Đề tài Nghiên cứu các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý tiền lương tại Công ty Cơ khí 120

Sự tồn tại và phát triển của mỗi Công ty (Xí nghiệp) đều phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Để đạt được kết quả cao trong sản xuất thì không có cách nào khác là tạo ra một động lực thúc đâỷ người lao động hăng say với công việc bằng cách trả lương xứng đáng với kết quả và sự cống hiến của họ cho Công ty.

 Tiền lương, tiền thưởng và thu nhập giữ vai trò quan trọng trong mọi hình thái kinh tế, xã hội, nó tác động trực tiếp đến đời sống của người lao động.

 Việc trả lương, thưởng trong Công ty Cơ khí 120 cũng luôn được chú trọng đặc biệt tới từng người lao động, coi đây là nhân tố cơ bản quyết định và thúc đẩy sản xuát phát triển.

 Công ty đã xây dựng được những quy chế tính trả lương, thưởng cho toàn Công ty một cách công bằng, hợp lý đã đảm bảo nguồn lực cho sản xuất, sử dụng và tái tạo tốt khả năng lao động của tập thể CBCNV. Việc tính trả lương hợp lý đã gắn với kết quả sức lao động của nhân viên trong Công ty bỏ ra. điều này cũng khuyến khích cán bộ công nhân viên tích cực và gắn bó với Công ty hơn. Song với mức lương và thu nhập cho người lao động hiện nay còn có những hạn chế và thấp hơn so với các công ty khác. Vì thế Công ty cần tìm mọi cách để nâng cao hơn nữa tiền lương và thu nhập cho người lao động san cho có hiệu quả nhất khiến họ phát huy được hết khả năng của mình góp phần cùng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

 

doc59 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý tiền lương tại Công ty Cơ khí 120, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nay. Vì vậy phải tổ chức, điều hành sao cho có kế hoạch và hợp lý giữa các yếu tố ảnh hưởng để khi tăng lương mà hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đảm bảo . II - Nội dung cơ bản của công tác tổ chức và quản lý tiền lương trong doanh nghiệp: 1 - Các chế độ tiền lương trong doanh nghiệp: 1.1 - Chế độ tiền lương cấp bậc: Tiền lương cấp bậc là chế độ tiền lương áp dụng cho công nhân, những người trực tiếp sản xuất. Để trả lương đúng phải căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động, số lượng lao động thể hiện ở mức hao phí thời gian để sản xuất ra sản phẩm, còn chất lượng lao động thể hiện ở trình độ lành nghề của công nhân. Chất lượng lao động này được xác định theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật. - Chế độ lương cấp bậc này có nhược điểm là: Mức độ chênh lệc tiền lương giữa người mới vào nghề, người lâu năm, giàu kinh nghiệm là quá ít. Điều này không khuyến khích nhân viên học hỏi nân cao trình độ tay nghề, nâng cao chất lượng thực hiện tốt công việc. Bậc lương luôn cố định, hệ số lương cố định áp dụng thống nhất. Điều này không phù hợp trong cơ chế thị trường. - Chế độ tiền lương cấp bậc gồm 3 yếu tố sau: + Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật: Là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của người công nhân. Kiến thức lý thuyết, khả năng thực hành. + Thang, bảng lương công nhân: Thang lương là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa các công nhân cùng nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo trình độ cấp bậc của họ. Mỗi thang lương gồm có một số cấp bậc lương và các hệ số lương tương ứng. Hệ số lương chỉ rõ lao động của công nhân ở một bậc nào đó được trả lương cao hơn người lao động giản đơn nhất mấy lần. + Mức lương: Là số lượng tiền tệ để trả công lao động trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng) phù hợp với cấp bậc trong thang lương. Muốn trở thành một doanh nghiệp mạnh, có thể đứng vững trên thị trường và thu hút được tài năng của người lao động thì doanh nghiệp phải có một mức lương hợp lý. Người lao động phải có mức lương thoả đáng thì mới có được động cơ lao động