Đề tài Nghiên cứu thực trạng thị trường và sản xuất lâm sản xuất khẩu tại Công ty Bắc Á

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN II. 5

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ SẢN XUẤT LÂM SẢN XUẤT KHẨU. 5

1.THỊ TRƯỜNG LÂM SẢN QUỐC TẾ. 5

1.1.Thị trường sản phẩm. 5

1.2.Thị trường nguyên liệu thế giới. 9

1.3.Chi phí sản xuất. 11

2. THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC. 11

2.1.Thị trường xuất khẩu đồ gỗ. 11

2.2. Thị trường nguyên liệu. 15

2.3. Công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam. 17

4. MỘT SỐ VĂN BẢN CHÍNH SÁCH HIỆN HÀNH CÓ LIÊN QUAN. 18

4.1. Chính sách khuyến khích phát triển rừng. 18

1.1.2.Chính sách phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ. 22

1.1.3.Chính sách lưu thông và tiêu thụ sản phẩm. 23

1.1.4.Chính sách xuất nhập khẩu lâm sản 24

1.1.5.Chính sách thuế. 25

1.1.6. Chính sách hội nhập 27

PHẦN III 29

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY 29

2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 29

2.2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY. 30

2.2.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội. 30

2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty. 31

2.3. Tình hình tổ chức, quản lý, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty Bắc Á. 33

2.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng của Công ty trong những năm tới. 37

2.4.1. Thuận lợi. 37

2.4.2. Khó khăn. 38

2.4.3. Phương hướng của Công ty trong những năm 2005. 38

PHẦN IV. 40

I.THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀ SẢN XUẤT LÂM SẢN CỦA CÔNG TY BẮC Á. 40

2.1.Tình hình thị trường xuất khẩu của Công ty. 40

2.1.1.Tình hình chung. 40

2.1.2. Thị trường Nhật Bản. 42

2.1.3.Thị trường Châu Âu. 50

2.2. Thực trạng thị trường nguyên liệu. 53

2.1.4.Kế hoạch phát triển thị trường. 57

2.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN LÂM SẢN XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY. 58

2.2.1 Dây truyền sản xuất ván sàn. 58

2.2.2. Dây truyền sản xuất Platta. 62

2.2.3 Đánh giá khả năng cạnh tranh.(chỉ số DRC)Bổ sung 65

II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH ĐANG TRIỂN KHAI TRONG THỰC TIỄN ĐẾN TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY. 65

2.1. Chính sách khuyến khích phát triển rừng. 65

2.2. Chính sách lưu thông tiêu thụ sản phẩm. 67

2.3. Chính sách xuất nhập khẩu Lâm sản. 68

2.4. Chính sách thuế. 68

2.5.Chính sách hội nhập. 70

PHẦN IV 71

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỀ MẶT CHÍNH SÁCH NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ CHẾ BIẾN LÂM SẢN PHỤC VỤ XUẤT KHẨU. 71

