Đề tài Nghiên cứu giao thức Wap

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH 3

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 4

LỜI NÓI ĐẦU 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG 3G 6

1. Lịch sử phát triển của mạng thông tin di động. 6

a. Lộ trình phát triển từ hệ thống IS-95 thế hệ 2 đến cdma2000 thế hệ 3. 8

b. Lộ trình phát triển từ GSM lên 3G W-CDMA 11

2. Mạng 3G 15

a. Mô hình tham khảo mạng cdma2000 16

b. Mô hình tham khảo mạng W-CDMA 21

3. MIP 25

a. Tổng quan về MIP 25

b. MIPv4 27

c. MIPv6 29

4. Tóm tắt chương 29

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ GIAO THỨC WAP 30

1. Giới thiệu 30

2. Khái niệm WAP 30

3. Lịch sử về WAP 32

4. Kiến trúc tổng quan 33

a. Mô hình World Wide Web 33

b. Mô hình WAP 35

CHƯƠNG III: CHỒNG GIAO THỨC WAP 38

1. Nhìn chung 38

a. Môi trường ứng dụng không dây – Wireless Application Environment – WAE 39

b. Giao thức phiên không dây – Wireless Session Protocol –WSP 39

c. Giao thức giao dịch không dây – Wireless Transaction Protocol – WTP 39

d. Bảo mật lớp giao vận không dây – Wireless Transport Layer Security - WTLS 40

e. Giao thức dữ liệu dồ không dây – Wireless Datagram Protocol – WDP 40

f. Các vật mang 41

g. Các dịch vụ và ứng dụng khác 41

h. Các cấu hình mẫu của công nghệ WAP 41

2. Mô hình tham chiếu WAP 43

3. WAE – Lớp Ứng dụng (The Application Layer) 44

a. Nền tảng 44

b. Các mục tiêu và yêu cầu 44

c. Mô hình kiển trúc WAE 45

d. Các thành phần của WAE 48

e. Bảo mật và điều khiển truy nhập 52

4. WSP – Lớp Phiên (The Session Layer) 53

a. Các đặc trưng WSP 53

b. Các ký hiệu WSP 55

c. Các phần tử WSP trong truyền thông giữa các lớp 56

5. WTP – Lớp Giao dịch (The Transaction Layer) 63

a. Các đặc trưng giao thức WTP 63

b. Các loại giao dịch 64

c. Thực thể quản lý WTP 65

d. Các dịch vụ đã cung cấp tới lớp trên 66

e. Phân loại hoạt động 67

6. WTLS và WDP – Lớp Giao vận và Bảo mật (Security and Transport Layer) 70

a. Wireless Transport Layer Protocol – WTLS. 70

b. Wireless Datagram Protocol – WDP. 72

CHƯƠNG IV: TỔNG QUAN KIẾN TRÚC WAP PUSH 75

1. Giới thiệu. 75

2. Bộ khung ứng dụng Push. 75

3. Push Proxy Gateway. 77

a. Tổng quan các dịch vụ. 77

b. Truy nhập từ phía Internet 77

c. Dịch vụ điều khiển thông điệp. 77

d. Mã hóa và biên dịch. 78

e. Dịch vụ truy vấn các năng lực client. 78

4. Giao thức truy nhập Push. 78

a. Hoạt động của giao thức PAP. 78

b. Quy trình push. 78

c. Sự báo cáo xác nhận. 79

d. Việc hủy Push. 79

e. Truy vấn khả năng client. 79

5. Giao thức Push Over-the-Air Protocol. 79

6. Sự xem xét bảo mật 80

a. Nhận thực một Push Initiator. 80

CHƯƠNG V: SO SÁNH: WAP VÀ I-MODE 82

1. Sự khác nhau giữa WAP và I-Mode 82

a. WML và CHTML 82

b. I-Mode: Luôn luôn kết nối 82

c. Cước phí 82

2. Tương lai của công nghệ Internet không dây 83

CHƯƠNG VI: GIỚI THIỆU MỘT ỨNG DỤNG WAP. 84

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

 

 

 