đúng và khả năng lao động tốt. Vì nếu cùng một công việc như nhau mà nơi khác trả lương cao hơn sẽ dẫn đến tình trạng người có trình độ tay nghề cao sẽ bỏ việc đi nơi khác dẫn đến sự mất cân đối trong lực lượng lao động của doanh nghiệp làm ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó mỗi doanh nghiệp cần so sánh đặc điểm, tính chất công việc và hiệu quả sản xuất của đơn vị mình với các doanh nghiệp khác để từ đó xây dựng một mức lương hợp lý trong doanh nghiệp. Mức lương được tính như sau: Li = Ltối thiểu x Ki Trong đó: Li : mức lương tháng bậc i Ltối thiểu: Mức lương tối thiểu. Ki : Hệ số bậc lương i Mức lương tối thiểu là tiền lương phải trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong một tháng, là mức tiền thấp nhất để trả công lao động trong xã hội bắt buộc người sử dụng lao động không được trả lương thấp hơn mức đó. Mức lương tối thiểu phải đảm bảo các nhu cầu:Ăn, ngủ, mặc, đi lại, học hành và bảo hiểm xã hội... Mặt khác mức lương tối thiểu cần phải đạt các yêu cầu sau: + Phải đảm bảo đời sống tối thiểu của người lao động. + Phải đảm bảo được mối ràng buộc về kinh tế trong lĩnh vực sử dụng lao động, tăng cường trách nhiệm của các bên sử dụng lao động. + Lương tối thiểu là sự đảm bảo có tính pháp lý của Nhà nước đối với mọi ngành nghề, khu vực có tồn tại quan hệ lao động. Mức lương tối thiểu được Nhà nước quy định theo từng thời kỳ, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước nhằm tái sản xuất mở rộng sức lao động cho người lao động. Bảng hệ số lương cấp bậc Ngành cơ khí Nhóm mức lương Bậc I II III IV V VI VII Nhóm 1 1,35 1,47 1,62 1,78 2,18 2,67 3,25 Nhóm 2 1,40 1,55 1,72 1,92 2,33 2,84 3,45 Nhóm 3 1,47 1,64 1,83 2,04 2,49 3,05 3,73 - Ngoài tiền lương cơ bản người công nhân còn được tính thêm 7 loại phụ cấp lương: + Phụ cấp khu vực: áp dụng cho công nhân viên chức làm ở những nơi có điều kiện khí hâu xấu, xa xôi, hẻo lánh đi lại khó khăn gồm 7 mức: 10%, 20%, 30%, 40%, 60%, 70% và 100% so với mức lương tối thiểu. + Phụ cấp độc hại: áp dụng đối với ngành nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm chưa xác định được thang lương: Gồm 4 mức: 10%, 20%, 30%, 40% so với mức lương tối thiểu. + Phụ cấp làm đêm: áp dụng đối với công nhân viên chức làm thêm giờ từ 22 giờ đêm đến 6 giờ sáng gồm 2 mức: 30% tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ đối với công nhân không thường xuyên đi làm đêm. 40% tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ đối với công nhân thường xuyên đi làm đêm. + Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng đối với công nhân đòi hỏi trách nhiệm cao phải kiêm nhiệm quản lý không phụ thuộc vào chưcs vụ lãnh đạo. Gồ 3 mức: 10%, 20%, 30% . + Phụ cấp thu hút: áp dụng đối với công nhân viên chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, hải đảo, có cơ sở hạ tầng kém phát triển, điều kiện sinh hoạt khó khăn. Gồm 4 mức: 20%, 30%, 40%, 50% mức lương cấp bậc hay chức vụ. + Phụ cấp đắt đỏ: áp dụng đối với những nơi có chính sách sinh hoạt cao hơn chỉ số giá cả sinh hoạt bình quân chung của cả nước từ 10%. Gồm 5 mức: 10%, 15%, 20%, 25%, 30% so với mức lương tối thiểu. + Phụ cấp lưu động: áp dụng với một nghề hoặc công nhân thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở. Gồm 3 mức: 20%, 40%, 60% so với mức lương tối thiểu. Như vậy tiền lương tháng của người công nhân bằng mức lương tháng cộng với phụ cấp lương (nếu có). 