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1761 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thực trạng thị trường và sản xuất lâm sản xuất khẩu tại Công ty Bắc Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thuế theo quy định của luật thuế này. Như vậy có thể thấy rằng các luật thuế hiện hành của Việt nam đều có những điều khoản ưu đãi đối với các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, nhất là các hoạt động trồng và phát triển rừng. Các đối tượng là các hộ nông dân và các cá nhân sản xuất lâm nghiệp hầu như cũng ít chịu tác động của các luật thuế này. Hiện tại, các luật thuế đang có những tác động nhất định trong việc khuyến khích phát triển sản xuất lâm nghiệp ở nước ta. 1.1.6. Chính sách hội nhập Ngoài những chính sách kể trên thì chính sách hội nhập của Việt nam cũng có những tác động rõ rệt đối với lĩnh vực sản xuất, chế biến và thị trường lâm sản trong nước. Cùng với tiến trình gia nhập AFTA, Việt nam phải cam kết cắt giảm thuế suất của 5.500 mặt hàng, chiếm gần 85% tổng số nhóm mặt hàng trong biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành với mức thuế suất hạ từ 40-50% xuống 20-25% và tiếp tục giảm xuống còn 0-5% vào năm 2006, hạn cuối cùng để hoàn thành cắt giảm thuế quan. PHẦN III ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY 2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. Công ty Bắc Á được chính thức thành lập ngày 9-11-1995 theo quyết định số 2147/GP - UB của ủy Ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, có tên gọi đầy đủ là Công ty trách nhiệm hữu hạn Bắc Á và tên giao dịch quốc tế là North Asian Co. LTD. Từ năm 1995 Công ty là doanh nghiệp đi tiên phong trong sản xuất và kinh doanh các ván sàn cao cấp sang thị trường Nhật Bản với nguồn nguyên liệu chính là gỗ thông được nhập khẩu trực tiếp từ bên Lào. Ngoài ra các sản phẩm gỗ còn được cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong nước từ miền Trung ra đến các tỉnh miền Bắc, mà chủ yếu là thị trường Hà Nội. Doanh số của Công ty tăng từ 20-25% mỗi năm. Với mục tiêu ngày càng mở rộng hoạt động sản xuất và địa bàn kinh doanh Công ty từng bước phát triển thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp, trong đó chú trọng đến các dự án đầu tư tại địa bàn các tỉnh lân cận Hà Nội. Đó là chiến lược đầu tư xây dựng cơ bản tư vấn và xây dựng các dự án đầu tư, đầu tư hạ tầng cơ sở. Một trong những khởi đầu các dự án của Công ty là Nhà máy chế biến gỗ Bắc Sơn với tổng vốn đầu tư 01 triệu USD được xây dựng trên diện tích 1,3ha tại Khu công nghiệp Quế Võ - Bắc Ninh. Đây là đơn vị thành viên đầu tiên của Công ty Bắc Á được hình thành trên cơ sở dự án đầu tư theo giấy phép đầu tư số 05/GPĐT - KCN - BN và sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH chế biến gỗ Bắc Sơn số 24.4.000000.1 ngày 14-5-2002. Đây là sự hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm ván sàn gỗ thông Lào của Công ty với mục tiêu chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Dây truyền máy móc thiếp bị được đầu tư hoàn toàn mới với các máy móc nhập khẩu từ Đài Loan và một số máy móc của Việt Nam. Đồng thời với việc hoàn thiện Nhà máy, Công ty đang tiến hành các thủ tục cần thiết để thực hiện giai đoạn hai của dự án : mở rộng Nhà máy với diện tích 03ha và tổng số vốn đầu tư dự kiến 2 triệu USD sẽ được khởi công xây dựng vào cuối năm 2004 và dự kiến hoàn thành cuối năm 2005. Dự án Nhà máy chế biến gỗ Bắc Sơn II đã được UBND tỉnh Bắc Ninh cấp giấy phép đầu tư số 53/GPĐT-KCN-BN ngày 8-8-2003. Việc tiến hành đồng bộ hai giai đoạn của dự án sẽ thúc đẩy sự phát triển của Nhà máy nói riêng và góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý điều hành và phát triển của Công ty Bắc Á nói chung. Mặt khác trong