Đề tài Nghiên cứu đề xuất các phương án có cơ sở khoa học và khả thi quản lý chất thải rắn Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh

CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1

I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI 1

II. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 1

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3

1.1. TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3

1.1.1. Nguồn phát sinh chủ yếu chất thải rắn và khối lượng 3

1.1.2. Phân loại chất thải rắn. 5

a) Phân loại theo nguồn tạo thành. 5

b) Phân loại theo tính chất. 7

c) Phân theo mức độ nguy hại. 10

1.1.3. Thành phần. 12

1.1.4. Anh hưởng của chất thải rắn đô thị. 18

a) Đối với sức khỏe cộng đồng và làm giảm mỹ quan đô thị. 18

b) Làm ô nhiễm môi trường không khí. 19

c) Làm ô nhiễm môi trường đất. 19

d) Làm ô nhiễm môi trường nước. 20

e) Nước rò rỉ từ bãi rác. 21

f)Tác hại của tiếng ồn từ các bãi chôn lấp. 23

g)Tác hại của CTR đến giao thông. 23

1.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 24

1.2.1. Hệ thống quản lý Nhà nước. 24

1.2.2. Nhân lực ngành. 25

1.2.3. Công tác thu gom. 26

a) Công đoạn quét dọn, thu gom rác sinh hoạt và xà bần. 26

 

