Đề tài Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và phát triển các mô hình hợp tác xã kiểu mới ở huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định

Quan điểm đổi mới HTX ở huyện vụ Bản

* Yêu cầu và nguyên tắc chung: Đổi mới tổ chức và quản lý HTX là công việc quan trong, nó liên quan đến sản xuất và đời sống của hộ nông dân nhằm chuyển đổi HTX nông nghiệp hiện nay trở thành HTX sản xuất dịch vụ nông nghiệp thực sự là một tổ chức kinh tế được lập ra theo yêu cầu sản xuất và nguyện vọng của nông dân góp phần thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thúc đẩy kinh tế xã hội nông thôn phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đổi mới tổ chức quản lý HTX sản xuất dịch vụ nông nghiệp phải triệt để tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản về HTX; tự nguyên, dân chủ cùng có lợi, tự quản. Đổi mới HTX được tiến hành toàn diện và đồng bộ, chuyển hoạt động của các HTX nông nghiệp từ mô hình cũ theo mô hình chức năng nhiệm vụ mới ở mỗi khâu, mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ trên nền tảng kinh tế hộ nông dân, hộ gia đình.

 

docx90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2073 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và phát triển các mô hình hợp tác xã kiểu mới ở huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóa 11 km. Kênh tưới cấp III (560 kênh) có chiều dài là 470,260 km, đã kiên cố được 31 km. Hệ số tưới theo năng lực thiết kế của công trình là 0,82 l/s/ha. + Hệ thống các trạm bơm: Có 1 trạm bơm lớn và trạm bơm Cốc Thành 7 máy x 32.000 m3/hoặc phục vụ tiêu cho Vụ Bản và 1 phần thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc. Có 1 trạm bơm vừa với 34 máy x 4.000 m3/h Có 1 trạm bơm trung bình có 7 máy x 2.500 m3/h Có 1 trạm bơm nhỏ với 21 máy x 10003/h Ngoài ra còn có 116 trạm bơm điện của các HTX với công suất là từ 540 m3/hoặc đến 2.500 m3/h. Tổng công suất của các trạm bơm trong địa bàn huyện vào khỏng 406.100 m3/h. Do có sự quan tâm đầu tư rất lớn của Nhà nước các cấp, đặc biệtlà sự đóng góp của nhân dân trong những năm gần đây, hệ thống thủy lợi, thủy nông của Vụ Bản đã và đang tiếp tục được cải tạo, nâng cấp. Diện tích được phục vụ nước tưới, tiêu được nâng lên từ 7651 ha năm 1999 đến năm 2001 đã lên tới » 8.000 ha. Trong đó: Diện tích chủ động là 3.900 ha Diện tích chủ động 1 phần là 1.500 ha Diện tích tạo nguồn là 2.600 ha Nét nổi bật nhất là sự huy động đóng góp của nhân dân để làm kiên cố hóa kênh mương, bước đầu đã đem lại kết quả đáng phấn khởi. III. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA HUYỆN TRONG 3 NĂM QUA (1999 - 2001) Bảng 6: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm (1999 - 2001) Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số lượng (triệu đ) Cơ cấu (%) Số lượng (triệu đ) Cơ cấu (%) Số lượng (triệu đ) Cơ cấu (%) I. Tổng giá trị sản xuất 443.436 100,00 427.739 100,00 478.664 100,00 1. Ngành N.L. Thủy sản 276.156 62,28 314.969 66,63 318.988 66,64 a. Nông nghiệp 270.709 98,03 309.471 98,25 313.462 98,27 b. Lâm nghiệp 570 0,21 627 0,20 652 0,20 c. Thủy sản 4.877 1,76 4.871 1,55 4.874 1,53 2. Ngành CN - TTCn 96.939 14,42 48.149 10,18 49.330 10,31 3. Ngành T. nghiệp - dịch vụ 103.314 23,3 109.621 23,19 110.346 23,05 II. Các chỉ tiêu bình quân 1. Lương thực BQ/năm (kg) 618 730 735 2. BQ thu nhập người/năm (tr.