Đề tài Nghiên cứu xây dựng kế hoạch quản lý môi trường các dự án đầu tư khai thác khoáng sản

Đối với mỗi vấn đề trong bảng Kế hoạch giảm thiểu xác định biện pháp quan trắc tương ứng. Quan trắc môi trường cần phải được tiến hành một cách liên tục trong suốt quá trình triển khai của dự án. Công tác quan trắc môi trường cần được xác định rõ:

- Ðối tượng, chi tiêu quan trắc môi trường.

- Thời gian và tần suất quan trắc.

- Nhu cầu thiết bị quan trắc.

- Nhân lực phục vụ cho quan trắc.

- Dự trù kinh phí cho quan trắc MT

Bảng 2: cung cấp mẫu về kế hoạch quan trắc môi trường. Kế hoạch bao gồm hai loại quan trắc: 1) quan trắc hiệu quả của các biện pháp giảm nhẹ.

2) quan trắc hiệu quả môi trường chung.

Phạm vi quan trắc hiệu quả thường liên quan trực tiếp đến quy mô và mức độ phức tạp của dự án. Cần điền thông tin vào mẫu kế hoạch. Mẫu các bộ phận của kế hoạch quan trắc môi trường trong Bảng 2 được trình bày dưới đây.

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2429 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu xây dựng kế hoạch quản lý môi trường các dự án đầu tư khai thác khoáng sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tục tham vấn trong quá trình KHQLMT để cung cấp đầu vào liên tục cho dự án. Tham vấn cộng đồng và trao đổi thông tin giữa bên chủ dự án và cộng đồng thường được tiến hành trong các cuộc họp cộng đồng tổ chức ở cấp xã đối với nông thôn hoặc phường đối với thành phố. Có một hướng dẫn riêng cho việc thực hiện tham vấn cộng đồng trong quá trình ĐTM/KHQLMT. 2.4.4. Kế hoạch giảm nhẹ tác động. Kế hoạch giảm nhẹ (& tăng cường) là một kế hoạch bộ phận cơ bản của KHQLMT. Kế hoạch giảm nhẹ này quản lý các tác động tiêu cực (& tích cực) tiềm năng của dự án. Một biện pháp giảm nhẹ hoặc tăng cường là sự điều chỉnh một hoạt động dự kiến của dự án sử dụng các loại tiêu chí hành động khác nhau. Có sáu loại hành vi dự án được áp dụng riêng biệt hoặc đồng thời để tạo ra một biện pháp giảm nhẹ: - Loại bỏ hoạt động; - Thay đổi địa điểm hoạt động; - Thay đổi thời gian hoạt động; - Thay đổi cường độ hoạt động; - Cô lập hoạt động với rào cản vật lý hoặc hoá học; và - Bồi thường môi trường hoặc xã hội 2.4.5. Kế hoạch quan trắc môi trường. Kế hoạch quan trắc môi trường là kế hoạch bộ phận cơ bản khác của KHQLMT. Kế hoạch quan trắc môi trường có mục đích kép: Đo lường, hoặc quan sát kế hoạch giảm nhẹ hoạt động hiệu quả như thế nào. Lập hồ sơ các tác động ngoài ý muốn của dự án. Để phục vụ cho mục đích này, kế hoạch quan trắc môi trường thường được cấu trúc như sau: Giám sát hiệu quả của các biện pháp giảm nhẹ. Giám sát hiệu quả môi trường. Mục tiêu quan trắc kể cả hiệu quả của các biện pháp giảm nhẹ và cả tác động môi trường ngoài ý muốn của dự án cần được xác định là trọng tâm của kế hoạch quan trắc. Các mục tiêu quan trắc biểu hiện thông tin cần thiết từ chương trình quan trắc. 2.4.6. Trách nhiệm pháp lý & nhu cầu năng lực. Xây dựng và thực hiện một KHQLMT cần các kỹ năng và nhân lực kỹ thuật và quản lý cho việc: Thực hiện kế hoạch giảm nhẹ. Thực hiện kế hoạch quan trắc môi trường. Tương tác với cộng đồng. Lập các báo cáo môi trường. Chủ DÁ chịu trách nhiệm đảm bảo việc hoàn thành toàn bộ KHQLMT. Vì vậy, chủ dự án cần có khả năng đảm bảo chuyên môn để thực hiện KHQLMT. Tuy