Đề tài Nghiên cứu mô hình sbr phục vụ tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty Lafimexco, Long An

 MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trang

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Trang

3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Trang

4. PHẠM VI ĐỀ TÀI Trang

5. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Trang

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT CƠ SỞ XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VIỆT NAM

1. LÝ THUYẾT CƠ SỞ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

1.1. Một Số Khái Niệm Cơ Bản Trang

1.2. Các Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Trang

1.3. Quá Trình Lắng Trang

1.4. Ứng Dụng Vi Sinh Vật Trong Xử Lý Nước Thải Trang

1.5. Quá Trình Bùn Hoạt Tính Trang

1.6. Quá Trình Loại Bỏ Nitrogen Trang

1.7. Phương Pháp Lấy Mẫu Và Phân Tích Chỉ Tiêu Trang

2. NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

2.1. Hiện Trạng Ngành Chế Biến Thủy Sản Trang

2.2. Vấn Đề Môi Trường Trong Ngành Chế Biến Thủy Sản Trang

2.3. Xử Lý Nước Thải Ngành Chế Biến Thuỷ Sản Trang

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG CÔNG TY LAFIMEXCO

1. TỔNG QUAN CÔNG TY LAFIMEXCO

1.1. Giới Thiệu Trang

1.2. Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Công Ty Trang

1.3. Sơ Đồ Tổ Chức Trang

1.4. Qui Trình Công Nghệ Sản Xuất Trang

2. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG, CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT

Môi Trường Không Khí

doc122 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu mô hình sbr phục vụ tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty Lafimexco, Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhằm loại bỏ các hạt rắn lơ lửng phân tán, các chất vô cơ và hữu cơ tan bằng quá trình keo tụ kết hợp đông tụ và tuyển nổi. Quá trình loại các hạt keo rắn trong nước thải CBTS bằng lắng trọng lượng thì việc đầu tiên là phải trung hoà điện tích của chúng bằng quá trình đông tụ. Tiếp đến là liên kết chúng lại với nhau thành các hạt rắn lớn hơn bằng quá trình keo tụ. Phương pháp đông tụ tiến hành quá trình thô hoá các hạt phân tán và chất nhũ tương bằng các chất thêm vào gọi là chất đông tụ. Các chất đông tụ thường dùng là muối đơn hoặc hỗn hợp của chúng như Al2(SO4)3.18H2O; NaAlO2; Al2(OH)5Cl; KAl(SO4)2.12H2O; NH4Al(SO4)2.12H2O; Fe2(SO4)3.2H2O; Fe2(SO4)3.3H2O; FeSO4.7H2O và FeCl3. Ngoài ra có thể dùng các loại đất sét khác nhau các chất thải sản xuất chứa nhôm các hỗn hợp dung dịch tẩy rửa, xỉ chứa SiO2 làm chất đông tụ. Liều lượng chất đông tụ tối ưu phụ thuộc vào nồng độ tạp chất rắn có trong nước thải và được xác định bằng thí nghiệm Jar- test. Để tăng cường quá trình lắng nhờ sự kết hợp các hạt lơ lửng lại với nhau tạo bông keo cần tiến hành quá trình keo tụ bằng cách thêm vào nước thải các hợp chất cao phân tử gọi là chất trợ đông tụ hay là chất keo tụ. Khi thực hiện quá trình keo tụ các hạt keo có trọng lượng lớn hơn có khả năng tách nhanh và hoàn toàn ra khỏi pha lỏng. Các chất keo tụ có nguồn gốc tự nhiên như Tinh bột, Xenlulo, Đextrin, Ester và Silic đioxít; đã hoạt hoá- silicagel (xSiO2.yH2O) hoặc được tổng hợp như poliacrilamit (PAA): [-CH2 –CH- CO – NH2]n. Chitozan và Alginat là những chất trợ đông tụ rất tốt. -Các chất bẩn rắn khó lắng hoặc chất lỏng phân tán không tan như dầu mỡ được tách ra khỏi nước thải bằng phương pháp tuyển nổi. Phương pháp tuyển nổi được sử dụng như là một phương pháp xử lý nước thải CBTS có hiệu quả nhất để tách các chất lơ lửng khó tan và dầu mỡ động thực vật thủy sản (Đặc biệt trong chế biến cá Basa, cá Trích). Quá trình tuyển nổi ngược với quá trình lắng và được áp dụng khi quá trình lắng xảy ra chậm hoặc khó thực hiện. Khi thực hiện quá trình tuyển nổi các hạt rắn lơ lửng trong pha lỏng sẽ kết dính với các bọt khí sẽ cùng nổi lên và được loại ra bằng thiết bị vớt bọt. Không khí được sục vào nước và tạo bọt theo nhiều cách khác nhau như tuyển nổi hoá học, tuyển nổi sinh học, tuyển nổi ion, tuyển nổi điện, tuyển nổi không khí, tuyển nổi chân không và tuyển nổi bằng không khí hoà tan(DAF). DAF là phương pháp thông dụng nhất hiện nay dùng để xử lý nước thải CBTS có thể thực hiện không tuần hoàn hoặc có tuần hoàn. DAF hoạt động tốt ở pH = 4,5- 6,0 và có thể khử được 90% lượng dầu. Với nước thải cá Ngừ, DAF có thể loại được 80% dầu và mỡ; 74,8% lượng chất rắn lơ lửng (Ertz và các cộng sự, 1977; Ilet, 1980). Các cơ sở CBTS có quy mô nhỏ là không phù hợp vì chi phí tương đối cao (Anon, 1986). Trong quá trình tuyển nổi có thể dùng thêm chất trợ đông tụ để tăng cường hiệu quả hệ thống. Hiệu quả phân riêng của quá trình tuyển nổi phụ thuộc kích thước và