đ) 1,93 2,14 2,31 (Nguồn: Phòng thống kế huyện Vụ Bản) Qua bảng 6 cho thấy giá trị sản xuất năm 1999 đạt 443.436 triệu đồng, đến năm 2001 đạt 472.664 triệu đồng (tăng 6,61%). Bình quân trong 3 năm tăng 3,9%/năm. Trong tổng giá trị sản xuất thì giá trị sản xuất Nông - Lâm - Thuỷ sản hiện chiếm tỷ trọng cao. Năm 1999 chiếm 62,28%, năm 2001 chiếm 66,64%. Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - TTCN chiếm tỷ lệ thấp (Namư 1999 chiếm 04,4242%, năm 2001 chiếm 10,31%). Giá trị sản xuất ngành Thương nghiệp - Dịch vụ năm 1999 chiếm 23,19%, năm 2001 chiếm 23,05%. Nhìn chung qua 3 năm giá trị sản xuất Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản có tốc độ tăng đáng kể (7,48%). Trong khi ngành Thương nghiệp -Dịch vụ chỉ tăng 3,33%, riêng ngành TTCN - CN lại giảm (21,17%). Nguyên nhân là do thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Trong Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản thì giá trị ngành Nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Năm 1999 nông nghiệp có giá trị sản xuất chiếm 98,03%, năm 2000 có giá trị sản xuất chiếm 98,27%. Như vậy xét trên góc độ tổng thể các điều kiện tự nhiên (Đất - Nước - Khí hậu - Thủy văn) là cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội nói chung cho thấy Vụ Bản là một huyện có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế nói chung - đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất ngành trồng trọt nhưng vẫn chưa được quản lý, khai thác - sử dụng có hiệu quả. Bên cạnh đó các hạn chế, khó khăn cũng không ít trở ngại. Vấn đề cốt lõi hiện nay là Vụ Bản phải tập trung mọi nguồn lực để phát triển sản xuất trên cơ sở khai thác hợp lý các nguồn lực đó. IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1. Giới thiệu phương pháp nghiên cứu. Mỗi môn khoa học đều nghiên cứu phạm vi điều kiện nhất định xảy ra trong tự nhiên và trong xã hội. Trong quá trình nghiên cứu người ta phải sử dụng các phương pháp khác nhau, đặc đỉem của phương pháp bắt nguồn từ tính chất của hiện tượng nghiên cứu. Tổng thể các phương pháp nhằm nhận thức hiện tượng nghiên cứu. Như vậy, phương pháp bắt nguồn từ thực tiễn khách quan, phản ánh các quy luật của khác quan của đối tượng mình nghiên cứu. Tầm quan trọng của phương pháp nghiên cứu là phản ánh và thực tiễn một công cụ có hiệu quả để nghiên cứu cải tạo thế giới quan. Chính vì thế chúng tôi đã chọn phương pháp sau để nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và phát triển các mô hình HTX kiểu mới ở huyện Vụ Bản - Nam Định". - Phương pháp thống kế kinh tế : là phương pháp nghiên cứu mặt lượng (của các hiện tượng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động và sản xuất) trong mối liên hệ với mặt chất của số lớn các hiện tượng kinh tế xã hội xảy ra trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trong điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể. - Phương pháp điều tra chọn mẫu điển hình. - Phương pháp điều tra và đánh giá phát triển nông thôn và một số phương pháp khác. 2. Áp dụng các phương pháp nghiên cứu. Áp dụng phương pháp trên vào nghiên cứu đề tài chúng tôi tiến hành giải quyết các vấn đề sau: a. Phương pháp thu thập tài liệu - Thu thập tài liệu thứ cấp: Tài liệu của phòng kế hoạch, thống kê kinh tế của UBND huyện Vụ Bản như tình hình cơ bản, báo cáo tổng kết của các HTX, tài liệu nói về kinh tế hợp tác và HTX qua sách báo, tạp chí có liên quan đến đề tài. - Thu thập tài liệu sơ cấp: các báo cáo tổng kết của các HTX được nghiên cứu cụ thể, các