Đề tài Nghiên cứu quy trình sản xuất dầu gấc và ứng dụng

Mục lục

Mở đầu

Chương 1: Tổng quan vể gấc 2

1. Phân bố các vùng trổng gấc 2

1.1 . Trên thế giới 2

1.2 . Ở Việt nam 2

1.3 . Giới thiệu đôi nét về một số vùng nguyên liệu 2

2. Mô tả và phân loại gấc 6

3. Thời vụ mô hình trồng và các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần và sản lượng gấc 8

3.1 . Thời vụ 8

3.2 . Cách ươm cây giống 8

3.3 . Chọn đất trồng, đào hố và bón lót 9

3.4 Các yếu tố ảnh hưởng 11

4. Cách phòng trừ sâu bệnh 12

4.1 . Sâu hại 12

4.2 . Bệnh hại 13

5. Thu hoạch bảo quản và yêu cầu thu mua 14

5.1 Thu hoạch 15

5.2 Bảo quản 15

5.3 Yêu cầu thu mua 15

6. Các món ăn được chế biến từ gấc 15

7. Một số bài thuốc từ gấc 20

8. Giá trị kinh tế 21

9. Giá trị dinh dưỡng và hiệu quả sử dụng 22

Chương 2: nguyên liệu và phụ gia thực phẩm 23

1.Nguyên liệu 23

1.1 . nguyên liệu chính của quả gấc 23

1.2 . Nguyên liệu phụ 28

Chương 3: Quy trình sản xuất dầu gấc 28

3.1 Thuyết minh quy trình 28

3.2 Quy trình hoàn chỉnh 38

3.3 Tách dầu bằng phương pháp trích ly 40

3.4. Kỹ thuật tinh chế dầu gấc 44

3.4.1 Ý nghĩa của việc tinh chế dầu gấc 44

3.4.2 Các công đoạn tinh chế dầu 44

3.5 Biến đổi trong quá trình bào quản 49

3.6 Lợi ích 50

Lời kết

 

 

