Đề tài Nghiên cứu mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng ở xã Dương Nội, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây

Xã Dương Nội có vị trí liền kề với trung tâm thành phố Hà Đông, cách thủ đô Hà Nội 14 km về phía Tây, có đường tỉnh lộ 72 chạy qua.

Dương Nội có diện tích đất tự nhiên là 585,31 ha, địa giới hành chính của xã được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp xã An Khánh, huyện Hoài Đức.

- Phía Tây giáp xã La Phù và Đông La, huyện Hoài Đức,

- Phía Đông giáp xã Văn Khê thành phố Hà Đông và xã Đại Mỗ - Từ Liêm – Hà Nội.

- Phía Nam giáp xã Yên Nghĩa – Hà Đông.

Xã Dương Nội hiện có dân số là 16070 người và trên 3565 hộ gia đình chia thành ba khu dân cư chính bao gồm ba thôn: La Dương, La Nội và Ỷ La.

 

doc62 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3017 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng ở xã Dương Nội, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch địa phương chi khoảng 200 triệu đồng và thu tiền phí của dân là trên 400 triệu đồng (năm 2001 là 460 triệu đồng). Công ty Môi trường đô thị Tam Kỳ không thể bao quát hết việc thu gom và vận chuyển rác của thị xã. Hơn nữa, ý thức của dân chúng trong việc quản lý chất thải thấp, ỷ lại cho Nhà nước. Trước tình hình này, Ủy ban Nhân dân Thị xã, với sự tư vấn của Công ty Môi trường Đô thị Tam kỳ đã xây dựng mô hình cộng đồng tham gia giữ vệ sinh môi trường và thu gom, vận chuyển chất thải ở những nơi công cộng, đường phố. Đảng Ủy phường ra Nghị quyết về nhiệm vụ quản lý chất thải trên địa bàn phường, không để tình trạng vứt rác ra đường hay không tập trung để thu gom. UBND phường đề ra chương trình quản lý chất thải trong phường, trong đó có thống kê tình hình rác thải để biết lượng rác thải trong ngày, các điểm thu gom, và lập tổ vệ sinh môi trường. UBND phường lập ban vệ sinh do đồng chí Chủ tịch phường trực tiếp chỉ huy, gồm các thành phần: Mặt trận, phụ nữ, thanh niên, y tế, công an, phường đội. Giúp việc cho ban có hai tổ chuyên trách gồm lực lượng công an và dân phòng phường, mỗi tổ 4 người. Cộng đồng dân cư tham gia vào chương trình này được tham khảo ý kiến về lượng rác thải ra, giờ thu gom rác, mức phí nộp, đóng góp ý kiến để hoàn thiện cách quản lý rác thải trong phường thông qua các buổi sinh hoạt tổ dân phố. Người dân sống trong địa bàn đã có tổ chức vệ sinh môi trường hoạt động, được quyền giao rác thải của hộ gia đình mình cho tổ chức vệ sinh môi trường; giám sát hoạt động của tổ vệ sinh môi trường, giám sát việc giải quyết rác thải của các đơn vị đóng trên địa bàn; kiến nghị với các cấp chính quyền về công tác quản lý rác thải, quản lý rác chung quanh khuôn viên nhà mình. Song song với các quyền trên, người dân nơi đây có trách nhiệm không thải đổ rác ra nơi công cộng; thực hiện phân loại rác, rác chứa trong sọt và để nơi thuận lợi trong nhà; giao rác cho người thu gom đúng thời gian, đúng phương thức; đóng tiền hàng tháng; phát hiện và tố giác hành vi thải đổ rác không đúng nơi quy định. Hội phụ nữ tham gia công tác quản lý bồ rác và thu tiền rác hằng tháng (được hưởng 4% trên tổng doanh thu), trang bị sọt rác đồng bộ. Kết hợp với Xí nghiệp Môi trường Đô thị Tam Kỳ tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên một cách thường xuyên; phát động và duy trì hàng tuần làm vệ sinh trước, xung quanh