thông tin về HTX từ ban quản lý xã viên của HTX và các hộ nông dân trước, trong và sau khi chuyển đổi HTX theo luật Thu thập các quan điểm và ý kiên đánh giá của các chuyên gia và cán bộ trực tiếp chỉ đạo côg tác này. b. Tổng hợp tài liệu và phân tích tài liệu - Dùng phương pháp thống kê kinh tế để phân tích tài liệu tổng hợp và phân loại các loại chỉ tiêu so sánh như tốc độ tăng trưởng và so sánh các ngành giữa các mô hình… - Dùng phương pháp duy vật biện chức và duy vật lịch sử để xem xét các hiện tượng, phân tích và đánh giá sự phù hợp của việc đổi mới sang mô hình HTX kiểu mới với quy luật phát triển cũng như chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước. - Dùng phương pháp điều tra đánh giá phát triển nông thôn nhằm vào các mục tiêu sau: + Đánh giá nhu cầu phát triển nông nghiệp - nông thôn và phát triển chung của cộng đồng. Từ đó xem xét tính phù hợp và những thành tích đạt được của mô hình HTX kiểu mới bên cạnh đó tìm ra những tồn tại và vấn đề mới nảy sinh để tiếp tục nghiên cứu và giải quyết. + Xác định các vấn đề cần ưu tiên để tiếp tục nghiên cứu nhu cầu phát triển của nó. + Đánh giá khả năng thực hiện (theo tiêu chuẩn kinh tế, xã hội và kỹ thuật) của sự can thiệp đổi mới có kế hoạch. + Xác định các điểm cần ưu tiên trong quá trình hoạt động của các mo hình HTX kiểu mới. + Tiến hành các hoạt động chính thức cũng như phụ trợ để các mô hình HTX kiểm mới phát triển tốt hơn. + Có kế hoạch giám sát các hoạt động phát triển ở những mô hình HTX kiểu mới để kịp thời có những giải pháp giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển, để các mô hình HTX này ngày càng hoàn thiện và phát triển. PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC HTX Ở HUYỆN VỤ BẢN TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI. 1. Thực trạng HTX nông nghiệp huyện Vụ Bản. Kinh tế hợp tác và HTX trong nông nghiệp nông thôn huyện Vụ Bản quá trình đổi mới từ năm 1986 đến cuối năm 1996 được chia làm ba giai đoạn. * Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1988 Đây là giai đoạn tiếp tục thực hiện chỉ thị 100 của Ban bí thư Trung ương Đảng (Khóa V) năm 1981. Với nội dung đổi mới cơ chế quản lý HTX từ khoán việc sang khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động. Các HTX mới đã thực hiện được một bước cơ bản là giải phòng sức lao động tạo điều kiện để xã viên tự chủ sử dụng sức lao động của mình chăm lo cho những mảnh ruộng nhận khoán để tăng sản lượng, tăng thu nhập… Tuy rằng kế hoạch đặt ra như vậy nhưng về động lực vẫn chưa đủ mạnh, không lâu vì phần giá thành thu từ vượt khoán và chi phí sản xuất ngày càng tăng. Hệ thống tổ chức sản xuất HTX được xây dựng từ nhiều năm nay đã bộc lộ rõ không còn phù hợp với sự phát triển của LLSX dẫn đến quản lý bị lỏng lẻo, rong công, phóng điểm, công nợ ngày một tăng, phân phối không theo sự lao động đóng góp của xã viên, làm triệt tiêu mất động lực phát triển sản xuất, nông dân giảm lòng tin đối với kinh tế HTX. Việc xây dựng quan hệ sản xuất tập thể chưa tìm ra bước đi thích hợp, phù hợp với điều kiện từng ngành nghề không phân biệt sự khác nhau giữa tập thể hóa và hợp tác hóa, nặng về quan hệ sở hữu, ít chú ý đến quan hệ hợp tác liên kết trong sản xuất dưới nhiều hình thức đa dạng, quan hệ về phân phối theo lao động bị vi phạm nghiêm trọng. * Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1993 Những thiếu sót trên đã được Nghị quyết 10 của Bộ chính trị ngày 5 tháng 4 