số lượng bong bóng khí. Phương pháp xử lý sinh học Hình 14: Các phương pháp sinh học (kị khí và hiếu khí) xử lý nước thải[11] CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG CÔNG TY LAFIMEXCO TỔNG QUAN CÔNG TY LAFIMEXCO Giới Thiệu Hình 15: Công ty cổ phần thuỷ sản và XNK Long An (Nguồn 6) Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Công Ty LAFIMEXCO là một doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh Long An, tiền thân là một nhà máy đông lạnh trực thuộc Liên Hiệp Công Ty Thủy Sản Long An được khởi công xây dựng năm 1986, hoạt động dưới sự chỉ đạo của liên hiệp C.ty Thủy Hải Sản Long An, chủ yếu là tổ chức sản xuất các mặt hàng Đông Lanh (tôm, nghêu, sò, còi điệp) Đến 1990 liên hiệp C.ty Thủy Hải Sản Long An phá sản, đơn vị duy nhất ngành Thủy Sản còn lại là nhà máy Đông Lạnh. Tháng 5/1991 UBND tỉnh Long An ra quyết định thành lập Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Long An trực thuộc sở Công nghiệp và tiểu thủ Công nghiệp từ nhà máy Đông Lạnh Long An. Là nhà máy đi lên xí nghiệp khi công ty mẹ giải thể cùng với sự tác động khó khăn của nền kinh tế lúc bấy giờ nên Xí nghiệp bị khủng hoảng lớn ở nhiều lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, cán bộ quản lý, bộ máy tổ chứcgiai đoạn đầy gai go và thử thách, đòi hỏi xí nghiệp vừa phải giải quyết những khó khăn vừa phải tìm phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh hợp lý. Năm 1995 UBND tỉnh Long An ra quyết định số 4689/UBQĐ ngày 14/08/1995 đổi tên xí nghiệp thành Cty Xuất Nhập Khẩu Long An chuyên sản xuất kinh doanh xuất khẩu Thủy sản Đông Lạnh. Đến giai đoạn này công ty đã vượt qua phần nào những khó khăn trước đó, khẳng định vai trò chức năng, vị trí của mình đối với tỉnh nhà nói riêng cũng như nền kinh tế đất nước nói chung, dần tạo được uy tín trong và ngoài ngành, từng bước ổn định và chuyển hướng đi lên. -Năm 1997, công ty hoạt động khá ổn định và hiệu quả, thu nhập lao động đều tăng lên, thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu nhà nước bàn giao, giải quyết việc làm cho nhiều lao động (cả thường xuyên và mùa vụ) Năm 1999 theo quyết định số 539/UBQĐ ngày 02/03/1999 của UBND tỉnh Long An, Công ty sáp nhập với C.Ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Long An. Đến 01/08/2001 UBND tỉnh ra quyết định tách xí nghiệp Chế Biến Thủy Sản Long An ra khỏi Cty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Long An và thành lập Công ty Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Long An và chính thức trở thành doanh nghiệp độc lập kể từ ngày 01/08/2001 Đến 05/06/2002 UBND tỉnh Long An ra quyết định số 2042/UBQĐ đổi tên thành Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Và Xuất Nhập Khẩu Long An với tên giao dịch là LAFIMEXCO. Sơ Đồ Tổ Chức Hình 16: Sơ đồ tổ chức của công ty LAFIMEXCO Qui Trình Công Nghệ Sản Xuất Sơ đồ khối qui trình công ty Hình 17: Sơ đồ khối qui trình công nghệ công ty LAFIMEXCO Tiến hành quy trình Nguyên liệu vận chuyển về công ty bằng xe bảo ôn, được ướp đá giữ nhiệt độ < 4 oC trong thùng cách nhiệt. Khi tiếp nhận nguyên liệu sẽ được kiểm tra kĩ lưỡng (chất lượng, số lượng, nguồn gốc, phương pháp bảo quản); sau đó được