Đề tài Nghiên cứu hành vi độc giả mua báo ra hằng ngày tại Hà Nội (lấy báo Tuổi Trẻ làm ví dụ)

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN THỊ TRƯỜNG BÁO CHÍ VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG 3

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG 3

1. KHÁI NIỆM HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG 3

2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HIỂU BIẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ 4

3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA BÁO RA HẰNG NGÀY 8

3.1. CÁC YẾU TỐ VĂN HOÁ 9

3.2. CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI 12

3.3. CÁC YẾU TỐ CÁ NHÂN 14

3.4. CÁC YẾU TỐ TÂM LÝ 16

II. QUÁ TRÌNH THÔNG QUA QUYẾT ĐỊNH MUA 20

1. CẤU TRÚC VAI TRÒ TRONG QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH MUA 20

2. NHỮNG GIAI ĐOẠN TRONG QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH MUA 21

III. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG 23

1. THỰC CHẤT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG 23

2. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG 24

2.1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 24

2.2. XÁC ĐỊNH THÔNG TIN VÀ NGUỒN THÔNG TIN CẦN THU THẬP 25

2.3. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP THU NHẬP DỮ LIỆU. 26

2.4. THU THẬP THÔNG TIN. 29

2.5. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN THU THẬP ĐƯỢC. 29

2.6. TRÌNH BÀY KẾT QUẢ CỦA CUỘC NGHIÊN CỨU 31

 

 

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU HÀNH VI ĐỘC GIẢ TRONG VIỆC MUA BÁO RA HẰNG NGÀY TẠI KHU VỰC HÀ NỘI 32

I. GIỚI THIỆU VỀ BÁO TUỔI TRẺ 32

1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 32

1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 32

1.2 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 32

2. NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BÁO TUỔI TRẺ 33

2.1. NHIỆM VỤ: 33

2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC 33

3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ SẢN XUẤT CỦA BÁO TUỔI TRẺ 34

TÌNH HÌNH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN 34

4. NGUỒN NHÂN LỰC 35

5. HOẠT ĐỘNG MARKETING 35

II. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI ĐỘC GIẢ ĐỌC BÁO 36

1. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM BÁO CHÍ 36

2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHU CẦU TIÊU DÙNG NGƯỜI HÀ NỘI. 40

3. LÝ DO TIẾN HÀNH CUỘC NGHIÊN CỨU HÀNH VI ĐỘC GIẢ TRONG VIỆC MUA BÁO RA HẰNG NGÀY 43

4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU HÀNH VI NGƯỜI ĐỘC GIẢ TRONG VIỆC MUA BÁO RA HẰNG NGÀY 43

III. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU HÀNH VI ĐỘC GIẢ MUA BÁO RA HẰNG NGÀY 44

1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 44

2. THIẾT KẾ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC 45

2.1. CÁC NGUỒN VÀ NHỮNG THÔNG TIN SƠ CẤP CẦU THU NHẬP 45

2.2. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ THU THẬP DỮ LIỆU 46

2.3. QUY MÔ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 46

3. THU THẬP DỮ LIỆU 47

4. XỬ LÝ DỮ LIỆU THU THẬP ĐƯỢC 48

5. TRÌNH BÀY VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48

 

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ RÚT RA TỪ CUỘC NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT MARKETING 49

I. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HÀNH VI ĐỘC GIẢ TRONG VIỆC MUA BÁO RA HẰNG NGÀY TẠI KHU VỰC HÀ NỘI 49

1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VÀ NHỮNG NHẬN XÉT CHUNG VỀ BÁO RA HẰNG NGÀY. 49

2. NHẬN XÉT VỀ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA ĐỘC GIẢ ĐỌC BÁO RA HẰNG NGÀY 50

2.1. ĐIẠ ĐIỂM MUA BÁO 50

2.2. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐẶT MUA BÁO DÀI HẠN 51

2.3. CÁC TIÊU CHÍ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN MUA BÁO CỦA ĐỘC GIẢ 51

2.4. VẤN ĐỀ MÀ ĐỘC GIẢ QUAN TÂM Ở TỜ BÁO MÌNH ĐỌC 51

2.5. MỨC ĐỘ ƯU TIÊN SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN 52

2.6. MỨC ĐỘ QUAN TÂM CỦA ĐỘC GIẢ TỚI QUẢNG CÁO TRÊN BÁO 52

2.7. Ý KIẾN CỦA ĐỘC GIẢ VỀ VIỆC SẮP XẾP THÔNG TIN TRÊN BÁO: 52

2.8. MỤC THÔNG TIN MÀ ĐỘC GIẢ QUAN TÂM NHẤT KHI ĐỌC BÁO RA HẰNG NGÀY. 53

2.9. NHỮNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỘC GIẢ VỀ MỘT TỜ BÁO RA HẰNG NGÀY HAY. 53

2.10. ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỘC GIẢ VỀ VIỆC MỜI ĐẶT BÁO TẠI NHÀ 53

