Đề tài Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của giống hoa cúc bất tử với điều kiện khí hậu miền Bắc

2.1. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÂY HOA CÚC BẤT TỬ

2.1.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại của cây hoa cúc bất tử

2.1.1.1. Nguồn gốc

Hoa cúc có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã chứng minh rằng từ đời Khổng Tử người ta đã làm lễ thắng lợi hoa vàng (hoa cúc) và cây hoa cúc đã đi vào các tác phẩm hội họa, điêu khắc từ đó. Một thành phố cổ xưa của Trung Quốc đã đặt tên là Ju - Xian, có nghĩa là: “Thành phố hoa cúc”. Cây này sử dụng chính trong các lễ hội và đã được giới thiệu tới Nhật Bản có thể khoảng thế kỷ thứ VIII. Tới thế kỷ thứ XVII, hoa cúc được mang tới châu Âu. Ngày nay cúc được trồng khắp các nước trên thế giới như: Hà Lan, Đức, Pháp, Nhật Bản, Nga, Mỹ, Singapore, Isaren (Trần Lan Hương, 2006; Nguyễn Quang Thạch, 2002).

Ở Việt Nam đến đầu thế kỷ thứ XIX, hoa cúc nói chung và cúc bất tử nói riêng đã được trồng thành các vùng chuyên canh. Hiện nay, Đà Lạt có diện tích trồng hoa cúc lên tới trên 5.000ha; Hà Nội đã hình thành những vùng trồng cúc chuyên canh như xã Tây Tựu (Từ Liêm) diện tích xấp xỉ 200ha, quận Tây Hồ diện tích 70ha , đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng.

Hiện nay cả trên thế giới và tại Việt Nam có rất ít tài liệu nói về nguồn gốc, đặc điểm thực vật học cũng như kỹ thuật chăm sóc, trồng cây hoa cúc bất tử. Tài liệu tôi thu nhận được về loài hoa này chủ yếu là trên một số Website tin cậy của nước ta.

 

doc39 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 8199 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của giống hoa cúc bất tử với điều kiện khí hậu miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ở Việt Nam những năm gần đây, cơ cấu cây trồng nông nghiệp chuyển đổi nhanh chóng trong nền kinh tế thị trường, một hướng chuyển đổi quan trọng ở nông thôn các vùng ven đô là phát triển trồng hoa cây cảnh. Việc kinh doanh hoa cây cảnh đã được xã hội đặc biệt quan tâm vì hoa không chỉ đem lại giá trị trong đồi sống tinh thần, mà thực tế đã đem lại hiệu quả cao cho người sản xuất. Trong các loài hoa, cây hoa cúc được phát triển nhanh vì nó là loài hoa đẹp, đa dạng, được dùng để trang trí, làm dược liệu, và được trồng nhiều nơi trên thế giới bởi tính thích nghi cao, dễ sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ. Thực tế việc trồng cây hoa cúc ở Việt Nam đã tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động nông nghiệp, góp phần tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo. Hoa bất tử hay còn gọi là cúc bất tuyệt; Immortelle, Strawflower, Paper daisy, Everlasting, là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae). Màu sắc của hoa cúc bất tử rất khác nhau, hầu như có tất cả các màu tự nhiên: Trắng, vàng, đỏ, tím, hồng, nâu, xanh, tạo nên một thế giới màu sắc vô cùng phong phú và đa dạng.... Chính vì vậy, hoa cúc bất tử đã nhanh chóng chiếm được vị trí cao trong thị trường hoa. Hoa cúc bất tử là loại cây thích hợp với điều kiện lạnh nên mới chỉ được trồng phổ biến ở Đà lạt, nơi có nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm cao, quanh năm thời