doc88 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 873 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu đề xuất các phương án có cơ sở khoa học và khả thi quản lý chất thải rắn Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mm; Lượng mưa tháng thấp nhất (tháng 02/2001) là 0,5 mm; Độ ẩm Độ ẩm tương đối trung bình năm 2001 là 76%. Độ ẩm tháng cao nhất (tháng 8 năm 2001) là 82%. Độ ẩm tháng nhỏ nhất (tháng 1&2 năm 2001) là 70%. Chế độ gió Hướng gió chủ đạo từ tháng 2, 3, 4 là hướng Đông-Nam; Hướng gió từ tháng 7, 8, 9, 10 là hướng gió Bắc; Tốc độ trung bình thấp nhất là 2,3 m/s; Tốc độ trung bình cao nhất là 3,8 m/s (tháng 2,3,4). 2.1.3. Điều kiện kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, thương mại ) Với vị trí địa lý thuận lợi Quận 3 đã không ngừng phát triển và đa dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh tế kinh doanh. Từ đó quận 3 trở thành Quận tiềm năng phát triển kinh tế và là nơi giao dịch tiếp cận khoa học quốc tế. Trên địa bàn Quận 3 có các thành phần kinh tế bao gồm doanh nghiệp nhà nước, công ty liên doanh, hợp tác xã, cơng ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân với tổng số 765 cơ sở. Quận 3 có các cơ sở về thương mại dịch vụ chiếm phần lớn. Các đơn vị hoạt động kinh doanh thương mại – dịch vụ này không chỉ đáp ứng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ cho mọi người mà còn góp phần kích thích công nghiệp của Quận. Ngoài ra Quận 3 còn có phát triển các ngành nghề đơn giản như gia công lắp ráp với kỹ thuật tinh xảo, không gây ô nhiễm môi trường, quy mô sản xuất nhỏ. Quận 3 cũng đã đóng góp những phần đáng kể vào giá trị sản xuất của ngành công nghiệp thương mại – dịch vụ, xây dựng, xuất nhập khẩu của thành phố. 2.1.4. Điều kiện xã hội (dân số, văn hóa và giáo dục ) Dân số của Quận theo thống kê tính đến tháng 10 năm 2004 là 222.446 người, mật độ dân số là 45.212 người/km2, diện tích, dân số và mật độ dân số của từng phường trong quận được trình bày tóm tắt trong bảng 9. Bảng 9. Diện tích, dân số và mật độ dân số của các phường trên địa bàn Quận 3. TT Phường Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ (người/km2) 1 Phường 1 0,15 16.320 108.800 2 Phường 2 0,15 12.487 83.246 3 Phường 3 0,15 12.391 82.606 4 Phường 4 0,31 21.381 261.290 5 Phường 5 0,25 16.520 66.080 6 Phường 6 0,88 12.081 13.728 7 Phường 7 0,92 17.312 18.817 8 Phường 8 0,40 19.171 47.972 9 Phường 9 0,44 21.141 48.047 10 Phường 10 0,16 9.872 61.700 11 Phường 11 0,48 25.112 52.316 12 Phường 12 0,16 11.239 70.243 13 Phường 13 0,16 8.857 55.356 14 Phường 14 0,31 18.5641 59.883 Tổng cộng 4,92 222.446 45.212 Nguồn: Phòng quản lý đô thị Quận 3, năm 2004. 2.1.5. Cơ sở hạ tầng (giao thông, cấp thoát nước, cấp điện ) Là Quận hành chính nên cơ sở hạ tầng của Quận 3 tương đối khá. Hệ thống đường của quận 3 thẳng tắp vời 5 đường là trục giai thông chính của Thành phố, đó là đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường Cách Mạng Tháng Tám, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đưỡng Hai Bà Trưng và đường Tô Hiến Thành. Ga Sài Gòn nằm trong lòng Quận 3 là đầu mối giao thông đường sắt quan trọng và thuận lợi cho giao thương với cả