Đề tài Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng giải pháp phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020

MỤCLỤC

Trang

MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG I:TỔNG QUANVỀCƠ ĐIỆNTỬ

1.1 Mộtsố khái niệmcơbảnvềcơ điệntử 11

1.1.1 Khái niệmvềcơ điệntử 11

1.1.2 Các thành phần chủyếucủacơ điệntử 13

1.1.3 Mộtsố đặc trưngcơbảncủacơ điệntử 15

1.1.4 Khái niệmvề công nghiệpcơ điệntử 17

1.2 Vai tròcủacơ điệntử đốivới phát triển kinhtế - xãhội 18

1.3 Nhận diệnlạimộtsố chính sáchcủa Nhànước liên quan đến

phát triển ngành công nghiệpcơ điệntử

1.3.1 Chínhsáchvề nghiêncứu và phát triển 21

1.3.2 Các chínhsách thuế 22

1.3.3 Chínhsách phát triển nguồn nhânlực 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG, NHUCẦU VÀ TIỀMNĂNG

PHÁT TRIỂNCƠ ĐIỆNTỬ Ở VIỆT NAM

2.1 Thực trạng phát triểncơ điệntử ở Việt Nam 29

2.1.1 Về nghiêncứu khoahọc và phát triển công nghệ 30

2.1.2 Vềsản xuấtsản phẩmcơ điệntử 37

2.1.3 Về đàotạo nguồn nhânlựccơ điệntử 46

2.1.4 Vềvấn đề liênkết trongsản xuất 49

2.2 Nhucầu và tiềmnăng phát triểncơ điệntử ở Việt Nam 51

2.2.1 Nhucầu phát triểncơ điệntử 51

2.2.2 Tiềmnăng phát triểncơ điệntử 53

2.3 Mộtsố nhận xét chungvề thực trạng, nhucầu và tiềmnăng phát

triểncơ điệntử ở Việt Nam

CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH VÀ XUHƯỚNG PHÁT TRIỂN

CƠ ĐIỆNTỬCỦAMỘTSỐNƯỚC TRÊN

THẾ GIỚI

3.1 Tình hình phát triểncơ điệntửcủamộtsốnước trên thế giới 60

3.1.1 Mỹ 60

3.1.2 NhậtBản 62

3.1.3 Liên minh Châu Âu (EU) 66

3.1.4 Hàn Quốc 71

3.1.5 Đài Loan 74

3.1.6 Trung Quốc 75

3.1.7 Malaixia 77

3.1.8 Thái Lan 78

3.2 Xuhướng phát triểncủacơ điệntử trên thế giới 79

3.3 Mộtsố nhận xét chung và bàihọc đốivới Việt Nam 82

CHƯƠNG IV: ĐỊNHHƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG

NGHIỆPCƠ ĐIỆNTỬ VIỆT NAM TRONG

GIAI ĐOẠN ĐẾNNĂM 2020

4.1 Phân tích những điểmmạnh, yếu, cơhội và thách thức. Ma trận

SWOT vàtổhợp các giải pháp phát triển ngành công nghiệpcơ

điệntử Việt Nam

4.2 Địnhhướng phát triển ngành công nghiệpcơ điệntử đếnnăm 2020 92

CHƯƠNG V: CÁC GIẢI PHÁP VÀLỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN

