà nước 7.8 Kinh tế ngoài nhà nước 3.2 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 5.2 (Nguồn: tính toán theo số liệu của TCTK) ICOR của khu vực kinh tế nhà nước cao hơn so với các thành phần kinh tế khác. Nếu xét hiệu quả đầu tư từ tổng số tiền bỏ ra trong năm - “Vốn đầu tư” cho thấy để tăng một đồng GDP cần bỏ ra 5,2 đồng vốn, có thể thấy hiệu quả đầu tư của Việt Nam trong giai đoan 2000-2007 vào loại thấp nhất thế giới kể cả trong giai đoạn trước đây (1970-1984). Việc nguồn tiền đầu tư kém hiệu quả (5,2) là do đầu tư không hiệu quả của khu vực của nhà nước (7,8) và khu vực đầu tư nước ngoài (5,2), trong khi khu vực kinh tế tư nhân tỏ ra rất hiệu quả khi bỏ ra 3,2 đồng vốn đã tạo ra một đồng giá trị tăng thêm. Mặt khác, hệ số ICOR của khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng ngày một tăng chứng tỏ hiệu quả đầu tư ngày càng thấp, để tạo cùng một năng lực sản xuất thì khu vực này càng cần nhiều chi phí hơn. Năm 2004, ICOR của khu vực nhà nước là 6,45 lần, khu vực ngoài nhà nước là 4,82 lần, khu vực nước ngoài là 3,32 lần thì năm 2005 tỷ lệ này tương ứng là 6,81 ; 4,15 ; 2,88 lần. Theo số liệu của các tổ chức quốc tế ICOR bình quân giai đoạn 2001 – 2005 của khu vực nhà nước là 7,4 ngoài nhà nước là 3,77 và toàn bộ nền kinh tế là 5 lần thì đến năm 2007, tỷ lệ này đạt 8,3 ; 3,8 ; 5,38 lần. Điều này càng chứng tỏ hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước kém hơn so với các thành phần kinh tế khác và kém hơn so với mức chung của cả nước. c. Tỷ số giữa vốn đầu tư và GDP Tỷ số này cho biết để tạo một đồng vốn GDP thì cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư. Bảng tỷ lệ giữa vốn đầu tư và GDP Năm Cả nước Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước Đầu tư nước ngoài 2001 0.35 0.55 0.17 0.45 2002 0.37 0.56 0.2 0.47 2003 0.39 0.53 0.26 0.43 2004 0.4 0.5 0.34 0.38 2005 0.4 0.5 0.34 0.38 2006 0.42 0.51 0.35 0.4 2007 0.45 0.5 0.36 0.64 2008 0.47 0.52 0.37 0.67 2009 0.49 0.53 0.4 0.7 (Nguồn: tính toán theo số liệu của TCTK) So với các nước, Việt Nam được đánh giá là có tỷ lệ I/GDP cao, và cao chủ yếu là do khu vực kinh tế nhà nước. Điều này có nghĩa là để tạo thêm một đồng GDP ngày càng cần nhiều vốn đầu tư hơn hay nói cách khác, hiệu quả đầu tư của khu vực này ngày càng sút giảm. Mặc dù sự đóng góp của vốn vào GDP giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo. Bình quân giai đoạn 2001 – 2007 để tạo một đồng GDP cần 0.52 đồng vốn đầu tư từ khu vực nhà nước, 0,29 đồng từ khu vực ngoài nhà nước, 0,45 đồng vốn đầu tư từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Những con số trên càng chứng tỏ rằng hiệu quả đầu tư của khu vực nhà nước còn rất thấp, so với cả nước và so với các khu vực kinh tế khác. Đi tìm nguyên nhân cho vấn đề này, có thể tổng hợp thành một số điểm như sau: Về chủ quan, đó là do chủ trương đầu tư sai, do các cá nhân chạy theo lợi ích riêng trước mắt, chạy theo tư lợi mà quên đi lợi ích lâu dài, do quy hoạch còn chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, do quản lý khu vực này còn nhiều tiêu cực, tham nhũng còn tồn tại, gây nên thất thoát, lãng phí rất lớn. Về khách quan, đầu tư nhà nước là các khoản đầu tư có thời gian dài, thời gian hoàn vốn chậm, có độ trễ lớn, khối lượng vốn lớn, chủ yếu là các lĩnh vực thuộc kết cấu hạ tầng, lĩnh vực mà tư nhân không muốn và không đủ khả năng tham gia, các lĩnh vực này thường không đem lại nhưng hiệu quả kinh tế cụ thể, hay nói cách khác là rất khó có thể lượng hóa được đóng góp của nó vào GDP. Vốn đầu tư khu vực