 

doc120 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu giao thức Wap, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được giao vận sử dụng một tập các giao thức truyền thông chuẩn dựa trên các giao thức truyền thông của WWW. Nội dung WAP hiển thị phía người dùng nhờ vào một trình duyệt siêu nhỏ, tương tư như trình duyệt web. WAP định nghĩa một tập các thành phẩn tiêu chuẩn có khả năng truyền thông giữa các đàu cuối di động và các server mạng, bao gồm: Cơ chế đặt tên chuẩn: Các URL chuẩn WWW được sử dụng để nhận dạng các nội dung WAP trên các server gốc. Các URL chuẩn WWW được sử dụng để nhận dạng các tài nguyên địa phuwong trên thiết bị. Ví dụ các chức năng điều khiển cuộc gọi. Định kiểu nội dung: Tất cả nội dung WAP được chỉ định một kiểu nội dung phù hợp với định kiểu WWW. Nó cho phép các tác nhân người dùng WAP xử lý đúng nội dung dựa trên các kiểu. Các định dạng nội dung tiêu chuẩn: Các định dạng nội dung WAP dựa trên công nghệ WWW và bao gồm thẻ hiển thị, thông tin lịch, các đối tượng thiệp thương mại điện tử, hình ảnh và ngôn ngữ kịch bản. Các giao thức truyền thông tiêu chuẩn: Các giao thức truyền thông WAP có khả năng truyền các yêu cầu duyệt từ các đầu cuối di động tới web server mạng. Các kiểu nội dung và giao thức WAP phải được tối yêu cho thị trường tập trung, các thiết bị không dây cầm tay. WAP tận dụng công nghệ proxy để kết nối giữa tên miền vô tuyến và WWW. WAP proxy điển hình bao gồm các chức năng sau: Cổng giao thức(Protocol Gateway): Cổng giao thức chuyển các yêu cầu từ chồng giao thức WAP (WSP, WTP, WTLS, và WDP) tới chồng giao thức WWW (HTTP và TCP/IP). Các bộ mã hoá và giải mã nội dung: Các bộ mã hoá nội dung chuyển nội dung WAP thành dạng tối ưu đã mã hoá để thu nhỏ kích cỡ dữ liệu qua mạng Một minh hoạ về mạng WAP: Cơ sở hạ tầng này bảo đảm các người sử dụng đầu cuối di có thể duyệt các ứng dụng và nội dung WAP phong phú, đa dạng, và những nhà phát triển ứng dụng có thể viết các ứng dụng và dịch vụ nội dung cho số lượng lớn các đầu cuối di động. WAP Proxy cho phép nội dung và các ứng dụng WAP có thể được đặt tại các WWW server tiêu chuẩn và được phát triển sử dụng các công nghệ đã được thử thách trong WWW giống như các kịch bản CGI. Do, tên sử dụng của WAP sẽ bao gồm 1 Web server, WAP proxy và WAP client, kiến trúc WAP sẽ hoàn toàn dễ dàng hỗ trợ các cấu hình khác. Có khả năng tạo một server gốc có chứa các chức năng của WAP proxy. Hình 2.6 mô tả một mạng lý thuyết WAP. Trong ví dụ, WAP client truyền thông với 2 server trong mạng không dây. WAP proxy chuyển yêu cầu WAP thành các yêu cầu WWW, băng cách đó WAP client có thể đệ trình các yêu cầu tới web server. Proxy cũng mã hoá các đáp ứng từ web server thành dạng nhị phân tối ưu mà WAP client có thể hiểu được. Nếu web server cung cấp nội dung WAP (ví dụ WML), WAP proxy nhận nó trực tiếp từ web server. Tuy nhiên nếu web server cung cấp nội dung WWW (giống như HTML), một bộ lọc được WAP proxy sử dụng để chuyển nội dung WWW thành nội dung WAP. Ví dụ bộ lọc HTML sẽ chuyển HTML thành WML. Một server ứng dụng điện thoại không dây (Wireless Telephony Application - WTA) là một ví dụ về một server gốc hay server cổng, mà sẽ đáp ứng trực tiếp các yêu cầu từ WAP client. WTA server được dùng để cung cấp truy nhập WAP tới các đặc trưng của mạng không dây của các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng mạng viễn thông. CHƯƠNG III: CHỒNG GIAO THỨC WAP Nhìn chung Chương này sẽ giới thiệu các thành phần của kiến trúc WAP. Kiến trúc WAP cung cấp một chồng giao thức tổng quát bảo đảm tất cả các yêu cầu cần thiết của WAP Forum được thoã mãn. Kiến