NGÀNH CÔNG NGHIỆPCƠ ĐIỆNTỬ VIỆT

NAM TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾNNĂM 2020

5.1 Các giải pháp, chính sách phát triển ngành công nghiệpcơ điệ n

tử Việt Nam đếnnăm 2020 96

5.1.1 Giải phápcủa Nhànước 96

5.1.2 Giải phápcủa các doanh nghiệp SXKD cácsản phẩmcơ điệntử 99

5.1.3 Giải phápcủa cáctổ chức nghiêncứu - triển khai KH&CN thuộc lĩnhvựccơ điệntử

1045.1.4 Giải phápcủa các trường Đạihọc, Cao đẳng vàDạy nghề có

đàotạo các chuyên ngành thuộclĩnhvựccơ điệntử105

5.2 Lộ trình phát triển ngành công nghiệpcơ điệntử Việt Nam đến năm 2020 106

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109

TÀI LIỆUTHAM KHẢO

pdf114 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng giải pháp phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nghiệp phát triển nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn, cao hơn nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Mặc dù chưa có thể sản xuất ngay các loại thiết bị y tế cao cấp này, nhưng việc nghiên cứu để làm chủ công nghệ và sản xuất được một số linh phụ kiện phục vụ duy tu, bảo dưỡng và sữa chữa để các thiết bị làm việc ổn định, an toàn, chính xác và tin cậy cũng là một vấn đề lớn cần được quan tâm. Hơn nữa, việc nghiên cứu, phát triển các thiết bị cơ điện tử y tế còn có ý nghĩa hơn khi bản thân thiết bị không những đã thúc đẩy sự phát triển của rất nhiều lĩnh vực liên quan (vật lý - nguồn năng lượng tia bức xạ, hệ thống quang học, hệ thống cảm biến - nhận dạng, công nghệ thông tin - xử lí ảnh,...) mà còn có hiệu ứng đomino đến các lĩnh vực khác như sinh hoá, chẩn đoán, trị liệu,... Có thể nhận thấy, cơ điện tử là phạm trù rộng và hiện diện ở hầu hết các ngành kinh tế quốc dân với nhu cầu rất đa dạng và phong phú. Vì vậy chúng ta cần định hướng NC&PT cơ điện tử của nước ta trong những năm tới sao cho có hiệu quả, mang tính đi tắt đón đầu để sớm làm chủ các công nghệ sản xuất và đưa ra thị trường một số sản phẩm mang tính chiến lược. 2.2.2. Tiềm năng phát triển cơ điện tử Nhận thức được tầm quan trọng có tính chiến lược của cơ điện tử đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, ngày nay, hầu như mọi quốc gia trên thế giới đều đã huy động một khoản kinh phí rất lớn để đầu tư cho hoạt động NC&PT lĩnh vực này. Những năm gần đây, trên thế giới, càng ngày càng có nhiều các trường đại học, viện nghiên cứu, các trung tâm NC&PT, các phòng thí nghiệm về cơ điện tử được nâng cấp và thành lập mới với các trang thiết bị tiên tiến nhất, hiện đại nhất. Đã có hàng ngàn kỹ sư, thạc sĩ, tiến sỹ có trình độ cao, tay nghề vững được đào tạo mỗi năm, bổ sung kịp thời cho đội ngũ cán bộ làm công tác NC&PT lĩnh vực cơ điện tử. Cùng với sự phát triển như vũ bão của nhiều ngành khoa học, sự trợ giúp của các trang thiết bị nghiên cứu hiện đại và xu hướng hội nhập, quốc tế hoá, toàn cầu hoá, loài người đang có cơ hội tiến hành dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn những nghiên cứu, thử nghiệm về lĩnh vực cơ điện tử ở qui mô rộng lớn hơn, phức tạp hơn. Đó là điều khẳng định. Và điều đó cho phép chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào triển vọng phát triển và những đóng góp tích cực hơn nữa của cơ điện tử cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. 54 Ở Việt Nam, cơ điện tử cũng được nhận thức là một trong những lĩnh vực quan trọng, góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội nên được Đảng, Nhà nước và Chính phủ quan tâm nhiều và ưu tiên cho phát triển. Có thể nói tiềm năng phát triển cơ điện tử của Việt Nam là rất lớn và gồm nhiều yếu tố. Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập phân tích ba yếu tố chính thể hiện rõ ràng nhất tiềm năng phát triển cơ điện tử của Việt Nam là thị trường, nguồn nhân lực và lợi thế trong việc cập nhật công nghệ mới của một nước đi sau về KH&CN so với các nước khác. A. Dự báo về thị trường a1. Thị trường trong nước Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có khả năng duy trì mức tăng trưởng khá cao trong suốt một thập niên qua với chỉ số tăng GDP trung bình là 7% một năm. Đặc biệt, trong năm 2007 vừa rồi, Việt Nam đạt con số tăng trưởng cao kỷ lục 8,44%, trở thành nước có mức độ tăng trưởng cao thứ hai trên thế giới chỉ sau Trung Quốc. Sự tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững trong thời gian qua đã góp phần không nhỏ vào việc tăng nhanh tốc độ giảm tỷ lệ đói nghèo, từ khoảng 60% xuống 20%. Nhờ đó, một bộ phận rất lớn các hộ gia đình đã được nâng cao mức sống và điều này cũng đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt Nam và tạo ra một nhu cầu và thị trường rộng lớn cho các sản phẩm cơ điện tử trong tiêu dùng cũng như các sản phẩm cơ điện tử khác. Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 đã đề ra mục tiêu ưu tiên phát triển một số chuyên ngành và sản phẩm cơ khí trọng điểm như thiết bị toàn bộ, máy động lực, cơ khí phục vụ nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, máy công cụ, cơ khí xây dựng, cơ khí đóng tàu thủy, thiết bị kỹ thuật điện - điện tử, cơ khí ôtô - cơ khí giao thông vận tải là đến năm 2010 ngành cơ khí phải đáp ứng về cơ bản nhu cầu sản phẩm cơ khí của nền kinh tế quốc dân. Như vậy, thị trường tiêu thụ hàng công nghiệp cơ khí trong tương lai sẽ là rất lớn, phong phú và đa dạng. Có thể lấy ngành cơ khí ô tô làm ví dụ, đến năm 2010, đối với loại xe thông dụng, ngành sẽ phải đáp ứng trên 80% nhu cầu trong nước về số lượng và 60% tỷ lệ nội địa hóa, đối với loại xe chuyên dùng - 60% nhu cầu trong nước về số lượng và 60% tỷ lệ nội địa hóa, đối với các loại xe tải, xe buýt cao cấp - 80% nhu cầu về số lượng và 35 - 40% tỷ lệ nội địa hóa và đối với các loại xe du lịch do các liên doanh sản xuất tại Việt Nam - 40 - 45% tỷ lệ nội địa hóa [7]. Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đề ra mục tiêu là đến năm 2010 ngành công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông phải trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng 20 - 25%/năm, đạt tổng doanh thu khoảng 6 đến 7 tỷ 55 USD, cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phủ trên cả nước, với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, giá rẻ, mật độ điện thoại đạt 32 - 42 máy/100 dân, mật độ thuê bao Internet đạt 8 - 12 thuê bao/100 dân...và đến 2015, tầm nhìn đến 2020, ngành công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông có tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm và đạt tổng doanh thu khoảng 15 tỷ USD [8]. Đối với một thị trường 85 triệu dân và dự báo đến năm 2020 là trên 100 triệu dân thì với một vài số liệu nêu trên, có thể thấy Việt Nam là một thị trường tiềm tàng cho phát triển các sản phẩm cơ điện tử. a2. Thị trường xuất khẩu Thành công trong chính sách đối ngoại của nước ta đã mở ra triển vọng cho xuất khẩu sản phẩm công nghiệp. Theo các chuyên gia trong và ngoài nước, thị trường cơ điện tử của thế giới hiện nay và thời gian đến tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh chóng. Mỹ là nước đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp cơ điện tử, có thị trường lớn nhất thế giới, là nơi tiêu thụ các mặt hàng cơ điện tử của các nước Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và một số nước Đông Nam Á. Thị trường của Mỹ có quy mô khoảng 500 tỷ USD/năm, tổng sản lượng ngành công nghiệp cơ điện tử của Mỹ khoảng trên 1000 tỷ USD. Nhật là nước đứng thứ hai sau Mỹ. Các nước ASEAN và các nước châu Á xung quanh ta cũng có xu