Đề tài Nghiên cứu hành vi sử dụng sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế-QTKD, trường Đại Học An Giang

MỤC LỤC

 

Danh mục các hình

Danh mục bảng

Danh mục các biểu đồ

Chương 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Cơ sở hình thành đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.5 Ý nghĩa nghiên cứu 2

1.6 Cấu trúc của bài nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

2.1 Khái niệm hành vi mua của người tiêu dùng 3

2.2 Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng 3

2.2.1 Các kích thích 3

2.2.2 “Hộp đen” ý thức của người tiêu dùng 4

2.2.3 Những phản ứng đáp lại của người tiêu dùng 4

2.3 Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng 4

2.3.1 Các yếu tố về văn hóa 4

2.3.2 Các nhân tố về xã hội 5

2.3.3 Các nhân tố mang tính chất cá nhân 5

2.3.4 Các yếu tố về tâm lý 6

2.4 Quá trình ra quyết định mua 7

2.5.Mô hình nghiên cứu 8

2.6 Vài nét về sim điện thoại khuyến mãi 9

2.7 Bảng giá các loại sim điện thoại khuyến mãi của các nhà cung cấp 9

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

3.1 Phương pháp nghiên cứu 10

3.1.1 Tiến độ nghiên cứu 10

3.1.2 Phương pháp phân tích 10

3.1.3 Nguồn dữ liệu 11

3.1.4 Quy trình nghiên cứu 11

3.2 Mẫu nghiên cứu 12

3.3 Thang đo 12

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 13

4.1 Thông tin mẫu 13

4.1.1 Giới tính 13

4.1.2 Thu nhập 13

4.1.3 Ngành học 14

4.2 Quá trình ra quyết định mua sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên 14

4.2.1 Nhận thức nhu cầu 14

4.2.2 Tìm kiếm thông tin 15

4.2.3 Đo lường các lựa chọn 16

4.2.4 Quyết định mua 19

4.2.5 Hành vi sau mua 20

4.3 Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên 23

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 26

5.1 Kết luận 26

5.2 Kiến nghị 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

 