doc56 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 16595 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu quy trình sản xuất dầu gấc và ứng dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 củ hành tây tím, 1 thìa cà-phê hành, tỏi xay, hành lá, 2 thìa súp dấu gấc, tương ớt, tương cà, nước mắm, hạt nêm, đường, tiêu, dầu ăn. Thực hiện 1. Sườn chặt miếng vừa ăn. Ớt chuông, hành tây tím thái vừa ăn Hành lá tước sợi hoặc thái khúc tuỳ thích. 2. Đun nóng 1 thìa súp dầu ăn, cho hành, tỏi băm vào phi thơm. Cho sườn vào xào săn, tiếp đến cho một bát nước vào nấu với lửa vừa đến khi nước cạn. Cho ớt chuông, hành tây, dầu gấc vào. Nêm 1 thìa súp tương ớt, 1 thìa súp tương cà, 1 thìa súp nước mắm, 1 thìa súp đường, 2 thìa cà-phê hạt nêm, xốc đều cho thấm gia vị Thưởng thức Dọn ra đĩa, rắc tiêu, hành lá. Mứt gấc Nguyên liệu: 1 quả gấc, 300g đường trắng, 2 thìa nước chanh. Cách làm: Bổ đôi quả gấc lấy hết long cho vào nồi + 1 bát nước + 1 thìa nước chanh, trộn đều. Đun sôi 15 phút, đổ ra rá, trà kỹ để lấy hết màng đỏ và loại bỏ hạt và màng thô. Cho đường + 1 bát nước lã + 1 thìa nước chanh nấu cho đường chảy thành nước, vừa nấu vừa khoắng cho không bén. Đun sôi khoảng 15 phút cho toàn bộ thịt đỏ màng gấc vào. đun tiếp khoảng 20 phút, kiểm tra thấy quánh như mạch nha là đạt. Thời gian bảo quản được khoảng 5 – 6 tháng.Mứt gấc là thức ăn dự trữ rất tốt hoặc dùng làm nấu xôi, nước giải khát, pha chế rượu gấc. Cơm dương châu gấc 7. Một số bài thuốc từ gấc: Dầu gấc: Dầu gấc được dùng trong những trường hợp cơ thể cần vitamin A như trẻ con chậm lớn, bệnh khô mắt, quáng gà, người kém ăn, mệt mỏi. Dùng ngoài bôi vào vết thương, vết bỏng làm mau lên da non, chóng lành. Dầu gấc dùng kèm với một số kháng khuẩn đặc hiệu chữa được bệnh trứng cá có nhân. Dầu gấc nhuận tràng, thích hợp cho người táo bón. Người lớn mỗi ngày 10-20 giọt, chia làm 2 lần, uống trước bữa ăn chính. Trẻ em 5-10 giọt mỗi ngày. Hạt gấc: Theo Đông y, hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, dùng chữa các chứng bệnh ung thũng, mụn nhọt độc, tràng nhạt, eczema, viêm da thần kinh,trĩ, phụ nữ sưng vú Rễ gấc: Sao vàng, tán mỏng, dùng uống chữa tê thấp sưng chân gọi là Phòng kỷ nam Lá gấc: Viện Đông y dùng lá gấc với tầm gửi đắp ngoài ra làm thuốc tiêu sưng tấy Bài thuốc có hạt gấc: - Chữa mụn nhọt, ghẻ lở: Nhân hạt gấc mài với nước, bôi. - Chữa sưng vú: Nhân hạt gấc giã với một ít rượu 30-40 độ đắp lên chỗ sưng đau. - Chữa trĩ, lòi dom: Hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm, gói bằng vải, đắp để suốt đêm. - Chữa sốt rét có báng: Hạt gấc và vảy tê tê, hai vị bằng nhau, sấy khô tán bột. Mỗi lần dùng 2g hòa với rượu ấm uống lúc đói. - Hạt gấc ngâm trong rượu dùng để xoa bóp chữa tụ máu sau chấn thương, nhức mỏi xương khớp. (Theo bác sĩ Hương Tú / Sức khỏe & đời sống) 8. Giá trị kinh tế: Theo lời bác sỹ Nguyễn Công Suất, giám đốc VINAGA, “Hiện dây chuyền của tôi có nhu cầu từ 3-5 nghìn tấn quả/năm. Do đó, nếu cả nước trồng gấc thì may ra mới đủ nhu cầu”.Do đó quả gấc rất có tiếm năng về mặt kinh tế trong tương lai 9. Gía trị dinh dưỡng và hiệu quả sử dụng Gấc là thứ quả có nhiều ở Việt Nam thường được dùng để nấu xôi, ăn có vị ngon và chứa nhiều chất bổ dưỡng. Ngoài ra nó còn là vị thuốc quý từ rễ, quả, hạt. Đặc biệt trong quả Gấc chứa hàm lượng BetaCaroten , Lycopen cao gấp 15,1 lần so với cà rốt. Từ đặc tính quý giá trên hiện nay cùi gấc được chiết suất ra tinh dầu gấc chế thành dạng viên nang với tên gọi là VINAGA có tác dụng tăng khả năng miễn dịch,tăng sức đề kháng của cơ thể,chống ôxy hoá, chống lão hoá tế bào, loại trừ các tác hại của môi trường giúp cho cơ thể khoẻ mạnh ,da luôn hồng hào, tươi trẻ, mịn màng.Ngoài ra VINAGA còn có tác dụng phòng chữa những tổn thương cấu trúc AND với những trường hợp không may bị nhiễm tia xạ, hoá chất…Hơn nữa tác dụng từ quả gấc giúp chống béo phì, hạ cholesterol trong máu, phòng chống thiếu Vitamin A, phòng và điều trị suy dinh dưỡng, chữa khô mắt, mờ mắt, quáng gà, thiếu máu dinh dưỡng, phòng các bệnh tim mạch, chứng đột quỵ, phòng chữa viêm gan, sơ gan và những thương tổn tiền ung thư. Một số nghiên cứu của Mỹ được công bố gần đây cho thấy các hợp chất của BetaCaroten, Lycopen, Alphatocopherol … trong dầu gấc có tác dụng làm vô hiệu hoá 75% các chất gây ung thư nói chung, nhất là ung thư vú ở phụ nữ. Chương 2: Nguyên liệu và phụ gia thực phẩm Nguyên liệu: Nguyên liệu chính là quả gấc Cấu tạo và thành phần hóa học: β-Caroten, Lycopen, Vitamin A,Vitamin E, Acid Linoleic, Acid Stearic, Acid Palmitic, Acid Oleic, Protein, Lipid, Glucide,muối khoáng Thành phần dinh dưỡng của gấc: β-Caroten (tiền vitamin A) Màng hạt gấc cho dầu gấc chứa lượng β-Caroten rất cao. β-Caroten là một tiền chất của vitamin A. Khi uống β-Caroten, dưới tác dụng của men carotenase có trong gan và thành ruột, β-Caroten được chuyển thành vitamin A. Vitamin A rất cần cho cơ thể, có ảnh hưởng tới sự chuyển hóa lipid, nguyên tố vi lượng và photpho. Nó duy trì sự hoàn chỉnh của tổ chức biểu mô như da và niêm mạc. β-Caroten Bản thân β-Caroten cũng là chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng dọn sạch các gọc tự do (các nguyên tử và phân tử ở trạng thái không ổn định, có hoạt tính hóa học rất cao) và các sản phẩm oxy hóa độc hại do các gốc tự do sinh ra, giúp cơ thể khỏe mạnh kéo dài tuổi thanh xuân và tuổi thọ, có thể nói chất Caroten như cái chổi quét rác trong cơ thể do đó giúp khử các gốc tự do trong cơ thể, có nhiệm vụ “quét dọn” thường xuyên các sản phẩm oxy hóa không những làm  cho cơ thể bị già nhanh mà nó còn tham gia gây nhiều bệnh hiểm nghèo như xơ vữa động mạch, thoái hóa thần kinh, đục thủy tinh thể mắt, bệnh Alzheimer viêm nhiễm, ung thư, ,giảm LDL cholesterol, ngăn ngừa các bệnh mãn tính,ung thư, tim mạch,.... Lycopene Về công thức của lycopene là một chuỗi dài cấu trúc phân tử, gồm có 13 nối đôi, nhiều hơn tất cả các carotenoids nào khác. Với nhiều nối đôi như thế, lycopene được kiểm nghiệm là rất hữu hiệu trong việc ngăn chặn các gốc tự do và các oxy đơn trong cơ thể của con người, một cách rất có hiệu quả hơn cả β-Caroten và còn hơn cả những carotenoid nào khác. Lycopene Lycopene có tác dụng chống lão hóa, phòng chữa sạm da, trứng cá, khô da, rụng tóc, nổi sần … có các dụng dưỡng da, bảo vệ da, giúp cho da luôn hồng hào tươi trẻ và mịn màng,phòng chống ung thư và các bệnh tim mạch…. Màng của hạt gấc có hàm lượng lycopene 380 mg/g, gấp mười lần so với trái cây giàu lycopene đã được biết như trái ổi,hàm lượng lycopene trong thịt gấc là 2.227 mg/g gấc tươi. Vitamin A Còn có các tên là retinol, axerophthol... Vitamin A tồn tại trong tự nhiên gồm 2 dạng: Retinol: dạng hoạt động của vitamin A, nó được đồng hoá trực tiếp bởi cơ thể. Tiền vitamin A: nó chính là một tiền chất của vitamin A được biết đến nhiều dưới tên β-Caroten. Tiền chất này được chuyển hoá bởi ruột thành vitamin A để cơ thể có thể sử dụng. Vitamin A tham gia vào sự tạo chất rhodopsin, một chất nhạy cảm với ánh sáng, tồn tại trong các que võng mạc, giữ vai trò quan trọng đối với thị giác lúc hoàng hôn. Vitamin A kéo dài quá trình lão hoá do làm ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do. hoạt động kìm hãm của nó với các gốc tự do cũng dẫn đến ngăn chặn được một số bệnh ung thư. Vitamin A còn là yếu tố cần cho sự sinh