hướng phát triển mạnh ngành công nghiệp này. Ở nước ta ngành công nghiệp cơ điện tử tuy mới phát triển nhưng có lợi thế là giá nhân công chỉ bằng 15 - 20% so với các nước trong khu vực ASEAN. Đặc biệt, Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và tập trung được lực lượng cán bộ khoa học có khả năng tiếp cận trình độ khoa học công nghệ tiên tiến để phát triển nhanh lĩnh vực này. Thị trường xuất khẩu đang được mở rộng tạo cơ hội cho sản phẩm công nghiệp cơ điện tử thâm nhập, tuy nhiên chúng ta cần phải quan tâm đến một số vấn đề đang đặt ra là thị hiếu tiêu dùng của khách hàng ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì, giá cả phù hợp và tiến độ giao hàng. Chúng ta cũng phải nhanh chóng tiếp cận các tiêu chuẩn về chất lượng quốc tế và thủ tục qui định của các nước để tranh thủ những ưu đãi trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa cơ điện tử . B. Dự báo về nguồn nhân lực Dân số cả nước năm 2007 là 85 triệu người, dự báo năm 2010 là 95 triệu người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 50% và số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động chiếm trên 99%. Tuy nhiên, tiềm năng phát triển kinh tế nói chung, của ngành công nghiệp cơ điện tử nói riêng không phải ở tài nguyên thiên nhiên, ở số lượng lao động nhiều hay ít mà là ở kho tàng thông 56 tin và chất xám - nguồn lực trí tuệ và nguồn tài nguyên thực sự của nước nhà. Nhận thức được điều đó, hiện nay Đảng, Nhà nước và Chính phủ rất coi trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực nhằm sớm có được một đội ngũ lao động trí tuệ thực sự đáp ứng mọi đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là đối với lớp người trẻ hiện nay và sau này đang có xu hướng muốn lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Với nhiều dự án đầu tư nước ngoài khổng lồ về công nghiệp nói chung, công nghiệp cơ điện tử nói riêng, trong đó đặc biệt là dự án đầu tư của Tập đoàn Intel trong thời gian qua, các chuyên gia phân tích kinh tế cho rằng đây sẽ là lần thứ hai trong vòng một thập kỷ qua, một loạt các công ty và tập đoàn danh tiếng của nước ngoài - trong đó bao gồm cả các tập đoàn trong ngành công nghiệp cơ điện tử để mắt tới nguồn nhân lực trẻ và có trình độ cao của Việt Nam Thực hiện Nghị quyết của BCH Trung ương Đảng các khóa VIII, IX và X về giáo dục đào tạo và KH&CN, hệ thống các trường đại học, trung học và dạy nghề tập trung ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và rải đều ở các tỉnh và thành phố khác đã được mở rộng và nâng cấp. Đây là điều kiện rất cơ bản và thuận lợi để cải thiện chất lượng lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với việc xã hội hóa sự nghiệp đào tạo, đồng thời thường xuyên quan tâm bồi dưỡng lực lượng lao động hiện đang làm việc sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và công nhân lành nghề, góp phần làm giảm bớt áp lực thiếu lao động trí tuệ ở các doanh nghiệp khi tiến hành áp dụng tiến bộ kỹ thuật và đổi mới trang thiết bị hiện đại. Ngoài nguồn lao động tại chỗ, với các chính sách hợp lý về sử dụng nhân tài và cơ sở vật chất vững vàng trong tương lai, Việt Nam có nhiều ưu thế để thu hút các Việt kiều có trình độ cao ở khắp nơi trên thế giới về làm việc, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp cơ điện tử trong nước phát triển. C. Dự báo về công nghệ Trong thời đại ngày nay, cách mạng KH&CN đang tiến nhanh như vũ bão, quá trình nghiên cứu và ứng dụng ngày càng rút ngắn. Với chính sách hội nhập hiện nay, chúng ta có nhiều cơ hội tiếp nhận các thiết bị và công nghệ hiện đại qua các con đường sau: - Thông qua thu hút đầu tư nước ngoài . - Thông qua quá trình nhập khẩu thiết bị và chuyển giao công nghệ của các dự án đầu tư trong nước. - Thông qua quá trình trao đổi trong giáo dục đào tạo và xuất khẩu lao động sang các nước phát triển. 