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2707 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu hành vi sử dụng sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế-QTKD, trường Đại Học An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếm để thỏa mãn những nhu cầu cao hơn. Nhận thức là quá trình một cá nhân lựa chọn, tổ chức và diễn giải thông tin nhận được để tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới. Nhận thức có chọn lọc quan trọng bởi vì: con người nhận thức có chọn lọc điều họ muốn và ảnh hưởng theo cách của con người xét đến rủi ro trong việc mua là như thế nào? Sự chọn lọc này có tính cá nhân và có mức độ nhận thức khác nhau, tùy thuộc vào người đó cần bao nhiêu niềm tin hoặc cần phải cần làm điều gì khi không chắc chắn về nó. Sự hiểu biết (kinh nghiệm) của con người là trình độ của họ về cuộc sống. Đó là kết quả tương tác của động cơ, các vật chất kích thích, những gợi ý, sự đáp lại và củng cố. Sự hiểu biết (kinh nghiệm) mà mỗi con người có được là do học hỏi và sự từng trải . Phần lớn hành vi của con người có sự chỉ đạo của kinh nghiệm. Niềm tin là sự nhận định chứa đựng một ý nghĩa cụ thể mà người ta có được từ một cái gì đó. Sự hình thành niềm tin về cơ bản xuất phát từ sự hiểu biết nên ảnh hưởng khá quan trọng đến hành vi mua. Quan điểm là những đánh giá, cảm xúc và những khuynh hướng hành động tương đối nhất quán về một sự vật, hiện tượng hay một ý tưởng nào đó.Quan điểm rất khó thay đổi vì nó dẫn dắt con người hành động theo một thói quen khá bền vững trong suy nghĩ và khi hành động. 2.4 Quá trình ra quyết định mua GS.TS Trần Minh Đạo. 2006. Giáo trình marketing căn bản. Hà Nội. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân - Quá trình ra quyết định mua là những diễn biến tâm lý mà người mua phải trải qua trước khi quyết định mua sản phẩm, dịch vụ nào đó. Đó là một tiến trình gồm 5 giai đoạn: Hành vi sau khi mua Quyết định mua Đo lường các lựa chọn Tìm kiếm thông tin Nhận thức nhu cầu Hình 2.3 Quá trình ra quyết định mua (Philip Kotler) - Nhận thức nhu cầu: Là sự khác nhau về nhận thức giữa tình huống lý tưởng và thực tế của một người nhằm thúc đẩy việc ra quyết định. Nhận thức vấn đề có thể được kích thích bởi nhu cầu cần thiết của người tiêu dùng (tác động bên trong) hoặc bởi những nổ lực của người tiếp thị (tác động bên ngoài). - Tìm kiếm thông tin: Sau khi nhận ra nhu cầu và mong muốn có được một sản phẩm/dịch vụ nào đó thì sẽ có danh sách các thông tin có liên quan đến nó được thu thập nhằm làm rõ những lựa chọn mà người tiêu dùng được cung cấp. Tìm kiếm thông tin bao gồm 2 bước: + Tìm kiếm bên trong: Liên quan đến việc tìm kiếm trong ký ức để khơi dậy những kinh nghiệm hoặc những hiểu biết trước đây liên quan. Tìm kiếm bên trong thường phục vụ cho những sản phẩm mua thường xuyên. + Tìm kiếm bên ngoài: Cần thiết khi những kinh nghiệm hoặc những hiểu biết trong quá khứ không đủ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng. - Đo lường các lựa chọn: Khi người tiêu dùng quyết định họ có thích phương án đã lựa chọn hay không. Ở giai đoạn này người tiêu dùng có đủ những thông tin cần thiết để đánh giá các phương án khác nhau trong việc lựa chọn sản phẩm/dịch vụ. Giai đoạn các lựa chọn bắt đầu bằng việc khảo sát tiêu chuẩn đánh giá của người tiêu dùng – cả đặc tính khách quan của một nhãn hiệu và những yếu tố chủ quan mà người tiêu dùng cho là quan trọng . - Quyết định mua: Là quyết định cư xử có ý thức theo một cách nào đó (mua bây giờ hoặc tương lai). Quyết định mua liên quan đến việc đánh giá các lựa chọn và thường bị ảnh hưởng bởi đặc điểm và những khích lệ của người bán tại điểm mua. - Hành vi sau khi mua: Sau khi mua người tiêu dùng có thể hài lòng hoặc không hài lòng về sản phẩm/dịch vụ. Họ có một số phản ứng với món hàng mà họ đã mua. Sự hài lòng hay không hài lòng được thể hiện bằng những hành vi sau: + Nếu hài lòng, người tiêu dùng sẽ tiếp tục mua sản phẩm đó hoặc giới thiệu với những người xung quanh. + Nếu không hài lòng, người tiêu dùng sẽ trả lại món hàng đó, hay cố gắng tim kiếm thông tin tốt hơn về món hàng, hoặc chê bai món hàng đó với những người xung quanh. 