trưởng. Phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh có nhu cầu vitamin A lớn hơn người thường. Vitamin A có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể, chống nhiễm khuẩn ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ em và bệnh nhân lao phổi. Vitamin A và dầu gấc có tác dụng làm lành các vết loét, vết thương và vết bỏng. 1ml dầu gấc có 30mg caroten tương ứng với 50.000 đơn vị quốc tế vitaminA. .Trong dầu gấc vitamin A cao gấp 1.8 lần so với dầu gan cá thu, gấp 15 lần so với củ cà rốt và gấp 68 lần so với cà chua Acid linoleic (omega 6)(Vitamin F), acid linolenic (omega 3) Acid béo omega-3 (acid béo đa chưa bão hòa ở vị trí chuỗi carbon n-3), Acid béo omega-6 (acid béo đa chưa bão hòa ở vị trí chuỗi carbon n-6) là những chất béo thiết yếu cho hoạt động của cơ thể nhưng cơ thể lại không thể tự sản xuất được nó. Giúp cho sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực, đặc biệt đối với trẻ em, đề phòng một số bệnh tim mạch, huyết áp, xơ vữa động mạch do điều hòa chuyển hóa, giảm cholesterol trong cơ thể, bệnh ngoài da, các rối loạn, thoái hóa thần kinh trung ương, bệnh Alzheimer sa sút trí tuệ ở tuổi trung niên và miễn dịch. Vitamin E Có hai loại vitamin E: Loại có nguồn gốc thiên nhiên và loại tổng hợp. Vitamin E có nguồn gốc thiên nhiên: Ðược chiết xuất từ dầu gấc. Vitamin E thiên nhiên là một đồng phân duy nhất của d-alpha tocopherol. Có 4 loại tocopherol là alpha, beta, gamma và delta, nhưng alpha là dạng chính (Cũng là vitamin E thiên nhiên) tồn tại trong cơ thể, có tác dụng cao nhất. Tuy nhiên các dạng khác như beta, gamma và delta dù hoạt tính thấp hơn loại alpha nhưng cũng có tác dụng hỗ trợ rất lớn cho sức khỏe con người. Vitamin E tổng hợp. có công thức là dl - alpha tocopherol, gồm 8 đồng phân nhưng chỉ có 1 đồng phân giống vitamin E thiên nhiên là d - alpha tocopherol (chỉ chiếm 12,5%), vì vậy tác dụng của vitamin E tổng hợp thấp hơn so với loại có nguồn gốc thiên nhiên. Vitamin E là một trong những chất nằm trong nhóm vitamin và cũng tuân theo chức năng của nhóm vitamin là tham gia vào các phản ứng của cơ thể với vai trò xúc tác, giúp cơ thể chuyển hóa. Như vậy, tuy vitamin E không phải là một chất tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa của cơ thể nhưng lại có tính chất góp phần rất quan trọng trong quá trình này, giúp cho cơ thể khỏe mạnh, chống lại sự sản xuất dư thừa gốc tự do, chống lại quá trình chết tế bào, kìm hãm quá trình lão hóa, giúp da tóc mịn màng...., ngoài ra còn có nhiều tác dụng khác giúp nâng cao chất lượng sống của con người như : xúc tiến sự tuần hoàn của máu huyết, tăng cường thể lực, giải trừ mệt mỏi,giảm chất béo xấu, tăng cường chất béo tốt, khử chất béo trong máu, giảm chứng nghẽn mạch tích tụ, chứng nhồi máu cơ tim (myocardial infarction), và chứng nhồi máu não (cerebral infarct), chứng xơ cứng động mạch (arteriosclerosis), viêm tĩnh mạch tính huyết khối (thrombophlebitis)… Acid stearic Hợp chất thuộc loại axit cacboxylic béo no. Tinh thể không màu; tnc = 69,6 oC. Không tan trong nước, tan trong ete; ít tan trong benzen, clorofom, etanol, axit axetic. Có trong mỡ động vật, dầu gấc dưới dạng este glixerit.Acid stearic chiếm tỉ lệ lớn trong các chất béo "cứng", là chất béo có điểm nóng chảy cao. Hỗn hợp của acid stearic và acid panmitic là stearin. Acid béo no là nguyên nhân làm tăng loại cholesterol xấu (LDL-cholesterol), là yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch.Nhưng thực tế acid stearic khi vào cơ thể lại dễ chuyển hóa sang thành acid oleic (là acid béo một nối đôi rất có ích)l à acid béo không bão hòa, rất có lợi cho sức khỏe, làm giảm cholesterol toàn