Đề tài Nâng cao vị thế chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

1.Định nghĩa và vai trò của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp 3

1.1. Định nghĩa 3

1.2. Vai trò của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp 5

2.Một số nhân tố ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng 8

2.1. Nguồn vốn 8

2.2. Nhân lực 12

3. Ảnh hưởng của chuỗi cung ứng đến hợt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 16

3.1. Ảnh hưởng tích cực : 16

3.2. Ảnh hưởng tiêu cực 19

4. NÂNG CAO VỊ THẾ CHUỖI CUNG ỨNG TRONG DOANH NGHIỆP 20

4.1. Nâng tầm chuỗi cung ứng 20

4.2. Triển khai chiến lược chuỗi cung ứng bằng "Hoạch định, bán hàng & sản xuất tổng thể - S&OP 27

KẾT LUẬN 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

 

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2258 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao vị thế chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao nhận để các nhà thầu phụ có thể vận chuyển hàng hóa tới địa chỉ mà khách hàng yêu cầu. Thế là khách hàng đã có sản phẩm. Không nhà kho, không kiểm kê hàng, không hoá đơn hay chứng từ, chỉ là một chương trình phần mềm giám sát tự động dây chuyền cung ứng của Cisco vào mọi thời điểm, tại mọi nơi và cùng một lúc. Dây chuyền sẽ tự động vận hành cho đến khi có xuất hiện một khiếm khuyết nào đó. Trong trường hợp này, hệ thống sẽ báo để bộ phận kỹ thuật hay IT kiểm tra. Những chuyên gia phần mềm quản lý dây chuyền cung ứng gọi điều này là "quản lý bằng ngoại lệ" (management by exception) - bạn không cần làm bất cứ điều gì, trừ khi hệ thống có một lỗi nào đó. Nếu có một điểm yếu của hệ thống cộng tác này, thì đó chính là việc nó không được kiểm nghiệm nhiều lần. Mạng lưới của Cisco được thiết kế để đối phó với sự tăng trưởng của hãng. Nhưng Cisco và hệ thống mạng lưới cộng tác của mình đã gặp nhiều bất ngờ khi đương đầu với sự suy thoái kinh tế trong thời gian gần đây. Đương nhiên hãng sẽ mất đôi chút thời gian để khắc phục những khó khăn này trong mạng lưới cộng tác dây chuyền cung ứng này, khi nhu cầu của khách hàng cho các sản phẩm sụt giảm và Cisco cùng các đối tác trong dây chuyền cung ứng rơi vào tình trạng dư thừa sản phẩm – tương tự điều xảy ra với các nhà sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong thời kỳ suy thoái. Cisco buộc phải nhìn nhận lại năng lực hoạch định dây chuyền cung ứng của mình. Dây chuyền cung ứng mở rộng (Extended supply chain) là gì? Dây chuyền cung ứng mở rộng tập hợp tất cả những ai tham gia vào quy trình sản xuất để cho ra một sản phẩm. Ví dụ, nếu bạn sản xuất sổ tay, dây chuyền cung ứng mở rộng của bạn sẽ bao gồm các nhà máy nơi mà cuốn sổ được in ấn và lên trang, các công ty bán nguyên liệu giấy cho bạn, các nhà máy nơi nhà cung cấp có cổ phần, và nhiều đơn vị khác có liên quan. Điều quan trong là bạn cần theo dõi chặt chẽ tất cả những gì diễn ra trong dây chuyền cung ứng mở rộng của bạn, bởi vì chỉ một sự kiện nào đó xảy ra với một nhà cung cấp, hay nhà cung cấp của nhà cung cấp trong dây chuyền cung ứng, đều có thể tác động tới hoạt động sản xuất của bạn theo kiểu phản ứng dây chuyền. Một vụ hoả hoạn tại nhà máy sản xuất giấy có thể khiến hãng cung cấp giấy của bạn không còn nguồn hàng cung ứng. Nếu bạn biết rõ những gì đang xảy ra trong dây chuyền cung ứng mở rộng, bạn có thể chủ động tìm kiếm