2.5 Mô hình nghiên cứu GS.TS Trần Minh Đạo. 2006. Giáo trình marketing căn bản. Hà Nội. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Nhận thức nhu cầu - Thời điểm phát sinh nhu cầu - Mục đích sử dụng - Nguồn thông tin kích thích nhu cầu Tìm kiếm thông tin - Nguồn thông tin tham khảo - Tiêu chí chất lượng - Bạn bè, internet, báo chí Đo lường các lựa chọn - Thương hiệu - Kiểu dáng - Chất lượng - Giá cả - Địa điểm bán - Khuyến mãi Quyết định mua - Thương hiệu - Kiểu dáng - Chất lượng - Giá cả - Địa điểm bán - Khuyến mãi Hành vi sau mua Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu hành vi người tiêu dùng Người mua có những đặc điểm khác nhau về giới tính, thu nhập, chi tiêu…Quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng gồm các bước sau: Nhận thức nhu cầu là bước đầu tiêu của quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Bước này chủ yếu tìm hiểu những thông tin liên quan kích thích nhu cầu của người tiêu dùng. Tìm kiếm thông tin là giai đoạn người tiêu dùng tìm hiểu liên quan đến sản phẩm để có cơ sở đưa ra quyết định mua của sản phẩm. Đo lường các lựa chọn là bước kế tiếp sau khi đã tìm hiểu được các thông tin liên quan đến sản phẩm. Các thông tin dùng để so sánh giữa các lựa chọn như là: Thương hiệu, kiểu dáng, giá cả, địa điểm bán hàng và khuyến mãi. Quyết định mua sản phẩm sau khi đã có cơ sở về thông tin sản phẩm người tiêu dùng đánh giá các lựa chọn và đưa ra quyết định mua. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua như là: Thương hiệu, kiểu dáng, giá cả, ý kiến của người khác và các hình thức marketing của cửa hàng. Hành vi sau mua đây là bước kết thúc của quá trình mua hàng. Giai đoạn này thể hiện khách hàng có tiếp tục mua sản phẩm hay thay đổi sản phẩm khác. Tóm lại, hành vi người tiêu dùng là hành động của một người tiến hành mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ bao gồm cả quá trình tâm lý và xã hội xảy ra trước và sau khi xảy ra hành động. Hành vi tiêu dùng của khách hàng chịu ảnh hưởng của 4 yếu tố: Văn hóa, xã hội, tâm lý và cá nhân. Quá trình mua hàng của người tiêu dùng trải qua các giai đoạn như: Nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đo lường các lựa chọn, quyết định mua và hành vi sau mua. 2.6 Vài nét về sim khuyến mãi Từ trang web: - Các nhà cung cấp dịch vụ mạng điện thoại thường đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi khác nhau để thu hút được khách hàng. Hiện nay, sim khuyến mãi không còn là hình thức xa lạ đối với người tiêu dùng, mà hơn hết nó luôn được nhận sự quan tâm từ 2 phía: Người tiêu dùng và nhà cung cấp dịch vụ. - Các nhà cung cấp dịch vụ mạng tung ra hình thức sim khuyến mãi để nhằm mở rộng thêm thị phần tiêu thụ dịch vụ, quảng bá hình ảnh công ty. - Tại sao nó lại thu hút được khách hàng? Tất nhiên, với mỗi đợt khuyến mãi mà các nhà cung cấp dịch vụ đưa ra thì người tiêu dùng sẽ được nhiều lợi ích. Chẳng hạn: Tặng thêm tiền vào tài khoản, tăng số ngày sử dụng, tặng 50% giá trị các thẻ nạp đầu tiên…tùy theo từng đợt khuyến mãi. - Nhìn chung, sim khuyến mãi có một số đặc điểm: Tài khoản và số ngày sử dụng nhiều, có nhiều dịch vụ khuyến mãi khác đi kèm và cũng dễ dàng bị người sử dụng thay thế bằng một sim khuyến mãi khác, khi