nhà, tham gia tổng dọn vệ sinh nơi công cộng; giám sát hoạt động của tổ vệ sinh môi trường. Mặt trận tổ quốc phường đưa công tác vệ sinh môi trường là một trong các nội dung chính của việc xây dựng tổ văn hóa mới, có kế hoạch chỉ đạo và kiểm tra đôn đốc thực hiện. Đoàn thanh niên phường tổ chức Đội tình nguyện xanh, hoạt động vào ngày chủ nhật hàng tuần về giải quyết rác nơi công cộng, tổ chức tuyên truyền và công tác rác thải và tuần tra, phát giác các trường hợp đổ thải rác bừa bãi với UBND phường. Công an, Y tế phường thực hiện công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của Nhà nước. Tổ chức Vệ sinh Môi trường địa phương: thực hiện việc thu nhận rác từ hộ dân một cách thường xuyên, đúng giờ (lưu ý thời điểm thu nhận rác thải có kế hoạch cho từng cụm, khu phố một cách khoa học và phù hợp thực tiễn), khi thu rác phải có kẻng hiệu (nếu xe thô sơ), nhạc hiệu (nếu xe ô tô), hướng dẫn việc tuyển rác hộ nhân dân, đảm bảo chất lượng phục vụ, xác định tuyến đường, khu phố cần quét rác hộ nhân dân, để thực hiện theo lịch được duyệt. Kết quả hoạt động của mô hình này là lượng rác được quản lý nhiều hơn, rác công cộng được giải quyết, rác công nghiệp, y tế bước đầu đưa vào quản lý đúng theo quy định. Công tác thu gom rác tốt sẽ góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Mặt khác, nhận thức của cộng đồng, các cấp chính quyền, đoàn thể về môi trường được nâng lên và về kinh tế tăng thu từ cộng đồng, giảm chi phí bù ngân sách, việc tuyển loại rác ngay tại hộ gia đình để tận dụng, tái sinh rác là góp phần tạo của cải vật chất xã hội, giảm bớt lượng rác cần xử lý. Mô hình thu hút sự tham gia cộng đồng về kinh tế chất thải của Tam Kỳ được phản ánh trong sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 1.1. Mô hình tham gia cộng đồng vào quản lý rác thải địa bàn có đơn vị VSMT hoạt động HĐND PHƯỜNG UBMTTQ PHƯỜNG Đảng ủy Phường Hội phụ nữ Đoàn TNCS UBND Phường Chi bộ khu vực Chi hội Chi đoàn Trạm y tế Công an Phường đội Tổ dân Hội viên Đoàn viên Đảng viên Hộ dân Cơ quan, đơn vị Nơi công cộng - Phân loại ngay từ hộ - Tập kết tại vị trí thỏa - Đường phố do đơn vị gia đình, chứa trong thuận và chứa trong sọt nhận VSMT đảm nhận sọt và để trong nhà - Giao cho người thu nhận - Các tụ điểm do đoàn thể Người thu Người thu ĐIỂM TẬP KẾT RÁC BÃI RÁC (Phường quản lý) (XNMTĐT quản lý) Giao nhận hợp lý, - Tái chế, tái sinh đảm bảo vệ sinh môi trường - Chôn lấp Xí nghiệp Môi trường Đô thị Tam Kỳ Chú thích Chỉ đạo Phối hợp VSMT phường thực hiện XNMTĐT Tam Kỳ thực hiện Tương quan giám sát Nguồn: Kinh tế chất thải – Tài liệu dành cho khóa đào tạo quản lý tổng hợp chất thải. NXB Chính trị Quốc gia, H., 2005. Trường hợp cộng đồng tham gia thu gom chất thải ở Thạch Kim, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Hộp 1.2. Trường hợp cộng đồng tham gia thu gom chất thải ở Thạch Kim, Thạch Hà, Hà Tĩnh Thạch Kim (Thạch Hà, Hà Tĩnh) là một xã ven biển, nghề sản xuất chính là khai thác cá biển, chế biến hải sản, đóng và sửa chữa tàu thuyền, máy móc cơ khí và buôn bán dịch vụ. Bình quân thu nhập đầu người hàng năm đạt 1.600.000 đồng/người. Tuy nhiên, hiện tại số hộ dân trong diện đói nghèo của xã vẫn chiếm 17,6% và tỷ lệ tăng dân số hằng năm là 1,4%. Do đặc thù của nghề sản xuất này mà người dân nơi đây đang phải đối mặt với một thực trạng là môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm hết sức nặng nề. Tính trung bình mỗi người dân một ngày thải ra 0,4kg rác, mỗi tháng đã có tới 120 tấn rác thải, đó là chưa kể tới một lượng lớn chất thải của nghề chế biến hải sản, dầu mỡ và phế thải trong quá trình phục vụ sản xuất kinh doanh. Số chất thải này không được Công ty Vệ sinh Môi trường của địa phương thu gom và vận chuyển tới nơi chôn lấp. Để giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc của địa phương, sáng kiến lập ra một đội chuyên làm vệ sinh môi trường (VSMT) đã được Đảng bộ, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân xã chấp nhận và nhân dân đồng tình ủng hộ. Đội VSMT có 9 người, (1 đội trưởng và 8 công nhân), hằng ngày bình quân mỗi ca làm việc liên tục từ 5 giờ sáng tới 8 giờ tối, vừa thu gom rác thải, phân loại để xử lý, vừa vận chuyển về bãi thải. Xã đã thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư vào chương trình này bắt đầu bằng việc nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và quyền lợi của mình trong công tác VSMT. Thông qua hệ thống loa truyền thanh địa phương, phát liên tục 3 buổi trong ngày, Đội VSMT xã phổ biến quy định của UBND Tỉnh Hà Tĩnh về bảo vệ môi trường ở địa phương và các văn bản pháp quy khác như Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 175/CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, phổ biến quy chế của xã về bảo vệ môi trường. Trên cơ sở nhận thức được quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với bảo vệ môi trường ở xã. 1865 hộ dân đã ký cam kết về những việc cụ thể để bảo vệ môi trường, trong đó có việc đóng góp tài chính của mỗi hộ, với mức 3000 đồng/tháng vào Quỹ Vệ sinh Môi trường của xã. Bình quân mỗi tháng thu được trên 4 triệu đồng vào quỹ này. Ngoài ra, xã còn huy động được 14 triệu đồng của các thành viên trong đội VSMT và đầu tư thêm 25 triệu(1) cho hoạt động của đội. Với cách làm này, môi trường của Xã được cải thiện đáng kể, tạo việc làm cho 9 người trong đội VSMT và ý thức tự giác của người dân được nâng lên rõ rệt. (1) Số liệu từ Báo Khoa học và Phát triển số 11/2001 1.2.3. Những tồn tại trong hoạt động quản lý rác thải dựa vào cộng đồng ở Việt Nam. Cộng đồng còn bị hạn chế trong việc tham gia vào các khâu lập kế hoạch và giám sát trong các dự án, nhiều khi có lấy ý kiến người dân nhưng đó chỉ là hình thức, còn những tham gia đóng góp, tiếng nói của người dân vẫn chưa được chú ý đúng mức. Tính bền vững của sự tham gia cộng đồng chưa cao, các dự án sau khi hoàn thành các nhà tài trợ sau khi rút khỏi dự án thì hiệu quả hoạt động của dự án bị giảm xuống rõ rệt, thậm chí nhiều nơi dự án còn bị phá sản do không có sự giám sát thường xuyên của các cơ quan chính quyền và không được hỗ trợ kịp thời. Đa phần dân chúng trong các cộng đồng ở địa phương không có khả năng tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư của chính quyền địa phương, và điểm này đã ảnh hưởng tới khả năng tham gia rộng rãi của họ vào các hoạt động quản lý môi trường. Mặt khác, sự phân cấp tài chính chưa diễn ra mạnh ở địa phương, vì thế chính quyền địa phương lại càng khó trong việc hỗ trợ hoạt động của cộng đồng. Sự phối hợp của chính quyền địa phương với các tổ chức cộng đồng chưa được thể chế hóa, nếp nghĩ, nếp làm cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự tham gia của cộng