rửa (nước < 5 oC) sơ bộ nhằm loại bỏ tạp chất, lượng nước đá, muối ướp khi vận chuyển cũng như loại bỏ lượng vi sinh vật trên bề mặt nguyên liệu. Nguyên liệu chuyển qua công đoạn sơ chế (lặt đầu, bóc vỏ tôm), loại bỏ nguyên liệu không đạt chất lượng. Sau khi sơ chế sẽ bỏ vào khay nước lạnh (< 5 oC, rửa lần 1), khay nào đầy sẽ được chuyển qua giai đoạn phân cỡ loại để tiến hành phân hạng, cỡ, chủng loại Đối vơi loại tôm thịt nhỏ (thường là loại này), sau khi phân cỡ được tiến hành rút tim, xé lưng hoặc lựa tạp chất (nước < 5 oC được thay liên tục trong quá trình này). Tiếp theo là rửa lại để loại bỏ tạp chất, chất bẩn..nước rửa sử dụng có pha chlorine 5-10 ppm, sau đó để ráo cho chính xác trọng lượng khi lên khuôn. Tiếp theo là cân theo qui định cho từng cỡ, loại..quá trình cân tiến hành như sau: cân trọng lượng - gắn thẻ cỡ - cho tôm vào khuôn - chuyển nhanh vào giai đoạn xếp khuôn. Xếp khuôn để tiến hành lựa tạp chất và xếp tôm vào khuôn theo đúng qui định cách xếp cho từng cỡ, sau khi xong châm nước khuôn lần 1 bằng nước đá < 4 oC . Tôm chuyển nhanh sang giai đoạn cấp đông để làm lạnh đông nhanh giúp khống chế hoạt động và phát triển của vi sinh vật, cấp đông tiến hành theo các bước: vận hành thiết bị cấp đông trước để tuyết bám các tấm lắc, châm nước lần 2 vào khuôn cho đầy, đậy nắp truyền nhiệt, cho khuôn tôm vào đóng cửa tủ và tiến hành cấp đông (nhiệt độ < -40 0C, thời gian khoảng 4 h). Kiểm tra nhiệt độ trung tâm block tôm đạt < -18 oC, đưa tôm ra tủ đông và chuyển sang tách khuôn (thời gian 5-10 giây), và tiến hành mạ băng ngay, tạo nên lớp băng mỏng bao phủ bên ngoài block tôm nhằm tăng giá trị cảm quan, hạn chế xâm nhập của vi sinh vật, oxi hóa dầu cũng như bay hơi nước, ngoài ra giúp cho block tôm tránh hiện tượng cháy lạnh, rổ mặt băng, gai đá. Đến giai đoạn gói PE và hàn miệng để cách ly sản phẩm với tác nhân lây nhiễm vào sản phẩm, tiếp đến là rà kim loại bằng thiết bị tự động, khi sản phầm có kim loại thì máy sẽ dừng lại và phát tín hiệu khi đó tách riêng sản phẩm để kiểm tra và tái chế, nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm. Sau khi rà kim loại sản phẩm sẽ được cho vào thùng carton (6 block tôm/thùng), ghi các thông số cần thiết, dán băng keo và nẹp dây. Cuối cùng đưa vào kho lưu trữ đông để bảo quản. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG, CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT Môi Trường Không Khí Hiện trạng Phòng làm việc và xưởng sản xuất được thiết kế rộng, thoáng đủ ánh sáng cho các họat động. Ưùng với loại hình sản xuất của công ty sẽ không thải bụi, khói ra ngoài môi trường. Nhiệt độ Bảng 10: Kết quả đo kiểm tra nhiệt độ các khu vực làm việc (ngày 11/04/2000 do trung tâm Y tế dự phòng Long An) STT Vị trí Kết quả (oC) Tiêu chuẩn(oC) 1 Máy nén cấp đông 29,7 20-32 2 Xếp khuôn 28,2 3 Phân cỡ I 28,3 4 Phân cỡ II 26,9 5 Khu chế biến 27,4 6 Khu nước đá 29,2 Độ ẩm Bảng 11: Kết quả đo kiểm tra độ ẩm các khu vực làm việc (ngày 11/04/2000 do trung tâm Y tế dự phòng Long An) STT Vị trí Kết quả (%) Tiêu chuẩn(%) 1 Máy nén cấp đông 90 <80 2 Xếp khuôn 97,3 3 Phân cỡ I 95,2 4 Phân cỡ II 97,5 5 Khu chế biến >100 6 Khu nước đá 89,7 Kết luận: Do tính chất công nghệ sử dụng nước thường xuyên nên kết quả đều cao hơn so với tiêu chuẩn đặc biệt là khu vực chế biến, không đạt yêu cầu. Vận tốc gió Bảng 12: Kết quả đo kiểm tra vận tốc gió các khu vực làm việc (ngày 11/04/2000 do trung tâm Y tế dự phòng Long An) STT Vị trí Kết quả (m/s) Tiêu chuẩn(m/s) 1 Máy nén cấp đông 0,9 0,2-1,5 2 Xếp khuôn 0,1 3 Phân cỡ I 0,1 4 Phân cỡ II 0,1 5 Khu chế biến 0,1 6 Khu nước đá 0,4 Kết luận: 2 khu vực phía ngoài (máy nén cấp đông và khu nước đá) là đạt yêu cầu, còn lại đều nhỏ hơn tiêu chuẩn vì để đảm bảo vệ sinh nhà xưởng phải kín, dẫn đến hạn chế sự đối lưu không khí Ánh sáng Bảng 13: Kết quả đo kiểm tra ánh sáng các khu vực làm việc (ngày 11/04/2000 do trung tâm Y tế dự phòng Long An) STT Vị trí Kết quả (lux) Tiêu chuẩn(lux) 1 Máy nén cấp đông 132,2 >300 2 Xếp khuôn 393,8 3 Phân cỡ I 452,6 4 Phân cỡ II 463,5 5 Khu chế biến 290,8 6 Khu nước đá 630 Các khu vực không đạt: khu máy nén cấp đông và khu chế biến vì nhu cầu ánh sáng nhỏ hơn, tuy nhiên phải khắc phục. Bụi Bảng 14: Kết quả phân tích mẫu bụi hô hấp (ngày 04/04/2000 do trung tâm Y tế dự phòng Long An) STT Vị Trí Vi khí hậu Chiếu sáng (Lux) Nồng độ bụi tại vị trí làm việc to Đ.ẩm (%) Vgió (m/s) Bụi < 5 mm Bụi 5-50 mm Hạt/cm3 mg/cm3 Hạt/cm3 mg/cm3 1 Máy nén cấp đông 30,3 90,7 0,9 88,3 / / / 0,01 2 Xếp khuôn 28,2 97,3 0,1 393,8 / / / / 3 Phân cỡ 1 28,3 95,2 0,1 452,6 / / / / 4 Phân cỡ 2 26,9 97,5 0,1 463,5 / / / / 5 Khu chế biến 27,4 >100 0,1 290,8 / / / / 6 Khu nước đá 29,2 89,7 0,4 630 / / / / Khí thải Trong quy trình sản xuất nhà máy không có khí thải ra, nhưng do tính chất nguyên liệu nên gây ra mùi hôi thối ở các khu sản xuất và bãi phế liệu, ngoài ra ở các thiết bị lạnh sử dụng các môi chất NH3 và R.22 có khả năng thoát ra khi thiết bị gặp sự cố Biện pháp giải quyết Mùi hôi thối: xuất phát từ 2 dạng là bản thân nguyên liệu có mùi đặc trưng và mùi từ nguyên liệu giảm chất lượng. Cần đảm bảo chế độ vệ sinh công nghiệp; muối ướp bảo quản nguyên liệu, bán thành phẩm đúng theo yêu cầu; trang bị đầy đủ và đúng qui định đồ bảo hộ lao động. Rò rỉ NH3 và R.22: tuân thủ qui trình vận hành và kiểm tra an toàn theo TCVN 4206-86; kiểm định đúng theo yêu cầu nhà nước; máy sản xuất nước đá và máy cấp đông được xây dựng và lắp đặt ở khu rộng rãi biệt lập, cách xa khu vực làm việc và sản xuất. Thiết kế chiếu sáng và thông thoát tốt, được cung cấp nước đầy đủ, có hồ nước bơm và hồ nước dự phòng, kế hoạch bảo dưỡng máy móc thiết bị thường xuyên, dự đoán sự cố xảy ra để có biện pháp phù hợp. Khi bị rò rỉ, sử dụng hệ thống van chặn để cô lập bộ phận bị sự cố nhằm hạn chế sự thất thoát NH3; dựa vào tính hoà tan trong nước của NH3 để xã lượng dư NH3 trong nước và dùng nước phun vào vị trí sự cố để hạn chế sự lan toả trong không gian; trang bị bảo hộ lao động cho công nhân (mặt nạ phòng độc) Môi Trường Đất Và Hệ Sinh Thái Đất và hệ sinh thái không bị suy thoái mà ngược lại với lượng hữu cơ từ sản xuất (theo dòng nước chảy) giúp bồi đắp thêm màu mỡ (do chất mùn được phân huỷ từ lượng hữu cơ) cho đất. Số lượng lớn lục bình sinh trưởng, phát triển rất tốt ở các ao sinh học, tạo nên hệ sinh thái giúp cân bằng môi trường. Môi