1.2 - Chế độ tiền lương chức vụ, chức danh: - Chế độ tiền lương này được áp dụng cho các cán bộ và nhân viên trong doanh nghiệp cũng nhu trong cơ quan hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang trong khi họ đảm nhận các chức danh, chức vụ trong đơn vị của mình. - Đặc điểm của chế độ tiền lương này là: + Mức lương được quy định cho từng chức vụ - Chức danh và mỗi chức danh, chức vụ đều quy định người đảm nhận nó phải có đủ các tiêu chuẩn bắt buộc về chính trị, văn hoá, chuyên môn đủ để hoàn thành nhiệm vụ được giao. + Mức lương theo chức vụ có chú ý đến quy mô của từng đơn vị, tầm quan trọng của từng vị trí và nhiệm cụ của nó. + Cơ sở để xếp lương đối với viên chức Nhà nước là tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn: Đối với chức vụ quản lý doanh nghiệp là các tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp. - Chế độ tiền lương theo chức danh cũng gồm 3 yếu tố sau: + Tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức và tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp. + Thang bảng lương. + Hệ số lương Bảng hệ số lương chức danh Chức danh Hệ số lương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Chuyên viên cao cấp, kỹ sư cao cấp 4,57 4,86 5,15 5,44 2 - Chuyên viên chính, kỹ sư chính 3,26 3,54 3,82 4,10 4,38 4,66 3 - Chuyên viên, kỹ sư 1,78 2,02 2,26 2,50 2,74 2,98 3,23 3,48 4 - Cán sự, kỹ thuật viên 1,46 1,58 1,70 1,82 1,94 2,06 2,18 2,30 2,42 2,55 2,68 2,81 5 - Nhân viên, văn thư 1,22 1,13 1,40 1,49 1,58 1,67 1,76 1,85 1,94 2,03 2,12 2,21 6 - Nhân viên phục vụ 1,0 1,09 1,18 1,27 1,36 1,45 1,54 1,63 1,72 1,81 1,90 1,99 Ngoài ra còn các khoản phụ cấp khác. Mức lương tháng của mỗi cán bộ và nhân viên được tính bằng cách lấy mức lương tối thiểu nhân với hệ số lương của mình và cộng với phụ cấp lương (nếu có). 2 - Quỹ tiền lương - Phương pháp xác định quỹ tiền lương: 2.1 - Quỹ tiền lương của doanh nghiệp: Quỹ tiền lương của doanh nghệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiêp trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Thành phần quỹ lương của doanh nghiệp bao gồm các khoản chủ yếu là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc (theo thời gian, theo sản phẩm) tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ phép hoặc đi học, các loại tiền thưởng trong sản xuất, các khoản phụ cấp thường xuyên (Phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp học nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ). Về mặt hạch toán quỹ lương của doanh nghiệp được chia làm 2 loại: - Tiền lương chính là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm nhiệm vụ chính đã quy định cho họ bao gồm tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên và tiền thưởng trong sản xuất. - Tiền lương phụ là tiền lương trả cho người lao động trong những thời gian không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như tiền lương trong thời gian nghỉ phép, thời gian đi làm nghĩa vụ xã hội, hội họp, học tập ... tiền trong thời gian ngừng sản xuất. 2.2 - Phương pháp xác định quỹ tiền lương: Có 4 phương pháp xác định quỹ tiền lương: a) Phương pháp 1: Quỹ tiền lương xác định theo đơn vị sản phẩm: Đơn giá tiền lương Tổng sản phẩm hàng hoá thực hiện Quỹ tiền lương bổ sung Quỹ lương = x + Quỹ tiền lương bổ sung là quỹ tiền lương trả cho thời gian không tham gia sản xuất theo chế độ được hưởng lương cho công nhân (chính và phụ). Bao gồm: Nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ lễ, nghỉ theo chế độ lao động nữ, hội họp, học tập và công việc xã hội... . b) Phương pháp 2: Quỹ tiền lương xác định theo tổng doanh thu từ tổng chi phí (chưa có lương) Tổng doanh thu thực hiện Tổng chi phí thực hiện Tỷ lệ tiền lương Quỹ lương = - x Tổng doanh thu thực hiện và tổng chi phí thực hiện đã loại từ các yếu tố tăng giảm do nguyên nhân khách quan được cơ quan có thẩm quyền quyết định. c) Phương pháp 3: Quỹ tiền lương xác định theo lợi nhuận (Chưa có tiền lương) Quỹ lương = tỷ lệ tiền lương x lợi nhuận thực hiện. Doanh thu thực hiện - Chi phí thực hiện 1 + Đơn giá tiền lương Lợi nhuận thực hiện = d) Phương pháp 4: Quỹ tiền lương xây dựng theo doanh thu: Quỹ lương = Tỷ lệ tiền lương x Tổng doanh thu thực hiện. Tổng doanh thu thực hiện nói trên phải