nước. Quận 3 có nhiều trung tâm giáo dục đào tạo, y tế lớn như: Trường ĐH Kinh Tế, Trường ĐH Kiến Trúc, ĐH Mở – Bán công, bệnh viện Điện Biên Phủ, Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Y học dân tộc, Viện Pasteur, và các công trình văn hóa – thể dục thể thao như nhà thi đấu Phan Đình Phùn, Hồ bơi Kỳ Đồng, Nhà văn hóa Thiếu nhi, bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ,.. Quận 3 có nhiều biệt thự, nhà cao tầng. Cấp điện: Quận 3 nhận nguồn điện từ các trạm 110/22 KV Tân Định, Tao Đàn, Hòa Hưng. Hiện nay mỗi người dân Quận 3 được cấp bình quân 400kvh/năm, nhưng chất lượng chưa bảo đảm, hiện trạng mất điện bất ngờ xày ra nhiều nơi, nhiều lúc. Cấp thoát nước: Cấp nước: Là Quận nội bộ, Quận 3 được tuyến ống chính 1.200mm dọc đường Võ Thị Sáu cấp nước tương đối ổn định với mỗi người 150 lít/ngày đêm. Thoát nước: Nước mưa hiện đang thóat theo hai hệ thống cống chính: - Tuyến Bắc Nhiêu Lộc, thóat ra kênh Nhiêu Lộc - Tuyến Tàu Hủ – Bến Nghé theo tuyến ống chính đường Lê Hồng Phong ra kênh Tàu Hũ. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ QUẬN 3 2.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị Quận 3. Nguồn phát sinh và loại CTR là những thông số cơ bản cần thiết để phân tích và đánh giá cũng như tính toán thiết kế và vận hành các khâu trong hệ thống kỹ thuật quản lý CTR. Chất thải rắn đô thị phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Trong trường hợp của Quận 3 các nguồn phát sinh chủ yếu bao gồm: Hộ gia đình; Khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ, ngân hàng); Khu công cộng (công viên, đường phố); Công sở (cơ quan, trường học, bệnh viện); Văn phòng đại diện, nhà máy, xí nghiệp trong khu dân cư; Rác xây dựng (xà bần). Nguồn phát sinh được điều tra bằng cách khảo sát các tuyến đường ở địa bàn Quận 3 (chỉ bỏ qua những hẻm nhỏ), đếm và ghi lại địa chỉ của từng loại hình kinh doanh khác nhau theo cách phân loại “nguồn phát sinh chất thải rắn” như đã nêu trên. Tùy theo nguồn phát sinh mà việc phân loại CTRSH tại nguồn sẽ có phương án phù hợp. Theo nguồn từ Cty DVCI Quận 3 tính đến 7/2005 toàn Quận có: - 222.446 người dân (khoảng 44.989 hộ gia đình); - 4 chợ (chợ Bùi Phát, chợ Nguyễn Vă Trỗi, chợ Vườn Chuối, chợ Bàn Cờ); - 99 trường học (gồm 18 trường mầm non, 12 trường tiểu học, 12 trường phổ thông trung học, 6 trường đại học – cao đẳng – học viện và 51 phòng giáo dục); - 145 cơ sở khám chữa bệnh (gồm 58 phòng mạch, 67 hiệu thuốc, 20 trung tâm y tế); - 1630 cơ sở thuộc nhóm dịch vụ kinh doanh (gồm có 62 cơ sở may; 72 là đẹp; 84 quầy tạp hóa; 31 cơ sở dịch vụ photo copy và in; 4 tiệm tiện, hàn và điện; 46 dịch vụ internet, giải trí; 65 cơ sở sửa và rửa xe; 7 cây xăng; 16 tiệm giặt ủi; 11 tiệm cầm đồ và tiệm vàng; 18 hiệu ảnh; 738 cửa hàng các loại; 402 quán ăn, quán cà phê; 38 cửa hàng vật liệu xây dựng, kinh doanh khác); - 495 văn phòng đại diện của các công ty và một số cơ sở sản xuất (474 văn phòng đại diện và 21 nhà máy, xí nghiệp); - 99 trung tâm thương mại (gồm 8 trung tâm giao dịch, 37 khách sạn, 31 nhà hàng, 17 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng, 6 siêu thị). 