một nhà cung cấp giấy khác để đảm bảo sự ổn định cho toàn bộ hoạt động sản xuất. => Công ty nào cũng luôn tìm mọi cách để tạo một kênh liên lạc thông suốt giữa nhà cung ứng và khách hàng của họ, xoá bỏ những nhân tố cản trở khả năng sinh lời, giảm chi phí, tăng thị phần và giành được đông đảo khách hàng. Vì lý do đó, SCM được xem như một giải pháp tốt để nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2.2. Nhân lực Yêu cầu về trách nhiệm xã hội Lập thành văn bản các yêu cầu pháp luật và luật lệ cần phải đáp ứng của các nước nhập khẩu và sản xuất được liệt kê dưới đây: Tuổi làm việc tối thiểu là 14 hoặc lớn hơn tuỳ thuộc vào yêu cầu của quốc gia, khu vực Lập thành văn bản các thông tin cá nhân liên quan đến nhân viên Tuân thủ luật lệ quốc gia, khu vực liên quan đến quyền tự do hội họp, các biện pháp kỷ luật. Thời gian làm việc cần phải tuân thủ với các yêu cầu của quốc gia/khu vực hay theo tiêu chuẩn ngành công nghiệp Lương bổng phải tuân thủ các yêu cầu của quốc gia khu vực và phải được văn bản hoá Không phân biệt đối xử đối với nhân viên căn cứ theo quốc tịch, tôn giáo, tín ngưỡng, giới Yêu cầu về an toàn và sức khoẻ Tuân thủ các luật lệ của quốc gia/khu vực về an toàn, sức khoẻ Thông tin liên lạc cho nhân viên về khả năng gây nguy hiểm từ quá trình sản xuất, máy móc, nguyên vật liệu thông qua hệ thống bảng tin, biển báo, đào tạo Trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho nhân viên Đánh dấu các khu vực có khả năng gây cháy và cung cấp đầy đủ các phương tiện phòng cháy chữa cháy Dán nhãn tất các các nguyên vật liệu có tính độc hại và có kho lưu giữ riêng biệt cho các chất độc hại này Đầy đủ các phương tiện sơ cấp cứu, nhân viên được đào tạo, có thể đáp ứng được những tình huống khẩn cấp Quản lý chuỗi cung ứng và quản lý logistics – Tưởng một mà hai Cho đến nay, nhiều người vẫn nhầm tưởng quản lý chuỗi cung ứng và quản lý logistics là một nên dùng hai thuật ngữ này thay thế cho nhau. Thật ra, quản lý logistic hay quản lý hậu cần chỉ liên quan đến công việc quản lý về mặt kho bãi, vận chuyển, giao nhận và phân phối hàng hóa. Còn quản lý chuỗi cung ứng là việc quản lý cả một hệ thống bao gồm phát triển sản phẩm, sản xuất, mua bán, tồn kho, phân phối và các hoạt động hậu cần. Nói cách khác, hậu cần chỉ là một thành tố của chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng tối ưu - Chi phí thấp, hiệu quả cao Theo các chuyên gia trong ngành, chuỗi cung ứng tối ưu là chuỗi cung ứng vận hành nhịp nhàng, có khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mức cao nhất với chi phí vận hành thấp nhất. Đồng thời, nó phải có hệ thống thông tin được tổ chức khoa học và cập nhật thường xuyên để giúp các bộ phận phối hợp ăn ý với nhau nhằm phản ứng nhanh nhạy với những biến động thường xuyên và liên tục của môi trường kinh doanh. Một chuỗi cung ứng tối ưu sẽ giúp doanh nghiệp thu hút thêm nhiều khách hàng, gia tăng thị phần, tiết kiệm chi phí, từ đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Chính nhờ quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả mà Wal-Mart mới có thể trở thành công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán lẻ. Chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng – Họ là ai? Các chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng luôn là một trong những người bận rộn nhất trong doanh nghiệp. Công