nhiên, do bên chủ dự án thường không hiểu trách nhiệm của họ đối với KHQLMT, vì vậy: Bước đầu tiên cần thực hiện là làm rõ các trách nhiệm pháp lý về KHQLMT. Bước thứ hai là đánh giá năng lực và kỹ năng của bên chủ dự án cho việc thực hiện KHQLMT. Thông thường ở Việt Nam, chuyên gia tư vấn bên ngoài được thuê để thực hiện tất cả hoặc một số phần cơ bản của KHQLMT cho chủ dự án. Các biện pháp giảm nhẹ và các biện pháp tăng cường nếu có trong giai đoạn xây dựng dự án, thường được công ty xây dựng dự án triển khai. Sau khi xây dựng xong, bên chủ dự án có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giảm nhẹ/tăng cường trong giai đoạn vận hành sau xây dựng. 2.4.7. Kế hoạch công tác và tiến độ của KHQLMT. Kế hoạch tổng thể và tiến độ công việc chuẩn bị và triển khai KHQLMT là một vấn đề quan trọng giúp cho chủ dự án. Kế hoạch và tiến độ công việc thể hiện tổng hợp các bước cơ bản, bao gồm kế hoạch bộ phận về giảm nhẹ và kế hoạch bộ phận về quan trắc kể cả tham vấn cộng đồng đưa vào kế hoạch công việc được lập một cách kỹ càng dành cho chủ dự án 2.4.8. Nhu cầu mua sắm. Bất kỳ nhu cầu thiết bị hoặc nhân sự cần thiết nào cho việc chuẩn bị và triển khai KHQLMT đều được xác định trong phần này. Nhu cầu này bao gồm cả việc có được các chuyên gia tư vấn môi trường bên ngoài. Phần này không bao gồm những người được hợp đồng triển khai dự án. 2.4.9. Dự toán kinh phí cho KHQLMT. Cần có dự toán kinh phí tổng thể cho EMP. Giống như kế hoạch và tiến độ công tác của KHQLMT, các khoản dự toán chi phí từ kế hoạch bộ phận về giảm nhẹ, kế hoạch bộ phận về quan trắc và các chi phí cho tham vấn cộng đồng sẽ được đưa vào trong dự trù chi phí tổng thể của KHQLMT. 3. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN 3.1. Các bước thực hiện. 3.1.1. Lên chi tiết về dự án. Lập một bản mô tả ngắn gọn về dự án, quy mô và phạm vi của dự án và khu vực dự án, thời gian tiến hành dự án. Cần có một bản đồ khu vực dự án bao gồm các thông tin về: vị trí của dự án, các thành phố và thị trấn chính, các trục đường chính và đường tàu, các sông và hồ chính, và các vùng bảo vệ, khu vực nhậy cảm sinh học và các di sản văn hoá và lịch sử. Nếu dự án được thực hiện tại các khu vực có dân tộc thiểu số cũng cần cung cấp rõ thông tin về nhóm dân tộc, số lượng người và điều kiện sinh hoạt của họ. 3.1.2. Mô tả tóm tắt các kết quả của báo cáo đánh giá tác động môi trường. Những tác động tích cực và tiêu cực tiềm năng về môi trường và xã hội của dự án cần được quản lý bằng KHQLMT. Những biện pháp giảm nhẹ bắt buộc để phòng ngừa hoặc giảm nhẹ tác động tiêu cực, các biện pháp để hoàn thiện kế hoạch, hoặc tạo ra các tác động tích cực của dự án. Các biện pháp giảm nhẹ tác động tiêu cực, và tăng cường tác động tích cực cần được tổng hợp cùng với các hoạt động cụ thể của dự án ở ba giai đoạn, gồm: - Giai đoạn tiền xây dựng - Giai đoạn xây dựng - Giai đoạn vận hành sau xây dựng 3.1.3. Tham khảo ý kiến công đồng và các bên có liên quan. Các hoạt động tham khảo ý kiến cộng đồng liên quan đến các vấn đề môi trường sẽ chỉ được thực hiện khi văn bản dự án có yêu cầu các hoạt động tham khảo ý kiến cộng đồng đối với việc thực thi dự án hoặc có các vấn đề mới phát sinh từ khi bắt đầu triển khai dự án. Tham vấn cộng được thực hiện ở hai khâu: thứ nhất