nhà nước có tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư toàn xã hội, nó đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu vùng theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tăng năng lực sản xuất mới, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư từ cá thành phần kinh tế khác làm tổng mức đầu tư toàn xã hội tăng nhanh. Bên cạnh đó, cần khắc phục các hạn chế, yếu kém của khu vực này như: tình trạngcthất thoát, lãng phí, đầu tư dàn trải, nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản….. nhằm hoàn thiện hệ thống vốn đầu tư toàn xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn khu vực nhà nước. 2. Nguồn vốn khu vực kinh tế ngoài nhà nước. 2.1 Tiết kiệm khu vực ngoài nhà nước. Tiết kiệm là nguồn gốc cơ bản tạo ra vốn đầu tư cho nền kinh tế. Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước có thu nhập thấp thì quy mô và tỷ lệ tiết kiệm đều thấp hơn so với yêu cầu của sự phát triển ngày càng cao. Tiết kiệm của khu vực ngoài nhà nước bao gồm tiết kiệm của khu vực dân cư và tiết kiệm của doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tiết kiệm của dân cư: tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình so với GDP đã tăng liên tục từ 6,9% năm 1995 lên 12,6% năm 2001, sau đó tỷ lệ này giảm trong các năm 2002-2004 và tăng lên từ 2004 đến nay. Tỷ lệ tiết kiệm của dân cư so với tổng GDP của nền kinh tế năm 2003 giảm xuống còn 10,2% thì đến năm 2005 tỷ lệ này tăng nhẹ lên 10,8% và tăng mạnh trong hai năm 2006, 2007 và đạt 13,2% vào năm 2007. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 1995-2007 hộ gia đình tiết kiệm 10,5% GDP và giai đoạn 2001-2007 tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình chiếm là 11,5% GDP. Như vậy có thể thấy rằng tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình không ổn định qua các năm nhưng có xu hướng tăng lên theo sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên nếu so sánh với tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình của Trung Quốc thì Việt Nam có con số tiết kiệm nhỏ hơn rất nhiều. Nguyên nhân của sự không ổn định tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình trong giai đoạn này là do chính sách kích cầu của nhà nước giai đoạn 1998-2002 làm cho tỷ lệ tiêu dùng gia đình tăng lên và tỷ lệ tiết kiệm giảm xuống tương ứng. Đến năm 2003 chu kỳ kinh tế tăng trưởng lại thì tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình có xu hướng tăng. Khu vực hộ gia đình là khu vực thặng dư tiết kiệm nên là người cho vay ròng. Có nhiều nguyên nhân tác động tới tiết kiệm hộ gia đình như thu nhập khả dụng, cơ cấu dân số theo độ tuổi, các chính sách của chính phủ. Cùng với xu hướng phát triển thu nhập hộ gia đình ngày càng tăng lên bao gồm cả thu nhập về lương và thu nhập hiện hành làm tăng khả năng tiết kiệm của khu vực. Đồng thời quy mô hộ gia đình giảm đi và tốc độ tăng dân số giảm đi tạo điều kiện nâng cao mức tiíet kiệm khi Việt Nam chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số vàng (khi tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao). Tiết kiệm của doanh nghiệp ngoài nhà nước có xu hướng tăng trong giai đoạn 1999 đến nay. Trong giai đoạn 1995-2007 tỷ lệ tiết kiệm của doanh nghiệp ngoài nhà nước so với GDP khoảng 8%. Đây là khu vực đi vay ròng do nhu cầu về tỷ lệ đầu tư cao hơn tỷ lệ tiết kiệm mà khu vực tạo ra được. Tỷ lệ tiết kiệm của các doanh nhiệp đã tăng nhanh dưới tác động của Luật doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp ra đời làm tăng đáng kể số lượng doanh