tiết trong lành, mát mẻ. Trong xã hội ngày nay khi mà đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, ngoài các nhu cầu về ăn, mặc, ở thì các nhu cầu mang tính tinh thần có vai trò ngày càng to lớn. Cây hoa cúc bất tử có đặc điểm cánh hoa màu vàng. Cánh hoa và lá bắc khô xác nên để được rất lâu, không tàn. Khi khô, hoa không đổi màu. Với những ưu điểm vốn có của mình, hoa cúc bất tử đã thay đổi hẳn thị hiếu người chơi hoa, đồng thời loại hoa này đã trở nên gần gũi, thân thiết với người tiêu dùng.Cùng với sự phát triển của nền kinh tế như hiện nay ở nước ta, nhu cầu chơi hoa nói chung và hoa cúc bất tử nói riêng cũng đã trở nên rất phổ biến đối với mọi nhà, mọi người. Nhưng trên thực tế, hoa cúc bất tử do Đà Lạt cung cấp không đáp ứng đủ nhu cầu chăm sóc và thưởng ngoạn loại hoa này. Từ những l‎í do trênchúng tôi đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của giống hoa cúc bất tử với điều kiện khí hậu miền Bắc”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của giống hoa cúc bất tử, nhằm làm tăng nhanh số lượng hoa, góp phần nâng cao độ đa dạng và phong phú của các giống hoa cúc bất tử, phục vụ ngày càng tốt nhu cầu về hoa của xã hội. 1.3. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu sự khác biệt về khả năng sinh trưởng và phát triển của giống hoa cúc bất tử tại điều kiện khí hậu ở Đà Lạt và điều kiện khí hậu ở khu vực miền Bắc. - Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của giống hoa cúc bất tử với điều kiện khí hậu miền Bắc. Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÂY HOA CÚC BẤT TỬ 2.1.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại của cây hoa cúc bất tử 2.1.1.1. Nguồn gốc Hoa cúc có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã chứng minh rằng từ đời Khổng Tử người ta đã làm lễ thắng lợi hoa vàng (hoa cúc) và cây hoa cúc đã đi vào các tác phẩm hội họa, điêu khắc từ đó. Một thành phố cổ xưa của Trung Quốc đã đặt tên là Ju - Xian, có nghĩa là: “Thành phố hoa cúc”. Cây này sử dụng chính trong các lễ hội và đã được giới thiệu tới Nhật Bản có thể khoảng thế kỷ thứ VIII. Tới thế kỷ thứ XVII, hoa cúc được mang tới châu Âu. Ngày nay cúc được trồng khắp các nước trên thế giới như: Hà Lan, Đức, Pháp, Nhật Bản, Nga, Mỹ, Singapore, Isaren… (Trần Lan Hương, 2006; Nguyễn Quang Thạch, 2002). Ở Việt Nam đến đầu thế kỷ thứ XIX, hoa cúc nói chung và cúc bất tử nói riêng đã được trồng thành các vùng chuyên canh. Hiện nay, Đà Lạt có diện tích trồng hoa cúc lên tới trên 5.000ha; Hà Nội đã hình thành những vùng trồng cúc chuyên canh như xã Tây Tựu (Từ Liêm) diện tích xấp xỉ 200ha, quận Tây Hồ diện tích 70ha…, đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng (Nguyễn Quang Thạch, 2002; Hiện nay cả trên thế giới và tại Việt Nam có rất ít tài liệu nói về nguồn gốc, đặc điểm thực vật học cũng như kỹ thuật chăm sóc, trồng cây hoa cúc bất tử. Tài liệu tôi thu nhận được về loài hoa này chủ yếu là trên một số Website tin cậy của nước ta. Theo thông tin tại Website thì cây hoa cúc bất tử có nguồn gốc ở Autralia, được gây trồng rộng rãi ở các tỉnh miền Bắc và vùng núi cao miền Nam. 2.1.1.2. Vị trí phân loại của cây cúc bất tử Cây cúc bất tử thuộc: Giới : Plantae Ngành : Hạt kín - Angiospermatophyta (Magnoliophyta) Lớp : 2 lá mầm - Dicotyledoneae (Magnoliopsida) Phân lớp : Hoa cúc - Asteridae Bộ : Cúc - Asteraleae Họ : Cúc - Asteraceae (Compositae) Chi : Helichrysum Loài : H.brateatum ( Họ Cúc Asteraceae là một trong những họ lớn nhất của Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta), thực vật hạt kín (Angniospermatophyta) (Takhtajan, A.L., (1987). Qua hai cuộc hội thảo quốc tế về họ Asteraceae năm 1967 và 1994 mang tên “Sinh học và hóa học của họ cúc” đã có sự thống nhất tương đối về hệ thống học của họ Asteraceae. Họ Cúc trên thế giới xếp trong 2 phân họ, 13 tông (Kere Bremer, (1994), Việt Nam có 2 phân họ và 12 tông, nhưng hiện tại chia làm 17 tông. Họ Cúc có khoảng 1.550 chi với 23.000 loài (Takhtajan, A.L., 1987, Lê Kim Biên, 2007, Nguyễn Nghĩa Thìn, năm). Tuy nhiên có rất nhiều số liệu khác nhau về số lượng loài hoa cúc. Theo GS.TS. Khoa học Nguyễn Nghĩa Thìn thì họ cúc có 2.500 loài và 1.100 chi (Nguyễn Nghĩa Thìn) . Theo Trần Lan Phương và cộng sự, hoa cúc có hơn 3.000 loài với kích thước, màu sắc khác nhau (Trần Lan Hương – 2006). Nghiên cứu của Anderson (1987), Langton (1989) cho biết trên thế giới có hơn 7.000 giống cúc đã đưa vào sử dụng với sự đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc (Anderson, N.O (1987), Langton, F.A (1989). Tính riêng chi Helichrysum ước tính bao gồm một 600 loài, nguồn gốc từ châu Phi (với 244 loài ở Nam Phi), Madagascar, Úc và Âu Á. Các loài của chi này có thể là cây một năm, cây lâu năm thân thảo hoặc cây bụi, chiều cao cây đạt khoảng từ 60 - 90 cm. Một vài loài được trồng làm cây cảnh, và cho hoa khô. Helichrysum bracteatum là cây bản địa lâu năm ở Úc, nó phát triển ở tất cả các vùng trên đất nước này. Helichrysum là một loài hoa nổi tiếng biểu tượng của thành phố Baguio, Philippines ( Theo Hilllard (1983) thì sự phân loại chi này không đồng nhất. Ông cho rằng chi này là một chi lớn bao gồm 30 nhóm hình thái khác nhau. Nhưng chi này vẫn đang gây tranh cãi và được xem như là một chi nhân tạo. Một số loài có nguồn gốc từ Australia, chẳng hạn như H. acuminatum và H. bracteatum, đã được phân loại lại trong chi Xerochrysum năm 1991, như X. subundulatum và X. bracteatum . Năm 1989, loài lệch của Helichrysum được phân loại lại trong Syncarpha. Năm 2004, A. Miller xác định các loài có khả năng chưa được công bố nhưng có mặt trong danh sách đỏ IUCN, nằm trong phạm vi giới hạn của họ Yemen. Các họ được phân chia như sau: Helichrysum sp. nov. A - môi trường sống tự nhiên của loài này là các khu vực núi đá. Nó nằm trong trong tình trạng "cần được bảo tồn" của IUCN. Helichrysum sp. nov. B - môi trường sống tự nhiên của loài là cận nhiệt đới hay nhiệt đới khô, cây bụi và các khu vực núi đá. Nó nằm trong tình trạng "cần được bảo tồn". Helichrysum sp. nov. C - môi trường sống tự nhiên của loài là các khu vực núi đá. Nó bị đe dọa bởi mất môi trường sống như hiện nay. Nó đang nằm trong tình trạng "nguy cấp". Helichrysum sp. nov. D - môi trường sống tự nhiên của loài là các khu vực núi đá. Nó nằm trong tình trạng "nguy cấp". Helichrysum sp. nov. E - môi trường sống tự nhiên của loài là các khu vực núi đá. Nó đang nằm trong tình trạng "cần được bảo tồn". 