57 Nghị quyết của BCH Trung ương Đảng khóa VIII, IX và X về giáo dục đào tạo và KH&CN đã mở đường và tạo điều kiện cho cả quá trình nghiên cứu, ứng dụng và tiếp thu các bí quyết công nghệ tiên tiến để tiến nhanh đến mục tiêu là đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong thế kỷ XXI, thế giới đang và sẽ ưu tiên nhiều cho các hướng công nghệ mũi nhọn là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, công nghệ vũ trụ và công nghệ đáy đại dương - những công nghệ liên quan đến công nghệ cơ điện tử hiện đại. Căn cứ vào điều kiện và lợi thế so sánh của mình, trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, đây là cơ hội để Việt Nam phát triển theo hướng tiếp nhận chuyển giao các công nghệ tiên tiến trong tất cả các ngành sản xuất, đồng thời tranh thủ đi nhanh vào các công nghệ mũi nhọn nêu trên để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2.3. Một số nhận xét chung về thực trạng, nhu cầu và tiềm năng phát triển cơ điện tử ở Việt Nam Trên cơ sở các phân tích nêu trên, có thể đưa ra một số nhận xét chung về thực trạng, nhu cầu và tiềm năng phát triển cơ điện tử ở Việt Nam như sau: Về thực trạng phát triển cơ điện tử - Nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò của cơ điện tử đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam còn chưa đầy đủ, nên đầu tư cho NC&PT cơ điện tử ở nước ta còn tản mạn, thiếu định hướng và sự phối hợp liên ngành. - Do trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam còn thấp, tiềm lực KH&CN còn hạn chế, nên chưa có chính sách quốc gia về NC&PT và ứng dụng cơ điện tử. Đầu tư của Nhà nước cho lĩnh vực này còn ít, lại thiếu tập trung, nên hiệu quả chưa cao. Hiện tại Nhà nước mới chỉ có những chính sách đầu tư phát triển cho các lĩnh vực KH&CN liên quan đến cơ điện tử như công nghệ cơ khí chế tạo máy, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hoá, công nghệ vật liệu mới. - Môi trường phát triển cơ điện tử cho đến thời điểm này vẫn đang trong quá trình hình thành, cơ cấu sản phẩm thiếu hợp lý, còn nặng về phát triển các sản phẩm cơ điện tử dân dụng, các sản phẩm cơ điện tử chuyên dụng là các máy móc, thiết bị có tính năng công nghệ cao chiếm tỷ trọng rất nhỏ, trước mắt cũng chỉ mới lựa chọn để phát triển một số nhóm sản phẩm cơ điện tử chuyên dụng mà các kết quả NCKH&PTCN khẳng định Việt Nam có năng lực làm chủ trong thiết kế và chế tạo. - Công nghiệp cơ điện tử phát triển tại Việt Nam chủ yếu do thu hút các dự án đầu tư nước ngoài, các loại hình doanh nghiệp công nghiệp cơ điện tử của bản thân Việt Nam là rất ít và chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp liên 58 quan một cách độc lập là cơ khí chế tạo, điện tử và lắp ráp máy tính. Hệ thống trang thiết bị, công nghệ của các doanh nghiệp trong nước lạc hậu, thiếu đồng bộ. - Ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành công nghiệp cơ điện tử còn nhiều hạn chế. Hầu hết các loại phụ tùng, linh kiện và vật liệu sản xuất đều phải nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là các loại phụ tùng, linh kiện đòi hỏi độ chính xác cao. - Do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan về quy mô thị trường nhỏ hẹp, về môi trường vĩ mô chưa thuận lợi, các hoạt động liên kết trong NCKH&PTCN, trong sản xuất của ngành công nghiệp cơ điện tử chưa được như mong muốn. Các doanh nghiệp vẫn “mạnh ai nấy chạy”, manh mún, tự phát. - Trình độ trang thiết bị, công nghệ trong các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hầu hết vẫn thuộc loại trung bình và trung bình cao, số dự án đảm bảo thiết bị, công nghệ hiện đại, tiên tiến chưa có