Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương đến năm 2020

Nguồn nước mặt của huyện Tân Uyên có vai trò rất quan trọng trong sản xuất và đời sống của người dân. Hiện tại, các nguồn nước mặt ở huyện Tân Uyên là nơi tiếp nhận nước thải từ các cụm và khu công nghiệp cũng như các cơ sở xí nghiệp sản xuất chưa có hệ thống thu gom và xử lý hoàn chỉnh. Bên cạnh đó việc sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, sự gia tăng của một lượng lớn nhà trọ cho công nhân trong khu vực huyện dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm hữu cơ, vi sinh. Tuy nhiên kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại một số vị trí nêu trên cho thấy:

- Mức độ ô nhiễm của các mẫu nước chưa đến mức báo động nghiêm trọng.

- Nước ô nhiễm về các thông số liên quan đến hữu cơ.

- Vi sinh trong nước không quá cao.

- pH đạt tiêu chuẩn cho phép.

Như vậy qua các kết quả trên, chúng tôi có thể nhận định nước mặt ở huyện Tân Uyên còn khá tốt, tuy có dấu hiệu ô nhiễm về một vài thông số cũng như một số mẫu cho kết quả vượt quy chuẩn ở nhiều chỉ tiêu nhưng xét về tổng thể mức độ ô nhiễm chưa nghiêm trọng và diện ô nhiễm chưa lan rộng. Để sử dụng trực tiếp cho sinh hoạt của người dân thì nguồn nước mặt phải được xử lí bằng các biện pháp đạt tiêu chuẩn.

Tuy nhiên với hiện trạng sử dụng và bảo vệ nguồn nước mặt như hiện nay, việc thực hiện các biện pháp hạn chế, ngăn ngừa ô nhiễm cũng như những kế hoạch bảo vệ dài hơi co nguồn nước này là việc nên làm và không thể chậm trễ.

 

doc100 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3397 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m về các thông số liên quan đến hữu cơ. Vi sinh trong nước không quá cao. pH đạt tiêu chuẩn cho phép. Như vậy qua các kết quả trên, chúng tôi có thể nhận định nước mặt ở huyện Tân Uyên còn khá tốt, tuy có dấu hiệu ô nhiễm về một vài thông số cũng như một số mẫu cho kết quả vượt quy chuẩn ở nhiều chỉ tiêu nhưng xét về tổng thể mức độ ô nhiễm chưa nghiêm trọng và diện ô nhiễm chưa lan rộng. Để sử dụng trực tiếp cho sinh hoạt của người dân thì nguồn nước mặt phải được xử lí bằng các biện pháp đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên với hiện trạng sử dụng và bảo vệ nguồn nước mặt như hiện nay, việc thực hiện các biện pháp hạn chế, ngăn ngừa ô nhiễm cũng như những kế hoạch bảo vệ dài hơi co nguồn nước này là việc nên làm và không thể chậm trễ. 3.2.2. Hiện trạng môi trường nước ngầm. 3.2.2.1. Tài nguyên nước ngầm Theo kết quả nghiên cứu, huyện Tân Uyên thuộc khu vực có lượng nước ngầm không nhiều, tốc độ cung cấp nước của giếng đào là 0.3 l/s. Nước ngầm trên địa bàn huyện được đánh giá có trữ lượng ít và khả năng cung cấp không nhiều. Tuy nhiên hầu hết số hộ gia đình trên địa bàn huyện đều sử dụng nước dưới đất cho các hoạt động sinh hoạt của gia đình. Ngoài ra, nước ngầm cũng được sử dụng làm nguồn cung cấp nước cho các trạm cấp nước như trạm cấp nước Thường Tân (công suất 36m3/ngày), trạm cấp nước Tân Mỹ (công suất 56m3/ngày), cung cấp nước sạch cho hơn 1000 người dân trên địa bàn huyện. Nước dưới đất không chỉ là nguồn nước sạch mà thiên nhiên ban tặng cho con người mà nó còn là một đơn vị cấu thành của lớp vỏ trái đất. Trường hợp khai thác nước ngầm quá mức rất có thể gây cạn kiệt và sụt lún đất ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Quá trình sử dụng nguồn nước ngầm, người dân cũng cần