giá trị khuyến mãi đó không còn. 2.7 Bảng giá các loại sim điện thoại khuyến mãi của các nhà cung cấp sim điện thoại Từ trang web: SIM KHUYẾN MÃI Sim Mobi          Tài Khoản 165K  Giá 60K Sim Mobi          Tài Khoản 145K  Giá 50K Sim Vina           Tài Khoản 125K  Giá 55K Sim Viettel        Tài Khoản 145K  Giá 60K Sim Viettel        Tài Khoản 220K  Giá 120K Sim S-Fone        Tài Khoản 130K  Giá 40K Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 2 đã trình bày về cơ sở hình thành lý thuyết và mô hình nghiên cứu, cho chúng ta các khái niệm cơ bản về: hành vi, vài nét về sim khuyến mãi , mô hình hành vi của người tiêu dùng, những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng, quá trình ra quyết định mua. Chương 3 sẽ giới thiệu cách thức tiến hành nghiên cứu bao gồm: Phương pháp nghiên cứu, mẫu nghiên cứu, thang đo. 3.1 Phương pháp nghiên cứu 3.1.1 Tiến độ nghiên cứu Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật 1 Nghiên cứu sơ bộ Định tính Thảo luận tay đôi n = 3…5 2 Nghiên cứu chính thức Định lượng Phỏng vấn thử n = 3…5 Phỏng vấn trực tiếp n = 60 Xử lý, phân tích dữ liệu Bảng 3.1 Tiến độ các bước nghiên cứu Bài nghiên cứu được thông qua 2 bước: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ: Đây là giai đoạn nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp thảo luận tay đôi từ 3 đến 5 bạn sinh viên xung quanh các vấn đề về các cơ sở lý thuyết hành vi tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng để phác thảo bản câu hỏi. Nghiên cứu chính thức: Đây là giai đoạn nghiên cứu định lượng bao gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Thông qua bản câu hỏi đã được thiết kế, tiến hành phỏng vấn thử từ 3 đến 5 bạn sinh viên nhằm kiểm định lại ngôn ngữ và cấu trúc trình bày của bản câu hỏi phỏng vấn để hoàn thiện bản câu hỏi cho giai đoạn 2. Giai đoạn 2: Thực hiện phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu thông qua bản câu hỏi đã được điều chỉnh ở giai đoạn 1 với cỡ mẫu dự kiến là 60. 3.1.2 Phương pháp phân tích Phương pháp chọn để phân tích là phương pháp thống kê mô tả. Các dữ liệu thu thập sẽ được tổng hợp và xử lý với sự hỗ trợ phần mềm excel và SPSS 16.0. Sau khi mã hóa/làm sạch, dữ liệu được đưa vào xử lý và phân tích nhằm mô tả hành vi sử dụng sim điện thoại khuyến mãi của các bạn sinh viên. 3.1.3 Nguồn dữ liệu Sơ cấp: Được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các bạn sinh viên bằng bản câu hỏi. Thứ cấp: Được thu thập thông qua sách, báo, internet, các nghiên cứu có liên quan đến hành vi người tiêu dùng. 3.1.4 Quy trình nghiên cứu Cơ sở lý thuyết - Hành vi tiêu dùng. - Quá trình ra quyết định mua hàng. - Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua. Nghiên Cứu Thiết lập dàn bài câu hỏi thảo luận tay đôi Sơ Bộ Thảo luận tay đôi n= 3…5 Phác thảo bản câu hỏi Phỏng vấn thử n =3…5 Hiệu chỉnh bản câu hỏi phỏng vấn thử Thiết lập bản câu hỏi chính thức Phỏng vấn trực tiếp n = 60 Nghiên Cứu Chính Làm sạch/mã hóa Thức Xử lý thông tin Soạn thảo báo cáo Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 3.2 Mẫu nghiên cứu Cỡ mẫu: Do số lượng ngành học của các bạn sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế-QTKD là 5 ngành học. Dự kiến cỡ mẫu là 60 với mỗi ngành học sẽ chọn ra 12 bạn để phỏng vấn. Phương pháp chọn mẫu: Thực hiện lấy mẫu bằng phương pháp thuận tiện. 3.3 Thang đo Trong bảng câu hỏi sẽ sử dụng chủ yếu là thang đo danh nghĩa, thang đo khoảng. Ngoài ra, bảng câu hỏi còn sử dụng thang đo Likert để đo lường mức độ hài lòng của các bạn sinh viên khi sử dụng sim điện thoại khuyến mãi. Tóm lại, đề tài được tiến hành nghiên cứu thông qua hai bước chính: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Bước