2.11. PHẢN ỨNG CỦA ĐỘC GIẢ KHI KHÔNG HÀI LÒNG VỚI THÔNG TIN ĐĂNG TRÊN BÁO. 54

2.12. MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA ĐỘC GIẢ VỚI TỜ BÁO CỦA MÌNH ĐANG ĐỌC 54

3. NHỮNG KẾT LUẬN RÚT RA TỪ CUỘC NGHIÊN CỨU 54

II. NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG LĨNH VỰC PHÁT HÀNH BÁO RẰNG NGÀY. 56

1. CÁC GIẢI PHÁP MARKETING-MIX 56

1.1. THIẾT KẾ SẢN PHẨM 56

1.2. CHÍNH SÁCH GIÁ CẢ 61

1.3 CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI. 62

1.4. CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN HỖN HỢP 64

2. NHỮNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ HOẠT DỘNG MARKETING- MIX 65

2.1.HỆ THỐNG GHI CHÉP NỘI BỘ 66

2.2. HỆ THỐNG THU THẬP THÔNG TIN TỪ BÊN NGOÀI. 67

2.3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU MARKETING 68

3. NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI BÁO TUỔI TRẺ 68

KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 72

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2109 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu hành vi độc giả mua báo ra hằng ngày tại Hà Nội (lấy báo Tuổi Trẻ làm ví dụ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liÖu: §©y lµ b­íc c«ng viÖc cÇn thiÕt nh»m ®¸nh gi¸ tÝnh chÝnh x¸c vµ kh¸ch quan cña c¸c d÷ liÖu thu thËp,®ång thêi ®¸nh gi¸ møc ®é hoµn thiÖn vµ tÝnh thÝch hîp cña c¸c d÷ liÖu theo yªu cÇu ®Æt ra ®èi víi nh÷ng d÷ liÖu nµy trong mét cuéc nghiªn cøu cô thÓ. ViÖc hîp lý ho¸ c¸c th«ng tin thu thËp ®­îc gióp nhµ nghiªn cøu lÊy ®­îc th«ng tin chÝnh x¸c h¬n. Khi c¸c th«ng tin ®· t­¬ng ®èi hoµn chØnh, viÖc biªn tËp s¬ bé sÏ ®­îc tiÕn hµnh ngay t¹i hiÖn tr­êng nh»m hoµn thiÖn c¸c b¶n ghi chÐp ban ®Çu, nh÷ng tõ ng÷ viÕt t¾t hay nh÷ng phiÕu bá trèng. Sau ®ã sÏ tiÕn hµnh biªn tËp chi tiÕt d÷ liÖu. M· ho¸ d÷ liÖu: th«ng tin cã thÓ ®­îc m· ho¸ tr­íc hoÆc sau qu¸ tr×nh thu thËp d÷ liÖu. M· ho¸ tr­íc lµ viÖc quyÕt ®Þnh chän m· sè tõ khi thiÕt kÕ b¶ng c©u hái vµ nã th­êng ®­îc sö dông cho c¸c c©u hái ®ãng. M· ho¸ sau sö dông cho c¸c c©u hái më. Ng­êi m· ho¸ cÇn tiÕn hµnh ph©n lo¹i c¸c c©u tr¶ lêi gièng nhau vµ g¸n cho chóng c¸c ký hiÖu m· ho¸. b. Lùa chän ph­¬ng ph¸p xö lý d÷ liÖu Tuú theo mçi cuéc nghiªn cøu mµ ta lùa chän c¸c ph­¬ng ph¸p ph©n tÝch kh¸c nhau. Cã hai ph­¬ng ph¸p ph©n tÝch d÷ liÖu ®­îc sö dông chñ yÕu lµ xö lý thñ c«ng vµ ph­¬ng ph¸p xö lý b»ng m¸y tÝnh. C¸c th«ng tin thu thËp ®­îc sau khi xö lý xong cÇn ®­îc tiÕn hµnh ph©n tÝch vµ diÔn gi¶i. c. C¸c ph­¬ng ph¸p ph©n tÝch Ph©n tÝch d÷ liÖu lµ qu¸ tr×nh chuyÓn dÞch d÷ liÖu th« thµnh c¸c d¹ng thÝch hîp cho viÖc hiÓu vµ gi¶i thÝch chóng ®­îc dÔ dµng h¬n. Cã hai ph­¬ng ph¸p ph©n tÝch d÷ liÖu lµ ph©n tÝch thèng kª miªu t¶ vµ ph©n tÝch thèng kª sö dông trong ®ã: Ph©n tÝch thèng kª miªu t¶ bao gåm c¸c h×nh thøc + LËp b¶ng tÇn suÊt vµ tÝnh tû lÖ: ThÓ hiÖn néi dung ®­îc x¾p xÕp theo mét trËt tù. Th«ng qua b¶ng thèng kª nµy nhµ nghiªn cøu sÏ biÕt ®­îc tÇn suÊt hiÖn cña c¸c ph­¬ng ¸n tr¶ lêi. + §¸nh gi¸ xu h­íng héi tô: th«ng qua c¸c chØ tiªu trung b×nh mÉu trung vÞ, mode. + LËp b¶ng so s¸nh chÐo: tuú theo môc ®Ých nghiªn cøu ®Ó lùa chän c¸c biÕn sè. §©y lµ h×nh thøc ph¸t triÓn c¸c dßng hoÆc cét trªn c¬ së b¶ng tÇn suÊt ban ®Çu nh»m ph©n tÝch mèi liªn hÖ gi÷a c¸c biÕn sè. - Ph©n tÝch thèng kª sö dông bao gåm c¸c h×nh thøc: + Ph©n tÝch thèng kª ®¬n biÕn + Ph©n tÝch thèng kª ®a biÕn 2.6. Tr×nh bµy kÕt qu¶ cña cuéc nghiªn cøu Ho¹t ®éng cuèi cïng cña cuéc nghiªn cøu lµ chuÈn bÞ mét b¶n b¸o c¸o vµ tr×nh bµy c¸c kÕt qu¶ thu ®­îc. VÒ néi dung b¶n b¸o c¸o gåm c¸c néi dung c¬ b¶n: tr×nh bµy néi dung theo toµn bé néi dung th«ng tin theo tr×nh tù ®· ®Þnh, ®¸p øng ®ñ c¸c lo¹i d÷ liÖu tõ nguån d÷ liÖu s¬ cÊp vµ d÷ liÖu thø cÊp. C¸c d÷ liÖu ®­îc tr×nh bµy theo biÓu b¶ng víi nh÷ng con sè cô thÓ. PhÇn tiÕp theo rÊt quan träng lµ nh÷ng gi¶i ph¸p, kiÕn