phải có các biện pháp bảo vệ nguồn nước tránh bị ô nhiễm. Ô nhiễm nguồn nước ngầm không ảnh hưởng tới chỉ một vài gia đình mà nó có khả năng lan truyền trong mạch nước, gây ảnh hưởng trên diện rộng. Để quản lý trữ lượng cũng như chất lượng nguồn nước ngầm, các cơ quan chức năng cần đưa ra các biện pháp quản lý đối với các hoạt động khai thác cũng như sử dụng nước ngầm của người dân để việc sử dụng nước được tiết kiệm và nguồn nước được bảo vệ cẩn thận. 3.2.2.2. Hiện trạng chất lượng nước ngầm Đối với mẫu nước ngầm, nhóm nghiên cứu chúng tôi cũng đã tiến hành thu thập 32 mẫu nước từ các hộ gia đình cũng như tại một số UBND và phân tích các chỉ tiêu pH, độ cứng, độ đục, sắt tổng, clorua, nitrat, amoniac, Asen, Thủy ngân, E.coli. Kết quả phân tích được so sánh với QCVN 09:2008/BTNMT để đánh giá chất lượng nước ngầm trên địa bàn huyện Đối với các chỉ tiêu phân tích, một số chỉ tiêu về chất lượng nước ngầm tại một số mẫu vượt giới hạn trong QCVN 09:2008/BTNMT cần phải quan tâm như: thông số pH, Nitrat, độ cứng. Các chỉ tiêu còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn. Về thông số pH Hình 3.14: Giá trị pH trong mẫu nước ngầm đợt 1 Hình 3.15: Giá trị pH trong mẫu nước ngầm đợt 2 Đợt lấy mẫu 1, có tới 9/17 mẫu có giá trị pH nằm ngoài giới hạn cho phép của quy chuẩn (5.5 – 8.5) và nghiêng về môi trường acid. Mẫu có giá trị pH thấp nhất là 4.1(ấp Cây Đa, Thạnh Phước) Đợt lấy mẫu 2, trong tổng số 15 mẫu có 9 mẫu có giá trị pH thấp hơn giới hạn của quy chuẩn. Mẫu có giá trị pH nhỏ nhất là 3.7 tại ấp 3A, xã Khánh Bình. Nhìn chung về chỉ tiêu pH, đa phần các mẫu có môi trường nghiêng về acid. Các mẫu có giá trị dưới 4.5 tập trung ở các xã Bình Chánh, Bình Mỹ, Tân Phước Khánh, Tân Vĩnh Hiệp, Thái Hòa và xã Thạnh Phước. Điều này cho thấy ở các khu vực này, nước ngầm cần quan tâm và tìm hiểu nguyên nhân đặc biệt là về cấu tạo địa chất khu vực, các nguồn ô nhiễm hữu cơ có khả năng thấm qua đất vào tầng nước nông. Như vậy để sử dụng cho mục đích sinh hoạt cũng như các mục đích khác của con người, cần phải có biện pháp xử lý đạt yêu cầu trước khi sử dụng. Về giá trị Nitrat Giá trị Nitrat thể hiện sự ô nhiễm hữu cơ trong nước ngầm. Đối với 32 mẫu thu được trên địa bàn huyện có tới 23 mẫu cho giá trị nitrat vượt quy chuẩn từ 2 đến 5.5 lần. Trong đó có sự khác biệt rõ giữa hai đợt lấy mẫu. Đợt lấy mẫu thứ 2 vào đầu mùa mưa, hàm lượng nitrat có xu hướng tăng hơn so với đợt 1. Hình 3.16: Giá trị Nitrat trong mẫu nước ngầm đợt 1 Đợt lấy mẫu 1, có 10/17 mẫu có hàm lượng nitrat cao hơn từ 1 đến 4 lần so với quy chuẩn. Mẫu có giá trị nitrat cao nhất là mẫu lấy tại số nhà 728 Tổ 23, ấp 5, xã Thường Tân (57.16mg/l). Mẫu có giá trị nitrat nhỏ nhất là mẫu thu được tại UBND xã Hiếu Liêm (3.27 mg/l) Hình 3.17: Giá trị Nitrat trong mẫu nước ngầm đợt 2 Đợt lấy mẫu 2, trong tổng số 15 mẫu thu được có tới 13 mẫu có giá trị nitrat cao hơn quy chuẩn và gấp từ hơn 1 đến 5.5 lần. Mẫu cho giá trị cao nhất là mẫu thu được tại ấp 3A, xã Khánh Bình (82.80mg/l). Đa số các mẫu đều có giá trị nitrat trong khoảng từ 38mg/l đến 80mg/l) Đây là nguồn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và được khuyến cáo tóm tắt như sau: Sử dụng nguồn nước bị nhiễm nitrat là nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, đặc biệt là trẻ em dưới sáu tháng tuổi tạo nên Hội Chứng Trẻ Xanh (Blue Baby Syndrome) có tên khoa học là methemoglobin huyết (Methe moglobinemia). Nitrate khi xâm nhập vào cơ thể trẻ em được các vi khuẩn trong cơ quan tiêu hóa hoán chuyển thành Nitrite và chất sau nầy hợp với Huyết Cầu Tố (Hemoglobin) trong máu tạo thành Methemoglobin, do đó giảm thiểu lượng Huyết Cầu Tố và khả năng chuyên chở Oxygen của chất nầy trong cơ thể. Do sự thiếu Oxygen trong cơ thể, da đổi màu xanh do đó có tên là Hội Chứng Trẻ Xanh. Số tử vong do hội chứng này tương đối hiếm, nhưng các di hại lâu dài cho đến hôm nay vẩn còn trong vòng nghiên cứu. Tuy nhiên một số trường hợp ung thư đường tiêu hóa đã được chứng minh là do sự tiêm nhiễm Nitrate trong thời gian dài (Kross B.C. - Am. J. Public Health 83:270-272-1993). (Theo khuyến cáo của UNICEF Liên Hiệp Quốc) Cơ quan Bảo Vệ Môi Trường (USEPA) cũng đã khuyến cáo dân chúng biết là hai nguồn nguy hại căn bản trong nước sinh hoạt hàng ngày là Vi Khuẩn và Nitrate. Khi phụ nữ mang thai dùng nước chứa nhiều Nitrate, thai nhi sẽ bị ảnh hưởng. Một số phát hiện đã được kiểm chứng như sau: hệ thống thần kinh của trẻ sơ sinh bị đảo lộn, mầm ung thư có từ trong bào thai, tim bị tổn thương, sinh thiếu tháng và không đủ cân lượng. Như vậy, đánh giá chất lượng nước ngầm thông qua thông số nitrat thì nước ngầm trên địa bàn huyện đã bị ô nhiễm hữu cơ tương đối nghiêm trọng. Để sử dụng những giếng nước này cần phải có các biện pháp để xử lý đạt quy chuẩn cho phép (15mg/l). Amoniac, E.Coli Về thông số Amoniac: Trong tổng số 17 mẫu lấy đợt 1, không thấy có bất kì một mẫu nào có sự hiện diện của thông số gây ô nhiễm này. Tuy nhiên, ở 15 mẫu lấy đợt 2 đã thấy sự hiện diện của thông số này trong nước ngầm. Tuy hàm lượng rất nhỏ (0.0017mg/L đến 0.0460mg/L) trong khi giới hạn của quy chuẩn là 0.1mg/L nhưng đây cũng là thông số cho thấy nước ngầm trên địa bàn có dấu hiệu của sự ô nhiễm hữu cơ. Về thông số E.Coli: Đây là thông số đặc trưng cho sự nhiễm phân trong nước. 100% số mẫu đều cho kết quả phân tích chỉ tiêu này bằng 0MPN/100mL. Như vậy chỉ tiêu này trong nước ngầm đạt chuẩn sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Độ cứng Giá trị độ cứng trong nước ngầm được QCVN 09:2008/BTNMT quy định là 500 mgCaCO3/l. Hình 3.18: Giá trị Độ cứng trong mẫu nước ngầm đợt 1 Hình 3.19: Giá trị Độ cứng trong mẫu nước ngầm đợt 2 Về thông số này, nhìn chung chất lượng nước ngầm trên địa bàn huyện tương đối tốt. Trong tổng số 32 mẫu nước ngầm được lấy trong 2 đợt, duy chỉ có mẫu tại UBND xã Hiếu Liêm (đợt 1) và ở khu 1, Thị trấn Uyên Hưng (đợt 2) có hàm lượng tổng độ cứng cao hơn quy chuẩn. Về Kim loại nặng Về các thông số kim loại nặng trong nước ngầm, chúng tôi tiến hành phân tích hàm lượng của sắt, thủy ngân và asen. Đối với thông số ô nhiễm sắt: trong tổng số 32 mẫu lấy vào cả 2 đợt, chỉ có 3 mẫu lấy ở đợt 1 có xuất hiện sắt nhưng nồng độ rất nhỏ. Cụ thể: Tổ 1, ấp Bình Hưng, xã Bạch Đằng (0.25m/l); 6 tổ 7, ấp 4, Tân Thành (0.50mg/l) và UBND xã Hiếu Liêm (0.22mg/L). trong khi đó giới hạn cho phép của quy chuẩn là 5mg/l. Đối với thông số ô nhiễm thủy ngân: trong tổng số 32 mẫu thu nhận trên địa bàn xã, không có mẫu nào có sự hiện của thủy ngân. Đây là nguyên tố độc hại hàng đầu với hệ thần kinh, não bộ của con người. Đối với thông số ô nhiễm asen: hầu hết các mẫu đều có sự hiện diện của asen. Tuy nhiên hàm lượng Asen trong các mẫu rất nhỏ, từ 0.001mg/L đến 0.008mg/L. Trong khi đó giới hạn của quy chuẩn là 0.05mg/L. Như vậy, đánh giá