nghiên cứu sơ bộ tiến hành để nhằm thiết lập bản câu hỏi thông qua tìm hiểu các cơ sở lý thuyết hành vi tiêu dùng và các thông tin trong quá trình thảo luận tay đôi. Bước nghiên cứu chính thức được thực hiện để hoàn thiện bản câu hỏi chính thức và thu thập thông tin cần thiết cho nghiên cứu bằng cách phỏng vấn trực tiếp sinh viên thông qua bản câu hỏi được thiết kế sẵn. Các loại thang đo được sử dụng trong bài nghiên cứu là: Thang đo định danh, thang đo khoảng và thang đo Likert. Các dữ liệu sau khi làm sạch, mã hóa sẽ được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả. Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 4 sẽ tập trung trình bày kết quả nghiên cứu gồm 2 phần: Thông tin mẫu và quá trình ra quyết định mua sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên. 4.1 Thông tin mẫu Tổng số phiếu phỏng vấn là 60 và thu về là 60 phiếu. Sau khi tiến hành làm sạch thì cho cỡ mẫu để phân tích là 50. Đối tượng phỏng vấn được chọn theo nhiều tiêu chí khác nhau như: Giới tính, thu nhập, ngành học. Kết quả cụ thể được trình bày sau đây. 4.1.1 Giới tính Biểu đồ 4.1: Cơ cấu giới tính Do phương pháp chọn mẫu là phương pháp thuận tiện nên số lượng giữa nam và nữ được chọn là ngẫu nhiên và có tỷ lệ không đồng đều nhau.Trong 50 phiếu đạt chuẩn để tiếp tục phân tích có 31 sinh viên là nữ (chiếm 62%) và 19 sinh viên là nam (chiếm 38% ). 4.1.2 Thu nhập Biểu đồ 4.2 Cơ cấu thu nhập Phần lớn mức thu nhập hàng tháng của sinh viên được chi tiêu chủ yếu cho các nhu cầu về ăn uống, chỗ ở, sách vở, quần áo…Có 26 sinh viên có thu nhập từ 1-1,5 triệu đồng (chiếm 52%) để chi tiêu cho các nhu cầu hàng tháng. 8 sinh viên có mức chi tiêu cao nên thu nhập hàng tháng là trên 1,5 triệu đồng (chiếm 16%). 4.1.3 Ngành học Biểu đồ 4.3 Cơ cấu ngành học Đối tượng nghiên cứu được nghiên cứu nằm trong các ngành sau: Kế toán, ngân hàng, quản trị, tài chính, kinh tế đối ngoại, mỗi ngành tác giả chọn ra 10 sinh viên chiếm tỷ lệ 20% 4.2 Quá trình ra quyết định mua sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên Khi thực hiện mua hàng sinh viên sẽ trải qua năm giai đoạn và có trường hợp sẽ không thực hiện đủ cả năm giai đoạn. Năm giai đoạn theo thứ tự là: Nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đo lường các lựa chọn, quyết định mua và hành vi sau khi mua. Sau đây là kết quả khảo sát của quá trình ra quyết định mua sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên. 4.2.1 Nhận thức nhu cầu Do nhu cầu giao tiếp, sinh viên nhận thức được nên lựa sim điện thoại khuyến mãi phải như thế nào sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Có nhiều lý do được sinh viên đặt ra trước khi quyết định sử dụng, nhưng nhìn chung do giá sim rẻ được đặt lên hàng đầu, ngoài ra còn có các yếu tố như tiết kiệm được chi tiêu và giá cước rẻ cũng được sinh viên quan tâm. Ngoài ra, còn có một số lý do khác được sinh viên đề cập tới như do gia đình mua cho hay do sở thích…. Biểu đồ 4.4 Lý do sử dụng sim điện thoại khuyến mãi 2% 4% 26% 66% 78% Với các lý do sử dụng sim điện thoại khuyến mãi, nhiều sinh viên cho rằng lý do mà họ sử dụng sim điện thoại khuyến mãi là do giá sim rẻ (Có 39 lựa chọn chiếm 78%) Học xa nhà nên nhu cầu liên lạc với gia đình của sinh viên là khá lớn, thêm nữa do các đặc thù của mô hình học theo hệ thống tín chỉ nên sinh viên phải thường xuyên liên lạc với bạn bè, thầy cô để có thêm thông tin phục vụ cho nhu cầu học tập. Tuy nhiên, với mức nhu cầu về thông tin liên lạc lớn như vậy đòi hỏi phải tốn nhiều chi phí, do đó việc các nhà mạng cung cấp sim điện thoại với giá rẻ cộng với việc tính cước phí thấp (Có 13 lựa chọn chiếm 26%) đã phần nào đáp ứng nhu cầu về liên lạc cho họ, giúp