trúc WAP cung cấp một môi trường có khả năng mở rộng và nâng cấp cho việc phát triền ứng dụng cho các thiết bị truyền thông di động. Điều này đạt được qua thiết kế phân lớp của toàn bộ chồng giao thức WAP. Mỗi lớp của kiến trúc được truy nhập bới các lớp trên. Kiến trúc phân lớp WAP tạo khả năng cho các dịch vụ và ứng dụng tận dụng các đặc trưng của chồng giao thức qua một tập các giao diện được định nghĩa tốt. Các ứng dụng bên ngoài có thể truy nhập trực tiếp các lớp Session, Transaction, Security, và Transport. Các phần tiếp theo sẽ mô tả sơ qua các thành phần của kiển trúc. Môi trường ứng dụng không dây – Wireless Application Environment – WAE Môi trường ứng dụng không dây – WAE là một môi trường ứng dụng đa năng dựa trên sự kết hợp giữa WWW và các công nghệ của hệ thống điện thoại di động. Mục tiêu chính mà WAE muốn đạt tới là thiết lập một môi trường đồng hành mà sẽ cho phép các nhà điều hành và các nhà cung cấp dịch vụ xây dựng các dịch vụ và các ứng dụng tương thích với nhiều nền tảng không dây khác nhau. WAE chứa một môi trường trình duyệt siêu nhỏ có các chức năng sau: Ngôn ngữ đánh dấu không dây – Wireless Markup Language (WML): Một ngôn ngữ đánh dấu giản đơn tương tự như HTML nhưng được tối ưu cho các đầu cuối di động không dây WMLScript: Một ngôn ngữ kịch bản giản đơn, giống như Javascript Trình ứng dụng điện thoại không dây – Wireless Telephony Application (WTA, WTAI): Các dịch vụ điện thoại và các giao tiếp lập trình Các định dạng nội dung: một tập các định dạng dữ liệu thích hợp, bao gồm các hình ảnh các bản ghi danh bạ và thông tin lịch Giao thức phiên không dây – Wireless Session Protocol –WSP Giao thức phiên không dây cung cấp cho lớp ứng dụng WAP một giao diện gồm 2 dịch vụ phiên. Thứ nhất là một dịch vụ hướng kết nối ảnh hưởng lên giao thức lớp giao dịch (WTP). Thứ hai là một dịch vụ phi kết nối ảnh hưởng lên dịch vụ dữ liệu đồ an toàn hoặc không an toàn (WDP). Các giao thức Phiên Không dây hiện tại chứa các dịch vụ thích hợp cho việc duyệt các ứng dụng (WSP/B). WSP/B cung cấp các chức năng sau: Chức năng HTTP/1.1 trong mã hoá tối ưu qua môi trường không khí Trạng thái Phiên duy trì lâu Tạm ngưng và mở lại phiên với bộ điều hướng phiên Một sự tiện lợi chung cho cả dữ liệu tin tưởng và dữ liệu không tin tưởng Đàm phán các đặc trưng giao thức Các giao thức trong họ WSP được tối ưu cho các mạng mang băng thông thấp với thời gian sống lâu. WSP/B được thiết kế để cho phép một WAP proxy liên kết một WSP/B client tới một HTTP server tiêu chuẩn. Giao thức giao dịch không dây – Wireless Transaction Protocol – WTP Giao thức giao dịch không dây chạy trên đỉnh cảu dịch vụ dữ liệu đồ và cung cấp như một giao thức hướng giao dịch đơn giản, thích hợp cài đặt trong các client “mỏng” (Các trạm di động). WTP điều hành hiệu quả qua các mạng dữ liệu đồ không dây an toàn hoặc không an toàn, và cung cấp các đặc trưng sau: Ba loại dịch vụ giao dịch: Các yêu cầu không tin tưởng một chiều, Các yêu cầu tin tưởng mot chiều, Các giao dịch hỏi đáp 2 chiều tin tưởng Tuỳ chọn người dùng tới người dùng tin cậy – Người dùng WTP gửi một thông điệp xác nhận khi nhận một thông điệp Tuỳ chọn chấp nhập dữ liệu ngoài So khớp các PDU và trễ chấp nhận để thu nhỏ các thông điệp đã gửi Các giao dịch không đồng bộ Bảo mật lớp giao vận không dây – Wireless Transport Layer Security - WTLS WTLS là một giao thức bảo mật dựa trên tiêu chuẩn công nghiệp của giao thức Bảo mật lớp Giao vận lớp – Transport Layer Security (TLS), trước đây được biết đến dưới cái tên Tầng Socket an toàn - Secure Sockets Layer (SSL). WTLS được dành để sử dụng cho các giao thức