chất lượng nước ngầm qua thông số kim loại nặng ta thấy nước ngầm trên địa bàn huyện tương đối tốt. *) Nhận xét chung về chất lượng nước ngầm Như vậy chất lượng nước ngầm của Tân Uyên được đánh giá khá tốt, hầu hết các thông số đều nằm trong giá trị cho phép, mức độ vượt tiêu chuẩn ở các thông số ô nhiễm không cao. Đặc biệt các giá trị về E.Coli, thủy ngân, Asen, amonia, sắt (không phát hiện hoặc rất ít) và độ cứng (thấp) cho thấy chất lượng nước đáp ứng nhu cầu sử dụng cho sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên giá trị về pH, nitrat còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Nguyên nhân có thể xuất phát từ tự nhiên (cấu tạo địa chất) hoặc nhân tạo (rò rỉ chất thải vào tầng nước ngầm) làm giảm giá trị pH. Như vậy để sử dụng nước ngầm hiệu quả và không ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng phải có biện pháp điều chỉnh pH phù hợp với quy chuẩn (pH= 5,5-8,5) 3.2.3. Nước thải công nghiệp Đối với nước thải công nghiệp, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành lấy 60 mẫu (2 đợt) tại các vị trí gần các cơ sở sản xuất hoặc vị trí thoát nước thải tập trung của các khu, cụm công nghiệp. 3/4 số mẫu được lấy tập trung ở khu vực phía Nam của huyện và tiến hành phân tích các chỉ tiêu: pH, SS, BOD5, COD, Ptổng, NO3-, Coliform. Kết quả phân tích được đánh giá dựa trên TCVN 5945:2005 (cột A). Trong đó, các chỉ tiêu cần quan tâm là SS, BOD5, COD, Ptổng, Coliform. Cụ thể các thông số trong nước thải công nghiệp như sau: pH Từ kết quả phân tích, ta có các đồ thị biểu hiện giá trị pH của các mẫu như sau: Hình 3.20: Giá trị pH trong mẫu nước thải công nghiệp đợt 1 Qua đồ thị dễ dàng nhận thấy, ở đợt lấy mẫu thứ nhất, mẫu NTCN2 thuộc cống Bà Sáu Cón, Thái Hòa và NTCN9 thuộc Cụm công nghiệp Trung Quý - KP Khánh Long – TPK có giá trị pH nằm dưới ngưỡng cho phép (từ 5.5-9). Tất cả các mẫu còn lại đều năm trong ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn trong đó cao nhất là giá trị pH 7.7 thuộc mẫu thu được từ công ty T-K Vina, xã Thường Tân. Hình 3.21: Giá trị pH trong mẫu nước thải công nghiệp đợt 2 Nhìn vào đồ thị biểu diễn độ pH của mẫu NTCN lấy đợt 2 ở trên ta thấy: đa số pH của các mẫu đều nằm trong khoảng cho phép của TCVN 5945:2005 (pH: 6 – 9). Trong đó, có 2 mẫu nằm ngoài khoảng cho phép, một mẫu ở KCN Sóng Thần 3 (vượt quá cận trên của TCVN), một mẫu ở Công ty TNHH Gỗ 2002, KP Bình Hòa 1, Tân Phước Khánh (thấp hơn cận dưới của TCVN). COD Hình 3.22: Giá trị COD trong mẫu nước thải công nghiệp đợt 1 Đợt lấy mẫu 1, hàm lượng COD dao động quanh giá trị tiêu chuẩn cột A là 50 mg/l. Giá trị cao nhất quan sát được là COD của mẫu thu tại công ty Môi Trường Việt Xanh (KCN Nam Tân Uyên) với giá trị làm tròn khoảng 2600 mg/l; giá trị nhỏ nhất ghi nhận được là 7.8 mg/l thu tại công ty TNHH Thép Việt Sinh, xã Thường Tân. Các giá trị còn lại tùy thuộc vào loại hình sản xuất cũng như thời điểm thu mẫu có giá trị dao động từ khoảng 50-150 mg/l (quan sát theo đồ thị hình 2). Cũng theo đồ thị đếm được 15 mẫu có giá trị COD dưới ngưỡng cho phép, chiếm 50% số mẫu phân tích. Các mẫu có giá trị vượt trên ngưỡng thường dao động từ trên 100 đến cận 200 mg/l (tức là hơn gấp đôi đến gấp 4 lần tiêu chuẩn cho phép). Hình 3.23: Giá trị COD trong mẫu nước thải công nghiệp đợt 2 Nhìn vào đồ thị ta thấy, hầu hết các mẫu phân tích NTCN lấy đợt 2 ở huyện Tân Uyên đều vượt TCVN 5945:2005 (cột A) cho phép, trong đó cao nhất là mẫu ở Công ty Nam Tiến, xã Khánh Bình (vượt hơn 14 lần). Chỉ có 6/30 mẫu nằm dưới giới hạn cho phép, tuy nhiên nồng độ COD của các mẫu này cũng khá cao (xấp xỉ ngưỡng cho phép của TCVN) BOD5 Hình 3.24: Giá trị BOD5 trong mẫu nước thải công nghiệp đợt 1 Nhìn vào đồ thị ta thấy một nửa các giá trị phân tích đều nằm dưới hoặc ngang với tiêu chuẩn cho phép (15/30 mẫu). Mẫu có giá trị cao nhất là 526 mg/l thu tại công ty Môi Trường Việt Xanh, KCN Nam Tân Uyên. Tương tự như COD, mẫu thu tại công ty thép Việt Sinh, xã Thường Tân có giá trị BOD nhỏ nhất. Các giá trị cao hơn tiêu chuẩn cho phép dao động từ trên 50 đến trên 500 nhưng tần suất phổ biến nằm trong khoảng 50-100 (tức là chỉ gấp hai đến 3 lần tiêu chuẩn cho phép). Hình 3.25: Giá trị BOD5 trong mẫu nước thải công nghiệp đợt 2 Nhìn vào đồ thị biểu diễn nồng độ BOD5 của các mẫu NTCN lấy ở đợt 2 ta thấy: một nửa số mẫu vượt TCVN 5945:2005 (cột A), trong đó có 1 mẫu lấy ở Công ty Nam Tiến, xã Khánh Bình khá cao (360 mg/l vượt TCVN 12 lần), các mẫu còn lại dao động từ 35 – 80,75 mg/l Hàm lượng SS Hình 3.26: Giá trị SS trong mẫu nước thải công nghiệp đợt 1 Đợt lấy mẫu 1,chỉ có 2/30 mẫu nằm dưới tiêu chuẩn cho phép 50 mg/l. Tuy vậy, các giá trị này cũng xấp xỉ ngưỡng cho phép với giá trị dao động từ hơn 80-150 mg/l. Đa số các mẫu đều vượt tiêu chuẩn cho phép với giá trị cao nhất đạt xấp xỉ 800 mg/l (mẫu thu tại cống thoát nước quanh khu vực nhà máy Bayer, thị trấn Uyên Hưng). Các giá trị còn lại vượt tiêu chuẩn ít nhất 3lần đến khoảng 8 lần. Tương tự như các thông số COD và BOD, SS cũng đạt giá trị cao trong các mẫu thu tại cống xả tập trung từ các cụm và khu công nghiệp. Hình 3.27: Giá trị SS trong mẫu nước thải công nghiệp đợt 2 Kết quả phân tích SS trong các mẫu NTCN lấy đơt 2 ở Tân Uyên, 100% mẫu đều vượt TC cho phép, trong đó mẫu có nồng độ SS cao nhất là ở Cụm CN Thành Phố Đẹp, xã Tân Hiệp (647 mg/l) và mẫu thấp nhất là ở Công ty Giấy Hưng Thịnh, KCN Nam Tân Uyên (90 mg/l). P tổng Hình 3.28: Giá trị Ptổng trong mẫu nước thải công nghiệp đợt 1 Theo đồ thị trên ta thấy, đợt lấy mẫu 1 có một số điểm mẫu không phát hiện được photpho tồn tại, chủ yếu tại hệ thống thải của các nhà máy sản xuất ở KCN Nam Tân Uyên. Tuy nhiên trong số các mẫu phát hiện được, số mẫu cao hơn tiêu chuẩn chiếm đến 70% với nồng độ có khi vượt hơn 15 lần (nhà máy Tân Tấn Lộc, KCN Nam Tân Uyên) và cống thải ở KCN Sóng Thần 3. Giá trị vượt ngưỡng phổ biến gấp từ 3-8 lần. Hình 3.29: Giá trị Ptổng trong mẫu nước thải công nghiệp đợt 2 Nồng độ P tổng phân tích được ở các mẫu NTCN lấy đợt 2 của huyện Tân Uyên, đa số các giá trị đều nằm dưới ngưỡng cho phép của TCVN 5945:2005, trong đó có một số mẫu khi phân tích không phát hiện thấy sự tồn tại của P tổng. Tuy nhiên, có 6/30 mẫu vượt TCVN rất nhiều lần trong đó cao nhất là mẫu ở Công ty Ps.Co, KCN Sóng Thần 3 kết quả phân tích lên đến 37,84 mg/l (vượt TCVN hơn 9 lần). Coliform Hình 3.30: Giá trị coliform trong mẫu nước thải công nghiệp đợt 1 Nhìn trên đồ thị ta thấy, giá trị coliform của các mẫu lấy đợt 1 đa số nằm dưới ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, các giá trị dưới ngưỡng đã xấp xỉ tiêu chuẩn. Cá biệt có những mẫu vượt hơn 10.000-20.000 MPN/100ml (tức vượt 3-7 lần tiêu chuẩn cho phép) như mẫu thu tại cụm công nghiệp Trung Quý, xã Tân Phước Khánh và mẫu thu tại công ty Môi Trường Xanh, KCN