chiến lược đầu tư đến năm 2010, Công ty dự kiến triển khai dự án xây dựng Nhà máy sản xuất ván sàn tại Lào với nguyên liệu chủ đạo phục vụ cho Nhà máy là gỗ thông, gỗ hương, vốn là nguồn nguyên liệu truyền thống của Công ty. Như vậy với sự ra đời của Nhà máy này, Công ty sẽ tận dụng được nguồn nguyên liệu phong phú với trữ lượng rất lớn tại các địa bàn của Lào. Đồng thời Công ty sẽ hoàn thiện bước chuyển đổi cơ bản tiến hành sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh tại Lào. Song song với việc đầu tư Nhà máy, Công ty còn tập trung triển khai bán hàng tại các thị trường Nhật Bản, Châu Âu và kế hoạch sẽ phát triển thêm thị trường Mỹ và Trung Quốc. 2.2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY. 2.2.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội. Công ty TNHH Bắc Á có trụ sở giao dịch chính tại phòng 307 nhà CC2A - Bắc Linh Đàm - Hà Nội và đơn vị thành viên Công ty nguyên liệu Bắc á đóng tại Cụm I Yên Sở quận Hoàng Mai Hà Nội. Việc đóng trụ sở giao dịch tại Thủ đô Hà Nội, một trung tâm văn hóa kinh tế lớn của đất nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc giao dịch, tìm kiếm khách hàng còn Công ty nguyên liệu cung thuận lợi cho việc cung cấp sản phẩm cho thị trường nội địa mà chủ yếu là Hà Nội. Nhà máy chế biến gỗ Bắc Sơn, đơn vị thành viên thứ nhất của Công ty đóng tại Khu Công Nghiệp Quế Võ tỉnh Bắc Ninh. Đây là khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội và giao lưu với bên ngoài đặc biệt là về giao thông. Nằm giữa đường Quốc lộ 18 và Quốc lộ 18B Hạ Long - Nội Bài. Cách Thủ đô Hà Nội 33km. Cách Xa lộ 1A mới 2,5km. Giáp cảng sông Cầu, cách cảng Cái Lân 110km. Con người Bắc Ninh mang trong mình truyền thống văn hoá, hiếu khách, cần cù và sáng tạo, với những bàn tay khéo léo mang đậm nét dân gian của vùng trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, làm giấy, tranh vẽ dân gian nên việc đào tạo và sử dụng lao động cũng có nhiều thuận lợi. 2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty. Nhìn trên phương diện tổng thể, cơ sở vật chất của Công ty bao gồm một trụ sở văn phòng, một Công ty nguyên liệu đóng tại Hà Nội và Nhà máy chế biến gỗ Bắc Sơn đóng tại KCN Quế Võ, trong đó Nhà máy Bắc Sơn là nơi tập trung chủ yếu nguồn nhân lực, vật lực của Công ty. Bắc Sơn là Nhà máy sản xuất trực tiếp của Bắc Á, là nơi tập kết nguyên liệu và tập trung toàn bộ thiết bị sản xuất phục vụ cho xuất khẩu. Nhà máy được xây dựng trên một khu đất rộng 1,3ha, trong đó 3700m2 quy hoạch mặt bằng nhà xưởng với 3 xưởng sản xuất. Phần lớn diện tích còn lại được sử dụng quy hoạch xây dựng nhà điều hành, nhà phục vụ sinh hoạt của cán bộ công nhân viên và đường đi lại. Căn cứ vào bảng tình khấu hao tài sản cố định năm 2004 của Công ty tôi chia tài sản cố định của Công ty thành 3 nhóm chính là : Nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, dụng cụ quản lý. Biểu 01 Chỉ tiêu Năm 2004 Nguyên giá Giá trị hao mòn Giá trị còn lại Nhà cửa vật kiến trúc 4.231.049.524 848469802 3382579722 Máy móc thiết bị 2.202.522.562 602918193 1599604369 Phương tiện quản lý 51.238.334 25574167 25664167 Tổng 6.484.900.420 1477052162 5007848258 Nhìn vào Biểu 01 về tình tài sản cố định của Nhà máy ta thấy : Tài sản cố định của Công ty trong năm 2004 tập trung chủ yếu vào nhà cửa vật kiến trúc (chiếm 67%) còn máy móc chỉ chiếm 32% tức là chỉ gần bằng 50% giá trị của nhà cửa vật kiến trúc. Trực quan cho thấy những con số trên không phù hợp với một Doanh nghiệp công nghiệp bởi giá trị của máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng quá nhỏ so với nhà cửa vật kiến trúc. Song đi vào điều tra thực tế tại Công ty cho thấy rằng những chỉ tiêu trên chưa phản ánh đúng thực tế của Nhà máy. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, Công ty đầu tư vào xây dựng nhà cửa vật kiến trúc mà chủ yếu là các xưởng sản xuất và nhà phục vụ sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên trước để tạo cơ sở hạ tầng cho sự đầu tư máy móc phát triển sản xuất trong những năm sau. Cho đến nay nhà máy đã đi vào hoạt động được hơn hai năm, năm 2002 nhà máy đầu tư vào dây chuyền sản xuất ván sàn, năm 2003 đầu tư dây truyền sản xuất Platta. Theo kế hoạch trong năm 2005 nhà máy sẽ hoàn thiện các dây chuyền trên và đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị mới mà không phải xây dựng thêm nhà xưởng, khi đó các tỷ trọng của máy móc thiết bị sẽ tăng lên. Với đà phát triển như hiện nay thì việc đầu tư vào dây chuyền công nghệ với quy mô lớn đã và đang nằm trong kế hoạch của Công ty. Hai dây chuyền hiện tại của nhà máy Bắc Sơn là hai dây chuyền đa năng, chúng có thể sử dụng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nhằm phục vụ cho kế hoạch đa dạng hóa sản phẩm trong tương lai của Công ty. Nhưng mục tiêu chính của Nhà máy vẫn là hoàn thiện các loại sản phẩm ván sàn, hiện tại là T&G, S4S và tương lai là các sản phẩm ván sàn gép thanh…vv. Quy trình sản xuất sản phẩm ván sàn hiện nay của Nhà máy được thực hiện qua các công đoạn như sau: Hình 2.3. Tình hình tổ chức, quản lý, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty Bắc Á. Căn cứ vào thực tế tại Công ty tôi có sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty như sau. Hình Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty Bắc Á. Ban gi¸m ®èc B¾c ¸ Phßng xuÊt nhËp khÈu Phßng thÞ tr­êng quèc tÕ Trî lý kü thuËt KÕ to¸n tæng hîp Phßng kÕ to¸n Gi¸m ®èc ®iÒu hµnh B¾c S¬n Phßng hµnh chÝnh Phßng kinh doanh Phßng kü thuËt X­ëng xÎ, sÊy X­ëng v¸n sµn X­ëng IKEA Chú thích Quan hệ trực tuyến: Quan hệ tham mưu giúp việc Quan hệ kiểm tra giám sát a. Văn phòng Bắc Á. *Ban giám đốc: gồm tổng giám đốc và một phó tổng giám đốc. - Tổng giám đốc là người đại diện pháp nhân cho Công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Mặt khác tổng giám đốc phải chăm lo các lĩnh vực khác như đời sống vật chất, văn hóa xã hội cho toàn cán bộ công nhân viên của Công ty. - Phó tổng giám đốc tham mưu cho giám đốc trong quá trình quản lý và điều hành Công ty. *Các phòng ban chức năng. - Phòng thị trường quốc tế có nhiệm vụ: Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty, nắm bắt nhu cầu thị trường nước ngòi, xây dựng phương án kinh doanh. Tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước, mở rộng tiêu thụ sản phẩm đồng thời tìm nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Xây dựng chương trình, định hướng sản phẩm sản xuất xuất khẩu. Xây dựng và quản lý công việc kinh doanh thương mại điện tử. - Phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ: Hoàn thành các công đoạn trong quá trình xuất, nhập khẩu hàng hoá của Ban lãnh đạo. Trực tiếp đàm phán, soạn thảo hợp đồng xuất nhập khẩu hàng. Thanh toán tiền hàng của Công ty đối với hàng nhập, thu hồi công nợ đối hàng xuất. - Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp những số liệu được báo cáo từ các bộ phận, các đơn vị thành viên của Công ty. - Trợ lý kỹ thuật có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc về những vấn đề kỹ thuật trong quá trình lựa chọn đầu tư dây truyền công nghệ, về kỹ thuật sản phẩm...v.v. b.Nhà máy Bắc Sơn. *Ban giám đốc: Gồm một giám đốc điều hành và một phó giám đốc. Giám đốc điều hành có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của nhà máy theo sự chỉ đạo chung của Văn phòng Bắc á. Phó giám đốc tham mưu, hỗ trợ cho giám đốc trong qua trình điều hành Nhà máy. * Các phòng ban chức năng. Nhà máy có cơ cấu với 4 phòng ban và 3 xưởng. - Phòng kế toán thống kê gồm 4 người (kế toán trưởng, 