giao vận WAP và đã được tối ưu hoá để sử dụng qua các kênh truyền thông băng hẹp. WTLS cung cấp các đặc trưng: Tính toàn vẹn dữ liệu – WTLS chứa các đặc tính đảm bảo rằng dữ liệu đã gửi giữa đầu cuối di động và ứng dụng server là không bị thay đổi hay mất mát. Tính riêng tư – WTLS chứa các đặc tính để đảm bảo rằng dữ liệu đã truyền giữa đầu cuối và server ứng dụng là riêng tư và không được hiểu bởi bất kỳ kẻ trung gian nào có thể chặng luông dữ liệu Tính nhận thực – WTLS chứa các đặt tính để thiết lập tính đúng đắn giữa đầu cuối và server ứng dụng Tính bảo vệ từ chối dịch vụ - WTLS chứa các đặt tính để xoá và từ chối dữ liệu đã chuyển tiếp hoặc đã kiểm tra không thành công. WTLS tạo ra nhiều kiểu dịch vụ từ chối điển hình để tránh sự tấn công nhằm bảo vệ các lớp giao thức phía trên WTLS cũng có thể được sử dụng cho truyền thông an toàn giữa các đầu cuối, ví dụ sự nhận thực các card trao đổi thương mại điện tử. Các ứng dụng có khả năng lựa chọn dùng hay không dùng các đặc trưng WTLS phụ thuộc trên yêu cầu an toàn của chúng và các đặc trưng của mạng (ví dụ, tính riêng tư có thể không dùng trên các mạng đã cung cấp rồi dịch vụ tương tự ở lớp dưới). Giao thức dữ liệu dồ không dây – Wireless Datagram Protocol – WDP Giao thức lớp giao vận trong kiến trúc WAP được quy vào giao thức dữ liệu đồ WDP. Lớp WDP điều hành trên các dịch vụ có khả năng mang dữ liệu, hỗ trợ bởi các kiểu mạng khác nhau. Như một dịch vụ giao vận chung, WDP cung cấp một dịch vụ thích hợp với các giao thức lớp trên và truyền thông trong suốt qua một trong các dịch vụ mang có sẵn. Khí đó các giao thức WDP cung cấp một giao diện chung để các giao thức lớp trên – Các lớp Bảo mật, Phiên, Ứng dụng – có khả năng độc lập chức năng trong mạng khồng dây. Điều này đạt được bằng cách thích ứng lớp giao vận với các đặc trưng xác định của các dịch vụ mang bên dưới Các vật mang Các giao thức WAP được thiết kế để hoạt động trên nhiều dịch vụ mang khác nhau, bao gồm bản tin ngắn, dữ liệu chuyển mạch kênh, dữ liệu gói. Cá dịch vụ mang đem đến sự khác nhau về chất lượng dịch vụ (QoS) với sự chấp nhận thông lượng, tỉ số lỗi, trễ. Các giao thức WAP được thiết kế để bù đắp lại mức độ biến đổi dịch vụ đó. Lớp WDP cung cấp sự hội tụ của các dịch vụ mang và phần còn lại của chồng giao thức WAP. WDP xác định danh sách các dịch vụ mang đã được hỗ trợ và các kĩ thuật đã sử dụng để cho phép các giao thức WAP chạy mỗi dịch vụ mang. Danh sách các dịch vụ mang được hỗ trợ sẽ thay đổi theo thời gian, các dịch vụ mâng mớ được thêm vào như là sự phát triển của thị trường không dây. Các dịch vụ và ứng dụng khác Kiến trúc phân lớp WAP tạo khả năng để các dịch vụ và ứng dụng khác tận dụng các đặc trưng của chồng giao thức WAP qua một tập các giao diện được định nghĩa tốt. Các ứng dụng bên ngoài có thể truy cập trục tiếp các lớp phiên, giao dịch, bảo mật và giao vận. Điều này cho phép chồng giao thức WAP được sử dụng cho các ứng dụng và dịch vụ không được chỉ rõ bởi WAP, nhưng được thấy là có giá trị lớn cho thị trường không dây. Ví dụ các ứng dụng như: thư điện tử, lịch, danh bạ, ghi chú và thương mại điện tử, hoặc các dịch vụ, giống như các trang vàng, có thể được phát triển sử dụng các giao thức WAP. Các cấu hình mẫu của công nghệ WAP Công nghệ WAP được mong chờ sự hữu ích cho các ứng dụng và dịch vụ vượt xa những gì đã chỉ rõ bởi WAP Forum. Hình 3.2 mô tả một vài khả năng của chồng giao thức sử dụng các công nghệ WAP Phần bên trái của kiển trúc mô tả một ví dụ điển hình của ứng dụng WAP, nghĩa là các tác tử người dùng WAE chạy trên hoàn toàn công nghệ WAP. Chồng giao thức ở giữa dành cho các ứng