phần, giảm LDL-cholesterol. Acid oleic (omega 9) Là một axít béo có một nối đôi được tìm thấy trong nhiều động và gấc. Công thức: C18H34O2 (hay CH3(CH2)7CH=CH(CH2)7COOH ). Theo IUPAC, tên của axít oleic là axít cis-9-octadecenoic (cis-9-octadecenoic acid), và tên ngắn gọn là 18:1 cis-9. Dạng bão hoà của axít oleic là axít stearic (stearic acid). Oleic acid Axit oleic có tác dụng đáng kể trong việc ngăn chặn sự hoạt hóa màng trong tế bào, giảm bớt sự phân hủy của quá trình oxi hóa trên các tế bào màng trong và ngăn chặn sự sản sinh các hợp chất gây viêm trong cơ thể. Axit oleic còn góp phần ngăn chặn các tế bào bạch cầu thâm nhập vào thành mạch máu (nguyên nhân chính dẫn đến quá trình hoạt hóa màng trong tế bào). Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra axit oleic giảm 40% quá trình sản sinh ra 1 loại protein hỗ trợ các tế bào bạch cầu kết hợp vào màng trong tế bào nhờ chúng có khả năng kiểm soát các gene sản sinh protein. Axit oleic cũng có tác dụng giảm tốc độ phát triển của các vệt chất béo bằng cách loại bỏ các chất béo bão hòa khỏi màng trong tế bào. Loại gấc dùng trong sản xuất tinh dầu gấc Gấc nếp và Gấc tẻ Chọn những quả gấc có đủ độ chín,vỏ ngoài đỏ từ 2/3 trở lên,gai nhỏ đều và thưa,cuống to sẽ cho thịt gấc đỏ và dày.Gấc tẻ bên trong cơm có màu vàng nhạt và màng đỏ bao bọc hạt thường có màu đỏ nhạt hoặc màu hồng không được đỏ tươi đậm như gấc nếp, nên chọn giống gấc nếp để có trái to nhiều nạc bao quanh và chất lượng màu cũng tốt hơn. Những biến đổi của gấc trước khi sơ chế Nguyên liệu phụ: dầu thực vật ( dầu lạc), dầu động vật ( mỡ lợn).Màng gấc khô đã xay nhỏ cho vào dầu lạc hoặc mỡ lợn với tỷ lệ một phần màng, hai phần dầu. Đung nóng 60-70oC trong nửa giờ, luôn đảo đều. Sau đó, tắt lửa, đảo thêm 30 phút nữa. Để nguội, gạn dầu, bỏ bã. Chú ý: Sản phẩm thu được theo hai cách, nhất là cách thứ hai, là hỗn hợp giữa dầu gấc và dầudầu lạc là chất trợ giúp của quá trình tách dầu khỏi màng gấc, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người, nên không cần thiết phải tách bỏ khỏi dầu gấc. Chương 3: Quy trình sản xuất dầu gấc 3.1 Thuyết minh quy trình: Chọn những quả gấc đỏ đủ độ chín, vỏ ngoài đỏ từ 2/3 trở lên, gai nhỏ đều và thưa, cuống to sẽ cho thịt gấc đỏ và dày; bỏ những quả bị sâu, thôố hỏng. Bổ đôi quả gấc, thu lấy toàn bộ phần ruột phía trong gồm các hạt được bao bọc bởi lớp thịt gấc màu đỏ tươi, rồi tiến hành sấy sơ bộ. Bóc tách vỏ: Mục đích để chuẩn bị cho quá trình sấy, tạo điều kiện cho quá trình sau được dễ dàng Sấy sơ bộ: Làm khô một chút thịt gấc để quá trình bóc tách thịt quả gấc được dễ dàng. Sấy ở nhiệt độ 60-70oC trong khoảng 90 phút, khi bề mặt thịt gấc hơi se lại thì tiến hành bóc thịt gấc ra khỏi hạt Bóc, tách thịt gấc : : Dùng dao tách nhẹ lớp thịt gấc đã se mặt khỏi hạt. (Hạt gấc có thể thu gom để chế biến nhiều loại thuốc chữa bệnh rất tốt).. Sấy khô: Toàn bộ thịt gấc sau khi tách khỏi hạt được thu hồi rồi đem sấy khô. Việc sấy thịt gấc có thể dùng tủ sấy, bếp điện hay bếp than tùy qui mô sản xuất. Nhiệt độ sấy 75-80oC trong 18-20 giờ. Với chế độ sấy này sẽ đảm bảo cho tiền vitamin A không bị phá huỷ. Quá trình sấy kết thúc khi thịt gấc đạt độ ẩm nhỏ hơn 10%, ta thu được thịt gấc sấy khô hay còn gọi là cơm gấc khô. Nghiền: Cơm gấc được đưa vào máy nghiền để xé tơi nhỏ nhằm chuẩn bị cho quá trình chưng sấy. Nghiền nguyên liệu nhằm các mục đích sau: Phá hủy triệt để những tế bào nguyên liệu nhằm giải phóng dầu ra ở dạng tự do. Khi kích thước các hạt bột nghiền càng nhỏ, các tế bào chứa dầu càng được giải phóng. Tạo cho nguyên liệu có kích thước thích hợp cho các công đoạn chế biến tiếp theo, khi kích thước các hạt