là ở thời điểm thu thập thông tin đầu vào cho lập báo cáo ĐTM và thứ hai là khi thảo luận lấy ý kiến phản hồi về các kết luận về các tác động xã hội và môi trường và các biện pháp giảm nhẹ tác động xấu đưa ra trong báo cáo ĐTM. Cuối cùng, có thêm đề xuất nên thu hút các bên liên quan vào khâu hậu ĐTM, nhất là trong giám sát việc tuân thủ kế hoạch quản lý môi trường. (Hình 2) dưới đây mô tả tổng quan hướng dẫn 7 bước chuẩn bị và thực hiện tham vấn cộng đồng trong quá trình ĐTM. Bước 1: Lập kế hoạch tham vấn. Để giúp cho công việc tham vấn được tiến hành tốt, cần lập kế hoạch tham vấn một cách thấu đáo. Kế hoạch gồm: a) Phạm vi, quy mô số liệu, thông tin cần thu thập (địa điểm, các vấn đề cần tham vấn). b) Phiếu hỏi (nếu cần thiết). c) Danh sách những người tham gia trả lời phỏng vấn (nếu có). d) Danh mục các cuộc họp (địa điểm, ngày, thành phần tham dự, nội dung cuộc họp). e) Những văn bản cần chuẩn bị (soạn công văn đề nghị, điều chỉnh phiếu hỏi, tóm tắt thông tin gửi cho cộng đồng, biên bản cuộc họp). f) Thời điểm tham vấn: ngày, hạn hoàn thành dành cho từng công việc nêu ở sơ đồ hình 2 Bước 2: Thực hiện điều tra và/hoặc phỏng vấn trực tiếp. Điều tra là một cách tham vấn thích hợp để thu thập thông tin cung cấp đầu vào cho báo cáo ĐTM. Hình 2: Sơ đồ các bước tham vấn cộng đồng trong KHQLM Điều tra có thể dựa vào phiếu điều tra mang tính định lượng hoặc hướng dẫn phỏng vấn trực tiếp (có thể mang tính định lượng hoặc định tính). Đối với những cộng đồng dân tộc thiểu số, cần sử dụng phiếu điều tra bằng tiếng dân tộc hoặc sử dụng phiên dịch trong quá trình phỏng vấn trực tiếp. Có thể sử dụng mẫu phiếu điều tra được soạn thảo trong “Hướng dẫn chung về ĐTM”. Để thuận tiện cho việc tiếp cận với cộng đồng trong thu thập thông tin, nên có công văn do chủ dự án ký gửi cho cộng đồng (thôn, phường, xã hoặc đơn vị khác). Cơ quan tư vấn cũng có thể ký công văn. Các thông tin trao đổi trực tiếp cần được ghi chép đầy đủ trong quá trình phỏng vấn và tóm tắt lại các ý chính cho người được phỏng vấn trước khi kết thúc cuộc phỏng vấn. Bước 3: Tổ chức (các) cuộc họp thu thập thông tin quy mô nhỏ. Để có được thông tin sâu và đa dạng hơn về dự án và các tác động của dự án, việc tổ chức (các) cuộc họp nhóm nhỏ những đối tượng bị ảnh hưởng là hết sức hữu ích. Các nhóm được chia theo địa bàn hoặc theo nhóm có chung lợi ích. Riêng đối với những người thuộc diện nhóm dể bị tổn thương, cần hỏi ý kiến riêng từng nhóm (như: nhóm phụ nữ; nhóm trẻ em; nhóm người khuyết tật, nhóm người cùng dân tộc thiểu số;vv…). Bước 4: Soạn và gửi nội dung báo cáo tóm tắt ĐTM và công văn đề nghị lấy ý kiến tham vấn. Để tạo điều kiện cho các đối tượng bị ảnh hưởng được tiếp cận thông tin và hiểu được những vấn đề mà họ cần cung cấp thông tin đầu vào và đóng góp ý kiến trong quá trình ĐTM, nên sử dụng một mẫu tóm tắt thông tin ngắn gọn và dễ hiểu về những vấn đề cơ bản trong báo cáo ĐTM để gửi cho tất cả đối tượng đó. Hướng dẫn gợi ý sử dụng biểu mẫu thông tin đơn giản hơn bổ sung cho mẫu báo cáo tóm tắt ĐTM nêu trong phụ lục số 16 của Thông tư 05. Người sử dụng có thể tham khảo mẫu công văn đề nghị lấy ý kiến tham vấn trình bày trong phụ lục 1 và mẫu tóm tắt thông tin phổ biến cho cộng đồng trình bày trong phụ lục 3 của hướng dẫn này. Có