loại trừ những yếu tố tăng giảm khách quan. 2.3 - Phương pháp xác định quỹ tiền lương năm kế hoạch: Quỹ tiền lương năm kế hoạch được xác định theo công thức: S Vkh = [ Lđb x TLmindn x (Hcb + Hpc ) + Vvc ] x 12 tháng. Trong đó: Lđb : Lao động định biên TLmindn: Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy định. Hcb: Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân. Hpc: hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá tiền lương. Vvc: Quỹ tiền lương của bộ máy gián tiếp mà số lao động này chưa tính trong định mức lao động tổng hợp. * Các thông số Lđb, TLmindn, HCB Hpc và Vvc được xác định như sau: a) Lao độnh định biên (Lđb ) : Lao động định biên được tính trên cơ sở định mức lao động tổng hợp của sản phẩm, dịch vụ hoặc sản phẩm dịch vụ quy đổi. b) Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp để xây dựng đơn giá tiền lương (TL mindn) được tính theo công thức: TLmimdn = TLmin x (1 + Kđc ) Trong đó: TLmindn: Tiền lương tối thiểu điều chỉnh tối đa doanh nghiệp được phép áp dụng. TLmin: Mức lương tối thiểu chung do chính phủ quy định cũng là gới hạn dưới của khung lương tối thiểu. Kđc : Hệ số điều chỉnh tăng thêm của doanh nghiệp. Kđc = K1 + K2 K1 : Hệ số điều chỉnh theo vùng K2: Hệ số điều chỉnh theo ngành. c) Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân (Hcb ) Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, trình độ công nghệ, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ và định mức lao động để xác định hệ số lương cấp bậc công việc bình quân (Hcb ) của tất cả số lao động định mức để xây dựng đơn giá tiền lương. d) Hệ số các khoản phụ cấp bình quân được tính vào đơn giá tiền lương (Hpc). Hiện nay, các khoản phụ cấp được tính vào đơn giá tiền lương gồm: Khu vực, độc hại, đắt đỏ, trách nhiệm, làm đêm, thu hút, lưu động, phụ cấp lãnh đạo và chế độ thưởng an toàn ngành điện. 2 - Quỹ tiền lương của viên chức quản lý chưa tính trong định mức lao động tổng hợp (Vvc): Quỹ tiền lương Vvc bao gồm quỹ tiền lương của Hội đồng quản trị, của bộ phận giúp việc cho Hội đồng quản trị, bộ máy văn phòng Tổng công ty hoặc công ty, cán bộ chuyên trách Đảng, đoàn thể và một số đối tượng khác mà tất cả các đối tượng kể trên chưa tính trong định mức lao động tổng hợp hoặc quỹ tiền lương của các đối tượng này và đưa vào quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương. 2.4 - Các phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương: Đơn giá tiền lương được xây dựng theo 4 phương pháp: a) Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm (hoặc sản phẩm quy đổi). Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh loại sản phẩm hoặc một loại sản phẩm có thể quy đổi được như: Xi măng, vật liệu xây dựng, rượu, bia, điện, thuốc lá, giấy, xăng dầu, vận tải... Công thức xác định là: Vđg = Vgiờ x Tsp Trong đó: Vđg : đơn giá tiền lương (đơn vị tính là đồng/đơn vị hiện vật) Vgiờ: Tiền lương giờ. Trên cơ sở lương cấp bậc công việc bình quân, phụ cấp lương bình quân và mức lương tối thiểu của doanh nghiệp, tiền lương giờ được tính theo quy định của Chính phủ. Tsp: Mức lao động của đơn vị sản phẩm hoặc sản phẩm quy đổi (tính bằng số giờ - người) b) Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu: Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được chọn là doanh thu (Hoặc doanh số) Thường được áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tổng hợp. SVkh STkh Công thức để xác định đơn giá là: Vđg = Trong đó: Vđg : Đơn giá tiền lương (đơn vị tính đồng/100đ) SVkh: Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch. STkh: Tổng doanh thu (hoặc doanh số) năm kế hoạch. c) Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ (-) tổng chi phí: Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh được chọn là tổng doanh thu trừ (-) tổng chi phí không có lương, thường được