1 thủ quỹ 1 thủ quỹ, 2 kế toán viên kiêm thủ kho). Phòng có nhiệm vụ hạch toán sản xuất trên cơ sở cân đối thu chi, quản lý tài sản tài chính, lập kế hoạch thu chi hàng tháng, quý, năm của Nhà máy. Cung cấp cho ban giám đốc thông tin về tài sản cũng như tài chính để ban lãnh đạo đưa ra phương hướng, đường lối sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện hiện tại của Công ty. - Phòng kỹ thuật vật tư gồm 4 người, có vai trò: Đảm bảo số lượng và chất lượng vật tư cho sản xuất, nghiên cứu kỹ thuật sản phẩm, nghiên cứu áp dụng kỹ thuật vào sản xuất và chuyển giao công nghệ cho các bộ phận sản xuất. Phối hợp với phòng tổ chức hành chính trong việc đào tạo công nhân. Lập kế hoạch sửa chữa lớn, sửa chữa vừa và sửa chữa nhỏ của từng máy móc thiết bị, khắc phục sự cố trong sản xuất, đảm bảo năng lực sản xuất của máy móc thiết bị tối đa. - Phòng kinh doanh có vai trò: Thu mua nguyên liệu trong nước, đảm bảo đủ nguyên liệu cho sản xuất. Xây dựng quy hoạch bản đồ nguyên liệu trên toàn miền Bắc, thiết lập hồ sơ khách hàng tạo thuận lợi trong giao dịch. - Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về công tác quản lý và sử dụng lao động hợp lý với nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất của Công ty. Hoạch định chiến lược nhân sự lâu dài trong từng giai đoạn cụ thể để đáp ứng nhu cầu lao động của Công ty. Làm công tác nhân sự kế hoạch lao động, tuyển dụng đào tạo theo quy định của Nhà nước. Tham mưu cho ban quản lý về công tác kỷ luật, khen thưởng, giải quyết các vấn đề khiếu lại. Xây dựng nội quy Công ty, đôn đốc mọi người trong quá trình làm việc. - Các phân xưởng (gồm xưởng xẻ sấy, xưởng sản xuất ván sàn, xưởng IKEA) Mỗi phân xưởng được bố trí một quản đốc và mọt phó quản đốc phân xưởng kiêm thống kê theo dõi số lao động và chấm công cho công nhân. Từ việc chấm công, phó quản đốc tổng hợp và tính lương hàng tháng cho công nhân. Ngoài ra quản đốc và phó quản đốc còn có nhiệm vụ kiểm nhận vật tư cho xưởng và đôn đốc công nhân trong xưởng. 2.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng của Công ty trong những năm tới. 2.4.1. Thuận lợi. Do Nhà máy của Công ty đóng trong KCN Quế Võ là một khu vực được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của UBND tỉnh Bắc Ninh trong quá trình đầu tư và hoạt động, KCN Quế Võ cũng có vị trí về giao thông rất thuận lợi trong việc vận chuyển nguyên liệu cũng như tiêu thụ sản phẩm. Con người Bắc Ninh mang trong mình truyền thống văn hoá, hiếu khách, cần cù và sáng tạo, với những bàn tay khéo léo mang đậm nét dân gian của vùng trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, làm giấy, tranh vẽ dân gian nên việc đào tạo và sử dụng lao động cũng có nhiều thuận lợi. Hơn nữa Bắc Ninh cũng nằm trong vùng có nguồn nguyên liệu rừng trồng dồi dào (các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Thái Nguyên.... có diện tích rừng trồng rất lớn), điều này sẽ mang lại lợi ích trong tương lai cho Công ty khi mà nhu cầu gỗ rừng trồng cho các sản phẩm xuất khẩu ngày càng tăng. Một thuận lợi nữa của Công ty cần phải nói đến đó là kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, chế biến lâm sản xuất khẩu với lịch sử gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực này. Trong thời gian qua Công ty đã chuẩn bị cho mình những điều kiện cần thiết để có thể phát triển một cách ổn định và mạnh mẽ trong việc hợp tác với các đối tác nước ngoài như sự hiểu biết về thị trường xuất khẩu về từng đối tác mà Công ty đã và sẽ hợp tác. Việc đầu tư xây dựng Nhà máy Bắc Sơn cũng là sự chuẩn bị kỹ lưỡng của Công ty trong việc đẩy mạnh chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường . 2.4.2. Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi trên thì Công ty cũng gặp phải một số khó khăn nhất định. Khó khăn thứ nhất đó là khó khăn về nguyên liệu cho sản xuất, do phần lớn nguyên liệu của Công ty là nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên nhiều khi Công ty không chủ động trong việc đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất. Trong khi đó thị trường nguyên liệu quốc tế đang có những biến động bất lợi như giá nguyên liệu tăng, chính sách của các nước xuất khẩu nguyên liệu ngày càng trở nên khắt khe. Khó khăn thứ hai là việc đầu tư vào xây dựng Nhà máy Bắc Sơn và tổ chức các điểm thu mua nguyên liệu bên Lào đã gây ra khó khăn về tài chính cho Công ty. Trong khi đó hoạt động của Nhà máy Bắc Sơn chưa thực sự ổn định, chưa hoạt động được đúng công suất như mong muốn của Công ty nên việc thu hồi vốn đầu tư được thực hiện một cách chậm chạp. Khó khăn thứ ba cần nói đến đó là ngày càng có nhiều Công ty hoạt đọng trong lĩnh vực chế biến lâm sản xuất khẩu được xây dựng trên toàn miền Bắc. Điều này sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt giữa Công ty với các doanh nghiệp khác trong nước. 2.4.3. Phương hướng của Công ty trong những năm 2005. Năm 2004 đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Công ty so với những năm trước đó, sản lượng đồ gỗ xuất khẩu của Công ty tăng mạnh không chỉ trên thị trường truyền thống Nhật Bản mà còn trên cả thị trường Châu Âu (một thị trường xuất khẩu mới của Công ty). Nhưng những thành công đó chưa tương xứng với tiềm năng thật sự của Công ty. Căn cứ vào những biến đổi trên thị trường khi Việt Nam gia nhập AFTA, WTO và việc kí kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và tiềm năng sẵn có của mình, Công ty đã xác định cho mình phương hướng hoạt động trong năm 2005 như sau. Tiếp tục đầu tư mua sắm hoàn thiện các dây truyền công nghệ phục vụ cho việc sản xuất thêm nhiều loại sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng tăng. Tiếp tục công tác đào tạo thêm nhiều lao động có tay nghề cao bằng việc gửi 30 công nhân tới trường dạy nghề Hữu Lũng - Lạng Sơn. Chương trình nhập khẩu nguyên liệu: + Chủng loại nguyên liệu nhập: sẽ đa dạng hơn so với các năm trước bao gồm gỗ xây dựng(Lim, Chò, Dổi, Giáng Hương, Afromosia, Afxelia), gỗ phục vụ sản xuất nội thất (Sồi,Beech, Maple, Poplar), gỗ keo, ván sàn phôi. + Thị trường nhập khẩu: Gỗ xây dựng (Châu Phi, Nam Mỹ, Châu á), gỗ nội thất(Châu Âu, Bắc Mỹ), gỗ keo (Malayxia), ván sàn phôi (Lào). +Sản lượng nhập khẩu: Gỗ xây dựng là 800-1000M3/Năm tương đương 400.000USD, Gỗ nội thất 1500-2500M3/năm tương đương 500.000USD Chương trình xuất khẩu: + Chủng loại sản phẩm xuất khẩu: Ván sàn xuất khẩu tinh chế có hoàn thiện bề mặt sơn, ván ghép xuất khẩu(FJ, FJL, EGB), đồ gỗ nội thất bàn ghế ngoài trời, gỗ nguyên liệu. + Thị trường xuất khẩu: thị trường Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ, Canada, Australia. + Sản lượng xuất khẩu: Giá trị xuất khẩu ván sàn từ 800- 1000m3 tương đương 1,5-1,8triệuUSD, hàng nội thất bàn ghế ngoài trời khoảng 1triệuUSD tương đương 1500 sản phẩm, ván ghép xuất khẩu từ 500.000 - 600.000USD tương đương 500 - 600 m3 sản phẩm. PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I.THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀ SẢN XUẤT LÂM SẢN CỦA CÔNG TY BẮC Á. 2.1.Tình hình thị trường xuất khẩu của Công ty. 2.1.1.Tình hình chung. Trong những năm trước đây công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, đó là tổ chức thu mua khai thác gỗ thông từ bên Lào rồi vận chuyển về nước để tiêu thụ trong thị trường nội địa. Còn việc sản xuất để xuất khẩu trong thời gian đầu mới thành lập còn rất nhỏ lẻ và chủ yếu là nhằm nâng cao giá trị của những nguyên liệu có chất lượng cao khai thác được. Tuy nhiên trong những năm gần đây thị trường đồ gỗ xuất