2.2.2. Phân loại và tồn trữ tại nguồn. Trên địa bàn Quận có các hình thức tồn trữ CTRSH tại nguồn như sau: a) Đối với khu thương mại. Chợ. Phần lớn chất thải là rau quả, thực phẩm không còn sử dụng được. Tất cả các loại này được đổ thành đống hoặc bỏ vào thùng đẩy tay và được công nhân vệ sinh đến quét dọn thu gom theo đúng giờ quy định. Tùy theo quy mô chợ mà thùng đẩy tay có thể tích khác nhau (từ 120L – 660L). Tuy nhiên do diện tích hẹp nên 2 chợ Vườn Chuối và chợ Bàn Cờ không thể đặt thùng mà chỉ đổ trực tiếp xuống sàn chợ hoặc đổ thành đống cho công nhân thu gom đến dọn và lấy rác. Các thùng chứa đặt tại chợ do Cty DVCI đầu tư nên nếu chợ nào có yêu cầu và giao khoán cho Ban Quản Lý chợ chịu trách nhiệm bảo quản. Nhà hàng , Khách sạn. Chất thải chủ yếu là thực phẩm thừa, rau quả, lon, hộp, giấy, thùng carton, được lưu trữ trong các thùng có thể tích phù hợp với điều kiện nơi đặt thùng chứa, loại thùng thường được sử dụng hiện nay là thùng đẩy tay (120L – 660L). Các phương tiện lưu trữ này đều do chủ nguồn thải phát sinh chất thải đầu tư. Khi đến giờ thu gom công nhân vệ sinh của đội công lập sẽ trực tiếp đến lấy và đẩy ra điểm hẹn. Thời gian lấy rác của các loại hình này thường vào khoảng 16h30 – 23h30. Cơ quan, Trường học. Chủ yếu là đồ dùng văn phòng hư, giấy và thực phẩm. Lượng chất thải này thường chứa trong túi nilon và thùng nhựa có nắp đậy (với quy mô nhỏ) hoặc chứa trực tiếp vào thùng đẩy tay. b) Đối với hộ gia đình. Hình thức lưu trữ phong phú hơn bao gồm: - Chất thải được bỏ vào túi nilon đặt trong thùng (nhựa, kim loại, cần xé). - Chất thải được bỏ trực tiếp vào thùng (nhựa, kim loại, cần xé). - Chất thải được bỏ vào túi nilon. c) Đối với rác đường phố. Thành phần chủ yếu của rác đường phố là lá cây, cỏ, giấy và nhiều thứ khác mà người đi đường thải bỏ và cả rác sinh hoạt của các hộ gia đình không đăng ký thu gom. Hiện nay, Quận đặt các thùng chứa phục vụ cho người đi đường nhưng hình thức này vẫn chưa phổ biến, chỉ áp dụng ở một số con đường chính. Rác đường phố phần lớn vẫn thải bỏ trên mặt đường và chỉ được dọn sạch khi có công nhân vệ sinh đến thu gom. d) Đối với các loại còn lại. Tất cả các CTRSH đều được đặt trong thùng chứa, đổ đống hoặc các loại hình chứa phù hợp. 2.2.3. Khối lượng, thành phần của chất thải rắn đô thị Quận 3. a) Khối lượng. Bảng 10. Khối lượng CTRSH thu gom từ năm 2000 – 2004 tại Quận 3. Năm Tổng lượng rác (tấn/năm) 2000 54.800 2001 55.400 2002 57.100 2003 60.700 2004 61.700 Nguồn Công ty Dịch Vụ Công Ích Quận 3, năm 2004. Theo thống kê của phòng quản lý đô thị Quận 3, trên địa bàn Quận tính đến năm 2005, khối lượng từng thành phần CTR được thống kê như sau: Rác từ hộ gia đình riêng lẻ: 148 tấn/ngày; Rác chợ và siêu thị: 22 tấn/ngày; Rác trường học: 45 tấn/ngày; Rác đường phố: 20 tấn/ngày. Toàn quận có 4 chợ quận: chợ Vườn Chuối, chợ Bàn Cờ, chợ Bùi Phát, chợ Nguyễn Văn Trỗi, 3 chợ phường và 6 chợ siêu thị. b) Thành phần. Trong tất cả các nguồn phát sinh rác từ khu dân cư, lượng rác từ hộ gia đình chiếm tỷ lệ lớn nhất với thành phần đa dạng nhất. Do đó, thành phần rác sẽ được xác định chủ yếu từ hộ gia đình bằng cách đi theo công nhân thu gom của đội vệ sinh công lập, nhận rác và cho vào túi nilon, lấy mẫu và phân tích. Mẫu