Nam Tân Uyên. Đặc biệt mẫu thu tại công ty thép Việt Sinh không phát hiện được coliform. Hình 3.31: Giá trị coliform trong mẫu nước thải công nghiệp đợt 2 Với đồ thị biểu diễn lượng Coliform có trong mẫu nước thải công nghiệp lấy đợt 2 của huyện Tân Uyên ta thấy: một nửa số mẫu phân tích có lượng Coliform vượt quá TCVN 5945:2005 (cột A) rất nhiều lần (trung bình từ 1,5 đến 7 lần), cao nhất là mẫu lấy ở công ty Nam Tiến, xã Khánh Bình với lượng Coliform phân tích được lên tới 20.000 MNP/100mL *) Nhận xét chung về nước thải công nghiệp Sau khi nhận xét các đồ thị diễn tả thông số ô nhiễm nêu trên, một số đánh giá được rút ra như sau: Các đối tượng thải nước có COD cao là cống thải tập trung của các khu công nghiệp, của một số công ty đang hoạt động trong khu công nghiệp Nam Tân Uyên và các công ty được lấy mẫu ở xã Tân Hiệp. Điều này đòi hỏi cần có sự khảo sát sâu và rộng hơn với quy mô trải khắp các công ty và khu công nghiệp để đánh giá chính xác và phân loại mức độ ô nhiễm, từ đó xác định khả năng gây ô nhiễm của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn Tân Uyên. Các giá trị BOD5 tuy vượt quá tiêu chuẩn nhưng mức độ không nghiêm trọng, các mẫu vượt chỉ tiêu khoảng 1/2 với mức vượt phổ biến ở mức dưới 2 lần tiêu chuẩn cho phép. Riêng chỉ có mẫu thu được ở KCN Nam Tân Uyên có giá trị BOD5 rất cao (526mg/L) SS vượt tiêu chuẩn khá cao với đa số các mẫu. Điều này đặt ra vấn đề quản lý chặt tiêu chuẩn xả thải với thông số ô nhiễm này. Giá trị P-tổng cũng như nitrat khá nhỏ và khó phát hiện trong các mẫu nước thải công nghiệp. Tuy nhiên giá trị vượt ngưỡng của photpho tổng lại khá cao, cá biệt có mẫu vượt 10 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Coliform tuy chưa đạt mức ô nhiễm nghiêm trọng nhưng cũng đã xấp xỉ, thậm chí vượt tiêu chuẩn từ 3-7 lần. Do đó cũng cần có sự quan tâm đến thông số ô nhiễm này. Tóm lại, mức độ ô nhiễm của loại hình nước thải công nghiệp tuy chưa đến mức ô nhiễm nghiêm trọng nhưng đã đặt ra vấn đề cần quan tâm thích đáng. Một số thông số phân tích tại một số doanh nghiệp cho kết quả đáng báo động về ô nhiễm hữu cơ và vi sinh. Hơn thế, các cống thải tập trung của các cụm và khu công nghiệp là nơi có nhiều thông số vượt tiêu chuẩn với mức độ khá cao. Như vậy cần phải có biện pháp xử lý nguồn chất thải chưa đạt tiêu chuẩn này, tránh để thải ra môi trường, đặc biệt là nước mặt phục vụ cho mục đích sinh hoạt của nhân dân địa phương. 3.2.4. Nước thải sinh hoạt Về nước thải sinh hoạt, nhóm nghiên cứu chúng tôi tiến hành lấy 30 mẫu/2 đợt. Các mẫu được lấy ở cống nước thải của các khu vực đông dân cư, chợ và các khu vực nhà trọ. Các mẫu được phân tích các chỉ tiêu: pH, SS, BOD5, COD, P tổng, NO3-, Coliform và so sánh với QCVN 14:2008/BTNMT với C thuộc cột A (xả thải vào nguồn dung cấp nước cho mục đích sinh hoạt), hệ số K dao động từ 1-1.2 (các mẫu bao gồm nước thải khu dân cư, nhà trọ và chợ). Đối với loại hình cơ sở và quy mô, diện tích sử dụng của các vị trí lấy mẫu nước thải, nhóm nghiên cứu chúng tôi quyết định chọn hệ số K =1. Các thông số được đánh giá là gây ảnh hưởng mạnh tới môi trường là: SS, BOD5, Ptổng và Coliform. Chi tiết được thể hiện ở các biểu đồ dưới đây Về pH Hầu hết các mẫu ở cả 2 lần lấy mẫu đều có giá trị pH nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 14:2008/BTNMT cột A. Hình 3.32: Giá trị pH trong mẫu nước thải sinh hoạt đợt 1 Đa phần