nghÞ gióp nhµ qu¶n trÞ gi¶i quyÕt ®­îc c¸c v­íng m¾c ®ang gÆp ph¶i vµ ®­a ra ®­îc c¸c quyÕt ®Þnh. B¶n b¸o c¸o ph¶i ®¹t c¸c yªu cÇu: - §­îc tr×nh bµy mét c¸ch râ rµng, dÔ hiÓu vµ truyÒn ®¹t ®­îc nh÷ng kÕt qu¶ nghiªn cøu quan träng nhÊt ®Õn nh÷ng ®èi t­îng ng­êi ®äc vµ ng­êi nghe, nã ph¶i chøng minh ®­îc dù ¸n nghiªn cøu ®­îc tiÕn hµnh cã c¬ së khoa häc vµ tho¶ m·n ®­îc c¸c môc tiªu. - Ph¶i phï hîp víi nh÷ng ®èi t­îng lµ ng­êi ®äc vµ ng­êi nghe cã nh÷ng kh¸c nhau vÒ sù quan t©m, møc ®é hiÓu biÕt. Ph¶i m« t¶ thùc qu¸ tr×nh thùc hiÖn toµn bé dù ¸n nghiªn cøu vµ ph¶n ¸nh nh÷ng thµnh c«ng vµ h¹n chÕ cña cuéc nghiªn cøu, nh÷ng ®iÓm cÇn kh¾c phôc. CHƯƠNG II NGHIÊN CỨU HÀNH VI ĐỘC GIẢ TRONG VIỆC MUA BÁO RA HẰNG NGÀY TẠI KHU VỰC HÀ NỘI I. GIỚI THIỆU VỀ BÁO TUỔI TRẺ 1. Lịch sử hình thành và phát triển 1.1. Lịch sử hình thành Tiền thân báo Tuổi Trẻ là những bản tin của thành Đoàn thanh niên TPHCM được phát hành mỗi ngày với số lượng 100 bản bằng 3 thứ tiếng: Anh, Pháp, Việt - lúc đó còn gọi là bản tin của tiểu ban phát hành báo chí truyền hình đặt tại 55 Duy Tân - TP. HCM. Số đầu tiên của báo Tuổi trẻ ra mắt bạn đọc vào ngày 2/9/1975 đúng dịp kỷ niệm 30 năm ngày Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. 1.2 Quá trình phát triển - Giai đoạn 1975 - 1979: Là thời kỳ báo hoạt động hoàn toàn dưới sự bao cấp của Nhà nước. Tờ báo số 1 ra đời vào ngày 2/9/1975 với 4 trang khổ 25 x 32 cm số lượng in 3000 bản.. - Giai đoạn: 1980 - 1985: Là thời kỳ báo tự xoay sở để thoát khỏi sự bao cấp của Nhà nước. Tháng 7/1981 báo bắt đầu phát hành 2 kỳ một tuần số lượng phát hành tăng lên 20000 tờ. Tháng 1/1983 tờ báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật ra đời Tháng 1/1984 tờ báo Tuổi Trẻ Cười ra đời. - Giai đoạn 1986 đến nay: Đây là giai đoạn Tuổi Trẻ tiến hành đổi mới về nội dung, hình thức cũng như hoạt động phát hành của mình. Hiện nay báo Tuổi Trẻ số ra hằng ngày đã phát hành cả tuần trên phạm vi cả nước. 2. Nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của báo Tuổi Trẻ 2.1. Nhiệm vụ: Tuổi Trẻ là cơ quan ngôn luận của thành đoàn TP. HCM là tiếng nói chính thức của Đoàn TNCS - HCM. Với thành Đoàn thì báo Tuổi Trẻ thật sự là công cụ riêng của tổ chức đoàn thể. Đồng thời cũng là diễn đàn của quần chúng nhân dân. Tuổi Trẻ còn là công cụ tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra trong giai đoạn hiện nay báo Tuổi Trẻ còn có nhiệm vụ làm kinh tế để có thể từ mình xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đồng thời tăng cường khả năng tài chính. 2.2. Cơ cấu tổ chức * Tổng biên tập: Là thủ trưởng cơ quan, chịu trách nhiệm trước ban biên tập, với cơ quan cấp trên về mọi hoạt động xuất bản báo chí. Trực tiếp chịu trách nhiệm định hướng, tuyên truyền, đính chính tờ báo. Tổ chức thực hiện kế hoạch ở cả ba mặt: Nghiệp vụ, tổ chức và tư tưởng. * Các ban, tổ và nhiệm vụ của trưởng ban, tổ trưởng: Trưởng ban, tổ trưởng nội dung phải làm đúng chức năng chủ biên lĩnh vực mà mình phụ trách. Mỗi tháng người trưởng ban hay tổ trưởng phải có một bài viết đúng tầm chủ biên, có nhận định và nêu chính kiến về những vấn đề nổi cộm trong tháng. * Các văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện là một bộ phận của báo Tuổi Trẻ. Báo Tuổi Trẻ đã đặt văn phòng đại diện ở cả ba miền Bắc - Trung -Nam. Nhằm các nhiệm vụ sau: + Là đầu mối thông tin của toàn Soạn về các hoạt động thuộc các khu vực đại diện. Riêng văn phòng tại Hà Nội có nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng nhất là thông tin các hoạt động chủ trương, chính sách mới của các cơ quan trung ương. + Các văn phòng đại diện còn phải thực hiện đưa tin, ảnh, viết bài gửi về toà soạn. Đồng tời thực hiện tốt công tác cộng tác viên, thu thập và phản ánh dư luận của bạn đọc đối với tờ báo. * Phòng kỹ thuật trình bày: Có trách nhiệm sử lý khâu