nghiệp và đã gia tăng tỷ lệ tiết kiệm của khu vực này. Kết luận: Tỷ lệ tiết kiệm khu vực ngoài nhà nước có xu hướng tăng lên trong quá trìng phát triển. Tuy nhiên, tỷ lệ tiết kiệm của khu vực này so với các nước khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản con số này còn nhỏ hơn rất nhiều và còn chiếm tỷ lệ không cao trong GDP, chưa đáp ứng được yêu cầu về vốn đầu tư cho quá trình phát triển. Một điều đáng lưu ý là tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình chưa được huy động hết cho đầu tư, vẫn còn khoảng 25% tiết kiệm nằm ở hộ gia đình dưới các hình thức khác nhau. 2.2 Thực trạng sử dụng vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước Vốn đầu tư khu vực ngoài quốc doanh bao gồm vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh và vốn đầu tư khu vực dân cư. Vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước là nguồn đầu tư lớn thứ hai kể từ năm 1998 và chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng vốn đầu tư xã hội trong giai đoạn hiên nay. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau: Bảng vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước giai đoạn 2001-2009 (theo giá thực tế) Đơn vị: tỷ đồng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Vốn ĐT XH 170496 200145 239246 290927 343135 404712 521700 637300 705612 Vốn KV ngoài quốc doanh 38512 50612 74388 109754 130398 154006 184300 263205 287532 Tỷ trọng(%) 22,6 25,3 31,1 37,7 38,0 38,1 35,3 41,3 43,4 ( Nguồn: Niên giám thống kê) Từ bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng qua các năm và đạt tốc độ tăng trung bình năm là 31,6%. Tỷ trọng đầu tư tăng mạnh từ năm 2001 và đã vượt mức đạt 38512 tỷ đồng chiếm 22,6% tổng vốn đầu tư cả nước và tăng vọt vào năm 2005 đạt mức 130398 tỷ đồng. Đặc biệt năm vốn đầu tư khu vực này năm 2008 lên tới 637300 tỷ đồng, tăng 42,8% so với năm 2007 và tăng nhanh hơn mức tăng của vốn đầu tư toàn xã hội trong năm (22,2%) . Tính chung lại, tổng vốn đầu tư ngoài nhà nước từ năm 2001-2008 đạt 1005175 tỷ đồng, chiếm 35,8% tổng vốn đầu tư của cả nước. Trong khi đó tổng vốn đầu tư thực hiên 5 năm 1996-2000 của khu vực ngoài nhà nước chỉ đạt được 110501,8 tỷ đồng. Điều này cho thấy vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước tăng cả về con số tuyệt đối cả về tỷ trọng đầu tư qua các năm. Hướng tới phù hợp với xu hướng chung của quá trình phát triển kinh tế là nguồn vốn trong nước đóng vai trò chủ đạo. 2.3 Vai trò của vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế - Vốn đầu tư có một vai trò đặc biệt trong tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua vai trò của vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở tốc độ gia tăng mạnh mẽ của tốc độ GDP khu vực ngoài nhà nước, góp phần trực tiếp tạo ra tăng trưởng kinh tế của cả nước. Cụ thể Năm VĐT KVNQD GDP g(GDP) g(VĐT) 2001 38512 230247 8,16 11,26 2002 50612 256413 11,36 31,42 2003 74388 284963 11,13 46,98 2004 109754 327347 14,87 47,54 2005 130398 382804 16,94 18,81 2006 154006 444560 16,13 18,10 2007 184300 525141 18,13 19,67 2008 193240 552310 19,56 22,85 2009 211510 572313 21,87 24,56 Tốc độ tăng GDP khu vực ngoài nhà nước tăng liên tục qua các năm cùng với sự gia tăng tương ứng của vốn đầu tư. Năm 2001 đạt 8,16%, năm 2004 là 14,87%, đến năm 2007 tăng vọt lên 18,13%. Xem xét mức độ tăng của GDP và vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước ta cũng thấy rằng mức độ gia tăng của vốn đầu tư là cao hơn phản ánh để tạo ra 1% tăng trưởng trong khu vực ngoài nhà nước cần gia tăng vốn đầu