các mẫu đều đạt với độ dao động trong khoảng từ 4-7 trong đó thấp nhất là tại khu vực chợ Quang Vinh, xã Khánh Bình (4.4) và cao nhất là khu vực chợ Tân Phước Khánh (7.1) Hình 3.33: Giá trị pH trong mẫu nước thải sinh hoạt đợt 2 Nhìn vào đồ thị ta thấy, tại các vị trí lấy mẫu các giá trị pH đo được đều nằm trong khoảng giới hạn cho phép của QCVN 14:2008/BTNMT. Giá trị pH ở tất cả các mẫu dao động từ 6.1 – 7.15 Giá trị SS Hình 3.34: Giá trị SS trong mẫu nước thải sinh hoạt đợt 1 Hàm lượng SS ở các mẫu lấy đợt 1 khá cao, trong đó hai mẫu thấp nhất có giá trị 71 mg/l và 75 mg/l thuộc cống thải xã Vĩnh Tân và chợ Hội Nghĩa cũng vượt quy chuẩn tới 1,5 lần. Các giá trị còn lại đều cao hơn quy chuẩn (50 mg/l) từ 3 đến hơn 40 lần trong đó cao nhất là 2345 mg/l (cống thải xã Khánh Bình). Hình 3.35: Giá trị SS trong mẫu nước thải sinh hoạt đợt 2 Nhìn vào đồ thị thể hiện giá trị SS ở đợt lấy mẫu 2, ta thấy nồng độ chất rắn lơ lững vượt quá QCVN 14:2008/BTNMT (cột A) rất nhiều lần, cụ thể: tại vị trí chợ Quang Vinh kết quả phân tích lên tới 2408 mg/l vượt QCVN 48,16 lần, nơi thấp nhất cũng vượt QCVN 1,5 lần (sau Công ty Thái Bình Dương - xã Khánh Bình). BOD5 Hình 3.36: Giá trị BOD5 trong mẫu nước thải sinh hoạt đợt 1 Hàm lượng BOD5 trong các mẫu lấy đợt 1dao động trong khoảng 15-187 mg/l trong đó mẫu thu tại cống nước thải thuộc xã Khánh Bình có giá trị cao nhất (187 mg/l) và thấp nhất thuộc điểm cầu Suối Nước, xã Thái Hòa. Giá trị trung bình của BOD5 là khoảng 50 mg/ml, vượt quy chuẩn (30mg/l) hơn 1,5 lần. Hình 3.37: Giá trị BOD5 trong mẫu nước thải sinh hoạt đợt 2 Tại các vị trí lấy mẫu đợt 2, giá trị BOD5 phân tích được đa số nằm dưới QCVN 14:2008/BTNMT (cột A). Trong đó, cũng có một số điểm vượt QCVN nhưng không lớn lắm, cao nhất là tại khu vực chợ Quang Vinh kết quả phân tích là 180mg/l vượt 6 lần so với QCVN (cột A), còn ở một số điểm chỉ vượt từ 1,2 – 2,5 lần. Hàm lượng Ptổng Hình 3.38: Giá trị Ptổng trong mẫu nước thải sinh hoạt đợt 1 Trong tổng số 15 mẫu nước thải lấy đợt 1, chỉ có 1 mẫu tại Cầu Suối Nước, xã Thái Hòa không phát hiện hàm lượng Ptổng trong mẫu. Tất cả các mẫu còn lại đều có giá trị Ptổng vượt QCVN 14:2008/BTNMT (cột A) (6mg/l) từ hơn 1 đến hơn 45 lần. Cao nhất tại Chợ Quang Vinh, Khánh Bình (271mg/l), thấp nhất tại chợ Hội Nghĩa (7mg/l) Hình 3.39: Giá trị Ptổng trong mẫu nước thải sinh hoạt đợt 2 Nhìn vào đồ thị ta thấy, trong 15 mẫu NTSH đợt 2, hàm lượng Ptổng, có đến 2/3 số mẫu nằm dưới giới hạn cho phép của QCVN 14:2008/BTNMT (cột A) (6mg/L), 1/3 số mẫu còn lại vượt từ 1.5 đến gần 6 lần, cao nhất là ở khu vực chợ Quang Vinh và chợ Tân Phước Khánh. Hàm lượng Nitrat Trong tổng số 30 mẫu nước thải sinh hoạt lấy ở 2 đợt trên địa bàn huyện, duy chỉ có 2 mẫu lấy ở đợt 2 có giá trị nitrat vượt giới hạn cho phép của QCVN 14:2008/BTNMT (cột A) (30mg/l) là mẫu tại Chợ Hội Nghĩa (32.32) và mẫu lấy tại vị trí sau công ty Thái Bình Dương (97.66mg/l). Tất cả các mẫu còn lại đều có giá trị nitrat rất nhỏ nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn. Giá trị Coliform Hình 3.40: Giá trị Coliform trong mẫu nước thải sinh hoạt đợt 1 Ở lần lấy mẫu 1, hầu hết đều cao vượt QCVN 14:2008/BTNMT cột A(3000 MPN/100ml). Trong đó giá trị cao nhất là 29000 MPN/100ml thuộc khu phố Khánh Long, Tân Phước Khánh và giá trị thấp nhất thuộc về mẫu thu được tại cống thải ở Tân Vĩnh Hiệp (2300 MPN/100ml). Hình 3.41: Giá trị