việc của họ đôi lúc có thể bắt đầu từ tờ mờ sáng và chỉ kết thúc khi màn đêm đã buông xuống. Hết dự báo và lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất, mua hàng, vận tải, phân phối; lựa chọn, làm việc, thương thuyết với các nhà cung cấp; điều phối hoạt động của từng bộ phận và truyền thông trong hệ thống, họ lại quay sang theo dõi, cải tiến hệ thống thông tin (báo cáo, kế hoạch…) và quản lý rủi ro. Đặc biệt, nếu có sự cố phát sinh (chẳng hạn đoàn xe vận tải không thể đến đúng hẹn do thiên tai) thì chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng phải có mặt để giải quyết ngay dù lúc đó có là nửa đêm hay ngày nghỉ cuối tuần. Chính vì phải gách vác nhiều trọng trách như vậy nên chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng cần nắm rất vững kiến thức về quản lý chuỗi cung ứng như các hệ thống MRP, MRPII, JIT …, tầm quan trọng của mối quan hệ giữa các bộ phận trong chuỗi, phương pháp điều phối hoạt động, quản lý sự thay đổi, quản lý rủi ro … Ngoài ra, họ còn cần có kỹ năng quản lý công việc tốt, ra quyết định, thu thập phân tích thông tin, đàm phán, ý thức trách nhiệm cao, khả năng làm việc theo nhóm và theo hệ thống để đạt được mục tiêu chung. Chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng - Học để vươn đến đỉnh cao sự nghiệp Quản lý chuỗi cung ứng là một ngành nghề đầy biến động. Vì thế, muốn đạt đến và trụ vững ở đỉnh cao của nghề quản lý chuỗi cung ứng, bạn cần thường xuyên cập nhật kiến thức qua các khóa đào tạo tổng quát về Quản lý Chuỗi cung ứng, các khóa học chuyên sâu về từng bộ phận của chuỗi như Quản lý mua hàng, Quản lý và kiểm soát tồn kho, Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp…cũng như các khóa học năng cao kỹ năng như kỹ năng truyền thông, thuơng thuyết, làm việc nhóm … Khi đã vững kiến thức nền tảng, họ có thể học tiếp các chương trình nâng cao như Thạc sĩ về Quản lý Công nghiệp hay Quản lý Chuỗi cung ứng. Đương nhiên, nếu muốn cập nhật kiến thức liên tục như thế, bạn sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí đáng kể. Tuy nhiên, những gì bạn nhận được từ nghề này cũng rất xứng đáng. Mức lương hàng tháng của bạn sẽ dao động từ 500 - 4000 USD. Con đường thăng tiến của bạn cũng sẽ rất sáng sủa. Bằng chứng là nhiều CEO của các công ty lớn hiện nay có xuất thân từ ngành quản lý chuỗi cung ứng! Cách đây hơn 2000 năm, Alexander Đại đế - một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại - đã từng tuyên bố “Người làm hậu cần cần biết rằng nếu chiến dịch của tôi thất bại, họ sẽ là người đầu tiên bị xét xử”. Điều này đã cho thấy tầm quan trọng của hậu cần (tiền thân của chuỗi cung ứng) đối với việc gây dựng cơ nghiệp của các danh tướng ngày xưa. Hiện nay, các doanh nhân không phải đụng đến binh đao như Alexander Đại đế. Tuy nhiên, không phải vì thế mà cuộc chiến của họ trên thương trường kém khốc liệt hơn. Chỉ cần quản lý chuỗi cung ứng kém hiệu quả, khiến giá thành sản phẩm cao hơn đối thủ cạnh tranh một chút là đủ để doanh nghiệp lao đao, đặc biệt khi kinh tế suy giảm. Chính vì thế, họ luôn cần những chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng tài năng. 3. Ảnh hưởng của chuỗi cung ứng đến hợt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 3.1. Ảnh hưởng tích cực : Nâng cao hiệu suất của các dòng sản phẩm thông qua việc kết hợp giữa các nhà cung cấp với nhau. Ta biết chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lí các tiến trình xuyên suốt tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng cuối cùng .Sự phát triển và tích hợp các nguồn lực của con người và công nghệ là then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công .Nó kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp ,người tiêu dung và các bên liên quan như các công ty vận tải kho bãi giao nhận các công ty công nghệ thông tin.Vì thế thời gian khách hàng biết và mua sản phẩm diễn ra nhanh chóng ,làm hiệu suất các dòng sản phẩm tăng. Nâng cao dịch vụ khách hàng và giảm tồn kho tối đa. -Mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị cho toàn hệ thống.Giá trị tạo ra của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá trị sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung ứng dung vào việc đáp ứng nhu cầu khách hàng.Từ đó chuỗi cung ứng sẽ tìm mọi cách thỏa mãn nhu cầu khách hàng nhanh nhất,sử dụng nhiều biện pháp phục vụ người tiêu dùng làm nâng cao dịch vụ khách hàng . -Một trong những phương thức lập kế hoạch chuỗi cung ứng là lập ra các phương pháp được sử dụng để qản lý những mức độ hàng tồn kho đối với các công ty khác nhau trong suốt chuỗi cung ứng. Mục đích: giảm bớt chi phí hàng tồn kho càng nhiều càng tốt, trong khi vẫn duy trì những mức độ dịch vụ mà khách hàng đòi hỏi Quản lý hàng tồn kho lấy đầu vào chủ yếu từ những dự đoán nhu cầu đối với sản phẩm và giá cả của sản phẩm -Bằng cách tiếp cận chi phí theo hoạt động, các nhà điều hành chuỗi cung ứng có thể thấy được đâu là nơi nguồn lực của mình đang tiêu hao để phục vụ cho khách hàng. Kết hợp với lợi nhuận biên dòng sản phẩm mà khách hàng đang được phục vụ, các nhà quản trị chuỗi cung ứng có thể phân loại khách hàng và tránh được rủi ro khách hàng lớn nhưng không có lợi nhuận do chi phí phục vụ cao. -Ngày càng thay đổi nhanh chóng trên thị trường, mỗi công ty muốn duy trì tồn kho tối thiểu, do đó, dòng tiền có thể được nhanh hơn, linh hoạt hơn và giảm thiểu rủi ro. Thông qua việc quản lý chuỗi cung ứng, mở rộng địa giới doanh nghiệp tổ chức, cho phép các nhà cung cấp để bám sát thông tin hàng tồn kho, tổ chức sản xuất, bổ sung, vì vậy công ty không có nhu cầu để duy trì mức tồn kho cao hơn. Ngoài ra, việc sử dụng Intemet chuỗi cung ứng tích hợp sẽ làm giảm đáng kể các lĩnh vực khác nhau của chi phí giao dịch cung cấp dây chuyền, rút ngắn giờ giao dịch. Điều này được hiểu rằng toàn cầu thực hiện của công ty quản lý dây chuyền cung cấp trong chi phí hàng tồn kho phân phối kênh hơn đối thủ của ngành công nghiệp không thực hiện quản lý chuỗi cung ứng 50% ít hơn. Khi đã giảm bớt được sự tồn kho sản phẩm doanh nghiệp sẽ giảm chi phí lưu kho sản phẩm . Giảm chi phí giá thành mỗi sản phẩm và nâng cao lợi nhuận đến mức tối ưu. -Chuỗi cung ứng tối ưu là chuỗi cung ứng vận hành nhịp nhàng, có khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mức cao nhất với chi phí vận hành thấp nhất. Đồng thời, nó phải có hệ thống thông tin được tổ chức khoa học và cập nhật thường xuyên để giúp các bộ phận phối hợp ăn ý với nhau nhằm phản ứng nhanh nhạy với những biến động thường xuyên và liên tục của môi trường kinh doanh. -Một chuỗi cung ứng tối ưu sẽ giúp doanh nghiệp thu hút thêm nhiều khách hàng, gia tăng thị phần, tiết kiệm chi phí, từ đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Giảm chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp. Nâng cao sức cạnh tranh cho các công ty. Sự xuất hiện của quản lí chuỗi cung ứng sẽ giúp công ty nâng cao hiệu suất dòng sản phẩm ,giảm bơt các loại chi phí:chi phí tồn kho ,chi phí lưu kho và một số chi phí không cần thiết khác. Vì thế sẽ nâng cao sức cạnh tranh cho công ty -Chi phí và chất lượng sản phẩm trong điều kiện tương tự, để cung cấp dịch vụ tốt hơn cho các doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn hơn, trong khi quản lý hiệu quả của chuỗi cung ứng có thể giúp công ty cải thiện mức độ dịch vụ khách hàng. Nhiều chức năng dịch vụ khách hàng, chẳng hạn như giao hàng đúng thời gian, giảm thời gian đặt hàng, khách hàng thông tin kịp thời về đơn đặt hàng, đã và cung cấp hệ thống quản lý dây chuyền có liên quan chặt chẽ đến sự phức tạp và năng lực thực hiện. Theo nhu cầu khách hàng hơn và nhiều hơn nữa cho một nhóm cá nhân cụ thể của khách hàng để cung cấp các tùy biến các sản phẩm chuyên ngành và dịch vụ sẽ dẫn đến các dòng sản phẩm tăng lên, dẫn đến việc mua sắm và quá trình sản xuất phức tạp, lượng thông tin và luồng thông tin trên liên quan đề xuất một nhu cầu cao hơn, tăng tính phức tạp chuỗi cung ứng, giải quyết vấn đề và điều này tất cả sẽ phụ thuộc vào quản lý hiệu quả của chuỗi cung ứng. Thiết lập chuỗi cung ứng giữa các đối tác truyền thống với nhau. Đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường và giảm các yếu tố các loại tác động đến khách hàng. Một chuỗi cung ứng thực sự tích hợp có thể giúp các công ty theo dõi doanh số bán hàng trên tất cả các cửa hàng, một hình ảnh đầy đủ của các chi tiết của tất cả các nhà cung cấp, sắp xếp hợp lý để mua lô, thời gian và giao thông vận tải, một điều chỉnh hợp lý của chiến lược quảng cáo doanh nghiệp và chính sách giá cả và để giữ cho kinh doanh năng động để cung cấp cho khách hàng. Vì vậy, nó có thể không chỉ giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và tạo ra lợi nhuận, tăng thị phần, tăng cường vị thế cạnh tranh và nâng cao giá trị doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp để có được một loại mới của lợi thế cạnh tranh - trong thời gian ngắn nhất có thể cung cấp chi phí thấp nhất giá trị tối đa. 3.2. Ảnh hưởng tiêu cực Nếu lựa chọn một hệ thống SCM sai có thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, từ nguyên liệu sản xuất đến hệ thống phân phối. -Lựa chọn chuỗi cung ứng sai doanh nghệp đó thiệt hại về chi phí nguyên vật liệu ,sản phẩm bán ra ít người mua kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thấp,có thể bị lỗ Hệ thống SCM không tương thích với các công cụ quản trị như hệ thống sổ sách, các phần mềm kinh doanh đang được sử dụng có thể dẫn đến việc phá hủy toàn bộ hoạt động kinh doanh. Các hình thức kinh doanh với đa chi nhánh, đối tác, văn phòng đại diện có thể dẫn tới sự xáo trộn không phân tích nổi. 4. NÂNG CAO VỊ THẾ CHUỖI CUNG ỨNG TRONG DOANH NGHIỆP 4.1. Nâng tầm chuỗi cung ứng “File and forget it” (để đấy và quên luôn) có thể là cách mà rất nhiều nhà quản lý (và cả những ông chủ của họ) làm khi nhận được bản ghi nhớ mới nhất từ những chuyên viên logistics. Một thực trạng rất đáng buồn là, dù thường xuyên thảo luận về tầm quan trọng của chuỗi cung ứng, nhưng nhiều người lại không thật sự quan tâm đến nó trong hành lang quyền lực. Dẫu sao, không phải lúc nào và ở đâu cũng vậy. Trong