kỹ thuật báo Tuổi trẻ ngày và báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật đến khâu cuối cùng khi đưa sang nhà in. * Văn Phòng: Có trách nhiệm thực hiện tất cả các công việc về tổ chức, tiền lương, hành chính, tham mưu và theo dõi thực hiện các quy định, quy chế của cơ quan. * Phòng quảng cáo: Đặt dưới sự lãnh đạo của phó Tổng biên tập trị sự, chịu trách nhiệm về toàn bộ về nội dung, tài chính và tính pháp lý của các trang mục quảng cáo. * Phòng phát hành: có nhiệm vụ phát hành báo Tuổi Trẻ, tiếp thị và tìm thị trường, tìm bạn đọc mới nhằm tăng số lượng phát hành. Nắm tình hình dự luận bạn đọc, thông tin những chuyển biến trong nhu cầu thị trường. Phòng phát hành còn được nhận phát hành những báo chí và ấn phẩm khác ngoài việc phát hành báo Tuổi Trẻ. 3. Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất của báo Tuổi Trẻ Tình hình doanh thu và lợi nhuận Bảng 2: Kết quả kinh doanh đã đạt được của báo Tuổi Trẻ(1999-2002) (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng doanh thu 190 193 195 200 Nộp ngân sách 21,736 22,08 22,425 23 Lợi nhuận 47,25 48 48,75 50 Mức lương bình quân 1,4 1,5 1,6 1,6 (triệu) Qua bảng kết quả kinh doanh thu của Báo Tuổi Trẻ từ 1999 - 2002 ta thấy tổng doanh thu của báo tăng lên qua các năm, năm 2002 tăng so với năm 1999 là 10.5%. Điều này khẳng định sự phát triển của báo Tuổi trẻ rất ổn định. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng còn chưa cao đòi hỏi ban lãnh đạo của báo cũng cần có những kế hoạch phát triển cho những năm tới. Doanh thu của báo Tuổi Trẻ được thu qua hai nguồn chính là quảng cáo và phát hành báo. Trong mấy năm gần đây hoạt động quảng cáo trên báo đang trở thành nguồn thu chính của báo Tuổi Trẻ điều này cho thấy sự hoạt động khá hiệu quả của phòng quảng cáo đồng thời nó cũng phản ánh sự tăng lên về số lượng phát hành của báo Tuổi Trẻ. 4. Nguồn nhân lực Cùng với sự lớn mạnh và phát triển của báo Tuổi Trẻ, nguồn nhân lực của báo không lớn mạnh nhằm đáp ứng và phục vụ tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Ban đâu mới thành lập báo Tuổi Trẻ chỉ có 9 người, đầu năm 1979 con số này là 23 người. Cho đến nay, số cán bộ, nhân viên và phóng viên của tờ báo là 300 người trong đó có 50 phóng viên còn lại là cán bộ quản lý và công nhân viên. Lực lượng lao động của báo có trình độ đại học là 30%. Còn lại là trình độ trung cấp. Tính đến năm 2002, mức lương bình quân của người lao động đạt 1,6 triệu đồng một người. Hàng năm vào các dịp lễ tết báo đều có quà và phần thưởng cho cán bộ công nhân viên của mình. Mức chi hàng năm được quy định cụ thể dựa theo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và theo đề nghị của ban chấp hành công đoàn . 5. Hoạt động Marketing Báo Tuổi Trẻ chưa thành lập một phòng Marketing riêng biệt hay có cán bộ Marketing chuyên trách. Những hoạt động Marketing mà báo thực hiện chủ yếu thông qua phòng phát hành. Cũng vì lý do như vậy nên các hoạt động Marketing của báo Tuổi trẻ còn mang tính chất “tản mạn”, không theo một chiến lược cụ thể. Các hoạt động Marketing mà báo đã thực hiện - Tổ chức ngày hội gặp ngỡ giao lưu hàng năm giữa những người làm báo với độc giả. Nhằm củng cố hình ảnh của báo Tuổi trẻ đối với bạn đọc. - Thực hiện các chương trình quảng cáo và tiếp thị cho tờ báo vào dịp đầu năm, đầu mỗi quý… nhằm tăng lượng độc giả của báo đồng thời quảng bá về tờ báo Tuổi Trẻ. - Liên hệ với các doanh nghiệp có nhu cầu đăng quảng cáo trên báo và mời họ quảng cáo trên báo. Đây là một lĩnh vực kinh doanh của báo Tuổi Trẻ. - Báo Tuổi Trẻ đã hỗ trợ những suất học bổng cho những học sinh nghèo vượt khó các tỉnh Đông - Nam - Bộ. Nhận xét về hoạt động marketing mà báo Tuổi Trẻ đã thực hiện Nhìn chung những hoạt động marketing trong lĩnh vực báo chí mà báo Tuổi Trẻ đã thực hiện đã đem lại những hiệu quả nhất định điều này