thể lựa chọn các cách để phổ biến thông tin cho cộng đồng dưới đây: a) Gửi qua bưu điện b) Thông tin trên báo, đài, TV địa phương c) Trực tiếp trình bày tại cuộc họp cộng đồng d) Niêm yết ở một nơi công cộng để cộng đồng được biết và đọc. Trong số các phương pháp phổ biến thông tin nêu trên, trực tiếp trình bày tại cuộc họp cộng đồng là cách thông tin chi tiết và tạo điều kiện để có đối thoại với những người bị ảnh hưởng. Kết hợp trình bày lời với hình ảnh minh hoạ sẽ làm tăng kết quả thông tin và làm cho cộng đồng hiểu tốt hơn về những gì mà chủ đầu tư muốn thuyết trình cho cộng đồng. Bước 5. Tổ chức (các) cuộc họp lấy ý kiến tham vấn. Tổ chức họp thảo luận là cách phù hợp và thiết thực để trao đổi, đối thoại giữa chủ đầu tư với cộng đồng về các vấn đề mà chủ đầu tư hoặc tổ chức tư vấn được chủ đầu tư uỷ quyền đưa ra trong báo cáo tóm tắt ĐTM trước khi cộng đồng có văn bản trả lời và đạt được đồng thuận. Để cuộc họp có kết qủa, cần chuẩn bị và thực hiện các mục sau đây: a) Xác định quy mô, thành phần những người tham dự: Tuỳ theo quy mô và loại dự án để tổ chức cuộc họp tham vấn với số lượng và thành phần tham gia khác nhau. Thông thường, cần mời rộng rãi những cư dân bị ảnh hưởng hoặc đại diện những người này, đại diện UNBD, MTTQ và các tổ chức thành viên của MTTQ, đại diện các tổ chức phi chính phủ, đại diện tổ chức y tế và các tổ chức khác ở địa phương có quan tâm. Đối với dự án ít gây tác động xấu đến dân cư địa phương (xa khu dân cư), cuộc họp tham vấn có thể được tổ chức ở quy mô hẹp hơn, gồm đại diện MTTQ và các tổ chức thành viên của MTTQ, đại diện UBND, Đảng uỷ và tổ chức y tế ở địa phương. b) Xây dựng chương trình họp: Xem phụ lục 2 của Hướng dẫn này. c) Cung cấp trước thông tin cho người tham dự: để có đủ thông tin thảo luận, việc cung cấp trước thông tin là rất quan trọng. Các hình thức phổ biến thông tin đã được nêu bên trên. d) Chọn thư ký cuộc họp: thông thường, thư ký cuộc họp là người do chủ đầu tư hoặc cơ quan tư vấn chọn sẽ dễ dàng hơn trong ghi biên bản. e) Ghi các nội dung thảo luận trong cuộc họp vào biên bản cuộc họp: các ý kiến bình luận, những nội dung đồng ý hay không đồng ý đều được phản ánh trung thực trong biên bản. Biên bản cần được thông qua vào cuối cuộc họp và có chữ ký của chủ toạ, thư ký, đại diện những người tham dự. Để thuận tiện cho việc ghi biên bản và xử lý tổng hợp kết quả biên bản, Hướng dẫn đề xuất sử dụng mẫu biên bản họp tham vấn trình bày trong phụ lục 4. Bước 6. Soạn và gửi văn bản trả lời của UBND và MTTQ cấp xã. Mẫu công văn trả lời chủ đầu tư của UBND và MTTQ cấp xã được xây dựng tùy theo các yêu cầu của từng dự án. Trong thời hạn mười lăm ngày (15) làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị tham gia ý kiến, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã có trách nhiệm trả lời chủ dự án bằng văn bản. Bước 7: Lập hồ sơ kết quả tham vấn. Chủ đầu tư cần đưa nội dung các công văn trả lời của UBND và UBMTTQ cấp xã vào báo cáo ĐTM. Một chương của báo cáo ĐTM trình bày tham vấn cộng đồng trong quá trình ĐTM, bao gồm: phạm vi, thời điểm, cách tiếp cận, các phương pháp và kỹ thuật sử dụng trong tham vấn cộng đồng. Theo Thông tư 05, chương này còn có cả ý kiến trả lời của UBND cấp xã, ý kiến trả lời của UBMTTQ cấp xã, ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án trước các ý kiến trả lời của UBND và MTTQ cấp xã. Ngoài ra, các văn bản khác sử dụng trong tham vấn cộng đồng trong quá trình ĐTM cũng được khuyến nghị đưa vào báo cáo ĐTM, bao gồm: Từ đợt tham vấn lần 1: báo cáo về kết quả phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, ghi chép tại các cuộc họp nhóm nhỏ để thu thập thông tin. Từ đợt tham vấn lần 2: nếu có cuộc họp hoặc đối thoại được tổ chức, các biên bản họp và đối thoại cần được đưa vào báo cáo ĐTM. Các biên bản này có thể cung cấp những ý kiến về tác động môi trường và xã hội và các biện pháp giảm nhẹ có khả năng áp dụng. 3.1.4. Kế hoạch giảm thiểu. Bảng 3-1: cung cấp mẫu của kế hoạch giảm thiểu tác động. Thông tin trong mẫu cần được hoàn thành. Các thành tố trong mẫu về kế hoạch giảm thiểu tác động trong bảng 1 bao gồm: Các hoạt động tiền xây dựng: Các hoạt động dự án xảy ra trước xây dựng cơ bản hoặc là những sự can thiệp vào dự án bắt đầu. Ví dụ về các hoạt động bao gồm các cuộc điều tra về đất đai và tham vấn cộng đồng, thu hồi đất và tái định cư. Các hoạt động xây dựng: Xây dựng cơ bản và các hoạt động khác xác định việc thực hiện dự án, ví dụ như các hoạt liên quan đến các công trình về đất đai và dân dụng. Các hoạt động vận hành sau xây dựng: Các hoạt động gắn với việc vận hành dự án đã hoàn thành hoặc các phương tiện đi kèm, chẳng hạn việc vận hành đường cao tốc hoặc cảng đã hoàn tất việc xây dựng hoặc việc vận hành nhà máy thuỷ điện, hoặc xí nghiệp. Hoạt động dự án: Là một hoạt động cụ thể của dự án được cho là sẽ gây nên tác động tiềm năng. Ví dụ về các hoạt động này là việc chặt trắng rừng, nạo vét kênh, thay đổi hoặc điều chỉnh sử dụng phân bón, khai thác nước ngầm. Các tác động do dự án gây ra đã được xác định từ ĐTM, Tác động môi trường tiềm năng: Là sự mô tả tóm tắt các tác động tiêu cực hoặc tích cực của hoạt động dự án. Các tác động tiềm năng đã được xác định trong ĐTM. Các biện pháp giảm thiểu Biện pháp giảm nhẹ là hoạt động được tiến hành để phòng ngừa hoặc giảm tác động xấu tiềm năng hoặc tăng cường tác động tích cực từ hoạt động của dự án. Các hoạt động giảm thiểu bao giờ cũng cụ thể cho từng dự án và hoạt động. Các biện pháp giảm thiểu đã được xác định trong ĐTM. Bảng 3-1. Mẫu kế hoạch giảm thiểu môi trường Hoạt động dự án Tác động môi trường Các biện pháp giảm thiểu Địa điểm Dự toán chi phí Trách nhiệm Thực hiện Giám sát Các hoạt động trong giai đoạn tiền xây dựng Hoạt động Hoạt động Hoạt động Các hoạt động trong giai đoạn xây dựng Hoạt động Hoạt động Hoạt động Hoạt động Hoạt động Hoạt động Các giai đoạn vận hành sau xây dựng Hoạt động Hoạt động Hoạt động Địa điểm: Là (các)vị trí của cụ thể của dự án mà ở đó biện pháp giảm nhẹ sẽ được thực hiện. Dự toán chi phí biên: Là dự toán chi phí cho biện pháp giảm nhẹ vượt quá chi phí thực hiện hoạt động liên quan đến dự án. Trách nhiệm: Thực hiện: Thường người thầu xây dựng thực hiện các biện pháp giảm nhẹ theo KHQLMT. Có thể sử dụng hỗ trợ từ phía chủ dự án hoặc chuyên gia tư vấn bên ngoài. Giám sát: Thường phía chủ dự án hoặc chủ dự án được yêu cầu giám sát việc thực hiện toàn bộ các biện pháp giảm nhẹ. 3.1.5. Kế hoạch quan trắc môi trường. Đối với mỗi vấn đề trong bảng Kế hoạch giảm thiểu xác định biện pháp quan trắc tương