khẩu trở nên đặc biệt sôi động do nhu cầu đồ gỗ của các nước phát triển ngày càng tăng, bên cạnh đó nhà nước ta cũng đang có những chính sách nhằm hỗ trợ phát triển ngành lâm sản xuất khẩu của nước nhà. Nắm bắt được thời cơ thuận lợi này kết hợp với những điều kiện sẵn có của doanh nghiệp như có nguồn nguyên liệu có chất lượng, có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu lâm sản…v.v, công ty đã mạnh dạn chuyển hướng kinh doanh theo hướng đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm đồ gỗ phục vụ xuất khẩu kết hợp với kinh doanh nguyên liệu trong thị trường nội địa mà bước ngoặt là sự ra đời của nhà máy Bắc Sơn. Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự chuyển mình của công ty nên một tầm cao mới, công ty ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong lĩnh vực xuất khẩu lâm sản, thị trường xuất khẩu của công ty ngày càng được mở rộng cả về địa lí và doanh thu. Trước đây doanh thu của công ty chủ yếu là từ thương mại nội địa và một phần nhỏ từ việc xuất khẩu sang thị trường truyền thống Nhật Bản nhưng những năm gần đây cơ cấu doanh thu đã có sự chuyển dịch, giá thị xuất khẩu của công ty ngày càng tăng không chỉ trên thị trường Nhật mà còn mở rộng thêm thị trường khác. Điều đó được thể hiện qua biểu 0 Nhìn vào biểu 03 và Biểu 04 ta thấy Tổng doanh thu của Công ty tăng đều qua 3 năm, đặc biệt là năm 2004 doanh thu của Công ty đạt 13.67 tỷ tăng 69% so với năm 2003 và tăng 81% so với năm 2002. Doanh thu từ các sản phẩm xuất khẩu cũng tăng qua các năm và tỷ trọng doanh thu từ các sản phẩm xuất khẩu ngày càng tăng. Năm 2002-2003 tỷ trọng doanh thu từ các sản phẩm xuất khẩu chỉ từ 31-33% tổng doanh thu thì đến năm 2004 doanh thu xuất khẩu chiếm tới 69% và gấp đôi doanh thu từ sản phẩm nội địa. Từ việc chỉ sản xuất một loại sản phẩm xuất khẩu là ván sàn cho thị trường truyền thống Nhật Bản thì cho đến năm 2004 Công ty đã cung cấp thêm một loại sản phẩm mới cho thị trường mới đó là sản phẩm Platta cho tập đoàn IKEA của Thụy Điển. Mặc dù là sản phẩm mới, nhưng doanh thu từ sản phẩm Platta trong năm 2004 vượt trội so với sản phẩm ván sàn và doanh thu của sản phẩm nội địa. Điều đó cho thấy được tiềm năng của việc hợp tác với IKEA nói riêng và thị trường Châu Âu nói chung. * Những nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng vượt bậc về doanh thu và sản lượng xuất khẩu của Công ty trong năm 2004 so với năm 2003: Do kết quả của việc dự án Nhà máy Bắc Sơn đã hoàn thành và đi vào hoạt động ổn định nên sản lượng ván sàn sản xuất và xuất khẩu đến thị trường tăng mạnh so với năm trước. Hơn nữa, năm 204 cũng là năm đầu tiên Công ty thực hiện kế hoạch mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm với việc ký kết cung cấp cho tập đoàn IKEA sản phẩm Platta, và doanh thu từ sản phẩm này là rất lớn. 2.1.2. Thị trường Nhật Bản. *Nguyên nhân công ty lựa chọn khách hành Nhật bản Trên tầm nhìn vĩ mô Nhật Bản đang được đánh giá là một thị trường giàu tiềm năng và có nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam khai thác. Do Nhật Bản là một nước xứ lạnh nên tâm lí người Nhật Bản rất thích sử dụng đồ gỗ do đồ gỗ luôn mang lại sự ấm cúng cho căn phòng. Hơn nữa Nhật Bản lại là một nước kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người thuộc loại cao mà sản phẩm đồ gỗ không thuộc loại hàng hoá xa xỉ nên nhu cầu đồ gỗ hàng năm của người dân Nhật Bản là rất lớn. Mặc dù nhu cầu đồ gỗ của người dân Nhật Bản trong những năm qua không tăng nhưng thị phần đồ gỗ nội địa ngày càng giảm và nhu cầu đồ gỗ nhập khẩu của Nhật Bản ngày càng tăng. Thêm nữa, phí vận tải trên đất Nhật đắt ngang với chi phí chuyên chở hàng từ Việt Nam qua. Theo kinh nghiệm của công ty thì việc hợp tác với các khách hàng Nhật Bản không được