họ có thể tiết kiệm phần nào chi tiêu dành cho quá trình học tập (Có 33 lựa chọn chiếm 66%) 4.2.2. Tìm kiếm thông tin Sau khi đã xác định được nhu cầu thì người tiêu dùng tiến hành bước tiếp theo đó là tìm kiếm thông tin về sản phẩm. Việc hiểu được thói quen của khách hàng trong khi tiềm kiếm thông tin cũng khá cần thiết, góp phần quan trọng trong việc lập kế hoạch marketing, kinh doanh của các doanh nghiệp. Để khảo sát thói quen của sinh viên trong việc tìm kiếm thông tin về sản phẩm sim điện thoại khuyến mãi, và để việc khảo sát trở nên dễ dàng hơn thì nghiên cứu đã tìm hiểu và đưa ra các tiêu chí để khảo sát xoay quanh các vấn đề như: Do bạn bè giới thiệu, từ quảng cáo, do tự tìm hiểu, do được tặng hay do gia đình mua cho… Biểu đồ 4.5 Nguồn thông tin nhận biết 10% 26% 34% 42% 54% Sau khi tiến hành cuộc phỏng vấn thu được kết quả là tất cả ý kiến của đáp viên đều tập trung vào các kênh thông tin đã được gợi ý, không có ý kiến khác. Cụ thể, kết quả được trình bày thông qua biểu đồ trên. Có ba kênh sinh viên thường tìm nhất là do bạn bè giới thiệu (Có 27 lựa chọn chiếm 54%) , từ quảng cáo (Có 21 lựa chọn chiếm 42%) và do tự mình tìm hiểu (Có 17 lựa chọn chiếm 34%). Còn lại các kênh như do được tặng và do gia đình mua cho thì sinh viên ít dựa vào để tìm kiếm. 4.2.3 Đo lường các lựa chọn Người tiêu dùng sau khi đã thu thập được các thông tin cần thiết thì họ thực hiện việc đo lường giữa các phương án lựa chọn để chọn ra phương án tốt nhất cho họ. Kháo sát bước đánh giá giữa các lựa chọn mua hàng thì nghiên cứu muốn biết được các tiêu chí nào được sinh viên đề ra để đánh giá và tiêu chí nào là quan trọng nhất. Nghiên cứu chỉ ra các tiêu chí mà sinh viên dựa vào để đánh giá như mức độ hài lòng về các tiêu chí sim điện thoại khuyên mãi, chi tiêu cho việc sử dụng sim điện thoại và địa điểm mua sim điện thoại khuyến mãi. Kết quả thu được được trình bày sau đây. * Mức độ hài lòng về các tiêu chí của sim điện thoại khuyến mãi Vấn đề này được khảo sát thông qua các tiêu chí như: Giá cước, số thuê bao đẹp, chất lượng đường truyền, tặng nhiều tiền. Để việc tìm hiểu dễ dàng hơn thì nghiên cứu đưa ra thang điểm như sau: (1) rất không hài lòng, (2) không hài lòng, (3) trung hòa, (4) hài lòng, (5) rất hài lòng. Sau đây là kết quả khảo sát. Biểu đồ 4.6 Mức độ hài lòng các tiêu chí về sim điện thoại khuyến mãi mà sinh viên quan tâm 10% 16% 48% 26% 16% 28% 56% 6% 6% 38% 14% 36% 34% 8% 12% 4% 42% Mức độ rất không hài lòng hay không hài lòng dao động ở mức 4% đến 36% ở các tiêu chí, không hài lòng nhiều nhất là ở số thuê bao, đa số các bạn sinh viên cho rằng tuy giá sim điện thoại khuyến mãi có rẻ nhưng số thuê bao không đẹp (chiếm 50%). Ngoài ra các bạn sinh viên còn không hài lòng về giá cước và chất lượng đường truyền. 56% sinh viên không có ý kiến về chất lượng đường truyền và 42% không có ý kiến về giá cước rẻ hay đắt. Với mức hài lòng dao động từ 6% đến 48%, sinh viên hài lòng nhất về việc sim điện thoại khuyến mãi tặng nhiều tiền (chiếm 64%) và giá cước (chiếm 42%). *Chi tiêu cho việc sử dụng sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên Chi tiêu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hành vi mua sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên. Khảo sát yếu tố này nhằm tìm ra lời giải thích cho câu hỏi: Giá cả tác động đến sinh viên như thế nào trong việc đo lường các phương án lựa chọn sản phẩm? Để khảo sát dễ dàng hơn thì nghiên cứu đã đưa ra phương án khảo sát là tìm hiểu chi tiêu cho việc sử dụng sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên. Các mức chi tiêu được xác định là: 50 ngàn đồng, 100 ngàn đồng, 150 ngàn đồng, 200 ngàn đồng và 25 ngàn đồng. Kết quả khảo