tư lớn hơn 1% - Vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước là nguồn gốc tạo ra thu nhập cho khu vực này, do đó vai trò vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước được thể hiện qua tỷ trọng GDP của khu vực trong GDP của cả nước. Điều này được thể hiện qua bảng sau: Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 GDP 481295 535762 613443 715707 839211 976266 1144015 1304562 1405647 KV ngoài quốc doanh 230246 256413 284963 327347 382804 444560 525141 542316 604564 Tỷ trọng (%) 47,84 47,86 46,65 45,75 45,61 45,63 45,90 47,54 50.87 Mặc dù về cơ cấu nguồn vốn thì vốn của khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng thứ hai trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, sau khu vực nhà nước nhưng khu vực này lại đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong GDP của nền kinh tế. Năm 2001, theo tính toán cho thấy 1% GDP được tạo ra ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước cần đầu tư tăng thêm 0,47% và năm 2007 là 0,77% (con số tương ứng ở khu vực nhà nước là 1,56% và 1,1%). Có được tỷ lệ đóng góp cao trong GDP của nền kinh tế là do tỷ trọng đóng góp của kinh tế cá thể chiếm tỷ lệ lớn. Năm 2001 tỷ lệ đóng góp vào GDP của kinh tế cá thể là 32,31% , năm 2004 tỷ lệ này là 30,19% và đến năm 2007 giảm nhẹ xuống còn 29,61%. Mặc dù tỷ lệ đóng góp trong GDP của kinh tế cá thể vào tổng thu nhập nền kinh tế có xu hướng giảm xuống nhưng đây vẫn là khu vực có tỷ lệ đóng góp cao nhất vào GDP nền kinh tế. Như vậy, ở khu vực này, để tạo ra 1% GDP chỉ cần một mức đầu tư thấp hơn so với khu vực khác. Điều này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước là tốt hơn so với khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 2.4 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khu vực kinh tế ngoài nhà nước a. Hệ số ICOR Theo tính toán của tổ chức quốc tế, trong giai đoạn hiện nay ICOR của khu vực kinh tế nhà nước là 7,3 ICOR của khu vực ngoài nhà nước là 3,9 và của toàn nền kinh tế là 5. Như vậy để tạo thêm 1 đồng GDP trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước thì khu vực này cần đầu tư thêm 3,9 đồng vốn, trong khi đó khu vực nhà nước cần đầu tư thêm 7,3 đồng. Phản ánh tính linh hoạt, hiệu quả của khu vực ngoài quốc doanh. Hệ số sử dụng vốn đầu tư của khu vực này được thể hiện cụ thể qua các năm như sau: Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Icor 2,8 2,9 4,1 4,9 4,1 4,05 3,9 4.1 4.3 (Nguồn: Niên giám thống kê) Hệ số ICOR những năm đầu tăng nhanh năm 2001 là 2,8 đến năm 2003 đạt tới 4,1 Tuy nhiên trong những năm tiếp theo Icor khu vực ngoài nhà nước lại giảm xuống và tương đối ổn định, bình quân giai đoạn 2001-2007 hệ số ICOR là 3,77. Nguyên nhân của giảm hệ số ICOR, đó là do cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, tính cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải tự nâng cao khả năng cạnh tranh của mình bằng cách đổi mới công nghệ, thắt chặt quản lý nguồn vốn...Đồng thời, tận dụng được lợi thế của nước đi sau và nước được đầu tư các doanh nghiệp sử dụng nhiều công nghệ có trình độ hơn, học hỏi được kinh nghiệm về quản lý nguồn vốn của các nước đi đầu tư. Nhưng sự đầu tư nhiều đó ảnh hưởng đến nguồn lực trong nước sẽ trở nên khan hiếm hơn. So với các năm thì hệ số ICOR đang giảm dần và đây là dấu hiệu tốt của việc đầu tư có hiệu quả của khu vực này nhưng nhìn về con số tuyệt đối thì hệ số này còn cao hơn so với các nước khác. Do đó, nước ta cần có những biện pháp hiệu quả và tích cực hơn nữa để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của