Trường Nước Hiện trạng Nước sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt được cung cấp từ nguồn nước ngầm với lưu lượng trung bình 160 (m3/ngày). Nước thải trong quá trình sản xuất chủ yếu là lượng nước dùng để vệ sinh công nghiệp và nguyên liệu, ngoài ra còn lẫn một lượng dư Chlorine và cặn bã hữu cơ. Lượng nước thải mỗi loại: +Nước thải sản xuất: 100-120 m3 +Nước thải sinh hoạt: 10-20 m3 +Nước mưa: không xác định Biện pháp giải quyết Nước thải được xử lý chủ yếu dựa vào các ao sinh học có nuôi lục bình, với diện tích đất rất lớn đưa vào sử dụng. Đây là vấn đề môi trường đáng quan tâm nhất ở công ty nên sẽ được trình bày kỉ hơn ở phần tiếp theo Chất Thải Hiện trạng Dựa vào điều kiện sản xuất thực tế, các loại chất thải rắn bao gồm: +Chất rắn vô cơ: thùng carton, PE, rác sinh hoạtbình quân 40-50 kg/ngày +Chất rắn hữu cơ: phế liệu (vỏ tôm và nguyên liệu không đạt) dạng tươi sống, bình quân 1-1,2 tấn/ngày. Biện pháp giải quyết Nhà máy có hợp đồng với người chăn nuôi và chủ chuyên bỏ mối cho người chăn nuôi tiêu thụ hoàn toàn phần phế liệu trong ngày. Phần nguyên liệu đầu vào không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thì xí nghiệp từ chối không nhận, các nguyên liệu phát sinh hôi trong quá tình chế biến, bảo quản nhiều ngày được đơn vị sản xuất dạng tôm B (nội địa) Khu phế liệu được xây kín và giải quyết nhanh, định kì các khu vực được phun thuốc sát trùng nhằm ngăn phát triển vi sinh (đặc biêt ruồi) Hợp đồng công ty công trình đô thị để giải quyết các loại rác vô cơ (không thể bán) hoặc rác sinh hoạt Tiếng Ồn và Độ Rung Hiện trạng Tiếng ồn và độ rung chủ yếu là do các máy móc hoạt động (ma sát) Bảng 15: Kết quả phân tích tiếng ồn, độ rung (ngày 04/04/2000, do trung tâm Y tế dự phòng Long An) STT Vị trí dBA < 90 Mức áp âm ở các dãy OCTAVES (Hz) 31,5 63 125 250 500 1000 2000 4000 8000 16000 1 Máy nén cấp đông 86 / 81 92,1 90,05 84,5 83,023 80,03 7,35 7,45 7,56 2 Xếp khuôn 78,5 / / / / / / / / / / 3 Phân cỡ 1 75,1 / / / / / / / / / / 4 Phân cỡ 2 74,5 / / / / / / / / / / 5 Khu chế biến 71,4 / / / / / / / / / / 6 Khu nước đá 82,3 / / / / / / / / / / 7 Kho 84,1 / 79 75,3 75,1 78,9 83,9 82,4 75,1 70,2 61 Kết luận Cường độ ồn nằm trong tiêu chuẩn cho phép Biện pháp giải quyết Các máy móc được nhập trọn bộ từ nước ngoài nên hoạt động tốt giảm nhiều chấn động gây ồn quá mức, được đặt ở khu vực riêng biệt, kín tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI Ở NHÀ MÁY Đặc Trưng Dòng Thải Lưu lượng nhà máy hiện tại là 201,24 m3/d, có đặc điểm chung với các loại nước thải ché biến thuỷ sản thông thường. Bảng 16: Nồng độ một số chỉ tiêu phân tích từ nguồn thải công ty Chỉ tiêu Kết quả Chỉ tiêu Kết quả pH* 6,5 TKN (ppm) 200 SS (ppm)* 412,5 P03—P (ppm) 6,7 COD (ppm)* 3169,68 Color(PtCo) APHA* 1731,25 BOD5 (ppm) 2060,292 Turbidy (PTU)* 557 Lưu ý: *Giá trị trung bình của các kết quả phân tích từ 8h đến 17h, các chỉ tiêu còn lại vì điều kiện giới hạn nên gộp mẫu lại phân tích 1 lần Nhận xét: Thành phần chủ yếu là chất hữu cơ phân rã có nguồn gốc từ động vật (quá trình rửa và sơ chế nguyên liệu), với thành phần chủ yếu là protein và chất béo. Trong đó chất béo khó phân huỷ bởi vi sinh. Mức