bột nghiền càng nhỏ, chiều dài khuếch tán của nước và thời gian truyền nhiệt vào khối bột nghiền trong quá trình chưng sấy càng ngắn, bề mặt tiếp xúc giữa các phân tử bột nghiền với nước, hơi gián tiếp càng lớn, do đó hiệu quả của quá trình chưng sấy sẽ tăng lên. Tạo cho nguyên liệu có hình dáng và kích thước đồng đều, từ đó, bột nghiền sau khi chưng sấy (bột chưng sấy) sẽ có chất lượng đồng đều, khi ép dầu sẽ thoát ra dễ dàng và đồng đều.Tuy nhiên, nếu kích thước các hạt bột nghiền quá nhỏ, khi chưng sấy bột không đủ xốp làm nhiệt, nước khó tiếp xúc nên dễ sinh ra vón cục làm cho việc chưng sấy không đồng đều và do đó hiệu quả tách dầu sẽ không cao. Nếu như nguyên liệu không đem nghiền mà đưa trực tiếp vào chưng sấy thì hiệu quả chưng sấy sẽ không cao vì 3 nguyên nhân sau: Trong nội tại của nguyên liệu không có những biến đổi cần thiết dưới ảnh hưởng của nhiệt (sấy) Do các phần tử có kích thước lớn nên khi làm ẩm, nước chưa kịp khuếch tán vào vào trung tâm nên độ ẩm của bột chưng sấy sẽ không đồng đều. Nhiệt và nước tác động lên các phần tử có kích thước cách xa nhau sẽ gây nên những biến đổi khác nhau. Khi đưa chúng vào ép, máy ép sẽ làm việc theo nhóm có kích thước chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Đối với các phần tử này dầu sẽ thoát ra nhiều, còn đối với các phần tử còn lại có kích thước lớn hoặc bé hơn sẽ không có được chế độ ép thích hợp, vì vậy, hiệu suất thoát dầu đối với các phần tử này sẽ kém. Trong khi nghiền, cấu trúc tế bào bị phá hủy nên làm cho bề mặt tự do của nguyên liệu tăng lên rất nhiều tạo ra khả năng tiếp xúc rộng lớn giữa dầu (trên bề mặt hạt nghiền) và oxy, ngoài ra trên bề mặt hạt nghiền còn có sự phát triển mạnh mẽ của các hệ VSV. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến quá trình chế biến sau này, do đó, bột sau khi nghiền cần đưa đi chưng sấy ngay. Trong quá trình chế biến còn xãy ra sự biến đổi một số tính chất hóa học, sinh học của nguyên liệu do áp lực nghiền tác động lên nguyên liệu, protit, dầu sẽ bị biến tính do quá trình tạo nhiệt khi nghiền. Các thành phần khác như gluxit cũng bị caramen hóa làm cho dầu có màu sẩm, đồng thời quá trình oxy hóa xãy ra làm cho chất lượng dầu bị ảnh hưởng. Để tiến hành nghiền, người ta thường dùng các loại máy nghiền như nghiền búa, nghiền trục, nghiền đĩa Chưng sấy bột nghiền: Sau khi nghiền đem chưng sấy cách thuỷ sao cho nhiệt độ cơm gấc đạt 78-80oC, khi độ ẩm cơm gấc đạt 40-42% là đạt yêu cầu (không để khô hay ướt quá), lúc này cơm gấc hút ẩm mềm nở ra, sau đó chuyển vào bộ phận ép lấy dầu.xông hấp bột nghiền nhằm mục đich sau: Tạo điều kiện cho bột nghiền có sự biến đổi về tính chất lý học, tức là làm thay đổi tính chất vật lý của phần háo nước và phần kị nước (dầu) làm cho bột nghiền có tính đàn hồi. Các mối liên kết phân tử vững bền giữa phần dầu (kị nước) và phần háo nước bị đứt hoặc yếu đi, khi ép dầu dễ dàng thoát ra Làm cho độ nhớt của dầu giảm đi Làm cho một số thành phần không có lợi ( độc tố..) mất tác dụng, từ đó làm tăng chất lượng của thành phẩm. Làm vô hoạt hệ thống enzym không chịu được nhiệt độ cao tồn tại trong bột nghiền Làm cho độ ẩm của bột nghiền được điều chỉnh từ 3 - 5 % tùy theo từng loại nguyên liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho công đoạn tiếp theo (ép hoặc trích ly). Tùy theo các phương pháp lấy dầu (ép hoặc trích ly) mà tính chất của bột chưng sấy sẽ khác nhau, ví dụ bột chưng sấy dùng để ép dầu phải dẽo, xốp, trong khi đó bột chưng sấy dùng để trích ly phải xốp và có bề mặt tự do lớn. Chưng sấy bột nghiền có thể dùng hai chế độ: Chế độ chưng sấy ướt: Trong quá trình chưng sấy tiến hành làm ẩm đến độ ẩm