áp dụng đối với doanh nghiệp quản lý được tổng doanh thu, tổng chi phí một cách chặt chẽ trên cơ sở các định mức chi phí. Công thức để xác định đơn giá là: SVkh STkh - SCkh (Không có tiền lương) Vđg = Trong đó : SVkh: Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch STkh: Tổng doanh thu (hoặc doanh số) kế hoạch. SCkh: Tổng chi phí kế hoạch (Chưa có tiền lương) d) Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận: Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được chọn là lợi nhuận, thường áp dụng đối với doanh nghiệp quản lý được tổng thu, tổng chi và xác định được lợi nhuận kế hoạch sát với thực tế thực hiện. Công thức để xác định đơn giá là: SVkh SPkh Vđg = Trong đó: Vđg: Đơn giá tiền lương (Đơn vị tính đồng/1000 đ) SVkh: Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch. SPkh: Lợi nhuận kế hoạch. 3 - Các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp: Hiện nay, các doanh nghiệp ở nước ta chủ yếu áp dụng hai hình thức trả lương sau: - Hình thức trả lương theo thời gian. - Hình thức trả lương theo sản phẩm. Các hình thức trả lương TRả lương theo sản phẩm TRả lương theo thời gian Lương SP cá nhân trực tiếp Lương SP cá nhân gián tiếp Lương sản phẩm luỹ tiến Lương khoán Lương sản phẩm có thưởng Lương theo thời gian giản đơn Lương theo thời gian có thưởng 3.1 - Hình thức trả lương theo thời gian: * ) Hình thức trả lương theo thời gian thực hiện việc trích trả lương cho người lao động theo thơì gian làm việc, theo ngành nghề và trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật, chuyên môn của người lao động. Tuỳ theo tính chất lao động khác nhau và mỗi ngành nghề cụ thể có một thang lương riêng. Trong mỗi thang lương tuỳ theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật, chuyên môn mà chia làm nhiều bậc lương, mỗi bậc lương có một mức tiền lương nhất định. * Điều kiện để trả lương: - Phải có sự bố trí người đúng việc, tuỳ theo từng mức độ phức tạp của công việc mà bố trí người có tay nghề. - Phải có hệ thống theo dõi và kiểm trra việc chấp hành thời gian làm việc. - Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho mọi người lao động để tránh khuynh hướng làm việc chiếu lệ, thiếu trách nhiệm, không quan tâm, đến kết quả công tác. * ) Tiền lương theo thời gian đơn giản: Chế độ tiền công trả theo thời gian giản đơ là chế độ trả lương, tiền công mà mỗi người công nhân nhận được do mức lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian thực tế làm việc nhiều hay ít quyết định. Chế độ trả lương này chỉ áp dụng ở những nơi khó định mức lao động chính xác, khó đánh giá công việc chính xác. Có 3 loại tiền công theo thời gian đơn giản: - Lương giờ: Tính theo mức lương cấp bậc giờ và số giờ làm việc. - Lương ngày: tính theo mức lương cấp bậc ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng. - Lương tháng: Tính theo mức lương cấp bậc tháng. Lgđ = TH x Ln Ln = Ltháng / 26 Trong đó: Lgđ: Số tiền lương thời gian giản đơn. TH: Số ngày công (giờ công) làm việc thực tế. Ln: Lương ngày theo mức lương cấp bậc. Nhược điểm của chế độ trả công này là mang tính chất bình quân, không khuyến khích sử dụng hợp lý thời gian làm việc, tiết kiệm nguyên liệu hoặc tập trung công suất của máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động. b) Tiền lương theo thời gian có thưởng: Chế độ trả công này là sự kết hợp giữa hình thức lương theo thời gian giản đơn và tiền thưởng khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng đã quy định. Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng chủ yếu áp dụng đối với những công nhân chính làm việc ở những khâu sản xuất có trình độ cơ khí hoá cao, tự động hoá hoặc những công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng hình thức trả lương này đơn giản dễ áp dụng và việc tính toán không phức tạp song dùng hình thức trả lương này thì vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương sẽ bị giảm sút, không khuyến khích được người lao động trong sản xuất, duy trì chủ nghĩa bình quân tiền lương. Điều này trái với quan điểm đổi mới của nước ta hiện nay đó là xoá bỏ tính bình quân, sự cân bằng trong phân phối. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào mức lương và thời gian thực hiện kết hợp với khen thưởng khi người lao động hoàn thành tốt và vượt mức công việc được giao. Công thức tính như sau: LT = Ttt x Ln + M Trong đó: LT: Số tiền lương thời gian có thưởng. Ttt: Số ngày công (giờ công) làm việc thực tế. Ln: Số lượng ngày theo mức lương cấp bậc. M: Số tiền thưởng. Tiền thưởng này căn cứ vào năng suất và chất lượng lao động trong quá trình sản xuất. Nó khuyến khích người lao động quan tâm đến trách nhiệm và kết quả công tác. Hiện nay hình thức trả lương này còn khá phổ biến ở nước ta. 3.2 - Hình thức trả lương theo sản phẩm: * Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương theo số lượng và chất lượng công việc đã hoàn thành. Đây là hình thức trả lương cơ bản khá phổ biến vì hiện nay áp dụng khá phù hợp. Nó quán triệt đầy đủ nguyên tắc "Phân phối theo lao động" gắn việc trả lương với kết quả sản xuất kinh doanh cụ thể của mỗi cá nhân và tập thể trong doanh nghiệp. * Điều kiện để trả lương: - Có hệ thống các mức lao động, có căn cứ khoa học để tạo điều kiện tính đơn giá lương chính xác. - Có chế độ theo dõi và kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho mọi người lao động để tránh khuynh hướng chạy theo số lượng mà quênmất chất lượng. Sở dĩ phải nhấn mạnh vấn đề này vì khi nhận thức của người lao động còn thấp thì hình thức này đã phát sinh ra nhiều hậu quả xấu. * ) Các hình thức cụ thể của tiền lương sản phẩm đang được áp dụng trong sản xuất: a) Lương sản phẩm cá nhân trực tiếp: Hình thức này áp dụng rộng rãi với người lao động trực tiếp với điều kiện của họ độc lập và có thể đo lường được kết quả: Công thức tính: Lsp ttiếp = Ntt x ĐG Trong đó: ĐG = T x Lgiờ. LSP ttiếp: Tiền lương sản phẩm cá nhân trực tiếp phải trả trong tháng. NH: Số sản phẩm thực tế đạt chất lượng đã hoàn thành. ĐG: Đơn giá lương sản phẩm. T: Mức lương thời gian (h/sp) Lgiờ: mức lương giờ theo cấp bậc của sản phẩm. b) Lương sản phẩm cá nhân gián tiếp: Được áp dụng để trả lương cho lao động gián tiếp ở các bộ phận sản xuất như phụ, phục vụ cho các công nhân sản xuất chính. Tuy lao động của họ không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại gián tiếp ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân sản xuất chính Công thức tính: LSP gián tiếp = Ltháng gián tiếp x Knslđ t.tiếp Trong đó: LSP gián tiếp : Tiền lương sp cá nhân gián tiếp phải trả trong tháng Ltháng gián tiếp : Lương tháng của lao động gián tiếp Knslđ t.tiếp: Hệ số năng suất lao động của lao động trực tiếp Hình thức này khuyến khích công nhân phụ, phục vụ tốt hơn cho công nhân chính, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của công nhân chính. c) Lương sản phẩm tập thể: Hình thức này áp dụng đối với những công việc cần một tập thể công nhân cùng thực hiện, lắp ráp thiết bị, sản xuất ở các bộ phận làm việc theo dây chuyền, trông nom máy liên hợp, gắn chặt với nhau đến mức khó xác định kết quả cho từng cá nhân: Công thức tính: Lsp t.thể = Nt.tế t.thể x ĐGt.thể ĐGtthể = T x S x Lgiờ j Trong đó: Lsp t.thể : Tiền lương sản phẩm tập thể phải trả trong tháng. Nt.tế t.thể : Số lượng sản phẩm thực tế của tập thể. ĐGt.thể : Đơn giá lương sản phẩm tập thể. T : Mức thời gian (h/sp) S: Số công nhân của tập thể đó. Lgiờ j: Mức lương giờ của công nhân j. Sau khi xác định được tiền lương cả tổ được lĩnh, tiến hành chia lương cho từng cá nhân. Trong chế độ trả công này, vấn đề cần chú ý khi áp dụng là phải phân phối tiền công cho các thành viên trong tổ, nhóm