độ ô nhiễm dinh dưỡng lớn (xác bã nguyên liệu), cần quan tâm nhiều đến lượng N và P bên cạnh ô nhiễm hữu cơ (C) trong quá trình xử lý. Tỷ lệ BOD/COD » 0,65 cao, tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng phương pháp xử lý vi sinh trong quá trình xử lý nước thải. Tổng chất rắn trong nước thải chủ yếu từ các vụn thuỷ sản đã tan rã hoà vào trong nước thải, một số bã lớn hơn (con tôm) do còn xót lại trong quá trình sơ chế, cặn loại này rất dễ lắng. Thành phần hữu cơ (acid béo không bão hoà) khi bị phân huỷ tạo ra các sản phẩm trung gian gây mùi đặc trưng rất khó chịu, và ảnh hưởng nhiều khi tiếp xúc Qui Trình Xử Lý Nước Thải Ở Công Ty Sơ đồ qui trình Hình 18: Sơ đồ qui trình xử lý nước thải ở công ty hiện nay Thuyết minh và nhận xét Nước tập trung tại bể thổi khí sơ bộ từ đó qua ao lắng (bổ sung hoá chất) tiếp theo chảy lần lượt qua các ao sinh học cuối cùng chảy ra ngoài (chung với nước thải khu dân cư và một số công ty lân cận vào cống Trên đường đi đến bể thổi khí khá dài, công ty đã tận dụng quá trình lắng dọc đường để loại bỏ một phần rắn. Tuy nhiên cần phải thu dọn lượng chất rắn và phần nổi của nó nếu không dễ làm tắc nghẽn cũng như quá trình phân huỷ xảy ra. Ao lắng tích tụ lượng bùn lớn mà chưa được loại bỏ, và cũng không có công trình cụ thể tiêu huỷ lượng bùn này. Chưa đảm bảo được đường đi của dòng thải tại các vị trí chuyển tiếp ao, làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả xử lý Hiệu quả khá cao, ổn định nếu các điều kiện đảm bảo. Chi phí xử lý cho xây dựng và hoạt động ít tốn kém, tạo nên hệ sinh thái riêng Phụ thuộc vào điều kiện môi trường vì đây là biện pháp xử lý tự nhiên, khi thời tiết thay đổi ảnh hưởng nhiều đến quá trình xử lý nhất là vào mùa mưa, làm cho mực nước chảy tràn (nước mưa lẫn với nước thải) giữa các hồ và dòng thải thoát ra ngoài mà không được xử lý trước gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Đòi hỏi khoảng đất quá lớn, trong khi với địa thế của mình công ty có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác có lợi hơn, đàng thời gây khó khăn trong việc quản lý qui trình xử lý. Công ty không thể vận dụng qui trình xử lý này nữa nếu muốn mở rộng qui trình sản xuất, vì tải lượng ô nhiễm tăng lên trong khi diện tích các ao phải giảm xuống để xây dựng. Không đảm bảo chất lượng nước sau xử lý. Hiệu Quả Xử Lý Bảng 17: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý ở công ty (ngày 23/07/2007 do trung tâm quan trắc và dịch vụ kĩ thuật môi trường – Long An) Chỉ tiêu Kết quả Chỉ tiêu Kết quả pH 7,34 å N (mg/L) 20,2 SS (mg/L) 30,75 å P (mg/L) 5,5 COD (mg/L) 69 Dầu ĐTV (mg/L) 1,8 BOD5 (mg/L) 16 Coliform (MPN/100ml) 43*103 Kết luận: Một số chỉ tiêu chưa đạt tiêu chuẩn cho phép, cần có biện pháp khắc phục để bảo đảm dòng thải xã ra bên ngoài ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI Cải Thiện Qui Trình Xử Lý Hiện Tại Nguyên lý và cơ sở đề xuất phương án Nước thải chế biến thủy sản có nồng độ hữu cơ và dinh dưỡng cao vì vậy phải chú trọng việc xử lý cả 2 loại ô nhiễm này Sử dụng phương pháp tự nhiên là chính bao gồm: lắng (có làm thoáng sơ bộ) và dãy hồ sinh vật với thực vật nước (lục bình). Sử dụng lại vốn đất lớn