thích hợp (chưng) cho sự trương nở phần háo nước của bột rồi sau đó sấy để nguyên liệu có độ ẩm thích hợp cho viêc ép. Ở giai đoạn chưng, bột nghiền được làm ẩm bằng nước hoặc hỗn hợp của nước với hơi nước trực tiếp, ở giai đoạn sấy, bột sau khi chưng thường được sấy khô bằng hơi nước gián tiếp. Đây là chế độ được áp dụng rộng rãi hiện nay vì đã tạo điều kiện cho các thành phần của bột biến đổi đến mức tốt nhất. Chỉ tiêu đặc trưng cho chế độ chưng sấy là mức độ làm ẩm bột, nhiệt độ chưng và sấy, thời gian chưng sấy và độ ẩm bột sau khi chưng sấy. Tùy thuộc vào cấu tạo, thành phần của nguyên liệu, (chủ yếu là thành phần háo nước và thành phần dầu), độ ẩm ban đầu của nguyên liệu mà mỗi loại nguyên liệu có chế độ chưng sấy khác nhau, không được làm quá ẩm hay quá nhiệt vì bột sẽ trở thành một khối chảy dẻo, dầu sẽ không thoát ra khi ép. Chế độ chưng sấy khô: Trong quá trình chưng sấy không gia ẩm cho nguyên liệu mà chỉ đơn thuần sấy. Chế độ này ít được sử dụng vì hiệu suất tách dầu thấp do bột không được trương nở. Những biến đổi xảy ra trong quá trình chưng sấy: Nhìn chung, khi đưa nhiệt và ẩm vào bột nghiền, phần háo nước sẽ trương nở, từ đó làm thay đổi tính dẻo của bột và trạng thái của dầu đồng thời xảy ra những sự biến đổi sinh hóa, hóa học các chất có trong khối bột. Có hai quá trình biến đổi chủ yếu như sau: Sự biến đổi của phần háo nước: Trong khi chưng sấy, các phần háo nước sẽ hút nước và trương nở, ban đầu, sự hút nước xãy ra rất mạnh, sau đó thì giảm dần, từ đó làm cho bột trở nên dẻo và đàn hồi. Hơn nữa, dưới tác dụng của nhiệt và ẩm, protit bị biến tính làm cho bột càng dẻo, liên kết giữa phần háo nước và kị nước yếu đi. Trong khi chưng sấy, có sự biến đổi về mặt hóa học như protit + gluxit tạo phản ứng melanoidin làm dầu sau ép có màu sẩm, gluxit + photphatit tạo thành các hợp chất hòa tan trong dầu. Về mặt sinh hóa, những biến đổi chủ yếu do hoạt động của các enzym có trong nguyên liệu, dưới tác dụng của nhiệt độ và độ ẩm, cường độ hoạt động của các enzym càng tăng, đặc biệt là lipaza (thủy phân dầu) làm tăng chỉ số axit của dầu thành phẩm và glucooxydaza (thủy phân tinh bột), khi nhiệt độ lên cao, cường độ hoạt động của các enzym giảm dần. Sự biến đổi của phần kị nước (dầu): Trong quá trình chưng sấy, dầu từ trạng thái phân tán chuyển thành dạng tập trung trên bề mặt các phân tử bột, Dưới tác dụng của nhiệt độ, độ nhớt của dầu giảm, dầu trở nên linh động, đây là biến đổi rất có lợi cho quá trình sản xuất, Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, dầu có thể bị oxy hóa tạo ra peroxit "oxit " axit béo tự do, từ đó làm tăng chỉ số axít của dầu; nên đối với dầu gấc có nhiều axit béo không no trong thành phần của dầu thì cần phải có chế độ chưng sấy ở nhiệt độ thấp để tránh làm tăng chỉ số axit của dầu. Phương pháp và thiết bị chưng sấy: Chưng sấy có thể tiến hành thủ công hay cơ giới, chưng sấy thủ công được thực hiện ở nhiệt độ sôi của nước, thực tế chỉ có quá trình chưng, trong khi đó chưng sấy cơ giới gồm hai giai đoạn chưng và sấy được thực hiện trong hai phần của cùng một thiết bị. Trong quá trình chưng, nếu độ ẩm ban đầu của nguyên liệu từ 11 12 %, sau khi chưng độ ẩm lên đến 20 22 %, nếu độ ẩm ban đầu là 7 8% thì sau khi chưng độ ẩm là 10 12 %, còn độ ẩm của bột ép (sau sấy) thì phụ thuộc vào cơ cấu của máy ép và tính chất của nguyên liệu. Trong công nghiệp ép dầu, người ta thường dùng hai loại thiết bị chưng sấy, loại nồi đứng nhiều tầng và loại thùng nằm ngang với 1,2 hay 3 thùng. * Nồi chưng sấy nhiều tầng: nồi chưng sấy loại này có dạng hình trụ, nhiều tầng đáy bằng. Trong nồi có lắp trục khuấy và cánh khuấy. Khi chưng sấy, nguyên