rác được lấy là rác hỗn hợp chưa được phân loại tại nguồn, sinh viên đến mỗi hộ gia đình lấy rác và phân loại. Thời gian lưu trữ rác thường là một ngày. Các hộ gia đình được chọn để khảo sát và lấy mẫu rác nằm rải rác trên toàn bộ địa bàn quận và được chọn ngẫu nhiên. Mẫu lấy từ từng hộ gia đình được cân để xác định khối lượng rác phát sinh từ mỗi hộ gia đình (kg/hộ/mgày) và mỗi người (kg/người.ngày) cũng như thành phần rác. Mẫu rác được phân loại bằng tay thành những thành phần riêng biệt như giấy, túi nilon, nhựa, vải, thủy tinh, kim loại, Cân xác định khối lượng từng thành phần và tổng khối lượng mẫu để xác định thành phần rác. Đối với rác thực phẩm, chỉ cân xác định khối lượng để xác định phần trăm chất thải rắn hữu cơ trong tổng thành phần chất thải rắn sinh hoạt. Như vậy tổng khối rác phát sinh từ một hộ gia đình sẽ là: m = khối lượng rác thực phẩm + khối lượng rác còn lại (kg/hộ/ngày) khối lượng rác thực phẩm m x 100 % thực phẩm= Thành phần rác sẽ được tính theo khối lượng của từng thành phần riêng biệt so với tổng khối lượng rác phát sinh (ký hiệu là m). Ví dụ thành phần rác thực phẩm sẽ được tính như sau: Bảng 11. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại Quận 3. Thành phần Tỷ lệ khối lượng Thực phẩm 91 Kim loại 0,33 Giấy 2,18 Nilon 2,49 Thủy tinh 0,44 Nhựa 1,89 Vải 1,12 Giả da 0,08 Xốp 0,30 Gỗ 0,17 Theo khảo sát thực tế. 2.2.4 Hệ thống thu gom. Hệ thống thu gom của Quận 3 là hệ thống thu gom kiểu container cố định, nghĩa là công nhân thu gom sẽ đẩy xe không từ nơi tập trung xe đến hộ lấy rác đầu tiên đổ thùng rác đầy vào xe và trả thùng không vào vị trí cũ. Sau đó đi tiếp đến vị trí tiếp theo đổ thùng rác đầy lên xe và trả thùng không về vị trí cũ. Chu kỳ được lặp lại cho đến khi xe thu gom đầy rác và được công nhân đẩy đến điểm hẹn chờ xe ép. Hiện nay, Quận 3 hiện hữu 2 đội thu gom: đội thu gom công lập và đội thu gom dân lập. a) Đội thu gom rác công lập. Chịu sự quản lý trực tiếp của Cty DVCI Quận 3, bao gồm 10 tổ, mỗi tổ có 1 tổ trưởng và các tổ viên, được chia làm 3 ca hoạt động, chịu trách nhiệm thu gom 6.692 hộ, quét rác đường, rác chợ và thu gom rác y tế. Tổng công nhân của đội vệ sinh cộng lập 201 công nhân. Trong đó tổ 1, 2, 3, 4 quét rác đường. Công tác quét đường được thực hiện từ 16:00 – 23:00 mỗi ngày. Tổ chợ (tổ thu gom rác chợ) thu gom rác của 4 chợ (Nguyễn Văn Trỗi, Bùi Phát, Vườn Chuối, Bàn Cờ). Tổ còn lại thu gom rác y tế. Cho đến nay, lực lượng thu gom rác công lập đã thu gom rác sinh hoạt của 6.692 hộ gia đình (chiếm 24% so với hộ mà các tổ thu gom rác dân lập thu gom được) và chở đến điểm hẹn (thu gom dọc tuyến). Công nhân thu gom làm việc theo các khoảng thời gian từ 16:00 – 18:30, 18:30 – 20:30 và 21:00 – 23:00 do phải chờ xe ép. Trong đó: - Từ 16:00 – 18:30: thu gom rác của cơ quan, chung cư, trường học, ; - Từ 18:30 – 20:30: thu gom rác từ hộ gia đình và quét sơ đường; - Từ 21:00 – 20:00: thu gom rác từ hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn, đồng thời có quét sơ lại tuyến đường đã thu gom. Công tác quét đường trong khoảng thời gian này được gọi là “đi lau đường” vì phải quét đi quét lại do người dân bỏ rác ra đường trễ. Mỗi công nhân