năm 1998 đã định hướng tháo gỡ. Thực hiện Nghị quyết 10 ngày 12 tháng 5 năm 1998 tỉnh ủy Nam Hà nay thuộc tỉnh Nam Định ra Nghị quyết 115 về "Đổi mới tổ chức quản lý HTX nông nghiệp". UBND tỉnh ban hành Quyết định 376 năm 1993 quy định cụ thể về phân chia giao quỹ đất đến hộ nông dân, đổi mới tổ chức quản lý HTX… ngay trong năm 1988 hầu hết các HTX đã tiến hành giao toàn bộ ruộng đất canh tác khoán cho hộ nông dần dưới hai quỹ đất. Quỹ đất khoán đảm bảo yêu cầu lương thực cơ bản của hộ nông dân và quỹ đất đấu thầu thâm canh cao với năng suất khoán được điều chỉnh hợp lý. Về tổ chức quản lý các HTX nông nghiệp đã có bước thay đổi quan trọng. Ruộng đất được giao khoán lâu dài cho người lao động, các TLSX do tập thể quản lý sử dụng kém hiệu quả đã được định giá bán lại chuyển nhượng cho xã viên tạo điều kiện đầy đủ để hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ. Chuyển từ trực tiếp quản lý điều hành sản xuất sang chế độ hợpd dồng trách nhiệm, tăng cường quyền tự chủ quản lý điều hành cho hộ xã viên trong đầu tư thâm canh, phát triển sản xuất trên diện tích nhận khoán. Bộ máy quản lý HTX được tinh giảm gọn nhẹ, nhất là sau khi thực hiện Quyết định 115 của Ban thường vụ tỉnh ủy đã xóa bỏ chế độ phân phối theo công điểm và bao cấp thực hiện hạch toán theo định mức khoán, xác định mức thu gồm thuế quỹ và các khoản dịch vụ. Tuy vậy hoạt động của các HTX chuyển biến không mạnh, không phát huy được vai trò tác dụng. Ngược lại còn bộc lộ ro những thiếu sót, nhược điểm cản trở sự phát triển của HTX… * Giai đoạn từ năm 1994 đến cuối năm 1996 Trước yêu cầu thực tiễn, ngoài việc tiếp tục thực hiện Quyết định 115 của UBND tỉnh và nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VII). Thực hiện thông báo số 264 TB/TU ngày 21 tháng 8 năm 1995 của Ban thường vụ tỉnh ủy Nam Định về đổi mới phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Quyết định 990 của UBND tỉnh ngày 28 tháng 8 năm 1995 về việc sử dụng quỹ đất nông nghiệp dự trữ. Hướng dẫn thi hành số 161 của Sơ địa chính và hướng dẫn số 146 của Sở nông nghiệp về tiếp tục đổi mới quản lý HTX nông nghiệp. UBND huyện hướng dẫn một số nội dung chủ yếu thực hiện năm 1995 - 1996 cụ thể là: Về quản lý ruộng đât: UBND xã và HTX nông nghiệp tổ chức thực hiện theo hướng thi hành số 161 của Sở địa chính ngày 11 tháng 10 năm 1995 (Về việc xử lý đất nông nghiệp). Trong quá trình quản lý quỹ đất nông nghiệp dự trữ phải kết hợp điều chỉnh đúng vị trí đất quy hoạch đến năm 2010 - 2013 và thực hiện theo hướng quy định 990; đất tạm giữ của hộ nông dân còn nợ tồn đọng nay giao hết lại cho hộ đó để sử dụng lâu dài. Để tiếp tục thu hồi vốn về cho HTX và ngăn việc nợ nần dây dưa của các HTX đã phải vận dụng theo hướng giao lại ruộng theo tỷ lệ thanh toán nợ hoặc HTX tiếp tục quản lý cho thầu để trừ nợ dần. Về tổ chức HTX nông nghiệp : Thực tiễn trong đầu những năm vừa qua tổ chức quản lý HTX nông nghiệp đã khẳng định vai trò vị trí của HTX trong việc quản lý kinh tế xã hội như phòng chống thiên tai dịch hại, hướng dẫn kinh tế hộ phát triển, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất và đời sống. Mô hình tổ chức HTX nông nghiệp theo quy mô liên thôn, xã như hiện nay cơ bản là phù hợp với yêu cầu sản xuất. Tuy nhiên hình thức tổ chức nội dung hoạt động phải tiếp tục đổi mới cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế và trình độ quản lý của HTX. Đồng thời khuyến khích các hình thức hợp tác kinh doanh một khâu hoặc nhiều khâu trong sản xuất chế biến tiêu thụ sản phẩm theo hướng Nhà nước nhằm bổ sung tốt hơn nhu cầu kinh tế hộ. Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý HTX nông nghiệp : Nhìn chung phần lớn các HTX hiện nay vẫn quen với cách làm ăn cũ, năng lực và trình độ còn hạn chế, chưa thực chất năng động sáng tạo vươn lên đáp ứng với cơ chế thị trường. Qua điều tra ở 32 HTX cho thấy chủ nhiệm có trình độ đại học chiếm 14,7%; trung cấp chiếm 20,6% còn lại phần lớn các cán bộ chưa qua đào tạo chiếm 64,7%. Về đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, tỷ lệ chưa qua đào tạo chiếm khá cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ kế toán trưởng tỷ lệ trung cấp chiếm đa số là 73,5%, đại học chiếm 8,8% còn lại chưa qua đào tạo chiếm 14,7%. Về đội ngũ cán bộ trong ban quản trị có trình độ đại học chiếm 9,2%; trung cấp chiếm 52,3%. Qua đây ta có thể thấy đội ngũ cán bộ chủ chốt của các HTX phần lớn chưa có chuyên môn nghiệp vụ, trình độ văn hóa thấp, lại chưa được quan tâm đào tạo thường xuyên dẫn đến vai trò điều hành của các HTX bị thu hẹp, bộ máy quản lý yếu kém, thiếu năng động sáng tạo. Tuy rằng có bước chuyển biến mới song sự tồn tại của các HTX chỉ là hình thức không còn vai trò tác dụng đối với hộ nông dẫn. Hoạt động của các HTX mang tính chất phục vụ không hạch toán sản xuất kinh doanh nên chất lượng không cao. Về vốn quỹ của HTX: Cơ cấu vốn quỹ của các HTX tuy có khác nhau nhưng nhìn chung quỹ HTX đã giảm nhiều so với thời kỳ khoán 10. Bình quân ngang huyện quỹ để 4,66%, sản lượng khoán xấp xỉ 5kg /sào/vụ. Số quỹ thu cả năm của huyện là 5.634 tấn thóc nhưng tỷ lệ thu không đảm bảo kế hoạch đề ra thậm chí sử dụng vượt kế hoạch không đúng mục đích. Qua 2 năm 1995 - 1996 sử dụng quỹ phát triển sản xuất mới gần 30% cho việc sản xuất, số còn lại cộng với quỹ tích lũy trước kia chủ yếu tập trung cho xây dựng cơ bản phục vụ đời sống sản xuất và bù lỗ cho các quỹ dịch vụ. Nguồn vốn các HTX trong huyện tính đến ngày 31 tháng 8 năm 1995 là 44.504 triệu đồng. Bình quân có 780 triệu đồng trên một HTX trong đó 55 % là vốn cố định, 45% là vốn lưu động và các quỹ trong đó vốn lưu động chiếm dụng chiếm 80%; vốn hoạt động có 20% cho nên nhiều HTX không có điều kiện để tổ chức sản xuất kinh doanh hoặc hiệu quả kinh doanh thấp. II. THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG ĐỔI MỚI HTX THEO LUẬT HTX Ở HUYỆN VỤ BẢN. 1. Quan điểm đổi mới HTX ở huyện vụ Bản * Yêu cầu và nguyên tắc chung: Đổi mới tổ chức và quản lý HTX là công việc quan trong, nó liên quan đến sản xuất và đời sống của hộ nông dân nhằm chuyển đổi HTX nông nghiệp hiện nay trở thành HTX sản xuất dịch vụ nông nghiệp thực sự là một tổ chức kinh tế được lập ra theo yêu cầu sản xuất và nguyện vọng của nông dân góp phần thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thúc đẩy kinh tế xã hội nông thôn phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới tổ chức quản lý HTX sản xuất dịch vụ nông nghiệp phải triệt để tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản về HTX; tự nguyên, dân chủ cùng có lợi, tự quản. Đổi mới HTX được tiến hành toàn diện và đồng bộ, chuyển hoạt động của các HTX nông nghiệp từ mô hình cũ theo mô hình chức năng nhiệm vụ mới ở mỗi khâu, mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ trên nền tảng kinh tế hộ nông dân, hộ gia đình. * Nội dung vụ thể về việc đổi mới HTX: Đổi mới chức năng nhiệm