liệu được cho vào nồi theo chiều cao (từ trên xuống dưới), để làm ẩm nguyên liệu, ở tầng trên cùng có bố trí hệ thống phun hơi và nước trực tiếp, để đun nóng và sấy, vỏ nồi được cấu tạo hai vỏ để truyền nhiệt gián tiếp. Sơ đồ cấu tạo như sau: 1,2,3,4: các tầng nồi 5: cánh khuấy 6: cửa tháo bột chưng sấy * Nồi chưng sấy nằm: có dạng hình trụ đặt nằm ngang, vỏ làm nhiệm vụ truyền nhiệt, bên trong có trục khuấy với hình dạng khác nhau để vừa đảo trộn nguyên liệu vừa đẩy nguyên liệu đi về phía trước. Mỗi nồi thường gồm từ 1 3 nồi đặt song song và liên hệ với nhau qua các cửa thông. Những nồi đặt trên được dùng để làm ẩm và đun nóng nguyên liệu đến nhiệt độ cần thiết, những nồi đặt dưới dùng để sấy khô nguyên liệu. Nồi chưng sấy loại này ít sử dụng vì chiếm khá nhiều diện tích. Sơ đồ cấu tạo như sau: Một số yêu cầu công nghệ trong công đoạn chưng sấy: Bột chưng sấy phải đồng nhất về độ ẩm, độ dẻo, độ đàn hồi phù hợp với yêu cầu của công nghệ (phụ thuộc vào cơ cấu của máy ép và nguyên liệu). Khi bột chưng sấy không đạt được độ đồng nhất, hiệu quả thoát dầu từ các phần tử khác nhau sẽ khác nhau, dẫn đến hiệu quả thoát dầu không cao. Muốn đạt được độ đồng nhất của bột chưng sấy cần có những biện pháp sau: - Lượng bột nghiền đưa vào nồi chưng sấy phải liên tục để ổn định lượng bột chưng sấy ra khỏi nồi. Muốn đảm bảo vấn đề này thì năng suất máy nghiền phải phù hợp với năng suất của nồi chưng sấy và máy ép. Ngoài ra, các cửa thông của các tầng nồi chưng sấy phải làm việc bình thường. - Độ ẩm của bột nghiền đưa vào nồi chưng sấy phải ổn định. Nếu độ ẩm của bột nghiền thấp hoặc cao hơn độ ẩm cần thiết, cần phải có biện pháp điều hòa độ ẩm (sấy khô hoặc làm ẩm). - Việc làm ẩm ở giai đoạn chưng phải đồng đều. - Lượng nhiệt cung cấp phải đủ lớn và ổn định, do đó các thông số của hơi như áp suất, nhiệt độ, lưu lượng phải ổn định, lượng nước ngưng phải được lấy ra một cách triệt để. Ép sơ bộ: Hiện nay, việc khai thác dầu ở qui mô trung bình và qui mô lớn thường sử dụng các loại máy ép vít với cơ cấu khác nhau. Để làm sáng tỏ quá trình khai thác dầu bằng phương pháp ép, ta nghiên cứu các vấn đề sau: Cơ chế của quá trình ép: Khi ép, dưới tác dụng của ngoại lực, trong khối bột xãy ra sự liên kết bề mặt bên trong cũng như bên ngoài của các phần tử, ta có thể chia ra làm hai quá trình chủ yếu: * Quá trình xãy ra đối với phần lỏng: đây là quá trình làm dầu thoát ra khỏi các khe vách giữa các bề mặt bên trong cũng như bên ngoài của tế bào. Khi bắt đầu ép, do lực nén các phần tử bột sít lại gần nhau, khi lực nén tăng lên, các phần tử bột bị biến dạng. Các khoảng trống chứa dầu bị thu hẹp lại và đến khi lớp dầu có chiều dày nhất định, dầu bắt đầu thoát ra. Tốc độ thoát dầu phụ thuộc vào độ nhớt của lớp dầu và phụ thuộc vào áp lực ép, độ nhớt càng bé,áp lực càng lớn thì dầu thoát ra càng nhanh. * Quá trình xãy ra đối với phần rắn: khi lực nén tăng lên, sự biến dạng xãy ra càng mạnh cho đến khi các phần tử liên kết chặt chẽ với nhau thì sự biến dạng không xãy ra nữa. Nếu như trong các khe vách không bị giữ lại một ít dầu và áp lực còn có thể tiếp tục tăng lên thì từ các phần tử bột riêng biệt sẽ tạo thành một khối chắc dính liền nhau. Trên thực tế, áp lực ép cũng chỉ đạt đến một giới hạn nhất định, có một lượng nhỏ dầu còn nằm lại ở những chỗ tiếp giáp nhau, cho nên khô dầu vẫn còn có tính xốp. Đặc biệt khi ra khỏi máy ép, tính xốp của khô dầu lại tăng lên khi không còn tác dụng của lực nén nữa. Một điều quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả lấy dầu là nếu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu quy trình sản xuất dầu gấc và ứng dụng.doc
Tài liệu liên quan