vệ sinh có 2 thùng 660 L. Do đó, khi thu xong thùng thứ nhất họ sẽ đẩy xe về điểm hẹn và lấy xe khác đi thu gom chuyến thứ 2 (mà không chờ xe ép). Sau khi thu gom xong chuyến thứ 2, trở về điểm hẹn và đợi xe ép đến nhận rác. Các xe thu gom do tổ 5 và tổ 7 vận hành có thời gian lấy đầy rác lên xe trung bình từ 30 – 45 phút. Đối với xe thuộc tổ 6, thời gian lấy rác ngắn hơn, trung bình từ 15 – 20 phút/thùng 660 L, do địa bàn thu gom của tổ 6 nằm ngay khu vực trung tâm Quận, có nhiều cơ quan, trường học và những nơi tập trung rác nên chỉ cần lấy rác ở một số vị trí đã đầy 1 xe. Hầu hết các công nhân vệ sinh được phỏng vấn đều cho biết khối lượng rác vào thứ 7 và chủ nhật sẽ ít hơn so với khối lượng rác so với các ngày trong tuần. Nguyên nhân chính là do trong những ngày cuối tuần, các gia đình thường đi chơi xa, các cơ quan nghỉ làm việc, các quán cơm giảm lượng khách. Nhân lực. Tổng số công nhân thu gom trực tiếp tại các tổ thu gom rác công lập được trình bày trong bảng 12. Bảng 12. Số công nhân của các tổ thu gom rác công lập. Ca làm việc Thời gian Tổ vệ sinh Số công nhân của mỗi tổ Số thùng quản lý Ca 1 23:30 – 05:30 1 26 3 công nhân/thùng 2 26 3 công nhân/thùng 3 27 3 công nhân/thùng 4 26 3 công nhân/thùng Ca 2 16:30 – 22:30 5 19 1 công nhân/thùng 6 18 1 công nhân/thùng 7 24 1 công nhân/thùng Ca 3 11:30 – 17:00 8 16 1 công nhân/thùng tổ rác chợ 14 tổ rác y tế 3 - Rác chợ do đội vệ sinh thu gom rác chợ gồm 14 công nhân thu gom từ 11:30 – 17:00. Rác y tế do 3 công nhân thu gom. - Công tác quét đường do 111 công nhân vệ sinh thuộc tổ 1, 2, 3, 4 thực hiện vào ca 1 của ngày làm việc. - Tổng công nhân thực hiện công tác thu gom rác trên địa bàn Quận 3 là 207 công nhân từ các tổ thu gom công lập. Phương tiện. Phương tiện thu gom của tổ vệ sinh công lập trên địa bàn quận 3 là thùng 660 L, chất liệu chính là compostie (không có phương tiện khác), với số lượng tổng cộng là 262 thùng. Bảo hộ lao động và Dụng cụ lao động. Mỗi công nhân trong đội vệ sinh công lập đều được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động và các dụng cụ lao động nhằm đảm bảo sức khỏe người công nhân cũng như giúp cho công tác thu gom nhanh chóng và hợp vệ sinh. Bảng 13 thể hiện loại, số lượng bảo hộ lao động và dụng cụ lao động được cấp phát cho mỗi công nhân. Bảng 13. Loại, Số lượng bảo hộ lao động và dụng cụ lao động được cấp phát. Loại Số lượng/người Loại Số lượng Dụng cụ Bảo hộ lao động Đề can phản quang 2 cái/người/năm Đồng phục 2 bộ/năm Chổi 15 cây/người/tháng Găng tay 12 đôi/năm Ky săt 1 ky/ 2 người/ 6 tháng Giày 4 đôi/năm Xẻng 1cây/ 2người/ 12 tháng Nón lá 3 cái/năm Cuốc bàn 1 cây/ 10 người/ 24 tháng Aùo mưa 1 cái/năm Cúp 1 cây/ 10 người/ 36 tháng Khẩu trang 12 cái/năm Đèn báo 2 cái/xe/năm Xà bông 0,375 kg/tháng Dầu 0.25 lít/đèn/đêm Aùo phản quang 2 cái/năm Quy trình thu gom rác từ hộ gia đình. Tổ vệ sinh 5, 6, 7 chịu trách nhiệm thu gom toàn bộ lượng rác sinh hoạt (từ hộ gia đình, công sở, trường học, cơ quan) trên địa bàn Quận. Mỗi công nhân trong mỗi tổ sẽ được tổ trưởng phân công phụ trác những tuyến đường, chợ cụ thể (gồm quét, thu gom rác các hộ gia đình có đăng ký 6.692 hộ gia đình). Công nhân lấy xe ở điểm tập