những tổ chức “hoạt động hiệu quả nhất” (best practice), rõ ràng chuỗi cung ứng (bao gồm cả quy trình logistics và hệ thống truyền tải) giữ vai trò tối quan trọng, có thể xem như là một tài sản cạnh tranh nòng cốt của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào bạn khiến đồng nghiệp và các lãnh đạo ghi nhận những đóng góp của mình? Làm thế nào thúc đẩy công tác logistics trở thành tâm điểm chú ý? Nói ngắn gọn, làm thế nào để nâng tầm chuỗi cung ứng? Thực tế cho thấy, vào những thời điểm kinh tế khó khăn, thì dây chuyền cung ứng được đề cao hơn nhiều so với thời kỳ thịnh vượng. Chính vì vậy, tuy rất nhiều thách thức, nhưng thời khó khăn chính là cơ hội để khiến mọi người phải nhìn nhận logistics. Peggy LaRue, giám đốc giao nhận vận tải quốc tế của hãng thời trang Abercrombie & Fitch hiểu rõ tại sao các lãnh đạo "file and forget it", nhưng không tán thành quan điểm đó. Cô giải thích “Công ty có lợi nhuận càng cao thì lãnh đạo càng ít ghi nhận sự thiết yếu của chuỗi cung ứng. Họ lơ là chuỗi cung ứng vì mắc lo chú ý đến tỷ suất lợi nhuận.” LaRue lấy ví dụ “Chủng loại hàng hóa liên quan khá mật thiết đến giá thành, ví dụ đối với loại hàng hóa như hàng rào thì chi phí vận chuyển là rất lớn. Trong khi hàng thời trang có lãi suất cao hơn nhưng chi phí vận chuyển lại không đáng kể, nên các nhà quản lý tập trung khai thác để thu lợi nhuận. Tuy nhiên, khi lợi nhuận sút giảm, các công ty phải tìm cách xoay sở, tiết giảm mọi thứ có thể, và họ viện đến chuỗi cung ứng như một phương tiện giúp cắt giảm chi phí hiệu quả.” LaRue nhận định “Trước tình hình suy thoái hiện nay, tôi tin là các công ty có tầm nhìn chiến lược sẽ coi chuỗi cung ứng như một lợi thế cạnh tranh.” Các nhà quản trị cung ứng có thể thúc đẩy các phòng ban, buộc họ hiểu rằng chuỗi cung ứng giữ vai trò quan trọng và hoạt động của nó có thể ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận trong công ty. Tuy nhiên, khó khăn là dù hiểu phương thức làm việc mới, nhưng nhiều lãnh đạo vẫn khó chấp nhận vì họ đã quen tổ chức theo cách của riêng mình. “Duy nhất bộ phận logistics là liên quan đến tất cả các bộ phận khác như mua sắm, bán hàng, phân phối, tài chính, pháp lý... và có thể kết nối tất cả lại với nhau”, LaRue tiếp tục giải thích. Logistics xâm nhập, đan xen vào nhiều lĩnh vực, người quản lý chuỗi cung ứng cần phải giải thích để các lãnh đạo bộ phận khác hiểu rõ lợi ích khi cùng nhau hợp tác. Thường thì các nhà quản trị cấp cao sẽ bắt đầu với chiến lược cổ điển là tìm cách giảm giá thành vận chuyển và cải tiến quy trình làm việc. “Nhưng logistics có ý nghĩa hơn rất nhiều!” Những lãnh đạo cấp cao của công ty có truyền thống 107 năm như Abercrombie & Fitch hiểu rõ điều đó. Vài năm trước, công ty này đã mở rộng kinh doanh ra toàn cầu, đến nay đã có 1.100 cửa hàng tại Mỹ, Cananda và 5 cửa hàng tại Anh. Cửa hàng chiến lược lớn nhất sẽ được mở tại Tokyo vào cuối năm nay. Trong bài phát biểu tại hội nghị thường niên của SCCMP (Hội đồng những nhà quản trị chuỗi cung ứng chuyên nghiệp) tại Denver, LaRue giải thích, mở rộng sẽ tạo cơ hội “phát triển logistics và tính toán lại giá thành, thiết lập nhà kho đúng vị trí và vào đúng thời điểm, giảm đáng kể các chi phí không đáng có.” Các nhà quản trị chuỗi cung ứng muốn tạo được hiệu ứng của mình tại các doanh nghiệp thì phải chứng minh được lợi ích của việc thực hiện