đồng. Vai trò của chính quyền địa phương chưa được thể hiện rõ, các cấp chính quyền địa phương còn thiếu hiểu biết về cách huy động cộng đồng tham gia, do đó việc tiến hành còn lúng túng và kết quả còn hạn chế. CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH QUẢN LÝ RÁC THẢI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở XÃ DƯƠNG NỘI, THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG 2.1. GIỚI THIỆU VỀ XÃ DƯƠNG NỘI 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Xã Dương Nội có vị trí liền kề với trung tâm thành phố Hà Đông, cách thủ đô Hà Nội 14 km về phía Tây, có đường tỉnh lộ 72 chạy qua. Dương Nội có diện tích đất tự nhiên là 585,31 ha, địa giới hành chính của xã được xác định như sau: Phía Bắc giáp xã An Khánh, huyện Hoài Đức. Phía Tây giáp xã La Phù và Đông La, huyện Hoài Đức, Phía Đông giáp xã Văn Khê thành phố Hà Đông và xã Đại Mỗ - Từ Liêm – Hà Nội. Phía Nam giáp xã Yên Nghĩa – Hà Đông. Xã Dương Nội hiện có dân số là 16070 người và trên 3565 hộ gia đình chia thành ba khu dân cư chính bao gồm ba thôn: La Dương, La Nội và Ỷ La. Tỷ trọng của xã Dương Nội so với thành phố Hà Đông: Diện tích tự nhiên Dân số trung bình Mật độ dân số 17,54% 11,5% 0,67 lần Địa hình Địa hình tương đối bằng phẳng, độ chênh lệch địa hình không quá lớn, tạo điều kiện để đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, luân canh được nhiều vụ trong năm. Khí hậu Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự tương phản sâu sắc giữa mùa đông và mùa hè. Mùa đông ít mưa và đôi khi có sương muối, mùa hè thì mưa nhiều. Hàng năm chịu ảnh hưởng của 2 - 4 cơn bão. Nhiệt độ trung bình hàng năm xấp xỉ 230C, nhiệt độ cao nhất từ 35 - 390C, nhiệt độ thấp nhất khoảng 80C. Lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 1500 - 1700 mm, lượng mưa tập trung cao độ trong mùa hè đạt từ 1250 - 1450 mm chiếm 82 - 86% tổng lượng mưa cả năm. Về gió mùa, chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính: gió Đông Nam và gió Đông Bắc, ngoài ra ở đây thỉnh thoảng chịu ảnh hưởng của những đợt gió Tây Nam. Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình từ 75% đến 82%. 2.1.2. Dân số và lao động 2.1.2.1. Dân số Kết quả điều tra tình hình dân số của xã Dương Nội có những biến đổi nhanh. Bình quân tăng 248 người/năm. Bảng 2.1. Tình hình biến động dân số xã Dương Nội giai đoan 2003-2007 Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007 1. Dân số trung bình xã Dương Nội Người 14832 15115 15423 15747 16070 2. Mức gia tăng Người 270 296 320 331 311 Trong đó: - tăng cơ học Người 50 30 18 71 46 - tăng tự nhiên Người 220 266 302 260 265 3. Tỷ lệ phát triển dân số % 1,82 1,96 2,07 2,10 1,94 Trong đó: - tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,48 1,76 1,96 1,65 1,65 - tỷ lệ tăng dân số cơ học % 0,34 0,20 0,12 0,45 0,29 (Nguồn số liệu: UBND xã Dương Nội) Bảng 2.2. Tình hình dân số xã Dương Nội 2003 – 2007 Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007 1. Dân số trung bình xã Dương Nội Người 14832 15115 15423 15749 16070 2. Số người dưới 15 tuổi Người 4583 4544 4523 4526 4463 3. Số dân qua tuổi lao động Người 1943 2122 2325 2545 2736 4. Tổng số cặp kết hôn Cặp 87 152 158 77 153 5. Tổng số hộ Hộ 3333 3370 3454 3532 3565 6. Quy mô hộ Người/hộ 4.45 4.49 4.47 4.46 4.51 7. Mật độ dân số Người/km2 2533 2583 2637 2693 2746 (Nguồn