trung xe và đẩy xe đến khu vực mình phụ trác để tiến hành thu gom. Hình thức thu gom thu 1 bên lề đường. Rác được các hộ dân để trước nhà. Một số ít công nhân phải trực tiếp gọi cửa để lấy. Khi đã đầy thùng, công nhân thu gom đẩy thùng đến điểm hẹn đã đăng ký trước (gần khu vực) và chờ xe ép đến lấy (thu gom dọc tuyến). Sau khi rời khỏi điểm hẹn công nhân tiếp tục đẩy xe không đến khu vực lấy rác tiếp theo để bắt đầu tuyến thu gom mới. Thời gian bắt đầu làm việc của các tổ từ 16:00, riêng tổ 7 do vị trí điểm hẹn nằm cuối tuyến đường thu gom của xe ép nên thường chờ lâu, thời gian làm việc thường bắt đầu từ 16:20 hoặc 16:30. Bảng 14. Thời gian thực hiện một tuyến thu gom. Loại xe Số hộ thu gom được trong 1 tuyến(hộ) Thời gian đến điểm đầu tiên(phút) Thời gian lấy rác(phút) Thời gian đến điểm hẹn(phút) Thời gian chờ tại điểm hẹn(phút) Thời gian đổ lên xe ép(phút) Thùng 660L 20 – 30 0 – 5 10 – 20 0 – 6 0 – 5 1 – 2 Lệ phí thu gom rác hộ gia đình dao động 7.000 – 10.000 đồng/tháng.hộ. Tuy nhiên, chi phí thu gom còn tùy thuộc vào lượng rác phát sinh. Đối với các quán ăn, nhà tập thể chi phí thu gom 20.000 – 30.000 đồng/tháng.hộ, đối với các công ty, nhà hàng, xí nghiệp, chi phí thu gom có thể trên 100.000 đồng/tháng.hộ. Quy trình thu gom rác từ chợ. Tổ vệ sinh rác chợ thời gian làm việc bắt đầu từ 11h30 – 15h. Tổ có 14 công nhân và 25 thùng, có nhiệm vụ thu gom rác từ 4 chợ. Mỗi tuần có 5 công nhân nghỉ luân phiên (chợ Nguyễn Văn Trỗi, chợ Bùi Phát, chợ Vườn Chuối, chợ Bàn Cờ). Chợ Nguyễn Văn Trỗi và chợ Bùi Phát (6 công nhân phụ trách) do có mặt bằng rộng nên được đặt sẵn tại chợ các thùng đẩy tay, do đó công tác vệ sinh tương đối nhẹ nhàng hơn. Ngược lại, chợ Vườn Chuối và Bàn Cờ (8 công nhân phụ trách), rác được thại bỏ không tập trung nên công nhân thu gom rất vất vả vì phải quét rác thành đống rồi mới hốt vào thùng đẩy tay. Rác sau khi thu gom đầy thùng sẽ được chuyển ra đầu chợ cho xe ép đến lấy. Mỗi ngày xa ép hoạt động 2 chuyến tại điểm lấy rác chợ. Chuyến 1: 12h – 13h30, chuyến 2: 15h30 – 16h. Quy trình thu gom rác đường phố. Công việc thu gom rác đường phố được thực hiện bởi 4 tổ vệ sinh. Thời gian làm việc bắt đầu từ 23h30 và kết thúc lúc 5h30 sáng. Tổng số công nhân của 4 tổ là 113 người phụ trách làm sạch tất cả các con đường và các hẻm lớn thuộc địa bàn Quận 3. Ba hình thức quét đường (phỏng vấn các tổ trưởng tổ 1, 2, 3, 4) trên địa bàn Quận 3 được trình bày tóm tắt như sau: - Công nhân sẽ quét trên từng đoạn đường của tuyến do họ đảm trách. - Hình thức 1 – nhóm quét đường gồm 3 công nhân vệ sinh + Hai công nhân sẽ quét ở lề bên này của đường và công nhân còn lại sẽ quét lề bên kia. Hai công nhân quét cùng lề đường sẽ bắt đầu từ hai đầu của đoạn đường định quét. Một công nhân đẩy xe thu gom sẽ quét sơ và thu gom những đống rác lớn, hốt bỏ vào xe. Trong khi đó, công nhân quét cùng lề đường bắt đầu từ đầu đoạn đường định quét, quét sạch và gom rác thành từng đống và tịnh tiến dần theo chiều ngược lại với người công nhân đẩy xe thu gom. Khi hoàn tất nửa phần đoạn đường phải quét, công nhân này tiếp tục quét nửa còn lại trong khi người công nhân đẩy xe bắt đầu hốt phần rác đã được dồn lại thành từng