nghiêm túc những cải tiến chuỗi cung ứng. “Phải cho thấy bạn có thể giúp định vị sản phẩm và áp giá chính xác mà không cần phải chạy đến kho hàng.” Tất nhiên, để làm được điều này cần phải có công cụ hỗ trợ. Một cách khác giúp “nâng tầm” chuỗi cung ứng là đề xuất thực hiện một dự án cải tiến, bước đầu có thể áp dụng kinh nghiệm của những công ty tương tự, thậm chí thuộc lĩnh vực khác. Tuy nhiên, các dự án cải tiến nối tiếp sau đó phải được xây dựng dựa trên đánh giá “trước” và “sau” mỗi bước thực hiện dự án của chính công ty mình (ghi lại những thành công đã đạt được và xây dựng cơ sở dữ liệu, minh chứng cho các lý luận của bạn sau này). LaRue giải thích, vấn đề là tranh luận và chứng minh một chuỗi cung ứng, quy trình logistics hiệu quả hay việc đào tạo và ứng dụng công nghệ tốt sẽ giúp cắt giảm chi phí trên mỗi đơn vị tồn kho. Những nhà cung cấp logistics 3PLs hoặc 4PLs có thể là những đồng minh hỗ trợ. Nhờ giao dịch với nhiều công ty với các chuẩn thực hành khác nhau, họ đã phát triển được những chuẩn thực hành tối ưu giúp giảm thiểu lỗi trong quá trình cải tiến. Và họ cũng có những chuẩn đo lường để hỗ trợ. Khả năng các chuyên gia vòng ngoài này thuyết phục được những người “luôn nói không” trong công ty để cùng hợp tác cải tiến chuỗi cung ứng là rất cao, bởi họ thường giữ vai trò trung lập. Thuyết phục công ty chú trọng xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả cũng phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp cho từng đối tượng. LaRue khuyên “Bạn phải nắm được “gót Achilles” của họ.” Ví dụ như các giám đốc tài chính (CFO) thì quan tâm nhất đến giá thành, người bán hàng thì bận tâm đến thời gian giao hàng, nhân viên phòng thu mua thì chú trọng đến giá cả và thời gian vận chuyển hàng, mỗi phòng ban có một chuyên môn khác nhau... Vì vậy để đánh đúng vào điểm yếu của đối tượng mình nhắm đến thì “Hãy lựa chọn cách diễn đạt và chuẩn bị kỹ cho bài diễn thuyết của mình.” Trong ngành cung ứng, hệ thống theo dõi thực hiện đơn hàng đúng thời hạn đã trở nên rất phổ biến ở phương Tây nhưng lại chưa được quan tâm nhiều ở Châu Á. Thiết lập một hệ thống như vậy sẽ giúp các nhà cung cấp có cái nhìn xuyên suốt trong toàn chuỗi cung ứng, nhờ vậy giảm thiểu lỗi ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng. Việc đồng bộ hóa các dữ liệu chuỗi cung ứng để mọi thành viên có thể truy cập thông tin như nhau: Điều đó cho phép tập trung quản lý, cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng. Ví dụ nếu biết trước được kế hoạch đóng xà lan sẽ được thực hiện tại một cảng nào đó, hay việc đặt mua nguyên vật liệu sẽ mất nhiều thời gian hơn dự kiến, thì công ty sẽ có khả năng lập kế hoạch phù hợp hơn. Bằng cách chú ý đến những trường hợp bất thường, công ty có thể tối ưu hóa nguồn nhân lực và như vậy thì chỉ cần 3-4 người cũng có thể theo dõi tốt cộng đồng sử dụng hệ thống thông tin chừng 300-400 người. Giải phóng nguồn lực khỏi những công việc có tính chất lặp lại giúp tập trung vào hoạt động khác tạo thêm giá trị cho chuỗi cung ứng. "Công ty càng lớn càng phải coi trọng điều này”. Giúp doanh nghiệp hiểu rõ ảnh hưởng và tầm quan trọng của chuỗi cung ứng đến các bộ phận khác cũng là chìa khoá để nâng cao vị thế của ngành này. Nói ngắn gọn, bằng các số liệu chứng minh cụ thể trước và sau khi áp dụng các giải pháp chuỗi cung ứng, doanh nghiệp đã giảm chi phí