phù hợp với bậc lương và thời gian lao động của họ. Có 2 phương pháp chia lương cơ bản: - Phương pháp chia theo giờ hệ số: Được tiến hành theo ba bước. Bước 1: Tính tổng số giờ hệ số của cả tổ (giờ hệ số là số giờ quy định đối với các công nhân ở các bậc khác nhau ra giờ của công nhân bậc 1) bằng cách lấy giờ làm việc của từng người nhân với hệ số bậc của người đó, sau đó tổng hợp lại cho cả tổ. Bước 2: Tính tiền lương một giờ hệ số (Lấy tiền lương cả tổ được lĩnh chia cho tổng số giờ hệ số của cả tổ). Bước 3: Tính tiền lương cho từng người căn cứ vào tiền lương một giờ hệ số và số giừ hệ số của mỗi ngươì. - Phương pháp chia lương theo hệ số điều chỉnh được chia làm ba bước: + Bước 1: Tính tổng số tiền lương đã chia lần đầu (Lấy mức tiền lương của mỗi người nhân với số giờ từng người đã làm) + Bước 2: Tìm hệ số điều chỉnh (Lấy tổng số tiền lương cả tổ được lĩnh chia cho tổng số tiền lương đã chia lần đầu) Bước 3: Tính tiền lương cho từng người căn cứ vào hệ số điều chỉnh và số tiền lương đã tính lần đầu cho mỗi người. Hai phương pháp trên đều đưa lại kết quả giống nhau. Hình thức trả lương này đã khuyến khích được công nhân trong tổ, nhóm nâng cao trách nhiệm trước tập thể, quan tâm đến kết quả cuối cùng của tổ. Song nó có nhược điểm là sản lượng của mỗi công nhân không trực tiếp quyết định tiền công của họ. Do đó kích thích công nhân nâng cao năng suất lao động cá nhân. Mặt khác do phân phối tiền công chưa tính đến tình hình thực tế của công nhân về sức khoẻ, thái độ lao động, nên chưa thể hiện đầy đủ nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng lao động. d) Lương sản phẩm luỹ tiến: Hình thức trả lương này áp dụng ở những "Khâu yếu" trong sản xuất góp phần quyết định vào sự hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp. Nguồn tiền để trả thêm cho hình thức trả lương này dựa vào tiền tiết kiệm do chi phí sản xuất gián tiếp cố định. Trong hình thức trả công loại dùng 2 loại đơn giá: Cố định và luỹ tiến. Đơn giá cố định dùng để trả cho những sản phẩm thực tế đã hoàn thành. Cách tính đơn giá này giống như trog chế độ trả công sản phẩm trực tiếp cá nhân. Đơn giá luỹ tiến dùng để tính cho những sản phẩm vượt mức khởi điểm. Đơn giá này dựa vào đơn giá cố định và có tính đến tỷ lệ tăng đơn giá. Người ta chỉ dùng một phần số tiết kiệm được về chi phí sản xuất cố định (thường là 50%) để tăng đơn giá, phần còn lại để hạ giá thành. Công thức tính: Lspluỹ tiến = [ĐG x K x (Q1 - Q0)] Trong đó: Lsp luỹ tiến: Số tiền lương của CN hưởng lương theo SP luỹ tiến ĐG: Đơn giá lương. Q0: Mức khởi điểm. Q1: Sản lượng thực tế. K: Hệ số tăng đơn giá. C x (H - 1) L x h K = L: Là hệ số lương trong giá thành đơn vị sản phẩm. H: hệ số sản lượng. C: Hệ số chi phí cố định trong giá thành đơn vị sản phẩm. 2 - Lương khoán: Trả lương khoán là một chế độ trả lương ngay từ đầu nhận khoán, người nhận khoán đã biết trước được toàn bộ số tiền thu nhập được khi hoàn thành xong công việc theo đúng thời gian và chất lượng quy đinh. Hình tức trả công khoán áp dụng cho những công việc giao từng chi tiết, bộ phận sẽ không có lợi mà phải giao toàn bộ khối lượng cho công nhân hoàn thành trong một thời gian nhất định. Khi áp dụng hình thức trả lương này cần chú ý 2 điều kiện cơ bản sau: - Tăng cường công tác kiểm tra để đảm bảo chất lượng và tiến độ hoàn thành công việc. - Thực hiện nghiêm túc chế độ khuyến khích lợi ích vật chất (Thưởng phạt nghiêm minh). Một trong những chế độ lương khoán được sử dụng rộng rãi nhất là hình thức khoán sản phẩm. Theo đó một cá nhân sẽ được trả một mức lương cố định cho một sản phẩm đã làm xong. Công thức tính như sau: Lsp khoán = N x Lp. Trong đó: Lsp khoán : Tiền lương được hưởng. N: Số sản phẩm đã làm xong. Lp: mức lương trên sản ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQ0058.doc
Tài liệu liên quan