thể hiện qua doanh thu và số lượng phát hành ngày càng tăng lên. Đây là điều đáng khích lệ bởi báo Tuổi Trẻ là một trong những tờ báo đã mạnh dạn đi đầu trong việc làm marketing báo chí đối với một số tờ báo đây vẫn còn là một công việc mới mẻ. Ngoài những kết quả ban đầu đã đạt được thì hoạt động marketing ở báo Tuổi Trẻ vẫn còn nhiều điểm hạn chế cần khắc phục. Thứ nhất: Về cơ cấu tổ chức báo vẫn chưa có phòng marketing hay bộ phận marketing riêng biệt mọi hoạt động có liên quan đến hoạt động marketing được thực hiện thông qua phòng phát hành của báo do vậy việc xử lý các công việc còn chồng chéo và chưa đồng nhất tạo ra sự thiêú hiệu quả. Thứ hai:Hoạt động marketing mà báo thực hiện còn thiếu chuyên nghiệp , những nhân viên làm công việc marketing chưa thật sự hiểu đúng về marketing và chưa có những kiến thức căn bản cần thiết . Việc lập kế hoạch marketing còn dựa nhiều vào ý kiến chủ quan của ban lãnh đạo chứ chưa thực sự đứng trên quan điểm thị trường . II. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI ĐỘC GIẢ ĐỌC BÁO 1. Đặc điểm hành vi tiêu dùng sản phẩm báo chí a. Đặc điểm của báo chí Ngày nay, bằng nhiều cách khác nhau, báo chí xâm nhập vào cuộc sống của mỗi gia đình, mỗi cá nhân và trở thành một công cụ sắc bén phản ánh đời sống của mỗi gia đình cá nhân cũng như vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Nhìn chung báo chí có một số đặc điểm cơ bản như: Báo chí mang tính văn hoá, giải trí. Ngoài giờ lao động và học tập báo chí trở thành người bạn thân thiết của đại đa số quần chúng. Các nội dung phản ánh trên báo một mặt giúp con người thỏa mãn nhu cầu tin tức, mở mang tri thức, hiểu biết, mặt khác còn đem đến niềm vui, tiếng cười cho mỗi cá nhân. Thông qua những tiện báo chí, mỗi người có thể lựa chọn cho mình một tờ báo phù hợp sở thích và thị hiếu riêng. Ở đây báo chí đóng một vai trò là người giáo dục về nhân cách ,lối sống ,đạo đức truyền thống , thẩm mỹ, hình thành mỹ cảm trên cơ sở thoả mãn nguyện vọng tối đa của mỗi cá nhân, giúp cho người đó trở thành những mẫu người, những nhân cách mà xã hội muốn có. Báo chí là phương tiện truyền tải, tuyên truyền các giá trị chuẩn mực của xã hội. Báo chí là một sản phẩm văn hoá, quá trình tiêu dùng của nó bị ảnh hưởng bởi yếu tố văn hoá rất lớn. Giá trị của báo chí một mặt tuân theo quy luật giá trị của hàng hoá, mặt khác được đánh giá qua khả năng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, khả năng đen tới những nhận thức mới, những cảm nhận hoàn toàn tự nguyện từ phía độc giả. Chính vì thế, nó luôn được coi là công cụ quan trọng để tuyên truyền, truyền tải các giá trị chuẩn mực xã hội. Báo chí mang tính quần chúng: tính quần chúng của báo chí thể hiện ở chỗ nó là diễn đàn của nhân dân. Nhân dân có quyền sử dụng báo chí để phản ánh tâm tư, ý nguyện của mình, đóng góp những ý kiến để xây dựng chính sách, pháp luật, đấu tranh chống những điều sai trái. Báo chí là phương tiện văn hoá giữ vai trò hướng dẫn dư luận, đề cao cái tốt, chống lại cái xấu, xây dựng con người mới và sự nghiệp phát triển đất nước, phát huy nền văn hoá dân tộc, tăng cường hợp tác và hiểu biết lẫn nhau trong cộng đồng thế giới. Báo chí mang tính Đảng: Với tư cách là diễn đàn của quần chúng nhân dân, báo chí góp phần tuyên truyền, giáo dục theo quan điểm đường lối của Đảng tới quần chúng nhân dân. Báo chí còn phản ánh và tham gia tổng kết thực tiễn, tạo cơ sở khoa học cho việc cụ thể hoá và phát triển đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ mới. Báo chí mang tính kinh tế: Ngoài nhiệm vụ chính là công cụ phục vụ quần chúng nhân dân, báo chí cũng là sản phẩm được tạo ra nhằm đem lại lợi nhuận cho nhà sản xuất. Là một sản phẩm trên thị trường báo chí cũng cần có những hoạt động Marketing để tồn tại và đứng vững trên thị trường. Tính cạnh tranh của báo chí: Tính