ứng. Quan trắc môi trường cần phải được tiến hành một cách liên tục trong suốt quá trình triển khai của dự án. Công tác quan trắc môi trường cần được xác định rõ: - Ðối tượng, chi tiêu quan trắc môi trường. - Thời gian và tần suất quan trắc. - Nhu cầu thiết bị quan trắc. - Nhân lực phục vụ cho quan trắc. - Dự trù kinh phí cho quan trắc MT Bảng 2: cung cấp mẫu về kế hoạch quan trắc môi trường. Kế hoạch bao gồm hai loại quan trắc: 1) quan trắc hiệu quả của các biện pháp giảm nhẹ. 2) quan trắc hiệu quả môi trường chung. Phạm vi quan trắc hiệu quả thường liên quan trực tiếp đến quy mô và mức độ phức tạp của dự án. Cần điền thông tin vào mẫu kế hoạch. Mẫu các bộ phận của kế hoạch quan trắc môi trường trong Bảng 2 được trình bày dưới đây. Giảm nhẹ và Chỉ thị môi trường (Bảng 3-2a): Các biện pháp giảm nhẹ liệt kê trong Bảng 1 được đưa ra cùng một thứ tự như trong Bảng 2. Đối với mỗi biện pháp giảm nhẹ, một (hoặc nhiều) chỉ số về hiệu quả của biện pháp giảm nhẹ được xác định. Tối thiểu, cần xác định chỉ số về tác động tiềm năng (Bảng 1) đã được nêu trong ĐTM. Tác động môi trường tiềm năng và chỉ thị (Bảng3- 2b): Là tác động cụ thể xác định bởi ĐTM, và chỉ số nêu trên. Địa điểm: Là vị trí cụ thể của dự án nơi sẽ tiến hành quan trắc môi trường. Quy trình và phương pháp: Cần phải tuân theo hay xác định các phương pháp thiết kế, lấy mẫu, phân tích và báo cáo kết quả quan trắc môi trường. Ví dụ, cần tuân theo quy chuẩn Việt Nam (QCVN) hay Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về lấy mẫu hay phân tích. Đồng thời có thể áp dụng các phương pháp và tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ APHA). Tần suất/thời gian: Là số thời gian (tính theo ngày- tuần-tháng hoặc năm) mà các mẫu về lý sinh hoặc xã hội được thu thập và khoảng thời gian lấy mẫu. Số liệu nền/tiêu chuẩn môi trường: Thông thường số liệu nền – trước khi xây dựng – điều kiện của biến chỉ số được xác định bằng mẫu số liệu nền ban đầu. Mức độ của số liệu nền là chỉ số đo ảnh hưởng của các biện pháp giảm thiểu hoặc tác động so với số liệu quan trắc thu thập trong và quá trình xây dựng. Các tiêu chuẩn môi trường hiện có hoặc các tiêu chí đối với biến chỉ số cũng được xác định và so sánh với với chỉ số trong tất cả các giai đoạn của dự án để xác định xem liệu biện pháp giảm nhẹ có hiệu quả không, hoặc liệu một tác động có được ghi nhận không. Điều quan trọng là cần xác định trước xem liệu điều kiện nền có vi phạm hay đáp ứng tiêu chuẩn hoặc tiêu chí hay không. Bảng 3-2: Các mẫu sử dụng cho kế hoạch quan trắc môi trường: A. QUAN TRẮC HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ Giảm nhẹ & chỉ thị môi trường Địa điểm Quy trình/ phương pháp Tần suất/ thời gian Cơ sở/ tiêu chuẩn môi trường Trách nhiệm Dự toán chi phí Thực hiện Phân tích/ báo cáo Giai đoạn tiền xây dựng Giảm nhẹ & chỉ thị Giảm nhẹ & chỉ thị Giai đoạn xây dựng Giảm nhẹ & chỉ thị Giảm nhẹ & chỉ thị Giảm nhẹ & chỉ thị Giảm nhẹ & chỉ thị Giai đoạn vận hành sau xây dựng Giảm nhẹ & chỉ thị Giảm nhẹ & chỉ thị Giảm nhẹ & chỉ thị B. QUAN TRẮC HIỆU QUẢ MÔI TRƯỜNG Tác động môi trường tiềm năng Địa điểm Quy trình/ phương pháp Tần suất/ thời gian Cơ sở/ tiêu chuẩn môi trường Trách nhiệm Dự toán chi phí Thực hiện Phân tích/ báo cáo Giai đoạn xây dựng Giảm nhẹ & chỉ thị Giảm nhẹ & chỉ thị Giảm nhẹ & chỉ thị Giảm nhẹ & chỉ thị Giai đoạn vận hành sau xây dựng Giảm nhẹ & chỉ thị Giảm nhẹ & chỉ thị 3.1.6. Kế hoạch xây dựng năng lực. Các hoạt động xây dựng năng lực có thể không phải là yêu cầu trực tiếp trong việc xây dựng dự án hoặc quá trình thực hiện dự án, nhưng việc này cũng cần phải được thực hiện như một phần của dự án để nâng cao trình độ cán bộ hoặc nâng cấp các nguồn thiết bị. Những hoạt động này bao gồm đào tạo, tham quan hoặc chương trình hoặc mua sắm thiết bị. Cần tính toán số người được đào tạo, tập huấn hay số trang thiết bị cần được mua sắm, thay thế. Qua đó ước tính chi phí để thực hiện. Nếu sau khi xác định thấy kế hoạch không cần bước này có thể bỏ qua. 3.1.7. Tổ chức thực hiện. Việc tổ chức thực hiện của kế hoạch quản lý môi trường các dự án đầu tư được khái quát theo bảng 3-3 mẫu sau. Bảng 3-3. Mẫu báo cáo thực hiện kế hoạch quản lý môi trường: Tên báo cáo Nội dung báo cáo Tần suất báo cáo Giai đoạn dự án Người chuẩn bị Trình tới Kế hoạch giảm thiểu môi trường Các hoạt động giảm nhẹ Thực trạng & tiến độ triển khai các biện pháp giảm thiểu, và những thay đổi hoặc khó khăn Hàng tháng Tất cả Nhà thầu / bên chủ dự án Cơ quan nhà nước có thẩm quyền/nhà tài trợ Xem xét kế hoạch giảm nhẹ Xem xét & phân tích tất cả các biện pháp giảm thiểu triển khai trong khoảng thời gian 6 tháng. Trong sự liên kết với báo cáo giám sát quý Hai lần / năm Tất cả Nhà thầu / bên chủ dự án Cơ quan nhà nước có thẩm quyền/ nhà tài trợ Kế hoạch quan trắc môi trường Báo cáo quan trắc tóm tắt Các quan sát hàng ngày về chỉ tiêu quan trắc tất cả các thành phần (ví dụ., nước. không khí, nước ngầm, động vật hoang dã, tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn văn hoá, kinh tế, lao động và sức khoẻ) Hàng tuần Tất cả Nhà thầu / chuyên gia tư vấn Bên chủ dự án / Cơ quan nhà nước có thẩm quyền Báo cáo quan trắc Kết quả các số liệu quan sát và đo lường về các chỉ tiêu cho tất cả các thành phần môi trường trong kế hoạch quan trắc (ví dụ., nước. không khí, nước ngầm, động vật hoang dã, tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn văn hoá, kinh tế, lao động và sức khoẻ) qua tham chiếu các biện pháp giảm nhẹ cụ thể Hàng quý (3 tháng) Tất cả Chuyên gia tư vấn/bên chủ dựán Cơ quan nhà nước có thẩm quyền/nhà tài trợ Phê duyệt kế hoạch quan trắc Kết quả của tất cả số liệu quan trắc, và phân tích về: 1) sự tuân thủ của dự án về các tiêu chuẩn/tiêu chí; 2) hiệu quả của các biện pháp giảm nhẹ; và 3) sự tồn tại của các tác đông ngoài ý muốn (tích cực & tiêu cực) Hàng năm Xâydựng;sau xây dựng Chuyên gia tư vấn/bên chủ dự án Cơ quan nhà nước có thẩm quyền/ nhà tài trợ Tham vấn cộng đồng Thông tin đầu vào của cộng đồng Tất cả giao tiếp & đầu vào từ công chúng và dự án Hàng tuần Hàng tuần Nhà thầu / bên chủ dự án Cơ quan nhà nước có thẩm quyền Tóm tắt thông tin đầu vào của cộng động liên quan q Ghi chép và phân tích các quan tâm và vấn đề nảy sinh của cộng đồng trong quá trình triển khai dự án Hàng quý Xây dựng, sau xây dựng Chuyên gia tư vấn / bên chủ dự án Cơ quan nhà nước có thẩm quyền 3.2. Áp dụng kế hoạch quản lý môi trường trong dự án bổ sung thăm dò phần sâu khu mỏ Khe Chàm II-IV, thị xã Cẩm Phả- Tỉnh Quảng Ninh. A-LÊN CHI TIẾT VỀ DỰ ÁN. a. Phương án được xây dựng dựa