của công ty đang sử dụng để xử lý nước thải Hệ thống xử lý dựa vào tự nhiên là chính vì vậy giảm đáng kể năng lượng, hóa chất cũng như nhân lực điều hành, hoạt động. Phương án sát với qui trình xử lý hiện tại rất nên quen thuộc khi đưa vào vận hành Sơ đồ công nghệ Hình 19: Sơ đồ công nghệ theo phương án 1 Ưu và khuyết điểm Chi phí xây dựng, hoạt động, điều hành, bảo quản, sữa chữa giảm đáng kể, làm việc ổn định, hiệu quả nếu các điều kiện bảo đảm. Vốn đất sử dụng quá lớn, tùy thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, khó kiểm soát, bị động khi gặp sự cố (trời mưa), không còn phù hợp khi nhà máy gia tăng sản xuất, đòi hỏi phải thay đổi toàn bộ để xây dựng mới Xây Dựng Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Mới Nguyên lý và cơ sở đề xuất phương án Sử dụng công nghệ thích hợp trong việc loại bỏ nồng độ hữu cơ, dinh dưỡng trong nước thải. Phương pháp xử lý sinh học dạng mẽ (SBR) là công nghệ chính trong hệ thống. Giảm diện tích, chi phí xây dựng và vận hành, so với các công nghệ khác SBR có nhiều ưu điểm nổi bật hơn Sơ đồ công nghệ Hình 20: Sơ đồ công nghệ theo phương án 2 Ưu và khuyết điểm Giảm diện tích, chi phí xây dựng so với các phương pháp truyền thống (kết hợp công trình chung một bể); hoạt động, vận hành đơn giản nhờ cơ chế tự động. Công nghệ mang tính linh động cao, chịu được sự biến động của nồng độ chất thải, thích nghi cao khi các điều kiện thay đổi, hiệu quả cao và làm việc ổn định, dễ dàng, thuận lợi nâng cấp hệ thống khi nhà máy mở rộng sản xuất, thích hợp với tính chất nước thải của công ty. Chi phí xây dựng, vận hành, sữa chữa cao hơn nhiều so với phương án đầu, công nghệ tiên tiến nhưng chưa được vận dụng nhiều nên gây khó khăn trong xây dựng, hoạt động, điều hành, bão dưỡng đòi hỏi kinh nghiệm thực tế. CHƯƠNG 4 CÁC MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM MÔ HÌNH CỘT LẮNG Mục Đích Để thiết kế bể lắng sơ cấp cần phải tìm được vận tốc lắng của hạt cặn trong dòng nước cũng như thời gian lắng thích hợp, ở trường hợp này có làm thoáng sơ bộ nên dạng lắng đang xét thuộc kiểu 2 - lắng bông. Với dạng lắng bông cặn không thể mô tả đầy đủ được quá trình lắng mà cần xác định bằng thực nghiệm. Đây chính là mục đích của mô hình này, kết quả sẽ cho ta vận tốc lắng của hạt cặn, thời gian lưu nước và hiệu quả xử ly Chuẩn Bị Mô hình Vật liệu: thuỷ tinh để dể quan sát Kích thước: 0,15*0,15*2 (đơn vị m). Van: Dọc chiều cao bể lắng bố trí các van lấy mẫu với các độ cao 0,1-0,3-0,5-0,7-0,9-1,1-1,3-1,5-1,7-1,9 m Xô nước 45(l), máy khí nén và các viên đá bọt phân tán khí Hình 21: Mô hình cột lắng Dụng cụ thí nghiệm Dụng cụ đo SS và 20 cốc 100 mL lấy mẫu Tiến Hành Cho vào xô nước 40 lít nước thải, tiếp theo cho đá bọt vào và tiến hành sục khí trong 30 phút bằng máy khí nén. Sau đó đổ vào cột lắng, tiến hành lấy mẫu ngay (1 phút) bằng các cốc thuỷ tinh (khoảng 50ml) ở 10 van, đem vào đo kết quả SS các mẫu này (chương trình 630, bước sóng 810nm) khi kết quả đo v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhan 2 Noi dung.doc
  • docPhan 4 Phu luc.doc
  • docPhan 1 Thanh phan.doc
  • docPhan 3 TLTK.doc
  • docPhan 0 Thu Tuc.doc
  • docBia.doc
Tài liệu liên quan