số liệu: UBND xã Dương Nội) - Năm 2003 số nhân khẩu của xã Dương Nội mới là 14832 người, đến năm 2007 tổng số nhân khẩu của xã Dương Nội đã tăng lên là: 16070 người. Tổng số hộ cũng tăng lên hết sức đáng kể: Năm 2003 mới chỉ có 3333 hộ nhưng đến năm 2007 đã tăng lên là 3565 hộ hơn năm 2003 là 232 hộ. Tuy nhiên quy mô hộ lại ít có sự thay đổi: năm 2003 là 4,45 người/hộ, đến năm 2007 là 4,51 người/hộ. - Mật độ dân số xã Dương Nội có xu hướng tăng: Năm 2003 mật độ dân số là 2533 người/km2 và đến năm 2007 mật độ dân số đã tăng lên 2746 người/km2. - Tỷ lệ phát triển dân số không ổn định qua các năm. Năm 2003 là 1,82%, năm 2004 là 1,96%, năm 2005 là 2,07% đến năm 2007 là 1,94%. Có sự biến đổi không ổn định đó là do có sự biến đổi cơ học thường xuyên qua các năm. Trong đó tỷ lệ tăng dân số tự nhiên không ổn định và có xu hướng giảm năm 2003 là 1,48%, năm 2005 tăng khá cao lên đến 1,96%, đến năm 2006 và 2007 giảm xuống còn 1,65%, bình quân mỗi năm tăng tự nhiên là 263 người. Nhưng tỷ lệ tăng cơ học lại có xu hướng tăng năm 2003 là 0,34% đến năm 2006 là 0,45%, bình quân mỗi năm tăng cơ học là 43 người. Bình quân dân số xã Dương Nội giai đoạn 2003 – 2007 mỗi năm tăng 245 người. 2.1.2.2. Lao động - Xã Dương Nội có tất cả 3 thôn: Thôn La Dương, La Nội và thôn Ỷ La, dân cư ở gọn và tập trung thuận lợi cho việc quản lý và sinh hoạt của địa phương. - Số dân trong tuổi lao động của xã Dương Nội chiếm một tỷ lệ khá cao trong dân số xã. Số lao động qua đào tạo cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng số lao động của xã. Điều đó thể hiện xã có một nguồn lao động rất dồi dào và có chất lượng khá cao. Bảng 2.3. Thực trạng nguồn lao động xã Dương Nội 2003 – 2007 Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007 1. Dân số trung bình xã Dương Nội Người 14832 15115 15423 15749 16070 2. Số dân trong độ tuổi lao động Người 8306 8449 8575 8677 8870 % so với dân số trung bình % 56 55.9 55.6 55.1 55.2 3. Số dân dưới 15 tuổi Người 4583 4544 4523 4526 4463 % so với dân số trung bình % 30.9 30.1 29.3 28.7 27.8 (Nguồn số liệu: UBND xã Dương Nội) - Số dân trong độ tuổi lao động tăng đều qua các năm. Năm 2003 mới là 8306 người chiếm 56% dân số trung bình toàn xã, đến năm 2007 đã tăng lên là 8870 người chiếm 55,2% dân số trung bình toàn xã. Trung bình mỗi năm tăng 113 lao động. Đây là một lợi thế rất lớn cho xã để phát triển kinh tế sản xuất. - Cơ cấu lao động năm 2007 của xã Dương Nội: + Lao động trong nông nghiệp là 2768 người chiếm 31,2% tổng số lao động xã. + Lao động trong TTCN là 2794 người chiếm 31,5% tổng số lao động xã. + Lao động trong TMDV là 2794 người chiếm 31,5% tổng số lao động xã. + Lao động kết hợp là 514 người chiếm 5,8% tổng số lao động xã. - Số dân dưới 15 tuổi tương đối ổn định chiếm khoảng 30% tổng dân số, đây là một nguồn dự trữ lao động rất lớn cho xã trong tương lai. 2.1.