đống của lề đường bên này và tiếp tục hốt rác đã được gom của lề đường bên kia. - Hình thức 2 – nhóm quét đường gồm 2 công nhân vệ sinh + Công nhân sẽ quét lần lượt từng lề đường của từng đoạn đường của tuyến đường do họ đảm trách theo hai chiều ngược nhau. - Hình thức 3 – nhóm quét đường gồm 1 công nhân vệ sinh + Công nhân để xe tại đầu tuyến đường mà mình phải quét rồi quét dần lên phía trước khoảng 50–100 mét và gom lại thành đống, sau đó quét trên vỉa hè theo hướng ngược lại quay về phía xe thu gom,đồng thời quét cả rác (nếu có) tại các gốc cây trên đường. Đến vị trí xe thu gom công nhân sẽ hốt rác trên vỉa hè và đẩy xe tiến đến vị trí đống rác đã được gom phía trước. Khi đẩy xe đến đống rác đã được gom phía trước nếu có hố ga, công nhân phải móc, hốt sạch rác tại miệng hố ga. Qui trình trên cứ tiếp tục cho đến hết đoạn đường do họ phụ trách. Thống kê toàn bộ đường giao thông trên Quận 3 (trong phần phụ lục). b) Đội thu gom rác dân lập. Hệ thống thu gom rác dân lập do 14 tổ vệ sinh đảm trách dưới sự quản lý của phường (mỗi phường 1 tổ), gồm 167 công nhân vệ sinh phụ trách 167 dây rác với mức thu nhập bình quân là 1.680.000 đồng/tháng (theo mức dịch vụ thu gom rác bình quân 7.000 đồng/hợp đồng). Tổng số hộ do lực lượng dân lập thu gom là 34.184 hộ. Phương tiện. Phương tiện thu gom của các tổ thu gom rác dân lập gồm 241 thùng 660 L (trong đó có 116 thùng compostie và 125 thùng sắt inox). Các phương tiện thu gom do công nhân tự trang bị dựa trên số tiền được Công ty Dịch Vụ Công Ích Quận 3 cho vay không lấy lãi. Đối với những hẻm quá nhỏ, thùng 660L không thể vào được, lực lượng thu gom dân lập sẽ dùng 1 loại xe tự chế để đảm bảo hoàn thành tốt công tác vệ sinh. Bảo hộ lao động. Nhìn chung việc đảm bảo an toàn lao động ít được mọi người hành nghề rác dân lập quan tâm đến. Phần lớn không có khẩu trang, găng tay, mũ bảo hộ và trang phục không đồng bộ. Quy trình thu gom. Tổ thu gom rác dân lập không đảm trách phần quét đường. Các cá nhân thu gom rác dân lập lấy chất thải rắn sinh hoạt của 34.184 hộ gia đình, chỉ được hoạt động trong phạm vi đường hẻm thuộc phường mình quản lý và được sắp xếp theo từng khu dân cư cho mỗi tổ viên làm rác phường. Quy trình thu gom của lực lượng dân lập cũng tương tự như rác công lập (đẩy xe không đến hộ gia đình lấy rác, đầy xe đem ra hệ thống điểm hẹn,). Tuy nhiên, hệ số đầy của thùng thu gom dân lập thường lớn hơn 1. Bảng 15. Danh sách các cán bộ chuyên trách vệ sinh môi trường của các phường có trách nhiệm quản lý tổ thu gom rác dân lập trên địa bàn Quận 3. Họ và tên Đơn vị Trình độ văn hóa Tình hình công tác Kinh nghiệm Chuyên trách Nguyễn Văn Quang UBND Phường 1 12/12 x Triệu Đoan Thái UBND Phường 2 12/12 x Dương Văn Nô UBND Phường 3 12/12 x Nguyễn Ngọc Thanh UBND Phường 4 12/12 x Hồ Văn Hùng UBND Phường 5 12/12 x Lê Quốc Bấn UBND Phường 6 12/12 x Đỗ Thế Tài UBND Phường 7 12/12 x Đỗ Văn Bồn UBND Phường 8 12/12 x Liêu Thị Dung UBND Phường 9 12/12 x Trần Thị Vân UBND Phường 10

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai hoan chinh.doc
  • docphuluc.doc
  • docmucluc.doc
  • docnhiemvu do_an.doc
  • docBIA.doc
  • doctai lieu tham khao.doc
Tài liệu liên quan