cạnh tranh là tất yếu đối với tất cả các sản phẩm tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Để tồn tại và phát triển mỗi tờ báo phải cạnh tranh lẫn nhau và cạnh tranh với các phương tiện thông tin khác. Sự cạnh tranh để giành được nhiều độc giả là chiến lược của bất kỳ tờ báo nào. Muốn vậy, báo chí phải thật sự hấp dẫn cả về hình thức và nội dung và đáp ứng được nhu cầu bạn đọc. b. Đặc điểm hành vi tiêu dùng sản phẩm báo chí - (Sản phẩm văn hoá). Báo chí là loại sản phẩm vật chất đặc biệt, nó là sự kết hợp giữa tính kinh tế - kỹ thuật và tính sáng tạo nghệ thuật. Do vậy, việc tiêu dùng sản phẩm báo chí bên cạnh một số đặc điểm chung của hành vi tiêu dùng các sản phẩm vật chất, nó còn có một số đặc điểm riêng. Thị hiếu tiêu dùng các sản phẩm văn hoá được sáng tạo ra: thị hiếu đọc báo chí không phải là năng lực bẩm sinh của con người mà là kết quả của giáo dục, được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Thị hiếu này bị tác động của thế giới quan, của đạo đức, trình độ văn hoá chung, sự am hiểu nghệ thuật, tính nhạy cảm của cá nhân đó. Nó chịu sự tác động của 3 hệ thống yếu tố phụ thuộc lẫn nhau. Hệ thống tư tưởng: Bao gồm những ý tưởng, lòng tin, những giá trị và những cách thức hình thành của sở thích. Hệ thống kỹ thuật: Bao gồm những kỹ năng, sự khéo léo và nghệ thuật Hệ thống tổ chức: như hệ thống gia đình, các giai tầng xã hội. Thị hiếu tiêu dùng sản phẩm báo chí có tính cá nhân: Tuy thị hiếu của mỗi cá nhân bị ảnh hưởng rất lớn bởi nhận thức xã hội nhưng điều đó không làm mất tính cá nhân trong thị hiếu tiêu dùng báo chí. Con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội. Các mối quan hệ đó là gì? Đó chính là hoàn cảnh sống và môi trường sống và người đó được hưởng, là nền giáo dục và khả năng hấp thụ nền giáo dục của cá nhân đó. Có điều không phải hoàn cảnh sống, môi trường sống của cá nhân nào cũng giống nhau, mà cho dù có giống nhau thì do các yếu tố bẩm sinh, khả năng hấp thụ, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên tới mỗi cá nhân khác nhau. Do đó, các mối quan hệ khác nhau của mỗi cá nhân khác nhau sẽ tạo nên những những nhận thức khác nhau của mỗi cá nhân về quan niệm sống, quan niệm về cái đẹp, cái xấu… Bởi vậy, có thể nói, những khác biệt này tao nên tính cá nhân trong các quan niệm trên hay nói cách khác là tạo nên tính cá nhân trong thị hiếu tiêu dùng sản phẩm báo chí. Thị hiếu tiêu dùng sản phẩm báo chí có sự tương đồng và khác biệt giữa các nền văn hoá khác nhau. Thị hiếu tiêu dùng báo chí bị ảnh hưởng bởi 3 hệ thống. Hệ thống tư tưởng, hệ thống kỹ thuật , hệ thống tổ chức. Ba hệ thống này thực chất tạo nên một nền văn hoá của cá nhân và của cộng đồng mà cá nhân đó đang cùng chung sống. Do đặc điểm kinh tế- xã hội khác nhau nên thế giới quan của những thành viên ở các nền văn hoá có sự khác nhau. Nếu như màu tía khiến người ta liên tưởng đến sự chết chóc ở Myanmar và ở số nước La tinh thì màu trắng là màu tang tóc ở Nhật Bản và một số nước Châu Á, màu xanh là được liên tưởng đến bệnh tật ở Malaysia. Nếu như người phương Tây tôn sùng vẻ đẹp hình thể và thể hiện điều đó một cách mạnh mẽ thì người Châu Á lại có sự thể hiện ở mức độ kín đáo hơn. Sự tương đồng và khác biệt giữa các nền văn hoá trong thị hiếu tiêu dùng báo chí là điều mà người làm báo cần quan tâm. Việt Nam có nền văn hoá mang bản sắc văn hoá á đông. Do vậy , nội dung và cách thể hiện thông tin trên các trang báo cần phải phù hợp với tập quán và bản sắc người á đông. Không thể đưa lên trang báo những bài viết có nội dung không phu hợp với thuần phong mỹ tục dân tộc. Tuy có nhiều sự khác biệt nhưng giữa các nền văn hoá khác nhau vẫn có sự tương đồng trong thị hiếu. Xã hội nào cũng tôn sùng cái đẹp tự nhiên, cái đẹp thể hiện sức lao động lớn lao của con người. Ưu thích các hành động dũng cảm vì sự an