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng 2.1.3.1. Hệ thống giao thông: Dương Nội là xã có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi cho việc phát triển và giao lưu hàng hóa trên địa bàn, các tỉnh phía bắc nước ta như sau: - Có tuyến tỉnh lộ 72 chạy qua gần 3km với bề rộng 6m, lề đường mỗi bên 3m, diện tích đất giao thông thuộc tỉnh lộ 72 chiếm 3,5 ha. Trong những năm tới có kế hoạch nâng cấp và mở rộng. - Đường giao thông liên thôn 7,5 km trong đó: + Đường bê tông 3500m + Đường nhựa hóa 1500m + Đường cấp phối 2500m. - Đất giao thông trong khu dân cư nông thôn có tổng chiều dài là 24 km, các tuyến đường trong khu vực thôn xóm hiện nay đã được bê tông hóa trên 90%, số còn lại cơ bản đã được giải gạch, đá. - Đường giao thông liên thôn có chiều dài 7,5 km hiện nay được bê tông hóa, nhựa hóa khoảng gần 70%, còn lại 30% là đường cấp phối. Con đường này là huyết mạch xuống trung tâm xã, đi ra địa bàn Hà Nội, Hà Đông rất thuận lợi cho thông thương đi lại của nhân dân trong và ngoài xã. - Các tuyến đường chính trong hệ thống giao thông nội đồng đã được bê tông hóa. - Ngay từ năm 2000 UBND xã đã thông qua việc phân cấp quản lý các đường giao thông cho các đơn vị cùng có trách nhiệm chăm lo bảo dưỡng. - Từ năm 2000 đến nay xã và thôn đã nâng cấp đường bằng đá cấp phối là 1,5 km, mở rộng hoàn thành đường mới 248m, bê tông hóa hai tuyến đường 2538m, nhựa hóa tiếp nối đường 70 Đại Mỗ - La Nội dài 1049m. Các dự án thi công đều nằm trong kế hoạch thông qua HĐND xã, công khai dân chủ trước khi thi công. - Xã đã vận động tự tháo rỡ và cưỡng chế 283 trường hợp trả lại hành lang giao thông trên địa bàn, đảm bảo thông suốt các tuyến đường phục vụ nhu cầu đi lại và sản xuất. 2.1.3.2. Hệ thống thủy lợi: - Hệ thống thủy lợi chiếm 45 ha gồm các hạng mục sau: + Đất công trình như mương, rãnh tiêu trong khu dân cư chiếm 4,2 ha. + Còn lại 40,8 ha là đất mương máng, công trình thủy lợi phục vụ cho việc tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp. - Tổng chiều dài hệ thống kênh mương 26,5 km, đã cứng hóa 14,6 km chiếm 55%. - Toàn xã có 10 trạm bơm với tổng công suất là 9080 m3/h. Diện tích được tưới là 369,34 ha. - Xã còn có trạm bơm thôn Ỷ La do công ty thủy nông La Khê quản lý với công suất 5000 m3/h đảm bảo tiêu nước cho vùng trũng khi có úng ngập. Với tình hình kênh mương như hiện nay xã đã chủ động được việc cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Trong tương lai cần kiên cố hóa các kênh mương chính, quan trọng, nâng cấp trạm bơm đảm bao cung cấp và tiết kiệm nước trong điều kiện bình thường, không bị phá hủy và tiêu thoát nước nhanh trong điều kiện lũ. 2.1.3.3. Điện: Mạng lưới điện đảm bảo đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất. Cả xã có 13 trạm biến áp với công suất 4450 KVA. Bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Các trạm biến áp được phân bố ở các thôn như sau: - Thôn La Dương có 4 trạm biến áp với tổng công suất là: 1310 KVA. - Thôn La Nội có 4 trạm biến áp với tổng công suất là: 1310 KVA. - Thôn Ỷ La có 5 trạm biến áp với tổng công suất là: 1830 KVA. Tổng chiều dài đường dây toàn xã là 31km, trong đó đường dây cao thế là 6km, đường dây hạ thế là 25km. Hiện tại xã đang xây dựng thêm 1 trạm biến áp có công suất lớn nhất từ trước tới giờ. Trạm biến áp này được đặt tại thôn La Nội với công suất là 600 KVA và được đầu tư xây dựng là 400 triệu. Có thê trạm biến áp này công suất điện toàn xã sẽ nâng lên là 5050 KVA. Hệ thống lưới điện trong toàn xã được phát triển mạnh trong những năm gần đây đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện cho sinh hoạt và cho sản xuất trên địa bàn xã trong hiện tại. Nhưng việc phát triển hệ thống lưới điện thiếu quy hoạch, đây là tình trạng chung của hầu hết các xã, các địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, để