dụng mà cần đến các dịch vụ giao dịch, an toàn hoặc không an toàn. Chồng bên phải dành cho các ứng dụng và dịch vụ chỉ yêu cần giao vận dữ liệu đồ an toàn hoặc không an toàn. Mô hình tham chiếu WAP Hình 3.3 Là mô hình tham chiếu WAP trong đó các thực thể quản lý lớp điều khiển việc khởi tạo giao thức, cấu hình và các điều kiện lỗi (giống như mất kết nối của các trạm do các di động đi ra ngoài vùng phủ sóng) mà không được điều khiển bởi chính giao thức WAE – Lớp Ứng dụng (The Application Layer) Lớp đỉnh của chồng giao thức WAP là môi trường ứng dụng không dây – WAE, là một môi trường đa năng dựa trên sự kết hợp của WWW và các công nghệ hệ thống điện thoại di động. WAE là kết quả của viêch cố gắng đưa ra một tập các chỉ tiêu chung để phát triển tất cả các ứng dụng hoạt động trên mạng không dây. Phần này sẽ xem xét toàn diện về WAE: nền tảng, phương hướng, cơ chế và các thành phần của nó. Nền tảng WAE xác định một bộ khung ứng dựng cho các thiết bị không dây giống như PDA và điện thoại di động,v.v…Nó được xây dựng dựa trên các công nghệ WAP đã tồn tại như WTP và WSP, cả hai phần của chồng giao thức. WAE ở trên của lớp cao nhất và có thể truy cập đến mỗi hoặc mọi lớp bên dưới nó, như được điều khiển bởi kiến trúc chồng giao thức WAP. Sản phẩm của WAE là các chỉ tiêu kĩ thuật hoặc là mới hoặc là dựa trên các công nghệ đã có và đã được trải nghiệm. Tiêu điểm của các công nghệ đó là: Ngôn ngữ đánh dấu cho thiết bị cầm tay – HDML của Phone.com. Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản –HTML của WWW. Tiêu chuẩn ECMA-262 “Tiêu chuẩn ngôn ngữ ECMAScript” dựa trên JavaScript™. Định dạng dữ liệu lịch thương mại (vCalendar) và định dạng dữ liệu danh bạ thương mại (vCard) của IMC. Một phần lớn của các công nghệ WWW như các URL, HTTP. Một phần lớn của các công nghệ Mạng Di Động như các dịch vụ điều khiển cuộc gọi GSM và các dịch vụ IS-136 nói chung như gửi tin nhanh. Các công nghệ WAE đưa ra không phục vụ đầy đủ các công nghệ thúc đẩy nó. Tất nhiên ở đó, sự thay đổi tạo ra sự kêt hợp các phần tử tốt hơn vào một môi trường liên kết, sự tương tác tối ưu hơn và giao diện người dùng cho các đầu cuối giới hạn màn hình nhỏ mà có thể truyền thông qua các mạng di động. Các mục tiêu và yêu cầu Danh sách dưới đây tóm tắt các yêu cầu của Môi trường ứng dụng không dây – WAE: WAE phải có khả năng đơn giản mà hiệu quả, là môi trường phát triển và thực thi các ứng dụng có ý nghĩa và hữu ích. WAE phải cung cấp một bộ khung ứng dụng tổng quát. WAE không thể cho rằng một trình duyệt là một tác tử điều khiển trong thiết bị và cũng không có thể cho rằng một trình duyệt lục nào cũng chay trên thiết bị. Các ứng dụng khác có thể tồn tại trong thiết bị. Trong trường hợp đó, WAE phải không ngăn cản các ứng dụng cùng tồn tại hoặc kết hợp ngang hàng với một trình duyệt. Thêm vào đó các ứng dụng kia có thể truy nhập và thúc đẩy các dịch vụ WAE chung trên thiết bị. WAE phải không sai khiến hoặc mang bất kỳ cơ chế giao tiếp người máy (Man Machine Interface - MMI) nào. Các cài đặt WAE pahi có khả năng đưa vào các cơ chế MMI mới hoặc sử dụng các cơ chế MMI đã tồn tại. Cơ chế cài đặt phải có khả năng hướng người dùng cuối với một MMI phù hợp và có ý nghĩa có khả năng tương thích với thiết bị đích. WAE phải có khả năng tương thích với một lượng phong phú đa dạng các thiết bị có năng lực hạn chế. WAE phải có một bộ nhớ nhỏ và có yêu cầu khả năng tính toán giới hạn. WAE tương thíc với thế hệ thiệt bị không dây hiên tại mà không gây nguy hiểm và có khả năng phát triển để hỗ trợ cho các thiết bị đó trong các thế hệ tương lai. WAE phải đẩy mạnh sự kết hợp các phương