nhiều. - Công tác đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành cơ điện tử còn hạn chế. Mặc dù có đội ngũ cán bộ KH&CN ít nhiều đã năng động, sáng tạo trong việc ứng dụng công nghệ cơ điện tử, trong việc sử dụng và phát triển các phần mềm cho thiết kế, chế tạo các sản phẩm cơ điện tử, nhưng có thể thấy, Việt Nam đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực trình độ cao, chuyên môn giỏi có khả năng giữ vai trò kỹ sư trưởng trong thiết kế và phát triển các sản phẩm cơ điện tử. Một số nguyên nhân cơ bản đưa ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam rơi vào thực trạng nêu trên là: - Trong nhiều năm qua ngành công nghiệp cơ điện tử chưa được định hình, các doanh nghiệp phát triển manh mún, đơn lẻ, quy mô nhỏ và chủ yếu là do nhu cầu của thị trường, do tự phát, thiếu sự liên kết, phối hợp với nhau trong định hướng phát triển chung. - Ngành công nghiệp cơ điện tử chưa có sự chỉ đạo, quản lý thống nhất của Nhà nước, chưa được đầu tư thích đáng. - Một số chính sách vĩ mô như chính sách thuế nhập khẩu, chính sách nội địa hóa, v.v... thiếu hợp lý trong một thời gian dài nên không khuyến khích được sản xuất phát triển. - Sự lựa chọn cần thiết về sản phẩm, về công nghệ đối với các nhà đầu tư nước ngoài chưa được quan tâm đúng mức. Các dự án đầu tư cho ngành công nghiệp cơ điện tử còn ít, đặc biệt là các dự án thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo máy và thiết bị toàn bộ. - Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp cơ điện tử còn nhiều bất cập. Mãi đến những năm gần đây, do nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp cơ điện tử, các trường đại học tại Việt Nam mới bắt đầu xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành cơ điện tử cho các hệ đại học và cao học. Tuy nhiên, việc đào tạo kỹ sư cơ điện tử chủ yếu là sự kết hợp của các chuyên ngành khác nên thường thiếu sự đồng bộ và định hướng cụ thể. 59 Về nhu cầu phát triển cơ điện tử - Việt Nam nằm ở khu vực Châu Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đang trong giai đoạn cất cánh, có nhiều hứa hẹn cho sự phát triển lĩnh vực cơ điện tử. Với thị trường to lớn và các cơ hội của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, cơ điện tử có thể đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển và tăng trưởng bền vững của Việt Nam. - Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam phải đi tắt, đón đầu, đi thẳng vào KH&CN hiện đại, phát huy tài năng, trí tuệ để có thể sớm cải tạo nền công nghiệp truyền thống và sản xuất được các sản phẩm hàng hóa phù hợp với các xu hướng phát triển cơ điện tử trên thế giới, có giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường, đáp ứng được yêu cầu phát triển của một số ngành công nghiệp chủ lực, cũng như thị hiếu và yêu cầu tiêu dùng cao của một bộ phận dân cư. Về tiềm năng phát triển cơ điện tử - Việt Nam hiện đã là thành viên của WTO và tham gia rất nhiều cơ chế hội nhập khác. Điều này khẳng định môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam sẽ tuân theo các tiêu chuẩn của quốc tế, tạo lòng tin để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và thực tế các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã nhìn thấy Việt Nam, với dân số trên 85 triệu dân và một nền kinh tế đang nổi là một thị trường tiềm tàng và quyết định gia tăng đầu tư để sớm khai thác thị trường này. - Việt Nam ở vị trung tâm của khu vực Đông Nam Á và phía Nam Trung Quốc, có dân số trẻ với khoảng 60% dân số dưới 30 tuổi. Người Việt Nam nhạy bén với các công nghệ mới và có khả năng ứng dụng nhanh các công nghệ mới vào đời sống và công việc, thông minh, sáng tạo, chăm chỉ nên rất thích hợp với các vị trí làm việc trong các ngành công