khu vực này. b. Tỷ lệ GDP so với vốn đầu tư Tỷ lệ này phản ánh 1 đồng vốn đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng GDP. Tỷ lệ vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước so với GDP qua các năm thể hiên qua bảng: Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 GDP/VĐT 5,98 5,07 3,83 2,98 2,94 2,89 2,80 2,33 2.54 Một đồng vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước tạo ra 5,98 đồng GDP năm 2001, năm 2004 là 2,98; năm 2008 chỉ tạo ra 2,33 đồng GDP và trong 2001-2008 trung bình 1 đồng vốn đầu tư tạo ra 3,6 đồng. Trong giai đoạn 1991-1995, 1 đồng vốn đầu tư 3,6 đồng GDP, giai đoạn 1996-2000 chỉ còn 3 đông, giai đoạn 2001-2005 là 2,6 đồng và 2006-2007 là 2,3 đồng. Sự biến động về số liệu không ổn định qua các năm cho thấy hiệu quả sử dụng vốn không ổn định qua các năm, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong và ngoài nước. Vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng thứ hai trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội ( sau khu vực nhà nước). Nguồn vốn của khu vực này cùng với nguồn vốn của khu vực nhà nước giữ vai trò quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế đạt kết quả ổn định. Nguồn vốn của khu vực nhà nước là cơ sở, nguồn vốn của khu vực dân doanh và dân cư là động lực cho sự phát triển kinh tế của đất nước. 3. Nguồn vốn khu vực nước ngoài Nguồn vốn trong nước đóng vai trò chủ đạo của một quốc gia thì nguồn vốn của khu vực nước ngoài cũng đóng vài trò không kém phần quan trọng. Nhìn vể tỷ trọng đóng góp của khu vực này trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội và trong GDP ta thấy: Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Đầu tư nước ngoài / Tổng đầu tư (%) 17.6 17.4 16 14.2 14.9 16.2 24.8 25.8 28.6 ( Theo niên giám thống kê 2007 ) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng thêm qua thời gian. Năm 2001, tỷ trọng mới là 17,6% thì năm 2007 đã là 24,8%. Ta biết, tỷ trọng vốn nước ngoài tăng lên, điều đó chứng tỏ giá trị tuyệt đối của vốn nước ngoài tăng nhanh hơn giá trị tuyệt đối của các nguồn vốn khác. Nhưng bên cạnh đó, ta có thể thấy tỷ trọng vốn biến động không ổn định qua các năm. Trong giai đoạn 2001-2004 , tỷ trọng vốn có xu hướng giảm xuống, nhưng đến giai đoạn 2004-2007 thì lại có cu hướng tăng lên và đạt đỉnh tại năm 2007 là 24,8%. Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 GDP khu vực nước ngoài / GDP nền kinh tế (%) 13.76 13.76 14.47 15.13 16 17 17.66 17.9 18.1 ( Theo niên giám thống kê 2009) Qua bảng số liệu ta thấy, đóng góp của khu vực kinh tế nước ngoài vào GDP của nền kinh tế liên tục tăng qua các năm. Từ năm 2001 là 13,76% đến năm 2007 đã đạt 17,66%. Tốc độ tăng trung bình của tỷ trọng đóng góp của khu vực nước ngoài là 0,65%/năm. Giai đoạn 2001-2003, tốc độ tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực nước ngoài thấp hơn tốc độ tăng trung bình nhưng giai đoạn 2003-2007 thì tốc độ tăng của tỷ trọng này nhanh hơn mức bình quân, điều này cho thấy, tốc độ tăng của tỷ trọng đóng góp của khu vực nước ngoài có xu hướng ngày càng nhanh hơn và trong tương lai sẽ đóng góp ngày càng nhiều vào GDP của nền kinh tế. Nhưng bên cạnh đó, tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài luôn cao hơn đóng góp của khu vực nước ngoài vào GDP. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài là không cao. Chưa xứng với tiềm năng của nguồn vốn này. Nhưng với xu thế hiện nay, có thể trong tương lai, đóng góp vào GDP của khu vực nước ngoài sẽ tương xứng với tiềm năng của nó. Như vậy, vốn đầu tư nước ngoài có hai dòng chính là đầu tư tư nhân trong đó chủ yếu là đầu tư trực tiếp nước ngoài- FDI và đầu tư của Chính Phủ hay các tổ chức quốc tế mà nguồn viện trợ ODA là chính. 3.1 Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 3.1.1 Những vấn đề chung về FDI Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trước hết, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng đầu tư xã hội và góp phần cải thiện cán cân thanh toán trong giai đoạn vừa qua. Các nghiên cứu gần đây của Bộ Kế hoạch và đầu tư  rút ra nhận định chung rằng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp quan trọng vào GDP với tỷ trọng ngày càng tăng. Khu vực này góp phần tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ của nhiều ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm (đặc biệt là trong gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá), đóng góp cho ngân sách Nhà nước và tạo việc làm cho một bộ phận lao động. Bên cạnh đó, FDI có vai trò trong chuyển giao công nghệ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Các dự án FDI cũng có tác động tích cực tới việc nâng cao năng lực quản lý và trình độ của người lao động làm việc trong các dự án FDI. Những nước đầu tư FDI cho Việt Nam chủ yếu bao gồm:: Bỉ, Bungari, Đức, Canada,.Anh v.v. Các quốc gia Châu Á cũng chiếm một tỷ trọng lớn như: Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Danh sách các nước đầu tư FDI tại Việt Nam Số dự án Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) (*) Tổng số 10981 163607.2 Trong đó: Ấn Độ 31 190.5 Áo 13 25.4 Bê-li-xê 6 44.1 Bỉ 34 85.0 Bun-ga-ri 5 17.2 Ca-na-đa 100 4892.4 CHLB Đức 132 746.3 CHND Trung Hoa 711 2188.3 Cộng hòa Séc 18 61.9 Đặc khu hành chính Hồng Công (TQ) 671 7416.7 Đài Loan 2135 20951.9 Đan Mạch 69 280.6 Hà Lan 115 3018.8 Hàn Quốc 2153 16666.3 Hoa Kỳ 493 5029.0 In-đô-nê-xi-a 28 307.0 I-ta-li-a 43 176.7 I-xra-en 8 11.6 Liên bang Nga 105 1935.4 Ma-lai-xi-a 340 18005.6 Ma-ri-ti-us 31 224.4 Nhật Bản 1102 17362.2 Niu-di-lân 26 93.3 Ôx-trây-li-a 236 1811.2 Pháp 296 3216.2 Phi-li-pin 50 395.6 Quần đảo Cay men 33 4352.2 Quần đảo Vigin thuộc Anh 438 13824.1 Thái Lan 256 6121.6 Thổ Nhĩ Kỳ 7 41.4 Thụy Điển 22 415.6 Thụy Sỹ 71 1693.1 Vương quốc Anh 134 2711.1 Xa-moa 62 1549.1 Singapo 733 17071.0 Hiện nay ở Việt Nam tồn tại các hình thức đầu tư FDI chủ yếu như sau: Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, đầu tư theo hợp đồng BOT, đầu tư thông qua mô hình mẹ và con, hình thức công ty cổ phần, hình thức chi nhánh công ty nước ngoài, hình thức công ty hợp doanh và hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập..v.v 3.1.2 Đầu tư, thu hút FDI trong thời gian qua Năm Tổng vốn nền kinh tế( Nghìn tỷ đồng) FDI( Nghìn tỷ đồng) Tỷ trọng FDI/Vốn(%) 2001 170.5 30 17.6 2002 200.1 34.8 17.4 2003 239.3 50.6 16 2004 290.9 74.4 14.2 2005 343.1 109.8 14.9 2006 398.9 130.4 15.9 2007 400.5 140.8 16.1 2008 450.7 146.7 16.8 2009 470.6 170.8 17.6 3.1.2.1. FDI và những con số Trong khoảng từ năm 2000 cho đến năm 2009, thu hút đầu tư FDI của Việt Nam tăng chậm qua từng năm, nguyên nhân là do chính sách của Việt Nam chưa tốt, bản thân nền kinh tế chưa ổn định, cơ hội giao thương với nước ngoài của Việt Nam không nhiều. Số dự án tăng vọt( so với năm 2006 là 987) lên tới 1544 dự án, với tổng vốn FDI thực hiện được là 4,1 tỷ $. Nguyên nhân là do năm 2007 Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, làm cho làn són

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112215.doc
Tài liệu liên quan