phục vụ tốt cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn mới thì xã Dương Nội cần phải quan tâm đầu tư hơn nữa cho hệ thống điện, quy hoạch bổ sung về nguồn điện và cải tạo lưới điện trong xã. 2.1.3.4. Hệ thống bưu chính viễn thông: Trong những năm gần đây hệ thống thông tin của xã phát triển đáng kể phục vụ tốt cho việc sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân. - Hệ thống bưu điện công cộng: Có 1 điểm bưu điện văn hóa xã, các điểm dịch vụ công cộng. - Hiện nay toàn xã có khoảng 1000 hộ sử dụng máy điện thoại cố định với tổng số 1210 máy. - Tỷ lệ sử dụng điện thoại (số máy/100 dân): 7,8 máy/100 dân. 2.1.3.5. Hệ thống cấp thoát nước: * Hệ thống cấp nước - Nguồn nước: + 100% số hộ dân cư của xã dùng nước giếng khoan. + Nước từ ao, hồ, sông, ngòi phục vụ cho sản xuất. - Chất lượng nước: Chất lượng nước chưa đảm bảo được cho việc sử dụng sinh hoạt của người dân. Vì hàm lượng sắt và hữu co còn quá cao. * Hệ thống thoát nước - Thoát nước trong sinh hoạt, nước bẩn, nước mưa chủ yếu thông qua hệ thống cống rãnh hiện có. - Trong những năm gần đây việc thoát nước trong khu dân cư còn gặp rất nhiều khó khăn, do việc diện tích ao hồ ngày càng bị thu hẹp, hệ thống thoát nước chưa hoàn chỉnh. Do đó khi có mưa lớn rất dễ gây ứ đọng, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của nhân dân. Để đảm bảo việc tiêu thoát nước trong thời gian tới xã cần có quy hoạch hệ thống thoát nước. 2.1.4. Hiện trạng phát triển kinh tế 2.1.4.1. Tăng trưởng kinh tế: Tổng giá trị gia tăng của xã Dương Nội năm 2007 đạt 311,25 tỷ đồng, thu nhập bình quân 19,37 triệu đồng/người/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2003 – 2007 đạt 15,7%/năm. Thu nhập bình quân của xã Dương Nội năm 2006 đạt 13,49 triệu đồng/người/năm. Giai đoạn 2003 – 2007 quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã Dương Nội khá nhanh và theo xu hướng tích cực: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – thương mại dịch vụ - Nông nghiệp. Năm 2006, tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Dương Nội là 44,33%, tỷ trọng thương mại dịch vụ tương đối cao 47,96%, tỷ trọng ngành nông nghiệp 7,71%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của xã Dương Nội giai đoạn 2003 – 2007 tương đối cao 15,7%, trong đó nông nghiệp 2,9%, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp 6,6% và thương mại dịch vụ 22,9%. Tổng giá trị gia tăng cao, năm 2007 đạt 311,25 tỷ đồng tăng 220,4% so với năm 2003, đến năm 2007 đạt 19,37 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên một số yếu tố phát triển tiền đề còn hạn chế, như khả năng ứng dụng công nghệ, năng lưc cạnh tranh và hàm lượng chất xám… Tiềm lực phát triển kinh tế của xã chưa phát huy hết. Hơn nưa xã Dương Nội trước đây là một xã thuộc huyện Hoài Đức mới được cắt chuyển sang thị xã Hà Đông theo NQ01/2006, vì vậy chưa khai thác được lợi thế của một đơn vị ngoại thị. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng thiếu tính bền vững, năng lực cạnh tranh kinh tế còn yếu, việc liên kết kinh tế địa phương và kinh tế đối ngoại còn nhiều khó khăn, hạn chế và chưa chủ động. Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu kết quả, sản xuất xã Dương Nội Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Tốc độ tăng BQ (%) 1. Tổng giá trị sản xuất 393,40 446,50 481,00 540,50 795,50 Nông nghiệp 31,50 34,50 37,50 40,00 41,50 Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp 221,90 222,00 223,50 245,50 326,00 Thương mại dịch vụ 140,00 190,00 220,00 255,00 428,00 2. Giá trị sản xuất (CĐ1994) 308,86 351,23 372,12 406,41 581,01 Nông nghiệp 27,25 29,59 30,75 31,33 30,98 Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp 168,42 168,59 168,53 180,15 232.35 Thương mại dịch vụ 113,19 153,05 172,84 194,92 317,68 3. Tổng giá trị tăng thêm (GDP) 153,78 180,29 193,37 212,40 311,25 15,70 Nông nghiệp 13,19 14,44 15,04 15,35 15,22 2,90 Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp 69,05 69,12 69,10 73,86 95,26 6,60 Thương mại dịch vụ 71,54 96,73 109,23 123,19 200,77 22,90 4. Tốc độ tăng hàng năm (%) 17,24 7,25 9,84 46,54 5. GDP bình quân đầu người (Triệu đồng/người/năm) 10,37 11,93 12,54 13,49 19,37 13,30 (Nguồn số liệu: UBND xã Dương Nội) 2.1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế của xã Dương Nội thể hiện đặc trưng của một đô thị đang phát triển với tốc độ khá cao, xu hướng tăng nhanh tỷ trọng thương mại dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp thấp và giảm mạnh. Giai đoạn 2003 – 2007, tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm mạnh, năm 2003 chiếm 8,82%, năm 2007 còn 5,33%. Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp năm 2003 chiếm tỷ trọng 54,53% và đến năm 2007 là 39,99%. Thương mại dịch vụ tỷ trọng năm 2003 đạt 36,65% và đến năm 2007 tăng lên 54,68%. Bảng 2.5. Cơ cấu kinh tế xã Dương Nội qua các năm (theo giá CĐ1994) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng giá trị sản xuất (CĐ1994) (Tỷ đồng) 308,86 351,23 372,12 406,41 581,01 Cơ cấu kinh tế (%) 100 100 100 100 100 1. Nông nghiệp (%) 8,82 8,42 8,26 7,71 5,33 2. Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp (%) 54,53 48,00 45,29 44,33 39,99 3. Thương mại dịch vụ (%) 36,65 43,58 46,45 47,96 54,68 Bảng 2.6. Cơ cấu kinh tế xã Dương Nội qua các năm (theo giá trị sản xuất) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng giá trị sản xuất (Tỷ đồng) 393,40 446,50 481,00 540,50 795,50 Cơ cấu kinh tế (%) 100 100 100 100 100 1. Nông nghiệp (%) 8,01 7,73 7,80 7,40 5,22 2. Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp (%) 56,41 49,72 46,47 45,42 40,98 3. Thương mại dịch vụ (%) 35,59 42,55 45,74 47,18 53,80 (Nguồn số liệu: UBND xã Dương Nội) 2.1.4.3. Hiện trạng phát triển các ngành: - Ngành nông nghiệp: Kinh tế nông nghiệp phát triển tương đối ổn định và toàn diện theo xu hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng trồng trọt. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2007 là 41,5 tỷ đồng tăng so với năm 2003 là 10 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2003 – 2007 là 2,9%/năm, trong đó trồng trọt giảm 0,5%/năm, chăn nuôi tăng 6,6%/năm. Tổng giá trị gia tăng năm 2007 đạt 15,22 tỷ đồng bằng 115,39% so với năm 2003, trong đó trồng trọt đạt 7,19 tỷ đồng bằng 97,72% so với năm 2003 và chăn nuôi đạt 8,03 tỷ đồng bằng 137,68% so với năm 2003. Cơ cấu trong nông nghiệp có sự chuyển biến theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng trồng trọt. Năm 2003 cơ cấu chăn nuôi trong ngành nông nghiệp 40%, năm 2007

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng ở xã Dương Nội, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây.DOC
Tài liệu liên quan