nghiệp công nghệ cao, trong đó có ngành công nghiệp cơ điện tử. Tóm lại, với thực trạng, nhu cầu và tiềm năng đã nêu, để có thể phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam còn nhiều việc phải làm. Không thể chỉ ngồi nhìn vào tiềm năng mà phải biết đánh thức tiềm năng. Muốn vậy, ngoài cuộc cách mạng về KH&CN nhằm nâng cao tiềm lực KH&CN, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển cơ điện tử, cuộc cách mạng về cơ chế, chính sách để phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử cũng là một yêu cầu rất quan trọng, rất bức bách trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. 60 CHƯƠNG III TÌNH HÌNH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ ĐIỆN TỬ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 3.1. Tình hình phát triển cơ điện tử của một số nước trên thế giới 3.1.1. Mỹ Mỹ là cường quốc kinh tế, KH&CN lớn mạnh nhất thế giới. Mỹ có nền sản xuất công nghiệp hiện đại với mức độ tự động hoá cao. Bước vào những năm cuối thập kỷ 90, đầu thập kỷ 2000, kinh tế Mỹ tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng tương đối khá và ổn định (năm 2001 - 0,76%, 2002 - 1,88%, 2003 - 3,06%, 2004 - 4,2% và năm 2006 - 3,5% ) [10]. Yếu tố cơ bản khích lệ tăng trưởng và phát triển bền vững nền kinh tế Mỹ là sự đầu tư mạnh mẽ vào NC&PT của Chính phủ Mỹ. Nếu như 7 nước hàng đầu thế giới (G7) chiếm tới 85% tổng số của khoảng 603 tỷ đô la Mỹ ước tính chi cho NC&PT năm 2000 của 30 nước OECD, thì riêng nước Mỹ đã chiếm tới 44% chi phí cho NC&PT của toàn bộ khối OECD, nhiều gấp 2,7 lần Nhật Bản là nước có hoạt động NC&PT đứng thứ nhì thế giới và nhiều hơn tổng chi cho NC&PT của 6 nước G7 còn lại [11]. Sự đầu tư mạnh mẽ của Mỹ cho NC&PT phản ánh tính nghiêm túc trong cam kết coi NC&PT là động lực của sức cạnh tranh và tăng lợi nhuận của khối doanh nghiệp. Lần đầu tiên chi phí cho NC&PT của các doanh nghiệp Mỹ đã đạt kỷ lục 180 tỷ USD vào năm 2000 và 177 tỷ USD vào năm 2002, chiếm 2/3 tổng chi quốc gia cho NC&PT (276 tỷ USD). Hoạt động NC&PT ở Mỹ được tăng cường mạnh là do đã xuất hiện hình thái kinh tế mới, lấy tri thức làm cơ sở, lấy thông tin làm chỉ đạo, lấy toàn cầu làm phương hướng, lấy mạng lưới xí nghiệp làm vật dẫn và nòng cốt của nó là nền kinh tế tin học. Chính sách phát triển công nghệ cao trong đó có cơ điện tử của Hoa Kỳ không gắn với việc thúc đẩy sản xuất hay điều tiết vốn đầu tư cũng như kế hoạch phát triển của bất kỳ một ngành kinh tế nào, mà gắn với sự lựa chọn có cơ sở các hướng ưu tiên phát triển của từng ngành. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới, với nhận thức chỉ có các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm mới với trình độ kỹ thuật tiên tiến mà trên thực tế thế giới chưa hề có hoặc các mặt hàng rất hiếm khi tồn tại đơn chiếc mới có thể tồn tại và phát triển được, Chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành nhiều chính sách phù hợp khuyến khích các lĩnh vực công nghệ cao phát triển. Ngay từ đầu những năm 1980, nền kinh tế Hoa Kỳ đã chuyển hướng sang sản xuất các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao và có gía trị gia tăng cao, do đó tỷ trọng xuất khẩu những sản phẩm sản xuất hàng loạt truyền thống của các công ty Hoa Kỳ ra thị trường thế giới đã không ngừng giảm xuống. Nếu năm 1980, sản phẩm công nghệ cao ở Hoa Kỳ chỉ chiếm 10,4% tổng sản lượng cả nước, thì đến năm 1989, con số này đã là 13%. Tỷ 61 trọng xuất nhập khẩu và tỷ lệ đóng góp của các sản phẩm công nghệ cao vào GDP ngày càng lớn. Năm 1993, các mặt hàng công nghệ cao chiếm 21% trong tổng trị giá xuất khẩu của Hoa Kỳ và đến năm 2000 con số này đă đạt 26% với trị giá là 181 tỷ USD. Trong vòng 5 - 7 năm gần đây, mức tăng chi phí hàng