trên các căn cứ. Căn cứ quyết định số 2851/QĐ-HĐQT ngày 25/11/2008 của Tập đoàn Công nghiệp than Khoáng - Sản Việt Nam V/v: Giao cho Công ty than Hạ Long -TKV là chủ đầu tư khai thác mỏ than Khe chàm II-IV. Thông báo số 68/TB-TKV ngày 01/07/2009 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn TKV kết luận tại cuộc họp báo cáo về: Dự án đầu tư khai thác mỏ than Khe Chàm II - IV. Căn cứ Công văn số 1882/THL- ĐTDA của Công ty than Hạ Long - TKV V/v: Đề nghị triển khai nhanh Dự án đầu tư Khai thác mỏ than Khe chàm II-IV. Căn cứ nội dung Quy trình công tác thăm dò, khảo sát địa chất ban hành theo quyết định số 1411/QĐ-ĐCTĐ ngày 24/10/2002 của Tổng công ty than Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp than Khoáng - Sản Việt Nam). Quyết định số 1122/QĐ-HĐQT ngày 16/05/2008 của Hội đồng quản trị Tập đoàn TKV V/v: Phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh ranh giới các mỏ than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường Than-Khoáng sản Việt Nam (viết tắt là VITE) đã tiến hành nghiên cứu tổng hợp các báo cáo địa chất hiện có, quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam giai đoạn 2006-2015 có xét triển vọng đến năm 2025, cập nhật các thông tin địa chất và hiện trạng khai thác đến 31/12/2008 trong khu vực. Trên cơ sở đó, lập phương án thăm dò bổ sung mỏ than Khe Chàm II - IV, thị xã Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh phục vụ thiết kế, khai thác than khu mỏ. Phương án được lập dựa trên những cơ sở tài liệu sau: Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam giai đoạn 2006-2015 có xét triển vọng đến năm 2025 cho mỏ Khe Chàm - Công ty Hạ Long. “Báo cáo tổng hợp tài liệu địa chất và tính lại trữ lượng than Khu mỏ Khe Chàm - Cẩm Phả - Quảng Ninh” đã được Hội đồng trữ lượng khoáng sản phê duyệt tại quyết định số: 637/QĐ-HĐTLKS ngày 09/12/2009. Dự án đầu tư khai thác mỏ than Khe Chàm II - IV, Công ty than Hạ Long do Viện khoa học Công nghệ mỏ - TKV lập. Tài liệu hiện trạng khai thác đến 31/12/2008 và kết quả các lỗ khoan thăm dò bằng nguồn vốn tập trung, sản xuất, các phương án thăm dò trong toàn khu Khe Chàm. b. Sơ lược về vị trí, ranh giới khu thăm dò của dự án. * Vị trí địa lý, ranh giới tọa độ khu thăm dò. Khu vực mỏ Khe Chàm II - IV nằm trong giới hạn tọa độ được thể hiện qua bảng 3-4 và 3-5 như sau: Mỏ Khe Chàm II: Bảng: 3-4 STT Tên Mỏ (mã số mỏ) Ký hiệu mốc mỏ Toạ độ mốc mỏ Z: Chiều sâu mỏ (m) Diện tích mỏ (km2) X Y 1 Mỏ Khe Chàm II (CP-0029) KCII.1 28 145 424 700 LV đến -1000 2,9 2 KCII.2 28 359 425 397 3 KCII.3 28 336 425 657 4 KCII.4 28 114 425 937 5 KCII.5 27 910 426 400 6 KCII.6 27 177 426 974 7 KCII.7 26752 427193 8 KCII.8 26 700 426 750 9 KCII.9 26 725 425 525 10 KCII.10 26 575 424 700 Mỏ Khe Chàm IV: Bảng: 3-5 STT Tên Mỏ (mã số mỏ) Ký hiệu mốc mỏ Toạ độ mốc mỏ Z: Chiều sâu mỏ (m) Diện tích mỏ (km2) X Y 1 Mỏ Khe Chàm IV (CP-0031) KCIV.1 28 270 426 417 -167 đến -1000 3,7 2 KCIV.2 28 332 426 840 3 KCIV.3 28 598 427 017 4 KCIV.4 28 669 427 363 5 KCIV.5 28 543 427 598 6 KCIV.6 28 516 427 983 7 KCIV.7 28 405 428 251 8 KCIV.8 28 189 428 657 9 KCIV.9 28 135 428 837 10 KCIV.10 27 871 428 869 11 KCIV.11 27 546 428 984

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKH QLy MT khai thac KSan.doc
Tài liệu liên quan