vụ của HTX. HTX không còn quản lý điều hành trực tiếp và toàn diện về sản xuất, lao động, phân phối TLSX nữa mà chuyển sang làm chức năng dịch vụ phục vụ sản xuất cho các hộ nông dân với những nhiệm vụ chủ yếu sau: Xây dựng thực hiện hướng dẫn sản xuất tiếp cận với thị trường theo quy hoạch trước mắt và lâu dài ở từng địa phương. Thông qua thị trường hướng dẫn hộ nông dân đổi mới cơ cấu sản xuất, sử dụng đất đai có hiệu quả. Tổ chức hướng dẫn các hộ xã viên áp dụng tiến bộ KHKT sản xuất đạt kết quả cao, tổ chức làm dịch vụ phục vụ hộ nông dân dưới nhiều hình thức đa dạng. HTX trực tiếp nắm và điều hành từng khâu dịch vụ thiết yếu, gắn với cơ sở vật chất ở địa phương trước hết là thủy lợi, điện, giống và BVTV… thông qua những dịch vụ này để tập hợp hướng dẫn nông dân sản xuất có hiệu quả, bảo toàn và sinh lời vốn, thực hiện hạch toán kinh tế trên cơ sở làm tốt công tác phân loại, nắm chắc các loại vốn, xác định chính xác số vốn còn thực chất hoạt động hoặc vốn điều lệ của HTX để giao khoán cho chủ nhiệm HTX sử dụng đầu tư cho các hoạt động dịch vụ với mức độ vừa đảm bảo được vốn gốc và có một phần lãi suất hợp lý. - Tổ chức lại mô hình HTX: Phương hướng chuyển đổi mô hình phải căn cứ vào nội dung hoạt động, phạm vi kinh doanh dịch vụ của các HTX hiện nay để xây dựng chuyển sang mô hình HTX sản xuất và dịch vụ nông nghiệp. Có thể tổ chức theo mô hình HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ chuyên khâu tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho xã viên. Về quy mô: Phải tổ chức sắp xếp lại theo hướng đa dạng hóa, không hạn chế quy mô hợp tác, phải đảm bảo cho từng đơn vị cơ sở hoạt động theo quy mô, lĩnh vực, ngành nghề, khâu công việc dịch vụ. Tổ chức bộ máy quản lý HTX trước hết là yêu cầu phải đổi mới tổ chức và quản lý HTX, phát huy quyền làm chủ của xã viên tham gia vào các hoạt động của HTX và trên cơ sở quy mô sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTX đã xác định, đòi hỏi bộ máy quản lý của HTX phải được tổ chức sắp xếp lại gọn nhẹ và thực sự có hiệu lực. Xã viên bầu ra hội đồng quản trị (HĐQT). HĐQT sẽ tuyển chọn bầu chủ nhiệm HTX để điều hành sản xuất kinh doanh của HTX, đại hội xã viên là cơ quan có quyền lực cao nhất HTX, quyền hạn, trách nhiệm và nội dung làm việc của đại hội xã viên thực hiện nghị quyết đại hội xã viên thực hiện nghị quyết đại hội xã viên do đại hội xã viên bầu ra. Số lượng thành viên HĐQT tùy theo mô hình HTX và yêu cầu của đại hội xã viên quy định, chủ nhiệm là người điều hành thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của HTX theo nghị quyết của đại hội xã viên, chủ nhiệm, kế toán trưởng quyền hạn và nhiệm vụ phụ cấp tiền lương, tiền thù lao chủ nhiệm HTX donghị quyết của đại hội xã viên là điều lệ HTX quy định. Ngoài ra chức năng quản lý của chủ nhiệm bao gồm. - Hoạch định dịch vụ sản xuất kinh doanh và đời sống xã viên. - Tổ chức nội bộ HTX, tổ chức dịch vụ, tổ chức sản xuất kinh doanh. - Điều khiển chỉ huy các hoạt động của HTX. - Kiểm tra hoạt động dịch vụ, sản xuất của các đội tổ hay các cá nhân được chủ nhiệm giao nhiệm vụ. - Đổi mới cách quản lý thường xuyên để phù hợp với sự nhạy bén của cơ chế thị trường. Như vậy sơ đồ về tổ chức và quản lý HTX nông nghiệp được xây dựng như sau Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý HTX nông nghiệp kiểu cũ Đại hội xã viên Ban quản lý HTX Đội sản xuất Tổ nhóm sản xuất Tổ chức kinh tế cá nhân khác Ban kiểm