tiện có hiệu quả để thu nhỏ số lượng và tần số của dữ liệu lưu chuyển qua không khí với các server gốc. WAE phải cung cấp các phương tiện để truyền các năng lực thiết bị tới các server gốc. Thêm và đó các dịch vụ mạng WAE phải dựa trên chồng giao thức mạng của WAP WAE phải hỗ trợ việc quốc tế hoá và địa phương hoá sử dụng các tiêu chuẩn hoặc các phương pháp thực hiện đã được chấp nhận WAE phải không làm tổn hại đến cơ chế bảo mật của WAP. WAE phai bao gồm cơ chế truy cập có ý nghĩa bảo đảm xử lý an toàn các nội dung đã truy nhập của mạng WAE phải khuyến khích và cho phép việc cài đặt đồng hành các nhà sản xuất, các nhà cung cấp nội dung và dịch vụ khác nhau. WAE phải chứa các mở rộng để cho phép các phương tiện dành cho điều khiển cuộc gọi và tin nhắn, tôt như cho phép một tập tiêu chuẩn cuộc gọi giá trị gia tăng và các khả năng điều khiển đặc trưng WAE phải cho phép các nhà điều hành mạng đưa vào các đặc trưng hoạt động mới vào các cài đặt của họ Mô hình kiển trúc WAE WAE đi theo một mô hình đã sinh ra từ WWW. Tất cả nội dung được xác định trong các khuôn dạng tương tự như các khuôn dạng tiêu chuẩn của Internet. Thông tin được giao vận sử dụng các giao thức chuẩn trong tên miền WWW và một giao thức giống như HTTP đã tối ưu trong tên miền không dây. WAE đã vay mượn từ các chuẩn WWW bao gồm các phương thức sáng tạo và xuất bản với khả năng tương ứng. Kiến trúc WAE cho phép tất cả thông tin và các dịch vụ được đặt trên các server gốc Web tiêu chuẩn, mà kết hợp các công nghệ đã được trải nghiệm.(Ví dụ CGI). Tất cả các nội dung được định vị sử dụng các URL chuẩn WWW. WAE mở rộng một số tiêu chuẩn của WWW theop hướng phù hợp với các thiết bị di động và các đặc trưng mạng. Các mở rộng WAE được thêm vào để hỗ trợ các Dich vụ Mạng Di động như điều khiển cuộc gọi và tin nhắn.. Sự chú ý cẩn thận được trả bởi các các ràng buộc bộ nhớ và khả năng xủ lý CPU được tìm thấy trong các đầu cuối di động. Hỗ trợ cho các mạng băng thông thấp và thời gian duy trì cao.được bao gồm trong kiến trúc. WAE cho rằng sự hiện hữu của các chức năng Gateway đáp ứng cho việc mã hoá và giải mã dữ liệu chuyển đi và đến mobile client. Mục đích của việc mã hoá nội dung phân phối tới client là để tối thiểu hoá dữ liệu gửi tới client qua môi trường không khí cũng như để tối thiểu hoá năng lực tính toán cần thiết của client để xử lý dữ liệu. Chức năng gateway có thể thêm vào các server gốc hoặc đặt ở các gateway chuyên biệt như minh hoạ ở hình 3.4. Các phần tử chính của mô hình WAE bao gồm: Các tác tử người dùng WAE (WAE User Agents): Phần mềm trong thiết bị phía client cung cấp chức năng rõ ràng tới người dùng cuối. Các tác tử người dùng (giống như các trình duyệt) được tích hợp vào kiến trúc WAP. Chúng phiên dịch nội dung mạng đã tham chiếu bởi một URL. WAE chứa các tác tử người dùng cho hai tiêu chuẩn nội dung chủ yếu: Ngôn ngữ đánh dấu không dây đã mã hoá (WML) và kịch bản WMLScript đã biên dịch. Các bộ phát sinh nội dung: Các trình ứng dụng (hoặc dịch vụ) trên các server gốc (ví dụ: các kịch bản CGI,…) mà tạo ra các khuôn dạng nội dung tiêu chuẩn trong đáp ứng tới các yêu cầu từ các tác tử người dùng trong đầu cuối di động. WAE không chỉ định bất kỳ bộ tạo nội dung tiêu chuẩn nào nhưng cho rằng nó đã chạy sẵn trên các server gốc với thông thường được sử dụng trong WWW ngày nay. Tiêu chuẩn mã hoá nội dung: một tập mã hoá nội dung định nghĩa tốt, cho phép một tác tử người dùng WAE (ví dụ: một trình duyệt) dễ dàng thông qua nội dung web. Tiêu chuẩn mã hoá nội dung bao gồm mã hoá nén cho WML, mã hoá byte code cho WMLScript, các khuôn dạng hình ảnh tiêu chuẩn, một