và nâng cao hiệu suất suất thế nào, ta có thể nâng tầm chuỗi cung ứng. Đối với Việt Nam, các doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ thông tin để nâng cao khả năng quản lý chuỗi cung ứng, từ đó tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh. - Thế giới kinh doanh ngày nay không phụ thuộc vào việc quy mô doanh nghiệp lớn tới đâu, mà phụ thuộc vào việc doanh nghiệp đó thông minh đến mức nào. Một cách để các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) chuyển từ vị thế tụt hậu sang vị thế dẫn đầu là biến chuỗi cung ứng của doanh nghiệp trở nên thông minh hơn. Một chuỗi cung ứng thông minh hơn không nhất thiết phải kèm theo một khoản chi phí lớn, một sự đổi mới toàn diện trong hoạt động hay một khoản đầu tư khổng lồ vào công nghệ. Một chuỗi cung ứng thông minh hơn đơn giản là sự tổng hòa của việc có được thông tin chính xác và biết được cần phải triển khai hoạt động nào, kể cả các khả năng dự báo. Kết quả Nghiên cứu lãnh đạo toàn cầu các chuỗi cung ứng do IBM thực hiện (Global Chief Supply Chain Officer study) được công bố tháng 3/2009 cho thấy thách thức lớn nhất trong việc xây dựng một chuỗi cung ứng hiệu quả là việc có quá nhiều dữ liệu ở trạng thái manh mún, nhỏ lẻ, và việc thiếu khả năng cần thiết để tìm ra ý nghĩa của các thông tin đó. Tuy nhiên việc giải quyết vấn đề về “tính khả kiến” (visibility) lại có mức độ ưu tiên rất thấp trong các kế hoạch hành động của doanh nghiệp vì lý do chi phí, nhiều khó khăn có thể gặp phải hoặc đơn giản chỉ bởi quá bận bịu nên không có thời gian để quan tâm đến vấn đề này. Cũng tương tự như khảo sát toàn cầu, kết quả khảo sát tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng cho thấy thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp là tính khả kiến của chuỗi cung ứng, tiếp theo là nhu cầu ngày một cao của khách hàng và quản lý rủi ro. Một phát hiện quan trọng khác là sự tập trung cao độ vào các chương trình tuân thủ quy định liên quan đến quản lý chuỗi cung ứng (SCM), và định vị chuỗi cung ứng như là một động lực về tăng trưởng doanh thu. Tuy nhiên, các kết quả thu được từ khu vực Đông Nam Á (ASEAN) lại có sự khác biệt so với tòan cầu và khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Tại ASEAN, thách thức lớn nhất là quản lý rủi ro, tiếp đó là kiểm soát chi phí và tính khả biến về chuỗi cung ứng được đánh giá quan trọng ngang nhau. Trong thập kỷ vừa qua, các chuỗi cung ứng càng trở nên bất ổn trong bối cảnh xảy ra các vụ thu hồi sản phẩm lớn và khủng hoảng kinh tế toàn cầu với việc các đối tác của doanh nghiệp giảm quy mô hoặc bị phá sản. Vậy thì các DNVVN có thể bắt đầu nâng cao khả năng đáp ứng trong chuỗi cung ứng của họ như thế nào? Để giải quyết được vấn đề này, họ cần trả lời được những câu hỏi dưới đây: 1. Doanh nghiệp có cung cấp việc định cấu hình, cập nhật trạng thái đơn hàng của khách hàng qua mạng, theo thời gian thực trên toàn bộ quá trình thực hiện đơn hàng hay không? 2. Chuỗi cung ứng của doanh nghiệp có thể đáp ứng một cách nhanh chóng và năng động trước những biến động về nhu cầu của khách hàng, về những biến đổi trong cung ứng cũng như những điều kiện thị trường và môi trường không? 3. Doanh nghiệp có đảm bảo rằng chi phí của chu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao vị thế chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp.doc
Tài liệu liên quan