2.1.2. Đặc điểm thực vật học và nông học của cây hoa cúc bất tử 2.1.2.1. Đặc điểm thực vật học của cây hoa cúc bất tử Theo thông tin tại Website thì cây hoa cúc bất tử về cơ bản có những đặc điểm thực vật học như sau: - Rễ: rễ là cơ quan sinh sản dưới mặt đất, có nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng và nước cho cây, giữ cho cây không đổ. Cây trồng chủ yếu bằng hạt, ươm gieo như các loại hoa cúc một năm khác. Hiện nay các nhà ươm tạo ra được nhiều chủng có cụm hoa màu sắc hoa khác nhau, nếu trồng xen kẽ nhau hay xếp chúng vào một bó, cắm lọ rất đẹp. - Thân: Cây thuộc loại thân cỏ, nhỏ, cứng, sống hàng năm, vươn cao, đôi khi phân nhánh, thẳng đứng nhẵn. Kích thước thân cao hay thấp, to hay nhỏ, sự phân cành mạnh hay yếu phụ thuộc vào giống. - Lá: Hoa bất tử có ít lá, dáng thon nhỏ dài, đầu lá nhọn, lá ngắn dần khi tới gần ngọn cây. Lá không cuống, dạng thuôn hình giáo, thu hẹp ở gốc. Mầu sắc xanh nhạt hay đậm phụ thuộc vào giống, trong một chu kì sinh trưởng cây hoa cúc bất tử có từ 30 - 50 lá trên thân. - Hoa: Cụm hoa hình đầu ở đỉnh thân, cành, đường kính 3 - 6cm, ngoài có nhiều lá bắc dạng vảy, cứng, khi khô không héo và giữ được màu sắc (vàng, hồng, tím, trắng, đỏ,...) bền. Hoa bên trong hoàn toàn hình ống màu vàng nhạt hay hơi hồng. Hoa nở từng bông ở đầu cành và đầu các nhánh phụ phía dưới. Màu chính của hoa là màu vàng tươi. Nhưng ngày nay hoa cúc bất tử được người ta tạo cho nhiều màu sắc: cam đỏ, cam đậm, cam tươi, hồng, trắng... Hoa có nhiều lớp cánh, vẻ đẹp sắc sảo. Đầu cánh hoa nhọn, cong lên, thường sậm màu. Phần cánh sát nhụy đổi màu nhạt hơn, bao quanh khoanh nhụy vàng khá lớn, thu hút ong bướm. Khi hoa mãn khai, những cánh hoa xòe nở dang ngang, đám nhụy sậm màu, ngả sắc nâu. Cánh hoa bất tử trơn nhẵn, cứng láng bóng. Đặc biệt hoa không tàn phai. Phơi khô, hoa vẫn giữ được nguyên hình dáng, màu sắc ban đầu ( 2.1.2.2. Đặc điểm nông học của cây hoa cúc Hoa cúc có nguồn gốc ôn đới nên đa số ưa khí hậu mát mẻ. Ở Việt Nam cúc được trồng chủ yếu vào mùa thu, nhiệt độ thích hợp dao động từ 15 - 20oC, bên cạnh đó có một số giống chịu nhiệt 30 - 35oC. Cúc bất tử được xếp vào loại cây ngắn ngày, ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân hóa mầm hoa và sự nở hoa. Ngày dài có ảnh hưởng đến sự ra hoa của cúc. Nắm được đặc điểm trên khi trồng hoa cúc có thể che lưới để giảm bớt cường độ nóng cho cúc sinh trưởng tốt. Cúc là cây trồng cạn, không chịu được úng nhưng đồng thời có sinh khối lớn, bộ lá to, do vậy cũng chịu hạn kém. Độ ẩm đất từ 60 - 70%, độ ẩm không khí 55 - 65% thuận lợi cho cúc sinh trưởng. Ngoài ra đất và dinh dưỡng cũng là những yếu tố quan trọng cho sự sinh trưởng của cúc. Đất cung cấp nước, dinh dưỡng, không khí cho cây, đất trồng phải cao ráo, thoáng, không ngập úng. Ngoài ra, các loại phân như đạm, lân, kali cũng cần cho sự sinh trưởng, phát triển, hình thành nụ và hoa. Bên cạnh đó các phân vi lượng và canxi không thể thiếu được cho bộ rễ, cũng như quá trình phát triển của cây (Nguyễn Quang Thạch, 2002). 2.1.2.3. Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của cây hoa cúc Hoa cúc có giá trị trang trí, trồng làm cảnh, theo những nền văn hóa khác nhau cũng có những cách sử dụng rất khác nhau, điều đó khiến cho hoa cúc ngày càng được ưa chuộng hơn trong cuộc sống. Ở một số nước châu Âu (Pháp, Ba Lan, Croatia….) hoa cúc trắng được sử dụng trong những đám tang, nhưng ở một số nước khác nó đại diện cho sự trung thực. Ở Chicago (Mỹ) năm 1961, hoa cúc chính thức được coi là hoa của thành phố. Ở Trung Quốc có một số loài hoa cúc được sử dụng như là một loại trà, thậm chí cúc được sử dụng làm thuốc trừ sâu thân thiện với môi trường… Ở Mỹ thường được coi là sự tích cực…. người Nhật Bản thường coi cúc là một người bạn tâm tình và có một “lễ hội của hạnh phúc” là để kỷ niệm hoa… Ở Việt Nam hoa cúc có mặt trong các vườn hoa, công viên, trong phòng khách, bàn làm việc, trong lễ thăm viếng (Nguyễn Quang Thạch 2002), Không chỉ làm cảnh, theo Lê Kim Biên (2007) thì họ cúc có 374 loài trong đó có tới 181 loài đã biết giá trị sử dụng chiếm gần 50% số loài: - Làm thuốc: cây hoang dại 85%, 16 loài trồng. - Làm cảnh: 30 loài (toàn bộ là nhập nội có nguồn gốc nước ngoài) - Rau ăn: 31 loài tự nhiên, 4 loài trồng. - Thuốc trừ sâu: 3 loài (không gây độc). - Phân xanh: 1 loài, cúc quỳ ở Mỹ được sử dụng phủ đất trống bạc mầu. - Chất béo và tinh dầu: 12 loài, đặc biệt phải kể đến cây thanh hao. Cây thanh hao hay còn gọi là cây thanh hao hoa vàng có tên khoa học là Artemisia annua L. có tác dụng chữa sốt rét , có chứa chất Artemisinin một loại tinh dầu quý mà không tìm thấy ở những cây cùng loại trong họ cúc. Riêng với chi Chrysanthemum có cúc Đại đóa: với nhiều loài, hoa có màu sắc khác nhau: vàng, trắng, đỏ tía, tím. Bông lớn, dáng đẹp, hoa nở nhiều vào dịp tết, nhưng gần đây một số loài trồng gần như quanh năm, phục vụ nhu cầu trang trí vào những ngày lễ. Một số loài khác của chi Chrysanthemum như cúc vàng hay kim cúc (C. indicum L.) có bông nhỏ hơn, dùng để pha chè, ngâm rượu, cũng trồng làm cảnh; cúc trắng hay bạch cúc (C. morfolium ramat) còn dùng để pha chè, ngâm rượu, hoặc làm thuốc chữa nhức đầu, đau mắt; rau cải cúc (C. coronarium L.) thường trồng làm rau ăn (Hoàng Thị Sản, 2006). Ngoài việc phục vụ cho những nhu cầu trên, hoa cúc đồng thời cũng là nguồn lợi kinh tế quan trọng. Kim ngạch xuất khẩu hoa cúc nói chung quý 3 năm 2008 của Việt Nam đạt tới hơn 1,4 triệu USD ( Trong những tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hoa các loại sang thị trường Nhật Bản đạt khá cao. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hoa tươi, hoa khô và các loại lá trong tháng 3/2009 đạt hơn 1 triệu USD, tăng 36% so với tháng trước và tăng tới 54,1% so với cùng kỳ năm 2008. Tính chung 3 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hoa các loại đạt hơn 2,3 triệu USD, tăng 35% so với cùng kỳ 2008. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hoa Cúc trong tháng 3/2009 đạt cao nhất với 672,7 nghìn USD; tiếp đến là hoa Cẩm chướng với kim ngạch đạt 140,8 nghìn USD; hoa Hồng đạt 74,6 nghìn USD và Lan Hồ Điệp là 29,7 nghìn USD ( Xuất khẩu hoa các loại tiếp tục tăng cao trong 10 tháng năm 2010 với kim ngạch đạt 11,5 triệu USD, tăng 37,9%. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hoa cúc các loại đạt cao nhất với 7 triệu USD, tăng 23,4% so với cùng kỳ 2009 ( Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Rừng hoa Đà Lạt (Công ty Rừng hoa Đà Lạt), đang xúc tiến kế hoạch xuất khẩu hoa cúc cắt cành sang Nhật Bản trong năm 2010. Đây là lượng hoa của Liên minh sản xuất hoa cúc - gồm Công ty Rừng hoa Đà Lạt và 41 hộ trồng hoa cúc ở địa phương - hợp tác sản xuất trong khuôn khổ dự án cạnh tranh nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ với tổng vốn trên 5,4 tỉ đồng trong thời gian 18 tháng. Hiện liên minh này có khoảng 10ha chuyên sản xuất hoa cúc ở Đà Lạt và dự kiến bước đầu xuất khẩu khoảng 40.000 cành hoa cúc/tuần ( Đáng chú ý, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm hoa khô trang trí tại thị trường Nhật Bản đang tăng lên rất mạnh, đạt 551,6 nghìn USD, tăng 49,4 lần. Giá trung bình xuất khẩu hoa khô trang trí cũng tăng cao so với cùng kỳ, hiện ở mức 0,56 USD/cành, tăng 40,8%. Hiện nay, người tiêu dùng Nhật Bản đang có xu hướng thích chơi hoa khô vì vẻ đẹp và hiệu quả sử dụng rất cao. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu hoa trong nước đáp ứng nhu cầu của thị trường khó tính này. Hiện mỗi bông hoa hồng khô xuất khẩu sang Nhật có giá khoảng 1 USD, gấp 10-12 lần so với xuất hoa tươi. Mỗi lẵng, giỏ hoa hoàn chỉnh có giá từ 80 đến 600 nghìn đồng, thậm chí từ 1-2 triệu đồng nếu thực hiện theo đơn đặt hàng (www.rauhoaquavietnam.vn). Thực tế cho thấy việc sản xuất kinh doanh hoa cúc cho phép người trồng hoa thu được nhiều lợi nhuận trên mỗi đồng vốn đầu tư. Số liệu điều tra về tình hình phát triển hoa của Hà Nội những năm gần đây cho thấy tỷ lệ diện tích trồng hoa cúc các loại ngày càng tăng lên không ngừng qua các năm chiếm khoảng 42,8%, trong khi hoa hồng 29,8%, hoa đào 12,5% và các hoa khác 15,3%. Trên một sào đất trồng cây hoa cúc với mật độ trung bình 40 - 45 cây/m2 có thể thu thập từ 3,0 - 4,0 triệu đồng, kể cả chi phí chăm sóc cho đất, chăm sóc, vật tư ban đầu, mất 1,5 - 2,0 triệu đồng tiền vốn. Trong khi đó với cây lúa thu nhập trên một sào đạt 300 - 400 nghìn đồng. Giá bán hoa cúc dao động từ 500 - 1.500 đồng/bông. Giá bán ở một số nước như Australia 15.000 - 21.000 đồng/bông, Hà Lan 8.000 - 12.000 đồng/bông, Nhật Bản 7.000 - 10.000 đồng/bông. Vì vậy, nếu xuất khẩu được thì hiệu quả trồng hoa cúc có cơ hội phát triển hơn nữa (Nguyễn Quang Thạch, 2002). Hiện nay cả trên thế giới và Việt Nam đều chưa có tài liệu nào nói về giá trị sử dụng cũng như giá trị kinh tế của cây hoa cúc bất tử. Hoa cúc bất tử có những đặc điểm rất thích hợp với mục đích sử dụng hoa khô. Như trên đã trình bày, hiện nay hoa khô rất được ưa chuộng ở các thị trường lớn như Nhật Bản, vì vậy nếu nước ta có những chính sách đầu tư , phát triển hợp lý loài hoa này và xuất khẩu được sang các thị trường nước ngoài thì hiệu quả của chúng là rất lớn. Tuy nhiên ở Việt Nam, loài hoa này mới chỉ được trồng phổ biến ở Đà Lạt với mục đích phục vụ khách thăm quan và du lịch, song với tình hình sản xuất và phát triển hoa cúc bất tử như hiện nay loài hoa này có tiềm năng phát triển mạnh trên thị trường trong và ngoài nước. 2.1.4. Tình hình sản xuất và phát triển hoa cúc trên thế giới và Việt Nam Với sự đa dạng về chủng loại, hình thái, mầu sắc, hương thơm lâu tàn, dễ dàng bảo quản, vận chuyển tiêu thụ hoa cúc là một