sát như sau: Biểu đồ 4.7 Chi tiêu hàng tháng cho việc sử dụng sim điện thoại khuyến mãi Qua kết quả nghiên cứu cho thấy nhìn chung chi tiêu của sinh viên trong việc sử dụng sim điện thoại khuyến mãi hàng tháng dao động ở mức 25 ngàn – 200 ngàn đồng. Mỗi sinh viên đều có mức độ nhu cầu liên lạc khác nhau nên chi tiêu dành cho sim điện thoại khuyến mãi hàng tháng cũng khác nhau. Tuy nhiên, khả năng chi tiêu hàng tháng cho sim điện thoại khuyến mãi của đa số sinh viên là 50 ngàn đồng (27 sinh viên chiếm 54%) và ở mức 100 ngàn đồng (13 sinh viên chiếm 26%). Mức độ chi tiêu này là phù hợp vì thu nhập hàng tháng của hầu hết sinh viên chỉ từ dưới 1 triệu đến 1,5 triệu đồng *Địa điểm mua sim điện thoại khuyến mãi Biểu đồ 4.8 Địa điểm mua sim điện thoại khuyến mãi Ngoài việc dựa vào các tiêu chí để lựa chọn sản phẩm thì địa điểm mua sim điện thoại khuyến mãi cũng là một tiêu chí để sinh viên đo lường các lự chọn. Việc khảo sát yếu tố này nhằm tìm ra câu trả lời: Sinh viên chọn nơi mua như thế nào? Các tiêu chí được đưa ra để khảo sát như: Cửa hàng điện thoại di động, chi nhánh của các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại, tiệm tạp hóa, tiệm bán sim card điện thoại. Kết quả cụ thể như sau: 6% 18% 44% 74% Có 74% số lượng sinh viên được hỏi thường mua sim điện thoại khuyến mãi ở các cửa hàng điện thoại động vì tại đây sinh viên vừa có thể mua được sim điện thoại khuyến mãi vừa có thể tham khảo giá những chiếc điện thoại mà mình yêu thích. Và một nơi mà sinh viên cũng thường hay đến mua đó là chi nhánh của các nhà cung cấp (chiếm 44%) để được nghe những thông tin về các đợt khuyến mãi tiếp theo còn tiệm tạp hóa cũng như tiệm bán sim card điện thoại thì sinh viên rất ít khi đến để mua. 4.2.4 Quyết định mua Sau khi tìm kiếm được các thông tin cần thiết và đo lường các lựa chọn thì sinh viên sẽ đưa ra quyết định cuối cùng trong việc chọn mua sản phẩm. Ở phần trên đã trình bày các yếu tố tác động đến sinh viên trong việc nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin và đo lường các lựa chọn. Ở phần này sẽ tập trung khảo sát về số lượng sim điện thoại khuyến mãi mà sinh viên đã từng sử dụng. Kết quả như sau: Biểu đồ 4.9 Các loại sim điện thoại khuyến mãi mà sinh viên đã từng sử dụng 2% 34% 4% 82% 28% 52% Qua kết quả khảo sát có thể thấy sim điện thoại khuyến mãi của Viettel được lựa chọn sử dụng nhiều hơn so với các sim điện thoại khuyến mãi khác, trong khi mạng Sfone và Beelive hầu như ít được sinh viên chọn để sử dụng. Sim điện thoại khuyến mãi Viettel nhờ vào các tính năng như có thể chuyển tiền qua lại từ các tài khoản nội mạng, được ứng tiền trước từ tổng đài (khi nạp card tiếp theo sẽ bị trừ đi phần tiền được ứng trước) cộng với số tiền khá lớn có trong tài khoản khi kích hoạt thẻ sim điện thoại khuyến mại mới nên đã thu hút được rất sinh viên ( chiếm 82%), Mobiphone cũng khá vững vàng với lượng khách hàng là sinh viên cho riêng mình (chiếm 52%), Vietnam mobile, tuy ra đời sau nhưng có thể nhờ không ngừng cải tiến về chất lượng và tích cực thực hiện các chiến lược marketing tốt đã thu hút được khá nhiều sinh viên sử dụng (chiếm 34%), Vinaphone tiếp tục giữ vững thị phần của mình (chiếm 28%), sim điện thoại khuyến mãi còn lại là của Sfone và Beelive chiếm tỷ lệ khá nhỏ. Beelive tuy có giá cước hấp dẫn nhưng là một nhà cung cấp sim điện thoại khuyến mãi mới nên sinh viên còn hạn chế sử dụng, Sfone vẫn chưa tạo được chỗ đứng của mình trên thị trường sim điện thoại khuyến mãi, do vậy số lượng sim điện thoại khuyến mãi Sfone được sinh viên sử dụng rất ít. 4.2.5 Hành vi sau mua Đây là bước cuối cùng trong quá trình ra quyết định mua hàng của sinh viên. Sau một thời gian sử dụng họ đánh