soát 2. Những giải pháp tổ chức chỉ đạo đổi mới HTX theo luật HTX ở huyện Vụ Bản Tăng cường công tác chỉ đạo: Củng cố các ban chỉ đạo chuyển đổi theo luật HTX ở các xã để hoạt động có hiệu quả. Huyện cần tập trung chỉ đạo tiếp tục chuyển đổi HTX còn lại, giúp xí nghiệp HTX đã chuyển đổi khắc phục việc chưa đúng luật HTX, thực hiện những nội dung đã nêu trong phương án hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX. Huyện cần tăng cường chỉ đạo xuống cơ sở, mỗi cán bộ đảm nhận ba đến bốn HTX (HTX quy mô toàn xã), trực tiếp hướng dẫn các HTX các nghiệp vụ cụ thể về chuyển đổi HTX hoặc thành lập mới. Ban chỉ đào cần có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị có liên quan phối hợp triển khai thực hiện luật HTX trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định nghị định 02/CP của Chính phủ. Tăng cường công tác tuyên truyền HTX và các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về HTX bằng các hình thức đa dạng: Các tổ chức đoàn thể, quần chúng theo chức năng của mình vận động các thành viên tham gia học tập cùng cấp ủy Đảng, chính quyền và HTX làm cho mọi công dân, xã viên nắm được mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển HTX, nhất là nhận biết HTX mới theo luật khác với HTX kiểu cũ, xử lý các vấn đề của HTX cũ gia nhập HTX mới một cách tự nguyện. Tổ chức các đợt tập huấn tổ chức tuyên truyền phải phù hợp với đối tượng, đặc biệt là đối với nông dân phải ngắn gọn dễ hiểu, tập trung vào vấn đề chính, phương pháp tuyên truyền phải phong phú để nông dân tiếp thu một cách nhanh nhất. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ: Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ cho HTX đang là nhu cầu cần thiết ở hầu hết các HTX. UBND tỉnh cần phối hợp với các trường quản lý của Bộ và các trường của tỉnh để đào tạo cán bộ quản lý HTX theo cơ chế mới. Trong đó tập huấn chế độ kế toán HTX nông nghiệp cho kế toán và chủ nhiệm HTX. Làm rõ mối quan hệ giữa tổ chức Đảng, chính quyền với HTX: HTX nông nghiệp là tổ chức kinh tế tự nguyện của nông dân, quyền quyết đinh cao nhất trong HTX là đại hội xã viên. Song để HTX thực sự mang lại lợi ích cho xã viên phát triển đúng hướng, thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ cần có sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy cấp ủy Đảng cơ sở cần tổ chức tuyên truyền, quán triệt tới cán bộ Đảng viên HTX, tinh thần mới của luật HTX hỗ trợ tích cực các HTX có hiệu quả. Chính quyền xã thôn có trách nhiệm kiểm tra giám sát HTX trong việc thực hiện luật HTX và các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ mà không can thiệp trực tiếp vào công tác tổ chức quản lý nội bộ như luật HTX và điều lệ HTX đã quy định. Chính quyền tạo điều kiện cho HTX hoạt động theo khuôn khổ pháp luật, không làm chức năng của HTX. HTX phải nghiêm chỉnh chấp hành sự lãnh đạo của Đảng và tạo điều kiện cho tổ chức Đảng và các tổ chức quần chúng khác của nông dân trong HTX hoạt động nhưng cũng không làm thay bao biện công việc của chính quyền, bao cấp, làm suy yếu HTX. Ổn định bộ máy tổ chức quản lý trong HTX: Trước hết là Ban quản trị mới phải ổn định tổ chức bộ máy cán bộ HTX. Sắp xếp bộ máy tinh gọn theo yêu cầu công việc và phù hợp với khả năng của từng cán bộ, ban hành quy chế làm việc của Ban quản trị, Ban kiểm soát và các bộ phận chức năng khác, đảm bảo bộ máy hoạt động không chồng chéo, đảm bảo quyền chủ động điều hành và trách nhiệm trước