khuôn dạng trình chứa nhiều phần và chuẩn thương mại, và các khuôn dạng dữ liệu lịch. Các ứng dụng điện thoại không dây – Wireless Telephony Applications – WTA: Một tập các chỉ tiêu của hệ thống điện thoại mở rộng cho cuộc gọi và các cơ chế điều khiển đặc trưng mà cung cấp cho các tác giả (và các người dùng cuối) các Dịch vụ Mạng Di động tiên tiến. Điển hình, Một tác tử người dùng trên đầu cuối khởi tạo một yêu cầu nội dung. Tuy nhiên không phải tất cả nội dung phân phối đến đầu cuối đều là do các yêu càu phía đầu cuối. Vi dụ, WTA chứa các cơ chế cho phép các server gốc để phân phối nội dung đã phát sinh tới đầu cuối mà không có một yêu cầu của đầu cuối như minh hoạ trong hình 3.5: Trong một vài trường hợp, cái mà server gốc phân phối tới thiệt bị phụ thuộc vào các đặc trưng của thiết bị. Các đặc trưng tác tử người dùng được truyền tới server qua các cơ chế đàm phán năng lực chuẩn cho phép các ứng dụng trên server gốc xác định các đặc trưng của thiết bị đầu cuối di động. WAE định nghĩa một tập các năng lực tác tử người dùng mà sẽ được thay đổi sử dụng các cơ chế WSP. Các năng lực gồm có các đặc trưng thiết bị tổng quan như phiên bản WML đã hỗ trợ, phiên bản WMLScript, dấu chấm động, các khuôn dạng hình ảnh và một số thứ khác. Các thành phần của WAE Hình 3.6 mô tả các thành phần client của WAE, ở đó, WAE được chia thành hai lớp logical: Các tác tử người dùng như các trình duyệt, sổ danh bạ,các hệ soạn thảo tin nhắn, v.v… Các dịch vụ và các khuôn dạng, bao gồm các phần tử chung và các định dạng có thể truy cập tới các tác tử người dùng giống như WML, WMLScript, các khuôn dạng hình ảnh, vCard, vCalendar, v.v… Điều cần chú ý là sự phân tách này chỉ là cách nhìn logic, không cần thiết quá chính xác trong các triển khai. Cấu trúc WAE phụ thuộc trên các quyết định thiết kế của những người triển khai. Các tác nhân người dùng (user agent) WAE. Tác nhân WML là một tác nhân cơ bản của WAE. Tuy nhiên WAE không hạn chế tới một tác nhân WML. WAE cho phép kết hợp các tác nhân người dùng có phạm vi rõ ràng với các kiến dục và các môi trường khác nhau. Cá biệt, một tác nhân WTA phải xác định như một sự mở rộng chỉ tiêu kỹ thuật WAE cho môi trường hệ thống điện thoại không dây. Các mở rộng WTA cho phép các nhà sáng tạo truy nhập và tương tác với các đặc trưng hệ thống điện thoại di động (ví fụ: điều khiển cuộc gọi) tốt như các ứng dụng khác đã có trên điện thoại như sổ địa chỉ và các ứng dụng lịch. WAE không chỉ định chính thức bất cứ tác nhân người dùng nào. Các đặc trưng và năng lực của một tác nhân người dùng được cho phép bởi người cài đặt. Vì vậy WAE chỉ định nghĩa các dịch vụ và khuôn mẫu cơ sở mà đảm bảo có khả năng cùng hoạt động giữa các sự triển khai. Một sự tổng quan về các dịch vụ và các khuông mẫu đó được trình bày ở phần sau Các dịch vụ (service) và các khuôn mẫu (formats) WAE. Lớp các dịch vụ và các khuôn mẫu WAE chứa các một số lượng lớn các đóng góp kỹ thuật của các nhà sáng tạo WAE. Phần tiếp theo sẽ xem qua về các thành phần chính của WAE bao gồm Ngôn ngữ đánh dấu không dây (WML), Ngôn ngữ kịch bản WMLScript, các ứng dụng WAE và các khuôn mẫu nội dung hỗ trợ WML WML là một ngôn ngữ thẻ hoá tài liệu. Cá biệt, nó là một ứng dụng của ngôn ngữ đánh dấu tổng quát WML thừa hưởng di sản của HTML va HDML. WML được xác định như một tài liệu kiểu XML. Nó được tối ưu cho việc trình bày và sự tương tác người dùng trên các thiết bị năng lực hạn chế như các điện thoại và các đầu cuối di đọng khác. WML và môi trường hỗ trợ được thiết kế với sự hợp lý cho các ràng buộc thiết bị băng hẹp như: màng hình hiển thị nhỏ, đầu vào người dùng giới