giá được mức độ hài lòng về các tiêu chí đã đặt ra ban đầu. Nhiều sinh viên cảm thấy thật sự hài lòng và ưa thích đối với sản phẩm,họ vẫn tiếp tục sử dụng sản phẩm trong trương lai và còn giới thiệu cho bạn bè sử dụng. Tuy nhiên, cũng không ít sinh viên không hài lòng và thật sự ưa thích sản phẩm, họ không tiếp tục sử dụng và cũng không giới thiệu với bạn bè. Và sau đây là phần trình bày kết quả khảo sát. Biểu đồ 4.10 Số lượng sim điện thoại khuyến mãi sinh viên đang sử dụng Qua kết quả khảo sát cho thấy đa số sinh viên đang sử dụng từ 1 – 2 sim điện thoại khuyến mãi (chiếm 78%) và 3 sim điện thoại khuyến mãi (chiếm 22%), không có sinh viên nào sử dụng quá 3 sim điện thoại khuyến mãi. Biểu đồ 4.11 Mức độ hài lòng của sinh viên đối với sim điện thoại khuyến mãi đang sử dụng Sau một thời gian sử dụng đa số sinh viên hài lòng với sim điện thoại khuyến mãi mà mình đang sử dụng (30 sinh viên chiếm 60%) có lẽ vì giá sim rẻ và cộng với giá cước hấp dẫn giúp cho họ vừa có thể thỏa mãn nhu cầu về liên lạc vừa giúp tiết kiệm được chi tiêu. 18 sinh viên được phỏng vấn (chiếm 36%) không có ý kiến về sim điện thoại khuyến mãi đang sử dụng., số ít sinh viên còn lại thì cảm thấy không hài lòng (2 sinh viên chiếm 4%) vì sim điện thoại khuyến mãi chưa thật sự đáp ứng được các tiêu chí mà các họ đã đưa ra. Biểu đồ 4.12 Mức độ thường xuyên thay đổi sim điện thoại khuyến mãi đang sử dụng Có 26 sinh viên trả lời có thay đổi sim điện thoại khuyến mãi đang sử dụng (chiếm 52%) vì chưa hài lòng lắm với sim điện thoại khuyến mãi đang sử dụng và muốn sử dụng thử sim điện thoại khuyến mãi của các nhà cung cấp khác. Trong khi con số này cũng không chênh lệch lắm với 24 sinh viên trả lời là không (chiếm 48%) vì đã hài lòng với sim điện thoại khuyến mãi đang dùng. Tiếp theo là kết quả kháo sát về thời gian thay đổi sim điện thoại khuyến mãi của sinh viên. Biểu đồ 4.13 Thời gian thay đổi sim điện thoại khuyến mãi 15.4% 42.3% 26.9% 15.4% Với mức giá sim điện thoại khuyến mãi dao động từ 20-50 ngàn đồng và sinh viên thường chi tiêu cho sim điện thoại khuyến mãi là 50 ngàn đồng/tháng nên phần lớn sinh viên sẽ có nhu cầu thay đổi sim điện thoại khuyến mãi trong vòng 1 tháng sử dụng (11 sinh viên chiếm 42.3%) Số ít còn lại 4 sinh viên có nhu cầu liên lạc khá cao nên sẽ thay đổi sim điện thoại khuyến mãi trong vòng 1 tuần sử dụng (chiếm 15.4%) và 4 sinh viên có nhu cầu sử dụng thấp nên chỉ thay đổi sau 2 tháng sử dụng (chiếm 15.4%). Sau đây, là kết quả khảo sát về mức độ ưa thích sim điện thoại khuyến mãi đang sử dụng của sinh viên từ đó đưa ra kết luận về mức độ có tiếp tục sử dụng sim điện thoại khuyến mãi trong tương lai không? Và mức độ giới thiệu cho bạn bè sử dụng sim điện thoại khuyến mãi trong tương lai. Biểu đồ 4.14 Mức độ ưa thích đối với sim điện thoại khuyến mãi đang sử dụng Biểu đồ 4.15 Tiếp tục sử dụng sim điện thoại khuyến mãi trong tương lai Đa số sinh viên khi được hỏi đều trả lời họ không thích cũng không ghét sim điện thoại khuyến mãi mà mình đang dùng (28 sinh viên chiếm 56%), có 19 sinh viên yêu thích sim điện thoại khuyến mãi mà họ đang dùng(chiếm 38%) vì nó đáp ứng các tiêu chí về sim điện thoại khuyến mãi mà họ đưa ra cũng như làm thỏa mãn được nhu cầu về liên lạc cho họ. Không có sinh viên nào ghét hoặc rất ghét sim điện thoại khuyến mãi đang sử dụng. Đây là một tín hiệu vui với các nhà cung cấp vì khi ưa thích họ có xu hướng trở thành khách hàng thân thiết qua đó sẽ tiếp tục sử dụng trong tươn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNGHIÊN CỨU HÀNH VI SỬ DỤNG SIM ĐIỆN THOẠI KHUYẾN MÃI CỦA SINH VIÊN KHÓA 8 KHOA KINH TẾ-QTKD TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG.doc
Tài liệu liên quan