xã viên và chủ nhiệm. III. QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI TỪ HTX KIỂU CŨ SANG MÔ HÌNH HTX KIỂM MỚI. Mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp ở huyện đã có từ trước chuyển đổi HTX theo luật. Ban đầu chỉ có một vài HTX trong huyện hoạt động dịch vụ ở vài khâu thiết yếu như thủy lợi, bảo vệ thực vật… tuy ban đầu còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cũng như trình độ quản lý và vốn để sản xuất cộng với yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan đưa lại đặc biệt là từ phía hộ nông dân. Song nhìn chung hoạt động dịch vụ ở một số HTX đã được tổ chức phù hợp với điều kiện kinh tế (vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật…) và trình độ quản lý của từng HTX cùng với quốc doanh và các tổ chức kinh tế khác. Các HTX đáp ứng ngày càng có hiệu quả các dịch vụ trước, trong và sau quá trình sản xuất tới hộ xã viên. Nhận thấy mô hình dịch vụ thực sự đưm lại lợi ích cho HTX cho nên các HTX đã chuyển hẳn tổ chức dịch vụ sang hạch toán kinh doanh. Quá trình chuyển đổi được thực hiện có hiệu quả hay không, kết quả đem lại thế nào được thể hiện qua các vấn đề sau: Về công tác tổ chức: Trước hết xác định việc đổi mới các HTX nông nghiệp kiểu cũ sang mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp theo luật HTX và theo Nghị định 43/CP của Chính phủ và Nghị định số 04 của Ban thường vụ tỉnh ủy tỉnh Nam Định hiện nay là một vấn đề lớn, phức tạp tác động trực tiếp đến sự ổn định chính trị, xã hội và phát triển sản xuất. Dưới sự chỉ đạo của huyện ủy và UBND huyện cùng các ban ngành trong huyện, "Ban chỉ đạo đổi mới HTX nông nghiệp của huyện được thành lập và trực tiếp chỉ đạo mọi công việc". - Trước hết cần quán triệt sâu rộng chủ trương đổi mới HTX nông nghiệp đến cấp ủy Đảng và chính quyền, đoàn thể nhất là các tầng lớp nhân dân trong huyện, thấy rõ vai trò của HTX trong sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn hiện nay, sự cần thiết đổi mới HTX nông nghiệp cũ xây dựng các hình thức hợp tác mới phù hợp nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp. - Các xã trong huyện đã thành lập ban chỉ đạo đổi mới HTX nông nghiệp trong đó chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, chủ nhiệm HTX cũ làm phó ban và một số thành viên do thường vụ Đảng uỷ xã quyết định và lãnh đạo trực tiếp. - Đổi mới HTX gắn liền với tăng cường quản lý Nhà nước đối với các HTX. Cụ thể là định rõ chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế của hệ thống chính quyền cơ sở, tăng cường quản lý hành chính, chăm lo xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở để phát triển kinh tế xã hội, thông qua đổi mới HTX nông nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tổ chức tốt hệ thống dịch vụ, đào tạo đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của HTX trong cơ chế thị trường. - Các tổ chức đoàn thể với chức năng của mình, đi sát cơ sở nắm nguyện vọng của nông dân, cùng cấp ủy và chính quyền cơ sở làm tốt công tác chính trị tư tưởng để nông dân có nhận thức đúng và quyết tâm đổi mới HTX khẩn trương, thận trọng và vững chắc. * Các bước tiến hành. - Sau khi thành lập "Ban chỉ đạo đổi mới HTX nông nghiệp cấp xã". Tiến hành lập hội đồ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNghiên cứu quá trình chuyển đổi và phát triển các mô hình hợp tác xã kiểu mới ở huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định.docx
Tài liệu liên quan