năm của nhà nước trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học ở Hoa Kỳ trung bình là 10%. Từ năm 1987 đến năm 1997, Quỹ Khoa học Quốc gia đă tăng gấp đôi số vốn cấp và chi 70% số tiền được cấp trực tiếp cho các tập thể sáng tạo, ưu tiên cho đội ngũ kỹ sư và các nhà khoa học trẻ có triển vọng. Trong những công trình nghiên cứu khoa học và thiết kế thử nghiệm, tiền tài trợ được tập trung chủ yếu cho các nghiên cứu đa ngành có khả năng đem lại hiệu quả đồng thời cho nhiều ngành khác nhau. Ngoài việc đầu tư trực tiếp cho các công trình nghiên cứu khoa học, kể cả cho các công ty tư nhân, Nhà nước còn áp dụng một cách có hiệu quả các biện pháp ưu đăi về thuế, cắt giảm thuế đánh vào lợi nhuận,…đối với toàn bộ các công ty công nghiệp, có thời điểm tổng số thuế nói chung đã giảm tới 50%. Nhiều chuyên gia cho rằng nhờ giảm thuế, mà các hãng, bắt đầu từ năm 1994, đă tăng 4% đầu tư của mình để tiến hành công tác NCKH&PTCN. Năm 2003, ngân sách dành cho NCKH&PTCN của chính quyền Tổng thống Bush tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực ưu tiên là công nghệ y sinh, công nghệ thông tin và công nghệ nano với các mục tiêu cụ thể là thiết kế các dụng cụ máy móc cho phép chụp ảnh và điều khiển tính năng của các vật liệu hữu cơ và vô cơ ở mức độ nguyên tử; thiết kế các chương trình phần mềm cho phép thao tác thông tin ở mức nguyên tử và mô phỏng các đặc tính chức năng của vật chất dựa trên cơ sở mô tả ở mức độ nguyên tử. Kết quả của các nghiên cứu này đã tạo ra khả năng điều khiển các đặc tính chức năng của tất cả vật chất cấu tạo nên các nguyên tử hoá học đồng thời góp phần sản xuất ra các sản phẩm có tính đặc thù cao trong công nghệ sinh học, công nghệ chất vô cơ và công nghệ nano. Về cơ điện tử ở Mỹ, giai đoạn phát triển mới được đặc trưng bằng việc thiết kế, chế tạo và phổ biến nhanh các Robot thông minh và các Robot làm việc trên cơ sở mô phỏng hoạt động của mạng nơ ron. Một trong những hướng đang được ưu tiên NC&PT là tạo ra các loại quy trình sản xuất công nghệ mới được tự động hoá ở mức cao và các hệ thống thiết bị tự động trên cơ sở tích hợp những thành tựu của ngành điện tử, vi điện tử, chế tạo khí cụ, chế tạo máy tính, công nghệ phần mềm, những phân ngành mới của ngành cơ khí chế tạo gắn liền với kỹ thuật Robot và các hệ thống sản xuất tự động hoá linh hoạt (Flexible Manufacturing System - FMS), kỹ thuật laser và các phương tiện truyền thông và tin học. Mỹ đã công bố triển khai thực hiện một loạt công trình nghiên cứu đồ sộ, trong đó công nghệ cơ điện tử đóng góp một phần đáng kể như chương trình đổ bộ người lên mặt trăng (Apollo), chương trình phòng thủ chiến lược (SDI), chương 62 trình quan sát vỏ trái đất (EOS), hệ thống phòng thủ chống tên lửa (NMD), v.v... Các chương trình này chủ yếu nhằm mục đích quân sự và đã động viên một lực lượng lớn các phương tiện công nghệ và công nghiệp của Mỹ nhằm tạo ra những công nghệ mới, tiên tiến thuộc nhiều lĩnh vực như truyền thông, cảm biến quang học, rađa, laser, các hệ thống đẩy không gian, v.v... Kết quả của các chương trình này không những đã tạo ra được các công nghệ mới, các sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu về quân sự mà còn tạo ra những công nghệ chìa khoá, công nghệ nền cho các ngành sản xuất kinh tế - xã hội, góp phần đưa nền kinh tế - xã hội Mỹ bước dần vào kỷ nguyên thông tin. Trong nhiệm kỳ của mình, tổng thống G.Bush đã tài trợ cho NC&PT một khoản kinh phí đáng kể. Theo báo cáo của Cơ quan Chính sách KH&CN (OSTP) và Cơ quan Ngân sách và Quản lý (OMB), năm 2005, Tổng thống G.Bush đã tài trợ 16% tổng ngân sách cho NC&PT. Đây là mức tài trợ cao nhất tính trên GDP

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf7172R.pdf