mặt hàng đặc biệt hấp dẫn các nhà sản xuất kinh doanh hoa. Đồng thời việc nghiên cứu cũng rất được quan tâm nhằm tạo được nhiều giống mới phục vụ cho nhu cầu của con người cũng như nghiên cứu phục vụ cho mục đích thương mại và y học. 2.1.4.1. Tình hình sản xuất và phát triển hoa cúc trên thế giới Tuy cây hoa cúc có nguồn gốc từ lâu đời nhưng đến năm 1688 Jacob Layn người Hà Lan mới trồng, phát triển mang tính thương mại trên đất nước của ông và đến tận thế kỷ XX nó mới có ý nghĩa thương mại trên thế giới. Những năm 1961 - 1970 cúc được trồng rất nhiều và là cây hoa quan trọng nhất đối với Trung Quốc, Nhật Bản và là cây quan trọng đứng thứ hai sau hoa hồng ở Hà Lan. Hàng năm kim ngạch giao lưu buôn bán về hoa cúc trên thế giới ước đạt tới 1,5 tỉ USD (Nguyễn Quang Thạch, 2002). Một số nước nhập và xuất khẩu hoa cúc trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Pháp, Đức, Nga, Mỹ, Xingapore, Isaren… Trong đó dẫn đầu là Hà Lan phục vụ cho thị trường tiêu thụ rộng lớn gồm 80 nước trên thế giới với diện tích trồng cúc chiếm tới 30% tổng diện tích trồng hoa tươi. Bốn nước sản xuất chính là Hà Lan 80 triệu cành cúc mỗi năm, Colombia 600 triệu cành cúc mỗi năm, tiếp theo là Ý 500 triệu cành, và Mỹ 300 triệu cành (Nguyễn Quang Thạch, 2002). Năm 1982, Hà Lan đã sản xuất 3.119.000 cây cúc từ nuôi cấy trong ống nghiệm đến năm 1986 con số này đã tăng tới 73.650.000 cây. Công nhệ nhân giống tiên tiến này đã trở thành nền tảng cho ngành sản xuất hoa và cây cảnh của Hà Lan cũng như các nước sản xuất hoa trên thế giới. Bằng phương pháp này, người ta đã sản xuất được một lượng lớn cây giống khỏe, sạch bệnh và hoàn toàn đồng nhất về mặt di truyền. Ở châu Á, Nhật Bản đang là nước dẫn đầu về sản xuất hoa cúc, mỗi năm Nhật Bản sản xuất được khoảng 200 triệu cành phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu (Yahe.H and Y.Tsukamoto (1985). Bên cạnh đó ước tính năm 2007, sản lượng hoa cúc ở Trung Quốc có thể lên đến 35 triệu bông. Diện tích trồng cúc phát triển ở hơn 1.000mu (đơn vị diện tích ở Trung Quốc, 1mu = 1/15 ha). Ngoài ra phải kể đến Thái Lan, cúc trồng quanh năm với sản lượng cành cắt/năm là 50.841.500 cành. 2.1.4.2. Tình hình sản xuất và phát triển hoa cúc ở Việt Nam Ở nước ta hiện nay hoa cúc có mặt ở khắp mọi nơi từ vùng núi cao đến đồng bằng, từ nông thôn đến thành thị. Xét về chủng loại, trước những năm 1997 diện tích trồng hoa hồng nhiều nhất (31%) nhưng từ năm 1998 trở lại đây với trên 15.000ha trồng hoa cúc trên cả nước, diện tích trồng hoa cúc đã vượt lên (chiếm 42% trong đó hồng chỉ còn 29,4%). Hiện nay hoa cúc là loại hoa có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hoa cây cảnh của cả nước ( Những vùng sản xuất chính có thể kể đến: Đà Lạt, Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó Đà Lạt là nơi lý tưởng cho việc sinh trưởng và phát triển hầu hết các loại hoa cúc, diện tích trồng cúc nói chung trên 5.000ha chiếm 25 - 30% diện tích trồng hoa vùng này. Hoa cúc của Đà Lạt không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu sang Trung Quốc. Tháng 6 năm 2008, Hiệp hội hoa Đà Lạt đã cử một đoàn thanh niên của Hiệp hội đi thăm quan việc trồng và xuất khẩu hoa cúc ở cao nguyên Cameron - Malaysia. Đoàn thăm quan nhận thấy rằng với những điều kiện tự nhiên như độ cao, khí hậu và đầu tư cơ sở kỹ thuật của bạn tương lai như Đà Lạt, họ đã sản xuất hoa cúc có chất lượng cao để xuất khẩu. Với diện tích canh tác 40ha trong năm 2006, họ xuất khẩu được 300 triệu cành hoa cúc các loại, trong đó 100 triệu cành xuất khẩu sang thị trường khó tính là Nhật Bản ( Bên cạnh đó, với địa hình đồi núi cao, chia cắt mạnh đã tạo nên những tiểu vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới, hoa là cây trồng đang trở thành ưu thế trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Lào Cai, đặc biệt là những loại hoa ôn đới có giá trị kinh tế cao như hoa cúc. Lào Cai có 97,5ha hoa các loại, đạt giá trị 16.033 triệu đồng, riêng hoa cúc các loại chiếm 5,1ha diện tích trồng và sản lượng đạt 1,53 triệu bông trồng tập trung tại thị xã Lào Cai và huyện Bảo Thắng ( Ngoài ra phải kể đến vùng Trung du và miền núi phía Bắc, trong tổng diện tích gần 136ha trồng hoa, diện tích trồng hoa cúc lớn thứ hai với 14,5ha với sản lượng 5 triệu cành/năm ( Theo chương trình phát triển sản xuất hoa của Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến năm 2010, Việt Nam sẽ xuất khẩu 1 tỷ cành hoa các loại trong đó hoa hồng, cúc và phong lan chiếm 85%. Theo chương trình này diện tích trồng hoa của cả nước sẽ đạt 8.000ha cho sản lượng 4,5 triệu cành. Doanh thu từ xuất khẩu hoa đạt 60 triệu USD. Trong đó ngoài Đà Lạt, Lào Cai, Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Hải Phòng, Thái Bình….. Hà Nội sẽ là một trong những vùng tập trung trồng hoa chính với xã Tây Tựu dự kiến mở rộng diện tích lên 500ha trở thành làng hoa thay thế cho những vùng trồng hoa truyền thống đang bị đô thị hóa như Ngọc Hà, Nhật Tân ( Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là vùng trồng hoa mà còn là thị trường tiêu thụ hoa lớn của Việt Nam, nhu cầu hoa cắt trong ngày từ 25.000 - 30.000 cành. Hiện nay thành phố vẫn phải nhập những loại hoa cắt, trong đó có cúc chùm từ Hà Lan, Đài Loan, Singapore… đặc biệt là các loại cúc đơn từ Hà Nội vào với giá từ 400 - 600 đồng/cành (Nguyễn Quang Thạch, 2002). Để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ hoa trong nước cũng như trên thế giới đòi hỏi các nhà sản xuất hoa của Việt Nam phải có kế hoạch đầu tư và phát triển một cách thích hợp, đặc biệt là trong công tác chọn tạo giống và nhân giống… công nghệ đóng gói bảo quản để nâng cao năng xuất chất lượng hoa. Hiện nay cả trên thế giới và Việt Nam đều chưa có tài liệu nào nói về tình hình sản xuất và phát triển hoa cúc bất tử do loài hoa này hiện nay vẫn chỉ dùng ở mức độ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa được đầu tư thích hợp và mới chỉ được trồng chủ yếu ở Đà Lạt. Đây cũng là vấn đề khó khăn mà chúng tôi gặp phải khi nghiên cứu đề tài này. 2.2. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HOA CÚC 2.2.1. Khái quát về một số yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa cúc Theo Nguyễn Xuân Linh và cs (2005) về cơ bản cây hoa cúc có một số về yêu cầu ngoại cảnh như sau: 2.2.1.1. Nhiệt độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của giống hoa cúc bất tử với điều kiện khí hậu miền Bắc.doc
Tài liệu liên quan