toàn và lợi ích chung cho xã hội, mong muốn hoà bình…. Những sự khác biệt và tương đồng trong thị hiếu tiêu dùng sản phẩm báo chí này có thể là trở ngại lớn cho các nhà kinh doanh trong lĩnh vực báo chí nhưng nếu biết cách khai thác và khai thác đúng mức, nó có thể đem lại những lợi ích không ngờ. Nguồn gốc của thị hiếu là do quá trình tác động nhiều mặt kinh tế xã hội. Tuy nhiên quá trình thay đổi của kinh tế xã hội không phải diễn ra một sớm, một chiều mà phải có một sự thay đổi đến một mức độ nào đó về lượng thì một hình thái kinh tế xã hội này mới có thể chuyển sang một hình thái kinh tế xã hội khác được. Điều này được thể hiện rất rõ trong thị hiếu tiêu dùng các sản phẩm văn hoá. Trước đây khi mà nền kinh tế còn chưa phát triển đời sống người dân còn có nhiều nhiều khó khăn thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm văn hoá còn rất hạn chế .Do đó báo chí cũng chưa được người dân quan tâm nhiều nhưng hiên nay khi mà cuộc sống đã được nâng lên thì nhu cầu về đọc báo cũng ngày càng tăng đây là cơ hội cho sự phát triển của ngành báo chí. Mặt khác, quá trình thay đổi thị hiếu luôn chậm hơn quá trình thay đổi của nền kinh tế xã hội bởi nó có tính tập quán, lâu bền và nó có khuynh hướng tồn tại rất lâu trong tâm trí cá nhân. Chính những niềm tin và giá trị cốt lõi đó tạo nên tính bền vững trong thị hiếu tiêu dùng của cá nhân. Đây là điều mà người làm báo cần quan tâm để có thể có những phương cách làm tăng thị hiếu thị hiếu của người dân đối với báo chí. 2. Một số vấn đề về nhu cầu tiêu dùng người Hà Nội. Đối với sản phẩm văn hoá Hà Nội có dân số gần 4 triệu người cả nội thành và ngoại thành. Ở các huyện ngoại thành và một phần quận Tây Hồ, dân cư chủ yếu là người dân gốc. Còn ở các quận cũ nội thành dân cư phần lớn tập hợp từ các tỉnh, thành phố trên khắp đất nước về sinh sống, lao động, lập nghiệp. Hà Nội là trung tâm văn hoá kinh tế, chính trị lớn nhất cả nước và là thủ đô của Việt Nam. Với lịch sử lâu đời, Hà Nội từ trước đến nay được công nhận là mảnh đất tinh hoa văn minh, thanh lịch của cả nước. Điều này thể hiện rõ nhất trong phong tục, lề thói, các ứng xử văn hoá và tâm lý của người Hà Nội. Người dân nơi khác đến mang theo những phong tục, tập quán địa phương, khi đến mảnh đất Hà Nội, chỉ những hành vi phù hợp với lối sống thanh lịch mới tồn tại, những tập quán lề thói không hay thì bị bào mòn theo thời gian. Nhu cầu của người Hà Nội trong suốt thời bao cấp, mặc dù khác nhu cầu của dân cư nông thôn, song so với cư dân đô thị nhiều nước khác thì bị bó hẹp nghèo nàn và trì trệ. Việc ý thức sử dụng thời gian cho tiêu dùng các sản phẩm văn hóa chưa cao, nhiều khi con người tham gia làm một việc gì đó (ví dụ ca hát nghiệp dư, thi đấu bóng chuyền hoặc đá bóng…..) còn nặng tính chất phong trào theo những kế hoạch chỉ tiêu do cấp trên đề ra. Chất lượng việc tiêu dùng văn hoá kiểu này không đạt sự tối ưu do vậy các sản phẩm và hoạt động văn hóa chưa thực sự mang lại những hiệu quả về mặt giáo giục , nhân cách và phát triển hiểu biết cho mọi người. Thời mở cửa, các điều kiện kinh tế, xã hội của đời sống dân cư Hà Nội đã thay đổi. Có 4 yếu tố cơ bản tác động mạnh đến hệ thống nhu cầu của họ. 1. So với thời bao cấp trước kia chưa bao giờ có một thị trường các loại sản phẩm có thể thoả mãn các nhu cầu khác nhau của người dân một cách đa dạng và phong phú như hiện nay. 2. Thu nhập người Hà Nội tăng lên, có thêm điều kiện thoả mãn những nhu cầu hiện có. 3. Mở cửa, tăng cường giao lưu, hoà nhập một số lối sống từ nước ngoài Việt Nam. 4. Sự thay đổi theo chiều hướng đi lên trong nhận thức của người dân và dư luận xã hội. Con người được tự do phát triển mọi mặt, thoả mãn những nhu cầu chính đáng của mình. Thời mở cửa giúp mỗi người có nhiều sự lựa chọn hơn trong cuộc sống, được giao tiếp rộng rãi với bạn bè trên thế giới, các