Coliform trong mẫu nước thải sinh hoạt đợt 2 Kết quả phân tích hàm lượng coliform trong mẫu nước thải sinh hoạt lấy đợt 2 ở huyện Tân Uyên cho thấy: gần nửa số mẫu có hàm lượng coliform vượt quy chuẩn, cao nhất là mẫu ở chợ Quang Vinh (18000 MPN/100ml), vượt quy chuẩn 6 lần. *) Nhận xét chung nước thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Từ những nhận xét đánh giá chi tiết đối với từng thông số ô nhiễm trên, chúng tôi đưa ra những nhận xét chung cho nước thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Tân Uyên như sau: Nước thải sinh hoạt của huyện Tân Uyên mang những đặc trưng cơ bản của nước thải sinh hoạt mà biểu hiện là giá trị SS, COD, và Coliform cao hơn quy chuẩn. Đặc biệt các mẫu thu tại cống thải của khu dân cư ở Khánh Bình, Tân Vĩnh Hiệp, Tân Phước Khánh. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm hữu cơ, vi sinh không quá nghiêm trọng căn cứ vào nồng độ của các thông số phân tích đa số đều xấp xỉ hoặc cao hơn quy chuẩn từ 3-8 lần. Các thông số đặc trưng cho ô nhiễm hữu cơ có giá trị chưa cao có thể do hoạt động sinh hoạt đô thị còn chưa phát triển mạnh ở Tân Uyên. Tuy nhiên cũng cần có biện pháp bảo vệ nguồn nước vì đã bước đầu bị ảnh hưởng. Giá trị nitrat khá thấp trong một số mẫu phân tích trong khi giá trị BOD và COD tại những vị trí này vẫn đạt giá trị cao. Điều này đòi hỏi những kết quả phân tích tiếp theo, đặc biệt là về giá trị photpho cũng như N tổng để có được đánh giá chính xác hơn. Trong các thông số phân tích, coliform là thông số có giá trị cao ở hầu hết các mẫu. Điều này đặt ra yêu cầu kiểm soát tốt vấn đề vệ sinh môi trường, tránh thải trực tiếp ra môi trường, đặc biệt là nguồn nước dùng cấp cho sinh hoạt. Nhìn chung ô nhiễm của nước thải sinh hoạt chưa phải ở mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên cũng cần có kế hoạch thu gom và xử lý tốt tránh thải trực tiếp nguồn thải này ra môi trường để đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường, đặc biệt là sự an toàn cho nguồn nước sinh hoạt của huyện. 3.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Mẫu không khí được thu nhận tại các vị trí được xác định là khả năng bị ô nhiễm cao, có sự phản ánh của người dân địa phương. Đó là các vị trí giao lộ, khu vực khai thác đá, cát và khu tập trung đông dân cư . Tổng số mẫu không khí thu thập tại địa bàn huyện là 30 mẫu (2 đợt). Các chỉ tiêu phân tích bao gồm: Bụi, độ ồn, CO, NO2, SO2. Kết quả phân tích về độ ồn được đánh giá dựa trên TCVN 5949: 1998, các chỉ tiêu còn lại được đánh giá dựa trên TCVN 5937:2005. Nổi bật lên về ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn huyện Tân Uyên là các thông số về Bụi và Tiếng ồn. Các chỉ tiêu khác về CO, NO2, SO2 đều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn. Cụ thể như sau: Bảng 3.4: Kết quả phân tích mẫu đợt 1 STT TÊN MẪU CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH Bụi(mg/m3) Độ ồn(dB) NO2 (mg/m3) SO2(mg/m3) CO(mg/m3) 1 KKKB1 0.43 62.5 0.027 0.093 19.6 2 KKKB2 0.36 52.7 0.048 0.165 7.2 3 KKThP 0.92 102.6 0.025 0.026 15.1 4 KKTH1 0.34 59.4 0.004 0.097 9.7 5 KKTH2 0.75 82.1 0.018 0.074 17.5 6 KKTPK2 0.79 91.8 0.042 0.046 26.4 7 KKPC 0.72 78.5 0.026 0.059 115 8 KKTVH 0.47 55.2 0.032 0.072 12.8 9 KKTL1 0.08 30.7 0.027 0.019 2.8 10 KKTL2 0.48 42.3 0.021 0.048 15.2 11 KKTT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương đến năm 2020.doc
Tài liệu liên quan