hạn các kết nối mạng băng hẹp, các tài nguyên bộ nhớ giới hạn và các tài nguyên tính toán hạn chế WML dựa trên một tập nhỏ của HDML phiên bản 2.0. WML thay đổi một vài phần tử đã thông qua ở HDML và đưa vào các phần tử mới. Một số trong chúng bắt chước tương tự các phần tử trong HTML. Kết quả của WML là cài đặt các card và deck. Nó chứa các cấu trúc cho phép các ứng dụng chỉ rõ các tài tiệu tạo từ nhiều card. Sự tương tác với người dùng được mô tả trong một tập các card những cái mà sẽ được nhóm lại với nhau trong cùng một tài liệu (thông thường được xem như một deck). Một cách logic, người dùng duyệt qua một tập các card WML. Người dùng duyệt một card, xem nội dung của nó và có thể nhập vào thông tin yêu cầu, có thể tạo một vài lựa chon và sau đó chuyển tới một card khác. Các chỉ thị đã ghi vào trong các card có thể triệu gọi các dịch vụ trên các server gốc do các tương tác riêng biệt. Các deck WML có thể lưu trong các file tĩnh trên một server gốc hoặc có thể được phát sinh động bởi một bộ tạo nội dung chạy trên server gốc. mỗi card trong một deck xác định một tương tác người dùng riêng biệt. WML có các đặc trưng phong phú, đa dạng, bao gồm: Hỗ trợ văn bản thuần (text) và hình ảnh:WML cung cấp cho các tác giả các phương tiện để định rõ văn bản và hình ảnh sẽ hiển thị như thế nào ở phía người dùng. Như các ngôn ngữ đánh dấu khác, WML yêu cầu tác giả xác định sự trình bày trong các giới hạn rất chung và cho phép tác nhân người dùng tự do xác định chính xác thông tin được trình bày như thế nào phía người dùng cuối. WML cung cấp một tập các phần tử đánh dấu văn bản bao gồm các phần tử nhấn mạnh (ví dụ: đậm, nghiêng, lớn, …), các cơ chế tách dòng khác nhau, các thẻ phân cột, mục hỗ trợ cho việc căn chỉnh đơn giản. Hỗ trợ đầu vào người dùng:WML hỗ trợ một số phần tử để lấy dự liệu nhập từ phía người dùng. Các phần tử có thể kết hợp thành một hoặc nhiều card. WML chứa một tập nhỏ các điều khiển nhập. Ví dụ WML chứa một điều khiển nhập liệu văn bản thuần hỗ trợ văn bản và password. Các trường văn bản có thể được khoác một mặt nạ để ngăn cản người dùng cuối nhập các kiểu ký tự không đúng. WML chứa một điều khiển lựa chọn, cho phép tác giả trình bày một danh sách các tuỳ chọn mà có thể thiết lạp dữ liệu, duyệt các card và triệu gọi các kịch bản (script). WML hỗ trợ hai kiểu tuỳ chọn đơn tuỳ chọn và đa tuỳ chọn. WML cũng hỗ trợ các điều khiển triệu gọi tác vụ. Khi đã kích hoạt, các điều khiển này có thể khởi tạo một bộ điều hướng hoặc một nhiệm vụ quản lý lịch sử giống như qua một liên kết đến một card khác hay đẩy card hiện thời ra khỏi ngăn xếp lịch sử. Tác nhân người dùng tự do lựa chọn cách trình bày các điều khiển như thế nào. Bộ điều hướng và ngăn xếp lịch sử: WML cho phép một số cơ chế điều hướng sử dụng các URL. Nó là loại đầu tiên trong cơ chế lịch sử. Bộ điều hướng sử dụng các liên kết kiểu HTML, các phần tử điều hướng bên trong card, các phần tử điều hướng lịch sử. Hỗ trợ quốc tế hoá: Tập ký tự cho WML là tập kí tự thống nhất - UCS của ISO/IEC-10646. Hiện nay tập ký tự này được gọi là Unicode 2.0. Nó không cần thiết các deck WML mã hoá sử dụng bộ mã Unicode đầy đủ (UCS-4). Bất bộ mã ký tự nào chứa một tập con thích hợp các ký tự logic trong Unicode cũng có thể sử dụng (ví dụ: US-ASCII, ISO-8859-1, UTF-8, Shift_JIS,v.v…) Độc lập MMI: Các chỉ tiêu lý thuyết về biểu diễn và trình bày của WML tạo khả năng đầu cuối và thiết bị để làm chủ thiết kế MMI cho các sản phẩm riêng của họ. Sự tối ưu băng hẹp: WML chứa một tập phong phú các công nghệ để tối ưu hoá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA1.doc
Tài liệu liên quan