phương tiện thông tin đa dạng phong phú như đài, vô tuyến, sách vở, báo chí… được sử dụng thường xuyên. Người Hà Nội giờ đây tự mình ý thức phải mở mang kiến thức, đó là cái đà, cái vốn giúp họ làm việc có hiệu quả hơn trong mọi lĩnh vực. Con người được tự do phát triển, được phát huy tất cả các mặt mạnh của mình, nhưng đồng thời cũng rất dễ bị đào thải, bởi những quy luật cạnh tranh nghiệt ngã của nền kinh tế thị trường. Mỗi người buộc phải cố gắng vươn lên tìm kiếm vị trí và cố gắng giữ vững nó trong xã hội. Cùng với việc thoả mãn nhu cầu về vật chất như ăn, ở, mặc người Hà Nội bắt đầu ý thức nâng cao nhu cầu của mình. Họ tích cực tham gia tập thể dục, xem ca múa nhạc, xem xiếc, đi du lịch, tham quan các nơi nổi tiếng… Truyền thống ham học hỏi, yêu thích hoạt động sáng tạo, ý thức tự tôn dân tộc của người Việt Nam sẽ giúp người Hà Nội trong tương lai có được nhiều hình thức giải trí văn hoá không thùa gì nước ngoài và do vậy nhu cầu học vi tính, học ngoại ngữ, nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt sẽ được người Hà Nội đầu tư nhiều thời gian hơn. Bên cạnh đó những hình thức giải trí khác sẽ được nâng cao, hoàn thiện dần về cả nội dung lẫn hình thức. Đối với sản phẩm báo chí, như đã nói ở trên, người Hà Nội ham học hỏi và thưởng thức các sản phẩm văn hoá nói chung. Khi mà cuộc sống người dân được nâng lên thì nhu cầu đọc báo của người Hà Nội cũng ngày càng tăng. Họ đọc báo để thoả mãn nhu cầu về thông tin, giải trí, học hỏi kinh nghiệm, phục vụ cho công việc của mình… Để đáp ứng lại những nhu cầu đa dạng khi đọc báo của độc giả rất nhiều tờ báo đã ra đời với nội dung thông tin rất phong phú phản ánh về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Với nhu cầu đọc báo ngày càng tăng điều này đã tạo cơ hội cho sự phát triển của ngành báo chí Việt Nam. Nhưng mặt khác nó cũng tạo ra những thách thức trong cạnh tranh giữa các tờ báo với nhau, đây là vấn đề mà mỗi tờ báo cần quan tâm để từ đó định hình cho mình một con đường đi phù hợp nhằm tạo nên sự phát triển bền vững. 3. Lý do tiến hành cuộc nghiên cứu hành vi độc giả trong việc mua báo ra hằng ngày Có thể nhận thấy hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao thì nhu cầu về thông tin giải trí của người dân cũng ngày một tăng. Để đáp ứng nhu cầu này của người dân các phương tiện thông tin đã không ngừng cải tiến và phát triển nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu của công chúng, trong đó có báo chí. Trong những năm gần đây ngành báo chí phát triển rất mạnh mẽ cả về số lượng đầu báo và số lượng phát hành. Theo con số thống kê hiện nay nước ta có hơn 230 tờ báo và tạp chí. Tuy nhiên, báo chí vẫn chưa thực sự thoả mãn tốt được nhu cầu của bạn đọc, về mặt nội dung và hình thức cũng như trong khâu phát hành còn có những hạn chế nhất định. Đây là một vấn đề mà tất cả những người làm báo cần phải quan tâm và tìm cách khắc phục. Mỗi tờ báo trên thị trường đều có độc giả của mình, mục tiêu của người làm báo là tăng được số lượng độc giả của mình. Để làm được điều này, chỉ có cách duy nhất là thoả mãn tốt được nhu cầu của bạn đọc? Câu hỏi này chỉ có thể trả lời được thông qua nghiên cứu hành vi người tiêu dùng. Từ trước đến nay, rất ít khi, thậm chí chưa từng có một cuộc nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng trong việc mua báo được công bố rộng rãi. Mới chỉ có một vài cuộc thăm dò ý kiến bạn đọc được thực hiện ở một số tờ báo nhưng chưa thực sự chuyên nghiệp và chưa đem lại hiệu quả. Chính vì lý do đó, nghiên cứu hành vi tiêu dùng trong việc mua báo trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với không chỉ các doanh nghiệp làm báo mà c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu hành vi độc giả ở thị trường Hà Nội trong việc mua báo ra hàng ngày (lấy báo Tuổi trẻ làm ví dụ).doc
Tài liệu liên quan