nóng vội, khách hàng Nhật Bản luôn luôn bắt đầu bằng những hợp đồng nhỏ lẻ mang tính thử nghiệm sau đó mới tới những hợp đồng có giá trị lớn hơn. Đây cũng là một thuận lợi của công ty do công ty đã có nhiều năm cung cấp sản phẩm cho thị trường Nhật và đây chính là giai đoạn của những hợp đồng lớn giữa công ty và khách hàng Nhật Bản. Một nguyên nhân nữa để công ty lựa chọn Nhật Bản làm khách hàng của mình trong những năm vừa qua đó là: Các sản phẩm cung cấp cho khách hàng Nhật Bản luôn mang lại mức lợi nhuận cao, các doanh nhân Nhật Bản rất nghiêm túc trong việc hợp tác làm ăn và rất tôn trọng đối tác, đơn hàng của họ như hiện nay là rất lớn và ổn định mà phương thức thanh toán cũng rất sỏng phẳng hợp lí. *Chủng loại sản phẩm: Căn cứ vào những thuận lợi bên ngoài và điều kiện thực tế bên trong công ty đã lựa chọn cho mình chiến lược phù hợp trong từng giai đoạn trong việc hợp tác với khách hàng Nhật Bản. Cụ thể là từ năm 2004 trở về trước công ty chỉ sản xuất ván sàn gỗ thông mà không sản xuất thêm một mặt hàng nào khác cho khách hàng Nhật Bản. Những nguyên nhân để công ty đi đến những quyết định như trên đó là: + Bản thân công ty vốn là một doanh nghiệp kinh doanh nguyên liệu gỗ thông do đó có lợi thế về nguyên liÖu đầu vào khi sản xuất ván sàn gỗ thông. Hơn nữa nguồn gỗ thông tự nhiên mà công ty khai thác bên Lào là nguồn nguyên liệu có trữ lượng và chất lượng rất tốt, phù hợp với yêu cầu của sản phẩm xuất khẩu. + Sản phẩm ván sàn có thể nói là một loại sản phẩm đơn giản không đòi hỏi công nghệ quá phức tạp và việc đào tạo nhân công cho sản xuất khá đơn giản rất phù hợp với tình hình công ty trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Với sự cố gắng nỗ lực của công ty, trong những năm gần đây mối quan hệ giữa công ty với các khách hàng Nhật Bản ngày càng phát triển, giá trị xuất khẩu của công ty vào thị trường Nhật Bản qua các năm ngày càng tăng và báo hiệu nhiều thuận lợi cho sự phát triển trong những năm tới. Điều đó được phản ánh qua các số liệu về tình hình buôn bán giữa công ty với Nhật Bản 3 năm gần đây. a.Về mặt biến động sản lượng Qua Biểu 05 và Biểu 06 về tình hình xuất khẩu của Công ty tới thị trường Nhật Bản ta thấy: *Về mặt sản phẩm: Công ty chỉ tập trung vào sản xuất hai loại ván sàn từ nguyên liệu gỗ thông đó là T&G và S4S. + T&G (Touge and groove) là sản phẩm ván sàn đã được tinh chế, hoàn thiện về mặt công nghệ có thể đưa luôn vào sử dụng. Về mặt quy cách ván sàn T&G có nhiều loại quy cách khác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu trong hợp đồng của khác hàng tuy nhiên T&G tập trung vào 5 loại quy cách chính sau. Loại Dài (mm) Rộng(mm) Dầy(mm) 1 3950 121 150 2 4000 121 150 3 1950 108 150 4 1950 121 150 5 3650 121 150 + S4S (Surface 4 Surface) là ván sàn nhưng chưa qua tinh chế, chưa hoàn thiện về mặt công nghệ. Ván sàn S4S mới chỉ qua bào 4 mặt chứ chưa qua phay đầu và sẻ rãnh cũng như một số công đoạn khác. Với quy trình sản xuất T&G thì có thể coi S4S là sản phẩm dở dang. Theo tính toán bình quân thì cứ 1m3 S4S sản xuất được 0.8m3 T&G, và chi phí cho quá trình sản xuất này vào khoảng 170USD. Cũng giống như T&G, S4S cũng có nhiều quy cách khác nhau tuỳ theo yêu cầu của hợp đồng, và chúng tập trung vào 6 loại chính sau. Loại Dài (mm) Rộng(mm) Dày(mm) 1 4000 120 16.5 2 2000 120 16.5 3 2000 130 165 4 2000 90 16.5 5 4000 130 165 6 4000 160 16.5 Ngoài ra, trong cùng một loại sản phẩm khách hàng và Công ty còn phải căn cứ vào màu sắc của ván sàn để quyết định giá cả, có 3 loại màu sắc theo giá cả giảm dần là ván RED( loại màu đỏ), ván MIX( loại pha màu) và ván WHITE (loại màu trắng). D

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu thực trạng thị trường và sản xuất lâm sản xuất khẩu tại Công ty Bắc Á.DOC